Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SKKN Dạy học tích cực thông qua thí nghiệm nhóm ở học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.71 KB, 19 trang )

MỤC LỤC:
Nội dung
Trang
MỤC LỤC: ................................................................................................................. 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU: ................................................................................................... 2
I.1. Lí do chọn đề tài. .............................................................................................. 2
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ....................................................................... 2
I.3. Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................................... 3
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. .......................................................................... 3
I.5. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................. 4
I.5.1. Phương pháp lí thuyết ................................................................................ 4
I.5. 3. Phương pháp cố vấn, chuyên gia. ............................................................. 4
II. PHẦN NỘI DUNG:............................................................................................... 4
II.1.Cơ sở lý luận. ................................................................................................... 4
II.2. Thực trạng. ...................................................................................................... 5
a.Thuận lợi- khó khăn.......................................................................................... 6
b. Thành công – hạn chế...................................................................................... 6
c. Mặt mạnh - mặt yếu ......................................................................................... 8
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động... ......................................................... 8
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. ................... 9
II. 3. Giải pháp, biện pháp ...................................................................................... 9
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp. ................................................................... 9
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. ................................ 10
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp ................................................. 15
d. Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. .................................................. 16
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu..................... 16
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ : ................................................................... 17
III.1. Kết luận. ...................................................................................................... 17
III.2. Kiến nghị...................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 19


1


I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lí do chọn đề tài.
Trong bối cảnh nền kinh tế, khoa học, công nghệ, thông tin ngày càng phát
triển mạnh mẽ, xã hội cần những người có tri thức, chủ động, sáng tạo, năng động,
nhạy bén. Con người có được những phẩm chất đó trước tiên phải từ quá trình học
tập, vì vậy trong quá trình dạy học cần sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy
học phát huy được tính tích cực của học sinh.
Phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp dạy học trong đó thông qua
làm việc nhóm học sinh sẽ lĩnh hội được tri thức, giáo viên chỉ là người tổ chức,
hướng dẫn và điều khiển – đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đồng
thời hình thành, rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác cho học sinh. Phương pháp này
đã được các nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu từ khá lâu và áp dụng nhiều ở
các nước phương tây cho kết quả tốt. Nền giáo dục ở nước ta trong mấy năm trở lại
đây đã có sự đầu tư rất bài bản, công phu, đặc biệt đầu tư cho việc đổi mới phương
pháp dạy học trong đó phương pháp lấy học sinh làm trung tâm được đặt lên hàng
đầu, hạn chế tối đa phương pháp đàm thoại, đọc chép. Việc vận dụng các phương
pháp dạy học tích cực chưa phải là thành công với tất cả người dạy cũng như người
học, hoặc chưa phát huy hết tác dụng của nó.
Đối với môn hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp giữa
thực nghiệm và lí thuyết, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tự khám phá thông qua
các thí nghiệm. Nhưng lâu nay đại đa số giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học rất
ngại việc tổ chức cho học sinh thực hiện thí nghiệm trong các bài học tìm kiến thức
mới mà chỉ thực hiện thí nghiệm biểu diễn để các em quan sát rồi kết luận vấn đề.
Bản thân tôi nhân thấy rằng nếu chúng ta duy trì phương pháp, kĩ thuật này quá lâu
sẽ làm cho học sinh mất đi sự chủ động trong tìm kiếm kiến thức, không hình thành
cho các em được các kĩ năng thực hành thí nghiệm cơ bản nhất, các em không tự
mình giải đáp được các thắc mắc liên quan bộ môn.

Chính vì những lí do nêu trên và với mong muốn tiếp tục tạo hứng thú học
tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn hóa học tôi đưa ra đề tài
kinh nghiệm “Dạy học tích cực thông qua thí nghiệm nhóm ở học sinh ”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu: Trong dạy học hoá học, thí nghiệm hoá học thường được sử dụng
để chứng minh, minh hoạ cho những thông báo bằng lời của giáo viên về các kiến
thức hoá học. Thí nghiệm hoá học dùng để nghiên cứu tính chất các chất, hình
thành các khái niệm hoá học. Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học
được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để học
sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán,
suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm. Các thí nghiệm trong giờ học chủ yếu
được tổ chức cho học sinh thực hiện nhằm nghiên cứu kiến thức, kiểm tra dự đoán.
Các thí nghiệm phức tạp do giáo viên thực hiện và cũng được thực hiện theo hướng
nghiên cứu. Các dạng thí nghiệm nhằm mục đích minh hoạ, chứng minh cho lời
giảng được hạn chế dần và được đánh giá là ít tích cực. Thí nghiệm hoá học được
2


tiến hành theo phương pháp nghiên cứu do giáo viên thực hiện hoặc do học sinh
đặc biệt là nhóm học sinh thực hiện được đánh giá là có mức độ tích cực cao.
Nhiệm vụ: Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như tri thức,
vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn. Đồng thời qua
đó uốn nắn điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng,
tình cảm của các em. Việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm cần chú ý đến nội dung,
vị trí bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại của hoá chất,
kĩ năng thí nghiệm đã có của học sinh. Với các thí nghiệm độc hại, dễ gây cháy nổ
thì cần được thực hiện bởi giáo viên. Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường
theo phương pháp nghiên cứu hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp
minh hoạ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức rèn luyện tính tự học và tư duy
của học sinh. Với các thí nghiệm đơn giản, sử dụng hoá chất ít độc hại khó gây

nguy hiểm cho học sinh ta phải mạnh dạn tổ chức cho học sinh thực hiện dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ nói trên với mong muốn của tôi là giúp các
em học sinh lớp 9 học tập bộ môn hóa học một cách sinh động, tự các em có thể
tiếp cận được kiến thức thông qua những thí nghiệm mà các em thực hiện một cách
chủ động. Ngoài ra còn trang bị cho các em những kĩ năng thực hành, vận dụng, kĩ
năng lập luận, làm việc tập thể… để từ đó ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn
một cách toàn diện trên cơ sở các em phải là những người làm chủ tri thức.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 9A1,2,3 năm học 2012- 2013 và lớp 9A5 năm học 2013-2014 của
một trường THCS A
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Điểm
mới của chương trình giáo dục phổ thông lần này là đưa chuẩn kiến thức, kĩ năng
vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy
học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất chung
trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập;
giảm thiểu dạy thêm, học thêm. Từ việc vận dụng Chuẩn kiến thức kĩ năng vào dạy
học các bộ môn nói chung, môn hóa học nói riêng, giáo viên chúng tôi đòi hỏi phải
có sự năng động, sáng tạo trong các phương pháp dạy học, tránh phương pháp đọc
chép, phải lấy học sinh làm trung tâm. Trên cơ sở hơn mười năm giảng dạy và đổi
mới phương pháp trong giảng dạy, tôi đã tích lũy được những gì là tinh túy nhất để
truyền đạt cho các em học sinh và đã thực hiện được hầu hết các chương, các bài
học trong bộ môn hóa học lớp 9. Song trong đề tài này tôi chỉ trình bày việc áp
dụng “Dạy học tích cực thông qua thí nghiệm nhóm ở học sinh” trong chương trình
hóa hóa học lớp 9. Đề tài đã được nghiên cứu, kiểm chứng ở các lớp 9A1,2,3 năm
học 2012- 2013, hiện đang áp dụng rất thành công ở lớp 9A5 và tôi đang tiếp tục
đưa vào thử nghiệm ở các lớp 8A1,2 năm học 2013-2014 của trường THCS như đã
nói trên.

3


I.5. Phương pháp nghiên cứu.
I.5.1. Phương pháp lí thuyết
Về lý thuyết, chúng ta có thể chia HS theo nhiều loại nhóm khác nhau: Lớn,
nhỏ; cùng dãy bàn; chia theo tổ; cặp đội; theo biểu tượng v.v… trong một tiết cũng
có thể thay đổi nhiều tổ chức nhóm khác nhau và luân phiên cử nhóm trưởng, thư
ký qua từng thí nghiệm.
I.5.2.Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu.
Trong thực tế giảng dạy trên lớp, thực tế cơ sở vật chất đồ dùng dạy học hiện
nay, tôi thường chia nhóm theo vị trí ngồi gần nhau: 4 bàn trong hai dãy ghép đôi
với số học sinh khoảng 6-8 em. Ngoài ra để tạo điều kiện cho học sinh mở rộng
việc hợp tác, tôi còn chia nhóm ngẫu nhiên theo ý đồ của riêng mình. Như vậy
trong lớp thường xuyên có 4 nhóm học sinh để thực hiện các hoạt động của một bài
học.
I.5. 3. Phương pháp cố vấn, chuyên gia.
Đây là phương pháp khó đối với học sinh. Học sinh thường hay sai sót khi làm
thí nghiệm, chỉ một sai sót, hay sơ suất nhỏ có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc,
hay các em thường lúng túng khi làm thí nghiệm dẫn đến hư hỏng dụng cụ hóa
chất. Vì thế phương pháp này rất quan trọng trong dạy học bằng thí nghiệm nhóm
nhỏ, giáo viên phải là một người cố vấn, một chuyên gia giỏi không chỉ phải có sự
hướng dẫn nhắc nhở trước mỗi thí nghiệm, mà cần có sự liên hệ thường xuyên đến
các kĩ năng thực hành trong quá trình dạy học để những vấn đề này thường xuyên
tồn tại trong học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1.Cơ sở lý luận.
a) Kiến thức giáo viên cần có:
- Công thức hóa học, tính tan trong nước của các chất;
- Các dụng cụ, tên gọi các dụng cụ và các thao tác sử dụng dụng cụ thí

nghiệm;
- Các kĩ năng cơ bản để thực hiện một thí nghiệm hóa học;
- Kiến thức tổng hợp về hóa học, nhằm:
+ Nhận rõ vấn đề cần nghiên cứu, nhiệm vụ cần đạt được;
+ Tiến hành phân tích tính chất của các chất cần nghiên cứu;
+ Đề xuất các thí nghiệm để kiểm tra những dự đoán mà mình đưa ra;
+ Hướng dẫn cho học sinh cách tiến hành một thí nghiệm hóa học sao cho
nhanh gọn và thành công nhất;
+ Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng một cách nhanh chóng và
xác nhận tính đúng đắn của các giả thiết.
b) Phương pháp sử dụng.
- Đòi hỏi giáo viên phải kết hợp tốt và nhuần nhuyễn các phương pháp dạy
học tích cực hiện nay để khéo léo sử dụng nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh.
4


- Vận dụng tốt các phương pháp thực hành, thí nghiệm một cách tích cực
như:
+ Có thể cung cấp lý thuyết thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh tìm tòi những
thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên;
+ Hướng dẫn sử dụng thiết bị và dụng cụ thí nghiệm;
+ Học sinh trình bày cách tiến hành và giáo viên kiểm tra lại tính khả thi của
thí nghiệm hoặc có gợi ý kịp thời sơ bộ sau khi học sinh đã trình bày cách của
mình;
+ Gợi ý cho học sinh để các em có thể mô tả chi tiết cách tiến hành thí
nghiệm, cách tính toán, phân tích kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm.
c) Về mặt tâm lý đối với giáo viên:
- Tạo tâm lý thoải mái, tránh sự căng thẳng hoặc khó chịu bực mình khi học
sinh không trả lời được câu hỏi, không thực hiện được thí nghiệm hay sơ suất trong

quá trình làm thí nghiệm;
- Tạo điều kiện để học sinh củng cố niềm tin, hứng thú trong quá trình học
tập, làm thí nghiệm…
- Đặt ra những câu hỏi có tình huống để thu hút được học sinh vào công việc
tự học đồng thời trả lời những thắc mắc ngay trong giờ học, nhằm bảo đảm được
tính hấp dẫn hứng thú, say mê học tập, để học sinh tích cực giải quết các vấn đề
nhằm biến những kiến thức tưởng chừng rất khó thành những kiến thức đơn giản
nhất để học sinh tiếp thu dễ dàng.
d) Về phương tiện dạy học gồm:
- Cần thiết nhất là các loại dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm
- Bảng tính tan trong nước của các axit, bazơ, muối
- Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
e) Kiến thức – kĩ năng học sinh cần rèn cho học sinh:
- Các thao tác làm thí nghiệm sao cho khéo léo
- Các kĩ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, đặc biệt là kĩ năng sử dụng các
dụng cụ thủy tinh như ống nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cồn…
- Các kiến thức cơ bản về hóa học: Các khái niệm cơ bản, tính chất hóa học
của các chất, các công thức tính toán cơ bản
- Phân loại được các loại hợp chất và tên gọi của: Oxit, axit, bazơ, muối, các
loại hợp chất hữu cơ: Hiđrocacbon, dẫn xuất của Hiđrocacbon
- Phân loại được các loại phản ứng hóa học: Hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổi
- Lập được phương trình hóa học một cách thành thạo
II.2. Thực trạng.
5


a.Thuận lợi- khó khăn.
* Thuận lợi.
- Được sự quan tâm, và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Đảng và chính
quyền địa phương cũng như lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện nhà. Cấp

ủy Chi bộ và lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm tới các hoạt động của
nhà trường đặc biệt là hoạt động chuyên môn;
- Có phòng thực hành bộ môn hóa – sinh, trang thiết bị, phương tiện dạy học
bộ môn hóa học được trang bị cơ bản đầy đủ và được mua sắm, bổ sung hàng năm,
đặc biệt năm học 2012-2013 mua bổ sung được một lô hóa chất phục vụ bộ môn
hóa học trị giá trên 7 triệu đồng;
- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, đặc biệt mấy năm gần đây số lượng
học sinh giỏi bộ môn hóa học nhiều;
- Ý thức kỷ luật của học sinh tương đối cao đó là một điều kiện rất thuận lợi
trong việc tổ chức cho các em làm thí nghiệm theo nhóm;
- Số lượng học sinh trong mỗi lớp tương đối ít (khoảng 32 – 35 em) rất dễ để
phân nhóm khi cho các em thực hiện các hoạt động;
- Các giáo viên bộ môn hóa học trong tổ bộ môn, trong cụm chuyên môn
thường xuyên có những chuyên đề dự giờ, kiểm tra hồ sơ… nhằm giao lưu, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau trong dạy học
* Khó khăn. Trong quá trình thực hiện đề tài có rất nhiều thuận lợi, nhưng sau
một quá trình thực hiện xuất hiện những khó khăn nhất định cần khắc phục:
- Phòng thí nghiệm chưa đảm bảo chuẩn, hệ thống nước phục vụ vệ sinh
chưa đủ, các hệ thống như: Lavopo rửa tay, tủ hút, quạt hút chưa có…gây khó khăn
trong quá trình tổ chức các tiết thực hành
- Ý thức học tập của một số em chưa cao, còn xem nhẹ việc học, đặc biệt
trong quá trình học tập theo nhóm còn dựa dẫm vào bạn mà chưa chịu khó tự giác
thực hiện
- Hệ thống nước sạch đặt xa phòng học gây khó khăn cho việc vệ sinh dụng
cụ sau những tiết học có thực hành thí nghiệm;
- Một số học sinh chưa tiếp cận được phương pháp dạy - học tích cực nên
còn thụ động trong việc học tập
b. Thành công – hạn chế.
* Thành công.
- Với nội dung của đề tài này sau khi áp dụng vào thực tiễn qua năm học

2012- 2013 và tiếp tục thực hiện ở năm học 2013-2014 tôi nhận thấy học sinh rất
có hứng thú trong học tập, tạo được mối liện hệ giữa lí thuyết với thực tiễn, từ
những thí nghiệm minh họa, thí nghiệm đối chứng học sinh nắm các kiến thức cơ
bản một cách vững chắc;
- Tạo cho học sinh các kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng làm việc trước
đông người…

6


- Qua các thí nghiệm thực hiện được các em không những một lần nữa khắc
sâu kiến thức cần nhớ mà còn vận dụng vào những bài tập định tính, định lượng
trong hóa học
- Rèn cho các em được thái độ hứng thú, phấn chấn trong học tập, thái độ tỉ
mỉ trong thực hành thí nghiệm, có ý thức biết giữ gìn môi trường và đặc biệt biết
liên hệ những hiện tượng trong thực tế có liên quan đến hóa học;
- Thành công lớn nhất của đề tài này là truyền được nhiệt huyết làm thực
hành thí nghiệm từ thầy sang trò, lấy được học sinh làm trung tâm trong qua trình
thiết kế một bài dạy có thí nghiệm thực hành.
* Hạn chế. Trong quá trình áp dụng thực hiện đề tài, bản thân còn nhận thấy
còn một số hạn chế nhất định
- Bàn ghế học sinh hiện tại là bàn – ghế hai chổ ngồi, do đó phải sắp xếp lại
bàn ghế thành hai dãy trong mỗi tiết học muốn kết hợp thí nghiệm theo nhóm
nhỏ ở bộ môn hóa học, gây mất một số thời gian cho việc ổn định khoảng 1 – 2
phút;
Bảng đen
Bàn giáo viên
Cửa vào

- Hệ thống nước làm vệ sinh ở xa phòng học dẫn đến khó khăn cho các em

học sinh trong việc vệ sinh dụng cụ sau mỗi tiết học
- Một số thí nghiệm cần thực hiện nhưng hóa chất không có hoặc hóa chất đã
hết hạn sử dụng … Như dung dịch Br2, dung dịch AgNO3, CaO…
7


c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh.
Khi vận dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh rất tự giác
trong các hoạt động được yêu cầu, mạnh dạn thực hiện những thí nghiệm tưởng
như là khó, không còn lúng túng khi tiếp cận kiến thức và khi làm thí nghiệm.
Phát huy được khả năng tự học, tự giải thích được những kiến thức khó ở
học sinh khá, giỏi
* Mặt yếu.
Nếu giáo viên bao quát lớp không tốt thì những học sinh yếu kém không
thực hiện thí nghiệm, không tự giác tiếp cận kiến thức;
Với số lượng dụng cụ, mẫu hóa chất tương đối nghiều nên công tác chuẩn bị
đòi hỏi phải công phu, nếu thiếu đi một yếu tố nào đó trong công tác chuẩn bị sẽ
dẫn đến không thành công trong tiết dạy mà còn làm cho học sinh mất đi niềm tin
vào giáo viên.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động...
* Nguyên nhân từ giáo viên:
- Luôn có sự trăn trở để tìm ra các phương án giảng dạy tối ưu nhất, dựa
trên sự đổi mới cơ bản các phương pháp giảng dạy;
- Từ việc tham gia dự giờ các đồng nghiệp thông qua các Hội thi, hội giảng
nhận thấy một điểm chung rằng rất ít đồng nghiệp tổ chức nhóm cho học sinh tự
làm thí nghiệm trong bài tìm hiểu kiến thức mới mà chỉ dừng lại ở việc tổ chức cho
học sinh tự làm thí nghiệm trong bài thực hành;
- Kích thích được học sinh thích học Hóa học và thích làm thí nghiệm Hóa
học, thông qua việc phát huy tối đa phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn

đề trong thí nghiệm Hóa học” theo phương pháp Spickler hy vọng đạt được kết quả
cao.
* Đối với học sinh:
- Các em sẽ không có kĩ năng thực hành thí nghiệm nếu chúng ta chỉ dừng lại
ở những bài thực hành mới cho các em tự mình thực hiện các thí nghiệm. Từ
chỗ không được thực hiện thí nghiệm nhưng vẫn phải tiếp cận kiến thức mới,
chẳng khác nào chúng ta bắt các em phải chấp nhận những gì chúng ta đưa ra,
tình trạng này kéo dài lâu dẫn đến các em mất đi hứng thú trong học tập, mất đi
động cơ học tập. Mất hứng thú, động cơ học tập thì dẫn đến kết quả bộ môn
thấp là điều không tránh khỏi.
- Kết quả học tập ở học kỳ 1 lớp 8 nhìn chung tương đối cao, nhưng cuối
năm kết quả lại rất thấp. Do nhiều yếu tố tác động, nhưng theo tôi vấn đề cơ bản
là các em không có động cơ, hứng thú học tập
Bảng ghi chất lượng bộ môn một số lớp 8 của nhà trường cuối năm học
2011-2012
8


Kém
LỚP
SL
%
SL
%
SL
% SL
%
SL
%
8A1

36
4 11.1 11 30.6 12 33.3 8 22.2
1
2.8
8A2
34
2
5.9
6 17.6 18 52.9 7 20.6
1
2.9
8A3
33
2
6.1
8 24.2 14 42.4 7 21.2
2
6.1
Tổng
103
8
7.8
25 24.3 44 42.7 22 21.4
4
3.9
Nhìn vào bảng kết quả này với tỉ lệ yếu kém lên đến 25,3% là một con số
không thể chấp nhận được, buộc chúng ta phải trăn trở, tìm ra nguyên nhân và khắc
phục một cách kịp thời ngay tại năm học lớp 9 để các em có một tiền đề cho cấp
học cao hơn.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Theo mô hình các phương pháp dạy học tích cực thì phải lấy động cơ học
tập lên hàng đầu
SĨ SỐ

G

K

Tb

Y

Động cơ – nhu cầu

Hứng thú

Tự giác

Sáng tạo

Tích cực

Độc lập

Theo kinh nghiệm của bản thân trong dạy học, một khi đã tạo cho các em
động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo nên hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác.
Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực, tính tích cực sản sinh
nếp tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm mống của sự sáng tạo. Ngược lại
phong cách học tập tích cực sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng
động cơ học tập. Như vậy, để đạt được sự tự giác, tích tích cực, độc lập, sáng tạo

trong học tập thì phải đảm bảo ba yếu tố quan trọng khởi đầu quá trình học là: Nhu
cầu, động cơ và hứng thú. Dạy học thông qua thí nghiệm nhóm ở học sinh theo tôi
là kĩ thuật dạy học rất tích cực, phù hợp với ba yếu tố đó của người học, đặc biệt
trong bộ môn hóa học.
II. 3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp.
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm trang bị cho học sinh
lớp 9 những kiến thức cơ bản thông qua các thí nghiệm hóa học. Từ những thí
nghiệm sau khi thực hiện được, các em có thể rút ra các kiến thức cơ bản cho mình
9


mà có thể không cần phải sự dẫn dắt của thầy cô. Trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa
ra một số nội dung và cách thức thực hiện theo tôi là đưa đến hiệu quả cao trong
giảng dạy
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Nội dung 1: Thực hiện bài tính chất hóa học của axit (tiết 5, chương trình
hóa học 9)
I.
Mục Tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được axit làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với
kim loại, với bazơ, với oxit bazơ; Nắm được phản ứng trung hòa axit với bazơ và
sơ lược được axit mạnh và axit yếu.
2/ Kĩ năng: Tiếp tục giáo dục các em kĩ năng thí nghiệm thực hành, kĩ năng lập
PTHH,.
3/ Có ý thức tự giác trong học tập thông qua hứng thú học tập
II.
Chuẩn Bị:
* Giáo viên:
Số lượng

Dụng cụ - hóa chất

Cách làm cũ

Cách làm mới

(biểu diễn)

(nhóm HS thực hiện)

ống nghiệm

4 cái

16 cái

ống hút hóa chất

2 cái

5 cái

giá ống nghiệm

1 cái

4 cái

Axit HCl


1 lọ

4 lọ

Quỳ tím

1 mẫu

4 mẫu

Kim loại Zn (viên)

1 lọ

1 lọ

Dung dịch NaOH

1 lọ

1 lọ

Đồng oxit CuO

1 lọ

1 lọ

Như vậy so với việc giáo viên thực hiện thí nghiệm biểu diễn thì về cơ bản
chúng ta chỉ phải bố trí thêm dụng cụ làm thí nghiệm, còn số lượng mẫu hóa chất

cơ bản được giữ nguyên vì rằng ngoài việc tổ chức cho các nhóm thực hiện được
thí nghiệm thì tôi còn cho các em “xoay vòng” để thực hiện hết các thí nghiệm theo
yêu cầu nhưng để nguyên tại chỗ dụng cụ và hóa chất.
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
10


Thí nghiệm nhóm nhỏ, gợi nhớ, hỏi đáp, phương pháp thu thập ý kiến
IV. Bài Giảng:
1/ Ổn định: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Viết phương trình hóa học điều chế lưu huỳnh đioxit từ Na2SO3
- Từ SO2 hãy viết các phương trình hóa học để tạo ra: CaSO3; H2SO3;
Na2SO3
3/ Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: (20’-25’) Tìm hiểu các tính chất hoá học của Axit:
Giáo Viên
Học Sinh
- Tạo động cơ, hứng thú
- Phân tích vấn đề
- Phân công công việc: Với nội dung axit
- Nhận nhiệm vụ từ giáo viên, cử
có bốn tính chất hóa học cơ bản nên tôi
thư ký của nhóm
chia và cân đối học sinh thành bốn nhóm.
Sau khi đã chia nhóm, cử nhóm trưởng,
- Nghe hướng dẫn các thí nghiệm
chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và hoá chất, tôi
hướng dẫn cho học sinh tiến hành làm thí
- Các nhóm lần lượt thực hiện các

nghiệm:
thí nghiệm theo yêu cầu:
* HCl làm đổi màu quỳ tím (nhóm 1)
+ Nhóm trưởng điều khiển các
* HCl tác dụng với Zn (nhóm 2)
thành viên của nhóm thực hiện thí
* HCl tác dụng với dung dịch NaOH đã
nghiệm
pha sẵn một giọt phenol (nhóm 3)
+ Thư ký ghi chép lại diễn biến của
* HCl tác dụng với CuO (nhóm 4)
thí nghiệm
Sau khi thực hiện thì các nhóm xoay
+ các thành viên còn lại phải thảo
vòng, đổi vị trí cho nhau và lần lượt làm
luận và cùng nhau thực hiện thí
các thí nghiệm khác. Để nguyên dụng cụ,
nghiệm
hóa chất chỉ thay đổi vị trí con người
- Giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện
và giải đáp các vướng mắc của các em nếu

- Sau khi thực hiện xong lượt cuối cùng,
- Cử đại diện kết luận và viết
tôi yêu cầu đại diện hai nhóm kết luận
phương trình hóa học
về các tính chất hóa học của axit, hai
nhóm còn lại cử đại diện nhận xét và
viết các phương trình hóa học lên bảng
Như vậy với thời gian từ 20 – 25’ các nhóm có thể thực hiện xong cả bốn thí

nghiệm kiểm chứng tính chất hóa học của axit và các em có thể kết luận được các
tính chất hóa học của axit mà không cần sự trình bày của giáo viên. Bản thân nhận
thấy ưu điểm hơn rất nhiều so với cách làm cũ với đại đa số là giáo viên biểu diễn
các thí nghiệm, học sinh chỉ quan sát, chấp nhận kết quả và kết luận của giáo viên.
11


Hoạt động 2: (5’) Tìm hiểu axit mạnh và axit yếu:
Giáo Viên
Học Sinh
- Cho học sinh tự tìm hiểu trước và nêu
lên những axit mạnh và axit yếu tương
- Từ tài liệu, nêu lên được các axit
ứng.
mạnh, axit yếu
- Nhận xét và nhấn mạnh cho các em: Các - Ghi nhớ một số axit.
axit mạnh: H2SO4; HCl…; Các axit yếu
hơn: H2SO3; H2S; H2CO3
4/ Củng cố: (6-11’)
* Yêu cầu HS viết phương trình hóa học của dung dịch H2SO4 lần lượt tác dụng
với: KOH, Al2O3, Al
* Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc) khi có 5,4 gam Al tác dụng hết với dung
dịch H2SO4
Nội dung 2: Thực hiện các thí nghiệm pha chế, cấu tạo phân tử, và tính chất hóa
học của rượu etilic:
- Chuẩn bị: thực hiện công tác chuẩn bị trước giờ dạy một ngày, với các
dụng cụ, hóa chất tương ứng như sau:
Dụng cụ - hóa chất

Số lượng


ống nghiệm

4 cái

Cốc chia độ loại 250ml

4 cái

ống hút hóa chất

4 cái

giá ống nghiệm

4 cái

Khay nhựa

4 cái

Chén sứ

4 cái

Hộp cấu tạo phân tử

4 hộp

Máy lửa


4 cái

Rượu etilic

4 lọ

Natri

4 lọ

Ghi chú

- Tổ chức hoạt động:
+ Giới thiệu bài, giới thiệu về công thức phân tử rượu etilic.
+ Chia lớp học thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, phân dụng cụ, hóa
chất cho các nhóm
12


+ Yêu cầu tìm hiểu về tính chất vật lí, cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
của rượu etilic.
+ Hướng dẫn các nhóm quan sát màu sắc, pha chế 100ml rượu 50o; Lắp cấu
tạo phân tử rượu etilic; Thực hiện tính chất đốt cháy rượu etilic và phản ứng của
rượu etilic với Na.
+ Với nội dung bài học này thì tôi lại cho các nhóm thực hiện luôn cả 4 thí
nghiệm kiểm chứng tính chất vật lí, lắp ghép cấu tạo phân tử, rượu tác dụng với O 2,
rượu tác dụng với Na.
+ Quan sát, giúp đỡ các em thực hiện
+ Yêu cầu các nhóm đưa ra sản phẩm của mình và có thể cho đại diện các

nhóm bổ sung cho nhau.
+ Tổng kết các hoạt động, nhận xét, bổ sung cho các nhóm, tuyên dương,
phê bình...
Thời gian từ 25 – 30’ các nhóm có thể thực hiện xong đồng thời cả bốn thí
nghiệm theo yêu cầu, các em kết luận và nắm được các kiến thức về rượu etilic. Tôi
vẫn còn một quỹ thời gian khoảng 8 – 10 phút củng cố, rèn kĩ năng cho các em
thông qua các bài tập nhỏ.
Bên cạnh các nội dung đưa ra làm ví dụ ở trên, còn các nội dung khác ở
chương tình hóa học 9 mà tôi đã áp dụng thành công kĩ thuật dạy học tích cực này:
Tiết
ppct

Tên bài

Ghi chú

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
2

Tính chất hóa học của oxit – khái quát sự phân
loại oxit

3, 4

Một số oxit quan trọng

6, 7

Axit suphuric


9

Thực hành tính chất hóa học của oxit, axit

11

Tính chất hóa học của bazơ

12, 13

Một số bazo quan trọng

14

Tính chất hóa học của muối

15

Muối natriclorua NaCl

19

Thực hành tính chất hóa học của bazo, muối

13


Chương 2: Kim loại
21 - 22


Tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại

23

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

24

Nhôm

25

Sắt

27

Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị
ăn mòn

29

Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học
30

Tính chất chung của phi kim

33


Cacbon

37

Axit cacbonic và muối cacbonat

42

Thực hành tính chất hóa học của phi kim và
hợp chất của chúng
Chương 4: Hidrocacbon – Nhiên liệu

43

Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu


47

Axetilen

48

Benzen

49

Dầu mỏ và khí thiên nhiên


50

Nhiên liệu

52

Thực hành tính chất hóa học của hidrocacbon
Chương 5: Dẫn xuất của hidrocacbon – polime

55, 56

Axit axetic – Mối liên hệ giữa etilen, rượu
14


etilic và axit axetic
58

Chất béo

60

Thực hành tính chất hóa học rượu và axit

61-62

Glucozo, Saccarozo

63


Tinh bột và xenlulozo

64

protein

67

Thực hành: Tính chất của gluxit

c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện giải pháp, biện pháp như đã nêu trên tôi rất nghiêm khắc trong
các hoạt động:
- Thu thập các thông tin về học sinh của mình;
- Nghiêm túc bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để lựa chọn mục tiêu về kiến
thức, kĩ năng cần đạt được khi thực hiện thí nghiệm;
- Quyết định số lượng học sinh, cách chia nhóm, cách tổ chức hoạt động
nhóm để làm thí nghiệm, chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu cần thiết;
- Giám sát can thiệp, hỗ trợ giúp đỡ học sinh;
- Đánh giá hoạt động của các nhóm về ý thức làm việc và kết quả làm việc
Trên cơ sở các hoạt động trên, tôi còn luôn thực hiện nghiêm túc các nguyên
tắc trong đổi mới phương pháp dạy học đã được tập huấn qua các chuyên đề:
- Tùy vào mục đích dạy học, nội dung và yêu cầu cũng như mức độ khó, dễ
của thí nghiệm mà lựa chọn cách chia nhóm sao cho phù hợp;
- Nhiệm vụ giao cho các nhóm phải rõ ràng, cụ thể, phải có mức độ đòi hỏi
nhất định để tạo động cơ, hứng thú cho học sinh, để các em nhận thấy được tác
dụng của thí nghiệm. Tùy vào mục đích dạy học, nội dung bài học mà có thể giao
cho các nhóm những thí nghiệm khác nhau hoặc giống nhau;
- Cần xác định đúng trọng tâm nội dung kiến thức cần truyền đạt để đưa ra
các thí nghiệm phù hợp, tránh tình trạng đưa ra những thí nghiệm lệch hướng so

với bài dạy gây cho học sinh khó khăn trong việc kiểm chứng kiến thức cần đạt;
- Sau khi giao nhiệm vụ cần cụ thể hóa những yêu cầu và khống chế về mặt
thời gian để tránh tình trạng thiếu thời gian cho các phần sau;
- Phải chú ý khâu quản lí lớp để các nhóm thực hiện thí nghiệm đạt yêu cầu
và đặc biệt là mọi thành viên trong nhóm đều phải thực hiện;
- Phải có sự đánh giá công bằng, khách quan giữa các nhóm, để có nhận xét
cơ bản kịp thời về sự tích cực cũng như sự hạn chế của các cá nhân học sinh
- Thái độ của giáo viên cũng là nhân tố rất quan trọng trong việc góp phần
vào sự thành công của tiết học vì mọi hoạt động dạy học luôn diễn ra sự tương tác
15


về tâm lý, hoàn cảnh giữa giáo viên với học sinh. Giáo viên ngoài dạy kiến thức
còn truyền cho các em sinh khí để học tập.
Về phía học sinh tôi luôn trang bị cho các em những kĩ năng thái độ đúng
đắn nghiêm túc ngay từ những tiết học đầu tiên của năm học, đó là:
- Phải có sự chuẩn bị về kiến thức cũ có liên quan và có sự động não tư duy;
- Phải có ý thức tự giác, tích cực chủ động tham gia làm thí nghiệm;
- Tuân theo sự phân công của nhóm trưởng, có tinh thần xây dựng tập thể,
thấy được vai trò của mình trong nhóm;
- Nghe theo sự định hướng của giáo viên, không tự ý thực hiện những thí
nghiệm ngoài yêu cầu hoặc nghiên cứu những vấn đề khác vấn đề giáo viên yêu
cầu;
- Đảm bảo thực hiện thí nghiệm thành công, khẩn trương và đúng thời gian
quy định;
- Phải có nhóm trưởng và thư ký.
d. Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Các biện pháp giải pháp đã nêu ở trong đề tài có thể dùng cho giáo viên
tham khảo khi dạy các tiết tiếp nhận kiến thức mới, tiết luyện tập và đặc biệt là tiết
thực hành.

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
* Kết quả khảo nghiệm.
Đề tài này được thực nghiệm đối với học sinh lớp 9A1,2,3 năm học 20122013, sử dụng cho lớp 9A5 năm học 2013-2014 và đang được nhân rộng cho các
lớp khác trong khối 9 do đồng nghiệp khác giảng dạy tại trường. Sau khi thực
nghiệm và áp dụng đề tài đã tạo cho các em hứng thú học tập rõ rệt, làm cho tiết
học không nhàm chán, các em nắm kiến thức trên cơ sở những gì mình kiểm chứng
được. Những em học sinh yếu kém cũng rất hưng phấn trong quá trình làm thí
nghiệm và luôn muốn thể hiện những gì hiểu biết của mình.
Bảng thống kê.
* Chất lượng học tập của học sinh sau khi áp dụng đề tài.
- Kết quả học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt nhất là những bài kiểm tra
nhỏ sau mỗi tiết dạy.
- Khả năng khắc sâu kiến thức của học sinh khá tốt thông qua các tiết dạy
trên lớp và các bài kiểm tra sau khi áp dụng đề tài.
- Bảng chất lượng bộ môn do tôi phụ trách trong năm học 2012-2013
G
K
Tb
Y
Kém
SĨ SỐ
LỚP
SL
%
SL
%
SL
% SL
%
SL

%
9A1
34
8 23.5 11 32.4 13 38.2 2
5.9
9A2
34
5 14.7 12 35.3 16 47.1 1
2.9
9A3
33
7 21.2
8 24.2 15 45.5 3
9.1
Tổng
101 20 19.8 31 30.7 44 43.6 6
5.9

16


* Chất lượng bộ môn hóa học lớp 8A5 năm học 2012-2013.
G
K
Tb
Y
Kém
LỚP SĨ SỐ
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A5
37
3 8.1
7 18.9 18 48.6 7 18.9 2
5.5
* Chỉ tiêu chất lượng đến cuối năm học 2013-2014
G
K
Tb
Y
Kém
LỚP SĨ SỐ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A5
36

6 16.7
12 33.3 16 44.4 2 5.6
* Giá trị khoa học.
Trong quá trình dạy học, bằng những kinh nghiệm của bản thân trong thực
tiễn giảng dạy tôi thấy có hiệu quả nhất định nên đã mạnh dạn đưa ra đề tài về kinh
nghiệm “Dạy học tích cực thông qua thí nghiệm nhóm ở học sinh” và đã đưa vào
áp dụng. Với kết quả đạt được như đã thống kê ở trên tuy chưa cao nhưng đã góp
phần lớn vào sự kích thích sự hứng thú học tập, giúp học sinh chủ động, tích cực
trong học tập môn hóa học. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng
như chất lượng giáo dục nói chung.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :
III.1. Kết luận. Sau một thời gian thực hiện kiểm chứng và hoàn thành đề
tài, tôi đã thu được một số kết quả sau đây :
- Tiếp tục nắm chắc được các phương pháp dạy học tích cực nói chung, đối
với bộ môn hóa học nói riêng, trong đó đi sâu tìm hiểu về kĩ thuật dạy học thực
hiện thí nghiệm nhóm nhỏ, đồng thời đưa ra một vài nhận xét về thực trạng nghiên
cứu và sử dụng kĩ thuật dạy học thực hành nhóm nhỏ;
- Đưa ra các nguyên tắc áp dụng và lựa chọn nội dung, quy trình thiết kế,
cách tổ chức nhóm học sinh làm thí nghiệm;
- Đã tiến hành được công tác khảo sát qua quá trình tổ chức dạy học để kịp
thời điều chỉnh những lệch lạc của cả thầy và trò trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu dạy – học;
- Bản thân tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích từ việc nghiên cứu
các tài liệu liên quan.
III.2. Kiến nghị.
* Đối với các cấp ngành:
- Tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực cho giáo viên
- Tiếp tục cho phát huy hoạt động cụm tổ chuyên môn để tạo cơ hội cho giáo
viên được giao lưu, học hỏi lẫn nhau

- Chú trong thanh, kiểm tra công tác đổi mới phương pháp dạy học và có sự
biểu dương kịp thời các cá nhân, đơn vị sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
có hiệu quả
- Phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học
17


* Đối với nhà trường :
- Tiếp tục có sự khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ;
- Tổ chức thường xuyên các giờ dạy có đổi mới phương pháp dạy học cho
giáo viên tham khảo và học tập lẫn nhau ;
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện – học sinh
tích cực ;
- Tạo điều kiện bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hằng năm cho
các bộ môn
* Đối với đồng nghiệp:
- Khai thác tối đa các dụng cụ và hóa chất có hiệu quả
- Chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng thực hành
thí nghiệm cho học sinh thông qua các bài lên lớp, đặt yêu cầu này trở thành yêu
cầu cấp thiết trong mỗi giờ học. Bởi lẽ việc học sinh được trang bị kĩ năng sống, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng làm việc theo nhóm... là mục
đích cuối cùng của quá trình giáo dục
- Tiếp tục rèn luyện, phát huy tinh thần tự học, sáng tạo, tìm hiểu các phương
pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, đặc biệt kĩ thuật dạy học bằng thí nghiệm đối với
bộ môn hóa học nhằm ngày càng nâng cao hứng thu cho học sinh và nâng cao chất
lượng bộ môn.
Trên đây là một trong những kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá
trình giảng dạy. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp tôi xin chân thành cảm

ơn và tiếp thu mọi ý kiến nhằm ngày càng hoàn thiện mình hơn./.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học trung
học cơ sở ;
- Sách giáo khoa hóa 8, hóa 9
- Sách giáo viên hóa 8, hóa 9
- Tạp chí Hóa học và ứng dụng của Hội hóa học Việt Nam
- Tạp chí Giáo dục & thời đại
- Website Hỗ trợ dạy học tích cực tại giaoducphothong.edu.vn

19



×