Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN THÀNH PHẦN LOÀI LỚP HAI MẢNH VỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ MỸ THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐIỀU KIỆN
MÔI TRƯỜNG ĐẾN THÀNH PHẦN LOÀI
LỚP HAI MẢNH VỎ (Bivalvia) TẠI
SÔNG TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ MỸ THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐIỀU KIỆN
MÔI TRƯỜNG ĐẾN THÀNH PHẦN LOÀI
LỚP HAI MẢNH VỎ (Bivalvia) TẠI
SÔNG TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành

: Sinh thái học

Mã số

: 60.42.01.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

Đà Nẵng, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa có ai nghiên cứu.
Tác giả

Phan Thị Mỹ Thanh


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

ASPT

: Điểm số trung bình cho các đơn vị phân loại
(Average Score Per Taxon)

BMWP


: Hệ thống quan trắc sinh học
(Biological Monitoring Working Party)

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CCA

: Phân tích hợp chuẩn
(Canonical correspondence analysis)

DO

: Hàm lượng oxy hòa tan (Disssolved oxygen)

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

ĐHKHTN

: Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐHQGHN

: Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐVĐ


: Động vật đáy

ĐVN

: Động vật nổi

ĐVKXS

: Động vật không xương sống

ĐVKXSCL : Động vật không xương sống cỡ lớn
KHCN&MT : Khoa học Công nghệ và Môi trường
NXB

: Nhà xuất bản

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QL

: Quốc lộ


TDS

: Tổng chất rắn hòa tan


TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

VQG

: Vườn quốc gia

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng
Địa điểm và vị trí thu mẫu

Trang
Error:
Refere
nce

2.1

source
not
Đặc điểm sinh cảnh các điểm thu mẫu

found

Error:
Refere
nce

3.1

source
not
found
Tổng hợp kết quả đo các chỉ tiêu thủy lý, hóa học khu Error:
vực nghiên cứu

Refere
nce

3.2

source
not

3.3

Số lượng họ, giống và loài của Bivalvia ở sông Tam Kỳ

found
Error:
Refere


nce

source
not
found
So sánh các taxon thuộc lớp Bivalvia tại khu vực Error:
nghiên cứu và các khu vực khác ở Miền Trung - Việt Refere
3.4

Nam

nce
source
not

found
Mối quan hệ thành phần loài giữa hai mảnh vỏ ở sông Error:
Tam Kỳ, Quảng Nam với một số thủy vực khác ở Miền Refere
3.5

Trung

nce
source
not

Số lượng loài ở các điểm thu mẫu

found
Error:
Refere
nce


3.6

source
not
Số lượng cá thể của các loài theo mùa

found
Error:
Refere

3.7

nce
source
not

3.8

found
Tổng hợp số liệu tính chỉ số đa dạng sinh học của các Error:


loài ở mùa khô

Refere
nce
source
not


found
Tổng hợp số liệu tính chỉ số đa dạng sinh học của các Error:
loài ở mùa mưa

Refere
nce

3.9

source
not
found

3.10

Tổng kết công tác kiểm tra xử lý việc khai thác cát
ở sông Tam Kỳ

71

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang
Error:
Refere

1.1


Bản đồ phân bố các đơn vị hành chính thành phố Tam
Kỳ

nce
source
not

1.2

Phân bố thủy hệ thành phố Tam Kỳ

found
Error:
Refere


nce
source
not
found
Error:
Refere
2.1

Sơ đồ các điểm thu mẫu

nce
source
not


3.1
3.2
3.3

Tỷ lệ số loài của mỗi họ thuộc lớp hai mảnh vỏ
So sánh các taxon ở vùng nghiên cứu và các khu vực
khác ở Miền Trung - Việt Nam
Corbicula lamarckiana Prime, 1864

found
49
50
53
Error:
Refere

3.4

Corbicula baudoni Morlet, 1886

nce
source
not

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10
3.11
3.12

Corbicula bocourti Morlet, 1865
Corbicula cyreniformis Prime, 1860
Corbicula blandiana Prime, 1864
Oxynaia micheloti Morlet, 1886
Lanceolaria grayii Griffith et Pidgeon, 1833
Limnoperna siamensis Morelet, 1866
Số lượng cá thể của các loài theo mùa
Chỉ số ĐDSH ở hai mùa

found3
54
55
56
57
58
59
63
Error:
Refere
nce
source


not
found
3.13

3.14
3.15
3.16

Sơ đồ thể hiện tính tương đồng về thành phần loài ở các
điểm thu mẫu vào mùa khô
Không gian 2 chiều MDS về thành phần loài ở các
điểm thu mẫu vào mùa khô
Sơ đồ thể hiện tính tương đồng về thành phần loài ở các
điểm thu mẫu vào mùa mưa
Không gian 2 chiều MDS về thành phần loài ở các
điểm thu mẫu vào mùa mưa

67
67
68
69


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp huyện
Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp
huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Tam Kỳ là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa
phương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng. Sông Tam Kỳ là hợp
lưu của 10 con sông suối nhỏ, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chảy theo
hướng Tây - Đông xuống dòng chính tại Xuân Bình - Phú Thọ, xã Tam Trà,

huyện Núi Thành, rồi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy ra cửa An Hòa
(Núi Thành). Diện tích lưu vực khoảng 800km 2. Do nằm trong vùng nhiều
mưa, rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương đối điều hòa theo
mùa. Lưu lượng lớn nhất của sông Tam kỳ là 20,7m3/s.
Sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ngoài chức năng cung cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, còn có nguồn lợi thủy sản phong phú, là
nguồn cung cấp thực phẩm hằng ngày cho nhân dân địa phương. Trong đó,
nhóm động vật hai mảnh vỏ thuộc ngành thân mềm nước ngọt là nhóm sinh
vật đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt.
Tại các thủy vực nước ngọt, lớp hai mảnh vỏ tham gia vào các quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng, là mắt xích quan trọng trong mạng lưới
thức ăn và tạo sự cân bằng sinh thái cho các thủy vực. Ngoài ra, nhiều loài
còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các thủy vực [5]. Mặt
khác, đối với con người, động vật hai mảnh vỏ không chỉ cung cấp giá trị
thương phẩm mà các mảnh vỏ của chúng cũng được con người sử dụng làm
thủ công mĩ nghệ, trang sức... Chính vì vậy, đã có nhiều loài động vật thuộc
lớp hai mảnh vỏ được con người thuần hóa và đưa vào nuôi trồng mang lại
giá trị kinh tế cao.


2

Tuy nhiên, tại các thủy vực nước ngọt, hai mảnh vỏ luôn chịu tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp của các điều kiện môi trường đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của chúng. Bên cạnh việc đánh bắt, khai thác thủy sản
nước ngọt ngày càng gia tăng cùng với môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt
động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm suy giảm số lượng, mất cân
bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm của sông theo các
đoạn khác nhau đã ảnh hưởng đến thành phần loài động vật không xương
sống theo xu hướng môi trường càng ô nhiễm thì số loài động vật không

xương sống càng giảm [6],[18].
Sông Tam Kỳ là con sông nằm trong khu vực thành phố Tam Kỳ nên
chịu tác động nhiều của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa như hoạt
động khai thác khoáng sản, khu công nghiệp, chợ Tam Kỳ, nước thải từ các
bệnh viện, rác thải sinh hoạt... Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng các yếu
tố môi trường đến thành phần loài lớp hai mảnh vỏ để tìm ra những giải
pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại hệ thống sông Tam Kỳ, góp phần phát
triển bền vững đa dạng sinh học là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong
tương lai.
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng cũng có nhiều
tác giả nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi trường nước ảnh hưởng đến động
vật không xương sống ở các thủy vực hoặc sử dụng động vật không xương
sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng môi trường nước như công trình nghiên
cứu của Hồ Thanh Hải (2006) về thành phần động vật không xương sống ở
nước hệ thống sông Vu Gia, sông Bung, sông Tranh, sông Cái [1], hay nhóm
tác giả Võ Văn Phú (2009) nghiên cứu về thành phần loài động vật không
xương sống ở hồ Phú Ninh [15]. Tuy nhiên, tại hệ thống sông Tam Kỳ chưa
có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này.


3

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng các điều kiện môi trường đến thành phần loài lớp Hai mảnh vỏ
(Bivalvia) tại sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam". Trên cơ sở n ghiên cứu
thành phần loài của lớp Hai mảnh vỏ, đánh giá các tác động của điều kiện môi
trường, đề xuất những giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
2. Mục đích của luận văn
- Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài và đặc điểm phân bố lớp Hai

mảnh vỏ ở sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến đặc điểm
phân bố lớp Hai mảnh vỏ ở sông Tam Kỳ.
- Đề xuất được những giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản nước ngọt tại khu vực nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu động vật thuộc lớp Hai mảnh vỏ
(Bivalvia) ở sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu được
tiến hành trong 8 đợt thu mẫu, 4 đợt vào mùa khô, 4 đợt vào mùa mưa với 10
điểm thu mẫu mang tính đặc trưng thuộc sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiển
Cung cấp những thông tin về thành phần loài và đặc điểm phân bố của
động vật Hai mảnh vỏ nước ngọt tại khu vực nghiên cứu và những ảnh hưởng
của điều kiện môi trường đến đặc điểm phân bố.
Là cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý tài
nguyên sinh vật, phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững.


4

5. Những đóng góp mới của Luận văn
Lần đầu tiên cung cấp những thông tin về thành phần loài và đặc điểm
phân bố của động vật hai mảnh vỏ nước ngọt tại sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam và những ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến đặc điểm phân bố.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Luận văn không tránh
khỏi những hạn chế, học viên rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô
và các bạn.



5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƯỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI
Giai đoạn đầu của hoạt động nghiên cứu thủy sinh học nước ngọt thực sự
chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ XIX với những nghiên cứu về động vật giáp xác nhỏ
trong nước hồ ở Đức của Muller (1845) và của Eransmus ở Thụy Sỹ với thuật
ngữ “plankton” lần đầu tiên được đề xuất. Cùng với các hoạt động nghiên cứu
chế độ nước của hồ Leman ở Thụy Sỹ của Forel (1892-1895), có thể coi đây
là những cơ sở đầu tiên của Hồ ao học (Lymnology) cũng như của thủy sinh
học nước ngọt thế giới.
Giai đoạn thứ hai của sự phát triển thủy sinh học nước ngọt bắt đầu
từ đầu thế kỷ thứ XX. Cùng với sự phát triển của hồ ao học nói chung và
sự phát triển của kỹ thuật khảo sát, đặc biệt là kỹ thuật, thiết bị định
lượng, thủy sinh học nước ngọt bắt đầu đi vào nghiên cứu các vấn đề lý
luận về chu trình vật chất trong thủy vực với sự tham gia của thủy sinh
vật, năng suất sinh học của thủy vực, cơ chế, mối quan hệ và hệ quả của
các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thủy vực - được coi
như một hệ sinh thái ở nước.
Thân mềm ở nước giai đoạn này có thể kể đến các công trình của Yule và
Yong (2004) đã thống kê được hơn 150 loài Chân bụng (Gastropoda) và Hai
mảnh vỏ (Bivalvia), trong đó có 6 bộ và 20 giống Gastropoda; 5 bộ và 12
giống Bivalvia. Riêng lớp Bivalvia trên thế giới, Bogan (2008) đã xác định có
ít nhất 19 họ thuộc 3 phân lớp

Bivalvia sống ở nước ngọt. Riêng bộ


Unionoformes có 6 họ, 180 giống và 800 loài sống trong môi trường nước
ngọt [41],[64].


6

Đặc biệt từ năm 2002-2008, dự án “Đánh giá ĐDSH động vật nước
ngọt” (FADA) được thực hiện bởi 163 nhà khoa học trên thế giới nhằm
đánh gia tổng quan về mức độ ĐDSH ở bậc, giống và loài động vật, thực
vật trong các hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới [38]. Ngoài ra, các kết
quả đánh giá đa dạng động vật nước ngọt toàn cầu còn công bố trên tạp
chí Hydrobiologia (2008) với hơn 50 bài báo khoa học. Các kết quả
nghiên cứu này đã thống kê cơ bản hiện trạng ĐDSH động vật ở nước ở
các bậc phân loại khác nhau cùng với vùng phân bố của chúng. Đây là
những công trình có giá trị, góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu
phân loại học và địa động vật học về động vật ở nước, đặc biệt là
ĐVKXS.
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về ĐVKXS nước ngọt trên thế giới chủ
yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học và đặc điểm sinh
học, sinh thái học của loài, mối tương quan với môi trường. Các nghiên cứu
tổng hợp về thành phần loài và đặc điểm phân bố nhằm mục đích cung cấp
dẫn liệu khoa học, làm cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, bảo tồn và
phát triển bền vững còn hạn chế.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM
Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2002),
Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007) các nghiên cứu về ĐVKXS nước
ngọt ở Việt Nam được bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX với công trình nghiên
cứu về ốc nước ngọt của Crosse và Fisher (1863). Nghiên cứu thủy sinh học
nước ngọt nói chung và ĐVKXS nước ngọt nói riêng được chia thành hai giai
đoạn chính: trước năm 1945 (trước cách mạng tháng Tám) và từ năm 1945

đến nay (sau cách mạng tháng Tám) [28].


7

Giai đoạn trước năm 1945: Trong giai đoạn này các nghiên cứu về
ĐVKXS còn ít, các nghiên cứu chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề liên
quan đến lĩnh vực phân loại học và một phần về phân bố địa lý, mặt khác các
nghiên cứu đều do các tác giả người nước ngoài thực hiện. Pavie (1904) đã
công bố các kết quả nghiên cứu về thành phần loài trai, ốc, tôm, cua nước
ngọt lưu vực sông Mêkông giai đoạn cuối thế kỷ XIX [22],[28]. Nghiên cứu
về trai và ốc cũng theo Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007), trong thời
kỳ này có thể kể đến các công trình quan trọng của Crosse và Fisher (1863),
Fisher (1891), Fisher và Dautzenberg (1904), Dautzenberg và Fisher (19051908) là những tài liệu rất cơ bản về trai, ốc nước ngọt Việt Nam [28].
Giai đoạn từ 1945 đến nay: Các nghiên cứu về thủy sinh vật nói chung
và các nghiên cứu về khu hệ ĐVKXS ở Việt Nam trong giai đoạn này đã có
sự phát triển rõ rệt. Đặc biệt có rất nhiều công trình nghiên cứu là do các nhà
khoa học Việt Nam thực hiện. Đồng thời, việc thành lập nhiều cơ sở nghiên
cứu thủy sinh học nước ngọt đã bước sang thời kỳ nghiên cứu mở rộng và
hiện đại. Nhất là sau 1975, nghiên cứu thủy sinh học, trong đó có ĐVKXS
nước ngọt đã có những bước phát triển mới với lực lượng khoa học thống
nhất cả nước, được tổ chức lại phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển đất
nước [22],[25],[28].
Một trong những hướng nghiên cứu quan trọng là nghiên cứu về khu hệ
ĐVKXS nước ngọt nhằm bổ sung, hoàn thiện khu hệ ĐVKXS nước ngọt Việt
Nam, sắp xếp và bổ sung về vị trí phân loại của một số nhóm đã biết. Các
nghiên cứu có tính chất toàn diện về ĐVKXS nước ngọt ở miền Bắc Việt
Nam là của Đặng Ngọc Thanh (1980) và Đặng Ngọc Thanh và cộng sự
(1980), tuy khi đó chưa có những dẫn liệu về nhóm côn trùng thủy sinh. Gần
đây, có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài, đặc trưng phân bố,

miêu tả thêm loài mới hoặc tu chỉnh vị trí phân loại nhiều nhóm ĐVKXS


8

nước ngọt. Trong đó công trình được xem là có tính tổng hợp về các nghiên
cứu thủy sinh học thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam là: “Thủy sinh học
các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam” (Đặng Ngọc Thanh và cộng sự,
2002). Trong đó, các tác giả đã thống kê số lượng loài ĐVKXS nước ngọt đã
biết của Việt Nam.
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ĐDSH
các nhóm ĐVKXS ở nước. Các kết quả nghiên cứu này không những cung
cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ nghiên cứu cơ bản mà còn sử dụng để
đánh giá tổng hợp về tài nguyên thiên nhiên, góp phần giải quyết những
vấn đề cấp thiết của đời sống. Có thể kể đến các công trình của Nguyễn
Xuân Quýnh và cộng sự (2004) đã đưa ra dẫn liệu về thành phần ĐVKXS
tại một số thủy vực thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với 116 loài
thuộc 93 họ và 9 lớp. Trong đó, Insecta là nhóm phong phú và đa dạng hơn
cả, bao gồm 67 họ trong tổng số 93 họ đã gặp (chiếm 72,1%). Thành phần
loài chủ yếu là ĐVĐ (chiếm 93,5% tổng số họ), ĐVN chiếm rất ít (chỉ
chiếm 6,5% tổng số họ đã gặp) [20]. Công trình tiếp theo của Nguyễn Xuân
Quýnh và cộng sự (2007, 2008) về thành phần ĐVKXS ở nước sông Đáy,
sông Nhuệ (tỉnh Hà Nam) đã xác định được 150 loài thuộc 70 họ, 11 lớp, 6
ngành ĐVKXS. Chỉ số đa dạng H ’ trung bình của sông Đáy là 2,48 (tính
cho ĐVN), tương ứng với mức độ đa dạng trung bình khá. Sông Nhuệ có
chỉ số H’ dao động từ 1,37-1,83, trung bình là 1,64. Như vậy ĐDSH tại đây
ở mức trung bình kém [20],[52],[54]. Cũng trong năm 2006-2007, Nguyễn
Quang Huy và cộng sự đã xác định 45 loài ĐVN và 74 loài ĐVĐ tại vùng
cửa sông Bạch Đằng [51].
Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Thanh Hải và Đặng Ngọc Thanh (2005)

về các thủy vực nội địa ở Đồng Bằng sông Cửu Long xác định được 98 loài
giáp xác, trong đó có nhóm Cladocera: 38 loài, Copepoda: 30 loài và tôm cua


9

nước ngọt: 25 loài, 62 loài trai ốc, 24 loài giun nhiều tơ, 16 loài giun ít tơ, 83
loài trùng bánh xe, 27 họ ấu trùng, côn trùng ở nước. Kết quả nghiên cứu còn
cho thấy: Khu hệ ĐVKXS ở đây mang nhiều sắc thái của vùng Ấn Độ - Mã
Lai. Do sự sai khác về chế độ khí hậu, chế độ thủy văn giữa hai miền Nam và
Bắc Việt Nam đã tạo nên đặc trưng phân bố Bắc Nam của khu hệ thủy sinh
vật các thủy vực nội địa Việt Nam, đặc trưng này thể hiện rõ ở giáp xác và
thân mềm [10].
Kết quả nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS vùng cửa sông Cả và một số đầm
nuôi tôm phụ cận ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh của Nguyễn Huy Chiến (2007)
đã phát hiện 328 loài thuộc 211 giống, 126 họ, 46 bộ. Trong đó có 131 loài
nước ngọt, ĐVN: 70 loài, ĐVĐ: 61 loài. Copepoda và Cladocera có số loài
nước ngọt bằng nhau với 21 loài, Rotatoria: 22 loài, các nhóm khác: 6 loài.
Gastropoda có số loài lớn nhất với 26 loài, Bivalvia: 12 loài, Polychaeta: 2
loài, Crustacea: 17 loài, các nhóm khác: 4 loài. Tác giả đã nhận định, nhìn
chung, vào mùa khô, số loài ít hơn mùa mưa [3].
Kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học ĐVĐ không xương sống cỡ
lớn và chất lượng nước sinh học nền đáy tại sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long
An của tác giả Lê Văn Thọ, Phan Doãn Đăng (2011). Tác giả ghi nhận
được 41 loài, thuộc 6 lớp, 3 ngành. Nhóm các loài thân mềm hai mảnh vỏ
và ấu trùng côn trùng có thành phần loài đa dạng nhất. Nhóm các loài hến
sông, trai bám và ấu trùng muỗi là những nhóm loài phân bố với mật độ
cao và chiếm ưu thế. Nhóm các loài ấu trùng côn trùng, trai sống bám có
xu hướng tăng lên cho thấy chất lượng nước nền đáy trong khu vực đang
được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn tình trạng ô nhiễm [29].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy (2010) về ĐDSH
ĐVKXS ở sông Đáy, sông Nhuệ thuộc địa phận tỉnh Hà Nam và sự biến
đổi của nó dưới ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế, xã hội đã xác định


10

210 loài thuộc 7 ngành, 12 lớp, 29 bộ và 81 họ. Trong đó, chiếm ưu thế là
các nhóm Crustacea (27,6%), Rotatoria (21%), Insecta (19,5%) và
Gastropoda (11,9%), ĐVN có 93 loài và ĐVĐ là 117 loài. Khu hệ ĐVKXS
thu được mang tính chất khu hệ vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là các loài
phân bố rộng, phổ biến ở các sông vùng đồng bằng Bắc Việt Nam. Tác giả
đã đi sâu phân tích biến động thành phần loài ĐVKXS theo mùa, theo các
tuyến thu mẫu; đánh giá hiện trạng ĐDSH ĐVKXS tại khu vực nghiên cứu
thông qua các chỉ số đa dạng; đánh giá mức độ ô nhiễm của sông thông qua
hệ thống BMWP và ASPT và bước đầu xác định xu thế biến đổi ĐDSH
ĐVKXS khu vực nghiên cứu dưới ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế, xã
hội. Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn và
phát triển ĐDSH của sông [11].
Đối với khu vực miền Trung, gần đây có kết quả khảo sát, đánh giá đa
dạng và tài nguyên sinh vật các thủy vực nước ngọt nội địa tỉnh Thừa Thiên
Huế của Hoàng Thị Bình Minh và cộng sự (2011). Các tác giả đã xác định
65 loài ĐVN và 51 loài ĐVĐ phân bố trong các thủy vực nước ngọt khu
vực nghiên cứu. Thành phần loài của các thủy vực có sự khác nhau theo
mùa và theo các dạng thủy vực. Đối với ĐVN, thủy vực sông và hồ chứa có
số lượng loài mùa khô cao hơn mùa mưa. Trong khi đó, hồ tự nhiên, ao và
ruộng lại có số lượng loài mùa mưa cao hơn mùa khô. Đối với ĐVĐ, thủy
vực sông, hồ chứa và ao có số lượng loài mùa khô cao hơn mùa mưa còn
hồ tự nhiên lại có xu hướng ngược lại. Riêng ruộng có số lượng loài ĐVĐ
không thay đổi theo mùa. Về tiềm năng tài nguyên sinh vật ở khu vực

nghiên cứu được đánh giá ở mức trung bình so với các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Đáng chú ý là ĐVN có mật độ cao nhất thuộc nhóm giáp xác chân chèo và
trong nhóm ĐVĐ, mật độ cao nhất thuộc nhóm chân bụng. Các tác giả đã
đề xuất các nhóm giải pháp tổng hợp về cơ chế, chính sách, bảo vệ môi


11

trường... nhằm khắc phục suy giảm ĐDSH thủy sinh vật tại khu vực nghiên
cứu [14].
Đối với khu vực Tây Nguyên có nghiên cứu gần đây nhất của Lê Hùng
Anh và cộng sự (2013) về đa dạng ĐVKXS cỡ lớn tại khu vực Tây Nguyên
và các loại có nguy cơ bị đe dọa. Các tác giả đã xác định được ở Tây
Nguyên có 60 loài ĐVĐ, bao gồm 17 loài giáp xác và 43 loài trai ốc, trong
đó đáng chú ý có 5 loài được coi là đặc hữu ở Việt Nam, Đồng thời, tác giả
cũng xác định nguy cơ đe dọa làm suy giảm quần thể và thu hẹp vùng phân
bố thủy sinh vật [2].
Nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước
cũng là một hướng nghiên cứu mới được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Đây là một trong những nghiên cứu ứng dụng ĐVKXS vào thực tiễn, dễ
sử dụng và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Mở đầu cho hướng nghiên
cứu này phải kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự
(2000, 2001, 2004) đã đưa ra khóa định loại đến họ các nhóm ĐVKXS ở
nước ngọt phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nước bằng
sinh vật chỉ thị. Đồng thời, các tác giả đã công bố một quy trình quan trắc
và đánh giá chất lượng nước ngọt bằng việc sử dụng sinh vật chỉ thị là
ĐVKXS cỡ lớn [18],[19],[53].
Lê Thu Hà (2003) nghiên cứu về thành phần ĐVKXS cỡ lớn và sử
dụng chúng là sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước từ suối Tam Đảo
đến sông Cà Lồ. Kết quả đã thu được 53 họ thuộc 11 bộ của ngành Chân

khớp (Arthropoda), 16 họ thuộc 3 phân lớp của ngành Thân mềm
(Mollusca), 2 họ thuộc lớp Đỉa (Hirudinea) và các đại diện của lớp Giun ít
tơ (Oligochaeta) [8].


12

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy (2010) về chất lượng nước sông
Đáy và sông Nhuệ được xác định bằng hệ thống tính điểm BMWP VIET và
chỉ số ASPT. Nhìn chung, cả sông Đáy và sông Nhuệ đã và đang bị ô
nhiễm ở các mức độ khác nhau. Sông Nhuệ (tuyến 1) đang bị ô nhiễm nặng
nề nhất, chỉ số ASPT chỉ đạt từ 1,1-3,5, chỉ số ASPT trung bình là 2,5
tương ướng với mức độ rất bẩn (Polysaprobe). Chất lượng nước tuyến 2 có
chỉ số ASPT trung bình là 4,1 (ở mức độ bẩn vừa: α-mesosaprobe). Chất
lượng nước tuyến 3 có giá trị ASPT trung bình 4,0 (ở mức độ bẩn vừa: αmesosaprobe) [11].
Nghiên cứu của Hoàng Đình Trung và cộng sự (2011) về đa dạng thành
phần loài ĐVKXS cỡ lớn và chất lượng nước mặt ở sông Hương đã xác định
37 loài trong 25 họ ĐVKXS cỡ lớn. Trong đó, ấu trùng côn trùng nước chiếm
ưu thế, phần lớn các họ này là các nhóm chỉ thị cho vùng nước sạch, có điểm
số BMWP từ 5-10 điểm. Từ các chỉ số ASPT theo hệ thống tính điểm
BMWPVIET cho thấy chất lượng nước sông Hương ở hạ lưu bị ô nhiễm hữu cơ
ở mức khá lớn. Hầu hết các chỉ số ASPT thu được đều thuộc mức bẩn vừa (αmesosaprobe). Điều này phù hợp với kết quả phân tích hóa học chất lượng
môi trường nước [31].
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên quần xã ĐVKXS
ở nước cũng là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Theo hướng nghiên cứu này, Đặng Ngọc Thanh (1980) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của nước thải thành phố Nam Định đối với thủy sinh vật trong đầm
nuôi cá cho thấy, thành phần loài nhóm Rotatoria chiếm ưu thế cả về số
lượng loài và thành phần loài ĐVN. Số lượng ĐVN không ổn định, trung
bình từ 100-200 nghìn cá thể/m 3. Về ĐVĐ, trong các đầm có nước thải chỉ

thấy chủ yếu là giun ít tơ và ấu trùng Chironomidae, gồm các loài ưa sống
trong môi trường nhiễm bẩn, giàu chất dinh dưỡng [17]. Khi nghiên cứu


13

về sông Tô Lịch, Nguyễn Xuân Quýnh (1985) đã kết luận tình trạng ô
nhiễm của sông theo các đoạn khác nhau. Đoạn từ Bưởi đến Nghĩa Đô do
có nước thải của các nhà máy: da, giấy Thụy Khuê, nhà máy bánh mỳ
Nghĩa Đô đổ vào làm cho đoạn sông này bị nhiễm bẩn nặng, thành phần
loài, số lượng ĐVN thấp (14 loài), ĐVĐ không gặp. Đoạn từ Cầu Giấy
đến Kim Giang điều kiện môi trường có phần tốt hơn (17-24 loài ĐVN và
4 loài ĐVĐ). Từ nhà máy sơn Tổng hợp đến cầu Bươu, do ảnh hưởng của
nước thải các nhà máy sơn, pin và phân lân Văn Điển, số loài ĐVKXS lại
giảm xuống (16 loài ĐVN và 2 loài ĐVĐ) nhưng không gặp ấu trùng
Chironomidae. Tác giả cũng đã xếp loại một số thủy vực nhiễm bẩn ở Hà
Nội, dự đoán xu thế phát triển của các thủy vực Hà Nội trong quá trình
công nghiệp hóa và đô thị hóa [16],[17]. Jung và cộng sự (2007) nghiên
cứu về thành phần loài và phân bố theo độ cao của quần xã côn trùng
nước ở suối tại Sapa, Lào Cai [46]. Nguyễn Huy Chiến (2007) nghiên cứu
mối quan hệ giữa nồng độ muối và độ đục với khu hệ ĐVKXS ở vùng cửa
sông Cả và các đầm nuôi tôm phụ cận [3]...
Từ sau năm 2010 hướng nghiên cứu xác định thành phần loài và mối
quan hệ gần gũi giữa các khu hệ cũng được các nhà khoa học quan tâm. Năm
2012 Hoàng Đình Trung, Hoàng Việt Quốc đã xác định được 43 loài động
vật đáy thuộc 29 giống, 16 họ và 5 lớp, ở vùng hạ lưu sông Hiếu, tỉnh
Quảng Trị: trong đó lớp Giáp xác (Crustacea) với 18 loài thuộc 11 giống, 4
họ; lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta) có 2 loài thuộc 2 giống, 2 họ; lớp Giun
ít tơ (Oligochaeta) có 3 loài thuộc 2 giống, 2 họ; lớp Chân bụng
(Gastropoda) có 12 loài thuộc 11 giống, 5 họ; lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia)

có 8 loài thuộc 3 giống, 3 họ. Đặc điểm phân bố thành phần loài động vật
đáy ở hạ lưu sông Hiếu theo không gian cho thấy ở ngã ba Gia Độ có số
lượng loài cao nhất với 27 loài, tiếp đến là làng Mai Xá Chánh 22 loài, tại


14

bến đò phường 4 có 21 loài, làng An Lạc 20 loài và thấp nhất là làng Đồng
Lai với 13 loài. Thành phần loài động vật đáy ở hạ lưu sông Hiếu khá
phong phú, có hệ số gần gũi cao nhất với thành phần loài động vật đáy ở
khu vực động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình và tính tương đồng giảm dần so
với thành phần loài động vật đáy ở sông Hương, sông Vu Gia - Thu Bồn và
hạ lưu sông Hồng [32].
Ngoài ra, có thể kể đến các nghiên cứu của Lê Thu Hà, Nguyễn Xuân
Quýnh (2001) về thành phần ĐVKXS cỡ lớn ở suối Tam Đảo, Vĩnh Phúc [7];
Phan Thị Anh Đào và cộng sự (2006) về thành phần thủy sinh vật ở một số
nhánh sông trong lưu vực sông Cầu [5]; nghiên cứu của Võ Văn Phú và cộng
sự (2009) về ĐVKXS ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam [15]; Hồ Thanh Hải
(2006) về thành phần ĐVKXS ở nước hệ thống sông Vu Gia, sông Bung,
sông Thanh, sông Cái Quảng Nam [1]...
Tóm lại, có thể nói rằng, trong nhiều năm qua, rất nhiều tác giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Việt Nam, không
những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên cứu tác động của các
yếu tố sinh thái lên QXSV, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học
công nghệ, góp phần bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH và kinh tế xã hội.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÂN MỀM (MOLLUSCA) Ở VIỆT
NAM
Các công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến một số nhóm
ĐVKXS nước ngọt thuộc ngành thân mềm từ sau năm 1945 được tóm lược
như sau:

Theo Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2002), các kết quả nghiên cứu
về trai ốc nước ngọt Bắc Việt Nam từ trước năm 1970 đã được Đặng Ngọc


15

Thanh công bố năm 1967 với nội dung tu chỉnh, tổng hợp về phân loại
học.
Đến năm 1971, có công trình của Nguyễn Xuân Quýnh về trai nước ngọt
Bắc Việt Nam. Đến năm 1980, Đặng Ngọc Thanh và cộng sự đã công bố 47
loài ốc thuộc 14 họ và 52 loài trai thuộc 6 họ ở miền Bắc Việt Nam. Có thể
coi đây là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về trai ốc nước ngọt Bắc Việt
Nam [25].
Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về ốc nước ngọt, tiêu biểu
như công trình nghiên cứu về họ ốc nhồi (Ampullariidae) ở Việt Nam. Nội
dung của nghiên cứu này cho thấy theo công bố của Đặng Ngọc Thanh (1980)
đã ghi nhận hai loài ốc nhồi ở Bắc Việt Nam là Pila conica và Pila polita. Các
dẫn liệu sau này đã bổ sung thêm địa điểm phân bố ở phía Nam của hai loài
trên. Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2003) đã xác định thành phần loài ốc
Ampullariidae ở Việt Nam gồm 2 giống Pila và Pomacea với 5 loài và đưa ra
khóa định loại đến loài của 5 loài thuộc họ ốc nhồi Ampullariidae ở Việt Nam
[23],[24],[25].
Về họ ốc vặn (Viviparidae: Gastropoda), Đặng Ngọc Thanh và cộng sự
(2004) đã công bố 9 loài thuộc 5 giống ốc vặn ở Việt Nam. Các tác giả cũng
đưa ra khóa định loại, bàn luận về phân loại học và xác định vùng phân bố
của từng loài ốc vặn Viviparidae [27].
Đến năm 2004, Đặng Ngọc Thanh và cộng sự đã xác định danh sách các
loài trai, ốc nước ngọt Việt Nam bao gồm 138 loài thuộc 63 giống, 21 họ với
số loài có chiều hướng giảm nhưng số giống lại tăng lên so với những công
bố trước đó. Trong đó, đã bổ sung loài hến Polymesoda, tu chỉnh lại về phân

loại học họ ốc nhồi Ampullariidae và ốc vặn Viviparidae. Các tác giả trên


16

cũng lưu ý việc thu mẫu bổ sung ở Tây Bắc, Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên cần được chú ý nhiều hơn [25].
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Ngọc Khắc (2010) về Giáp xác lớn và
Thân mềm ở sông Hồng (từ Phú Thọ đến cửa Ba Lạt) đã xác định 248 loài
giáp xác lớn, thân mềm ở khu vực nghiên cứu. Trong đó, bổ sung 53 loài ghi
nhận mới cho khu vực nghiên cứu, 38 loài cho khu vực miền Bắc và 26 loài
lần đầu ghi nhận ở Việt Nam. Tác giả cũng phân tích các đặc trưng phân bố,
biến động số lượng của đối tượng nghiên cứu; bước đầu đánh giá hiện trạng
nguồn lợi sinh vật và những yếu tố tác động tới nguồn lợi của những loài này
trong khu vực nghiên cứu [12].
Đỗ Văn Tứ và Hoàng Thị Thanh Nhàn (2013) đã phân tích, đánh giá và đưa
ra một số nhận định về tình trạng bảo tồn các loài trai nước ngọt (Bộ Unionoida)
ở Việt Nam, cụ thể là với khoảng 50% số loài bị đe dọa, trai nước ngọt Việt Nam
sẽ trở thành nhóm loài thân mềm nước ngọt bị đe dọa cao nhất thế giới. Các tác
giả cũng khuyến cáo cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để bổ sung thông tin cho
tất cả những loài trai nước ngọt bị đe dọa và thiếu dữ liệu [30]
Nghiên cứu theo hướng đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước qua sự
phân bố của động vật đáy của Dương Trí Dũng và Huỳnh Thị Quỳnh Như
(2013) đã phát hiện được 28 loài động vật đáy thuộc 15 họ, trong đó lớp
Bivalvia và Gastropoda có số loài nhiều nhất. Kết quả cho thấy rạch Sang
Trắng luôn diễn ra ô nhiễm hữu cơ, môi trường bị ô nhiễm từ mức độ khá cho
đến nặng [4].
Cũng trong thời gian này, tác giả Hoàng Đình Trung bước đầu đã xác
định được 28 loài Thân mềm thuộc 20 giống, 13 họ, 5 bộ và 2 lớp ở sông
Hương, thành phố Huế: Lớp Chân bụng (Gastropoda) có 17 loài thuộc 15

giống, 8 họ, 2 bộ; lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 11 loài thuộc 5 giống, 5


×