Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai tap on thi HS gioi Ly THCS - BT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.6 KB, 4 trang )

BÀI TẬP ÔN THI HỌC SINH GIỎI LÝ CẤP THCS
I. PHẦN CƠ HỌC
Bài 1:
Từ bến A dọc theo một bờ sông, một chiếc thuyền và một chiếc bè cùng
bắt đầu chuyển động. Thuyền chuyển động ngược dòng còn bè được thả trôi
theo dòng nước. Khi thuyền chuyển động được 30 phút đến vị trí B, thuyền
quay lại và chuyển động xuôi dòng. Khi đến vị trí C, thuyền đuổi kịp chiếc bè.
Cho biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước là không đổi, vận tốc của dòng
nước là v
1
.
a) Tìm thời gian từ lúc thuyền quay lại tại B cho đến lúc thuyền đuổi kịp bè.
b) Cho biết khoảng cách AC là 6km. Tìm vận tốc v
1
của dòng nước.
Bài 2:
Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng
đồng và bạc trong hợp kim lần lượt là 80% và 20%.
a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A.
b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp
kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn
toàn đặc. Chiếc vương miện có khối lượng là 75g và thể tích là 5cm
3
. Tìm khối
lượng của vàng trong vương miện.
Khối lượng riêng của đồng là 8,9g/cm
3
, của bạc là 15,5g/cm
3
, của vàng
là 19,3g/cm


3
.
Bài 3:
Một đoàn học sinh xếp hàng dọc và đi đều với vận tốc v
1
, chiều dài của
đoàn học sinh là l = 100m. Một con chó chạy với vận tốc không đổi v
2
từ đầu
xuống cuối đoàn học sinh trong thời gian t
1
=25s rồi lại chạy từ cuối lên đầu
đoàn học sinh trong thời gian t
2
=100s. Hãy tìm v
1
và v
2
.
Bài 4:
Cho hai xe đồng thời xuất phát từ A trên đoạn đường AB có độ dài L. Xe
1 trong nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc v, nửa đoạn đường sau đi với vận
tốc u. Xe 2 trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v, nửa thời gian còn lại đi với
vận tốc u.
a) Xe nào đến B trước và trước bao lâu?
b) Tính khoảng cách hai xe khi một xe đã đến B.
Bài 5:
Hai thành phố A và B cách nhau 150 km. Cùng một lúc hai thành phố đó
có hai xe ôtô khởi hành và đi đến gặp nhau. Xe xuất phát từ A có vận tốc
v

1
=60km/h, còn chiếc xuất phát từ B có vận tốc v
2
=40km/h.
a) Xác định vị trí hai xe gặp nhau.
b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ.
II. PHẦN NHIỆT HỌC
Bài 1:
Có hai bình nước, bình I chứa m
1
=3,6kg nước ở nhiệt độ t
1
=60
o
C, bình II
chứa m
2
=0,9 kg nước ở nhiệt độ t
2
=20
ơ
C. Đầu tiên rót một lượng nước có khối
lượng m từ bình I sang bình II. Sau đó khi nước trong mình II đã đạt được cân
bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước có khối lượng m từ bình II sang
bình I. Nhiệt độ nước trong bình I khi cân bằng là t
1
=59
o
C.
a) Tìm nhiệt độ nước trong bình II.

b) Sau đó người ta lại lặp lại thao tác như trên, tìm nhiệt độ sau cùng
của nước trong mỗi bình.
Cho rằng nước không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 2:
Người ta dùng bếp điện để đun nước trong một chiếc ấm. Công suất
nhiệt P do bếp cung cấp cho nước khi đun là không đổi. Nhiệt độ đầu của nước
là 25
o
C. Thời gian từ lúc bắt đầu đun nước đến lúc nước sôi là t
1
=15 phút. Khi
nước bắt đầu sôi thì người ta ngừng đun nước. Sau khi ngừng đun nước thì
nhiệt độ của nước giảm còn 80
o
C.
Cho rằng khi đun nước và để nguội, nhiệt lượng Q do nước tỏa ra môi trường
trong một đơn vị thời gian là không đổi. Tìm hiệu suất của bếp khi đun nước.
Bài 3:
Một bình cách nhiệt có chứa 1kg nước đá ở -50C. Người ta dẫn vào nhiệt lượng
kế 0,01kg hơi nước ở 1000C. Xác định trạng thái của hệ thống khi có cân bằng
nhiệt.
Biết nhiệt dung riêng của nước đá và của nước lần lượt là 2100J/kg.độ và
4200J/kg.độ, nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106 J/kg; nhiệt nóng chảy của
nước đá là 3,4.105 J/kg. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của nhiệt lượng kế và sự
trao đổi nhiệt với môi trường.
III. PHẦN ĐIỆN HỌC
Bài 1:
Trong cầu chì của một mạch điện, dây chì đường kính d
1
=0,3mm bị nóng

chảy và đứt khi có dòng điện I
1
=1,8A đi qua, còn dây chì đường kính
d
2
=0,6mm bị nóng chảy và đứt khi có dòng điện I
2
=5A đi qua. Hỏi dòng điện
trong mạch là bao nhiêu sẽ làm đứt cầu chì có hai loại dây chì trên mắc song
song? Cho rằng các đoạn dây chì có cùng điện trở suất và chiều dài.
Bài 2:
Mạch điện AB gồm ba điện trở R
1
= 10Ω mắc nối tiếp với (R
2
= 30Ω song
song với R
3
=60Ω). Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U.
a) Tính theo U cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b) Tìm U để các điện trở không bị hư (công suất tiêu thụ của mỗi điện trở
không vượt quá 1,2W).
Bài 3:
Một bóng đèn trên có ghi 6V-3W. Một biến trở có điện trở lớn nhất là
R
AB
=30Ω, C là vị trí con chạy của biến trở, C có thể di chuyển từ A đến B. Đèn
và biến trở được mắc vào một nguồn hiệu điện thế U=9V. Gọi điện trở của
đoạn AC trên biến trở là x. Tìm các cách mắc đèn và biến trở vào nguồn điện
để đèn sáng bình thường. Tìm x trong mỗi cách mắc và hiệu suất của nguồn

trong mỗi cách mắc.
Bài 4:
Người ta dẫn điện đến 20 phòng học để thắp sáng 4 bóng đèn loại 220V-60W
mỗi phòng bằng dây dẫn bằng đồng có điện trở suất ρ=1,7.10
-8
Ω.m có chiều
dài tổng cộng là 200m, tiết diện 5mm
2
từ trạm phát điện có hiệu điện thế là
220V.
a) Tính công suất hao phí trên đường dây truyền tải.
b) Tính công suất truyền đi của trạm và công suất thực tế trên đèn.
c) Nếu người ta muốn sử dụng 95% công suất đèn thì tiết diện của dây
phải là bao nhiêu?
Bài 5:
Một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Một điện trở thuần có giá
trị R
o
đã biết, một điện trở thuần có giá trị R chưa biết, một ampe kế có điện
trở R
A
chưa biết. Các dây nối có điện trở không đáng kể. Hãy nêu phương án
đo R dựa trên các thiết bị, dụng cụ nêu trên.
Chú ý: không được mắc trực tiếp ampe kế vào hai cực của nguồn điện vì
sẽ làm hỏng ampe kế.
Bài 6:
Hai bóng đèn dây tóc có cùng hiệu điện thế định mức U, có công suất
định mức lần lượt là P
1
=18W và P

2
=36W.
a) Tìm tỉ số điện trở của hai bóng đèn R
2
/R
1
.
b) Mắc hai đèn nối tiếp nhau vào nguồn hiệu điện thế U bằng với hiệu điện
thế định mức của mỗi đèn. Tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn lúc
đó.
c) Dây tóc của hai bóng đèn làm bằng một chất liệu. Đường kính tiết diện
và độ dài của dây tóc đèn I là d
1
và l
1
, của dây tóc đèn II là d
2
và l
2
. Cho
rằng khi đèn sáng đúng định mức, công suất nhiệt do đèn tỏa ra môi
trường tỉ lệ thuận với diện tích xung quanh của dây tóc đèn. Tìm các tỉ số
d
2
/d
1
và l
2
/l
1

.
IV. PHẦN QUANG HỌC
Bài 1:
Tiêu cự của vật kính một máy ảnh là 5 cm, tiết diện của phim là 24x36 mm.
Tính khoảng cách tối thiểu của người chụp nếu người đó dùng máy ảnh đó để
lấy toàn bộ ảnh của một tượng đài cao 5,5 m và rộng 3,6m.
Bài 2:
Vật sáng AB cao 1,5m đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ
cho ảnh A'B' cao 0,5 cm, cách vật AB đoạn 12cm. Hãy nêu cách vẽ ảnh theo
đúng tỷ lệ để xác định vị trí tiêu điểm F'. Từ hình vẽ hãy xác định tiêu cự của
thấu kính.
Bài 3:
Cho một thấu kính phân kì và một thấu kính hội tụ. xy là quang trục chính của
hai thấu kính. Vật sáng AB đặt cách quang tâm của thấu kính phân kì một
khoảng 48 cm. Thấu kính hội tụ cách thấu kính phân kì một khoảng 2cm. Xác
định vị trí của ảnh qua hai thấu kính. Biết tiêu cự của thấu kính phân kì và
thấu kính hội tụ lần lượt là 24cm và 10cm.

×