Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Báo cáo tổng hợp “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện tiên yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 139 trang )

Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN.......................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT...................................................................................................2
CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH.........................................2
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH...............................2
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng tuân thủ theo những quy định
pháp lý tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số
04/2008/NĐ - CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị
định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý các quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội..................................................................................2
Đồng thời, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên
được xây dựng dựa trên đường lối, chủ trương và các định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương khác có liên
quan tại các văn bản sau đây:...........................................................................2
1. Các văn kiện của Đảng..........................................................................................2
2. Các văn bản của Chính phủ...................................................................................2
3. Các văn bản của Tỉnh............................................................................................3
4. Các tài liệu cơ sở khác...........................................................................................4
II. MỤC TIÊU..........................................................................................................4
III. YÊU CẦU QUY HOẠCH................................................................................5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................5
V. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU.............................................................................5
PHẦN THỨ HAI.......................................................................................................7
NỘI DUNG QUY HOẠCH.......................................................................................7
I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT
TRIỂN.................................................................................................................7


1. Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên............................................................7
2. Bối cảnh bên ngoài..............................................................................................18
4. Những khó khăn, thách thức................................................................................23
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
2006 - 2013, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN TIÊN YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030............................24
1. Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2013..................24
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

i


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030

2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.............................................................................................33
III. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH, LĨNH VỰC.......................................................................................46
1. Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành nông nghiệp - lâm
nghiệp - thủy sản..............................................................................................46
1.1 Hiện trạng sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản..................................46
1.2. Quy hoạch ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản...............................................57
3. Định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành dịch vụ..........................77
3.1. Hiện trạng ngành dịch vụ..................................................................................77
3.2. Định hướng phát triển.......................................................................................80
IV. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
LĨNH VỰC XÃ HỘI........................................................................................90
1. Dân số, nguồn nhân lực, mức sống và an sinh xã hội.....................................90
1.1. Dân số...............................................................................................................90

1.2. Lao động...........................................................................................................91
2.4. Nhiệm vụ và giải pháp......................................................................................97
3. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng..................................................................98
3.1. Thực trạng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.................................98
3.2. Định hướng phát triển.......................................................................................99
4. Văn hóa thông tin - thể dục thể thao..............................................................101
4.1. Thực trạng phát triển......................................................................................101
4.2. Định hướng phát triển.....................................................................................102
5. Truyền thanh - truyền hình............................................................................104
5.1. Hiện trạng.......................................................................................................104
5.2 . Định hướng phát triển....................................................................................104
6. Xây dựng nông thôn mới.................................................................................104
6.1. Hiện trạng.......................................................................................................104
6.2. Định hướng phát triển.....................................................................................105
V. MÔI TRƯỜNG...............................................................................................107
1. Thực trạng về môi trường..................................................................................107
4. Định hướng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường...................................................109
1. Giao thông vận tải............................................................................................109
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

ii


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030

1.1 Hiện trạng........................................................................................................109
2.2. Định hướng phát triển.....................................................................................113
Triển khai nâng cấp, xây dựng hệ thống kênh mương, hồ đập trên địa bàn các xã
đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho nông nghiệp, đặc biệt là tưới cho cây trồng

vụ 3, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt đến năm 2020 cần cải
tạo nâng cấp và xây mới 118 km, trong đó:.....................................................113
2.3. Giải pháp thực hiện.........................................................................................114
3. Điện lưới...........................................................................................................114
3.1. Thực trạng mạng lưới điện.............................................................................114
3.2. Định hướng phát triển.....................................................................................115
4. Nước sạch - vệ sinh môi trường......................................................................118
4.1. Hiện trạng.......................................................................................................118
4.2. Định hướng phát triển.....................................................................................118
4.3. Giải pháp phát triển........................................................................................119
Nguồn nước sinh hoạt cho các địa phương trong huyện là nguồn nước mặt ở các
sông, suối các xã. Nhà máy nước Tiên Yên hiện nay đang sử dụng nguồn nước
từ sông Tiên Yên bắt nguồn từ Trung Quốc, về mùa lũ thường bị đục nhiều
ngày, nguy cơ cao về ô nhiễm. Huyện Tiên Yên còn có nhiều nguồn nước khá
phong phú như: Sông Phố Cũ, hồ Khe Táu ( Đông Ngũ), hồ Đá Lạn (Tiên
Lãng), thác Pạc Sủi (Yên Than) và tương lai là hồ Khe Cát (Hải Lạng) có thể
thay thế cho nguồn nước lấy từ sông Tiên Yên................................................119
VII. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ: Định hướng nâng cấp thị trấn
Tiên Yên thành đô thị loại IV và tái lập thị xã sau năm 2015....................119
2. Các tiềm năng, động lực phát triển đô thị Tiên Yên....................................120
Huyện Tiên Yên có 35 Km bờ biển giáp với vịnh Bái Tử Long thuộc các xã Tiên
Lãng, Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải và xã đảo Đồng Rui. Có cảng biển Mũi
Chùa và các bến sông: Bến Kho II (thị trấn), bến Đồng Châu, bến Thủy Cơ
(Tiên Lãng) có thể phát triển thành bến tập kết hàng hóa và du lịch...............120
Một số các cảng nhỏ cũng có thể phát triển để phục vụ giao lưu hàng hóa giữa
đường bộ và đường thủy như: cảng Đông Nam (Đông Ngũ), cảng Đông Hải,
cảng Đồng Rui, cảng Hà Dong (Hải Lạng)......................................................120
7. Định hướng phát triển theo các tiểu vùng.....................................................122
VIII. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN.............................................................................123
1. Giai đoạn 2014 - 2015.......................................................................................123

2. Giai đoạn 2016-2020 định hướng 2030.............................................................124
3. Giải pháp ưu tiên...............................................................................................124
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

iii


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030

4. Các dự án ưu tiên, thứ tự triển khai và đầu tư...................................................125
IX. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH...............................128
1. Nhu cầu vốn đầu tư............................................................................................128
2. Phát triển nguồn nhân lực..................................................................................128
3. Định hướng quy hoạch sử dụng đất...................................................................129
4. Tổ chức sản xuất................................................................................................130
5. Giải pháp về liên kết vùng.................................................................................131
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ....................................................................................135
I. KẾT LUẬN.......................................................................................................135
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU.................................................................135

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

iv


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

ĐẶT VẤN ĐỀ

I.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Tiên Yên là huyện miền núi, ven biển ở vị trí trung tâm khu vực miền
Đông tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên là 645,43 km 2 (chiếm 10,9%
diện tích tự nhiên của tỉnh). Huyện Tiên Yên được chia thành 12 đơn vị
hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn, dân số trung bình năm 2013 là 47.435
người.
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ổn
định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng
ngành nông - lâm - thuỷ sản từ 55% năm 2005 xuống 45,2% năm 2013;
ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,2% năm 2005 lên 19,5% năm
2013; ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 28,8% năm 2005 lên 35,3% năm
2013.
Tuy nhiên, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; cơ sở vật chất văn hoá xã hội
còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo là
6,92% theo tiêu chí mới).
Ngày 27/2/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên thời kỳ
2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 550/QĐ-UBND.
Tuy nhiên, đứng trước tình hình mới, huyện Tiên Yên có nhiều biến động
cần phải điều chỉnh, huyện đang phấn đấu để trở thành đô thị loại IV vào
năm 2015 và tiến tới tái lập Thị xã. Do đó, Quy hoạch Tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của huyện phải tính đến các yếu tố phát triển của Thị xã Tiên
Yên trong tương lai. Đồng thời từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đất nước ta nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ bước vào một thời
kỳ phát triển kinh tế - xã hội mới với nhiều cơ hội cũng như phải đối đầu với
nhiều thách thức do quá trình hội nhập toàn diện với nền kinh tế toàn cầu
mang lại.

Để huyện Tiên Yên có thể khai thác những tiềm năng và lợi thế trong
điều kiện mới, hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của
Tỉnh, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, việc triển khai xây dựng “ Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết và cấp bách.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

1


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

PHẦN THỨ NHẤT
CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng tuân thủ theo những quy
định pháp lý tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định
số 04/2008/NĐ - CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị
định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý các quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên
Yên được xây dựng dựa trên đường lối, chủ trương và các định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương khác có
liên quan tại các văn bản sau đây:
1. Các văn kiện của Đảng
- Nghị quyết 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược Biển Việt Nam đến năm

2020.
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập
quốc tế.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 30/6/2013 của Ban chấp hành Trung
ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
- Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Thông báo 108-TB/TW ngày 01/10/2012 của Bộ Chính trị về đề
án :”Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc
phòng an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Vân Đồn và Móng Cái.
2. Các văn bản của Chính phủ
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án tái cơ cáu ngành thủy
sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

2


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030


- Quyết định 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Trung du Miền
núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm
2020.
- Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về thành lập Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Bằng Sông
Hồng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 22 NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính Phủ về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
tỉnh Quảng Ninh.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc
lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị
định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006.
- Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch &Đầu tư ngày 31/10/
2013 về việc hướng dẫn, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công
bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu.
3. Các văn bản của Tỉnh
- Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 27/02/2008 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm
2030, tầm nhìn đến 2050 và ngoài 2050.
- Quyết định số 2363/QĐ-UBND ngày 31/7/ 2009 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Trung tâm huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2020 và định hướng ngoài năm
2020.
- Quyết định số 1160/QDD-UBND ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng
sản làm vật liệu thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

3


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

- Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý
và thực hiện quy hoạch.
- Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng biển đảo và ven biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- Quyết định số 2275/QĐ-UBND ngày 6/10/2010 về việc phê duyệt dự án
tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gà Tiên Yên” cho sản
phẩm Gà của huyện Tiên Yên.
- Quyết định số 1885/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tiên Yên

giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020.
- Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 07/02/2012 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
thời kỳ 2012 - 2015.
- Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ
Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
2030.
- Thông báo số 1028/TB-TU ngày 07/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
làm việc với Ban Thường vụ huyện ủy Tiên Yên về công tác lập các quy hoạch
mang tính chiến lược, có tính chất liên kết với các khu vực Miền Đông và
huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn).
- Thông báo số 106/TB-UBND ngày 28/5/2014 về ý kiến kết luận của
đồng chí Đặng Huy Hậu - Phó chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh
đạo UBND huyện Tiên Yên.
4. Các tài liệu cơ sở khác
- Văn kiện trình Đại hội đại biển Đảng bộ huyện Tiên Yên lần thứ XXIII
nhiệm kỳ (2010-2015).
- Quy hoạch các ngành: nông nghiệp, giao thông, xây dựng, du lịch, đô
thị, quy hoạch các khu, cụm điểm công nghiệp, làng nghề... tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Các quy hoạch phát triển của Nhà nước, Chính phủ và các dự án đã,
đang và sẽ thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Yên đến năm 2020.
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, số liệu, tài liệu
liên quan và dự báo trong tỉnh Quảng Ninh, huyện Tiên Yên và các huyện lân
cận.
II. MỤC TIÊU
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội
huyện giai đoạn 2006 - 2013.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN


4


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh
Quảng Ninh và có những bước đột phá nhằm đưa nền kinh tế của huyện phát
triển với tốc độ nhanh, ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế gắn với giải quyết các
vấn đề xã hội và môi trường; Bảo đảm quốc phòng -an ninh; giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xây dựng các chương trình dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp để
triển khai thực hiện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch 5 năm
và hàng năm của huyện.
III. YÊU CẦU QUY HOẠCH
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng
nhất, làm căn cứ cho công tác tái cấu trúc kinh tế theo định hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững của huyện.
Bản quy hoạch tổng thể được lập bảo đảm giải đáp có căn cứ khoa học các vấn
đề sau:
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Yên trong
giai đoạn 2006 - 2013, bao gồm các thành tựu chính, các hạn chế và nguyên
nhân.
- Phân tích, đánh giá các điều kiện, yếu tố và các nguồn lực phát triển; dự
báo các khả năng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Xác định các mục tiêu phát triển đến năm 2020 và cụ thể hoá cho giai

đoạn 2014 -2015.
- Xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội của huyện
- Đưa ra định hướng, các giải pháp phát triển và kế hoạch triển khai thực
hiện quy hoạch.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê: thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp, áp dụng
phương pháp điều tra nhanh nông thôn.
- Phương pháp chuyên gia: Hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành,
các địa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Phương pháp phân tích dự báo: được sử dụng để phân tích, đánh giá các
thông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch sản xuất.
- Phương pháp làm việc nhóm và cùng tham gia giữa đơn vị tư vấn lập
quy hoạch, Thường trực UBND huyện, các đơn vị trực thuộc UBND huyện và
các đơn vị liên quan khác.
V. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU
Ngoài phần mở đầu. Báo cáo quy hoạch bao gồm các nội dung sau:
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

5


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

Phần thứ nhất: Căn cứ, mục đích, yêu cầu của quy hoạch
Phần thứ hai: Nội dung của quy hoạch. Bao gồm các mục lớn như sau:
1. Phân tích đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển
2. Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2013, phương

hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
3. Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển các ngành kinh tế
4. Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển xã hội
5. Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển khoa học công nghệ
6. Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển môi trường
7. Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng
8. Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển nông thôn mới
9. Định hướng phát triển không gian, lãnh thổ
10.Định hướng phát triển quốc phòng - an ninh
11.Các giải pháp và các dự án ưu tiên
12.Các giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể
13.Kết luận và kiến nghị.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

6


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG QUY HOẠCH
I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT
TRIỂN
1. Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên
1.1. Vị trí địa ly
- Huyện Tiên Yên là huyện miền núi, ven biển ở vị trí trung tâm khu vực
miền Đông tỉnh Quảng Ninh, huyện nằm ở tọa độ địa lý từ 21 o11’ đến 21o vĩ độ

Bắc và từ 107o13’ đến 107o32’ kinh độ Đông.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn
Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ
Phía Tây Nam giáp huyện Ba Chẽ và TP. Cẩm Phả
Phía Đông Bắc giáp huyện Bình Liêu và Đông Nam giáp huyện Đầm Hà.
- HuyệnTiên Yên nằm ở điểm trung gian giữa TP. Móng cái và TP. Hạ
Long, có vị trí là giao điểm của các quốc lộ đi qua: Quốc lộ 18A nối liền Hạ
Long với cửa khẩu Móng Cái. Quốc lộ 18C từ thị trấn Tiên Yên đi cửa khẩu
Hoành Mô. Quốc lộ 4B chạy qua Tiên Yên một đoạn dài khoảng 10km, nối
Tiên Yên với tỉnh Lạng Sơn. Với điều kiện vị trí địa lý như trên, Tiên Yên có
điều kiện để phát triển kinh tế dịch vụ, trở thành một huyện có chức năng tổng
hợp - liên kết vùng của khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, vùng biên giới
Việt - Trung, khu vực tập kết, trung chuyển hàng hoá biên giới và là cơ sở dịch
vụ hậu cần cho các khu kinh tế mở trong tương lai.
- Huyện có bờ biển dài 35km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ là điều kiện thuận
lợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế biển.
-Tiên Yên có vị trí quân sự quan trọng đối với vùng Đông Bắc của Tổ quốc, do
đó được Nhà nước quan tâm đầu tư cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an
ninh.
1.2. Yếu tố tự nhiên
1.2.1. Địa hình địa mạo
Tiên Yên là huyện có địa hình trung du miền núi ven biển, nằm trong
cánh cung Đông Triều - Móng Cái. Phía Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, phía
Tây Bắc huyện là vùng đồi núi thấp độ cao từ 100 - 400m, phía Nam là vùng
đồng bằng phù sa ven biển, địa hình tương đối dốc thoải, lượn sóng, độ cao
trung bình từ +24 m, cao nhất +50m, thấp nhất +1-3m, thấp thoải dần từ Bắc Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam ra hướng biển. Theo đặc điểm địa hình, lãnh
thổ huyện chia thành 2 vùng:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN


7


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

- Vùng miền núi: Gồm 6 xã (Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại
Dực, Đại Thành) ở phía Bắc - Tây Bắc, địa hình chia cắt mạnh, bị xói mòn rửa
trôi mạnh, chủ yếu là rừng và cây đặc sản, chăn nuôi.
-Vùng đồng bằng ven biển: Gồm 5 xã (Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng,
Tiên Lãng, Đồng Rui) và thị trấn, một phần được cải tạo canh tác và bãi sú vẹt,
cồn cát ven biển bị ngập thủy triều, chủ yếu phát triển nông - lâm nghiệp và
khai thác + nuôi trồng thủy hải sản ven biển.
Địa hình đa dạng đã tạo cho Tiên Yên điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế nhiều ngành nghề, đa dạng hóa nông sản phẩm. Địa hình núi cao phù
hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu, cho chăn nuôi đại gia súc. Địa
hình trung du và đồng bằng ven biển phù hợp phát triển lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản. Dạng địa hình ven biển của huyện rất thuận lợi cho phát triển ngành
du lịch sinh thái.
1.2.2. Thời tiết, khí hậu
Huyện Tiên Yên mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
miền núi đai cao, phân hóa 2 mùa: Mùa mưa đồng thời là mùa hạ nóng ẩm, mùa
đông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Nhìn chung khí hậu Tiên Yên có đủ lượng nhiệt, ánh sáng mặt trời, lượng
mưa dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, cây lương thực (lúa,
ngô khoai, sắn), cây thực phẩm (rau xanh, đậu…), cây công nghiệp ngắn ngày
(đậu tương, lạc…).
* Một số đặc điểm về khí hậu của huyện:
a. Về nhiệt độ:

Ở những vùng thấp dưới 200m có tổng tích ôn năm là 8000 0C và nhiệt độ
trung bình là 22,40C, vùng cao từ 200 - 700m có tổng tích ôn 7500 0C và nhiệt
độ trung bình là 19 -260C. Vùng núi cao trên 700m có tổng tích ôn 60000C và
nhiệt độ trung bình là 190C.
b. Về chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.385mm, năm cao nhất lên đến
3.667,4mm, năm thấp nhất là 1.103,8mm. Số ngày mưa trong năm trung bình
163 ngày, mùa mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa ít từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa thường tập
tung từ tháng 3 đến tháng 9 chiếm 80-85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa
lớn nhất vào tháng 7 khoảng 452mm, lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 12 và
tháng 1 khoảng 30mm.
c. Về độ ẩm không khí:
Tuy có lượng mưa lớn, nhưng lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm
thấp (26%) nên độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao 84%, độ ẩm
không khí cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới trị số 87 - 88%, thấp nhất vào
tháng 10 và tháng 11 đạt trị số 76%. Nhìn chung độ ẩm không khí ở Tiên Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

8


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

không chênh lệch lắm so với các vùng bởi nó phụ thuộc vào độ cao, địa hình và
phân hoá theo mùa, mùa nhiều mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
d. Về gió, bão, lũ lụt, sương muối:
- Gió: Có hai loại gió chính thổi theo hướng Bắc - Đông Bắc và Nam Đông Nam.Gió Đông Bắc thường hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,
tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s, đặc biệt khi gió Đông Bắc tràn về thường lạnh,

gió rét và khô hanh. Mùa hè gió thổi theo hướng Nam-Đông Nam từ tháng 5
đến tháng 9, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa, tốc độ
gió trung bình từ 2-4m/s.
- Bão: Huyện miền núi ven biển nên thường hay chịu ảnh hưởng trực tiếp
của bão, bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, hàng năm thường có 3
tới 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với sức gió cấp 8 đến cấp
10, gây ra mưa lớn kéo dài 3 - 4 ngày và gây lúc cục bộ từng địa phương làm
thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và đời sống của người dân.
- Lũ: Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 4-5 gây ra những trận mưa
đầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do chảy qua mùa khô nên đỉnh lũ thường
nhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m. Lũ muộn thường xảy ra
vào các tháng 10, 11 do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũng
nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ có thể lớn hơn, thường từ 1,5 - 2,5 m
cho nên tổn thất lũ ít hơn. Những năm gần đây, do có sự biến đổi khí hậu, nên
đã xuất hiện những trận lũ rất lớn mà trước đây tần suất vài chục năm mới xảy
ra một lần, gây ngập lụt nhiều vùng và cả vùng trung tâm thị trấn, thiệt hại lớn
đến cơ sở hạ tầng và tài sản của nhân dân.
- Sương muối: Thường xảy ra ở khu vực núi cao, ảnh hưởng đến sản
xuất, gây nhiều tác hại đến cây trồng vật nuôi vào các tháng 12 đến tháng 2,
nhiệt độ có nơi xuống tới 10C kéo dài từ 1 - 2 ngày.
e. Về biến đổi khí hậu và nước biển dâng:
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ có những tác động trái chiều đến
phát triển kinh tế xã hội của huyện. Theo “kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước
biển dâng cao của Việt Nam” dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đến
năm 2030 nhiệt độ trung bình ở Quảng Ninh có thể tăng thêm 0,7 oC so với nhiệt
độ trung bình giai đoạn 1980 - 1999. Đến năm 2030, lượng mưa trung bình
hàng năm có thể tăng 2,0% so với trung bình năm 1989-1999, đồng thời lượng
mưa phân bố ngày càng tập trung vào mùa mưa và ít hơn vào mùa khô. Những
thay đổi này có thể tạo ra tác động trái chiều lên Quảng Ninh trong đó có huyện
Tiên Yên.

1.2.3. Thủy văn
a. Thủy Triều
- Thủy triều vùng Tiên Yên là chế độ nhật triều trong một ngày có một
lần nước lên và một lần nước xuống. Các sông nhật triểu có biên độ lớn từ 7090 cm, độ lớn thủy triều vùng Tiên Yên như sau: Cực đại đạt 480 cm; trung

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

9


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

bình đạt 340 cm; cực tiểu đạt 195 cm. Thủy triều mạnh thường xuất hiện ở các
tháng 6,7,8.
- Thủy hóa: nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa, cực đại vào mùa hè,
cực tiểu vào mùa đông.
b. Hệ thống sông và dòng chảy
- Hệ thống sông: Huyện Tiên Yên có hai con sông lớn là sông Tiên Yên
chảy từ huyện Bình Liêu xuống và sông Phố Cũ có nguồn gốc chảy từ Lạng
Sơn xuống, do dòng chảy qua địa hình đồi núi có độ dốc cao nên hàng năm
thường có lũ lớn. Sông Tiên Yên chảy theo hướng Bắc Nam và Đông Bắc đổ
vào vụng Tiên Yên ở cửa sông Tiên Yên, độ dốc lòng sông 0,6%, lưu vực
thường có hình nan quạt tạo dòng chảy tập trung nhanh. Độ cao lưu vực phần
lớn tập trung hai bên bờ sông, phía Đông và Tây, lưu vực có tới 90% là vùng
núi.
- Dòng chảy bình quân nhiều năm đạt tới 461s/km 2. Mùa mưa lũ dòng
chảy lớn, mùa này dòng chảy đạt tới 81,7% lượng chảy cả năm, lũ lên xuống
nhanh kéo dài từ 1-2 ngày mỗi đợt. Khi có mưa lượng nước dâng cao đột ngột,
hết mưa lượng nước lại cạn kiệt ngay, lũ chính vụ thường xuất hiện từ tháng 5

đến tháng 10 đỉnh lũ lớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m.
+ Lũ chính vụ xuất hiện trong các tháng mùa lũ từ tháng 5 -10 đỉnh lũ
lớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m.
+ Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 2, tháng 4, tháng 5 gây ra do
những trận mưa đầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do trải qua mùa khô nên
đỉnh lũ thường nhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m.
+ Lũ muộn thường xảy ra vào các tháng 10, tháng 11 do các trận mưa
cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũng nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ
có thể lớn hơn, thường từ 1,5 m - 2,5m do tổn thất lũ ít hơn.
+ Cá biệt có những năm xuất hiện đỉnh lũ lớn, vượt cả lũ chính vụ trung bình
hàng năm.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
1.3.1. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
- Nguồn nước từ 2 con sông Tiên Yên và sông Phố Cũ có thể tạo đập xây
dựng các hồ chứa để điều hòa dòng chảy và lấy nguồn nước cung cấp cho sản
xuất và sinh hoạt.
b. Nước ngầm
- Có trữ lượng lớn đảm bảo được nhu cầu nước cho đời sống sinh hoạt và
sản xuất của nhân dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Nguồn nước ngầm theo kết quả thăm dò sơ bộ, mực nước ngầm khoảng ở
độ sâu 15-25m.
1.3.2. Tài nguyên đất đai và hiện trạng sử dụng đất
1.3.2.1. Tài nguyên đất đai
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

10


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030

Đất đai Tiên Yên chia thành 2 vùng chính: Vùng đất đồng bằng ven biển
và vùng đất đồi núi.
a. Vùng đất đồng bằng ven biển có 3 loại chính:
- Đất cồn cát, bãi cát: được phân bố ở các xã ven biển như Tiên Lãng,
Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Ngũ và thị trấn Tiên Yên. Có diện tích khoảng 350
ha chiếm 0,54% diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất mặn: Được phấn bố chủ yếu ở các xã ven biển và rất phức tạp do
tác động của con người, sự xâm nhập của nước biển mà hình thành nhiều loại
khác nhau. Diện tích đất khá lớn vào khoảng 9.380,2 ha, chiếm 14,53% diện
tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất phù sa sông: Đây là những dải rất hẹp chạy dọc theo các triền sông
Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ và một số nhánh sông khác. Diện tích là
1135,2 ha chiếm 1,76% diện tích đất tự nhiên của huyện.
b. Vùng đồi núi gồm các loại sau:
- Đất lúa nước vùng đồi núi: Bao gồm đất dốc tụ, đất thung lũng, đất
feralit biến đổi do trồng lúa bị bạc màu, đất feralit biến đổi do trồng lúa chưa bị
bạc màu. Diện tích 1.518,8 ha chiếm 2,35% diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm: Là vùng đất có độ cao từ 25 - 175m
nối tiếp nhau chạy dọc từ Tây sang Đông. Địa hình dốc thoải ra biển, có nơi địa
hình như bát úp, đỉnh và sườn một số bị xói mòn không có khả năng canh tác.
Diện tích khoảng 28.868,5 ha chiếm 44,72% diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất feralit trên núi: Là vùng núi độ cao từ 175 - 700m được phân bố
chủ yếu ở khu vực phía Bắc của huyện. Loại đất này được phát triển trên đá
trầm tích và mắc ma axít, có độ dốc lớn. Thảm thực vật phủ trên đất chủ yếu là
cây cỏ tranh và cây bụi. Diện tích khoảng 13.247,7 ha chiếm 20,5% diện tích
đất tự nhiên của huyện.
- Đất feralit vàng nhạt trên núi: Loại đất này nằm ở độ cao từ 700m trở
nên, có độ dốc lớn từ 12 đến 25 độ phân cách, hiểm trở, phức tạp. Diện tích

khoảng 205,9 ha chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại giá trị hiệu quả kinh tế cao,
bảo vệ môi trường cần áp dụng các công thức luân canh, bón phân một cách
khoa học trên những vùng thâm canh. Vùng đất dốc dưới 15 o phát triển cây
hàng năm, vùng đất dốc 15 - 25 o phát triển nông lâm kết hợp. Vùng đất dốc
>25o phát triển trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ rừng
1.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/01/2013, tổng diện tích đất của
huyện Tiên Yên là 64.789,74 ha, bao gồm:
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 01/01/2013
TT
1

Loại đất
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

Diện tích (ha)
64.789,7
54.536,36

Cơ cấu (%)
100,0
84,17
11


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030

TT
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.3
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3

Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
64.789,7
100,0
Đất sản xuất nông nghiệp
2.451,74
3,78
Đất trồng cây hàng năm
2.286,10
3,53
Đất trồng cây lâu năm
165,64

0,26
Đất lâm nghiệp
50.281,87
77,61
Đất nuôi thuỷ sản
1.802,75
2,78
Đất phi nông nghiệp
2.914,88
4,50
Đất ở
222,98
0,34
Đất chuyên dung
1.004,35
1,55
Đất tôn giáo tín ngưỡng
0,22
0,00
Đất nghĩa trang nghĩa địa
62,65
0,10
Đất sông suối và mặt nước CD
1.624,68
2,51
Đất chưa sử dụng
7.338,50
11,33
Nguồn: Thống kê đất đai năm 2013 - Phòng Tài nguyên và môi trường.


Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2013

- Đất nông nghiệp: Diện tích 54.536 ha, chiếm 84,17% tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 2.452 ha, chiếm 4,50% diện tích đất
nông nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp: Diện tích 50.282 ha,chiếm 92,20% diện tích đất nông
nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 1.803 ha, chiếm 3,31% diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 2.915 ha, chiếm 4,50% tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện.
- Đất chưa sử dụng: Diện tích 7.339 ha, chiếm 11,33% diện tích tự nhiên
toàn huyện.
1.3.3. Tài nguyên biển
- Tiên Yên có bờ biển dài khoảng 35 km thuộc vịnh Bắc bộ, phân bố dọc
các xã ven biển, có vụng kín được án ngữ che chắn bởi hệ thống đảo Cái Bầu,
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

12


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

Vạn Vược, Vạn Mục, Núi Cuống, trong vụng có lục xâu kéo dài từ cửa sông
Tiên Yên theo hướng Tây Bắc, Đông Nam đến cửa Vạn Hoa.
- Biển Tiên Yên có nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo ra một hệ sinh vật
biển phong phú, đa dạng. Trong vụng là một hệ chuỗi bãi triều rừng ngập mặn,
một đoạn trong cung vùng triều cửa sông vùng Đông Bắc tạo lên nguồn lợi hải

sản khá phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản có giá trị như: cua,
tôm, cá song, cá tráp, ngao, sò, ngán, sá sùng, giun biển…với diện tích gần
9.000 ha bãi triều. Trong đó có 2.700 ha có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy
sản.
- Vùng ven biển của Tiên Yên còn một đặc trưng hiếm có với hệ thống
rừng ngập mặn được các chuyên gia, các nhà khoa học đánh giá là đứng thứ
nhất, nhì ở khu vực phía Bắc với diện tích 6.200 ha, nơi đây có sự đa dạng và
phong phú về hệ sinh thái, không chỉ có tác dụng phòng hộ, đem lại nguồn lợi
thuỷ, hải sản mà còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn.
- Trữ lượng thuỷ sản khoảng 6.500 tấn, khả năng cho phép khai thác ổn
định khoảng 3.500 tấn trong đó chủ yếu là các loài tôm và các loại hải sản khác.
Khả năng cho phép khai thác khoảng 50 – 60% trữ lượng trong đó chủ yếu là
tôm, cua, mực và các loại nhuyễn thể.
- Đặc biệt Tiên Yên có thế mạnh về cảng biển... Khi thực dân Pháp chiếm
đóng chúng đã chọn Mũi Chùa để xây dựng cảng phục vụ cho quân đội viễn
chinh, hợp thành với cảng Vạn Hoa (Vân Đồn) thành thế liên hoàn về cảng biển
ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Ngày nay qua nhiều lần nâng cấp, cảng Mũi Chùa
tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh, có thể đón nhận tàu 1 vạn tấn cập cảng,
mở ra khả năng lưu thông hàng hóa cảng biển không chỉ phục vụ cho riêng
Quảng Ninh mà cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam.

1.3.4. Tài nguyên rừng
Rừng Tiên Yên rất phong phú về chủng loại, thực vật có 1.020 loài thuộc
6 ngành và 171 họ. Một số ngành lớn như ngành Mộc Lan: 951 loài, ngành
dương xỉ: 58 loài, ngành thông: 11 loài, về động vật có khoảng 127 loài như
lưỡng cư 11 loài, bò sát 5 loài, chim 67 loài, thú 34 loài.
Bảng 2. Thống kê hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp
huyện Tiên Yên năm 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN


13


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

Đơn vị: Ha
TT

Loại đất, loại rừng

Tổng cộng
Đất có rừng
I Rừng tự nhiên
1 Rừng gỗ
- Rừng giàu
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo
- Rừng phục hồi
2 Rừng tre nứa
3 Rừng hỗn giao tre, nứa
4 Rừng ngập mặn, phèn
II Rừng trồng
1 Rừng trồng có trữ lượng
Nguồn: Hạt kiểm lâm Tiên Yên 2013.

Tổng

Rừng phòng hộ


Rừng sản xuất

38.303,0
12.351,6
7.590,0

9.015,7
5.227,3
1.482,9

29.287,3
7.124,3
6.107,1

1.118,5
6.471,5
423,2
647,0
3.691,4
25.951,4
19.946,1

254,5
1.228,4

864,0
5.243,2
423,2
503,9
90,1

22.163,0
16.960,3

143,0
3.601,4
3.788,4
2.985,7

Huyện Tiên Yên có tiềm năng phát triển kinh tế rừng. Theo kết quả theo dõi
diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2013, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp
53.240,4 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 38.303,01ha, chiếm 71,9% tổng diện
tích rừng và đất lâm nghiệp.
Diện tích rừng tự nhiên 12.351.57 ha, chiếm 32,2% diện tích đất có rừng.
Trong đó:
- Rừng nghèo 1.118,5 ha.
- Rừng phục hồi 6.471,5 ha.
- Rừng tre, nứa: 423,2 ha.
- Rừng ngập mặn, phèn 3.691,4 ha.
Như vậy có thể thấy khả năng lợi dụng của rừng tự nhiên không lớn, do
hầu hết là rừng nghèo và rừng phục hồi.
Rừng trồng 25.951,4 ha chiếm 67,7% diện tích đất có rừng. Trong đó:
Rừng trồng cấp tuổi I có 2.326,55 ha, Rừng trồng cấp tuổi II có 107,9 ha và
rừng trồng cấp tuổi III là 75,8 ha; cấp tuổi IV là 411,9 ha; cấp tuổi V là 23.029
ha.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

14



Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

Tài nguyên rừng huyện Tiên Yên

1.3.5. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Tiên Yên có nguồn khoáng sản khá đa dạng, phong phú, tuy nhiên trữ
lượng không lớn như:
- Nguyên liệu đất sét (trữ lượng khá lớn) nằm ở các xã: Đông Ngũ, Đông
Hải, Phong Dụ, Hải Lạng, là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói phục vụ
nhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
- Đá xây dựng ở Tiên Yên bao gồm đá vôi, Ryolit, QuăcRit; Phân bố tại
xã Yên Than, Điền Xá. Riêng mỏ đá tại xã Điền Xá đã từng được khai thác để
thi công Quốc lộ 4B.
- Đá cuội sỏi, cát, đá hộc: Được phân bố dọc các dòng sông, suối trên địa
bàn huyện (các lòng sông Phố Cũ, Hà Giàn, Hà Thanh, Tiên Yên, Ba Chẽ) có
khả năng khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.
- Đá ốp lát: Chủ yếu là đá Granit có màu hồng xanh khá đẹp, xếp vào loại
có giá trị kinh tế cao, phân bổ ở Văn Mây, xã Phong Dụ.
- Kaolin-Pirofilit: Là nguồn nguyên liệu quý hiếm cho sản xuất vật liệu
chịu lửa, gốm, sứ xây dựng. Khu vực có mỏ nằm ở xã Phong Dụ.
- Quặng Pyrit được phân bổ tại thôn Quế Sơn, xã Đông Ngũ.
- Cát đen, quặng imenit: Được phân bố dọc sông Tiên Yên (giáp ranh
giữa xã Phong Dụ và huyện Bình Liêu) và ở ven biển xã Đông Hải, xã Đông
Ngũ.
- Nguồn nước khoáng Bicacbonat - natri tại thôn Khe Lặc, xã Đại Thành
đã được khảo sát, rất có triển vọng khai thác.
Ngoài ra Tiên Yên còn có Than đá, quặngVàng, quặng Chì và Kẽm
nhưng trữ lượng nhỏ và chất lượng thấp, cũng càn được điều tra, khảo sát để
xem xét đưa vào ngành công nghiệp khai khoáng.

1.4. Tài nguyên du lịch
1.4.1. Du lịch nhân văn
a Các di tích lịch sử văn hoá:
Huyện Tiên Yên “sở hữu” 39 di tích lịch sử - văn hoá; trong đó, 17 di
tích, danh lam thắng cảnh, khảo cổ được UBND tỉnh quản lý, kiểm kê. Đây là
khối tài sản vô giá trong kho tàng di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh và huyện,
phản ánh sâu sắc về cội nguồn, truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào
hùng một thời của huyện cửa ngõ miền Đông. Một số di tích tiêu biểu như:
- Di tích Khe tù: Là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu
tranh bất khuất, hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ chống thực dân
Pháp xâm lược, được xếp hạng cấp tỉnh năm 2011.
- Đỉnh núi Khe Giao (xã Điền Xá), nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản
Tiên Yên đầu tiên, được xếp hạng cấp tỉnh năm 2013.
- Di tích chiến thắng Đường số 4 tại xã Điền Xá, nơi đây đã diễn ra trận
chiến thắng đường số 4 chống thực dân Pháp, minh chứng cho tinh thần đấu
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

15


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

tranh bất khuất, hào hùng của quân và dân các dân tộc vùng Đông Bắc Tổ quốc,
được xếp hạng cấp tỉnh năm 2014.
- Miếu Đại Vương: Là nơi thờ tướng quân Hoàng Cần, một danh tướng
dưới thời nhà Trần, thể hiện tín nguỡng của bà con nhân dân xã Hải Lạng. Đặc
biệt có nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, các trò chơi dân gian diễn ra tại đây.
Một năm có 5 ngày lễ: lễ cầu phúc tháng giêng, lễ cầu nước chống hạn 15 tháng
4, lễ cầu nước chống hạn 15 tháng 7, lễ cầu may 15 tháng 10, tạ lễ cuối năm 15

tháng 12.
- Linh Quang tự: Ngôi chùa có từ hơn 150 năm thuộc phố Đông Tiến thị
trấn Tiên Yên. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ được
nguyên cây nóc của ngôi chùa cổ.
- Quán Âm tự: Ngôi chùa có hàng trăm năm tại thôn Thác Bưởi I xã Tiên
Lãng, hiện đang được trùng tu lại và mở rộng, mỗi năm đón hàng ngàn lượt du
khách đến tham quan và hành lễ.

Di tích khe tù

b. Lễ hội truyền thống
Lễ hội văn hoá thể thao dân tộc Sán Chỉ: Lễ hội được tổ chức vào ngày 14
tháng giêng âm lịch hàng năm. Địa điểm luân phiên hàng năm giữa xã Đại Dực
và xã Đại Thành. Lễ hội mang đậm nét văn hoá dân tộc, tái hiện kịch bản theo
nghi lễ cổ truyền và đảm bảo đúng bản sắc của lễ hội truyền thống gồm: Lễ cúng,
trang phục truyền thống, ẩm thực (xôi ngũ sắc, bánh cốc mò), các trò chơi dân
gian với âm thanh mượt mà của chiếc kèn lá dứa tạo nên một nét văn hoá truyền
thống lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Ngoài ra, Tiên Yên còn duy trì và phục dựng được một số lễ hội truyền
thống như:
- Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của dân tộc Tày.
- Lễ hội Cấp Sắc của dân tộc Dao.
- Lễ hội đua truyền truyền thống của xã Đồng Rui.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

16


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030

Các hình ảnh lễ hội truyền thống của dân tộc Sán Chỉ

c. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Tiên Yên là huyện có 10 dân tộc anh em (trong đó có 09 dân tộc thiểu số
chiếm 50,18% dân số toàn huyện). Mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa riêng
đặc sắc như múa Phùn Voòng của người Dao, Lễ hội Lồng tồng, hát Then của
đồng bào Tày, hát Sóong Cọ của dân tộc Sán Chỉ ... những phong tục tập quán
sinh hoạt và canh tác khác nhau, những sản vật và món ăn độc đáo, hấp dẫn
như: Gà đồi Tiên Yên, bánh gật gù, khau nhục, cà sáy Tiên Yên ... tạo nên sự
đa dạng của nền văn hóa chung.
1.4.2. Du lịch sinh thái
- Huyện Tiên Yên có 35 km bờ biển với gần 9.000 ha diện tích bãi triều.
Trong đó có khoảng 2.700 ha có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản và 6.200
ha khu sinh thái rừng ngập mặn, rừng ngập mặn được đánh giá là đa dạng sinh
học nhất miền Bắc hiện nay đang hồi sinh và ngày càng được mở rộng. Ven bãi
nổi bật lên màu vàng của những bãi cát trải rộng vẫn giữ được những nét đẹp
hoang sơ, thơ mộng được bao bọc bởi những cánh rừng ngập trong nước. Những
điều kiện trên rất thuận lợi để Tiên Yên phát triển du lịch sinh thái biển và rừng
ngập mặn. Khai thác nguồn suối khoáng Sunfua, kết hợp với nghỉ dưỡng ở xã
Đại Thành, tham quan thác Pạc Sủi (xã Yên Than).

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

17


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030


Hình ảnh của bãi biển Đồng Rui

Hình ảnh thác Pạc Sủi xã Yên Than
Trong nhịp sống công nghiệp sôi động hiện nay xu thế trở lại với thiên
nhiên, với những khám phá thế giới tự nhiên vốn rất gần gũi và giản dị đang
trở thành một nhu cầu không thể thiếu và có mức độ đòi hỏi ngày càng cao. Với
nguyên tắc phát triển là khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chia
sẻ lợi ích với cộng đồng, Tiên Yên sẽ khai thác thế mạnh của hệ sinh thái tự
nhiên rừng và biển. Du lịch, dịch vụ cũng được xem như là một trong những
giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH của một huyện miền núi
theo hướng bền vững với các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái, du
lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
2. Bối cảnh bên ngoài
2.1. Bối cảnh quốc tế
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng gia tăng cùng với các
quan hệ kinh tế quốc tế (hiệp định thương mại song phương, đa phương…) sẽ
tạo ra thế phát triển mới tác động vào nền kinh tế Việt Nam. Các nước ASEAN
và Trung Quốc tiếp tục là những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư.
Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với nền kinh
tế nước ta, nhất là sức ép cạnh tranh kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó,
Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để tạo
ra khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư và phát triển các mối liên
kết kinh tế khác.
Trung Quốc từ lâu đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt
nam. Việc hai Nhà nước cùng hợp tác xây dựng hai hành lang kinh tế Côn Minh
– Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hành lang kinh tế Nam Ninh –
Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế Vịnh Bắc
Bộ trở thành quy hoạch chung trong hợp tác kinh tế trung và dài hạn sẽ tác động
lớn đến việc thúc đẩy phát triển và hợp tác kinh tế giữa hai nước, thông qua hai

hành lang này sẽ là cầu nối Trung Quốc với các nước ASEAN, thúc đẩy khu
vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN phát triển. Sau vụ Trung Quốc đặt
giàn khoan 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, quan hệ thương mại giữa
hai nước vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên cần phải chuẩn bị sẵn sàng để
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

18


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

khi thị trường Trung quốc khó khăn thì phải chuyển hướng sang thị trường
khác.
Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là một thị trường lớn, quan trọng liền kề
có khả năng tiêu thụ một số mặt hàng nông – lâm sản nhiệt đới có thế mạnh của
Việt Nam như hạt điều, rau quả, hàng thủy sản…Quảng Tây có thế mạnh về cơ
khí điện tử, phương tiện giao thông, cơ khí khai khoáng, chế biến nông – lâm
sản và vật liệu xây dựng, sản xuất giống cây trồng, rau quả. Hợp tác kinh tế với
khu Phòng Thành – thành phố cảng Phòng Thành và huyện Ninh Minh – thành
phố Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến phát
triển kinh tế xã hội huyện Tiên Yên.
2.2. Bối cảnh trong nước, vùng ĐBSH và tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Bối cảnh trong nước
2.2.1.1. Tình hình kinh tế hiện nay
- Sự tác động của những biến động về tình hình suy giảm kinh tế
9mawngj dù đang trong giai đoạn phục hồi) đã tác động toàn diện đến sản xuất
và đời sống hiện tại và ảnh hưởng đến đầu tư (từ nguồn vốn ngân sách) và thu
hút đầu tư từ các nguồn vốn khác đến xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các
ngành kinh tế. Suy giảm kinh tế có thể làm chậm lại tiến độ đầu tư hệ thống hạ

tầng của huyện với nhiều hạng mục công trình và lượng vốn đầu tư đòi hỏi lớn.
Suy giảm kinh tế cũng làm cho các nhà đầu tư dè dặt hơn khi lựa chọn địa điểm
đầu tư (trong khi huyện Tiên Yên vốn là nơi sức hấp dẫn đầu tư còn kém so với
các địa phương khác).
- Chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh chưa được cải thiện,
năng suất lao động xã hội thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp còn yếu kém. Sản phẩm có thương hiệu trên thị
trường quốc tế còn hạn chế; chưa khai thác phát triển tốt thị trường trong nước,
nhất là việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2.2.1.2. Định hướng phát triển
Giai đoạn 2011 – 2020 là thời kỳ Việt Nam thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội lần thứ 3. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020 đã nhấn mạnh: Trong giai đoạn này, cả nước tập trung thực hiện 3
“đột phá” trong Chiến lược phát triển, tỉnh Quảng Ninh phải đi đầu trong việc
thực hiện 3 đột phá này, bởi vì Quảng Ninh là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển.
a. Chuyển dịch về công nghệ:
Phương thức tăng trưởng bằng cách bán các nguyên liệu thô sẽ không
còn phù hợp nữa khi Việt Nam phải nhập than, điện, xăng dầu. Sức ép phải tạo
ra tăng trưởng để có thể tạo ra nhiều việc làm hơn khi dân số đang trong thời kỳ
vàng ngày càng lớn, cũng như sức ép năng suất lao động phải cao hơn để người
dân có cuộc sống tốt hơn. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ mà Việt
Nam đang sử dụng để sản xuất – kinh doanh. Không phải tất cả các ngành đều
là “hi-tech” mà là hiện đại hóa từng ngành nhằm bước vào chuỗi giá trị toàn cầu
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

19


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030


hoặc nâng cấp vị trí “đáy” ở nhiều ngành sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu
này. Không những vậy, một số ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu
và một số ngành công nghiệp, Việt Nam có thể bắt đầu làm chủ hoặc tiếp cận
được với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
b. Chuyển dịch về thể chế:
Năm 2018, Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn, tuân thủ theo những điều
khoản cam kết khi gia nhập WTO năm 2007. Bên cạnh đó với việc tham gia
vào các tổ chức như ASEAN, APEC và hàng loạt các hiệp định song phương và
đa phương buộc Việt Nam phải cải cách thể chế, chuẩn quốc tế hóa các thủ tục
hành chính cũng như hầu hết hệ thống luật đang áp dụng. Sự kỳ vọng dân chủ
hơn cũng như thị trường hơn chắc chắn sẽ rất lớn. Tuy nhiên, nếu điều đó
không diễn ra, Việt Nam sẽ có bước thụt lùi và tụt hậu xa hơn so với các nước
trong khu vực. Theo cách dự báo của ADB (2011), nếu Việt Nam không cải
cách, tăng trưởng của cả thời kỳ 2011-2030 chỉ là 4,3% và gần như thấp nhất
trong số các nền kinh tế được so sánh ở trên của khu vực châu Á.
c. Tăng trưởng kinh tế cao:
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về mối quan hệ tăng trưởng và thất
nghiệp, nhưng nhiều nhà kinh tế vẫn cho rằng, tăng trưởng kinh tế cao là một
cách giải quyết tốt đối với tình trạng thất nghiệp. Từ đó, tạo ra những sức ép phi
cân đối cho các thành thị của cả Việt Nam. Để giải quyết tình trạng này, chắc
chắn cần một giải pháp đồng bộ, nhưng cụ thể nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế
phải đảm bảo ở một mức độ nhất định.
2.2.2. Bối cảnh và xu hướng phát triển KT-XH vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Trong những năm qua, vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) có nhịp độ
tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, nhất là 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ. Hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nhiều khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp đang được hình thành, là
vùng trọng điểm về lương thực đảm bảo cho cả vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phương
hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng ĐBSH
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định tốc độ tăng GDP bình
quân hàng năm sẽ đạt 11-12%/năm, đóng góp 40-45% ngân sách trung ương.
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như chế tạo máy, thép,
điện tử, đóng tàu, sản xuất điện, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông lâm
thủy sản…quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phát triển thương
mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành mũi nhọn, hình thành các trung tâm
thương mại, khu du lịch – an dưỡng hiện đại, chất lượng cao ngang tầm khu vực
và quốc tế. Phát triển tiểu vùng bắc ĐBSH (Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ)
và vùng Nam ĐBSH. Phát triển hiệu quả các hành lang vành đai kinh tế với các
tỉnh phía Nam Trung Quốc.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

20


Báo cáo tổng hợp: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030

Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị với các tuyến đường cao tốc
Nội Bài-Hạ Long; Hạ Long-Móng Cái đi qua huyện Vân Đồn…Nâng cấp các
trục đường nối từ tuyến cao tốc, các thành phố, thị xã ra các cảng, cửa khẩu
biên giới. Xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, Móng Cái trở thành thành
phố cửa khẩu quốc tế quan trọng trong quy hoạch vành đai kinh tế ven biển
Quảng Tây-Móng Cái-Hạ Long-Đồ Sơn để đẩy mạnh xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
Với những định hướng phát triển như trên, trong những năm tới vùng
ĐBSH sẽ có những bước phát triển vượt bậc, khẳng định rõ vai trò động lực,

đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
2.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh có tác động toàn diện và
chi phối đến nền kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư của huyện
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi
cho phát triển. Nằm trong địa bàn động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, vùng ĐBSH, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đóng vai trò đầu
tàu và có sức lan tỏa lớn trong quá trình phát triển của cả vùng. Là cửa ngõ giao
thông quan trọng với nhiều cửa khẩu biên giới, hệ thống cảng biển thuận lợi,
nhất là cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cảng nước sâu Cái Lân. Quảng Ninh có
điều kiện giao thương thuận lợi với các nước Đông Bắc Á.
Trong giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh đặt mục
tiêu phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, là một
trong những tỉnh đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trong
những đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là trung tâm du lịch quốc tế, là một trong
ba cực tăng trưởng của vùng ĐBSH, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt
12%-13%/năm (giai đoạn 2011-2020); thu nhập bình quân đầu người đạt
khoảng 8.100 USD theo giá hiện hành (năm 2020) và 20.000 USD năm 2030.
Cơ cấu kinh tế năm 2020: dịch vụ 51%, công nghiệp 45%, nông nghiệp 4%,
năm 2030 tương ứng là: 51%, 46% và 3%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân
1,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016-2020. Quảng Ninh
đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ tổng hợp, hướng đến công
nghiệp văn hóa, giải trí và thương mại quốc tế (tài chính-ngân hàng-cửa khẩu và
cảng biển); phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi
trường; phát triển nông nghiệp sinh thái và kinh tế biển. Đồng thời, tỉnh cũng
xác định, Tiên Yên nằm trong tuyến phía Đông của tỉnh cùng với các huyện
Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái với định
hướng phát triển kinh tế: nông nghiệp giá trị cao với các phương pháp canh tác
hiện đại, bền vững; chế biến các sản phẩm nông/lâm nghiệp; du lịch sinh thái và
du lịch cộng đồng; là cơ sở hậu cần cho hai khu kinh tế trọng điểm: KKT cửa

khẩu Móng Cái và KKT Vân Đồn trong tương lai.
Do đó, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh có tác động toàn
diện, chi phối đến nền kinh tế huyện Tiên yên, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN

21


×