Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đình Tây Đằng - thị trấn Tây Đằng - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.77 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

VŨ KHÁNH HUYỀN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA ĐÌNH TÂY ĐẰNG THỊ TRẤN TÂY ĐẰNG - HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy cô giáo khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là
TS. Nguyễn Thị Việt Hằng đã nhiệt tình hƣớng dẫn em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Khánh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Các kết quả trong khóa luận là


trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khác.

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Khánh Huyền


DANH MỤC VIẾT TẮT
TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

NXB

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
8. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5
9. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 5
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..................................................... 6
1.1. Huyện Ba Vì – địa danh giàu truyền thống lịch sử và văn hóa ................. 6
1.1.1. Tình hình chính trị - xã hội ................................................................... 6
1.1.2. Nét văn hóa tiêu biểu ............................................................................ 8
1.2. Đình Việt Nam ...................................................................................... 10
1.2.1. Nguồn gốc .......................................................................................... 10
1.2.2. Chức năng .......................................................................................... 12
1.2.3. Giá trị của đình làng ........................................................................... 18
CHƢƠNG 2: ĐÌNH TÂY ĐẰNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA .................................................................................... 21
2.1. Nguồn gốc ............................................................................................. 21
2.2. Kiến trúc và điêu khắc ........................................................................... 24
2.3. Lễ hội .................................................................................................... 29
2.3.1. Phần lễ ................................................................................................ 30
2.3.2. Phần hội.............................................................................................. 32


2.4. Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị trong quá trình bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa của đình Tây Đằng ................................................... 35
2.4.1. Thực trạng .......................................................................................... 35
2.4.2. Giải pháp ............................................................................................ 39
2.4.3. Kiến nghị ............................................................................................ 42
KẾT LUẬN .................................................................................................. 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ........................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hƣớng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, việc
nghiên cứu kỹ lƣỡng về một công trình lịch sử là cách để góp phần giữ gìn và
tôn vinh những di sản do cha ông ta để lại.
Dọc theo dải đất Việt Nam, hệ thống đình, chùa, quán, miếu, phủ, am…
đƣợc lƣu giữ cho đến thời điểm hiện nay vô cùng phong phú, đòi hỏi có sự
quan tâm lƣu giữ, bảo tồn và trân trọng nó nhƣ một yếu tố góp phần làm giàu
có bản sắc cũng nhƣ xây dựng văn hóa du lịch ngày một phát triển. Trên cơ sở
đó, việc nghiên cứu về một ngôi đình cụ thể sẽ góp phần cho việc làm rất có ý
nghĩa đó.
Ba Vì - vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và nhiều
danh lam thắng cảnh. Đây là nơi chứa đựng nhiều minh chứng lịch sử trong
quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, góp phần tạo nên cội nguồn của nền văn
minh sông Hồng. Đình Tây Đằng là một ngôi đình tiêu biểu về truyền thống
lịch sử - văn hóa đó.
Việc nghiên cứu về giá trị văn hóa của đình Tây Đằng sẽ đóng góp một vai
trò quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo tồn, giáo dục về lịch sử truyền thống
mà còn có vị trí không nhỏ trong chiến lƣợc phát triển du lịch văn hóa nói
riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của huyện Ba Vì.
Với tƣ cách một sinh viên chuyên ngành Việt Nam học thuộc khoa Ngữ
văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, vận dụng khối kiến thức chuyên
ngành về văn hóa và du lịch trong những năm học tập tại trƣờng, cùng với kết
quả thu thập trong quá trình điền dã tại địa phƣơng, với định hƣớng nghề
nghiệp là trở thành một nhà quản lý văn hóa trong tƣơng lai. Việc nghiên cứu
về giá trị văn hóa đình Tây Đằng sẽ trang bị cho tôi những nhận thức về

những giá trị lịch sử, văn hóa huyện Ba Vì. Từ đó, thấy đƣợc tiềm năng du

1


lịch văn hóa và đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
đối với địa danh này trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu chúng tôi lựa chọn đề tài Bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa đình Tây Đằng - thị trấn Tây Đằng - huyện Ba
Vì - thành phố Hà Nội làm khóa luận tốt nghiệp bậc Đại học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giá trị văn hóa làng nói chung và đình làng nói riêng từ lâu đã đƣợc
nhiều học giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ. Bƣớc
vào thời kì đổi mới, nhất là những năm 80 của cuối thế kỉ XX, nhờ những
chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về văn hóa, đã tạo điều kiện cho
những nghiên cứu sâu về văn hóa làng nói chung và giá trị của đình làng nói
riêng.
Đình Tây Đằng là ngôi đình có giá trị về nhiều mặt, đƣợc xếp hạng di
tích Quốc gia đặc biệt. Di tích có kiến trúc cổ quý giá đƣợc xây dựng từ thế kỉ
XVI. Căn cứ vào tiêu chí xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật của Bộ Văn
hóa và Vụ Bảo tồn Bảo tàng, đình Tây Đằng xứng đáng là di tích kiến trúc,
nghệ thuật độc đáo.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả viết về di tích đình Tây
Đằng nhƣ sau:
Nguyễn Hồng Kiên (2003), Những ngôi đình làng thế kỷ 16 ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học,
Hà Nội. Trong luận án, ông đã giới thiệu về địa lý cảnh quan, Thành Hoàng
làng, kiến trúc, điêu khắc trang trí và niên đại của ngôi đình. Công trình
nghiên cứu của ông thiên về lĩnh vực Khảo cổ học. [11]
Vũ Thế Bình (2009), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin. Tác

giả nhắc đến đình Tây Đằng: “ Tây Đằng là ngôi đình cổ nổi tiếng của huyện
Ba Vì. Đình được dựng vào khoảng cuối thế kỉ 16, gồm 5 gian 4 mái và 48 cột

2


lớn nhỏ. Các đầu đao có gắn long, ly, quy, phượng bằng đất nung màu gan
trâu. Xà, đấu, kèo, cốn đều được chạm khắc. Các hình chạm khắc rồng mang
phong cách đời Trần, chim phượng được chạm theo các tư thế đang múa, xòe
hai cánh…” [4, 168]
Quốc Văn (2010), 36 Đình, Đền, Chùa Hà Nội, Nxb Thanh Niên.
Trong cuốn sách, tác giả nhắc đến đình Tây Đằng là một trong nhiều ngôi
đình cổ của xứ Đoài. Đình Tây Đằng thuộc loại kiến trúc nổi tiếng có niên đại
từ thế kỉ 16. Nói đến truyền thuyết về Thánh Tản Viên – nhân vật đƣợc thờ ở
đình. Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát đƣợc về cảnh quan, kiến trúc và nghệ
thuật trang trí ở đình Tây Đằng. [17, 25]
Thực tế cho thấy, các công trình nghiên cứu trên mang tính khái quát
chung về hệ thống đình, đền, chùa ở Việt Nam. Các tác giả có nhắc đến đình
Tây Đằng – là một trong số những ngôi đình nổi tiếng xứ Đoài xƣa. Nhƣng
chủ yếu đề cập tới truyền thuyết hình thành nên di tích và khảo tả một cách
khái quát di tích đình Tây Đằng.
Cho đến nay, vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu mang tính hệ
thống, toàn diện và chuyên sâu về ngôi đình. Ngoài văn bản hồ sơ xếp hạng di
tích lịch sử văn hóa và một số văn bản kiểm kê, đánh giá thực trạng tu bổ, tôn
tạo đình Tây Đằng đƣợc lƣu giữ tại ban bảo tồn di tích thành phố Hà Nội. Nên
đình Tây Đằng hiện nay thực sự vẫn còn nhiều giá trị văn hóa cần đƣợc tiếp
tục nghiên cứu để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đó. Do vậy, đề tài này
chính là công trình tiếp theo nhằm đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về
những giá trị văn hóa của đình Tây Đằng.
3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm góp phần khảo cứu, điều tra đánh giá về thực trạng hệ
thống kiến trúc và việc giữ gìn giá trị văn hóa ở đình Tây Đằng. Từ đó hƣớng
tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đình Tây Đằng.

3


Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số định hƣớng khai thác các tiềm
năng, đặc biệt là các phƣơng hƣớng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
tại đình Tây Đằng. Từ đó để đình Tây Đằng mãi lƣu giữ đƣợc những giá trị
văn hóa của mình và trở thành một trong những điểm nhấn của vùng đất Ba
Vì.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày những vấn đề cơ bản về đình làng Việt Nam, đối tƣợng
hƣớng tới cụ thể ở đây là đình Tây Đằng
Đề xuất phƣơng hƣớng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đình Tây
Đằng ở thị trấn Tây Đằng - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
đình Tây Đằng ở thị trấn Tây Đằng - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội. Trong
đề tài nghiên cứu tổng thể các giá trị vật chất cũng nhƣ về tinh thần của ngôi
đình này với tƣ cách là một thành tố cơ bản của di sản văn hóa.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu về các giá trị văn hóa của ngôi đình cổ Tây
Đằng nhằm mục đích khai thác và đề xuất phƣơng hƣớng bảo tồn và phát huy
các giá trị đặc sắc của địa danh này.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên một số phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp truy vấn thông tin qua internet
Phƣơng pháp điền dã, khảo sát, nghiên cứu thực địa

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp liên ngành.

4


8. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã cung cấp thêm tƣ liệu đầy đủ, chân thực về đình Tây
Đằng dƣới các góc độ: lịch sử, kiến trúc, điêu khắc và lễ hội liên quan đến
ngôi đình.
Trên cơ sở đó đƣa ra một vài ý kiến nhằm đẩy mạnh việc bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa đình Tây Đằng trong hiện tại và tƣơng lai.
9. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung có 2 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Đình Tây Đằng và những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa đình Tây Đằng

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Huyện Ba Vì – địa danh giàu truyền thống lịch sử và văn hóa
1.1.1. Tình hình chính trị - xã hội
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà
Nội. Với tổng diện tích 424 km2, dân số hơn 265 nghìn ngƣời (2009) bao gồm
3 dân tộc Kinh, Mƣờng, Dao. Toàn huyện có 32 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã
miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam

giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh
Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ
đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia
thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông
Hồng.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hƣởng
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tƣợng trung bình nhiều năm ở trạm
khí tƣợng Ba Vì cho thấy:
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình
23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6oC.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20oC
tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15oC.
Đất đai huyện Ba Vì đƣợc chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và
nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1%
diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9%
đất đai của huyện.
Thủy văn của Ba Vì hết sức độc đáo, xung quanh gần nhƣ đƣợc bao bọc
bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực còn

6


có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mƣa lƣợng
nƣớc lớn tạo ra các thác nƣớc đẹp nhƣ thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang
Xanh... Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát đƣợc toàn cảnh non nƣớc
của vùng. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía Đông là hồ Đồng
Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh
trí non nƣớc hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì.
Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật

học Việt Nam ƣớc khoảng 2000 loài. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bƣớc
đầu kê đƣợc 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao
gồm nhiều loại gỗ quý hiếm nhƣ lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai
loại cây rất quý đƣợc ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ
đang đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật có 44 loài thú, 104 loài chim, 15
loài bò sát, 9 loài lƣỡng cƣ (tài liệu quy hoạch Vƣờn quốc gia Ba Vì). Đây là
nguồn tài nguyên rừng quý hiếm đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.
Hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây
Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nƣớc.
Về kinh tế xã hội (số liệu hết năm 2010): Trong những năm qua, đƣợc sự
quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện
Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XX (2005-2010). Tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm
đạt 4.311 tỷ đồng tăng trƣởng kinh tế đạt 16%.
Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ
đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trƣng Ba
Vì đó là Chè sản lƣợng đạt 12.800 tấn/năm và sản lƣợng sữa tƣơi đạt 9.750
tấn/năm.

7


Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ
đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thƣợng
và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.
Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với
cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lƣợt khách đến
với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.
Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân
đƣợc quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động. Sự nghiệp giáo

dục đƣợc quan tâm đã có 18 trƣờng trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. Công tác
y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Về văn
hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, thể dục thể thao tiếp
tục phát triển.
Ba Vì đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình,
với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, đƣợc coi là "lá phổi xanh"
phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
Đó chính là Vƣờn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên
nhiên tƣơi đẹp nhƣ: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam
thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa,
Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm
Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị... Nơi có
nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn
nƣớc khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du
lịch nghỉ dƣỡng.
1.1.2. Nét văn hóa tiêu biểu
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi nhƣ vậy, huyện
Ba Vì còn có nhiều yếu tố lịch sử và văn hóa độc đáo. Di tích lịch sử văn hóa
ở Ba Vì rất phong phú và đa dạng, bao gồm hệ thống các di tích và các nguồn

8


tƣ liệu văn bia, minh văn tôn thờ Tản Viên Sơn Thánh. Núi Ba Vì là cái nôi
của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản Viên và thần Sông nƣớc
(sông Đà). Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh - vị thánh đứng
đầu trong Tứ bất tử mà điển hình là: Đền Thƣợng, Đền Trung, Đền Hạ, Đình
Tây Đằng (Bắc Cung), Đền Và - Sơn Tây (Đông Cung), Đền Bố - Tản Lĩnh
(Nam Cung), Đền La Phù - Phú Thọ (Tây Cung),… Cùng với đó, Ba Vì còn
là nơi tôn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta.

Năm 2010, Ba Vì có 63 di tích lịch sử văn hoá đƣợc xếp hạng, đƣợc
phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. Những di tích lịch sử này phần
lớn có kiến trúc độc đáo nhƣ: đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba
Vì, khu di tích K9. Nhiều di tích có tầm cỡ quốc gia nhƣ: Đình Chu Quyến,
Đình Thụy Phiêu, Đình Tây Đằng…
Khu di tích K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội) đây là nơi giữ gìn thi hài Bác
Hồ từ 1968 – 1975. Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần thăm sƣ đoàn
316 diễn tập bên sông Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trƣa trên đỉnh đồi, ngay
dƣới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình
hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của TW đề
phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc. Những năm có chiến tranh phá
hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị đã
lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi
xa. Đảng và Nhà nƣớc chọn địa điểm K9 là nơi đầu tƣ trang thiết bị kỹ thuật
để gìn giữ thi hài Bác. Đến 1975 khi đất nƣớc hoàn toàn đƣợc giải phóng, thi
hài Bác đƣợc chuyển về Lăng tại quảng trƣờng Ba Đình. Ngày nay K9 trở
thành khu di tích để tƣởng nhớ Bác Hồ, nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng,
Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam.
Đình Chu Quyến là một ngôi đình cổ, có niên đại từ thế kỷ XVII. Ngôi
đình thờ Nhã Lang, con cả của Lý Phật Tử (thế kỷ VI) và bà thứ phi Lã Thị

9


Ngọc Thanh, mẹ của Nhã Lang. Đình Chu Quyến có nhiều đặc trƣng của một
ngôi đình truyền thống Việt Nam nhƣ mặt bằng hình chữ nhật, cấu trúc khung
gỗ…Tiêu biểu cho kiến trúc thời Hậu Lê.
So với các ngôi đình cổ ở Xứ Đoài thì đình Tây Đằng là đặc biệt hơn cả.
Ngôi đình có niên đại từ thế kỷ XVI và còn khá nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Đình Tây Đằng thờ Thánh Tản Viên. Ngôi đình với hệ thống kiến trúc, điêu

khắc nổi bật đã góp phần tạo thành giá trị phong cách kiến trúc ở xứ Đoài,
xứng với câu thành ca xƣa: Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài để ngợi ca vẻ đặc
sắc, sự tinh tế, độc đáo trong từng những nét kiến trúc của những ngôi đình ở
vùng đất xứ Đoài (Hà Nội).
Ngoài ra Ba Vì còn có lễ hội truyền thống tôn vinh các vị anh hùng dân
tộc, anh hùng văn hóa và phong tục tập quán địa phƣơng. Đó là các lễ hội Tản
Viên Sơn Thánh ở đền Thƣợng, đền Trung, đền Hạ, lễ hội làng Khê Thƣợng,
lễ hội đình Tây Đằng…Hơn nữa Ba Vì còn là địa bàn sinh sống đồng bào dân
tộc thiểu số nhƣ ngƣời Dao, ngƣời Mƣờng. Tết Nhảy của ngƣời Dao, tết của
ngƣời Mƣờng thể hiện rõ phong tục tập quán của ngƣời dân tộc thiểu số nơi
đây.
Nhận thấy rõ đƣợc những lợi thế về văn hóa – du lịch, thành phố Hà Nội
nói chung và huyện Ba Vì nói riêng đã có những chiến lƣợc cụ thể trong việc
đầu tƣ khai thác du lịch sinh thái và đẩy mạnh việc giữ gìn, bảo tồn các di sản
văn hóa mà địa phƣơng đang có trong việc phát triển du lịch.
1.2. Đình Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc
Ngày xƣa ở Việt Nam cách vận tải còn thô sơ, muốn đi từ nơi này sang
nơi khác phải đi bộ, đi cáng võng, đi ngựa… cách vận chuyển khó nhọc,
đƣờng xá gập ghềnh, hiểm trở. Vì thế mỗi khi đi từ nơi này đến nơi khác với
đoạn đƣờng dài, khó khăn, hiểm trở nên ngƣời ta phải ngủ lại dọc đƣờng ở

10


những nơi hoang vắng. Do đó vua sai lập ở bên các con đƣờng chính những
các trạm quán (Đình) trú chân, phòng khi vua quan đi tuần du, giữa đƣờng
trời tối. Các đình đƣợc kiến thiết chắc chắn, tƣờng gạch, mái ngói và có ngƣời
trông coi. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tƣợng Phật ở đình
quán. Năm 1491 nhà vua cho xây dựng Quảng Văn đình là nơi để dân chúng

đánh trống kêu oan, nơi ban bố, giảng giải các chính sách nhà nƣớc phong
kiến tại Thăng Long.
Không phải từ khi mới ra đời kiểu kiến trúc này đã đƣợc gọi là đình mà
phải trải qua nhiều sự kiện, hoàn cảnh khác nhau mới dẫn đến sự biến đổi này.
Chuyển hóa từ đình sang đình làng cũng mất một thời gian dài. Đình ra đời
khoảng cuối thời Lý nhƣng phải đến thế kỷ XVI thì sử sách mới nhắc đến
thuật ngữ “đình làng”. Chẳng hạn nhƣ năm 1522 vua Lê Chiêu Tông bị Mạc
Đăng Dung đánh “phải hốt hoảng chạy lánh đến đình làng Nhân Mục cựu”.
Nhƣ vậy, đình làng phải có trƣớc đó, có thể là cuối thế kỷ XV, điều này phù
hợp với tên tấm bia có ở đình Yên Mô (Ninh Bình) với tên đề “Yên Mô xã
đình kì bí” lập năm Hồng Đức thứ 3 (1472), mặc dù nội dung văn bia chỉ ghi
chép về địa lý địa phƣơng và ghi nhớ việc đắp đê. Và sau 1496, bia đình các
nơi khác có niên đại từ 1552 đến 1680 có nội dung ghi nhớ các công việc
công ích, việc dân làng xây đình, dựng lại đình mới chẳng hạn nhƣ bia Văn
Thịnh (Hà Bắc) dựng năm 1585 nói về việc làng tổ chức dựng lại đình làng
Đoan Bái thì chắc chắn đình làng Đoan Bái phải có từ khá lâu, hay việc tôn
những ngƣời có những cúng tiến cao rộng cho làng để xây đình làm Thành
hoàng hoặc Đình làng Từ Dƣơng (Hà Tây) còn sắc nhà Mạc phong cho Thành
hoàng làng vào năm 1574, hẳn là kiến trúc đình làng lúc này đã ổn định. Nhƣ
vậy, sự chuyển hóa từ “đình trạm” sang “đình làng” – nơi thờ Thành hoàng
của làng bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, mà trong tờ lịch 1496 có ghi “…từ nay
các xã phải trong coi việc thờ cúng ở đình…trƣớc sau không đƣợc thay đổi”,

11


để rồi ngày càng phát triển rầm rộ với việc xây dựng mới hay trùng tu vào thế
kỷ XVI: đình Tây Đằng( Hà Tây), đình Lỗ Hạnh( Bắc Giang)…”
Các ngôi đình có rất nhiều cách lý giải về nguồn gốc tên gọi. Tên gọi của
các ngôi đình gắn liền với tên gọi của làng. Đó là những tên gọi của làng khi

mới thành lập hay khi làng mới có tên. Ngƣời dân quen gọi là đình của làng.
Chẳng hạn nhƣ: đình Thổ Tang (Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh
Vĩnh Phúc), đình Thổ Hà (làng Thổ Hà, Xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang), đình Chu Quyến hay còn gọi là đình Chàng (làng Chàng, xã Chu
Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội và đình Tây Đằng (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội)...
Nhƣ vậy qua thời gian đình không chỉ còn là nơi nghỉ chân và thờ tƣợng
Phật nữa mà nó dần biến đổi thành các chức năng nhƣ ngày nay ta thƣờng
đƣợc biết đến. Đình chuyển từ chức năng là đình trạm nghỉ chân cho khách
qua đƣờng thành nơi thờ Thành Hoàng của làng xã, nơi thỏa mãn tâm linh của
ngƣời dân. Đình trạm ngày nào giờ là đình làng đảm nhiệm các chức năng
ngôi nhà cộng đồng của làng về mặt tín ngƣỡng, văn hóa, hành chính.
1.2.2. Chức năng
Từ thuở sơ khai, khi con ngƣời biết cố kết thành cộng đồng để cùng nhau
chế ngự thiên nhiên, sản xuất ra của cải vật chất từ đó đã hình thành nên
những làng quê. Dân tộc ta với nền văn minh lúa nƣớc, cây lúa lớn lên nhờ
thiên nhiên, trời đất nhƣng thiên nhiên luôn luôn khắc nghiệt từ đó đòi hỏi
ngƣời dân trong làng phải sống quần tụ với nhau để sản xuất và chế ngự lại
thiên nhiên.
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Ông nói
đến tính cộng đồng và tính tự trị chính là đặc trƣng bao trùm nhất, quan trọng
nhất của làng xã, chúng tồn tại song song, chúng là hai mặt của một vấn đề.

12


Biểu tƣợng truyền thống của tính cộng đồng là cây đa – bến nƣớc – sân đình.
[16,192]
Cây đa là biểu tƣợng cho sự trƣờng tồn, cho sức sống dẻo dai. Với ý
nghĩa trƣờng tồn ấy cây đa cổ thụ xuất hiện đầu làng, cuối làng và bên cạnh

các di tích của làng quê Việt Nam. Cây đa là một nhân chứng của thời gian,
chứng kiến những sự đổi thay của con ngƣời, của trời đất.
Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.
Cuộc sống của làng quê xung quanh bên gốc đa. Với mỗi ngƣời dân quê, gốc
đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ. Gốc đa là nơi trẻ em
nô đùa nhặt lá làm trâu lá đa, chơi những trò chơi dân gian. Đó cũng là nơi
dân làng nghỉ chân, gặp gỡ sau mỗi giờ lao động mệt nhọc, là bóng mát trong
những buổi trƣa hè.
Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tƣợng tâm linh của con
ngƣời, nó có mặt hầu hết tại các đình, chùa, miếu – những nơi linh thiêng của
làng.
Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề
hay
Cây thị có ma, cây đa có thần
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con
ngƣời khi bƣớc đến di tích cũng cảm thấy đƣợc thƣ thái hòa đồng hơn với
thiên nhiên. Nhƣ vậy, cây đa luôn là biểu tƣợng đẹp với hầu hết các ý nghĩa
chuẩn mực của biểu tƣợng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang
hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết

13


hợp này đã tạo nên biểu tƣợng cây đa có sức sống bền lâu trong văn học dân
gian, văn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con ngƣời Việt Nam.
Bến nƣớc có thể là một đoạn của sông chảy qua hoặc một hồ nƣớc, ao
nƣớc, cũng có thể là chỉ một chiếc giếng nƣớc. Đây là nơi các thôn nữ ra gánh

nƣớc, soi mình làm duyên, nơi trai gái tâm tình hò hẹn. Nơi giao lƣu gặp gỡ
của những ngƣời dân nơi làng quê mỗi khi ra gánh nƣớc, vo gạo, rửa rau, giặt
giũ... Bến nƣớc tƣợng trƣng cho sự mát mẻ, giúp quên đi sự mệt nhọc và cái
khát. Đối với trong tâm thức của mình, ngƣời Việt có thể sống thiếu hạt gạo
mỗi mất mùa, thiếu áo mặc mỗi khi mùa đông giá rét, nhƣng không thể thiếu
cái bến nƣớc. Nó là trái tim của làng, là cái hồn của xóm làng Việt Nam.
Nếu bến nƣớc là nơi hay lui tới của phụ nữ thì sân đình lại là nơi tập
trung của những ngƣời đàn ông, bô lão trong làng. Làng nào cũng có một cái
Đình. Đó là biểu tƣợng điển hình nhất, tập trung nhất của làng về mọi phƣơng
diện. Sân đình là trung tâm hành chính, văn hóa xã hội của làng. Tất cả các
việc quan trọng của làng đều diễn ra ở đây nhƣ hội họp, xét xử kiện tụng, đón
rƣớc quan trên, văn hóa - văn nghệ, giải trí…Đình làng là nơi thờ Thành
Hoàng. Về khía cạnh tâm linh, đình có giá trị to lớn trong quyết định vận
mệnh của cả làng. Một làng có phúc hay không đều do hƣớng đình.
Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt riêng mình em đâu.
Đình làng thƣờng có địa điểm thoáng đãng, có hồ nƣớc phía trƣớc mang
ý nghĩa tụ thủy thịnh mãn cho cả làng. Đình làng là một trung tâm về mặt tình
cảm, nói đến làng là nghĩ đến cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân
thƣơng nhất:
- Đêm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen…
- Trúc xinh trúc mọc đầu đình

14


Em xinh em đứng một mình cũng xinh…
- Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu…

- Mình thương mình gửi chút tình
Nuôi anh mua gỗ dựng đình làng ta…
Đình làng là một công trình kiến trúc lớn nhất của làng xã. Là công trình
hiện thân cho văn hóa ngƣời Việt, ở đó có văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần
cùng tồn tại và phát triển. Đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngƣỡng
tổng hợp, có ba chức năng: tín ngƣỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác
định chức năng nào có trƣớc, chức năng nào đƣợc bổ sung. Hơn nữa, ba chức
năng này lại đan xen, hòa quyện với nhau.
Chức năng tín ngƣỡng: Trong các đình làng Việt Nam, vị thần đƣợc thờ
cúng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng. Khi tín
ngƣỡng du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số
Thành Hoàng mà chức năng cũng giống nhƣ ở Trung Quốc. Các vua triều
Nguyễn còn lập miếu thờ ở tỉnh và huyện. Nhƣng khi tín ngƣỡng Thành
Hoàng về làng, xã thì nó đã biến đổi khác với tín ngƣỡng Thành Hoàng ở
Trung Quốc. Nhƣ vậy, tín ngƣỡng Thành Hoàng Trung Quốc khi du nhập vào
làng xã Việt Nam thì các yếu tố văn hóa Hán, hoặc hiện tƣợng Hán hóa khác
bị cổng làng chặn lại. Thành Hoàng đƣợc thờ tại đình làng gồm các dạng sau:
Thứ nhất là các thần tự nhiên (thiên thần hay nhiên thần) đƣợc thờ ở rất
nhiều đình làng. Đƣợc thờ chủ yếu là Sơn Tinh (thần núi), Thủy Tinh (thần
sông, thần biển), trong đó, Tản Viên Sơn thánh có địa vị cao hơn cả. Ngoài ra,
các vị thần núi có tên nhƣ Cao Các, Quý Minh đƣợc thờ ở nhiều nơi. Các thần
núi ở địa phƣơng, nhƣ: Tam Điệp Sơn, Điệp Sơn cũng đƣợc tôn làm Thành
Hoàng làng.

15


Thứ hai là các nhân thần. Các nhân vật lịch sử, nhƣ: Ngô Quyền, Đinh
Tiên Hoàng, Hai Bà Trƣng… Đó là những ngƣời khi sống có công với dân,
với nƣớc rồi khi họ mất đi thì đƣợc nhân dân nhớ ơn và tôn làm Thành Hoàng

làng.
Thứ ba gắn liền với tín ngƣỡng bản địa, nhƣ tục thờ cây, thờ đá thời
nguyên thủy...
Ngoài ra, ở một số làng nghề thủ công ngƣời ta còn thờ tổ nghề gọi là
“tiên sƣ”. Trong miền Nam các “tiên sƣ” đƣợc thờ ở nhà hậu của đình làng,
chỉ có một số ít “tiên sƣ” đƣợc thờ ở chính điện.
Tóm lại, các thần làng Việt Nam biểu hiện một hệ thống tín ngƣỡng đa
nguyên. Đó là một hệ thống pha lẫn nhiều yếu tố tín ngƣỡng sơ khai của cƣ
dân nông nghiệp (tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng thờ mẹ, các thần sức
mạnh tự nhiên…) với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, những ngƣời anh hùng và
có phần ảnh hƣởng không nhiều của của đạo Phật và đạo Nho.
Chức năng hành chính: Đình làng là trụ sở hành chính – nơi giải quyết
mọi công việc hành chính của làng. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ,
khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh. Chủ thể tiến
hành các hoạt động hành chính ở đình làng là các vị có chức danh Chánh
tổng, Lý trƣởng, Phó lý và các viên quan của Hội đồng hƣơng kì, kì mục. Cơ
sở để giải quyết các công việc của làng đƣợc dựa vào lệ làng hoặc hƣơng ƣớc.
Hƣơng ƣớc là một hình thức luật tục. Gắn với hoàn cảnh, phong tục, tập quán
lâu đời của từng làng mà nhân dân có các bộ luật nhà nƣớc không thể bao
quát đƣợc.
Với đặc điểm của tính tự trị và tính cộng đồng của làng xã, hoạt động
hành chính và quản lí của làng xã đƣợc tiến hành có hiệu quả. Đình làng với
tƣ cách là trụ sở hành chính đã trở thành biểu tƣợng của sự cố kết cộng đồng
trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

16


Chức năng văn hóa: Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả
làng. Là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Các hội hè trong làng

đều diễn ra ở đây, mọi cuộc ăn uống cũng tiến hành tại đây. Sân đình còn là
đất diễn của loại hình nghệ thuật chèo, tuồng. Cũng giống nhƣ hát cửa đình,
chèo cũng thƣờng diễn ở sân đình. Sân khấu chèo sân đình chỉ là chiếc chiếu
trải ngoài sân, đằng sau treo chiếu màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai
mép chiếu tạo dàn nhạc. Đạo cụ của ngƣời diễn hay sử dụng là chiếc quạt.
Trong các dịp hội hè, đình đám, chèo sân đình đậm đà chất dân gian đã
trở thành món ăn tinh thần vô cùng hấp dẫn của ngƣời nông dân trong những
lúc nông nhàn. Cứ mỗi lần có chèo đƣợc diễn tại sân đình nhân dân trong làng
lại nô nức kéo nhau đi xem:
Ăn no rồi lại nằm khèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
Do sự đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, chèo, tuồng
không còn đƣợc diễn tại các đình làng nữa. Chèo sân đình chỉ còn tồn tại
trong kí ức của ngƣời xƣa. Thay vào đó hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ
hội vẫn đƣợc tiếp tục diễn ra. Làng vào hội cũng đƣợc gọi là vào đám, là hoạt
động có quy mô và gây ấn tƣợng nhất trong năm đối với dân làng. Ở các làng
quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền nhƣng phần lớn là hội làng đƣợc diễn
ra ở đình làng gắn với đời sống của ngƣời dân.
Ngày nay, các chức năng này của ngôi đình đã không còn nữa. Thay vào
đó là mỗi làng đều có một trung tâm hành chính riêng biệt đó là Ủy ban nhân
dân xã. Có các trung tâm văn hóa riêng nơi để diễn ra các hoạt động văn hóa,
văn nghệ. Đình làng chỉ có mang ý nghĩa tâm linh là nơi ngƣời dân tìm đến để
thỏa mãn tâm linh, để tỏ lòng biết ơn với vị Thành Hoàng làng đã che chở,
phù hộ cho cuộc sống của họ đƣợc ấm no, hạnh phúc.

17


1.2.3. Giá trị của đình làng
Đình làng là công trình kiến trúc dân gian truyền thống, một thiết chế

văn hóa của cộng đồng làng, xã dùng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi “cân
bằng” phép tắc của cuộc sống, nơi khai diễn những nét tài năng, tƣ duy của
dân làng. Về tín ngƣỡng, đình là nơi để thờ Thành Hoàng làng ngƣời có công
với dân với nƣớc, giúp dân làm nghề, lập nghiệp sinh sống. Đình làng là biểu
trƣng cho văn hóa dân gian truyền thống (Cây đa, giếng nƣớc, sân đình), đã
gìn giữ, bảo lƣu và phát huy các giá trị trong đời sống cộng đồng. Giá trị của
đình làng là một hệ thống các giá trị vật chất và văn hóa tinh thần bao gồm:
Giá trị cảnh quan, kiến trúc, điêu khắc: Đình làng là công trình kiến trúc
đa chức năng, vừa phục vụ cho hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng vừa là trung
tâm hành chính, quản trị, vừa là nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt cộng đồng
làng xã. Kiến trúc truyền thống của đình làng Việt nói chung thƣờng đƣợc xây
dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy với những mặt bằng
truyền thống theo kiểu chữ Nhất, chữ Đinh, chữ Nhị, chữ Công, chữ Môn…
Không gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thƣờng phát triển cả phía sau, phía
trƣớc và hai bên, với nhiều hạng mục: hậu cung, tƣờng cánh gà, tiền tế, các
dãy tả vu, hữu vu, tam quan, hổ nƣớc…Trong bố cục đó, không gian chủ yếu
vẫn là tòa đại đình với bàn thờ Thành Hoàng làng đƣợc đặt ở chính gian giữa
và là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, ăn khao, khao vọng, phạt vạ...
Đình làng còn là kho tàng hết sức giá trị về mặt điêu khắc dân gian, là
thế giới cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ trên các vì
kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dƣ, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong)…là nơi
các nghệ sĩ điêu khắc chạm khắc. Ngoài các hình rồng, lân, phƣợng, cỏ cây
hoa lá thì ta còn bắt gặp trong nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng những
ngày hội làng, những hình ảnh của lao động nhọc nhằn đó là hình ảnh chèo
thuyền, mẹ gánh con, gia đình đầm ấm... Chính vì vậy, các điêu khắc đình

18


làng còn có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu về cuộc sống vật chất, tinh

thần của ngƣời Việt Nam trƣớc đây, chứa đựng những giá trị lịch sử sâu sắc,
lâu bền. So với tất cả các công trình tôn giáo khác từ trƣớc tới nay, đình làng
là đậm đặc nhất về điêu khắc và hội họa.
Giá trị tín ngưỡng: Đình làng là không gian thiêng của làng xã, nơi thờ
Thành Hoàng làng – vị thần cai quản, bao bọc, che chở cho dân làng tránh
khỏi những tai ƣơng. Ở đình làng, ngƣời dân đƣợc bộc lộ tín ngƣỡng, tâm linh
của mình nhằm cân bằng tâm lí, thỏa mãn đời sống tinh thần. Do đó, bên cạnh
tín ngƣỡng thờ Mẫu, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, ngƣời dân nông thôn coi tín
ngƣỡng thờ Thành Hoàng làng là nét sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng không thể
thiếu trong đời sống cộng đồng của họ. Khác với tín ngƣỡng thờ Mẫu, tín
ngƣỡng thờ tổ tiên, tâm linh, tín ngƣỡng ở đình gắn với tín ngƣỡng phồn thực,
tính nhập thể.
Giá trị lễ hội: Đình làng không chỉ là không gian của tâm linh và tín
ngƣỡng phồn thực mà còn là trung tâm phục vụ cho mọi sinh hoạt thuộc về
cộng đồng làng xã, nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn
hóa, văn nghệ cộng đồng của dân làng, đình làng là nơi trao truyền, cố kết
cộng đồng với sự hội tụ đầy đủ những giá trị chung.
Lễ hội tại các đình làng là một thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa
của đình làng. Lễ hội tại các đình làng là sự kết tinh những nét đẹp truyền
thống văn hóa dân tộc, là một trong những hoạt động mang tính văn hóa cao,
hoạt động văn hóa nổi trội trong đời sống làng xã. Hoạt động này diễn ra với
những hình thức khác nhau, nhằm phục vụ lợi ích đa dạng trƣớc mắt và lâu
dài của con ngƣời, thỏa mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong
môi trƣờng sống. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính cộng
đồng cao mà trong đó cộng đồng dân cƣ bảo lƣu phong tục tập quán, lối sống,
nếp sống. Các nghi lễ, các trình tự nội dung và những nghi thức diễn xƣớng

19



×