Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

TRẦN THỊ CÔNG

QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Vinh, 5/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Việt Hà
Sinh viên:

Trần Thị Công

Lớp:



52K1 - QLTN&MT

MSSV:

1153071110

Vinh, 5/2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Địa lý- Quản lý tài nguyên những người đã tận tình giảng dạy cho em
những kiến thức quý báu để em có hành trang kiến thức bước vào đời. Đặc
biệt em xin cảm ơn tới cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hà người đã tận tình
trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, người thân và bạn
bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin cảm ơn đến các cơ quan tổ chức, cá nhân những
người đã cung cấp cho em những thông tin cần thiết để em hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp của mình. Đặc biệt là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện
Quỳnh Lưu, anh Nguyễn Đình Khởi Phó Trưởng phòng khoa học- kĩ thuật
của BQLRPH đã trực tiếp hướng dẫn em tìm kiếm tài liệu và các thông tin
liên quan.
Vinh, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Công



MỤC LỤC
Trang
PHẦN A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................9
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................10
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................10
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.....................................................................10
6. Cấu trúc của khóa luận................................................................................................13
PHẦN B. NỘI DUNG............................................................................................................14
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỤC TIỄN CỦA QUẢN LÝ RỪNG NGẬP
MẶN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..........................................................................14
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................14
1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu.............................................................................14
1.1.2. Rừng ngập mặn..................................................................................................22
1.1.3. Quản lý rừng ngập mặn......................................................................................27
1.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................30
1.2.1. Quản lý RNM ứng phó với BĐKH trên thế giới..................................................30
1.2.2. Quản lí rừng ngập mặn ứng phó với BĐKH ở Việt Nam...................................31
1.2.3. Quản lí rừng ngập mặn ứng phó với BĐKH trên tỉnh Nghệ An.........................34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Ở
HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ AN.......................................................................................36
2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Quỳnh Lưu.............................................................36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.....................................................36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................39
2.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở huyện Quỳnh Lưu.......................................................45
2.2.1. Phân tích các yếu tố đặc trưng khí hậu.............................................................45
2.2.2. Tác động của BĐKH ở huyện Quỳnh Lưu.........................................................51
2.3. Hiện trạng rừng ngập mặn ở ven biển huyện Quỳnh Lưu.......................................55
2.3.1. Suy giảm diện tích rừng ngập mặn....................................................................55

2.3.2. Suy giảm về chất lượng rừng ngập mặn huyện Quỳnh Lưu.............................59


2.3.3. Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ngập mặn huyện Quỳnh Lưu........60
2.3.4. Hậu quả suy giảm diện tích RNM huyện Quỳnh Lưu........................................64
2.4. Thực trạng quản lý rừng ngập mặn ở huyện Quỳnh Lưu........................................65
2.4.1. Một số kết quả....................................................................................................65
2.4.2. Một số khó khăn, tồn tại.....................................................................................65
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG
NGẬP MẶN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN.............67
3.1. Cơ sở đề xuất............................................................................................................67
3.1.1. Căn cứ pháp lý...................................................................................................67
3.1.2. Từ thực trạng quản lý RNM huyện Quỳnh Lưu.................................................69
3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu trên
địa bàn huyện Quỳnh Lưu................................................................................................69
3.2.1. Giao đất giao rừng ngập mặn cho cộng đồng dân cư quản lý..........................69
3.2.2. Rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản bền bền vững.............................70
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ
rừng ngập mặn trong dân cư........................................................................................71
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................73
1. Kết luận.........................................................................................................................73
2. Kiến nghị.......................................................................................................................74
3. Một số hạn chế của đề tài............................................................................................74
TÀI LIỆU THAO KHẢO........................................................................................................75
PHỤ LỤC..............................................................................................................................77

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BQLRPH:

Ban quản lý rừng phòng hộ

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

HST:

Hệ sinh thái

IPCC:

Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IUCN:

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

MAM:

Rừng ngập mặn và Thị trường
(Mangroves and Markets)

RNM:


Rừng ngập mặn

SNV:

Tổ chức Phát triển Hà Lan

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNDP:

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

UNEP:

Chương trình Môi trường thế giới

UNFCCC:

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí Hậu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng phát thải KNK trong các lĩnh vực chủ yếu ở Việt Nam năm 2010..........16
Bảng 1.2. Dự tính lượng phát thải KNK cho năm 2020 (triệu tấn CO2 tương đương)......16
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới hành chính huyện Quỳnh Lưu.................................................36
Hình 2.2. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của nhiệt độ tháng
1 trạm Quỳnh Lưu................................................................................................................48

Hình 2.3. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của nhiệt độ tháng
4 trạm Quỳnh Lưu................................................................................................................48
Hình 2.4. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của nhiệt độ tháng
7 trạm Quỳnh Lưu................................................................................................................49
Hình 2.5. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của nhiệt độ tháng
10 trạm Quỳnh Lưu..............................................................................................................49
Hình 2.6. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của nhiệt độ cả năm
tại trạm Quỳnh Lưu..............................................................................................................49
Hình 2.7. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của lượng mưa
tháng 1 tại trạm Quỳnh Lưu.................................................................................................50
Hình 2.8. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của lượng mưa
tháng 4 tại trạm Quỳnh Lưu.................................................................................................50
Hình 2.9. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của lượng mưa
tháng 7 tại trạm Quỳnh Lưu.................................................................................................50
Hình 2.10. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của lượng mưa
tháng 10 tại trạm Quỳnh Lưu...............................................................................................51
Hình 2.11. Đường diễn biến, đường trung bình trượt có 11 năm (k=11) của lượng mưa cả
năm tại trạm Quỳnh Lưu......................................................................................................51
Bảng 2.1. Các đoạn bờ biển bị xói lở ở Quỳnh Lưu...........................................................53
Hình 2.12. Bản đồ cập nhật diễn biến rừng phòng hộ chắn sóng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An năm 2014..............................................................................................................57
(Nguồn: Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện Quỳnh Lưu)..................................................57
Hình 2.13. Bản đồ cập nhật diễn biến rừng phòng hộ chắn sóng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An năm 2005..............................................................................................................58
Bảng 2.2. So sánh diện tích RNM huyện Quỳnh Lưu năm 2005 và năm 2014.................58
Hình 2.14. RNM thưa thớt tại Quỳnh Thuận.......................................................................60
Hình 2.15. Một phần diện tích RNM bị người dân xây hồ nuôi tôm tại xã An Hòa.............62


PHẦN A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một chủ đề nóng trong các chương trình
nghị sự hiện nay ở cấp quốc gia và cấp quốc tế. Vấn đề này báo động một sự
phát triển thiếu bền vững bởi xu hướng ngày càng gia tăng các thảm họa
(sóng thần, động đất, sạt lở đất, nước biển dâng...), các hiện tượng thời tiết
cực đoan có thể cướp đi sinh mạng con người, của cải vật chất bất kỳ lúc nào,
bất cứ nơi đâu trên Trái đất này. Trong đó nhất là người dân nông thôn phụ
thuộc vào nông nghiệp, nghành chịu nhiều tác động từ thiên tai, các hiện
tượng thời tiết cực đoan. Đặc biệt, đối với hệ sinh thái ven biển và cư dân
vùng ven biển là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất
từ biến đổi khí hậu.
Việt Nam với đường bờ biển dài 3260km và hàng chục triệu người dân
sinh sống nơi đây là quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH. Do đó, Việt
Nam là một trong năm quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương chịu tác động
mạnh mẽ nhất khi nước biển dâng, gây ra lũ lụt, có thể nhấn chìm hàng triệu
hecta đất canh tác. Nếu nước biển dâng cao khoảng 1m, thì sẽ có khoảng 10%
dân số chịu tác động trực tiếp và mất đi 10% GDP. Nếu không có ứng phó kịp
thời nào thì Việt Nam sẽ mất đi 12,2% diện tích là nơi sinh sống của 23% dân
số, 22 triệu người dân Việt Nam sẽ mất nhà cửa; 45% đất canh tác của Đồng
bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, sẽ bị ngập chìm trong
nước biển. Nếu điều này xảy ra thì ước tính sẽ có khoảng 40 triệu người hay
một nửa dân số Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp. [10].
Nghệ An là một tỉnh thuộc Duyên hải miền trung, là khu vực thường
xuyên xảy ra nhiều thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và theo người dân
trong những năm gần đây thời tiết có nhiều diễn biến thất thường. Sinh kế của
người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào thời
tiết. Chính vì vậy những tác động bất thường của thời tiết đã tác động rất lớn đến
người dân cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài các biện pháp tổng hợp đòi
8



hỏi phải thực hiện đồng bộ, đồng loạt không chỉ ở cấp độ vĩ mô quốc gia, quốc tế
mà ở cấp độ vi mô cấp cộng đồng, cá nhân như giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà
kính, giảm ô nhiễm môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ rừng phòng hộ... thì biện
pháp thích ứng ngày càng được chú ý hơn cả. Bởi nguy cơ thảm họa thường ít
được chú ý do nhiều nguyên nhân, hoặc chưa có các biện pháp tổng hợp đủ
mạnh và chuyên nghiệp đến khi biến cố nghiêm trọng xảy ra, lúc đó hậu quả
sẽ khôn lường. Do đó cần chú ý đúng mức đến sự “phòng ngừa”, tránh việc
chỉ giải quyết hậu quả mà không phòng ngừa thích ứng. Thích ứng là xu thế
tất yếu trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, nhằm giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của con người. [12].
Tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng đối với môi trường tự nhiên là rất
lớn, đặc biệt là hệ sinh thái RNM. Nó không những có tác dụng to lớn trong
việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn lợi của hệ sinh
thái trong RNM cũng rất quan trọng. Đối với cộng đồng dân cư vùng ven
biển, RNM có tác dụng bảo vệ, hạn chế các tác động xấu của BĐKH đến đời
sống, của cải vật chất của họ. RNM có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy,
tuy nhiên thực trạng hiện nay là RNM đang bị suy giảm về số lượng và chất
lượng ở hầu hết khắp nơi. Vấn đề quản lý RNM dựa vào cộng đồng đang
được quan tâm hàng đầu trên thế giới trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
RNM ứng phó với BĐK trên toàn cầu.
Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý rừng
ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An”, làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng RNM huyện Quỳnh Lưu để đề xuất các giải
pháp nhằm quản lý tốt hơn diện tích RNM trên địa bàn huyện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định được biểu hiện của BĐKH và xu thế biến đổi của các hiện

tượng thời tiết, thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan... ở cấp quốc gia
cũng như địa điểm nghiên cứu.
9


- Tìm hiểu thực trạng rừng ngập mặn của huyện Quỳnh Lưu, tình hình
quản lý RNM của huyện.
- Mối liên hệ giữa suy giảm diện tích RNM và biến đổi khí hậu cũng
như những tác động qua lại của chúng.
- Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả RNM ứng phó với BĐKH ở
địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu
RNM ở huyện Quỳnh Lưu và công tác quản lý RNM ở huyện Quỳnh
Lưu, Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian là huyện Quỳnh Lưu, các xã vùng ven biển nơi
có RNM.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu từ tháng
12/02/2015 đến ngày 12 /05/2015, số liệu, tư liệu phân tích từ năm 1960 đến
năm 2014.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu khoa học là khi nghiên cứu phải
xem xét các đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ,
trong trạng thái vận động và phát triển, trong những hoàn cảnh và điều kiện
cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.
Quan điểm hệ thống xem xét huyện Quỳnh Lưu là một hệ thống mở.
Trong đó cấu trúc đứng là các hợp phần tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai,
sông ngòi, sinh vật và các hợp phần kinh tế - xã hội: dân cư và nguồn lao

động, cơ sở vật chất- kĩ thuật; Cấu trúc ngang là các đơn vị lãnh thổ theo đơn
vị hành chính gồm 33 xã, thị trấn; Cấu trúc chức năng là đường lối chính
sách, sự giám sát, chỉ đạo của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền như UBND
huyện Quỳnh Lưu, UBND các xã, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh
Lưu, phòng Nông Nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh
10


Lưu có tác động đến việc quản lý RNM trên địa bàn huyện. Mõi hoạt động
trong việc quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ứng phó với BĐKH của
huyện đều đều phải chịu tác động qua lại của các yếu tố cấu trúc nội hệ thống
và các yếu tố ngoại hệ thống (Như thị trường, điều kiện tự nhiên, chính sách
của nhà nước...).
5.1.2. Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn là thước đo đúng sai của mơi giả thiết khoa học, là tiêu
chuẩn, cơ sở tiến hành nghiên cứu một vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên
cứu lại được ứng dụng vào thực tiễn. Trong thực tế do đặc trưng địa lý khác
nhau mà việc quản lý RNM cũng khác nhau trong việc ứng phó với biến đổi
khí hậu. Những xã ở ven biển huyện Quỳnh Lưu nơi có diện tích RNM được
đề cập nhiều đến trong bài viết này. Những giải pháp đề xuất kiến nghị của đề
tài đều dựa trên cơ sở thực tiễn khắc phục những vấn đề còn thiếu và yếu của
công tác quản lý RNM trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là việc khai thác, sử dụng điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên nhằm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của hiện tại
nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển của tương lai. Do vậy khi đưa ra
các cơ chế quản lý nào đó hay thay đổi phương thức sản xuất bất kỳ phải dựa
trên quan điểm phát triển bền vững. Việc khai thác tiềm năng của mỗi vùng là
yêu cầu của sản xuất tuy nhiên phải khai thác như thế nào để vừa đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất, vừa bảo vệ, tái tạo được tự nhiên, giữ cân bằng sinh thái.

Quan điểm phát triển bền vững đặt ra yêu cầu con người trong quá trình sản
xuất phải tôn trọng tự nhiên, khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ
và phục hồi lại. Trên quan điểm đó mà đề tài có nhiệm vụ là tìm ra các giải
pháp làm sao để quản lý RNM hiệu quả, vừa tạo sinh kế cho người dân để
phát triển RNM ứng phó với BĐKH.
5.1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mõi sự vật phát triển đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nên khi
nghiên cứu mõi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có tác động tới quản lý
11


RNM ở Quỳnh Lưu thì phải đặt ra yêu cầu xem xét các nhân tố địa lý trong
bối cảnh quá khứ, hiện tại và sự thay đổi trong tương lai. Để quản lý tốt RNM
dựa vào cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu huyện Quỳnh Lưu thì phải
xem xét các yếu tố địa lý, điều kiện khí hậu, canh tác của người dân. Quản lý
RNM huyện Quỳnh Lưu là việc làm rất cần thiết đối với một huyện giáp biển
như Quỳnh Lưu đang và sẽ chịu những tác động nặng nề của BĐKH. Phát
triển tốt RNM, đảm bảo tốt an sinh cộng đồng là việc cần làm nhanh chóng ở
huyện Quỳnh Lưu.
5.1.5. Quan điểm sinh thái
RNM là hệ sinh thái hoàn chỉnh có năng suất sinh học cao, có tác dụng
rất lớn trong việc hạn chế các tác động của BĐKH. Tuy nhiên vì nó là một hệ
sinh thái nên khi tiến hành nghiên cứu cần đặt nó trong tổng thể HST, phát
triển theo đúng quy luật tự nhiên của nó. Mặt khác yếu tố khí hậu cũng là một
hệ sinh thái tự nhiên và phát triển một cách có quy luật của nó, nếu bị con
người tác động quá mức thì nó sẽ bị biến dạng, gây bất lợi đối với con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
5.2.1. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp nghiên cứu cơ bản, có ý nghĩa thiết thực trong
khoa học địa lý. Vì mõi vấn đề nghiên cứu cần được xem xét trên thực tế. Kết

quả của nghiên cứu thực địa là tư liệu rất quan trọng của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã trực tiếp đến tìm hiểu tại các
vùng có rừng ngập mặn xem người ta đang làm như thế nào, đến các cơ quan
ban ngành liên quan để thu thập ý kiến, thông tin đề tài.
5.2.2. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu và xử lý thông tin
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp thống kê thu thập tài liệu là
rất quan trọng. Các nguồn tài liệu thu thập được từ các công trình nghiên cứu,
các dự án trồng rừng, điều tra rừng hàng năm đã nghiệm thu, các báo cáo định
kỳ hàng năm, các tạp chí, sách báo liên quan. Các số liệu được tôi thu thập từ
các phòng ban của huyện Quỳnh Lưu như Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện
Quỳnh Lưu, Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Quỳnh Lưu, Phòng Nông
Nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu...
12


Sau khi đã thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích của đề tài, tôi
đã tiến hành xử lý thông tin bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh
nhằm rút ra các thông tin cần thiết. Thông tin đã qua xử lý sẽ sẽ phản ánh
được nội dung của vấn đề, xác định được hiện trạng RNM, quản lý RNM, tình
hình biến đổi khí hậu địa phương nơi được nghiên cứu. Từ đó đề xuất các giải
pháp, kiến nghị cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.
5.2.3 Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp thu thập một cách rộng rãi các ý kiến của các
chuyên gia, của các nhà quản lý tài nguyên rừng nói chung, rừng ngập mặn
nói riêng, các chuyên gia về môi trường, về biến đổi khí hậu... Đồng thời
tham khảo các cách làm hay của bà con nông dân trong việc quản lý rừng
ngập mặn có hiệu quả mà mang lại giá trị thu nhập cao từ RNM để làm căn cứ
cho luận văn nhằm đưa ra các kết quả một cách xác đáng có căn cứ khoa học
và thực tiễn đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.
5.2.4. Phương pháp bản đồ

Phương pháp bản đồ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác nghiên
cứu khoa học địa lý đặc biệt khi đối tượng nghiên cứu lại được đặt trong một
đơn vị lãnh thổ cụ thể. Bản đồ tạo điều kiện thuận lợi để xác định rõ đối tượng
nghiên cứu. Những bản đồ ban đầu phục vụ cho quá trình nghiên cứu là: Bản
đồ quy hoạch diện tích rừng ngập mặn huyện Quỳnh Lưu, bản đồ khí hậu,
thủy văn huyện Quỳnh Lưu.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quản lý RNM ứng phó
với BĐKH
Chương 2: Thực trạng quản lý RNM ứng phó với BĐKH tại huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
RNM ứng phó với BĐKH ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
13


PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỤC TIỄN CỦA QUẢN LÝ
RỪNG NGẬP MẶN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn
cầu và mực nước biển dâng, được coi là một trong những thách thức lớn nhất
của nhân loại trong thế kỷ 21. Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra
nhiều bằng chứng về việc biến đổi khí hậu là có thật và do con người gây ra.
Những tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các quốc gia đang nhận được sự
quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù xóa đói giảm ngèo và phát triển bền

vững là những ưu tiên trọng tâm trên toàn cầu và giải quyết những nhu cầu
này vẫn đang là ưu tiên hàng đầu đối với các nước đang phát triển, nhưng
biến đổi khí hậu cũng là vấn đề cần giải quyết khẩn cấp. Thách thức ngày
cbàng tăng về biến đổi khí hậu toàn cầu thế kỷ 21 đòi hỏi thế giới cần hành
động ngay bây giờ, hành động cùng nhau và hành động cách khác so với
những gì đã làm trong quá khứ. Để ứng phó với biến đổi khí hậu thế giới đang
thực hiện cùng một lúc hai chiến lược: Giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích
ứng với biến đổi khí hậu. Các thách thức đối với giảm thiểu và thích ứng đều
rất lớn. Tuy nhiên những thách thức này có thể được giải quyết thông qua
những chính sách chủ động và phù hợp về khí hậu.
1.1.1.1. Khái niệm và biểu hiện
a, Khái niệm:
Theo điều 1 điểm 2 của Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi
Khí Hậu (UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do
hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu
toàn cầu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được. [14].
14


Bộ Tài nguyên và Môi trường định nghĩa biến đổi khí hậu là “sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy
trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn” .[1,tr.6].
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Nhiệt độ trung bình tăng do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu.
Trong khoảng 100 năm qua (giai đoạn 1906-2005), nhiệt độ trung bình toàn
cầu đã tăng khoảng 0,73độ C (1,3 0 F). Theo báo cáo gần đây của WMO, năm
2010 là năm nóng nhất trong lịch sử. Ngoài ra trong 10 năm qua (2001-2010)
nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0.5 0 C so với giai đoạn 1961- 1990, mức cao

nhất đối với bất kỳ giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu
bằng thiết bị đo đạc. [15].
+ Sự dâng cao mực nước biển do dăn nở vì nhiệt và băng tan. Khi nhiệt
độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa tại các khu vực khác nhau đang thay đổi: các
vùng biển ấm lên, băng tại các cực đang tan ra và mực nước biển dâng cao
lên. Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước
biển toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã dâng với tốc độ 1,8 +_0,5mm/ năm,
trong đó đóng góp do giãn nở vì nhiệt khoảng 0,42 + -0,12mm/ năm và băng
tan khoảng 0,7mm/năm. Mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ
đại dương: ở một số vùng, mực nước biển dâng gấp một vài lần so với tốc độ
dâng trung bình toàn cầu, trong khi ở một số vùng khác mực nước biển đã hạ
thấp hơn [1].
+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
+ Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của Trái đất
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các quá trình sinh địa hóa khác.
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển. [2]
Tuy nhiên sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển
dâng thường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
15


1.1.1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân:
Nhóm nguyên nhân tự nhiên bao gồm: Sự biển đổi các hoạt động của
mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo của Trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các
châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển của trong nội bộ
hệ thống khí quyển.
Nhóm nguyên nhân nhân tạo xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng

đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng khí phát thải CO2 và các khí nhà kính
khác từ các hoạt động của con người.
Những nghiên cứu chỉ rõ, các mối liên hệ giữa sự tăng lên của nhiệt độ
bề mặt Trái đất với sự tăng lên nồng độ của một số loài khí nhà kính trong khí
quyển như CO2, CH4. Khí quyển hiện nay có khoảng 750 tỷ tấn Cacbon, đại
dương chứa lượng Cacbon gấp 50 lần, sinh quyển Trái đất khoảng 3 lần và lục
địa khoảng 5 lần nhiều hơn trong khí quyển.
Trước thời kỳ tiền công nghiệp (1750), hàm lượng khí CO 2 khí quyển
vốn rất ổn định vào khoảng 280ppm (phần triệu), đến năm 2000 đã tăng lên
khoảng 370 ppm. Ở Việt Nam công nghiệp chưa phát triển nên lượng khí nhà
kính phát thải chủ yếu là lĩnh vực nông – lâm nghiệp, sử dụng năng lượng
(bảng 1.1) [2]
Bảng 1.1. Lượng phát thải KNK trong các lĩnh vực chủ yếu
ở Việt Nam năm 2010
Lượng phát thải CO2

Lĩnh vực

Tỷ trọng

tương đương (triệu tấn)
(%)
Năng lượng
43,2
36
Các quá trình công nghiệp
5,6
5
Nông nghiệp
57,3

47
Lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất
12,1
10
Chất thải
2,6
2
Tổng cộng
120,8
100
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)
Bảng 1.2. Dự tính lượng phát thải KNK cho năm 2020
(triệu tấn CO2 tương đương)
16


Lĩnh vực

1994
2000
2010
2020
Năng lượng
25,64 45,92 105,17 196,98
Lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất 19,38
4,20
21,70
28,4
Nông nghiệp
52,45 52,50 57,20 64,70

Tổng cộng
97,47 102,60 140,67 233,28
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
Như vậy, so với năm 1998, lượng phát thải của các năm 2010, 2020 đều
tăng, đặc biệt, từ sau năm 2000, trong lĩnh vực nông nghiệp và chuyển đổi sử
dụng đất, lượng CO2 phát thải. Đó cũng là mốc thời gian quan trọng đánh dấu
lĩnh vực năng lượng thay thế lĩnh vực nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu
trong tổng lượng phát thải KNK. [2]
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu
ứng nhà kính (sự nóng lên của Trái đất) và còn bởi nhiều nguyên nhân khác.
Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối quan hệ giữa quá
trình tăng nhiệt độ Trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO 2 và các khí nhà
kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp [3]. Trong
suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO 2 trong
khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 ppm. Hiện tại con số này đã tăng
cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn
nữa [11]. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm
nhiệt độ Trái đất và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do Trái đất
không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính
đang dư thừa trong bầu khí quyển [3].
1.1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu toàn cầu xảy ra do tác động của khí nhà kính qua các
hoạt động của con người, dẫn đến hiện tượng Trái đất đang nóng dần lên và
kéo theo nhiều hậu quả khác. Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ của Trái đất
tăng trung bình 0.60C trong thế kỷ vừa qua và tăng 1,4 - 6,4oC vào năm 2010,
lượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mưa quá nhiều, nhưng nhiều vùng khác
trở nên khô hạn hơn. Theo tính toán mới nhất, mực nước biển có thể dâng lên
từ 0,7-1,4 m trong 100 năm tới. Hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về
17



cường độ và tần suất. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng 1015% kể từ những năm 1950, và có thể không còn vào năm 2030. Băng tại Bắc
cực và các đỉnh núi cao cũng tan đáng kể trong những thập kỷ tới.
Theo dự báo, các hiện tượng cực đoan về khí hậu sẽ tăng lên về tần số,
cường độ và thời gian, bão tố, lũ lụt và hạn hán sẽ nhiều hơn với cường độ cao hơn.
- Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái (HST) tự nhiên và đa dạng
sinh học (ĐDSH).
Các HST trên Trái đất cùng với muôn loài là nguồn giá trị kinh tế, môi
trường (MT) và văn hóa của loài người. BĐKH sẽ làm dịch chuyển các vùng
khí hậu. Các loài sẽ phải phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới.
Trước hết do Trái đất nóng lên, các ranh giới nhiệt của HST lục địa và
nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao
hơn, khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ mô
cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các
loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác. Một số loài thích ứng
tốt hơn với BĐKH trong khi một số khác không thích ứng nổi nên sẽ bị suy
thoái dần. BĐKH sẽ làm cho khí hậu sẽ trở nên khắc nghiệt hơn gây hạn hán,
lũ lụt, cháy rừng... sẽ làm các loài có nguy cơ giảm nhiều hơn nữa.
BĐKH tác động rất nghiêm trọng đến các HST vùng ven biển, làm biến
động chủng loại và các nguồn lợi từ biển như: Nhiệt độ nước biển tăng làm
suy giảm hoặc chết hàng loạt các thảm san hô, xâm nhập mặn vào đồng bằng,
nước biển dâng gây mất diện tích canh tác và ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nông sản, thủy sản. Bão, lũ, gió, lốc mạnh làm biến dạng cảnh quan vùng ven
biển, gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
-Tác động của BĐKH đến nông, lâm, ngư nghiệp
Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu, mà quan
trọng nhất là bức xạ mặt trời. Thông qua quá trình quang hợp thì năng suất
của cây trồng là một hàm đồng biến với bức xạ mặt trời. Trái đất nóng dần lên
dẫn đến thay đổi cấu trúc mùa màng như rút ngắn mùa lạnh, kéo dài hay rút
ngắn mùa mưa. Tất cả các yếu tố này sẽ tác động đến thời vụ, sâu bệnh, năng

suất - sản lượng.
18


Nhìn chung, nông nghiệp là ngành bị tác động mạnh nhất của BĐKH.
Nhiệt độ tăng lên có thể dẫn đến:
Một số loài cây trồng, nhất là các cây Á nhiệt đới có khả năng bị biến mất.
Mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng có thể bị thay đổi.
Sản lượng ngũ cốc giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là vụ mùa.
Tăng thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, hán hán, bão, ElNino, cháy rừng, sâu
bệnh…) khắc nghiệt hơn.
Chế độ mưa thay đổi ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho nông
nghiệp, nhất là ở những vùng khô hạn. Ví dụ ở châu Phi, vì thiếu nước trầm
trọng mà đời sống người dân rất khắc khổ, sản lượng và năng suất nông
nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng.
- Tác động của HST rừng
BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến
thảm thực vật rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang
hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm
lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển HST rừng, nhưng do độ
bốc thoát hơi tăng làm độ ẩm đất giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khí
của cây rừng có thể sẽ giảm đi.
Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực
vật quan trọng như: Trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật…
sẽ có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng sẽ làm tăng nguy
cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây trồng.
Tác động của BĐKH đối với HST rừng ngập mặn: Nghiên cứu tác
động của BĐKH đến RNM, tác giả có thể đưa ra sáu yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp như sau: Nhiệt độ; lượng mưa; gió mùa đông bắc; bão; triều cường; hoạt

động của con người. Nước biển dâng đã tạo điều kiện cho một số loài cây ngập
mặn xâm lấn vào đất nội địa, đất sản xuất nông nghiệp như ở Quảng Bình và miền
tây Nam Bộ, từ đó làm ảnh hưởng đến sản lượng lương thực và ĐDSH, đồng thời
ngăn cản sự bồi tụ các bãi triều, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các loài cây
19


ngập mặn tiên phong như mắm, bần chua... Gió mùa đông bắc cùng với triều
cường đã làm xói lở hàng chục km RNM, làm đổ các loại cây RNM, triều cường
đưa cát vào bờ làm cho nhiều loài cây ngập mặn có rễ thở trên mặt đất bị vùi lấp
và cây chết đứng như ở phía đông bán đảo Cà Mau...
- Tác động đến thủy sản
Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú cử một số thủy sản,
quá trình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn
của sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn nhiều hơn trong quá trình hô hấp và
họat động khác, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm của
thủy sản; thúc đẩy quá trình suy thoái hoặc thay đổi quá trình sinh lý và sinh
hóa trong mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và san hô. Nhiệt độ nước tăng gây
ra hiện tượng phân tầng nhiệt rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến
tập tính sinh học của sinh vật, một số loài chuyển đi nơi khác hoặc xuống sâu
hơn,… làm cho nguồn thủy sản bị phân tán, các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá
trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế
cao) giảm đi hoặc mất hẳn.
Hàm lượng oxy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng
của thủy sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với môi
trường thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh. Mặt khác
BĐKH làm mất nơi sống của một số loài thủy sản nước ngọt trong các RNM.
Ao hồ cạn kệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt.
Khả năng tổng hợp chất hữu cơ của HST rong biển giảm dẫn đến giảm
nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do

vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
Cường độ mưa lớn, nồng độ muối giảm đi 10- 20% trong một thời gian
dài làm cho các sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhiễm thể 2 mảnh vỏ
bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
Mực nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu
đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần,
trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng. Các loại thực vật nổi, mắt xích đầu
tiên của chuỗi thức ăn cho động vật bị hủy diệt hoặc làm giảm mạnh động vật
20


nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và
tầng trên. Hậu quả là: Cá di cư đến vùng biển khác (di cư thụ động) và giảm
khối lượng thân cá.
- Tác động đến tài nguyên nước
+ Trước hết BĐKH làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các
vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn.
Đặc điểm mưa đối với từng khu vực cũng thay đổi. Lượng mưa sẽ tăng ở khu
vực Nam bán cầu trong khi đó lại giảm ở Châu Phi và Trung Đông, dự báo
lượng mưa ở hai khu vực này sẽ giảm 50% vào năm 2050.
+ Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tan băng tuyết ở nhiều núi cao, dẫn đến tăng
dòng chảy ở các sông và gia tăng lũ lụt. Sau một thời gian khi băng trên núi
tan hết, nguồn cung cấp nước sẽ cạn, thiếu nước và dòng chảy các sông sẽ
giảm đi rất nhiều.
+ Lượng mưa lớn gây trượt lở đất, dẫn đến sự bồi lắng, giảm sức chứa
các hồ, chất lượng nước ở các hồ thay đổi.
+ Những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng đến xã hội
với quy mô rộng hơn nhiều so với lũ lụt… Hạn hán và kèm theo là sa mạc hóa
xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới, làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây ra những
thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường,…

- Tác động đến sức khỏe cộng đồng
BĐKH dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người (HDI): Do BĐKH,
tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người ngèo không có điều
kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân cũng bị ảnh
hưởng. Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với những cố gắng
trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội loài người.
BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể: Kéo dài
thời gian duy trì thời tiết bất lợi trong đời sống hàng ngày gây nhiều khó khăn
trong quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể người và môi trường sinh hoạt, đặc
biệt là lao động nặng, hoạt động thể thao, tập luyện quân sự,... Hơn nữa, thời
21


tiết cực đoan gia tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đối với nhiều người già,
người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh,...
BĐKH làm gia tăng bệnh tật và các vật chủ truyền bệnh: BĐKH góp
phần gia tăng 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng, trong đó có sốt xuất huyết,
viêm não Nhật Bản,... Ngoài ra xuất hiện nhiều các căn bệnh đáng kể hiện nay
như cúm AH5N1 và cúm AH1N1, sốt rét quay lại ở nhiều nơi nhất là vùng
núi, sốt xuất huyết cũng hành hoành ở nhiều địa phương.
1.1.2. Rừng ngập mặn
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại rừng ngập mặn
a, Khái niệm
Theo Saenger và các cộng sự (1983) định nghĩa RNM là hệ thống cây
rừng ven biển của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới. Theo công ước
Ramsar, 1971 định nghĩa RNM hay đất ngập nước là “các vùng đầm lầy,
than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay
tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả
các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều thấp đều là
các vùng đất ngập nước”. Từ đó theo ý kiến của tác giả có thể đưa ra khái

niệm rừng ngập mặn là một loại rừng ở những cửa sông lớn ven biển, nơi
nước mặn hòa với nước ngọt. Khi nước triều lên, rừng cây sẽ bị ngập một
phần, hay có khi toàn phần trong nước biển. Khi nước triều xuống, rừng lại
hiện ra trên bãi đất.
b, Đặc điểm
Thực vật sống trong RNM là các loại cây có bộ rễ nơm như đước, sú,
vẹt hay các loại tràm, mắm… Bên cạnh đó còn là các loài cây cỏ, cây bụi có
khả năng sống trong điều kiện nước ngập mặn. Nơi đây cũng là vườn ươm
cho các loài cá trong rạn san hô.
Hơn 80% các loại hải sản dành một phần đời của chúng để sống ở nơi
này. Rất nhiều sinh vật biển sống trong rừng ngập mặn khi còn nhỏ bởi đó là
mái nhà bảo vệ chúng trước những hiểm nguy trong lòng đại dương.
c, Phân loại rừng ngập mặn
22


Người ta thường dựa vào vị trí địa lý để phân loại. Rừng ngập mặn Việt
Nam có thể chia ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu như sau:
Khu vực 1: Ven biển Đông bắc, từ mũi Ngọc đến Mũi Đồ Sơn
Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến Mũi Lạch
Khu vực 3:Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu
Khu vực 4: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải- Hà Tiên.
1.1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu trong
vùng. Bên cạnh đó, khi các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp,
đô thị thải vào sông suối, những chất này sẽ hòa tan trong nước hoặc lắng
xuống đáy, sau đó được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển.
Nhưng tại đây, chúng sẽ "bị" rừng ngập mặn hấp thụ hết, tạo ra các hợp chất ít
độc hại hơn đối với con người.
Là lá phổi xanh rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm môi

trường. Nó giúp tiêu thụ lượng đáng kể các khí thải độc hại và làm tăng lượng
Oxi cho chúng ta, nhằm giúp giảm bớt hiện tượng nóng lên của Trái đất và
ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh hưởng đến đời sống của
những người dân cư ven biển. Theo báo cáo của Ủy ban liên quốc gia (IPCC)
thuộc liên hợp quốc sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm băng tan
nhanh, dẫn đến hiện tượng biển có thể lấy mất tới 12,2% diện tích của Việt
Nam, đe dọa nơi sinh sống của 17 triệu người vào cuối thế kỷ XXI.
RNM có vai trò quan trọng trong việc xử lý chất dinh dưỡng từ đất liền
và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm đồng thời lọc thức
ăn cho các loài động vật biển có vú.
Giúp bảo vệ động vật khi nước triều lên cao và sóng lớn như: nhiều loài
động vật sống trong hang hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi,
nước triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng như cá Lác, các loại
Còng, Cáy, Ốc. Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tương
đối ổn định.

23


Là nơi có hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ nhất như nó là vùng nuôi
dưỡng các loại cá non trong rạn san hô, theo thống kê có 164 loài cá sống
trong rừng ngập mặn và các rạn san hô.
Nó cũng là nơi có lợi nhuận về kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản
phong phú để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra ta cũng có thể thu
nhập từ các nguồn khác nhau như: nuôi ong lấy mật, bán cây giống, khai thác
măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lượng lớn củi than... Trong
số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin,
24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể làm thuốc
nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường, sáp.
Nhờ hệ thống rễ dày đặc của các loài cây rừng ngập mặn có tác dụng

bảo vệ đới bờ và cửa sông tránh tình trạng xói lở và tác hại của bão, sóng đối
với hệ thống đê biển. Cụ thể, độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải
RNM với mực biến đổi từ 75% đến 85% từ 1,3m xuống 0,2 đến 0,3m. [4].
Ngoài ra RNM còn có tác dụng giảm sự phá hoại của sóng thần. Đợt sóng
thần ngày 26-12-2004, hơn 2 triệu người ở 13 quốc gia Châu Á và Châu Phi
bị thiệt mạng, môi trường bị tàn phá nặng nề, nhưng kết quả khảo sát của
IUCN (Hiệp hôi bảo tồn thiên nhiên thế giới) và UNEP (Chương trình Môi
trường thế giới), các nhà khoa học cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức
tường xanh” RNM với băng rừng rộng gần như còn nguyên vẹn vì năng lượng
sóng đã được giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về người rất thấp hoặc
không bị tổn thất... RNM ở Ấn độ khoảng cách từ làng xóm ra bờ biển 1km so
với nơi không có rừng thiệt hại giảm 50% đến 80%. [4]. Ngoài ra nhờ bộ rễ
nó còn giúp giảm cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên
mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất.
Rừng ngập mặn cũng góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm.
Theo số liệu của Chi cục bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt thành phố
Hải Phòng, trước đây chi phí tu bổ đê điều trung bình hàng năm là 5 triệu
đồng/mét dài nhưng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo vệ phía ngoài đê chi phí
này đã giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/mét dài.
24


Rừng ngập mặn cũng là nơi lý tưởng để tổ chức du lịch sinh thái như
sinh thái ở RNM Cần Giờ với cảnh quan đẹp và hấp dẫn. Đối với hoạt động
nghiên cứu, RNM là nơi lưu giữ nguồn ĐDSH rất lớn, là nơi rất thích hợp cho
nghiên cứu khoa học, như TS. Phạm Hồng Ban ở khoa sinh Đại học Vinh đã
tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học tại RNM huyện Quỳnh Lưu,...
1.1.2.3. Rừng ngập mặn và Biến đổi khí hậu
a, Tác động của BĐKH đến RNM
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những thách thức lớn nhất đối

với nhân loại trong thế kỉ 21 và hiện đang đe dọa toàn bộ hệ sinh thái trên Trái
đất. Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng
nhất bởi tính nhạy cảm của chúng đối với mực nước biển dâng. Tuy vậy
không phải tất cả RNM đều có khả năng chống chịu như nhau đối với biến
đổi khí hậu. Do đó chúng ta cần phải nắm được kiến thức về những hệ sinh
thái có khả năng chống chịu tốt với những biến đổi, từ đó khoanh vùng bảo vệ
đê biển. Những khu rừng ngập mặn đó có thể thích ứng với những biến đổi
khí hậu ngập mặn hiện nay trong đó, công tác quản lý RNM đóng vai trò quan
trọng để bảo vệ và phục hồi RNM. Đồng thời đưa ra các cách thức để quản lý
tốt hơn RNM.
b, Vai trò của RNM đối với ứng phó BĐKH
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đối với phòng chống biến đổi khí hậu.
Rừng ngập mặn như là “lá chắn” đối với các tác động do biến đổi khí hậu gây
ra. Có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, RNM có tác dụng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước
triều. Nhờ có hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất như hệ rễ chống của các loài
đước, rễ hình đầu gối của các loài vẹt, rễ thở hình chông của các loài mắm và
bần cản sóng các tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ cho nên chúng
có tác dụng làm chậm dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Nhờ
các trụ mầm (cây con) và quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước cho
nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm
ngập các vùng đất đó.
25


×