Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác) dưới góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.09 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

LÊ THỊ MAI HIÊN

“THƯỢNG KINH KÝ SỰ”
(LÊ HỮU TRÁC)
DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

LÊ THỊ MAI HIÊN

“THƯỢNG KINH KÝ SỰ”
(LÊ HỮU TRÁC)
DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LỜI CẢM ƠN

Chuyên ngành: Lí luận Văn học


Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: Thượng kinh ký sự
Người hướng dẫn khoa học:
(Lê Hữu Trác) dưới góc nhìn thể loại, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
TS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
rèn luyện ở khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: “Thượng kinh ký sự”
(Lê Hữu Trác) dưới góc nhìn thể loại, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy suốt thời gian học tập và rèn luyện ở
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thị Hồng Tuyết,
người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè những người luôn động
viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2016
Người viết

Lê Thị Mai Hiên


LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của TS. Mai Thị Hồng Tuyết,
sau một thời gian cố gắng tôi đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp:

Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác) dưới góc nhìn thể loại. Tôi xin cam đoan
các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực, không trùng
lặp với các đề tài khác. Trong khóa luận có sử dụng những nhận xét, đánh giá
cũng như các số liệu của các tác giả khác đều có những thông tin trích dẫn và
được ghi nguồn trích rõ ràng.
Hà Nội, Ngày 9 tháng 5 năm 2016
Người viết

Lê Thị Mai Hiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 6
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI KÝ VÀ KÝ SỰ .......... 7
1.1 Khái quát chung về thể ký ....................................................................... 7
1.1.1. Sự xuất hiện và phát triển của thể ký ở Việt Nam ............................ 7
1.1.2. Một số đặc điểm của thể ký ............................................................ 14
1.1.2.1 Ký ghi chép sự thật khách quan và tôn trọng tính xác thực của
đối tượng miêu tả. .................................................................................. 14
1.1.2.2 Những vấn đề mới đặt ra xung quanh vấn đề sự thực trong ký 17
1.1.2.3 Hình thức đa dạng của các thể ký văn học ................................ 21
1.2 Khái quát chung về thể loại ký sự .......................................................... 22

1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ký sự trong văn học Việt Nam ..... 22
1.2.2. Một số đặc điểm của thể loại ký sự ................................................ 23
CHƯƠNG 2: THƯỢNG KINH KÝ SỰ DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI........ 27
2.1. Vấn đề sự kiện trong Thượng kinh ký sự .............................................. 27
2.1.1. Sự kiện “thượng kinh” .................................................................... 27
2.1.1.1. Hình tượng bức tranh thế giới qua sự kiện “thượng kinh” ....... 31
2.1.1.2. Sự thật và huyền thoại trong Thượng kinh kí sự....................... 41
2.2. Hình tượng tác giả trong Thượng kinh kí sự ......................................... 46


2.2.2. Một số đặc điểm của hình tượng tác giả qua Thượng kinh ký sự ... 52
2.2.2.1 Nhân cách cao cả của Hải Thượng Lãn Ông ............................. 52
2.2.2.2 Vấn đề “tính tự mê” ở cái “tôi” tác giả...................................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ký văn học là loại thể có một vị trí quan trọng trong nền văn xuôi Việt
Nam. Với những đặc điểm và khả năng nổi trội của mình, nó đã lôi cuốn, khơi
gợi được lòng tin nơi độc giả bằng việc phản ánh chân thật hiện thực đời
sống. Ký đã khám phá sâu sắc về đối tượng được miêu tả, đề xuất được những
tư tưởng, quan niệm có ý nghĩa đối với đời sống hiện thực vừa chạm đến
chiều sâu cảm xúc của con người… Ký là nơi gặp gỡ của nhiều nhân tố: trí
tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và giá trị nghệ thuật đích thực…
Ký sự là một thể loại của ký, thường ghi chép về những sự kiện, những
câu chuyện. Ký sự ra đời từ rất sớm, nó không chỉ là những ghi chép thông
thường mà còn phản ánh những vấn đề mang tầm vóc rộng lớn. Với ký sự
người viết có thể bộc lộ một cách trực diện, rõ ràng về bản thân, cũng như ghi

lại các sự kiện diễn ra trong thực tế. Tiếp cận ký sự dưới góc nhìn thể loại có
thể nói là một hướng đi phù hợp với nghiên cứu văn học hiện nay. Một mặt
nó giúp ta tìm hiểu đặc trưng của thể ký dưới một góc nhìn mới; mặt khác dựa
trên lí thuyết của đặc trưng thể loại ta có thể lí giải những hiện tượng văn học
ký tưởng chừng đã quá quen thuộc với độc giả từ lâu. Với ý nghĩa ấy, có thể
nói hướng tiếp cận này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều khám phá mới trong nghiên
cứu thể loại ký.
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là một tác phẩm văn học đặc sắc.
Tác phẩm được đánh giá là đỉnh cao của thể ký trung đại Việt Nam và đánh
dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự trung đại. Thượng kinh ký sự
được coi là “Tác phẩm ký nghệ thuật đích thực, đầu tiên của Việt Nam” [32;
tr.435]. Tác phẩm mang một tầm vóc lớn, không chỉ ở góc độ giá trị văn học,
lịch sử, bảo lưu văn hóa dân tộc mà còn có giá trị giáo dục to lớn vì vậy mà
nó được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Việc nghiên cứu tác phẩm dưới

1


góc nhìn thể loại sẽ giúp độc giả có cái nhìn mới về những nét độc đáo trong
Thượng kinh ký sự; sẽ góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như vị
trí của Lê Hữu Trác – một danh y lỗi lạc, một nhà thơ, nhà văn tài hoa trong
nền văn học trung đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác được nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Na đánh giá là “Một thiên tùy bút hiếm có, một đỉnh cao của thể ký trung đại,
là tác phẩm ký nghệ thuật đích thực, đầu tiên của Việt Nam” [32;tr.435]. Ra
đời vào cuối thế kỉ XVIII, Thượng kinh ký sự là một bức tranh sinh động về
xã hội phong kiến đương thời. Tác phẩm không chỉ ghi chép về sự kiện
“thượng kinh” mà còn thể hiện được cái nhìn thế sự, cảm xúc của chính tác
giả Lê Hữu Trác. Nghiên cứu Thượng kinh ký sự là một đề tài nhận được sự

quan tâm chú ý từ giữa thế kỉ XX. Vì vậy mà đã có một số công trình nghiên
cứu về tác giả, tác phẩm này: Một số bài báo nghiên cứu về tác phẩm Thượng
kinh ký sự xuất hiện trên những tạp chí khoa học chuyên ngành như:
+ “Mấy suy nghĩ về thơ văn Lê Hữu Trác” (1964) của Nguyễn Huệ Chi,
Tạp chí Văn học số 9.
+ “Lê Hữu Trác và con đường của một người tri thức trong cơn phong
ba dữ dội nửa cuối thế kỉ XVII” (1970) của Nguễn Huệ Chi, Tạp chí Văn học
số 6.
+ “Mấy đoạn văn hay của Lê Hữu Trác” (1971) của Nguyễn Huệ Chi,
Tạp chí Văn học số 2.
Nhà phê bình Nguyễn Huệ Chi đã đưa ra những nhận định, đánh giá về
tác phẩm Thượng kinh ký sự trên tạp chí Văn học. Tác phẩm là cuốn ký sự về
chuyến đi thăm kinh đô năm 1782 của Lê Hữu Trác, theo lệnh của chúa
Trịnh. Con đường dẫn danh y ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa
Trịnh Sâm cũng là con đường dẫn ông trở lại quá khứ, trở lại xã hội “trâm anh

2


thế phiệt”, thậm chí ông còn có thể trở lại địa vị bề tôi của thiên tử mà ông
từng rời bỏ xưa kia. Cho nên, Thượng kinh ký sự trước hết là câu chuyện của
một tâm trạng: bàng hoàng, thao thức, đấu tranh với chính mình chống lại mọi
cám dỗ, tìm mọi cách để được trở về.
Về nội dung tư tưởng của tác phẩm, trongViệt Nam Văn học sử giản
ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã có cái nhìn khá đầy đủ về thể loại ký, cũng
như tác phẩm Thượng kinh ký sự. Ông cho rằng, nó là “Một tác phẩm hiếm có
và đặc sắc trên nhiều phương diện trong văn học sử chữ Hán nước ta xưa”
[35;tr.122]. Bên cạnh đó ông còn thấy được Thượng kinh ký sự, cùng với một
số tác phẩm tiêu biểu khác đã góp phần phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến
Việt Nam: “Duy chỉ ở mấy trang ký, nhất là tập ký độc nhất vô nhị này, người

đọc mừng rỡ bắt mạnh thấy một chút gì xác thực, linh hoạt về nếp sống xưa,
về con người xưa” [34; tr.126]. Ông chú ý nhiều đến giá trị phản ánh hiện
thực mà tác phẩm mang lại: “Tác giả dẫn chúng ta đi dự một cuốn phim xa
xưa của một giai đoạn lịch sử với sân khấu là đất Thăng Long cổ kính”
[35;tr.216]. Tuy nhiên công trình chưa đề cập nhiều đến vấn đề về thể loại của
tác phẩm.
Về hình thức ký sự, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong công trình Lí
luận văn học (1989) cho rằng: “Hình thức ký sự đã có từ lâu trong văn học
Việt Nam như Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác, một số bài ký trong Vũ
trung tùy bút – Phạm Đình Hổ…” [17; tr.288].
Năm 2001, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho ra đời công trình Văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 2: Ký. Tác giả đã bàn đến một số đặc
điểm của thể loại ký, ông cho rằng: “Ký là loại hình văn học phức tạp nhất
trong văn xuôi tự sự thời trung đại bởi bản thân khái niệm ký hàm chứa một
nội diên có biên độ hết sức co dãn” [35; tr.9]. Trong các công trình: Con
đường giải mã văn học trung đại Việt Nam (2007), Văn xuôi tự sự Việt Nam

3


thời trung đại (2001) Nguyễn Đăng Na đã có cái nhìn khá đầy đủ về thể loại
ký: quá trình hình thành và phát triển, đặc trưng thể loại và những lời đánh
giá, nhận xét khá độc đáo về tác phẩm Thượng kinh ký sự. Ông cho rằng:
“Thượng kinh ký sự là tác phẩm ký nghệ thuật đích thực đầu tiên của Việt
Nam. Nó không chỉ là đỉnh cao, là sự hoàn thiện thể ký Việt Nam thời trung
đại, mà còn là mực thước cho lối viết ký sau này” [32;tr.435]. Theo ông:
“Thượng kinh ký sự là tác phẩm ký nghệ thuật đích thực, đầu tiên của văn học
trung đại”. Bởi lẽ tác phẩm được xây dựng bằng một hệ thống sự kiện đơn
giản, được ghi chép theothời gian diễn ra đè nặng lên tâm trạng Lê Hữu Trác.
Đằng sau những sự kiện đơn giản ấy, là tâm trạng, nỗi lòng của một thầy

thuốc, một nhà thơ, nhà văn tài hoa. Chính vì lẽ đó, tác phẩm không chỉ mang
tính chất của một ký sự mà còn có thể xem là một nhật ký, du ký, một bài ký
phong cảnh. Mặt khác ông cũng thấy được cái tôi cá nhân trong Thượng kinh
ký sự: “Chưa bao giờ và chưa có một tác phẩm nào mà cái tôi cá nhân của tác
giả được bộc lộ một cách mạnh mẽ, rõ ràng như ở Thượng kinh ký sự”
[32;tr.438]. Từ đó ông đi đến kết luận: “Đến Lê Hữu Trác, thể ký văn học
đích thực thật sự ra đời tạo đà cho hàng loạt các tác phẩm ký khác”
[32;tr.439].
Những công trình nghiên cứu lớn với những nội dung phong phú đã
chứng minh được sự phát triển của thể loại ký trung đại Việt Nam và vị trí
của Thượng kinh ký sự trong bước phát triển đó. Nghiên cứu “Thượng kinh ký
sự (Lê Hữu Trác) dưới góc nhìn thể loại” không phải là vấn đề thực sự mới
mẻ song là điều cần thiết bởi ở mỗi đề tài đều đem lại cơ hội tiếp cận nghiên
cứu sâu vấn đề cho người tham gia nghiên cứu. Đây là điều kiện giúp ta đi
sâu, hiểu đặc trưng làm nên giá trị độc đáo cho thể ký bằng những lí luận,
thống kê mang tính khoa học. Việc nghiên cứu này cũng giúp chúng ta có cái

4


nhìn tổng thể và toàn diện về giá tri tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu
Trác cũng như tìm thấy những giá trị mới trong sáng tác của ông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này bài viết nhằm hướng tới mục đích: Cung cấp kiến
thức về những đặc điểm của ký và ký sự. Đồng thời đề tài giúp người đọc
hiểu được những đặc trưng thể loại đã tạo nên giá trị độc đáo cho Thượng
kinh ký sự.
Để đạt được mục đích trên, bài viết có nhiệm vụ:
- Trình bày khái quát nhưng vấn đề chung về thể ký văn học, thể loại
ký sự và sự ra đời của tác phẩm Thượng kinh ký sự.

- Phân tích Thượng kinh ký sự dưới góc nhìn thể loại để làm sáng tỏ các
vấn đề lý thuyết thể loại. Qua nghiên cứu, bài viết làm nổi bật nên giá trị văn
học, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới
mẻ về Thượng kinh ký sự - một tác phẩm ký mẫu mực của văn học trung đại
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề liên quan đến
thể loại ký và ký sự qua tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Nxb
Văn học, Hà Nội (2010).
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong khi nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào những vấn đề cơ bản
nhất của thể loại được biểu hiện trong tác phẩm. Một số vấn đề có tính giao
thoa giữa ký và ký sự, nếu đã được trình bày ở phần loại thể thì sẽ không trình
bày lại ở phần thể loại nữa.
Nghiên cứu Thượng kinh ký sự dưới góc nhìn thể loại, chúng tôi không
đặt ra mục riêng về hình thức tác phẩm mà xen lồng vào trong các mục trình
bày về sự kiện và hình tượng tác giả. Vì suy cho cùng, hình thức luôn mang

5


tính nội dung và nội dung phải được thể hiện qua hình thức sao cho khóa luận
được chặt chẽ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh – hệ thống
- Phương pháp tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
- Làm rõ hơn đặc trưng thể loại ký và ký sự. Trình bày một cách hệ
thống các vấn đề liên quan đến thể loại ký và ký sự.

- Thấy được những giá trị của tác phẩm Thượng kinh ký sự ở góc độ thể
loại. Đây sẽ là tài liệu hữu ích cho những người muốn tham khảo về thể loại
nói chung và về tác phẩm nói riêng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của Khóa luận được triển khai qua hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về thể loại ký và ký sự
Chương 2: Thượng kinh ký sự dưới góc nhìn thể loại

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI KÝ VÀ KÝ SỰ
1.1 Khái quát chung về thể ký
1.1.1. Sự xuất hiện và phát triển của thể ký ở Việt Nam
So với các thể loại văn học thì ký là một thể loại ra đời sớm trong lịch
sử văn học nhân loại, bởi nó có sự năng động, linh hoạt, nhạy bén trong việc
phản ánh hiện thực một cách trực tiếp nhất, sinh động nhất. Tác phẩm ký vừa
có khả năng đáp ứng nhu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn thể hiện
được tiếng nói sâu sắc của nghệ thuật. Thể ký xuất hiện rất sớm trong lịch sử
văn học và phát triển qua nhiều thời kì. Ở mỗi giai đoạn ký lại có những đặc
điểm khác nhau với sự góp mặt của các tên tuổi lớn cùng với những tác phẩm
đặc sắc.
* Ký thời trung đại ở Việt Nam
Ký là loại hình văn học phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự Việt Nam
thời trung đại, bởi khái niệm ký hàm chứa một nội diên có biên độ hết sức co
dãn. Thoạt tiên, ký có nghĩa là ghi chép sự việc gì đó để khỏi quên và từ ký
thường được dùng để chỉ công văn giấy tờ mang tính hành chính. Cùng với sự
ra đời của văn học trung đại Việt Nam vào thế kỷ X, dần dần ký cùng với

truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự trung đại.
Tuy nhiên, bản thân ký có các bước phát triển riêng biệt được chia làm ba giai
đoạn.
Giai đoạn đầu tiên từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, đây là giai đoạn đặt nền
móng cho dòng tự sự viết dưới dạng ký. Đặc điểm của giai đoạn này là văn
xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học dân gian và văn học chức năng.Thời kì này,
loại hình truyện ngắn đã đạt được những thành tựu đáng kể với các tác phẩm:
Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế
Pháp, Ngoại sử ký của Đỗ Thiện... Còn ký thì chưa đạt được thành tựu như

7


vậy vì nó vẫn dựa hoàn toàn vào văn học chức năng. Mặt khác, nếu truyện
được phép đi tìm thời gian đã mất, được tưởng tượng thì đề tài của ký bị hạn
chế trong khuôn khổ viết về hiện tại, viết về những điều mắt thấy tai nghe.
Thêm vào đó, cuộc sống lúc đó không có nhu cầu về ký và phương tiện in
khắc cũng chưa nhiều nên loại ký viết thành tập chưa có điều kiện ra đời. Ký
giai đoạn này chủ yếu ở dưới dạng văn khắc và tự bạt. Nội dung của văn khắc
không nổi bật nhưng văn phong khá đa dạng. Mỗi bài thường kết hợp giữa tả
cảnh, tả tình, kể việc, kể người với việc phát biểu trực tiếp cảm nghĩ cá nhân
khiến chúng mang đậm chất ký. Một số văn bia tiêu biểu như: Bảo Ninh Sùng
Phúc tự bi, Càn Ni Sơn Hương Nghiêm tự bi minh (khuyết danh), Thiên phúc
tự hồng chung minh văn của Thích Hưng Huệ… Tự (đặt đầu tác phẩm) và bạt
(đặt sau tác phẩm) viết ra nhằm mục đích giới thiệu, bình tác phẩm của người
khác hoặc bản thân tác giả để bày tỏ quan điểm của mình đối với văn chương,
học thuật. Một số bài tự nổi tiếng như: Thiền Tông chỉ nam tự của Trần Thái
Tông, Vạn Kiếp tông bí truyền thư tự của Trần Khánh Dư, Việt Điện u linh
tập tự của Lý Tế Xuyên…
Giai đoạn thứ hai từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, xảy ra nhiều biến cố

lịch sử. Sau khi giành được độc lập, vua Lê đặt ngay cho đình thần nhiệm vụ
sưu tầm, sao chép, khôi phục các thư tịch đã mất hoặc còn sót lại trong dân
gian. Sự bùng nổ về tác phẩm sưu tầm, san định cũng như sáng tác trên nhiều
lĩnh vực làm cho thể văn tự bạt cũng phát triển theo. Tác giả của những tự bạt
đã trình bày trực tiếp và thẳng thắn quan điểm của mình trên nhiều lĩnh vực,
bởi vậy, vai trò của người sưu tầm, biên soạn phải ra sức biện bạch đúng sai.
Ký dưới dạng tự bạt đến hậu kì trung đại tách dần ra thành phê điểm văn học
và tách khỏi văn xuôi tự sự. Song, nó đã đặt nền móng cho loại ký nghệ thuật:
Tự bạt là tiếng nói cá nhân người viết, khi chưa có vai trò cá nhân thì ký đích
thực chưa thể ra đời.

8


Ở giai đoạn này, ký chưa thành một thể riêng, nó chỉ là một phần nhỏ
nằm trong tác phẩm tự sự nhiều thiên. Ranh giới giữa truyện và ký hết sức mờ
nhạt, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na: “Điều làm nên sự phân biệt giữa
truyện và ký về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách
mình khỏi các sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài cuộc
thì đấy là truyện, ngược lại, tác giả hòa mình vào sự kiện, các nhân vật với tư
cách là người trong cuộc thì đấy là ký” [35; tr.37]. Hồ Nguyên Trừng với tác
phẩm Nam Ông mộng lục, Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo và Nguyễn
Dữ với Truyền kì mạn lục là những người đặt nên móng cho ký trung đại với
việc “ghép” đoạn suy tư và bình giá đối tượng đang phản ánh vào cuối mỗi
thiên tự sự.
Ký chỉ thực sự ra đời ở giai đoạn thứ ba từ thế kỷ XVIII đến giữa thế
kỷ XIX với sự ra đời của Thượng kinh ký sự (1783) của Lê Hữu Trác. Tác
phẩm là đỉnh cao, hoàn thiện thể ký trung đại và là mẫu mực cho lối viết ký
với tác phẩm sau đó như: Bắc hành tùng ký – Lê Quýnh, Vũ trung tùy bút –
Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục – Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Tây

hành kiến văn kỷ lược – Lý Văn Phức… Nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn đời
sống xã hội và văn học nghệ thuật bị đảo lộn dưới những chiến dịch xâm lược
của thực dân Pháp.Cũng như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, sau khi
đạt đỉnh cao ở giai đoạn thứ ba, ký rơi vào bế tắc. Song ở giai đoạn này vẫn
có một tác phẩm ký đáng chú ý là Giá Viên biệt lục của nhóm tác giả Phạm
Phú Thứ, Phan Thanh Giản và Ngụy Khắc Đản. Nội dung của tác phẩm là kể
về 9 tháng ở Tây Âu của phái bộ Đại Nam. Tuy có hạn chế là tác phẩm dành
cho vua đọc (tức trở thành một biên bản) nhưng Giá Viên biệt lục vẫn đánh
dấu bước phát triển mới về quy mô phản ánh và đối tượng phản ánh của
ký.Những nỗ lực cuối cùng này không thể cứu vãn được sự bế tắc của ký
trung đại. Cũng như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, đến đây ký trung

9


đại kết thúc sứ mệnh lịch sử nhường bước cho ký hiện đại với những tên tuổi
như Phạm Quỳnh, Nguyễn Tuân…
* Ký những năm đầu thế kỉ XX
Bước sang thế kỷ XX, cùng với sự phát triển vượt bậc của chữ Quốc
ngữ và việc ra đời các loại báo, tạp chí, các nhà xuất bản khắp trong cả nước
thì thể tài ký cũng xuất hiện và mau chóng giữ một vị trí quan trọng trong đời
sống văn học. Đầu tiên, chúng ta phải ghi nhận những sáng tác có ý nghĩa đặt
nền móng của Tản Đà (1889-1939) - người đã có công khai sinh cho nhiều thể
văn trong văn học Việt Nam buổi đầu thế kỷ. Ông khai bút cho mục “Việt
Nam nhị thập kỷ - Xã hội ba đào ký” trên An Nam tạp chí. Tản Đà viết nhiều
bài phiếm luận có tính cách bút ký, vì ông đã căn cứ vào cuộc đời để phát
biểu tư tưởng của mình như: Luận về ăn ngon, Thằng người ngây cưỡi con
ngựa hay… Thời kì này cùng với sự phát triển của báo chí thì các tác phẩm
du ký – du hành, ghi chép, tùy bút được chú ý in ấn, với những tên tuổi của
Phạm Quỳnh, Thiện Đình, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Tiến Lãng, Đông

Hồ, Mộng Tuyết... Trên tạp chí Nam Phong xuất hiện những tác phẩm tiêu
biểu như : Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác, Lại tới Thần kinh của Nguyễn
Tiến Lãng, Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kỳ và nhất là Pháp du hành
trình nhật ký của Phạm Quỳnh…
Những năm 30 của thế kỉ XIX, thể ký ở Việt Nam có bước phát triển
vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Thể ký nở rộ các thể văn như phóng
sự, bút ký, tản văn, hồi ký, du ký... từ đó tạo nên diện mạo chủ yếu của lịch sử
thể tài ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Cùng với tiến trình lịch sử thì sự phát
triển của thể ký ở giai đoạn này chia làm hai chặng đường lớn:
Ở chặng 1930-1939, thể loại ký về cơ bản đã định hình phong cách
nghệ thuật với các thể văn như: phóng sự, hồi ký, nhật ký, bút ký, du ký… Sự
xuất hiện của phóng sự Tôi kéo xe (1932) của Tam Lang có ý nghĩa đặc biệt

10


quan trọng. Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã viết: “Tôi kéo xe là
một quyển phóng sự giá trị, nó lại là một quyển phóng sự trước nhất ở nước
ta, người ta có thể coi nó là một quyển mở đầu cho lối văn phóng sự trong văn
chương Việt Nam” [6; tr 512]. Trước hết, tác phẩm vừa xác lập dòng chủ lưu
của thể ký, nghĩa là chính thức đưa thể văn phóng sự lên ngôi, đồng thời mở
đầu cho một kiểu loại văn học mới. Như đã nói trên, Tam Lang được vinh
danh là người mở đầu cho thể loại phóng sự ở Việt Nam. Những tác phẩm của
ông đã đạt đến giá trị nghệ thuật chuẩn mực của thể phóng sự. Qua các phóng
sự, Tam Lang đã nhập thân vào cuộc sống hàng ngày của người phu xe (Tôi
kéo xe), kiếp sống long đong của gái làm tiền nơi sông nước (Đêm Sông
Hương) và tiếng nói châm biếm sâu cay bọn quan lại, nghị gật (Lọng cụt
cán)... Những tác phẩm của ông là sự trải nghiệm của người trong cuộc về
người thật, việc thật, kể lại những điều mắt thấy tai nghe. Phóng sự nào cũng
mang trong mình tư tưởng bác ái, luôn bênh vực người nghèo khổ vì lẽ phải,

vì tinh thần nhân đạo.
Người đưa phóng sự Việt Nam đến đỉnh cao là Vũ Trọng Phụng. Với
những tác phẩm như: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây(1934), Cơm
thầy, cơm cô, Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938)... ông được mệnh danh
là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Các phóng sự của Vũ Trọng Phụng thể hiện rõ
sự đa dạng về đề tài, về khả năng phân tích sự kiện và tâm lý nhân vật, về tầm
bao quát nội dung xã hội cũng như nghệ thuật dẫn truyện. Những tác phẩm
của ông đã lột trần được những cái hạ đẳng của xã hội.
Ngô Tất Tố được tôn vinh là “nhà báo có biệt tài” người tạo nên độ sâu
cho thể loại phóng sự.Ngô Tất Tố viết khá nhiều phóng sự, ghi chép, tiểu
phẩm báo chí. Ông là nhà phóng sự xuất sắc viết về đề tài nông dân và làng
cảnh thôn quê trước Cách mạng, đặc biệt với các tác phẩm Tập án cái
đình (1939), Việc làng (1940)… Là người có vốn văn hoá sâu rộng và thông

11


thuộc nhiều mặt đời sống dân quê, Ngô Tất Tố đã phản ánh được bức tranh xã
hội rộng lớn, bao gồm từ phong tục tập quán đến cuộc sống thường ngày, từ
nỗi khổ cùng cực của người dân đen đến muôn mặt tệ lậu đám chức dịch. Ngô
Tất Tố xứng đáng được coi là nhà xã hội học nghệ thuật ngôn từ xuất sắc bậc
nhất về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Với Nguyễn Tuân, tác phẩm của ông có khi được gọi là du ký như: Một
chuyến đi (1938), có khi là phóng sự như Ngọn đèn dầu lạc (1939), Tàn đèn
dầu lạc (1941), tuỳ bút như Chiếc lư đồng mắt cua (1941). Những bài tùy bút,
bút ký của ông có những lối hành văn đặc biệt. Bằng ngòi bút nghệ thuật tài
hoa của mình ông đã vẽ lên bức tranh sống động về cuộc sống. Ngoài ra, thể
ký còn có sự đóng góp của những cây bút như: Trọng Lang, Phùng Tất Đắc,
Nhất Linh, Thanh Tịnh… Những tên tuổi này góp phần làm phong phú và tạo
nên dòng chảy chung của thể ký Việt Nam, tạo tiền đề cho cả một quá trình

phát triển tiếp theo.
Ở chặng 1940-1945, cùng với sự góp mặt của những cây bút giai đoạn
trước như Ngô Tất Tố, Trọng Lang… thì giai đoạn này xuất hiện nhiều cây
bút mới như: Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam, Vũ Bằng… Một mặt các tác
phẩm ký vẫn tiếp tục khai thác hiện thực đời sống muôn màu muôn vẻ dưới
chế độ thực dân nửa phong kiến; mặt khác đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn
đề dân tộc, từng bước ý thức sâu sắc hơn về tính dân tộc và ý thức về yêu cầu
giải phóng dân tộc đang ngày càng trở nên rõ nét hơn. Các tác phẩm tiêu biểu
như: Lều chõng (1941) của Ngô Tất Tố, Làm tiền (1942) của Trọng Lang,
Ngoại ô của Vũ Đình Lạp, Hà Nội băm sáu phố phường (1943) của Thạch
Lam, Cai (1944) của Vũ Bằng…
Ký Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 có bước phát triển vượt
bậc. Nó không chỉ phong phú về đề tài, nội dung mà còn đặc sắc về nghệ

12


thuật. Sự lớn mạnh về đội ngũ sáng tác của thể loại này cho thấy được vị trí
và nhu cầu phát triển của thể loại này trong nền văn học Việt Nam.
* Ký những năm 1945-1986
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến trước thời kì đổi mới 1986 là một
giai đoạn văn học đặc thù. Nó hình thành và phát triển trong điều kiện đất
nước có chiến tranh và những năm hậu chiến. Các thể loại văn học viết ra
nhằm phục vụ kháng chiến, cổ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân
dân, thể ký không nằm ngoài sứ mệnh như vậy. Giai đoạn 1945-1986, là giai
đoạn xác lập hệ thống lí thuyết về ký. Lần đầu tiên các thể loại có chức năng
và hình thức ghi chép sự thật như: ký sự, tùy bút, phóng sự, nhật ký, du ký,
truyện ký, bút ký được tập hợp thành một loại hình văn học có tên là ký. Nếu
như trước 1945 phóng sự chiếm ưu thế thì sau 1945 ta thấy phóng sự gần như
vắng bóng nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại ký sự, tùy

bút và truyện ký. Trong giai đoạn đầu của nền văn học thời kì này, ký sự phát
triển mạnh mẽ, càng về sau các thể loại như tùy bút, bút ký, truyện ký chiếm
vị thế ưu trội. Thể ký giai đoạn này có khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, đó là
những ký sự ở giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp như: Nhật kí ở rừng của
Nam Cao, Ký sự của Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng,
Thu Đông năm nay của Nguyễn Đình Thi, Vượt Tây Côn Lĩnh của Tô Hoài…
Hay là những bút ký: Người chiến sĩ khai hoang của Tô Hoài, Đường chúng
ta đi của Nguyên Ngọc, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Đại hội anh
hùng của Nguyễn Thi, Con hồ Thủ đô của Nguyễn Tuân, Rất nhiều ánh lửa
của Hoàng Phủ Ngọc Tường,… Giai đoạn này còn có những tùy bút và bút ký
xuất sắc như: Người lái đò sông Đà, Tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân,
Một chuyện chép ở bệnh viện, Bức thư Cà Mau của Anh Đức… Các tập
truyện ký nổi tiếng như: Sống như anh của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm
súng của Nguyễn Thi, Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận... Những tác phẩm

13


này đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận và được coi là những tác phẩm
tiêu biểu của văn học sau những năm 1960.
Ký 1945-1986, là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng, của quốc gia,
dân tộc, tiếng nói của những người chiến thắng. Trong các tác phẩm ký thời kì
này vang lên một giọng điệu tràn đầy niềm tự hào, lạc quan của người chiến
thắng. Nó đã thực sự trở thành một mũi nhọn xông xáo khắp các chiến trường
khói lửa, các nẻo đường mưa tuôn nắng dội, len lỏi vào những ngóc ngách tận
cùng của đời sống. Ký giai đoạn này là bản anh hùng ca về những tấm gương
sáng chói trong kháng chiến hay là cảm hứng hồi sinh của đất nước trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Những tác phẩm ký là tiền
đề, là bước đệm cho sự phát triển của truyện ngắn và tiểu thuyết sau này.
1.1.2. Một số đặc điểm của thể ký

1.1.2.1 Ký ghi chép sự thật khách quan và tôn trọng tính xác thực của đối
tượng miêu tả.
Tác phẩm ký ra đời gắn liền với những biến cố lịch sử mang tính thời
sự, những vấn đề nóng bỏng của đời sống. Vì thế, các nhà viết ký trước hết
phải hướng đến tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và ghi lại những người thật,
việc thật của cuộc sống. Chính điều này làm cho thể ký văn học gần với ký
báo chí, phát triển cùng với sự phát triển của ký báo chí, đáp ứng nhu cầu thời
sự của con người trong một xã hội mới. Sự thật là hạt nhân quan trọng nhất
làm nên đặc trưng của thể ký. Khi tiếp nhận một tác phẩm ký, bao giờ ta cũng
thấy nổi lên trên bề mặt của nó là một lớp thông tin, sự kiện, nhân vật, thời
gian, không gian cụ thể đơn nhất.Viết về cái có thật trong cuộc sống, ký văn
học có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra niềm tin, sức thuyết phục đối với
bạn đọc. Chẳng hạn, đọc tác phẩm ký Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi
chúng ta ngưỡng mộ, cảm phục đối với người anh hùng có thực đã sống và
đánh giặc ở mảnh đất Trà Vinh. Nhiều tác phẩm ký văn học có giá trị như

14


những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa to lớn với nhận thức của người đọc.
Vì thế, sự bịa đặt, thêm thắt sẽ làm mất đi sức thuyết phục và xúc cảm thẩm
mĩ đối với độc giả. Do trần thuật người thật, việc thật tác phẩm ký văn học có
giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn ngay
đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau.
Sự thật khách quan được các tác phẩm ký biểu hiện qua những yếu tố
sau: Thứ nhất, người trần thuật xưng tôi với tư cách là người chứng kiến, ghi
chép, luận bàn hay là một chủ thể nói thực sự. Trong tác phẩm, người trần
thuật như là một nhân chứng mắt thấy, tai nghe những sự việc vừa diễn ra. Họ
cũng có thể là người đã được trải nghiệm, tham dự vào các sự kiện đó. Vì vậy
trong ký các tác giả thường tô đậm hành trạng, lai lịch của người kể chuyện.

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ miêu tả chi tiết lai lịch, thân thế của
người kể chuyện: “Ta sinh năm Mậu Tý, niên hiệu Cảnh Hưng… Đến năm ta
lên sáu tuổi, đấng tiên phu ta mới được thăng làm Tuần phủ Sơn Tây… Khi ta
mới lên chín tuổi đã đọc sách Hán thư, được ba mươi bốn năm thì đấn Tiên
đại phu ta mất…” [21;tr.9]. Vai trò của người kể chuyện được đặc biệt nhấn
mạnh làm nổi bật tính chất đáng tin cậy của câu chuyện được kể. Các tác
phẩm ký bao giờ cũng hấp dẫn vì đó là câu chuyện của người trong cuộc.
Người trần thuật với vị trí là người tham gia và trải nghiệm nên tất cả mọi
ngóc ngách, bí mật của cuộc sống được chia sẻ đều là chân thực. Chính vì
điều này mà cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm hay tự truyện của Lê Vân lại
được độc giả đón nhận rất nồng nhiệt. Qua đây họ muốn hiểu được cuộc sống
cũng như tâm tư tình cảm của những người trong cuộc, những trang viết ấy sẽ
đem lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất và những ai đã từng trải qua
thì như được sống lại trong những khoảnh khác xưa kia. Người kể chuyện
xưng tôi với tư cách là một nhân chứng trong ký, thể hiện được cái nhìn, lập

15


trường, sự đánh giá của chủ thể, đó chính là một hình thức biểu đạt sự thật
trong ký.
Thứ hai, nhân vật, sự kiện, thời gian, địa điểm trong ký cụ thể, đơn
nhất. Nhân vật trong tác phẩm ký thường được cụ thể hóa bằng các chi tiết về
tên tuổi, quê quán, tiểu sử. Trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, nhân
vật được giới thiệu: “Tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có một
người đàn bà đã sáu con tên là Nguyễn Thị Út” [7; tr.209]. Bằng việc giới
thiệu nhân vật một cách cụ thể như vậy tác phẩm ký đã xác định được yếu tố
xác thực về đối tượng miêu tả của mình. Người đọc nếu còn băn khoăn cũng
có thể kiểm chứng lại thông tin này. Các sự kiện trong ký được cụ thể hóa
bằng các địa danh, ngày tháng và số liệu cụ thể. Vì ký là một thể loại ghi chép

sự thật cho nên những thông tin về sự kiện là một phần không thể thiếu. Các
sự kiện trong ký thường tuân theo trật tự tuyến tính của thời gian và ở đó ta có
thể bắt gặp những tên riêng, tên địa danh, số liệu để tăng tính xác thực, độ tin
cậy cho câu chuyện được kể. Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là một ví dụ
như vậy, các sự kiện trong tác phẩm được xâu chuỗi theo hành trình lên kinh
và hành trình trở về của nhân vật tôi. Mở đầu Thượng kinh ký sự, Lê Hữu
Trác viết về sự kiện “Tháng Giêng, năm Nhân Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ
43…” khi mà tác giả nhận được chiếu chỉ rời quê lên kinh đô chữa bệnh cho
thế tử. Trong hành trình ấy Lê Hữu Trác đã ghi chép lại thời gian chính xác và
chi tiết đến từng ngày: “Ngày 17(tháng Giêng), tôi chỉnh đốn hành lý, nhổ neo
ra đi. Ngày 18, tôi rời thuyền lên bờ, yết kiến quan Thự trấn. Ngày 20, quan
Văn thư sửa sang hành lý lên đường. Ngày 21 chúng tôi ra đi từ sáng sớm.
Ngày 22 đến núi Long Sơn. Ngày 23 đến cầu Kim Lan, đền Cờn. Ngày 24
tiếp tục lên đường, ngày 25 cũng vậy. Ngày 26 qua đò Đài Liên, ngày 27 đến
đèo Ba Dội…” [9;tr.11].Thời gian chính xác đến từng ngày thể hiện được đặc
trưng ghi chép người thật, sự thật của thể ký.

16


Tóm lại, đặc trưng của thể ký là ghi chép lại sự thật khách quan và tôn
trọng tối đa tính xác thực của của đối tượng miêu tả. Sự thật luôn là hạt nhân
cấu trúc của ký văn học. Đọc tác phẩm ký mỗi một giai đoạn lại có những
điểm riêng biệt. Ký trung đại đưa chúng ta đi theo những tháng ngày lịch sử,
các sự kiện của quá khứ; ký 1930-1945 lại đem đến những trải nghiệm khi
chúng ta được thâm nhập vào đời sống của những hạng người khác nhau
trong xã hội; ký 1945-1975 là hình ảnh những tháng ngày kháng chiến trường
kì của cả dân tộc. Qua cách lựa chọn người trần thuật xưng tôi, nhân vật, thời
gian, địa điểm cụ thể đơn nhất các tác giả ký đã đem lại hiệu quả về tính xác
thực và đáng tin cho tác phẩm của mình.

1.1.2.2 Những vấn đề mới đặt ra xung quanh vấn đề sự thực trong ký
* Hiện thực và huyền thoại trong ký
Ký văn học chủ yếu là hình thức ghi chép linh hoạt về những sự kiện và
con người có thật trong đời sống với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và
chú ý đến tính thời sự của đối tượng được miêu tả. Qua những sự thật mắt
thấy tai nghe thì ta có thể hình dung ra được bức tranh về một thời đại với
những sự kiện lớn lao hay là chân dung của những bậc hiền tài… Trong tác
phẩm ký ngoài sự thật thì nó còn đan xem cả yếu tố huyền thoại, mà ta còn
gọi là hư cấu nghệ thuật.Hư cấu nghệ thuật là sự vận dụng năng lực tưởng
tượng để tổ chức tái tạo lại hiện thực được miêu tả nhầm xây dựng những
hình tượng có yếu tố khái quát rộng rãi. Qua đó người nghệ sĩ nhào nặn, tổ
chức chất liệu được rút ra từ cuộc sống để tạo ra những tính cách số phận,
những hình tượng mới có giá trị điển hình, vừa biểu hiện tập trung chân lý
cuộc sống vừa thể hiện được cá tính sáng tạo của nhà văn.
Trong những tác phẩm ký trung đại ta thấy vẫn còn hiện diện rất nhiều
yếu tố huyền thoại. Các mô típ sinh đẻ thần kì, âm dương phù trợ, hiển linh...
xuất hiện nhiều trong các tác phẩm ký. Thế giới được miêu tả lúc này là thế

17


giới của cái thiêng liêng, huyền diệu vì vậy mà người trần thuật chỉ được ghi
chép không được luận bàn. Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ đã ghi lại
những sự việc bí ẩn, hoang đường như: nước trong một cái giếng tự nhiên sôi
ở huyện Thanh Oai; mặt trời tách làm hai ở phố Hà Khẩu, … những điều mà
tác giả tin là có thật thì đến ngày nay người ta coi là không thực. Hay trong
Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề) tác giả cũng ghi chép lại những câu chuyện
kì lạ về thần, quỷ như: Truyện Thủy thần sông Kim Dung, truyện Ngôi đền
Thượng ở xã Bộ Đầu… Tất cả những câu chuyện đều mang đậm yếu tố kì ảo
hoang đường và xây dựng một thế giới huyền thoại.

Ký giai đoạn 1930-1945, tiêu biểu là thể loại phóng sự cũng có những
hư cấu nghệ thuật nhằm phơi bày những góc khuất, bộ mặt đen tối của xã hội
đương thời. Các tác giả đã mô phỏng câu chuyện của mình theo một cốt
truyện trinh thám hấp dẫn và li kì dẫn dắt bạn đọc vào cuộc điều tra những
vấn nạn của xã hội. Trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng, viết về nạn
cờ bạc bịp ở Hà Nội. Để thấy cái nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ
Trọng Phụng đã đi điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa
chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề
của bọn họ rõ ràng, sinh động… Viết Cạm bẫy người là để tố cáo tệ nạn của
xã hội và nêu lên những bi kịch do những tên săn mòng gây ra cho những gia
đình của tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.Trong các tác phẩm ký sự đan xen, thêm
thắt của những yếu tố huyền thoại đều có ý nghĩa. Nó tạo ra sức hấp dẫn cho
tác phẩm và chính sự đan xen giữa sự thật và huyền thoại đã đem lại cho
chúng ta cái nhìn sâu xa về hình tượng con người và bức tranh thế giới được
tác giả dụng công miêu tả.
Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy: trong ký trung đại, sự thật được miêu tả
mang đầy màu sắc hoang đường; trong phóng sự 1930 – 1945, chỉ có sự thật
xấu xa, bẩn thỉu của tệ nạn xã hội; trong ký 1945 – 1975, lại chỉ có sự thật tốt

18


đẹp, đáng biểu dương… Vậy thì liệu có phải ký là thể loại ghi chép sự thực và
tôn trọng tính xác thực tối đa của đối tượng miêu tả? Rõ ràng, vấn đề huyền
thoại hóa sự thực theo một khung giá trị, một nhãn quan nào đó là có. Nó
khiến những nghiên cứu về ký còn được tiếp tục.
*Hình tượng con người và bức tranh thế giới trong tác phẩm ký.
Nằm ở vị trí trung tâm trong các tác phẩm ký là người trần thuật xưng
tôi với tư cách là nhân chứng. Họ là những người thay tác giả nói lên sự thật,
không chỉ kể hay miêu tả lại câu chuyện mà họ còn bộc lộ thái độ, cảm xúc,

đánh giá của mình trước câu chuyện mình vừa kể. Điều này khiến cho câu
chuyện về sự thật lúc nào cũng có một giọng điệu, những sắc thái cảm xúc
nào đó. Trong phóng sự Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, ta bắt
gặp một giọng điệu kêu oan, điều trần, chất vấn thống thiết trước những
ngang trái của thực tại. Đó là những tiếng nói bất bình cho những thân phận
nhỏ bé đầy nhẫn nhục, lời vạch trần những sự thật đã bị che dấu.
Khi nghiên cứu những tác phẩm ký chúng ta đặc biệt quan tâm về bức
tranh thế giới mà tác phẩm vẽ ra. Tuy nó biểu đạt những sự thật trong đời
sống có khi là sử học khô khan nhưng các tác giả đã thêm vào đó những chi
tiết, những đoạn văn miêu tả, những biểu tượng làm nên sự tươi tắn,sinh động
trong các sáng tác ký. Và đặc biệt nó còn tạo ra được những lớp nghĩa bề sâu,
bề xa chìm bên trong hình ảnh, biểu tượng ấy. Trong tác phẩm Thương nhớ
mười hai của Vũ Bằng tác giả đã sử dụng rất nhiều những đoạn miêu tả như:
“Thì ra, đèn nến trên bàn thờ để suốt đêm không tắt, nhang vòng vẫn cháy
đưa ra một mùi thơm ngào ngạt hòa với hương hoa, hòa với gió đàn của
những cánh đồng bao la lùa qua cửa sổ, hòa với tiếng của mùa xuân về trong
ý nhạc lời thơ…” [11; tr.282]. Đoạn văn của Vũ Bằng khiến cho người ta như
được xen vào không khí ấm áp, nồng nàn, trong trẻo của buổi sáng mùa xuân:
mùi hương của vòng nhang thơm, làn gió từ cánh đồng thổi vào... không khí

19


×