Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG HÁN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC LÂN CẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.47 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bộ môn: Các yếu tố Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt
GV hướng dẫn: TH.S Đặng Duy Luận

NHÓM 6
CA THỨ 6 - TUẦN LẺ - MÃ HP LITR105402


DANH SÁCH NHÓM
1. NGUYỄN THANH KIỀU

K40.601.055

2. HUỲNH THẢO NGUYÊN

K40.601.094

3. NGUYỄN THỊ THANH NGUYÊN

K40.601.093

4. NGUYỄN THỊ MỸ LÀNH

K40.601.059

5. NGUYỄN HỒNG THANH THƯƠNG

K40.601.128

2




MỤC LỤC
1. Khái quát về các bài đọc thêm....................................................................................................................5
1.1 Vị trí và chức năng...................................................................................................................................5
1.2 Tóm tắt nội dung......................................................................................................................................5
1.2.1 Bài đọc thêm 1: Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm............................5
1.2.2 Bài đọc thêm 2: Chữ Hán, từ Hán với tiếng Nhật.................................................................................5
1.2.3 Bài đọc thêm 3: Chữ Hán và các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều Tiên.............................................6
1.2.4 Bài đọc thêm 4: Từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt.............................................................................6
2. Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 1....................................................................................7
2.2 Lịch sử ra đời của chữ Nôm.....................................................................................................................9
2.3 Cấu tạo của chữ Nôm.............................................................................................................................11
2.3.1 Giả tá...................................................................................................................................................12
2.3.2 Hình thanh...........................................................................................................................................17
2.3.3 Hội ý....................................................................................................................................................19
.......................................................................................................................................................................20
2.4. Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm.......................................................20
2.5 Tình hình nghiên cứu Hán Nôm ở Việt Nam.........................................................................................25
.......................................................................................................................................................................26
3. Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 2..................................................................................27
.......................................................................................................................................................................27
3.2 Sự cải tạo và sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản...........................................................................................28
3.2.1 Onyomi (Âm độc)...............................................................................................................................29
3.2.4 Hiragana..............................................................................................................................................32
3.2.5 Katakana.............................................................................................................................................33
4. Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 3..................................................................................42
4.1 Lịch sử sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên..................................................................................................42
4.1.1 Giai đoạn thứ nhất: chữ Hán được truyền bá đến bán đảo Triều Tiên................................................42
4.1.2 Giai đoạn thứ hai: từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ VIII..........................................................................43

4.1.3 Giai đoạn thứ ba: từ thời Silla - giữa thế kỷ VIII, đến giữa thế kỷ XV..............................................45
4.1.4 Giai đoạn thứ tư: từ giữa thế kỷ XV đến 1945...................................................................................46
4.1.5 Giai đoạn thứ năm: Từ 1945 đến nay.................................................................................................47
4.2 Đặc điểm lớp từ gốc Hán trong tiếng Triều Tiên...................................................................................49
4.2.1 Phân loại..............................................................................................................................................49
4.2.2 Một số hiện tượng biến đổi ngữ nghĩa................................................................................................49
4.2.3 Một số hiện tượng biến âm.................................................................................................................50
4.2.4 Đặc điểm cấu tạo của từ......................................................................................................................51
4.3 Tình hình học tập và giảng dạy chữ Hán ở Triều Tiên...........................................................................52
5. Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 4..................................................................................56
5.1 Tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Nhật..............................................................................................................56
5.1.1 Nguyên nhân.......................................................................................................................................56
5.1.2 Kết quả của quá trình tiếp xúc............................................................................................................62
.......................................................................................................................................................................62
5.2 Phác thảo diện mạo lớp từ ngữ gốc Nhật trong tiếng Việt.....................................................................63
5.2.1 Từ gốc Nhật vay mượn theo âm đọc Hán Việt...................................................................................63
.......................................................................................................................................................................66
5.2.2 Từ gốc Nhật vay mượn theo ngữ âm tiếng Nhật.................................................................................67
TỔNG KẾT...................................................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................72
3


4


1. Khái quát về các bài đọc thêm
1.1 Vị trí và chức năng
Các bài đọc thêm nằm ở cuối quyển Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của TS. Lê
Đình Khẩn, gồm 4 bài, từ trang 285 đến trang 355, chiếm 16,4% dung lượng sách.

Các bài đọc thêm nằm ngoài các chương chính của sách, giúp tầm nhìn của người
đọc được mở rộng thêm, tạo điều kiện so sánh vốn từ vựng gốc Hán và cách thức bản địa
hoá nó trong tiếng Việt với vốn từ vựng gốc Hán và những cách bản địa hoá nó trong ngôn
ngữ của các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng lâu đời của ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa,
đồng thời cũng cung cấp kiến thức khái quát về từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt trên tư
thế đối sánh với lớp từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt và những mối liên hệ giữa chúng, từ
đó có cái nhìn sâu sắc hơn về việc tiếp thu các lớp từ vựng nguồn gốc ngoại lai vào ngôn
ngữ dân tộc.
1.2 Tóm tắt nội dung
1.2.1 Bài đọc thêm 1: Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ
Nôm
Bài đọc thêm 1 được TS. Lê Đình Khẩn tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu, bài viết
trình bày về cấu tạo chữ Nôm trong mối liên hệ và chịu ảnh hưởng bởi chữ Hán, từ đó đưa
ra nhận định về vai trò của chữ Hán đối với việc hình thành, phát triển và tiếp nhận chữ
Nôm. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 2 của bài tiểu luận.
1.2.2 Bài đọc thêm 2: Chữ Hán, từ Hán với tiếng Nhật
Bài đọc thêm 2 được TS Lê Đình Khẩn dịch từ bài viết “Chữ hán tại Nhật Bản” của
Trương Mãnh, trong quyển “Cái nhìn khái quát về văn hóa chữ Hán Trung Quốc”, Nhà
xuất bản đại học Bắc Kinh 1996. Bài viết trình bày về quá trình du nhập tiếng Hán vào
tiếng Nhật, biểu hiện của sự bản ngữ hoá tiếng Hán trong tiếng Nhật và tình hình học tập,
nghiên cứu tiếng Hán tại Nhật. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 3 của
bài tiểu luận

5


1.2.3 Bài đọc thêm 3: Chữ Hán và các đơn vị gốc Hán trong tiếng Triều Tiên
Bài đọc thêm 3 được TS. Lê Đình Khẩn dịch từ bài viết “Chữ hán tại bán đảo triều
tiên” của Hàn Chấn Càn trong quyển “Cái nhìn khái quát về văn hóa chữ Hán Trung
Quốc”, Nhà xuất bản đại học Bắc Kinh 1996. Bài viết trình bày về quá trình du nhập tiếng

Hán vào tiếng Triều Tiên, biểu hiện của sự bản ngữ hoá tiếng Hán trong tiếng Triều Tiên và
tình hình học tập, nghiên cứu tiếng Hán tại Triều Tiên. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày
rõ hơn ở chương 4 của bài tiểu luận.
1.2.4 Bài đọc thêm 4: Từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt
Bài đọc thêm 4 là của chính TS Lê Đình Khẩn, trích từ Báo cáo đọc tại hội nghị
Khoa học quốc tế “ Việt Nam – Nhật Bản: mối quan hệ trong xu thế hội nhập” tổ chức tại
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007. Bài viết trình bày sơ lược
sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Nhật và diện mạo lớp từ vựng gốc Nhật trong tiếng Việt. Nội
dung cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 5 của bài tiểu luận.

6


2. Bàn về những vấn đề nổi bật trong bài đọc thêm 1
Phần đầu bài viết nhằm cung cấp những kiến thức khái quát về cơ sở tạo ra sự ảnh hưởng
của chữ Hán đối với việc hình thành và phát triển chữ Nôm và sự ra đời của chữ Nôm.
Phần này được trình bày khá ngắn gọn, chỉ thông qua một đoạn dẫn ngắn và tiểu mục
“Chữ Nôm”. Vậy để làm rõ vấn đề này trong bài viết và bổ sung thêm một số kiến thức
liên quan, chúng tôi xin trình bày lại thông qua hai tiểu mục 2.1 và 2.2 dưới đây:
2.1 Cơ sở tạo ra sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với việc hình thành và phát triển
chữ Nôm
Theo nhiều nguồn tư liệu thì trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, người Việt
chúng ta chưa có chữ viết, mà chỉ có tiếng nói, tiếng Việt cổ đại, là thứ ngôn ngữ thuộc họ
Mường-Khmer, khác hẳn họ ngôn ngữ với tiếng Hán. Gần đây những dấu vết khảo cổ học
chúng ta khai quật được có dấu hiệu cho biết có thể tiếng Việt đã có chữ viết dạng nguyên
thủy trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam. Một số tài liệu cổ của Trung Quốc cũng có
viết về sự tồn tại của một loại ngôn ngữ và chữ viết ở phía nam Trung Quốc, có thể đó là
tiếng Việt. Tuy nhiên giả thiết này chưa đứng vững vì thiếu cơ sở, hoặc giả nếu tồn tại chữ
viết như vậy ở Việt Nam, chữ viết đó đã không có đều kiện phát triển dưới thời Bắc thuộc.
Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam khoảng gần 2000 năm liên

tục từ thời Bắc thuộc cho mãi đến đầu thế kỷ XX.
Khi nước ta bị Trung Quốc thống trị, từ năm 111 trước Tây lịch, tức từ Hán Vũ Đế
sai Lộ Bác Đức đem quân sang xâm lược, cho mãi đến năm 938, khi Ngô Quyền đánh bại
quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, người Trung Quốc
đã đem văn hóa của họ, trong đó có chữ Hán, phổ biến ở nước ta. Từ 938, Ngô Quyền
xưng vương, Việt nam thoát khỏi sự thống trị của phong kiến phương Bắc, mở ra kỷ
nguyên độc lập tự chủ cho nước ta, cho đến khi nước ta bị người Pháp thống trị (ở Nam Kỳ
từ 1867, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ 1883), chữ Hán vẫn được tiếp tục dùng như văn tự
chính thức của quốc gia.

7


Chữ Hán có vai trò và được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống văn hóa, chính trị
của xã hội Việt Nam. Người Việt trực tiếp tiếp xúc với tiếng Hán ngày một tăng là do nhà
Hán đã mở trường dạy chữ Hán ngày càng nhiều ở Giao Châu, điều đó khiến cho tiếng Hán
và chữ Hán ngày càng ảnh hưởng tới cư dân người Việt.
Từ việc nhờ con đường giao lưu văn hoá mà chữ Hán đã vào Việt Nam đến nay, ở
Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ).
Ðiều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và
thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế
kỷ đầu Công nguyên trở đi.
Ðến thế kỷ VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt
Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế
thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong
khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng
chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối
với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa.
Trước thế kỷ X, người Việt Nam dùng chữ Hán đọc như người Hán, học chữ Hán
thực chất là học một sinh ngữ. Đến đầu thế kỷ X, Việt Nam bước vào thời kỳ tự chủ thì

tiếng Hán không còn tư cách là một sinh ngữ nữa mà người Việt vẫn dùng chữ Hán như cũ
nhưng lại đọc theo cách riêng của mình là đọc theo cách đọc Hán Việt. Cách đọc này đã
ảnh hưởng vào tiếng Việt làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. Chữ Hán dù sao
cũng vẫn là một văn tự ngoại lai vốn chỉ được tầng lớp trên như quan lại, trí thức quen
dùng đã đến lúc không đáp ứng được nhu cầu ghi chép của mọi tầng lớp nhân dân trong xã
hội. Bị tách khỏi môi trường sinh ngữ, chữ Hán càng không đáp ứng được nhu cầu diễn tả
mọi mặt của cuộc sống, những diễn biến tình cảm rất uyển chuyển, tinh tế của người Việt
Nam. Trong hoàn cảnh đó, cần phải có một nền văn tự riêng của người Việt là nhu cầu rất
tự nhiên. Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng nhu cầu đó của lịch sử.

8


2.2 Lịch sử ra đời của chữ Nôm
Chữ Nôm là cách gọi để chỉ chữ viết của người Việt Nam trước đây. Nôm vốn dĩ
được Việt hoá từ chữ nam (南), tức phương nam, Việt Nam. Chữ viết thêm bộ khẩu (南) hoặc
bộ ngôn (南) đứng trước với hàm ý là lời ăn tiếng nói hàng ngày (của người Việt) không
mang tính chất “chữ nghĩa” kiểu như chữ Hán. Vì thế khi cần chuyển dịch một văn bản chữ
Hán sang tiếng Việt, để người đọc dễ hiểu, trước đây người ta hay gọi là “diễn Nôm”.
Chữ Nôm là một sáng tạo lớn của tầng lớp trí thức Việt Nam thời phong kiến, qua
nhiều thế hệ. Đó là một biểu hiện về tinh thần dân tộc, về sự trân trọng tiếng nói dân tộc.
Sau khi được sáng tạo ra, chữ Nôm đã có đóng góp rất lớn vào việc hình thành nên ngôn
ngữ văn hoá dân tộc. Theo các chuyên gia Hán Nôm thì loại chữ này đã được sử dụng từ
khoảng thế kỉ XII, XIII. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chữ Nôm cũng chính là biểu
hiện của xu hướng phản Hán hoá mạnh mẽ của tiếng Việt, đặc biệt là về mặt từ vựng.
Có thể nói chữ Nôm ra đời có ý nghĩa hết sức lớn lao, đánh dấu bước phát triển của
nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt. Như mọi
người đều biết, tiếng Việt của chúng ta rất giàu hình ảnh, là tiếng nói của nhân dân, là lời
văn trong sáng của các nhà ngoại giao và là ngôn ngữ cảm xúc văn học trong các sáng tác
của các nhà thơ, nhà văn và là kho tàng ca dao trong sáng tác văn học dân gian. Tiếng Việt

của chúng ta giàu tình cảm, nhiều màu sắc và âm điệu, phản ánh tâm hồn trong sáng và cốt
cách



đại

của

nhân

dân

Việt

Nam

trải

hàng

ngàn

năm

lịch

sử.

Liên hệ với các tài liệu liên quan đến bài đọc thêm 1, chúng tôi nhận thấy có nhiều học giả

trong và ngoài nước đã đi sâu tìm hiểu về sự ra đời của chữ Nôm và có nhiều ý kiến khác
nhau:
− Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?" cho rằng chữ Nôm có
từ thời Hùng Vương.
− Lê Dư và GS Nguyễn Đổng Chi đã căn cứ vào ý “Sĩ Vương bắt đầu lấy chữu Hán để
dịch ra tiếng ta” của Nguyễn Văn Sang trong “Đại Nam quốc ngữ” để đưa ra nhận
định hco rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ II.
9


− Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "Bố Cái" trong danh xưng "Bố Cái đại vương" do
nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng
Hưng thế kỷ VIII.
− Học giả Trần Văn Giáp lại dựa vào chữ "Cồ" trong quốc hiệu "Đại Cồ Việt" (南南南)
để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.
− Hai nhà nghiên cứu là GS. Nguyễn Tài Cẩn và GS. Lê Văn Quán đã căn cứ vào mặt
thanh mẫu, vận mẫu để chứng minh chữ Nôm không thể có từ thời Sĩ Nhiếp mà xuất
hiện sau thời Đường – Tống.
− Trong một số nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỷ 20, các học giả căn cứ vào
đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và
tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết
luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ
thời nhà Đường - nhà Tống thế kỷ VIII-IX. Nhưng nếu âm Hán Việt có từ thời
Đường - Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt
(nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) vì thế chữ Nôm chỉ có thể ra đời sau
khoảng thế kỷ X khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng
của Ngô Quyền vào năm 938.
− Trần Huy Bá dựa vào chữ “Ông Hà” khắc trên quả chuông Vân Bản tự chung minh
tìm được ở Đồ Sơn có niên đại năm 1076, để cho rằng chữ Nôm có từ thời nhà Lý.
− GS. Đào Anh Duy cho rằng do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải phóng, đặc

biệt dưới các triều Đinh, Lê và đầu Lý nên chữ Nôm xuất hiện.
− Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưu
lại dấu vết chữ Nôm nào cả. Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trong bài
bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173 niên hiệu
Chính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay
thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tạc năm 1210 triều vua Lý Cao Tông). Về trước tác
10


thì phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng. Hàn Thuyên là người có công
lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật.
Qua đó có thể thấy các học giả đã gắng đi tìm bằng chứng thời điểm ra đời chính xác của
chữ Nôm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất thời điểm ra đời của chữ
Nôm.
2.3 Cấu tạo của chữ Nôm
Bàn về cấu tạo của chữ Nôm, bài đọc thêm 1 nêu ngắn gọn: Nói chung những nhà
Nho của chúng ta trước đây cũng như các nhà nghiên cứu Hán Nôm về sau, cả trong nước
lẫn ngoài nước, đều thừa nhận rằng chữ Nôm được tạo thành dựa theo “Lục thư” (sáu
cách tạo chữ Hán của Trung Quốc). Vậy chúng tôi xin được làm rõ hơn nhận định này.
Khi bàn về các đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt, không thể không nhắc đến chữ Hán.
Bởi vì chữ Hán thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi giới tiếp xúc ngôn ngữ
giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Hàng loạt tiếng, từ, ngữ trong tiếng Hán đã thông qua chữ
Hán tạo thành hệ thống các đơn vị gốc Hán vào hoạt động trong tiếng Việt.
Để hình thành một nền văn tự chỉ có hai con đường. Đó là con đường tự nó và con
đường vay mượn. Hình thành bằng con đường tự nó nghĩa là tự sáng chế cho mình một lối
viết độc lập, không liên quan gì đến các truyền thống văn tự khác. Rất ít nền văn tự trên thế
giới hình thành theo con đường này. Theo Nguyễn Tài Cẩn thì trên thế giới chỉ có ba
trường hợp là chắc chắn được hình thành theo con đường tự nó là: văn tự Ai Cập ở lưu vực
sông Nin, văn tự Mai A ở Trung Mỹ, và văn tự Hán ở lưu vực sông Hoàng Hà phía bắc
Trung Quốc. Hình thành bằng con đường vay mượn từ một nền văn tự khác là con đường

phổ biến của đại đa số các văn tự hiện có trên thế giới. Trong bối cảnh lịch sử nước Việt
diễn ra thời Bắc thuộc thì chữ Nôm Việt Nam sẽ nảy sinh theo con đường thứ hai là con
đường vay mượn, vay mượn từ nền văn tự Hán. Có thể khẳng định rằng, chữ Nôm đã được
tạo thành trên cơ sở chất liệu và phương thức cấu thành của chữ Hán.
Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không
thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc
11


diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính
vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.
Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu
tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt.
Vậy khi bàn về cách cấu tạo chữ Nôm, các nhà Nho của chúng ta trước đây, cũng
như các nhà nghiên cứu Hán Nôm về sau, cả trong lẫn ngoài nước, đề thừa nhận rằng chữ
Nôm được tạo thành dựa theo “lục thư” ( 南 南 : sáu cách tạo chữ Hán) của Trung Quốc.
Nhưng chỉ sử dụng ba cách trong số sáu cách ấy, đó là: giả tá, hình thanh và hội ý.
Trình bày về ba cách cấu tạo chữ Nôm này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với cách
kiến giải của bài đọc thêm số 1.
2.3.1 Giả tá
Giả tá là cách cách mượn trực tiếp chữ Hán để ghi tiếng Việt. Hay nói cách khác đó
là phương pháp lấy chữ Hán làm chữ Nôm. Bởi vì dùng những chữ Hán đồng âm hoặc có
âm gần giống với từ đơn Tiếng Việt để làm công cụ ghi chép là cách giản tiện nhất, dễ làm
nhất, cho nên có thể cũng có cách “tạo chữ Nôm” được tổ tiên chúng ta sử dụng sớm nhất.
Có 5 hình thức vay mượn theo cách giả tá này.
(1) Mượn chữ Hán đọc theo âm tiền Hán Việt
Từ Tiền Hán Việt là những từ gốc Hán được đọc mô phỏng theo âm Hán Thượng cổ,
tức âm Hán thời Tiên Tần. Bên cạnh đó có một số từ bắt nguồn từ âm Hán Trung cổ, nhưng
trước khi hình thành âm Hán Việt đã bị Việt hóa về mặt ngữ âm; âm này được dùng đọc
chữ Hán trước khi có âm Hán Việt và cũng tạm được coi là âm tiền Hán Việt.

Các từ tiền Hán Việt do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, và không mang tính
hệ thống; tuyệt đại đa số là những từ đơn tiết nên đã bị Việt hóa rất sâu; có khả năng
hoạt động độc lập và có một vị trí không khác gì với các từ gốc Mon-Khme, gốc TàyThái. Vì vậy, theo quan điểm đương đại, các nhà nghiên cứu xem chúng như là từ thuần
Việt.

12


Xem bảng dưới đây về ví dụ của chữ Nôm qua việc mượn chữ Hán đọc theo âm tiền
Hán Việt:
Chữ Hán

Âm đọc

Trong tổ hợp

(Dùng làm chữ Nôm)








(tiền Hán Việt)
bay
bố
buồng
vua

đủ
chè
buồn

bay lượn
bố mẹ
buồng the
vua chúa
đầy đủ
nước chè xanh
buồn phiền

(2) Mượn chữ Hán đọc theo âm Hán Việt
Ta có thể hiểu từ Hán Việt là các từ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt (được
gọi tắt là từ Hán Việt).
Âm Hán Việt là âm đọc của tất cả các từ Hán được Việt hóa theo một con đường như
nhau, được hình thành cho tất cả mọi chữ Hán, theo những quy luật khá chặt chẽ; lấy xuất
phát điểm là âm Hán Trung cổ ở các thế kỷ VIII, IX, trước thời tự chủ của dân tộc ta ít lâu
(ứng với thời kỳ triều đại Nhà Đường của Trung Quốc) và phản ảnh khá sát cách phát âm
này. Âm Hán Trung cổ này được Việt hóa từ đầu thời tự chủ (thế kỷ X) khi tiếng Hán đã
mất tính cách là một sinh ngữ, do đó phải tuân theo những quy luật ngữ âm của tiếng Việt
và phụ thuộc vào thói quen cấu âm của người Việt. Quá trình này chắc chắn có mầm mống
từ trước thế kỷ X, và phải kéo dài hàng mấy thế kỷ mới hình thành ra âm Hán Việt ngày
nay. Cách đọc âm Hán Việt được thực hiện cho tất cả các từ Hán nằm trong thư tịch của
người Hán, kể cả các thư tịch có trước đời Đường (trước các thời Tiên Tần, Lưỡng Hán) và
các thư tịch xuất hiện sau này (Nguyên, Minh, Thanh). Cho nên âm Hán Việt vừa là một sự
kiện lịch sử xảy ra ở một thời điểm, vừa là cách đọc chung và phổ biến cho mọi thời kỳ,
được sử dụng để đọc và sáng tác văn thơ bằng chữ Hán, vì thế nó có tính chất ổn định. Rõ
ràng, khác với từ tiền Hán Việt, lớp từ Hán Việt được du nhập một cách ồ ạt và tạo thành
một hệ thống ngữ âm riêng.

13


Xem bảng dưới đây về ví dụ của chữ Nôm qua việc mượn chữ Hán đọc theo âm Hán
Việt:

Chữ Hán

Âm đọc

Trong tổ hợp

(Dùng làm chữ Nôm)
(Hán Việt)

thành

ẩn

hạ

phục

thánh

tinh

trọng
(3) Mượn chữ Hán đọc theo âm hậu Hán Việt


thành phố
ở ẩn
hạ thấp xuống
phục sát đất
bậc thánh nhân
tai thính mắt tinh
coi trọng việc học

Từ hậu Hán Việt là những từ Hán Việt nhưng đã bị Việt hóa hoàn toàn.
can
can
gan
đình
đình
dừng

Sau khi cách đọc Hán Việt hình thành, và mang tính hệ thống ổn định thì trong
tiếng Việt vẫn tiếp tục xảy ra những biến đổi ngữ âm. Bởi cách đọc trên đã mang tính
hệ thống ổn định, nên những biến đổi ngữ âm này chỉ tác động đến những đơn vị lẻ tẻ,
nhất là ở những từ Hán Việt được dùng hàng ngày. Trước tác động như vậy, những từ
Hán Việt này sẽ có xu hướng bị tách ra làm hai; một là giữ nguyên âm Hán Việt cũ, hai
là phát sinh một cách đọc mới.

14


Xu hướng Hán Việt Việt hóa này thực chất là sự biến đổi ngữ âm tạo nên từ mới,
vốn cũng là một xu hướng sản sinh từ trong tiếng Việt. Những từ mới sản sinh này khác
với từ Hán Việt cũ không chỉ về mặt ngữ âm mà cả về mặt ngữ nghĩa, phong cách cũng
như khả năng hoạt động ngữ pháp. Cho nên có thể nói những từ này tạo thành một lớp

riêng. Cũng giống như từ tiền Hán Việt, chúng có đặc điểm là đã bị Việt hóa hoàn toàn
về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách, hoàn toàn giống như những từ bản địa,
chúng có thể hoạt động độc lập trong cấu tạo từ cũng như trong câu. Do vậy, các nhà
nghiên cứu cũng đồng tình xếp chúng vào lớp từ thuần Việt.
Xem bảng dưới đây về ví dụ của chữ Nôm qua việc mượn chữ Hán đọc theo âm hậu
Hán Việt:
Chữ Hán

Âm đọc

Trong tổ hợp

(Dùng làm chữ Nôm)








(hậu Hán Việt)
gan
gấm
gần
đợi
sen
dời
gác


tim gan
áo gấm đi đêm
gần gũi
chờ đợi
hoa sen
di dời
lầu son gác tía

(4) Mượn chữ Hán đọc theo âm Hán Việt nhưng không mượn nghĩa
Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm
tiền Hán Việt, âm Hán Việt hoặc âm hậu Hán Việt nhưng không mượn nghĩa. Khi đọc có
thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi.
Ví dụ:
-

Đọc giống như âm Hán Việt:
+ Chữ “tốt” 南 có nghĩa là “binh lính” được mượn dùng để ghi từ “tốt” trong “tốt xấu”.
15


+ Chữ “xương” 南 có nghĩa là “hưng thịnh” được mượn dùng để ghi từ “xương” trong
“xương thịt”.
+ Chữ “qua” 南 là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ “qua” trong
“hôm qua”.
+ Chữ “bán” 南 có nghĩa là “một nửa” được mượn dùng để ghi từ “bán” trong “buôn
bán”.
-

Đọc giống như âm tiền Hán Việt:
+ chữ “keo” 南 (“keo” trong “keo dán”, âm Hán Việt là “giao”) được dùng để ghi lại từ

“keo” trong “keo kiệt”.
+ chữ “búa” 南 (“búa” trong “cái búa”, âm Hán Việt là “phủ”) được dùng để ghi lại từ

-

“búa” trong “chợ búa” (“búa” trong “chợ búa” là âm tiền Hán Việt của chữ “phố” 南).
Đọc chệch âm Hán Việt:

Chữ Hán

Âm đọc

Trong tổ hợp

(Dùng làm chữ Nôm)

(âm



chệch)
biết
biết người biết của




có tình có lý




còn
còn nước còn tát



được<đặc

được voi đòi tiên



mới
mới làm



nữa
còn nữa

Hán Việt

đọc

(5) Mượn chữ Hán (với nghĩa Hán) đọc theo âm Nôm (Việt)

Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt.
16


Ví dụ:
+ Chữ 南 (chữ Hán “dịch” với nghĩa “nách”, đọc theo âm Nôm “nách” trong tổ hợp “hôi
nách”.
+ Chữ 南 (chữ Hán “năng” với nghĩa “có tài, có năng lực”, đọc theo âm Nôm “hay” trong tổ
hợp “văn hay chữ tốt”.
+ Chữ 南 (chữ Hán “vi” với nghĩa Hán “làm”, đọc theo âm Nôm “làm” trong tổ hợp
“làm việc”.
2.3.2 Hình thanh
Hình thanh là kiểu chữ Nôm cấu tạo gồm hai bộ phận, một bộ phận biểu ý (gọi
là hình), một bộ phận biểu âm (gọi là thanh). Loại chữ cấu tạo theo kiểu hình thanh
chiếm tỉ lệ rất lớn. Chữ Nôm hình thanh đã mô phỏng chữ Hán hình thanh, nó dùng
những bộ thủ của chữ Hán để làm phần hình (nghĩa phù), còn phần thanh (thanh phù)
thì sử dụng chữ Hán hoặc một số ít chữ Nôm. Có 3 tiểu loại:
(1) Loại chữ Nôm có phần hình do các bộ thủ trong “thuyết văn giải tự” đảm
nhiệm, và phần thanh do chữ Hán đảm nhiệm.
Trong số 214 bộ thủ của chữ Hán, thì chữ Nôm đã sử dụng đến trên 60 bộ, còn thêm bộ
南 (cự) và bộ 南 (tư, ty).
Ví dụ:
-

Chữ Nôm “gạch” 隐 � (“gạch” trong “gạch ngói”): chữ này được cấu thành từ chữ
“thạch” 南 (bộ 南) và chữ “ngạch" 南; “thạch” 南 có nghĩa là “đá” được dùng làm nghĩa
phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá, “ngạch” 南 dùng làm thanh phù.

-


Chữ Nôm “bạn” 南 (“bạn” trong “bạn bè”): chữ này được cấu thành từ chữ “nhân” 南 và
chữ “bán” 南. “nhân” 南 có nghĩa là “người” được dùng làm nghĩa phù, “bán” 南 dùng
làm thanh phù.

17


-

Chữ Nôm “mái” 隐� (“mái” trong “mái hiên”): chữ này được cấu thành từ chữ “hán” 南
và chữ “ngạch” 南 ; “hán” 南 có nghĩa là “chỗ sườn núi người ta có thể ở được” được
dùng làm nghĩa phù, “mãi” 南 dùng làm thanh phù.

-

Chữ Nôm “tôm” 隐� (“tôm” trong “cái tôm cái tép”): chữ này được cấu thành từ chữ
“ngư” 南 và chữ “tâm” 南; “ngư”南 có nghĩa là "nghề cá, những thứ thuộc về vùng biển"
được dùng làm nghĩa phù, "tâm" 南 dùng làm thanh phù.

-

Chữ Nôm “bể” 隐� (“bể” trong “cửa bể chiều hôm”): chữ này được cấu thành từ chữ
“thuỷ” 南 và chữ “bỉ” 南; “thuỷ” 南 có nghĩa là “nước” được dùng làm nghĩa phù, “bỉ” 南
dùng làm thanh phù.

-

Chữ Nôm “da” 隐 (“da” trong “da thịt”): chữ này được cấu thành từ chữ "nhục" 南 và chữ
"đa"南. "nhục" 南 có nghĩa là "thịt" được dùng làm nghĩa phù, "đa" 南 dùng làm thanh
phù.


-

Chữ “ra” 隐� (“ra” trong “ra vào”) : chữ này được cấu thành từ chữ “la” 南 giản hóa và
chữ “xuất” 南; “xuất” 南 có nghĩa là “ra” được dùng làm nghĩa phù, “la” 南 được dùng
làm thanh phù.

(2) Hình và thanh đều do chữ Hán đảm nhiệm
Ví dụ:
-

Chữ “ba” 隐� (“ba” trong “ba chân bốn cẳng”): chữ này được cấu thành từ chữ “tam” 南
và chữ “ba” 南; “tam” 南 có nghĩa là “số thứ tự thứ ba” được dùng làm nghĩa phù, “ba” 南
được dùng làm thanh phù.

-

Chữ “cỏ” 隐� (“cỏ” trong “đồng cỏ”): chữ này được cấu thành từ chữ “thảo” 南 và chữ
“cổ” 南; “thảo” 南 có nghĩa là “cỏ” được dùng làm nghĩa phù, “cổ” 南 được dùng làm
thanh phù.

18


-

Chữ “cong” 隐� (“cong” trong “cong queo”): chữ này được cấu thành từ chữ “khúc” 南
và chữ “cung” 南 ; “khúc” 南 có nghĩa là “cong” được dùng làm nghĩa phù, “cung” 南
được dùng làm thanh phù.


-

Chữ “đi” 隐� (“đi” trong “đi lại”): chữ này được cấu thành từ chữ “tẩu” 南 giản hoá và
chữ “đa” 南; “tẩu” 南 có nghĩa là “đi” được dùng làm nghĩa phù, “đa” 南 được dùng làm
thanh phù.

-

Chữ “chợ” 南 (“chợ” trong “chợ búa”): chữ này được cấu thành từ chữ “thị” 南 và chữ
“trợ” 南; “thị” 南 có nghĩa là “chợ” được dùng làm nghĩa phù, “trợ” 南 được dùng làm
thanh phù.

(3) Chữ Nôm đảm nhiệm phần thanh
Ví dụ:
-

Chữ “ngón” 隐� (“ngón” trong “ngón tay”): chữ này được cấu thành từ chữ “thủ” 南 và
chữ “nguyễn” 南 (chữ Nôm); “thủ” 南 có nghĩa là “ngón tay” được dùng làm nghĩa phù,
“nguyễn” 南 được dùng làm thanh phù.

-

Chữ “lời” 隐� (“lời” trong “lời nói”): chữ này được cấu thành từ chữ “khẩu” 南 và chữ
“trời” 南� (chữ Nôm); “khẩu” 南 có nghĩa là “miệng” được dùng làm nghĩa phù, “trời” 隐
� được dùng làm thanh phù.

2.3.3 Hội ý
Hội ý là loại chữ mà nghĩa được tổng hợp từ nghĩa của các thành viên. Ở đây, thành viên là
những chữ Hán. Số lượng chữ hội ý trong kho chữ Nôm không nhiều.
Ví dụ:

19


-

“khói” 隐�: chữ này được cấu thành từ chữ “hỏa” 南 và chữ “khối” 南 bị tỉnh lược một
phần (tỉnh lược bộ “thổ” 南 ở bên trái chữ “khối” 南); “hỏa” 南 có nghĩa là lửa, gợi ý
nghĩa của chữ ghép (lửa cháy tạo ra khói), “khối” 南 gợi âm đọc của chữ ghép.

-

“trời” 隐�: chữ này được cấu thành từ chữ “thiên” 南 có nghĩa là “trời” và chữ “thượng”
南 có nghĩa là “trên”, ý là “trời” thì nằm ở trên cao.

-

“lử” 隐� (“lử” trong “mệt lử”) gồm chữ “vô” 南 có nghĩa là “không có” và chữ “lực” 南
có nghĩa là “sức, sức lực”, ý của “lử” là không còn sức lực gì nữa.

-

“trùm” 隐 � gồm chữ “nhân” 隐 có nghĩa là “người” và chữ “thượng” 隐 có nghĩa là
“trên”, ý của “trùm” là người có vị thế ở phía trên (người bề trên, người đứng đầu, trên
những người khác).

-

“sánh” 隐� (với nghĩa so sánh), gồm chữ “bính” 隐 bị tỉnh lược một phần (tỉnh lược bộ
“thạch” 南 ở bên trái chữ “bính”) có nghĩa là “cạnh nhau, sát nhau” và chữ “đa” 隐 có
nghĩa là “nhiều”, ý là đặt kề nhau để xem hơn kém nhau bao nhiêu.


2.4. Vai trò của chữ Hán trong việc hình thành và phát triển chữ Nôm
Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi
âm tiếng Việt cổ (mượn âm để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ “giả tá”. Dần dần
phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày
càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là “hài thanh” để cấu tạo chữ mới.
Từ khi chỉ có một số ít chữ Nôm xuất hiện rời rạc cho đến khi nó trở thành hệ thống
văn tự có thể ghi chép về mọi mặt của tiếng Việt kể cả việc sáng tác văn chương, là một
quá trình lâu dài và phức tạp. Rất khó phân định rạch ròi các bước phát triển, tuy nhiên
theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì ít nhất có thể thấy được 3 thời kì chính sau đây:
-

Khoảng đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, tức từ triều Lý đến triều Trần, có thể xem là
thời kì mở đầu, thời kỳ chữ Nôm hình thành.
20


Vào giai đoạn đầu, có thể nói hình thức cấu tạo của chữ Nôm cũng chính là hình thức cấu
tạo của chữ Hán. Là vì chữ Hán được mượn trực tiếp để làm “chữ Nôm”. Tuy ở một số tác
phẩm rải rác cũng có cả loại chữ hình thanh, hội ý nhưng giả tá vẫn chiếm tuyệt đại đa số.
Trên một tấm bia khắc vào thời Lý có tất cả 24 chữ, trong đó chỉ có 6 chữ thuộc loại hình
thanh, những chữ còn lại đều là giả tá. Trong một bài phú nổi tiếng của Trần Nhân Tông
(1279-1293) có tất cả 1482 chữ chỉ có 367 chữ hình thanh, còn lại đều là chữ giả tá. “Chữ
Nôm chân chính” chỉ chiếm chưa đến 25 %.
Một số di tích còn lưu lại dấu vết chữ Nôm trong giai đoạn này nhưng số lượng không
nhiều ngoài vài văn bia. Tuy nhiên có thuyết cho rằng một tác phẩm quan trọng là
tập “Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh”, dịch Nôm là “Phật nói cả trả ơn áng ná
cực nặng” đã ra đời vào thời nhà Lý khoảng thế kỷ XII. Đây cũng là đặc điểm đáng lưu ý
vì tập này là văn xuôi, một thể văn ít khi dùng chữ Nôm.
Nhà Trần cũng để lại một số tác phẩm chữ Nôm như mấy bài phú của vua Trần Nhân

Tông: "Cư trần lạc đạo phú" (南南南南南) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" (南南南南南南南).

-

Khoảng thế kỷ XV-XVII, thời đại nhà Lê, là thời kỳ chữ Nôm được củng cố và phát
triển.
Đến thời kì đầu triều Lê, người ta thấy trong 10 bài đầu của tập Quốc âm thi tập có 538

chữ thì trong đó đã có 381 chữ giả tá, 121 chữ hình thanh và 5 chữ hội ý. Mức độ Việt hoá
chữ Hán đã được nâng cao, thể hiện ở chỗ: số lượng chữ Hán mượn theo âm Hán Việt tăng
lên, đạt tỉ lệ tăng lên xấp xỉ 80% (thời kì trước đó, loại chữ mượn nguyên âm nguyên nghĩa
chiếm số lượng lớn). Trong Quốc âm thi tập còn có hiện tượng “giản hoá” chữ Nôm.
Chẳng hạn một chữ hình thanh được cấu tạo bởi hai chữ Hán (xuất hiện thời Trần), thì
trong “Quốc âm” lại được viết lược bỏ đi một bộ phận để trở thành loại giả tá.
Ví dụ:
隐� >隐 con
21


隐� >隐 già
隐� >隐 đêm
隐�>隐 chữ
隐�>隐 tròn
Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt.
Một số là trước tác cảm hứng riêng như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc
âm thi tập (Lê Thánh Tông), Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Ngự đề hoà danh
bách vịnh (Chúa Trịnh Căn), Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sĩ Khải), Ngọa long cương (Đào
Duy Từ); nhưng cũng không thiếu những tác phẩm theo dạng sử ký như: Thiên Nam Minh
giám, Thiên Nam ngữ lục. Thơ lục bát cũng xuất hiện với tác phẩm “Cảm tác” của Nguyễn
Hy Quang, được sáng tác năm 1674.

Thế kỷ XVII cũng chứng kiến sự xuất hiện nhưng đã sớm nở rộ của văn học Nôm Công
giáo, với những tác giả tên tuổi như nhà truyền giáo Girolamo Maiorica (chủ trì biên soạn
hơn 45 tác phẩm nhiều thể loại), thầy giảng Gioan Thanh Minh (viết tiểu sử các danh nhân
và thánh nhân), thầy giảng Lữ Y Đoan (viết Sấm truyền ca, truyện thơ lục bát phỏng tác
từ Ngũ Thư).
-

Khoảng thế kỷ XVIII trở đi, tức khoảng cuối Lê đầu Nguyễn là thời kỳ chữ Nôm phát
triển tương đối nhuần nhuyễn.
Cuối Lê đầu Nguyễn là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chữ Nôm. Chẳng hạn số

lượng chữ hình thanh tăng vọt, mà tính chính xác trong biểu đạt của chúng cũng được nâng
cao. Hàng loạt chữ mới thay thế cho chữ cũ thiếu chính xác.
Ví dụ:
隐� >隐 lời
隐>隐 kịp
隐>隐� đến
隐>隐� xưa

22


Do đặc điểm ngữ âm và đặc điểm loại hình giữa hai ngôn ngữ có những nét tương đồng,
nên chữ Nôm đã thừa hưởng một cách triệt để những thành quả của chữ Hán. Mới đầu là
sự vay mượn nguyên khối, lấy nguyên xi chữ Hán để làm chữ Nôm, quen gọi là giả tá.
Tiếp theo là những bước Việt hoá, nói đúng hơn là “Nôm hoá”.
(1) Dùng hai hay nhiều chữ Hán ghép lại theo tư duy người Việt (người trí thức
Việt) để tạo chữ Nôm.
(2) Dùng bộ chữ (Hán) ghép với chữ Hán, hoặc chữ Nôm để tạo ra chữ Nôm.
(3) Dùng các nét chữ Hán (có cải biên hoặc không) làm các phù hiệu đánh dấu để

tạo chữ Nôm.
Bên cạnh những nhận định trong bài viết, chúng tôi liên hệ thêm một số tài liệu tham khảo
và nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của chữ Nôm giai đoạn này thể hiện rõ nét nhất qua
phương diện chữ Nôm trong sáng tác văn học.
Thơ Hàn luật của những thế kỷ kế tiếp càng uyển chuyển, lối dùng chữ càng tài tình, hóm
hỉnh như thơ của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Ngược lại thể thơ dài
như Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa cùng thể song thất lục bát trong Chinh phụ
ngâm của Đoàn Thị Điểm lưu danh những nữ sĩ biệt tài thời trước. Riêng Chinh phụ
ngâm được xem là một tuyệt tác, có phần trội hơn nguyên bản chữ Nho.
Thể song thất lục bát cũng lưu lại tác phẩm Cung oán ngâm khúc, lời văn cầu kỳ, hoa mỹ
nhưng thể thơ phổ biến nhất là truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn
Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Văn từ truyện thơ bình dị hơn nhưng lối hành
văn và ý tứ không kém sâu sắc và khéo léo. Những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh
khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương
Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Nữ tú tài, Tô Công phụng sứ, tất cả được phổ biến rộng rãi
khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu, nhất là Truyện Kiều.
Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn
kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802.

23


Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói của Nguyễn
Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương… Những thể cũ song thất lục bát và lục bát (các
truyện Nôm) vẫn góp mặt song thêm vào đó là những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũng
được soạn bằng chữ Nôm như Kim Thạch kỳ duyên, Chàng Lía (Văn Doan diễn ca), Quan
Âm Thị Kính.
Ngược lại với tài liệu văn học thì triết học, sử học, luật pháp, y khoa và ngữ học tuy có
được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít.
Trong kho tư liệu của chúng ta, số lượng tác phẩm viết bằng chữ Nôm không phải là

ít. Nhưng, những tác phẩm có thể dùng làm cứ liệu để nghiên cứu thì cũng không nhiều,
chỉ vì chúng đã bị sao chép sửa đổi làm sai lệch qua những lần in ấn lưu truyền. Nên việc
thẩm định, lựa chọn tác phẩm đáng tin cậy làm đối tượng khảo sát luôn được xem là bước
khởi đầu quan trọng nhất. Theo chúng tôi tìm hiểu thì kho tàng thư tịch về chữ Nôm và văn
học chữ Nôm, hiện được lưu giữ tương đối đầy đủ nhất và phong phú nhất ở Viện Nghiên
cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, với số lượng tác phẩm khoảng 1500
tên sách (trong đó sách viết toàn chữ Nôm khoảng 500 tác phẩm, sách chữ Hán diễn Nôm
khoảng 200 tác phẩm, sách chữ Hán lẫn Nôm khoảng 800 tác phẩm), đó là chưa kể tới
hàng vạn thác bản văn bia có chữ Nôm (trong đó văn bia toàn khắc chữ Nôm khoảng gần
200 đơn vị). Những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã sưu tầm được hàng ngàn
cuốn sách chữ Nôm của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái…
Qua những con số thống kê phân loại có được về các loại chữ Nôm từ các tấm văn
bia, các tác phẩm cổ, người ta có thể đưa ra được những nhận định về quá trình phát triển
của chữ Nôm ở từng giai đoạn. Và cũng qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng khác nhau
của chữ Hán đối với chữ Nôm trong từng giai đoạn.
Người viết bài đọc thêm 1 đã đưa ra kết luận cuối cùng rằng ảnh hưởng lớn nhất của chữ
Hán đối với chữ Nôm là phương pháp tạo chữ. Chữ Nôm không vượt ra ngoài “lục thư” mà
chữ Hán đã từng sử dụng. Những nhược điểm có trong hệ thống văn tự Hán đều có trong
chữ Nôm. Chẳng hạn, hiện tượng mà ngành văn tự học tiếng Hán gọi là “dị thể tự”, trong
hệ thống chữ Nôm cũng không thiếu: một từ, một chữ ó nhiều cách viết khác nhau. Đấy là
24


chưa kể hiện tượng tuỳ tiện tạo chữ ở các vùng phương ngữ (do lạm dụng các nguyên tắc
của lục thư). Do ảnh hưởng của chữ Hán đối với chữ Nôm lớn lao như vậy, cho nên có
không ít người căn cứ vào hình thức để đưa ra kết luận là chỉ cần biết chữ Hán là biết được
chữ Nôm. Thực ra, không phải thế, khi vay mượn các đơn vị văn tự Hán, người Việt cũng
đã thực hiện những bước cải hoá ở những mức độ khác nhau để chúng có thể trở thành
công cụ ghi chép tiếng Việt (chứ không còn là công cụ ghi chép tiếng Hán nữa). Chữ Nôm
là chữ Nôm. Tuy nhiên, nếu biết chữ Hán, thì việc học chữ Nôm trở nên thuận tiện hơn.

Chúng tôi nhất trí với nhận định trên và muốn mở rộng thêm vấn đề về tình hình nghiên
cứu chữ Nôm nói riêng và nghiên cứu sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với sự hình thành và
phát triển chữ Nôm nói chung qua tiểu mục sau:
2.5 Tình hình nghiên cứu Hán Nôm ở Việt Nam
Từ đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu cấu tạo chữ Nôm, giám định văn bản Nôm, biên
soạn sách tra cứu chữ Nôm, biên soạn thư mục Nôm, và phiên dịch công bố các tác phẩm
chữ Nôm có giá trị đã được các nhà nghiên cứu quan tâm; bước đầu thu được những kết
quả khả quan, phần nào đáp ứng nhu cầu tìm hiểu di sản chữ Nôm trong đời sống văn hóa
xã hội. Mặc khác, việc các nhà nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước quan tâm hơn
nữa đến nghiên cứu, khai thác, bảo tồn di sản chữ Nôm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam và trong bối cảnh giao lưu, hoà nhập với văn hóa khu vực và quốc tế sẽ
tạo cơ hội cho chữ Nôm, văn học chữ Nôm có một vị trí nhất định, trong kho tàng di sản
văn hóa của thế giới.
Để giới thiệu với thế hệ người Việt Nam hôm nay về vai trò của chữ Nôm trong tiến
trình phát triển văn học nói riêng và văn hoá dân tộc nói chung, cũng như làm rõ hơn về sự
ra hình thành và phát triển chữ Nôm trên mối tương quan với chữ Hán, nhiều thế hệ nghiên
cứu Hán Nôm Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX đã tiến hành nghiên cứu chữ
Nôm và giám định, phiên dịch, công bố nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị ra tiếng Việt hiện
nay.
− Về nghiên cứu chữ Nôm có: Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (Đào Duy

Anh), Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm (Trần Văn Giáp), Một số vấn đề về chữ
25


×