MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài:
1
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
3
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
4
2.3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu 4
tích hợp
2.3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp
4
2.3.3.Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích 5
hợp
2.3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
5
2.3.5. Lựa chọn phương pháp tích hợp
2.3.6. Một số nội dung tích hợp cụ thể tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh trong dạy học Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919
đến 1975.
2.3.7. Một số điểm cần lưu ý khi lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 12 - Phần lịch sử Việt
nam từ 1919 đến 1975:
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối tượng kiểm nghiệm:
5
8
15
15
15
2.4.2. Cơ sở thực nghiệm:
15
2.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm:
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
3.2. Đề xuất:
Tài liệu tham khảo
17
18
0
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của
Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng. Một trong những yêu cầu
quan trọng của Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là phải làm cho tư tưởng,
đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong khi đó, thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực chất
lượng cao của đất nước, nhân tố quan trọng góp phần quyết định tương lai, vận
mệnh của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò
của thanh niên (trong đó có học sinh) và xác định “bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Vì thế, bên cạnh việc coi
trọng giáo dục chuyên môn, thì việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho
học sinh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội
ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục các thế hệ cha anh trong
sự nghiệp cách mạng mới là yêu cầu cơ bản lâu dài và cấp bách.
Trong những năm vừa qua ở trường THPT Triệu Sơn 3, đã triển khai, thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến
toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, đã tạo ra ảnh hưởng nhất
định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý
thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp của nhà trường. Tuy
nhiên để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
ngày càng có chiều sâu, trong nhà trường, nhất là đối với học sinh thì cần phải tổ
chức triển khai, thực hiện rộng rãi và thường xuyên hơn.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn Lịch sử cũng đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ
môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng
biết ơn ông cha, giáo dục lí tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng … Vi vậy,
ngoài việc dạy kiến thức môn Lịch sử, giáo viên dạy cần phải tăng cường lồng
ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh
thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức
của Bác để trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần
yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước.
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra Một số kinh nghiệm tích hợp giáo
dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 - Phần
Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã đặt ra mục tiêu cho đề tài là:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí
Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo
1
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc vận động này, làm cho việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học
sinh.
- Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành công dân tốt, biết sống theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rút ra: Một số kinh nghiệm lồng ghép
giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu
nước cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 3.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứ đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, giải thích, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn
mới của kẻ thù trong việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn
lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, Đảng
Cộng sản Việt Nam; phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của
nhà nước không ngừng gia tăng. Vì vậy, Đảng chủ trương cần chú trọng việc bồi
dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ, nhằm xây dựng lòng tin của thế hệ trẻ đối với sự
lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước trước những biến động của tình hình thế giới
và những mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động vào đời sống kinh tế, xã
hội nước ta.
Trong thời gian qua, khi giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ
thông, các thầy cô giáo đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử
gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ hơn, thấm
nhuần hơn tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Từ đó học tập và có những
hành động cụ thể nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất
nước.
.
Trong số các môn học ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có nhiều ưu thế
trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, vì môn Lịch sử là môn
dạy học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mang
tính Đảng, tính giai cấp. Vì vậy rất có ưu thế để giáo dục tư tưởng đạo đức,
phong cách Hò Chí Minh cho thế hệ thanh niên.
Đặc biệt hơn, từ năm học 2010 – 2011 trở đi, việc tích hợp nội dung học tập
và làm theo tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở nhà
trường phổ thông là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các giáo viên dạy bộ môn
này. Vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị
khóa XII về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh", tại trường THPT Triệu Sơn 3, các cán bộ giáo viên và học sinh của nhà
trường đã có những hành động thiết thực để đưa chỉ thị đi vào dạy và học của
nhà trường. Thực hiện chỉ thị đó của Bộ chính trị cũng như thực hiện chỉ đạo của
Bộ giáo dục về việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong một số môn
học khoa học xã hội, các thầy cô giáo của các bộ môn như Sử, Văn, Công dân đã
tích cực tăng cường tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh trong các
giờ dạy, trong các bài dạy của mình. Trong đó có thể nói môn Lịch sử là môn có
lợi thế hơn cả, nhất là đối với phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn từ 1919
đến 1975. Đây là giai đoạn lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc cho dân tộc,
gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng và sự đóng góp, cống hiến của Bác
cho dân tộc. Vì vậy trong các bài học, tiết dạy đều có thể vận dụng để tích hợp
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Đây là một ưu thế rất tốt
của bộ môn lịch sử mà không phải bộ môn nào cũng có thể làm được.
Tuy nhiên trên thực tế thì việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học
3
sinh thông qua các bài học Lịch sử, giờ học Lịch sử chưa thực sự được các giáo
viên bộ môn quan tâm một cách thích đáng. Việc áp dụng chưa được thường
xuyên, liên tục, thậm chí qua loa không có chiều sâu, không có sự đầu tư.
Là giáo viên dạy học Lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy
rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng
là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học
sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dài của
lịch sử dân tộc. Bác đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Bác là
kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và
giữ nước. Bác đã đi xa nhưng Bác đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết
sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Bác là tấm gương sáng để mọi
người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Bác còn định hướng cho mọi
hoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu
Chủ nghĩa xã hội sâu sắc thì việc tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác
trong dạy lịch sử là hết sức cần thiết nhằm góp phần hình thành nhân cách, lối
sống của học sinh, thanh niên hiện nay, nhất là đối với học sinh của trường THPT
Triệu Sơn 3.
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp
Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo
viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức
chú ý đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu
tích hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích
hợp dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo,
không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học.
2.3.1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học
Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết.
Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo.
2.3.1.2. Xác định mục tiêu tích hợp
Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Lịch sử lớp 12 Phần lịch sử Việt nam từ 1919 đến 1975 là nhằm giúp học sinh hiểu được một số
phẩm chất đạo đức của Hồ Chủ tịch. Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và
nghị lực để phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn
cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một
cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo
mục tiêu tích hợp.
Nếu giáo viên xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợp với nội
dung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic và
tính hệ thống kiến thức của bài học.
Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ không
đảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu
4
của bài học.
Nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu tích
hợp. Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo
viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:
- Xác định rõ, đây là dạy học bộ môn Lịch sử chứ không phải dạy về tiểu
sử Hồ Chí Minh cũng như không phải dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Việc giáo dục tư tưởng nói chung, giáo dục tư tưởng về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa trên cơ sở sự kiện lịch sử cơ bản, chính xác,
điển hình. Phải dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục – Đào tạo
ban hành.
+ Phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện; nêu kết luận khái quát sự
kiện; vận dụng sự kiện đó để tiếp nhận kiến thức mới.
+ Bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập tìm
hiểu về Người.
+ Đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, ‘nói và làm”, “nêu gương”
phải cụ thể.
+ Chuẩn bị đầy đủ về thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy…để nâng
cao hiệu quả giáo dục.
2.3.3.Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất
quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu
không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và
trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung
kiến thức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.
2.3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ
cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực
lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
+ Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất
quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để
học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin.
+ Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo
viên nên ghi điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo.
2.3.5. Lựa chọn phương pháp tích hợp
Có nhiều phương pháp tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong môn Lịch sử từ các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình,
đàm thoại, nêu gương, sử dụng tư liệu, kênh hình… đến các phương pháp hiện
đại như: Thảo luận nhóm, động não, sử dụng kiến thức liên môn… Các phương
pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo lớp, theo nhóm,
cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham quan dã
ngoại.
Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó
quyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp. Việc lựa chọn
phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng nội dung, phù hợp
với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
5
+ Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp.
+ Căn cứ vào đối tượng học sinh.
+ Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy.
Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp,
thường được áp dụng trong dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong dạy học Lịch sử:
* Phương pháp thuyết trình:
+ Mục đích lí giải một vấn đề cụ thể, gắn với sự kiện, trong một bối cảnh
lịch sử, nhằm giúp cho học sinh nhận thức đúng về tư tưởng cách mạng, đạo đức
cách mạng Hồ Chí Minh.
+ Nội dung của thuyết trình: đưa ra những cứ liệu lịch sử, lập luận theo
logic ( đặt vấn đề, lí giải, khẳng định)
+ Các bước tổ chức thực hiện: Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý hướng giải
quyết. Học sinh vận dụng kiến thức để trình bày nhận thức của bản thân đối với
vấn đề. Giáo viên kết luận vấn đề
+ Ví dụ thuyết trình (BÀI 16 SGK LỚP 12): Sự lãnh đạo kịp thời, sáng
tạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở
điểm nào?
- Khi thuyết trình vấn đề này mục đích là giúp học sinh nhận thức được
vai trò quyết định của Đảng, của Bác Hồ trong cách mạng tháng Tám.
- Các ý cần nêu: Giáo viên thuyết trình việc Đảng và Bác đã dự báo thời
cơ cho cách mạng Việt Nam, từ đó đẩy mạnh công tác chuẩn bị các điều kiện để
chớp thời cơ, phát động quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay
nhân dân trong cả nước.
- Các bước thuyết trình: Giáo viên thuyết trình việc Đảng và Bác đã kịp
thời, sáng tạo tận dụng tốt khi thời cơ đến, cụ thể: khi biết được thông tin Nhật
chuẩn bị tuyên bố đầu hàng không kiều kiện quân Đồng minh, Trung ương Đảng
đã họp vào ngày 13/8/1945 ra lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Tiếp đó khi
Nhật đầu hàng không kiều kiện quân Đồng minh, Trung ương Đảng và Bác đã
nắm thời cơ tiến hành lãnh đạo nhân dân giành chính quyền về tay nhân dân
trong cả nước. Bác còn nhấn mạnh đây không chỉ là thời cơ chín muồi, mà còn là
thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng nước ta. Mặc dù lúc này Bác lâm
trọng bệnh nhưng Bác vẫn căn dặn trung ương Đảng “cho dù có phải đốt cháy
dãy trường sơn, quyết phải giành độc lập trong khoảng thời gian này..”; đồng
thời giáo viên chỉ rõ nếu không kịp thời sáng tạo thì điều gì sẽ xảy ra; liên hệ
thực tế; kết luận phần thuyết trình.
* Phương pháp sử dụng kênh hình tư liệu:
+ Mục đích: Giúp học sinh có thêm hình ảnh tư liệu để nhận thức trực quan,
tạo biểu tượng lịch sử về Bác Hồ
+ Nội dung: đưa thêm hình tư liệu có liên quan đến Bác Hồ; bình luận về
giá trị của hình ảnh.
+ Tổ chức thực hiện: cho học sinh xem hình ảnh; nêu chú thích, thông tin
liên quan; phân tích các khía cạnh lịch sử được phản ánh từ hình ảnh; nhận định
chung về ý nghĩa lịch sử của sự kiện, nhân vật, liên tưởng đến tư tưởng và hành
động của Bác Hồ, của nhân dân đối với Bác; liên hệ thực tế và kết luận.
6
+ Ví dụ: Ảnh và tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở
Nga (1923 -1938) do Tổng thống V.Putin trao tặng Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết năm 2006
Những hình ảnh tư liệu trên, giúp em hiểu thêm được gì về cuộc đời hoạt
động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?
Giáo viên gợi ý: hình ảnh tư liệu trên liên quan đến địa danh nào? Gắn với sự
kiện nào? Sau đó giáo viên kết hợp với kiến thức trong và ngoài sách giáo khoa
để nếu vắn tắt hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
Liên hệ: việc lưu giữ và trao tặng hình ảnh tư liệu đó có ý nghĩa gì?
* Phương pháp sử dụng kiên thức liên môn:
+ Mục đích: Dùng kiến thức của các môn học thuộc Khoa học xã hội và nhân
văn, có nội dung gắn với việc phản ánh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, để khơi
gợi suy nghĩ của học sinh.
+ Nội dung: sử dụng đoạn trích dẫn trong các tác phẩm văn học; chuyện kể về
cuộc đời Bác Hồ; bài hát ca ngợi Bác Hồ; Những lời dạy của Bác.
+ Tổ chức thực hiện: Chọn kiến thức phù hợp; gợi ý sự liên tưởng; nêu suy
nghĩ, cảm nhận; liên hệ thực tế.
+ Ví dụ: sử dụng kiến thức liên môn khi dạy Bài 16: Phong trào giải phóng
dân tộc và cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời:
THÔNG TIN: Ngày 2/9/1945 lịch sử, Ba Đình nắng đẹp, trời trong xanh mùa
thu. Dòng người đổ về quảng trường như nước chảy: công nhân, nông dan , bộ
đội, các doàn thanh niên phụ nữ, các cháu thiếu nhi hàng ngũ chỉnh tề quanh lễ
đài. Niềm vui bất tận tràn ngập lòng người. Thay mặt chính phủ lâm thời, Bác
đọc Tuyên ngôn độc lạp khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là
hình ảnh của ngày thành lập nước.
Buổi lễ kết thúc Bác ra về trên một chiếc CITROEN màu đen, của kính hơi
thấp, một phóng viên đón đường, ghé sát máy vào cửa kính định chụp Bác , Bác
liền xua tay không cho chụp và bảo: “ Chú quay máy ra mà chụp nhân dân”
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC THÔNG TIN: Đoạn trích trên giúp ta hiểu thêm
được về sự kiện nào, tư tưởng, đạo đức của Bác được phản ánh ra sao qua thông
tin trên?
2.3.6. Một số nội dung tích hợp cụ thể tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh
trong dạy học Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975.
2.3.6.1. Chủ đề tích hợp: giáo dục lòng yêu nước, tinh thần vượt qua mọi khó
khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919
-1925
- Mức độ tích hợp: Qua khai thác mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Cụ
thể khi giảng sự kiện Người bắt gặp luận cương của Lênin, giáo viên làm rõ lòng
yêu nước, thương dân, tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm
đường cứu nước giải phóng dân tộc: Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút
7
kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cha anh, ngày 5/6/1911, Người đã rời xa Tổ
quóc đi tìm đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Để có tri thức, Người đã đi qua
nhiều nước khác nhau ở các châu lục Âu, Á, Phi, Mĩ và đã phải làm rất nhiều
nghề khác nhau từ rửa bát, dọn tàu, làm ảnh, quét tuyết để sống và học tập. Sau
một thời gian dài bôn ba ở hải ngoại, Người vừa khảo sát thực tiễn cách mạng
các nước, vừa đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đến tháng
7/1920, Người đã bắt gặp “Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa”. Đến đây Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Người quyết tâm đưa cách mạng
Việt Nam theo con đường này. Người khẳng định “ muốn cứu nước, muốn giải
phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Như vậy, với việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt
Nam đã chấm dứt hoàn toàn sự khủng hoảng về đường lối cứu nước cho cách
mạng Việt Nam kéo dài từ cuối thế kỉ XIX. Qua đó, giáo viên làm rõ công lao to
lớn của Bác đối với dân tộc, từ đó giáo dục lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với
Bác.
2.3.6.2. Chủ đề tích hợp: Chăm lo, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng
đời sau
- BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925
-1930
- Mức độ tích hợp: Qua khai thác mục 1. Hội Việt nam Cách Mạng thanh
Niên. Cụ thể: khi dạy sự kiện 11/11/1924 Bác về Quảng Châu - Trung Quốc, tại
đây Bác tìm hiểu, tiếp cận những thanh niên yêu nước trong tổ chức “ Tâm tâm
xã”, rồi sau đó Người tập hợp các thanh niên yêu nước vào trong tổ chức “Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên” giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê Nin cho
thanh niên, Người mở lớp huấn luyện, đào tạo cho thanh niên. Một số thanh niên
ưu tú được chọn đi học tiếp tại trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số
học trường quân sự ở Trung Quốc, còn lại về nước hoạt động. Những lớp thanh
niên này trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng, như đồng chí Trần Phú,
Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong….Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Qua việc lồng ghép giáo dục
tư tưởng suôt cuộc đời hoạt động của Bác lúc nào Người cũng chăm lo bồi
dường đội ngũ kế cận, chăm lo giáo dục tưởng cách mạng cho thế hệ thanh
niên. Và từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã rất quan tâm đến việc
chăm lo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
8
được xem là cánh tay phải đắc lực của Đảng, Thanh niên là lực lượng xung kích
đi đầu trên mọi mặt trận trong công cuộc dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ đó giáo
viên giáo dục để học sinh nhận thức được vài trò của thế hệ thanh niên trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, ra sức học tập, chiếm lĩnh đỉnh
cao tri thức nhân loại góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng là chủ
nhân tương lai của đất nước.
2.3.6.3. Chủ đề tích hợp: vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người.
- BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925
-1930.
- BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI
NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945)……
- Mức độ tích hợp: Qua khai thác II. Đảng Cộng Sản Việt nam ra đời - Bài
13; II.3. Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)- Bài 16. Trong đó giáo viên
làm rõ về vấn đề dân tộc thuộc địa theo quan điểm của Bác: Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa đầu thế kỉ 20 là xác định
đúng con đường phát triển của dân tộc. Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của
vấn đề thuộc địa. Quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy….Về mối quan
hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp trong phong trào giải phóng
dân tộc: Người khẳng định: vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết. Độc lập dân
tộc mà chưa giành được thì vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được. Với tinh
thần đó, Người khẳng định quyết tâm: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả
dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” và “thà hy sinh
tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”,
“không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Từ việc làm rõ quan điểm của Bác về vấn
đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp để học sinh thấy được nhãn quan tầm
nhìn, sự học sâu hiểu rộng của Người. Sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Bác.
Hình ảnh Bác Hồ về nước năm 1941.
2.3.6.4. Chủ đề tích hợp: Ý thức trách nhiệm với đất nước.
- BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI
NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945). SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA.
9
- Mức độ tích hợp: Liên hệ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này.
Cu thể: Khi dạy sự kiện nhật đầu hàng quân Đồng minh 15/8/1945, giáo viên kể
câu chuyện: khi cách mạng đang lúc nước sôi lửa bỏng, thời cơ các mạng đến hết
sức thuận lợi, thế nhưng vào thời điểm này Bác của chúng ta đang lâm trọng
bệnh. Mặc dù ốm tưởng chừng như không qua khỏi, nhưng lúc nào trong tâm trí
Bác cũng luôn nghĩ về nước, về dân. Bác căn dặn các đồng chí Trung ương Đảng
“Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết
giành cho được độc lập” vào thời điểm này, đồng thời giáo viên trích dẫn câu nói
của Bác “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” Qua đó giáo viên làm cho học sinh hiểu rõ
hơn tinh thần, trách nhiệm sự cống hiến, hi sinh của Bác với nước, với dân trong
mọi hoàn cảnh.
Hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
2.3.6.5. Chủ đề tích hợp: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925
-1930.
- BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU
TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN
NAM (1954 - 1965).
- Mức độ tích hợp: Qua khai thác II. Đảng Cộng Sản Việt nam ra đời- Bài 13
và I. Tình hình nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
về Đông Dương - Bài 21. Giáo viên làm rõ quan điểm của Bác về độc lập dân tộc
phải gắn liền với Củ nghĩa xã hội: Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ
cũng gắn liền với đời sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những
người đã trực tiếp làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ. Để bảo đảm
vững chắc độc lập dân tộc, để không rơi vào lệ thuộc, đói nghèo, lạc hậu, chặng
đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên chủ nghĩa xã hội. Do những đặc trưng nội tại
của mình, chủ nghĩa xã hội sẽ củng cố những thành quả đã giành được trong
cách mạng dân tộc dân chủ, tạo điều kiện để bảo đảm cho độc lập và phát triển
dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
mới giải phóng triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã
hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính. Qua phần
10
tích hợp nội dung này, giáo viên giúp học sinh hiểu và tin tưởng vào con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
2.3.6.5. Chủ đề tích hợp: Ý thức trách nhiệm với đất nước,tinh thần đấu
tranh, tấm gương tận tuỵ vì cách mạng của Bác
- BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 -1950).
- BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP KẾT THÚC (1953-1954).
- Mức độ tích hợp:
+ Qua khai thác IV - Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới Thu Đông năm 1950. Khi dạy hai nội dung này, giáo viên chiếu hình ảnh Bác ra trận
địa trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Biên giới và phân tích hình ảnh đó: Mặc dù bận
trăm công nghìn việc của một Chủ tịch nước, nhưng do tính chất tối quan trọng
của Chiến dịch Biên Giới, đầu tháng 9, Bác Hồ đã lên đường ra mặt trận để trực
tiếp chỉ đạo, theo dõi và động viên các lực lượng tham gia Chiến dịch. Việc
Người ra mặt trận làm cho mọi người càng thấm sâu ý nghĩa quan trọng của
Chiến dịch sắp mở; là lời động viên mạnh mẽ nhất, xúc động nhất lan truyền
trong sâu thẳm toàn thể đội ngũ dân công, bộ đội tham gia Chiến dịch. Với tác
phong theo sát bước chân chiến sĩ, ngày 13-9, Bác rời Sở chỉ huy Chiến dịch đến
mặt trận Đông Khê, trực tiếp theo dõi diễn biến và chỉ đạo trận mở màn Chiến
dịch tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê tại đài quan sát Chiến dịch (ở đỉnh Ngườm
Cuông, núi Báo Đông). Trong thư gửi các chiến sĩ ngày 6-10, Bác Hồ nhấn
mạnh: “Hiện nay tình hình rất có lợi cho ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu
diệt địch cho kỳ hết để giành lấy toàn thắng. Bác theo dõi cuộc chiến đấu anh
dũng của các chú từng giờ”. Như được tiếp thêm sức mạnh, bộ đội ta nhất tề
xông lên tiêu diệt địch. sau 29 ngày đêm chiến đấu liên tục (từ ngày 16-9 đến
ngày 14-10), chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi. Ta đã đánh và tiêu diệt gần
10 tiểu đoàn địch, loại khỏi vòng chiến đấu 8.296 tên, bắt được toàn bộ ban chỉ
huy hai binh đoàn Lơ Pa-giơ, Sác-tông và đồn Đông Khê; thu trên 3.000 tấn vũ
khí, phương tiện chiến tranh của địch; giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới từ
Cao Bằng đến Đình Lập.
Hình ảnh Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950
11
+ Bài 18. và II - Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và
chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài 20. Khi dạy hai nội dung này, hình ảnh
Bác cùng Bộ chính trị bàn kế hoạch đánh Pháp ở Điện Biên Phủ. Giáo viên phân
tích:
Cuối tháng 9 năm 1953, Bác Hồ chủ trì buổi họp của Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ở Tỉn Keo, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên bàn
về kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình
bày về ý đồ táo tợn của tướng Pháp H. Nava là tập trung một lực lượng cơ động
rất lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để khiêu chiến, làm tiêu hao chủ lực của ta, tạo điều
kiện để giành quyền chủ động và tiến tới giành một thắng lợi quyết định trong
vòng 18 tháng.
Bác nghe chăm chú rồi nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo sức
mạnh… Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không
còn” (Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, tập 5, tr.399). Bàn
tay Bác mở ra, mỗi ngón trỏ về một hướng. Theo tư tưởng chỉ đạo ấy, ta đã
nghiên cứu kế hoạch Đông Xuân, cho những bộ phận chủ lực của ta tiến về 5
hướng chiến lược nhằm những nơi hiểm yếu và tương đối yếu của địch, chọn
hướng chính là Lai Châu ở Tây Bắc.
Ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị thông qua kế
hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên
Phủ. Người chỉ thị cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch
này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị,
không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy toàn dân, toàn
quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được…” Ngày 1/1/1954, Chủ
tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị, chỉ định cơ quan lãnh đạo, chỉ huy chiến
dịch, triển khai kế hoạch điều động lực lượng lên Tây Bắc. Khi giao nhiệm vụ
cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Người nói: “Tổng Tư lệnh ra mặt
trận, Tướng quân tại ngoại! Trao cho chú toàn quyền quyết định. Có vấn đề gì
khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định
rồi báo cáo sau. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh,
không chắc thắng không đánh”.
Hình ảnh Bác Hồ cùng Bộ chính trị bàn kế hoạch tác chiến trong Đông - Xuân
1953 - 1954
12
Hình ảnh Bác Hồ cùng Bộ chính trị bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954
Qua đó giáo viên làm rõ cho học sinh hiểu tấm gương tận tụy vì cách mạng
của Bác, nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh với đất nước, với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
2.3.6.6. Chủ đề tích hợp: Ý thức trách nhiệm với Đảng với dân, tinh thần
đấu tranh, lòng yêu nước.
- BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC….. (1965 – 1973)
- Mức độ tích hợp: - Giáo viên liên hệ với những tuyên bố của Bác khi Mĩ
leo thanh bắn phá miền Bắc, với di chúc thiêng liêng cúa Bác. Cụ thể: Chủ tịch
Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước bước vào giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng. Năm 1965 Mỹ mở cuộc
chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc nước ta với dã tâm “đưa
miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”. Ngày 18-3-1965, Mỹ bắt đầu đổ quân vào Đà
Nẵng, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, chuyển cuộc chiến
tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. Trong tình hình đó, bạn bè gần xa đều lo
lắng cho Việt Nam, có người không tin Việt Nam có thể giành thắng lợi trong
cuộc đụng đầu lịch sử hoàn toàn không cân sức với Mỹ. Nhưng Di chúc Bác đã
khẳng định quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; khẳng định
chiến thắng tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. “Đồng bào ta có
thể hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.” “Dù khó khăn gian khổ đến mấy nhân dân ta
nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta.
Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp
một nhà.” Không chỉ thế, bản Di chúc còn gửi gắm những lời căn dặn của Bác
cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước lúc đi xa, trong đó cho đến khi sắp
nhắm mắt, xuôi tay Bác vẫn đau đáu nỗi niềm vì nước, vì dân “ Điều mong muốn
cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
Qua đây, giáo viên giúp học sinh hiểu được sự thiên tài của Bác trong việc
dự đoán tình hình cách mạng, đồng thời thấy được tình yêu quê hương đất nước
13
vĩ đại của Bác, để từ đó biết trân trọng những cống hiến của Bác hơn nữa đối với
đân tộc.
Hình ảnh bản Di chúc của Bác Hồ.
2.3.6.7. Chủ đề tích hợp: Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết
dân tộc.
- BÀI 17. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG NĂM
ĐẦU TIÊN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM..
- Mức độ tích hợp: Khi dạy đến những thuận lợi của nước ta sau cách mạng
tháng 8/1945, giáo viên phân tích tư tưởng của Bác về vai trò của quần chúng
nhân dân “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó van lần dân liệu cũng xong.”,
từ đó học sinh thấy được vai trò to lớn về sức mạnh của nhân dân trong sự
nghiệp cách mạng, học sinh biết trân trọng hơn những đóng góp của cha ông cho
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Hình ảnh Bác Hồ với nhân dân.
2.3.7. Một số điểm cần lưu ý khi lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức
Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 12 - Phần lịch sử Việt nam từ 1919
đến 1975:
+ Không tách riêng nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Bám sát chương trình môn học, lồng ghép phù hợp trong từng bài học cụ
thể.
+ Kết hợp hài hòa các loại phương tiện dạy học, các loại bài học.
+ Chú ý tới việc bổ sung tư liệu, làm phong phú và sinh động bài học
+ Hình thành cho học sinh kĩ năng tự học, thảo luận nhóm, sưu tầm tư liệu,
thuyết trình.
14
+ Đảm bảo tính phù hợp với đặc trưng môn học, với khả năng của học sinh.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối tượng kiểm nghiệm:
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học,
tôi chọn 2 lớp 12 của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3, cụ thể:
- Học sinh ở lớp đối chứng: 12C7 (năm học 2017 – 2018)
- Học sinh ở lớp thực nghiệm: 12C8 (năm học 2017 – 2018)
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ học sinh, kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học tập của
học sinh... đặc biệt là năng lực học tập và kết quả điểm kiểm tra môn Lịch sử
trước khi tác động. Và một điểm đặc biệt hơn nữa đó là: hai lớp tôi chọn để đối
chứng và thực nghiệm là hai lớp trường tôi phân là lớp cơ bản .
2.4.2. Cơ sở thực nghiệm:
Sử dụng kết quả các bài kiểm tra trước và sau khi tác động, cụ thể như sau:
+ Tôi lấy kết quả bài bài thu hoạch cuối tiết 33, do nhóm chuyên môn chấm.
Lưu ý: Đề kiểm tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng giống nhau.
2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm:
Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh và
đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy:
2.4.3.1. Về lí luận
+ Đã nâng cao được hiểu biết cho học sinh về tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí
Minh.
+ Đã nâng cao được ý thức hcoj tập và làm theo tấm gương đạo đức Hò Chí
Minh cho học sinh nhà trường.
+ Đã góp phần thay đổi được thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực trong môn Lịch sử..
+ Đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước cho học
sinh.
+ Đã nâng cao được hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh.
+ Đã nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh.
2.4.3.2 Về thực tiễn
+ Hiệu quả lồng ghép giáo dục chủ quyền biên giới, biển, hải đảo trong dạy
học đã được nâng lên.
+ Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú và chủ động khai thác kiến thức.
+ 100% học sinh trong lớp đã được trang bị thêm hiểu biết tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh.
+ 100% học sinh ý thức được việc cần phải tăng cường tự rèn luyện, học tập
theo tấm gương đạo đức của Bác.
2.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm:
Lớp đối chứng 12C8.
Tổng số
Điểm
Số
bài
học sinh
0-2 3
4
5
6
7
8
9
10
15
39
sl
0
2
2
13
19
2
1
0
0
0,0
5,1
5,1
33,
3
48,
9
5,1
2,5
0,0
0,0
Lớp thực nghiệm 12C7.
Tổng số
Điểm
Số
bài
học sinh
0-2 3
39
sl 0
0
39 % 0,0
0,0
4
0
0,0
39 %
5
6
7
8
9
10
4
14
12
7
2
0
10, 36, 30, 17, 5,1 0,0
2
1
7
9
Như vậy, sau khi tổng hợp thông tin ta thấy như sau: Số học sinh nắm được bài
học, nắm được nội dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cao hơn so với lới đối
chứng. Cụ thể: Lớp thực nghiệm 12C7 số học sinh đạt từ 5 điểm trở lên là 100%
trong đó có 2 điểm 9 ( 5,1%), lớp đối chứng 12C8 số học sinh đạt từ 5 điểm trở
lên là 89,9% trong đó không có điểm 9.
Qua kết quả thực nghiệm về mức độ hiểu bài và nắm được nội dung tích hợp
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tôi còn nhận thấy mức độ hứng thú học tập bộ
môn của học sinh lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng là cao hơn thông qua bài
kiểm tra trắc nghiệm nhanh.
Về chuyển biến của các em trong hành động cụ thể, ý thức học tập và thực
hiện các nội quy của lớp, trường, tham gia các hoạt động tập thể và giúp đỡ nhau
trong học tập nhận thấy ngay sau mỗi tiết học. Thông qua việc quan sát và theo
dõi của bản thân và kết hợp đối chiếu với theo dõi của nhà trường thì ở những
lớp này số lượng học sinh vi phạm khuyết điểm giảm hơn so với trước, đặc biệt
hơn là có rất nhiều học sinh tích cực, hăng hái trong các hoạt động tập thể.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nhiều bộ phận, trong đó tư tưởng đạo
đức có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh đang là một cuộc vận động chính trị sâu rộng trong quần
chúng. Vì vậy, trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo
đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi
tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm hết sức thiết
thực.
Trước yêu cầu đó, đòi hỏi tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên giảng
dạy môn Lịch sử nói riêng phải có sự cố gắng trong việc tự tìm hiểu và học tập
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để nâng cao sự hiểu biết của mình về
tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, giúp cho việc tích hợp tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học một cách thuận lợi
và có hiệu quả hơn. Đây cũng chính là yêu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên
trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm
cũng như đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
Để việc tích hợp đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi giáo viên phải biết
lựa chọn chủ đề, nội dung tích hợp phù hợp, biết tích hợp một cách linh hoạt cho
16
từng nội dung cụ thể. Đồng thời phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương
pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học hợp lí, khoa học.
Qua quá trình tiến hành dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh vào nội dung chương trình Lịch sử lớp 12- Phần Lịch sử Việt Nam từ
1919 - 1975 theo các yêu cầu nêu trên đã đem lại kết quả khả quan. Tôi nhận
thấy giáo viên cần hiểu rõ mục đích cũng như phương pháp và nội dung của việc
tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào chương trình môn Lịch
sử thì việc tích hợp sẽ rất dễ dàng và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Mỗi giáo
viên cần có tâm huyết với việc giảng dạy nói chung và với việc tích hợp tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng để làm cho bài học thêm gần
gũi hơn với học trò, giờ học phong phú, sinh động và có sức cuốn hút hơn, góp
phần làm thay đổi được nhận thức của học sinh và những người xung quanh về
vị trí và tầm quan trọng của môn học.
3.2. Đề xuất:
+ Về phía giáo viên cần phải có sự đầu tư tìm tòi, lựa chọn tư liệu, tranh
ảnh… sao cho phù hợp và phải có sự chắt lọc thông tin, cần có sự đầu tư đổi mới
phương pháp giảng dạy.
+ Về phía nhà trường cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa tới bộ
môn, cung cấp trang thiết bị dạy học phù hợp, có các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên về học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của Hồ Chí Minh
+ Thường xuyên tổ chức cho học sinh và giáo viên kể chuyện tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong quá trình áp dụng đề tài, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, bản thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng, khắc phục những khiếm khuyết và bổ sung
cho hoàn thiện hơn vào những năm học tới.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng5 năm 2018
CAM ĐOAN KHÔNG COPY
Lê Thị Diệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên
2. Búp sen xanh ( Sơn Tùng)
3. Kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
4. Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh( Hà Minh Đức)
5. Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh(Nxb chính trị quốc
gia)
17
6. Các tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác
7. Sách giáo khoa lịch sử 12.
8. Bài giảng về Bác của GS. Hoàng Chí Bảo
18