Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch BVMT tỉnh Cà Mau đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 185 trang )

Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020”

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢN ĐỒ
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................iv
....................................................................................................................................... v
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN........................................................................8
CHƯƠNG I.................................................................................................................16
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH
CÀ MAU...................................................................................................................... 16
CHƯƠNG II................................................................................................................ 30
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.........................................................30
TỈNH CÀ MAU...........................................................................................................30
CHƯƠNG III............................................................................................................... 44
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU........................................................44
CHƯƠNG IV...............................................................................................................82
DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU TRONG KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020....................................................................................................................82
CHƯƠNG V..............................................................................................................108
ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHAI THÁC SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020.........................................................................................................108
CHƯƠNG VI.............................................................................................................114
XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ĐẾN
NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020...............................114


CHƯƠNG VII............................................................................................................ 145
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC
VÙNG TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020.........................................................................................................145
CHƯƠNG VIII..........................................................................................................151
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ĐẾN
NĂM 2010 VÀ ĐỊNH ĐẾN 2020................................................................................151
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - CEE

i


Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020”

CHƯƠNG IX.............................................................................................................159
LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU GẮN LIỀN VỚI QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN.............................................................................................159
KINH TẾ XÃ HỘI.....................................................................................................159
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ........................................................................................163
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................164
PHẦN 1...................................................................................................................... 168
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH CÀ MAU.................168
PHẦN 2...................................................................................................................... 172
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TỈNH CÀ MAU..............172
PHẦN 3...................................................................................................................... 175
ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CÀ MAU..........................................................................175
PHẦN 4...................................................................................................................... 180
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TỈNH CÀ MAU...............180
PHẦN 5...................................................................................................................... 183

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ...........................183
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG (CEE)

ii


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU

DANH MỤC HÌNH
Hình III.1: Hiện trạng môi trường nước mặt...............................................................53
Hình III.2: Quan trắc chất lượng môi trường không khí..............................................60
Hình III.3: Tình hình sạt lở tại khu vực ven sông.........................................................74
..................................................................................................................................... 74


DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
2. Bản đồ phân vùng môi trường
3. Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
4. Bản đồ hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học
5. Bản đồ hiện trạng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường
6. Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt
7. Bản đồ hiện trạng chất lượng nước ngầm
8. Bản đồ hiện trạng chất lượng không khí

9. Bản đồ tổng hợp hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau
10. Bản đồ dự báo chất lượng nước mặt
11. Bản đồ dự báo chất lượng nước ngầm
12. Bản đồ dự báo chất lượng không khí
13. Bản đồ quy hoạch phân vùng môi trường
14. Bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
15. Bản đồ quy hoạch tài nguyên đa dạng sinh học
16. Bản đồ quy hoạch hệ thống quan trắc, giám sát môi trường
17. Bản đồ tổng hợp quy hoạch môi trường tỉnh


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ADB

: Ngân hàng đầu tư phát triển Á Châu

- ATNĐ

: Áp thấp nhiệt đới

- BQL

: Ban quản lý

- BVMT

: Bảo vệ môi trường

- BVTV


: Bảo vệ thực vật

- BYT

: Bộ Y tế

- CTR

: Chất thải rắn

- CCN

: Cụm công nghiệp

- CNH

: Công nghiệp hóa

- CP

: Chính phủ

- DA

: Hỗ trợ phát triển chính thức

- ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long


- ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

- ĐNB

: Đông Nam Bộ

- ĐTH

: Đô thị hóa

- ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

- GĐ

: Giai đoạn

- GEF

: Quỹ môi trường toàn cầu

- GMS

: Tiểu vùng Mê Kông mở rộng

- HĐH


: Hiện đại hóa

- IUCN

: Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên thế giới

- JICA

: Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

- KCN

: Khu công nghiệp

- KH – CN

: Khoa học – Công nghệ

- KTTĐMT

: Kinh tế trọng điểm miền Trung

- KTXH

: Kinh tế xã hội

- NSNN

: Ngân sách Nhà nước


- ODA

: Vốn viện trợ phát triển chính thức

- PTBV

: Phát triển bền vững

- PTTH

: Phổ thông trung học

- QĐ

: Quyết định

- QHMT

: Quy hoạch môi trường


- QL

: Quốc lộ

- QLMT

: Quản lý môi trường

- LNT


: Lâm ngư trường

- Sở NN & PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở TN & MT

: Sở Tài nguyên và Môi trường

- SXSH

: Sản xuất sạch hơn

- TBVTV

: Thuốc bảo vệ thực vật

- TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

- TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

- THCS

: Trung học cơ sở


- TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

- TT

: Thị trấn

- TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

- TP

: Thành phố

- UBND

: Ủy ban nhân dân

- UNDP

: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

- WB

: Ngân hàng thế giới

- WHO


: Tổ chức Y tế thế giới

- WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN
Cà Mau là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Tổ
quốc, có dạng hình chữ V, ba mặt giáp biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông
Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây giáp
với vịnh Thái Lan.
Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển. Hệ sinh thái rừng ngập nước có diện
tích gần 100.000 ha được chia thành 2 vùng: rừng ngập lợ với đặc trưng cây tràm là
chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh Hạ; rừng ngập mặn với đặc trưng cây
đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển; trong rừng có nhiều loài
động thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập nước. Rừng Cà
Mau nổi tiếng trên thế giới và chỉ đứng sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn
(Brazil). Bờ biển Cà Mau dài 254 km chạy từ phía biển Đông sang vịnh Thái Lan, bờ
biển thấp, nền đất yếu và bằng phẳng. Diện tích vùng biển Cà Mau rộng trên 80.000
km2, độ sâu trung bình từ 30 đến 35 m; trong lòng biển có nhiều loài tôm cá, dưới
thềm lục địa có trữ lượng dầu khí và khí đốt rất lớn, có khả năng khai thác trong nhiều
năm. Biển Cà Mau có vị trí trung tâm đường biển trong vùng Đông Nam Á và sát với
đường biển quốc tế, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
Dân số Cà Mau là 1.234.896 người (Niên giám thống kê 2006), phân bố tương
đối đều, mật độ trung bình 230 người/km2, trong đó người Kinh chiếm khoảng 97%
dân số, còn lại là người Khơmer, người Hoa và một số dân tộc ít người khác. Dân số
trong độ tuổi lao động chiếm 60%, đa số là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu

cầu cho nhiều lĩnh vực. Địa giới hành chính được chia thành 8 huyện và 1 thành phố,
bao gồm 97 xã, phường, thị trấn. Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ nằm trên trục
Quốc lộ 1A và Quốc lộ 63 có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng. Nhịp độ
phát triển đô thị của Cà Mau khá nhanh; mấy chục năm trước từ thị xã bé nhỏ, nay Cà
Mau đã là đô thị loại III; thị trấn Năm Căn, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, khu vực cửa biển
Khánh Hội, Ông Trang, Rạch Gốc, Gành Hào ... cũng đang hình thành dáng dấp đô thị
sầm uất của dải hành lang đô thị ven biển.
Do có vị trí địa lý tiền tiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về
sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi..., cùng với nguồn nhân lực dồi dào tạo cho Cà
Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp
chế biến xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt và dầu khí. Có nhiều điều kiện
thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh ĐBSCL.
Quá trình phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã mang
lại những thành quả to lớn về kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, quá trình
phát triển KTXH của tỉnh diễn ra liên tục ở nhịp độ khá cao, tất yếu tạo nên những áp
lực ngày càng lớn đối với tài nguyên và môi trường, đồng thời gây nên các nguy cơ ô
nhiễm và suy thoái môi trường của tỉnh do chất thải từ các cơ sở công nghiệp, bệnh viện
và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được xử lý trước khi thải ra môi
trường. Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có dấu hiệu ô nhiễm với xu
hướng ngày càng tăng, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh. Tài nguyên đa dạng sinh học đang có
chiều hướng suy giảm … Các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước


chưa được quan tâm giải quyết. Các hiện tượng ô nhiễm thường kéo dài sau đó lan
rộng ra cả một khu vực rộng.
Sự ra đời của các cảng biển, khu du lịch, vùng nuôi thủy sản… đã giải quyết
được công ăn việc làm cho người dân địa phương nhưng cũng làm cho tình hình môi
trường càng trở nên phức tạp. Chất thải sinh hoạt của các tàu thuyền khai thác ven bờ,
thức ăn thừa của các vùng nuôi thủy sản, sự cố tràn dầu… đã tác động rất lớn đến các
hệ sinh thái ven biển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các sinh vật sinh sống

trong các hệ sinh thái này.
Việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh. Ý thức tự giác
bảo vệ và giữ gìn môi trường của cộng đồng chưa trở thành thói quen trong cách sống
của đại bộ phận dân cư, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống ven sông. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến điều kiện vệ sinh, sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã làm
biến đổi các thành phần, chất lượng và trạng thái môi trường đất, nước, không khí, làm
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ngư nông lâm nghiệp, công nghiệp và đang đặt ra
những vấn đề môi trường cấp bách đối với tỉnh Cà Mau trong những năm tới như sau:
- Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đặc thù trên lãnh thổ Cà Mau.
- Bảo vệ môi trường biển, các đảo và vùng ven biển.
- Bảo vệ môi trường nông nghiệp - nông thôn.
- Bảo vệ môi trường đô thị và các khu công nghiệp.
- Khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ cho
việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
- Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức và tăng cường năng lực.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho người dân, nhất là đối với
khu vực nông thôn.
- Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Để đạt mục tiêu phát triển bền vững KTXH tại tỉnh Cà Mau, dự án “Quy hoạch
môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là rất cần
thiết, phải được triển khai cấp bách nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi
môi trường và đề xuất các phương án ưu tiên nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý tài
nguyên tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 về các vấn đề quy hoạch môi trường trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ về bảo tồn và

phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.


- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề
ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg ngày 14/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, tỉnh Cà Mau thành Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24/12/2003. Kèm theo Quyết định
này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp Quốc gia về
bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó đã
xác định 09 vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức triển khai
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
- Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 20/10/1999 của Bộ Xây dựng về ban
hành Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng.

- Thông tư số 01/2005/TT-BKH ngày 09/3/2005 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về
việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004.
- Các bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành năm 1995, 2001 và
2005; các tiêu chuẩn môi trường cấp ngành đã ban hành.
- Nghị quyết số 07- NQ/TU về bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 của ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau.
- Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 27/9/2005 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà
Mau về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 24/4/2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà
Mau về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
thành phố Cà Mau giai đoạn 2005 – 2020.
- Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban Nhân
dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt dự toán Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 – 2020.


- Một số văn bản liên quan đến việc quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn
tỉnh Cà Mau.
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
III.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, Quy hoạch Môi trường
(QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia
tăng trên thế giới. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển
như Pháp, Mỹ, Nga … và sau đó là các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc … Ngoài ra, lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm trong
việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát triển kinh tế.

Tại châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực
hiện bởi cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết
phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh
tế vùng ngay từ đầu.
Tại châu Á: Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHMT tại châu Mỹ La
Tinh cũng nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế và môi trường.
Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế – môi trường đã diễn ra tại
Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan.
Bảng: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á
Đặc tính Năm
Loại hình
Dự án
vùng quy hoàn
quy hoạch
hoạch
thành
Quy hoạch tổng thể
Quy hoạch
quản lý chất lượng Lưu vực
cải thiện
1984
nước
hồ
Laguna
hồ
chất lượng
(Philipin)
nước vùng
Dự án phát triển tổng
QHMT

hợp vùng Palawan Vùng đảo 1985
vùng
(Philipin)
Nghiên cứu quy hoạch
QHMT và
Lưu vực
lưu vực hồ Songkhla
1985
kinh tế
hồ
(Thái Lan)
vùng
Nghiên cứu quy hoạch
QHMT và
Lưu vực
lưu vực hồ Songkhla
1985
kinh tế
hồ
(Thái Lan)
vùng
QHTTMT lưu vực Lưu vực
sông Hàn (Hàn Quốc)
sông
Dự án PTBV vùng
Vùng ven
ven biển phía Đông
biển
(Thái Lan)
QH sử dụng đất tối ưu

Vùng

QHMT
vùng đầm lầy
Segara
Anakan

Diện
tích
(km2)

Dân số
(1.000
người)

Chú ý

3.820

1.840

Trình bày tốt
bước chuẩn bị
cho QHMT vùng

12.000

318

Ít chú ý môi

trường đô thị,
công nghiệp

9.119

1.250

Dự án có chất
lượng tốt

9.119

1.250

Dự án có chất
lượng tốt

1986

QHMT
vùng

24.000

14.000

1986

QHMT
vùng


13.000

1.200

200

7,6

1986

QHMT và
kinh tế
vùng

Hạn chế về kiểm
soát môi trường
đô thị
Thiếu kết nối với
các nhà ra quyết
định về kinh tế
Dự án tốt về bảo
tồn tài nguyên
sinh thái


Dự án

Đặc tính Năm
Loại hình

vùng quy hoàn
quy hoạch
hoạch
thành

Diện
tích
(km2)

Dân số
(1.000
người)

Chú ý

(Indonesia)
Dự án cải thiện môi
Thiếu sự tham
Thung
QHMT
trường thung lũng
1987
2.842
2.465
gia của các tổ
lũng
vùng
Klang (Malaysia)
chức chính phủ
Dự án quản lý và

Vùng
kiểm soát ô nhiễm
Thiếu về kiểm
công
QHMT
công nghiệp vùng
1987
890
700
soát ô nhiễm môi
nghiệp
vùng
Samatprakarn (Thái
trường nước
hóa
Lan)
Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cum-Environmental
Development Planning- A Review of Regional Environmental Development
Planning Studies in Asia,1991
Tại thời điểm thập niên 80, có 8 dự án QHMT tại châu Á thì đã có 5 dự án
QHMT vùng; 2 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 1 dự án quy hoạch
cải thiện chất lượng môi trường vùng. Nhìn chung mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu
sót nhất định; nhất là chưa đề cập một cách đầy đủ các khía cạnh môi trường, thể chế
và kinh tế của vùng quy hoạch.
III.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
QHMT hiện nay tại Việt Nam nói chung còn tương đối mới mặc dù vấn đề này
đã được quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ
Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT:
- Phương pháp luận QHMT.
- 2 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng.

- Quy hoạch sơ bộ môi trường đồng bằng sông Hồng.
Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp với
các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.
Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến QHMT
đã và đang được triển khai thực hiện, đặc biệt mới đây có 02 đề tài thuộc chương trình
"Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai" (KC-08) và 01 nhiệm vụ trọng điểm cấp
Nhà nước đã được nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước là:
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH vùng đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(KTTĐMT) (Tp. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi)
(KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do
GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài.
Đây là 3 đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp
cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm,
mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT.


- Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo
đạc Địa chính và Công trình – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành nghiên cứu
xây dựng một số QHMT cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như:
- Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường huyên Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2010.

Và một số QHBVMT khác đang triển khai thực hiện.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến tỉnh Cà Mau; các tỉnh vùng
ĐBSCL và phụ cận.
- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa
học, các dự án quốc tế có liên quan tại tỉnh Cà Mau; các tỉnh vùng ĐBSCL và phụ cận.
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa.
- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận.
- Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các qui định và các chương trình
hành động ưu tiên bảo vệ môi trường Quốc gia để áp dụng cho tỉnh Cà Mau.
- Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế
giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội.
- Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide
Environmental Quality Management).
V. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN
V.1. Mục tiêu dự án
Mục tiêu của dự án này là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm:
- Đánh giá tổng thể hiện trạng tài nguyên, môi trường tỉnh Cà Mau.
- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đầu tư và đề xuất các giải pháp thích
hợp nhằm điều chỉnh hoạt động phát triển công nghiệp, đô thị, khai thác tài nguyên
thiên nhiên, hoạt động chuyển đổi cơ cấu nông lâm ngư nghiệp sang ngư nông lâm
công nghiệp và dịch vụ nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển
bền vững KTXH tỉnh Cà Mau.
- Quy hoạch môi trường chi tiết các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế tỉnh
Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tập trung vào các vùng đất ngập
nước, vùng kinh tế ven biển và các cụm cảng.
V.2. Nội dung dự án



- Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường, hiện trạng phát triển KTXH tỉnh
Cà Mau trong mối quan hệ tương tác với hiện trạng môi trường các tỉnh trong vùng
ĐBSCL và phụ cận.
- Dự báo xu thế biến đổi môi trường, tài nguyên tỉnh Cà Mau dưới tác động của
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tại địa phương, các tỉnh ĐBSCL và phụ cận.
- Đề xuất một số quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng
hợp lý tài nguyên tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phù hợp với
Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia và quy hoạch phát triển KTXH trong vùng.
- Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi
trường nhằm phát triển bền vững tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường các vùng trọng
điểm kinh tế tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
V.3. Sản phẩm của dự án
STT
1
2
3

Tên sản phẩm
Số lượng Quy cách, chất lượng
Tập báo cáo “Quy hoạch môi trường
Theo yêu Theo các nội dung
tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định
cầu
trong đề cương dự án.
hướng đến năm 2020”.
Theo các nội dung

Tập bản đồ GIS tỷ lệ 1:50.000.
1 bộ
trong đề cương dự án.
Đĩa CD ghi báo cáo và bản đồ.
1 bộ
Đĩa CD

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
VI.1. Cơ quan chủ trì dự án
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau.
VI.2. Cơ quan thực hiện dự án
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình – Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Địa chỉ: số 30, đường số 3, Khu phố 4, Phường Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.2960412

Fax: 08.2960412

Email: -
VI.3. Các cơ quan phối hợp chính
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.
- Sở Công thương tỉnh Cà Mau.
- Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau.
- Sở Y tế tỉnh Cà Mau.
- Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau.


- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.
- Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cà Mau.

- Ban quản lý các KCN tỉnh Cà Mau.
- UBND các huyện/thành phố tỉnh Cà Mau.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH CÀ MAU
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1.1. Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải
vào tháng 01 năm 1997. Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 8 030' vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên
An, huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 9 033' vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới
Bình), điểm cực Đông 105024' kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi),
điểm cực Tây 104043' kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển). Hình dạng
tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển.
- Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông.
- Phía Tây giáp với vịnh Thái Lan.
Diện tích phần đất liền của tỉnh là 5.329 km 2, bằng 13,13% diện tích vùng đồng
bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước.
Địa giới hành chính tỉnh Cà Mau có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh.
Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa của tỉnh, cách thành phố
Hồ Chí Minh 370 km về hướng Tây Nam. Vùng biển Cà Mau rộng trên 80.000 km 2,
tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Biển Cà Mau có
vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao
lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài
nguyên khác trong lòng biển.
Về địa lý kinh tế trong đất liền, tỉnh Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần
Thơ - An Giang - Kiên Giang, là 1 trong 4 tiểu vùng kinh tế của đồng bằng sông Cửu

Long, là địa bàn đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của đồng
bằng sông Cửu Long (đô thị trung tâm Cần Thơ, trung tâm điện lực Ô Môn; công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang, công nghiệp tàu thủy, công nghiệp chế
biến thủy sản, cụm khí điện đạm Cà Mau, du lịch sinh thái Hà Tiên, Phú Quốc, Châu
Đốc, rừng ngập Cà Mau).
I.1.2. Địa chất
Đất Cà Mau được hình thành trên các trầm tích trẻ, tuổi Holocene, bao gồm:
+ Trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp tuổi Holocene thượng, chiếm khoảng
34% diện tích tự nhiên, thuộc địa mạo đồng bằng ven biển trung bình thấp.
+ Trầm tích sông - đầm lầy tuổi Holocene thượng, chiếm khoảng 12% diện tích
tự nhiên.
+ Trầm tích biển - đầm lầy tuổi Holocene thượng, chiếm khoảng 13% diện tích
tự nhiên.
+ Trầm tích biển tuổi Holocene thượng, chiếm khoảng 36% diện tích tự nhiên.


+ Trầm tích đầm lầy tuổi Holocene thượng, chiếm khoảng 2% diện tích (đất
than bùn).
Chính vì vậy, toàn bộ tỉnh Cà Mau là những vùng trầm tích trẻ, có địa chất công
trình vào loại yếu và rất yếu, dễ bị sụt lún, sạt lở.
I.1.3. Địa hình
Nhìn chung địa hình tỉnh Cà Mau thuộc loại địa hình tương đối bằng phẳng và
thấp, trong đất liền không có núi đá (ngoài biển có một số cụm đảo gần bờ), cao trình
phổ biến từ 0,5 – 1 m so với mặt nước biển.
Phía Bắc địa hình thấp (cao trung bình từ 0,2 – 0,5 m). Dạng địa hình như trên
tạo thuận lợi cho việc tận dụng nước triều sâu vào nội đồng nhưng cũng tạo thành
những vùng trũng đọng nước chua phèn gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp.
Phía Nam có địa hình cao hơn (trung bình 0,2 – 0,8 m), do có những giồng cát
biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển hướng nghiêng thấp dần
từ biển vào nội địa.

Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh còn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch
chằng chịt, là lợi thế về giao thông đường thủy nhưng là hạn chế rất lớn đối với phát
triển giao thông đường bộ, phát sinh nhiều cầu cống, là một trong những nguyên nhân
chính làm giao thông đường bộ của tỉnh chậm phát triển. Đồng thời phần lớn diện tích
của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước ven biển, nền đất yếu nên việc xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng và xây dựng dân dụng rất tốn kém do yêu cầu xử lý nền móng
phức tạp; tính ổn định của các công trình xây dựng bị hạn chế, thường bị lún nền. Đây
cũng là những trở ngại cho chương trình phát triển đô thị của tỉnh (hạn chế khả năng
phát triển khu đô thị cao tầng, tốn kém nhiều trong đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị …).
I.1.4. Khí hậu, thủy văn
I.1.4.1. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung
bình 27,40C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4 khoảng 29,2 0C; nhiệt
độ trung bình thấp nhất vào tháng giêng khoảng 26,1 0C) tạo điều kiện phát triển sản
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
Nét đặc trưng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỉnh Cà Mau có
lượng mưa cao hơn hẳn. Bình quân hàng năm có 165 ngày có mưa với lượng mưa
trung bình năm là 2.576 mm (so với ở Gò Công tỉnh Tiền Giang chỉ có 74 ngày mưa
và 1.209,8 mm; ở Bạc Liêu có 114 ngày mưa và 1.663 mm; ở Vĩnh Long có 120 ngày
mưa và 1.414 mm; ở Rạch Giá có 132 ngày mưa và 1.050 mm). Lượng mưa trong mùa
mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm; các tháng có lượng mưa cao nhất là từ
tháng 7 đến tháng 10.
Độ ẩm trung bình là 83% nhưng mùa khô độ ẩm thấp hơn, vào tháng 3 độ ẩm
khoảng 79%.
Chế độ gió thay đổi theo mùa, mùa khô thịnh hành hướng gió Đông Bắc và gió
Đông, vận tốc gió trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s; mùa mưa thịnh hành hướng gió



Tây Nam hoặc gió Tây, vận tốc trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Trong những năm gần đây,
thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mưa thường xảy ra các cơn giông, lốc xoáy
cấp 7 đến cấp 8 ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Cà Mau - Kiên Giang chịu ảnh
hưởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động khai thác hải sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển. Trong mùa mưa
cũng thường có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn Bà Chằn) làm tăng sự nhiễm mặn
cho những vùng sản xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Về cơ bản, khí hậu ở Cà Mau ôn hòa, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhưng cũng cần chú ý những đặc điểm sau:
- Yếu tố mưa phân mùa là cơ sở để tỉnh quy hoạch sản xuất luân canh 1 vụ lúa
trên đất nuôi tôm trong mùa mưa nhưng trong điều kiện chưa chủ động về thủy lợi nên
khi gặp hạn, lúa bị chết do bị nhiễm mặn. Đây là yếu tố làm cho quy hoạch sản xuất 1
vụ lúa trên đất nuôi tôm của tỉnh Cà Mau chưa thành công trên diện rộng (vì không
chủ động được nguồn nước ngọt tưới bổ sung).
- Trong mùa mưa, có những trở ngại cho đời sống dân cư và thi công các công
trình giao thông, xây dựng dân dụng; đối với vùng quy hoạch ngọt hóa ở huyện Trần
Văn Thời, U Minh trong mùa khô, hoạt động xây dựng cũng gặp khó khăn do không
vận chuyển vật liệu xây dựng đến chân công trình được vì phải đắp đập ngăn mặn.
+ Trong mùa khô, nắng hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng tràm, nhất là
những vùng rừng tràm có than bùn; nắng hạn cũng làm cho độ mặn nước sông và trong
đầm nuôi tôm tăng cao (có khi lên đến trên 40‰), khiến tôm nuôi chậm lớn và dễ phát
sinh dịch bệnh.
+ Những diễn biến phức tạp về thời tiết trên vùng biển đã ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động khai thác thủy hải sản, đe dọa an toàn tính mạng cho ngư dân, làm giảm
hiệu quả các chuyến khai thác biển.
I.1.4.2. Chế độ thủy văn
Về thủy văn, địa bàn tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều
biển Đông (bán nhật triều không đều) và của vịnh Thái Lan (nhật triều không đều).
Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, từ 3 - 3,5 m vào ngày triều cường; trong khi

triều vịnh Thái Lan thấp hơn, trung bình từ 0,5 – 1 m.
Do ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển
nên toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh đều bị nhiễm mặn và chế độ truyền triều rất
phức tạp. Từ khi chuyển đổi sản xuất sang nuôi tôm, nhiều cống đập được mở thông,
làm cho quá trình truyền triều càng sâu vào đất liền. Chế độ thủy triều đã được người
dân tận dụng trong đời sống, sản xuất như giao thông đi lại theo con nước, lấy nước và
thoát nước cho các vùng đầm nuôi tôm… Nhưng do chế độ truyền triều không đều của
biển Đông và vịnh Thái Lan đã hình thành một số vùng giáp nước, là những khó khăn
cho giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất.
Thủy triều đưa nước biển vào ra thường xuyên, mang theo một lượng phù sa
lớn làm bồi lắng nhanh ở các sông, kênh thủy lợi. Việc nạo vét kênh mương thủy lợi là
rất tốn kém, phải đầu tư thường xuyên, nhất là ở một số cửa sông lớn trong tỉnh như
Cái Đôi Vàm, Khánh Hội, Sông Đốc… Ngoài ra, trong mùa khô (mùa gió chướng)
nước biển dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, vì
vậy công tác ngăn mặn chống tràn là việc phải làm hàng năm của địa phương.


Do ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều nên dự án thủy lợi ngọt hóa vùng bán đảo
Cà Mau nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư và
vận hành đồng bộ các công trình thủy lợi trong vùng và liên tỉnh (như dự án Xẻo Rô, hệ
thống cống tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, cống dưới đê biển Tây, âu thuyền Tắc Thủ …).
I.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH CÀ MAU
I.2.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất
I.2.1.1. Tài nguyên đất
Nhìn chung đất đai của tỉnh là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì
trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do bị nhiễm phèn mặn nên đối với
sản xuất nông nghiệp, đa số đất của tỉnh Cà Mau được xếp vào loại “đất có hạn chế”
với những mức độ khác nhau. Bao gồm các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất cát giồng, diện tích 671 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên, tập
trung ở khu vực dọc ven bãi Khai Long huyện Ngọc Hiển. Nhóm đất này có thể sử

dụng để trồng rau màu thực phẩm hoặc cây ăn quả.
- Nhóm đất mặn, diện tích 208.496 ha, chiếm 40,1% diện tích tự nhiên, phân bố
ở nhiều địa bàn trong tỉnh (huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời) là vùng đất có
thành phần cơ giới mịn hơn, không có tầng phèn tiềm tàng hoặc phèn hoạt động, toàn
bộ đất mặn ở tỉnh Cà Mau đều do nhiễm mặn từ nước biển với những mức độ mặn
khác nhau như mặn nặng, mặn trung bình và mặn ít. Nhóm đất này chủ yếu được sử
dụng cho phát triển rừng ngập mặn ven biển, nuôi tôm nước mặn và nước lợ, một số ít
diện tích được lên liếp trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất phèn chiếm đa số, diện tích 279.974 ha, chiếm 53,73% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển,
Năm Căn, Cái Nước. Trong đó đất phèn tiềm tàng là 198.689 ha, đất phèn hoạt động là
81.285 ha. Hiện nay nhóm đất phèn đã đang được khai thác sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau như trồng rừng ngập mặn, rừng tràm, trồng cây hàng năm, cây ăn quả,
nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất than bùn: diện tích 8.698 ha, chiếm 1,67% diện tích tự nhiên, phân
bố tập trung ở khu vực rừng tràm (vườn Quốc gia U Minh Hạ).
- Nhóm đất bãi bồi: diện tích khoảng 19.000 ha, chủ yếu ở vùng bãi bồi phía
Tây Nam huyện Ngọc Hiển và huyện Năm Căn, huyện Phú Tân.
I.2.1.2. Tình hình sử dụng đất
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến năm 2006 là 532.913 ha, so với năm 2000
tăng 11.806 ha. Trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra tương
đối nhanh, đặc biệt là việc chuyển dịch từ sản xuất lúa sang nuôi tôm trên diện rộng;
phát triển các khu công nghiệp; các đô thị được nâng cấp nên cơ cấu sử dụng đất có
nhiều thay đổi:
- Đất nông nghiệp: từ cuối năm 2000 tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi trên 150.000
ha từ đất trồng lúa, đất vườn sang nuôi thủy sản, làm diện tích mặt nước nuôi thủy sản
tăng cao, nhiều diện tích ven sông, đầm phá cũng được bao bờ nuôi tôm. Vì vậy tổng
diện tích đất nông nghiệp tăng 21.490 (năm 2007) ha so với năm 1997, chiếm 69,6%
diện tích tự nhiên, trong đó riêng mặt nước nuôi thủy sản đã tăng từ 107.937 ha năm
1997 lên 290.749 ha vào năm 2007 (chưa kể diện tích nuôi kết hợp trong rừng).



- Đất lâm nghiệp có rừng có tăng nhưng chậm, trong 9 năm tăng lên khoảng
7.993 ha (kể cả rừng bãi bồi, khoanh nuôi tái sinh).
- Đất chuyên dùng đã tăng thêm 5.975 ha, đất ở tăng thêm 1.471 ha so với năm 1997.
- Diện tích đất chưa sử dụng và đất sông rạch đã giảm khoảng 44.282 ha, riêng
đất bằng chưa sử dụng chỉ còn khoảng 10.724 ha, chiếm 2% so với diện tích tự nhiên
(trong khi toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long còn khoảng 1,3%).
Sự biến động sử dụng đất của tỉnh nhìn một cách tổng thể là theo định hướng
quy hoạch, kế hoạch được duyệt, góp phần phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân
sinh nhưng thực tế sử dụng đất giai đoạn qua cho thấy tính tự phát, chưa tuân thủ quy
hoạch. Cụ thể vùng phía Bắc tỉnh Cà Mau quy hoạch sản xuất cây con hệ nước ngọt
nhưng hiện nay diện tích nuôi tôm nước lợ trong vùng này rất lớn, tình trạng nông dân
tự phát đưa nước mặn vào vùng quy hoạch trồng lúa vẫn diễn ra. Nhu cầu sử dụng đất
vào mục đích chuyên dùng và đất ở trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, nhất là đất xây
dựng công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, xây dựng giao thông. Tuy nhiên, kết quả
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2001 - 2005 chưa đạt kế
hoạch dự kiến; cụ thể trong 5 năm toàn tỉnh đã chuyển 3.822 ha đất các loại thành đất
chuyên dùng và đất ở, chỉ đạt 52,49% so với kế hoạch sử dụng đất được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; trong đó: chuyển vào đất chuyên dùng được 2.431,1 ha, đạt
43,22% kế hoạch được duyệt, chuyển vào đất ở được 1.391 ha, đạt 84% kế hoạch được
duyệt. Nguyên nhân chủ yếu do một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu công
nghiệp, khu đô thị mới triển khai chậm, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch
sử dụng đất, hạn chế hiệu quả sử dụng đất. Một số dự án đã công bố quy hoạch hoặc
đã thu hồi đất nhưng chưa triển khai được dự án, dẫn đến lãng phí đất đai.
Bảng I.1: Hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị: ha
Năm
Năm
Năm So sánh tăng(+),giảm(-)

1997
2000
2006
2006/2000 2005/1997
TỔNG SỐ
521.080 521.107 532.913
11.806
11.833
I. Đất nông nghiệp
349.315 351.344 370.805
19.461
21.490
1. Đất trồng cây hàng năm
193.336 186.298 87.110
-99.188 -106.226
2. Đất trồng cây lâu năm
48.042 51.959 54.975
3.016
6.933
3. Mặt nước nuôi thủy sản
107.937 113.087 227.490
114.403
119.553
II. Đất lâm nghiệp có rừng
96.425 104.815 104.418
-397
7.993
III. Đất chuyên dùng
14.439 17.072 20.414
3.342

5.975
IV. Đất ở
5.245
5.502
6.716
1.214
1.471
V. Đất chưa SD, sông rạch
55.061 42.374 10.779
-31.595
-44.282
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2007
Các loại đất

Bảng I.2: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất tỉnh Cà Mau 2001 - 2005
Đơn vị: ha


Diện tích
Diện tích
Tỷ lệ % so
STT
Loại đất chuyển đổi sử dụng
chuyển đổi thực hiện
KH đã
theo KH chuyển đổi
duyệt
Đất chuyên dùng và đất ở
7.281
3.822,1

52,49
I
Đất chuyên dùng
5.625
2.431,1
43,22
1
Đất xây dựng
2.905
578,8
19,92
1.1 Đất các công trình công nghiệp
1.500
228.2
15,21
1.2 Đất các công trình dịch vụ, TM
302
221
73,18
1.3 Đất trụ sở các cơ quan
50
19,8
39,60
1.4 Đất các cơ sở y tế
100
18,8
18,80
1.5 Đất trường học
520
51

9,81
1.6 Đất công trình thể dục thể thao
225
20
8,89
1.7 Đất các công trình khác
208
20
9,62
2
Đất giao thông
257
300,45
116,91
3
Đất thủy lợi
2.000
1.262,45
63,12
4
Đất di tích lịch sử văn hoá
175
50
28,57
5
Đất an ninh quốc phòng
7
8,14
116,3
6

Đất nghĩa trang nghĩa địa
86
20
23,26
7
Đất chuyên dùng khác
195
138
70,77
II
Đất ở
1.656
1.391
84,00
1
Đất ở đô thị
785
397
50,57
2
Đất ở nông thôn
871
994
114,12
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2006 - 2020
I.2.2. Tài nguyên nước
I.2.2.1. Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước
đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng

ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi thủy sản. Theo vùng quy hoạch sản xuất,
nguồn nước mặt ở tỉnh Cà Mau đã có sự phân chia khá rõ:
- Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cây con là nước ngọt chủ yếu còn lại ở khu
vực rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía Bắc huyện Trần Văn Thời
và huyện Thới Bình, vùng mía nguyên liệu của huyện Thới Bình. Đây là nguồn nước
mưa được giữ tại chỗ, là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi và một phần cho sinh hoạt, nhờ đó có một số diện tích có thể sản xuất lúa 2 vụ,
rau màu thực phẩm, cây công nghiệp. Diện tích vùng này trong những năm qua ngày
càng bị thu hẹp.
- Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa vào từ
biển hoặc được pha trộn với nguồn nước mưa. Trong mùa khô, độ mặn nước sông và
nước trong các ruộng tôm tăng cao, trung bình từ 20 – 30‰, trong một số vùng đầm
nuôi tôm độ mặn có thể lên đến 40‰. Thường ở những vùng cửa sông nước có độ mặn
cao hơn, càng vào sâu trong nội đồng độ mặn càng giảm. Trong mùa mưa độ mặn
giảm nhanh (cả nước sông và trong các ruộng tôm), một số vùng có điều kiện rửa mặn,
giữ ngọt tốt có thể luân canh sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa.


Tài nguyên đất kết hợp với nguồn nước mặn, nước lợ là tiềm năng lớn để phát
triển nuôi trồng thủy sản trong nội đồng. Diện tích nuôi tôm nước lợ (kể cả nuôi kết
hợp dưới tán rừng ngập mặn) của tỉnh năm 2005 đã lên đến trên 248.000 ha, chiếm
27,2% diện tích nuôi tôm nước lợ, nước mặn toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, ở vùng ven biển, vùng biển của tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn để nuôi thủy
hải sản.
I.2.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam năm 1999 2001 đã phân chia ra 7 tầng chứa nước ngầm ở địa bàn Cà Mau. Nước ngầm từ tầng II
đến tầng VI thuộc nhóm nước mềm không bị nhiễm mặn. Tổng lượng nước ngầm khai
thác khoảng 176.330 m3/ngày đêm, bằng khoảng 1/30 trữ lượng tiềm năng và bằng 1/3
trữ lượng. Thứ tự các tầng chứa nước như sau:
+ Tầng I: được phân bố trên toàn bộ diện tích phần đất liền của tỉnh, có độ dày

trung bình 36,6 m, là tầng nước không có áp lực, nguồn nước cấp cho tầng này là lớp
nước mặt.
+ Tầng II: được phân bố trên toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh. Chiều sâu đáy
tầng từ 89 m đến 136 m.
+ Tầng III: phân bố khắp diện tích toàn tỉnh, đáy tầng nước này sâu từ 146 m
đến 233 m.
+ Tầng IV: phân bố khắp diện tích toàn tỉnh, độ sâu đáy tầng từ 198 m đến 306 m.
+ Tầng V: phân bố khắp phần đất liền của tỉnh, độ sâu đáy tầng nước này từ 300
m đến 348 m.
+ Tầng VI: phân bố khắp phần đất liền của tỉnh, có độ sâu đáy tầng nước từ 350
m đến 370 m.
Toàn bộ nước ngầm từ tầng II đến tầng VI là nước ngầm có áp, miền cấp bổ
sung được xác định là từ miền cấp Đông Nam Bộ và từ phía bên Campuchia.
+ Tầng VII: nước ngọt tầng này mới gặp khi khoan ở đảo Hòn Khoai, có độ sâu
372 – 413 m, nước tầng này không có áp.
Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước ngầm của tỉnh Cà Mau khoảng 6 triệu
m /ngày, trong đó của tầng I là 0,64 triệu m 3/ngày, tầng II là 1,2 triệu m 3, tầng III là
1,53 triệu m3, tầng IV là 1 triệu m 3, tầng V là 0,9 triệu m 3, tầng VI là 0,75 triệu m3.
Hiện nay nước ngầm ở tỉnh đang khai thác chủ yếu ở tầng II, tầng III và tầng IV (đối
với giếng nước lẻ của hộ dân chủ yếu khai thác ở tầng II và tầng III). Ngoài các giếng
nước công nghiệp tại thành phố Cà Mau, các thị trấn huyện lỵ, các nhà máy, lượng
giếng nước khoan của các hộ dân là rất lớn, hiện lên đến trên 67.000 giếng. Sản lượng
nước hiện đang khai thác chiếm khoảng 1/30 trữ lượng tiềm năng khai thác. Riêng tại
thành phố Cà Mau sản lượng nước khai thác bằng 1/12 trữ lượng nước tiềm năng khai
thác, tại các thị trấn huyện lỵ lượng nước khai thác mới bằng 1/24 đến 1/60 trữ lượng
tiềm năng khai thác.
3

I.2.3. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
I.2.3.1. Tài nguyên rừng



Tổng diện tích rừng có đến ngày 31/12/2006 là 96.342 ha, chiếm 18,07% diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh Cà Mau, trong đó: rừng sản xuất là 54.174 ha, rừng phòng
hộ là 24.288 ha và rừng đặc dụng là 17.880 ha.
Rừng ở tỉnh Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện
Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở
huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình). Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, có tính đa dạng sinh học cao; đặc biệt rừng ngập mặn ven
biển và rừng tràm U Minh Hạ có vai trò cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu; rừng
ngập mặn có chức năng phòng hộ ven biển. Ngoài ra, trên cụm đảo Hòn Khoai và Hòn
Chuối có 583 ha rừng cây gỗ quý.
Tuy nhiên, giá trị thuần kinh tế của rừng Cà Mau không cao, nhất là rừng tràm
do trữ lượng thấp, sản phẩm gỗ tràm khó tiêu thụ, nguy cơ cháy rừng rất cao. Tổng trữ
lượng rừng Cà Mau đạt khoảng 2,2 triệu m3, trong đó trữ lượng rừng tràm khoảng 1,44
triệu m3 và trữ lượng rừng ngập mặn khoảng 770.000 m3 .
I.2.3.2. Tài nguyên đa dạng sinh học
Với diện tích tự nhiên 532,916 km 2, có tới 98% là đất ngập nước. Trong các
vùng đất ngập nước có thể xác định được các hệ sinh thái tự nhiên:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Đầm lầy và hệ sinh thái rừng ngập úng.
Mỗi hệ sinh thái đều có các giá trị và các chức năng riêng, các hệ sinh thái này rất
nhạy cảm, do đó bất cứ một thay đổi nào về các điều kiện môi trường đều có nguy cơ
phá vỡ tính bền vững của các hệ sinh thái. Trong đó, bao gồm các loài động thực vật:
* Hệ thực vật:
Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng rừng ngập nước Minh
Hải, tổng số loài thực vật trong các hệ sinh thái tỉnh Cà Mau là 239 loài thuộc 76 họ,
trong đó:
- Quyết thực vật: 19 loài thuộc 09 họ.
- Hai lá mầm: 139 loài thuộc 51 họ.

- Một lá mầm: 81 loài thuộc 16 họ.
Phân theo hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng tràm và vùng đất nước ngọt lân cận bao gồm 201 loài thuộc 74 họ.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn và lợ gồm 93 loài thuộc 38 họ.
- Hệ thực vật ở các vườn chim bao gồm 101 loài thuộc 41 họ.
Các loài thực vật phân bố chủ yếu trên 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh
thái rừng tràm.
* Hệ động vật
Hệ động vật Cà Mau phong phú, nhất là các loài thủy sinh vật bao gồm cá, giáp
xác, các loài nhuyễn thể, các loài lưỡng cư, bò sát và đặc biệt là sự đa dạng của các
loài chim mà đặc biệt là chim nước. Riêng đối với các lớp thú thì kém phong phú.
Bảng I.3: Thành phần loài động vật hoang dã tỉnh Cà Mau


Danh
mục

Tổng số loài

Động vật
RNM

Động vật
rừng tràm

Trong
sách đỏ
VN

Cấm

xuất
khẩu

Lưỡng cư
Bò sát

Xuất
khẩu có
điều
kiện
5 loài

11 loài, 5 họ
06 loài, 4 họ 11 loài, 05 họ
41 loài, 15 họ 34 loài, 14 họ 30 loài, 14 họ 11 loài 1 loài
182 loài, 38
124 loài, 35
Chim
96 loài, 32 họ 14 loài 1 loài
5 loài
họ
họ
Thú
36 loài, 17 họ 28 loài, 13 họ 21 loài, 12 họ 7 loài
4 loài
8 loài
Nguồn: Đặng Trung Tấn, Báo cáo đánh giá tổng quát về tài nguyên động vật hoang
dã Cà Mau, 2001

Thành phần động vật hoang dã phân bố tương đối khác nhau ở 02 vùng sinh

thái ngập mặn và ngập úng. Khu rừng tràm có thành phần và số lượng động vật khá
phong phú. Theo điều tra của Trung tâm Bảo vệ Môi trường năm 1998: tại khu đặc
dụng Vồ Dơi có 12 loài lưỡng cư, 32 loài bò sát, 100 loài chim, 18 loài động vật có vú.
Ngoài ra khu rừng tràm có các loài chim, thú quý hiếm như:
- Các loài thú: Heo rừng, Nai, Khỉ …
- Chim: Khoang cổ, Gà đãi, Ó biển, Giang sen, Chằng bè, Diệc, Cồng cọc …
Đến nay thì động vật rừng tràm đã giảm đáng kể về số lượng. Cọp, Beo, Lọ
nồi... không tìm thấy, các loài chim quý cũng giảm, số lượng còn lại không nhiều.
Theo tài liệu điều tra “Đất ngập nước” của trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội
1989 ở khu vực rừng Năm Căn có 06 loài lưỡng cư, 18 loài bò sát, 41 loài chim, 15
loài động vật có vú.
a. Hiện trạng tài nguyên Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam nằm phía
Tây tỉnh Cà Mau, hiện nay diện tích của VQG là 9.171 ha, thuộc hệ sinh thái rừng
ngập lợ úng phèn với cây tràm là chủ yếu. Nơi đây hội tụ nhiều loài động vật, thực vật
rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng U Minh nên được Nhà nước quy hoạch Vườn
Quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen động, thực vật rừng phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học và tham quan du lịch, có thể nói đây là khu rừng rất quý với nhiều sinh
cảnh khác nhau, đặc biệt là rừng tràm phát triển trên đất than bùn với hệ sinh thái đặc
hữu đã tồn tại từ lâu đời.
- Hệ thực vật: có 78 loài trong đó có 11 loài cây gỗ. Số chi là 65 chi. Số họ là 36 họ.
- Hệ động vật: động vật trong rừng tràm U Minh Hạ khá phong phú. Một số loài
thú điển hình đã phát hiện ở đây là Nai, Sóc đỏ, Khỉ, Rái cá, Dơi quạ… Các loài bò sát
phổ biến là Cá sấu nước ngọt, Rắn sọc dưa, Rắn ráo trâu, Tắc kè, Nhông xanh, Thằn lằn
chân ngắn, Kỳ đà hoa, Trăn đất, Rùa hộp lưng đen, Rùa ba gờ, Ếch, Cua, Cóc nước
sần…
Do phân bố gần biển và các rừng ngập mặn nên thành phần các loài chim cư trú
ở đây không khác mấy so với các loài trong rừng đước. Đáng chú ý là các loài Gà
nước, Vịt trời, Chim sẻ, Choắc, Hạc cổ trắng …
Lớp

Thú
Chim

Số loài
23
91

Số họ
12
33

Số bộ
7
15


Bò sát
Lưỡng cư
Cộng

36
11
161

16
5
66

3
2

27

Một số loài thường gặp như:
- Thú: Heo rừng, Nai, Khỉ, Rái cá …
- Chim: Chàng bè, Chích, Le khoang cổ, Diệc, Già đãi, Các loại cò, Vịt nước …
- Bò sát: Các loài rắn, Rùa, Kỳ đà, Tê tê …
- Lưỡng cư: Ếch, Nhái …
Nhìn chung các loài động thực vật rừng có trên khu vực rừng đặc dụng Vồ Dơi
rất phong phú và đa dạng tùy theo từng dạng lập địa mà có sự phân bố khác nhau.
b. Hiện trạng tài nguyên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

- Hệ thực vật: Rừng đặc dụng Đất Mũi và các cồn ở cửa sông Ông Trang trước
đây đã từng là một phần của dải đầm lầy ngập mặn lớn nhất của bán đảo Cà Mau. Khu
vực cửa sông Ông Trang, thảm thực vật ngập mặn phát triển mạnh ở trên cả hai cồn và
trên các bãi bồi hàng năm đang lấn ra biển, thảm thực vật xum xuê thể hiện các giai
đoạn rất điển hình của các thảm thực vật tiên phong. Cây cao nhất khoảng 10 m. Độ
che phủ của cây cối vẫn còn chưa bị xáo trộn trên phần lớn nhất phía Tây của đảo Cồn
ngoài. Ở các cồn cửa sông Ông Trang, quần xã ngập mặn điển hình gồm rừng tái sinh
hỗn giao giữa Đước, Vẹt và rừng Mắm thuần loại. Trong rừng ngập mặn cũng có các
loài Xu, Tra, Chà Là, Bần, Cốc, Dà, Ô Rô, Ráng. Loài cây ưu thế là Mắm trắng, Mắm
đen, Mắm biển, Vẹt tách, Vẹt dù, Đước đôi. Mắm biển với hệ thống rễ đặc biệt và có
sức chịu muối cao.
- Hệ động vật: rừng ngập mặn trong vùng được xem là vai trò quan trọng đối
với động vật hoang dã, đặc biệt là đối với các loài chim như: Vạc, Diệc, Cò, Giang
sen, Vịt trời, Gà nước, Trích, Cồng cọc …
+ Về thú: qua một thời gian dài diện tích và chất lượng rừng ở Mũi Cà Mau bị
giảm sút đã ảnh hưởng xấu đến hệ động vật rừng, một số loài hầu như không còn tìm
thấy hoặc rất hiếm gặp, nhất là các loài thú lớn. Một số loài như: Hổ (Panthea tigris);
Gấm (Neofelis nabulora) đã không tìm thấy ở rừng ngập mặn Cà Mau. Loài lợn rừng,
qua giai đoạn phá rừng nuôi tôm, rừng bị chia cắt manh mún cũng bị mất địa bàn cư

trú, những năm gần đây tuy rừng đã được phục hồi nhưng loài này ít thấy xuất hiện.
(Nguồn: Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam của Lê Diên Dực). Các loài phổ biến hiện
nay là Rái Cá, Sóc, Chồn, Trăn, Rắn.
+ Về chim: hiện nay có tổng số 74 loài chim sinh sống hoặc kiếm ăn ở khu vực
Mũi Cà Mau thuộc 23 họ, trong đó 7 loài có trong sách đỏ Việt Nam. Trong 74 loài
chim thì có 28 loài thuộc 7 họ là các loài chim di cư và 46 loài thuộc 20 họ là các loài
chim định cư.
+ Về lưỡng cư và bò sát: có số lượng loài ít và nói chung ít có giá trị về mặt
kinh tế và khoa học. Trong đó, lưỡng cư có tổng số 5 loài thuộc 3 họ và bò sát có tổng
số 17 loài thuộc 9 họ.
Như vậy, ở Mũi Cà Mau hiện nay có rất ít các loài thú sinh sống, không còn các
loài thú lớn; các loài lưỡng cư, bò sát cũng có thành phần và số lượng ít. Tuy nhiên,


×