Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

20 cau hoi on tap hki ly 10 5372

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.58 KB, 5 trang )

Onthionline.net

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I K10
A. LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 2:
Câu 1: Phát biểu định nghĩa lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
_ Lực là đại lượng vec tơ đặc trưng tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là
gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
_ Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên vật phải
bằng không.

ur uu
r uu
r
uur r
F = F1 + F2 + ... + FN = 0

Câu 2: Tổng hợp lực là gì ? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
_ Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một
lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
_ Quy tắc: Nếu hai lực đồng quy tạo thành hai cạnh của hình bình hành, thì đường
chéo kẻ từ điểm đồng quy
hợp
ur biểu
uu
rdiễnuu
r lực của chúng.
F = F1 + F2
Câu 3: Phát biểu định luật I, II, III Newton, biểu thức.
_ Định luật I: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của
các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển


động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
_ Định luật II: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của
gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

u
r
r
u
r
r
F
a = hay F =ma
m

_ Định luật III: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật
B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược
chiều.

uuu
r
uuur
FBA = −FAB

Câu 4: Nêu được quán tính của vật là gì và nêu ví dụ về quán tính.
_ Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ
lớn.
_ Thí dụ: học sinh tự nêu thí dụ.
Câu 5: Nêu đặc điểm của lực và phản lực.
_ Lực và phản lực luôn xuất hiện ( hoặc mất đi ) đồng thời.
_ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.



Onthionline.net

_ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 6: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn, biểu thức.
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của
chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Fhd = G

m1m2
r2

Câu 7: Phát biểu định luật Hooke ( Húc ), biểu thức.
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng
của lò xo.

Fdh =k ∆l
Câu 8: Viết công thức lực ma sát trượt và điều kiện xuất hiện của lực ma sát trượt.

Fmst = µN

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác.
Câu 9: Phát biểu và viết công thức lực hướng tâm.
Lực ( hay hợp lực của các lực ) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra
cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

mv 2
Fht = maht =

= mω 2 r
r

BÀI TẬP
Bài 1. Một vật chuyển động thẳng với tốc độ trung bình là 36 km/h. Tính quãng đường
vật đó đi được trong 15 phút.
Bài 2. Một ô tô chuyển động thẳng đều thì hãm phanh. Sau đó chuyển động thẳng chậm
dần đều và dừng lại. Biết rằng 1 giây cuối ô tô đi được 0,5 m. Tính gia tốc của ô tô.
Bài 3. Thời gian để một vật rơi tự do ở độ cao h xuống mặt đất là 2s. Tính độ cao h và
vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 4. Chu kỳ quay của kim giây đồng hồ là 60 s. Hãy tính tần số và tốc độ góc của kim
giây.
Bài 5. Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,125 m/s 2. Sau
bao lâu thì tàu đạt tốc độ 36km/h.
Bài 6. Một chiếc tàu chuyển động ngược dòng nước với vận tốc 36 km/h, nước chảy với
vận tốc 2km/h. Tính vận tốc của tàu đối với nước.
Bài 7. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc tại 2 địa điểm A và B cách nhau 5 km, chuyển
động cùng chiều. Ô tô A có vận tốc 32,5 km/h, ô tô B có vận tốc 6,25 m/s
a) Tính vận tốc của ô tô A đối với ô tô B


Onthionline.net

b) Tính thời gian để 2 ô tô đuổi kịp nhau.

CHƯƠNG 2:
Bài 1.
Bài 2.

Bài 3.


Bài 4.

Bài 5.
Bài 6.
Bài 7.
Bài 8.

Một ô tô khối lượng 1,5tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn
giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực ma sát lăn, từ đó suy ra lực phát
động đặt vào xe.
Một ô tô khối lượng 1tấn, hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,06.
Tính lực phát động đặt vào xe trong hai trường hợp:
a. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường.
b. Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 1phút vận tốc tăng từ 18 km/h
lên 72km/h.
Một ô tô có khối lượng 5tấn đang đứng yên và bắt đầu chuyển động dưới tác
dụng của lực động cơ Fk. Sau khi đi được quãng đường 250m, vận tốc của ô tô
đạt được 72km/h. Trong quá trình chuyển động, hệ số ma sát giữa bánh xe với
mặt đường là 0,05. Lấy g=10m/s2.
a. Tính lực ma sát và lực kéo.
b. Thời gian ô tô chuyển động.
Một vật khối lượng 500g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa
vật với mặt bàn là 0,25. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực 2N theo phương
ngang.
a. Tính quãng đường vật đi được trong 2s.
b. Sau đó lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi tiếp cho đến khi
dừng lại. Lấy g=10m/s2.
Kéo khối gỗ có khối lượng 500g trên mặt đường ngang bởi một lực F=30N nằm
ngang thì khối gỗ chuyển động thẳng đều. Tính hệ số ma sát giữa khối gỗ với

mặt đường. Lấy g=10m/s2
Một ô tô khối lượng 6tấn. Sau khi chuyển bánh được 10m thì ô tô đạt tốc độ
3m/s. Tính lực kéo của đàu máy, biết hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường là
0,1. Lấy g=10m/s2.
Một chiếc xe lăn đứng yên trên mặt phẳng ngang. Truyền cho xe lăn một lực để
xe có vận tốc đầu 2m/s, xe lăn đi được quãng đường 10m thì dừng hẳn. Tìm hệ
số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt phẳng ngang. Lấy g=10m/s2.
Một ô tô khối lượng 2tấn, hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,5.
Tính lực phát động đặt vào xe trong hai trường hợp:
a. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường.
b. Ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và
dừng lại sau 10s.


Onthionline.net

Bài 9. Một chiếc xe lăn khối lượng 5kg chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng
ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt phẳng ngang là 0,05. Tính lực phát động
tác dụng vào xe. Lấy g=10m/s2.
Bài 10. Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và
mặt bàn là 0,3. Lấy g=10m/s 2. Tác dụng lên vật m một lực theo phương ngang.
Tính gia tốc chuyển động của vật khi:
a. F=5N
b. F=7N
Bài 11. Chiếc xe lăn trẻ con khối lượng 1kg chuyển động với tốc độ ban đầu 2m/s trên
sàn nhà, biết lực phát động của xe là 5N. Hệ số ma sát lăn giữa các bánh xe và
sàn nhà là 0,1. Lấy g=10m/s2. Hỏi xe lăn đi được quãng đường bao nhiêu thì
dừng?
Bài 12. Một ơ tơ có khối lượng 1,5tấn chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt ( coi như
cung tròn) với vận tốc 36km/h. Hãy xác định áp lực của ơ tơ vào mặt đường tại

điểm cao nhất. Coi ơ tơ là một chất điểm. Biết bán kính cong của cầu vượt là
75m. Lấy g=10m/s2. Hãy so sánh kết quả tìm được với trọng lượng của xe và rút
ra nhận xét.
Bài 13.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Treo vào đầu
dưới của lò xo một vật m=200g thì lò xo có chiều dài 25cm.
Tính độ cứng của lò xo. Lấy g=10m/s2.
Bài 14.
Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu
vào một lò xo có độ cứng 100N/m để nó dãn ra 20cm. Lấy
g=10m/s2.
ĐS: 2kg
Bài 15.
Một toa tàu có khối lượng m=80 tấn chuyển động
thẳng đều chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực
kéo F=6.104 N. Xác đònh lực ma sát và hệ số ma sát giữa toa
tàu và mặt đường.
Bài 16.
Một đầu máy tạo ra một lực kéo để kéo một toa xe
có khối lượng m=4 tấn chuyển động với gia tốc a=0,4m/s 2.
Biết hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là k=0,02. Hãy
xác đònh lực kéo của đầu máy. Cho g=10m/s 2.
ĐS:2400N
Bài 17.
Một ôtô có khối lượng m=1 tấn, chuyển động trên
mặ đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và
mặt đường là k=0,2. Tính lực kéo của động cơ nếu:
a. Ôtô chuyển động thẳng đều.
b. Ôtô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
a=4m/s2.

Bài 18.
Một xe điện đang chạy với vận tốc v 0=36km thì hãm
lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên
đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn chạy được bao nhiêu


Onthionline.net

thì đổ hẳn? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và đường ray
là 0,2. Lấy g=10m/s2. ĐS:25,5m
Bài 19. Một vật được ném từ một điểm M ở độ cao h = 40 m với vận tốc ban đầu v 0 = 10
m/s theo phương nằm ngang. Hãy xác định :
a. Dạng quỹ đạo của vật.
b. Thời gian vật bay trong khơng khí
c. Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm nén trên mặt đất
đến điểm rơi).
d. Vận tốc của vật khi chạm đất.
Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua lực cản của khơng khí.
Bài 20. Cho viên bi chuyển động trên mặt bàn nhẵn nằm ngang cao 1,5m so với mặt đất,
viên bi rời khỏi mép bàn với vận tốc v 0 rơi đến mặt đất xa mép bàn 2,2m. Tính
thời gian bay của viên bi và vân tốc v0. Lấy g=10m/s2.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×