Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI LÀM QUEN MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.86 KB, 17 trang )

.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI LÀM QUEN MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA
PHƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”

Quảng Bình, tháng 5 năm 2016

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI LÀM QUEN MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA
PHƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy

Quảng Bình, tháng 5 năm 2016

2




ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI LÀM QUEN MỘT
SỐ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
1. Phần mỡ đầu:
1.1. lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, đòi hỏi giáo dục
cơ sở phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi hoạt động ở nhà trường với đặc trưng của mình đều
phải góp phần đào tạo thế hệ mầm non tương lai. Trong đó, hoạt động cho trẻ làm
quen “Di sản văn hóa” góp phần không nhỏ đến nền giáo dục Nước nhà. Hiện nay
Luật di sản tập trung chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên với khẩu hiệu “ Di
sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO nhấn mạnh tới “một chương trình
thông tin đại cương” cho mọi người bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường tức là phải
tập trung đầu tư từ bậc học mầm non .
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí,
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp
với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ
được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức
đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học
bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo
cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, hoạt động và sáng tạo phù hợp với độ tuổi của
nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều
kiện thực tế.
Với phong trào xây dựng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực”, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham quan Di
sản văn hóa của địa phương. Việc làm quen các Di sản văn hóa của địa phương,
khai thác các Di sản văn hóa là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục
tích cực đối với trẻ, góp phần hoàn thiện những giá trị cao đẹp về chân - thiện mỹ, giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành
và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản cha ông ta để lại. Điều
đáng mừng Lệ Thủy - Quảng Bình là vùng đất lưu giữ rất nhiều điều thiên về lịch
sử. Âm hưởng lịch sử này nhuộm đầy các góc quê, những mảnh đất, con sông,
những nếp nhà và cả phong cách sống rất bình dị của con người. Giữ gìn, bảo tồn,
phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử là góp phần lưu giữ một
di sản văn hóa quý báu của dân tộc, bảo tồn một di tích văn hóa có giá trị to lớn vật
3


thể và phi vật thể của mảnh đất "Địa linh, nhân kiệt" Lệ Thủy. Di tích lịch sử còn là
địa chỉ đỏ chứng minh bao thế hệ những người con Lệ Thủy - Quảng Bình tìm về
để tưởng nhớ, nhắc nhở động viên nhau phát huy truyền thống cách mạng, quyết
tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Vì vậy việc cho trẻ làm quen Di sản
văn hóa của quê hương Lệ Thủy là một hoạt động vừa mang tính khoa học sâu sắc,
vừa mang tính thực tiễn sinh động, đồng thời vừa là lĩnh vực hoạt động mang tính
xã hội cao...
Để giúp trẻ biết được tầm quan trọng về Di sản văn hóa của địa phương, hun
đúc cho trẻ có tâm hồn dân tộc, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo tồn các Di sản văn
hóa, không ai khác người lớn chúng ta cần giáo dục Di sản văn hóa cho trẻ càng
sớm càng tốt.
Song trong thực tế các hoạt động làm quen Di sản văn hóa của địa phương
cho trẻ 5- 6 tuổi hầu như chưa được chú trọng, chỉ diễn ra theo kiểu giáo viên
truyền đạt cho trẻ nghe chứ trẻ chưa thực sự được tự mình nhìn thấy, được khám
phá. Xuất phát từ những vấn đề trên, với lòng yêu nghề, mến trẻ đã thôi thúc bản
thân tôi ,trăn trở nghiên cứu, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục cho trẻ đạt kết quả cao. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp

nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu quả cao”.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Hiện nay, cho trẻ làm quen Di sản văn hóa địa phương là một vấn đề quan
trọng, cần thiết có ý nghĩa khoa học, được Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa,
Thể Thao và Du Lịch hết sức quan tâm, đẩy mạnh, đặc biệt quan trọng dành cho
nghành học Mầm non.
Với lý do trên tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài: “Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục Di sản văn hóa của địa phương cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non ” tại trường tôi đang công tác và lớp tôi đang dạy.
Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp
với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ 5- 6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong
giai đoạn hiện nay.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
Hiện nay yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục
tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học.“ Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học; Bồi dưỡng cho người học chính năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của trẻ có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động,
truyền thụ một chiều, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy trẻ làm trung tâm
hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này trẻ là chủ thể hoạt
4


ng, giỏo viờn l ngi thit k, t chc, hng dn, to nờn s tng tỏc tớch cc
gia giỏo viờn v tr .
Trong nhng nm qua vic dy tr mu giỏo 5-6 tui lm quen Di sn vn
húa a phng hu nh cha c chỳ trng nờn cha phỏt huy c lũng ham

mờ, s t tin, sỏng to ca tr, có phần ảnh hởng đến việc chăm sóc
giáo dục trẻ .
Vi yêu cầu dy hc Ly tr lm trung tõm thỡ vic cho tr lm quen Di tớch
vn húa ca a phng l vic lm ht sc cn thit v quan trng ca mi mt
giỏo viờn mm non nhm nõng cao cht lng chm súc giỏo dc tr phự hp vi
tỡnh hỡnh hin nay.
Nhm giỳp tr phỏt trin v mi mt: c -Trớ - Th - M - Lao ng thỡ
vic cho tr lm quen Di sn vn húa ca a phng l vic lm ht sc quan
trng v cn thit. Trong thi gian nghiờn cu thc hin ti thỡ bn thõn cũn gp
mt s thun li v khú khn sau:
2.1.1. Thun li: .
Bn thõn nhn c s quan tõm giỳp , ch o sõu sỏt ca ban giỏm hiu
nh trng tụi thc hin tt nhim v ca mỡnh, c nh trng u t v c
s vt cht to iu kin cho tụi tớch cc tham gia vo cỏc lp hc o to nờn trỡnh
chuyờn mụn c nõng cao. Thc t a phng cú nhiu di sn c xp
hng cp quc gia. Trong ú di sn vn húa phi vt th bao gm: L hi bi ua
thuyn truyn thng trờn sụng Kin Giang, Hũ khoan L Thy. Di sn cú vt th
bao gm: Chựa An Xỏ, chựa Hong Phỳchay Nh truyn thng huyn L Thy,
thun li cho vic lm quen vi di sn.
S phỏt trin ca khoa hc k thut, phng tin thụng tin i chỳng giỳp
giỏo viờn d dng tỡm kim ngun t liu phong phỳ v quý giỏ cú nhiu hỡnh nh
sng ng, nhiu cõu chuyn a vo dy hc.
Mt s ph huynh cú ý thc trỏch nhim, quan tõm n vic hc tp ca con
em mỡnh, phi hp thng xuyờn vi giỏo viờn.
Bn thõn luụn c ch em ng nghip quan tõm, giỳp .
Nhiu nm dy tr 5-6 tui nờn phn no hiu c c im tõm sinh lý,
kh nng tip thu kin thc ca tr la tui ny.
2.1.2. Khú khn:
Lp nm khu vc l, iu kin c s vt cht cũn nhiu hn ch, c bit
l trang thit b, dựng phc v cho tr lm quen Di sn hu nh cha cú, quỏ ớt ,

thiu thm m khụng ỏp ng theo nhu cu hot ng cho cụ v tr.
Trỡnh nhn thc, tip thu kin thc, k nng ca tr cũn hn ch, li
khụng ng u.
a s tr l con nụng dõn, tuy ph huynh quan tõm n vic hc ca tr
nhng vic giỏo dc Di sn vn húa a phng cho tr ớt c ph huynh quan
tõm.
5


Tranh ảnh, pa nô, về công tác tuyên truyền về Di sản chưa có.
Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục Di sản cho trẻ còn chung chung,
theo kiểu giáo viên nói cho trẻ nghe, chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm.
Công tác tổ chức cho trẻ tham quan di sản còn gặp nhiều khó khăn phức tạp.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã
không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp nhằm giúp trẻ làm
quen một số Di sản ở quê hương. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại
kết quả thiết thực cho trẻ. Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục Di sản văn hóa quê
hương cho trẻ trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tàì “Một số
biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu
quả cao ”.
* Khảo sát thực trạng.
Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi tiến
hành khảo sát khả năng nhận thức của trẻ, kết quả như sau:
Số trẻ biết
được

Tỉ lê
(%)

Trẻ kể tên một số Di sản văn hóa của quê hương


5/21

23,8

Trẻ thích thú tham gia các hoạt động

8/21

38,1

Trẻ nhanh nhẹn sáng tạo trong các hoạt động
Trẻ có hành vi thái độ tốt với Di sản văn hóa của địa
phương

2/21

0,95

5/21

23,8

Nội dung

Qua kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy chất lượng trên trẻ của lớp tôi còn
quá thấp so với yêu cầu của một trường đóng trên địa bàn khá thuận lợi. Điều đó
làm tôi luôn trăn trở và rút ra những nguyên nhân sau:
Do hiện nay cuộc sống quá hiện đại, trẻ tham gia vào nhiều trò chơi mới lạ
nên việc tiếp xúc với Di sản rất ít.

Đa số trẻ trong lớp trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của trẻ
còn hạn chế, lại không đồng đều.
Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục Di sản văn hóa cho trẻ
,việc tổ chức dạy trẻ tại di sản và cho trẻ tham quan các di sản chưa hề được thực
hiện.
Lớp nằm ở khu vực lẽ điều kiện trang thiết bị còn nhiều hạn chế
Đa số trẻ là con nông dân nên việc giáo dục Di sản văn hóa ít được quan tâm
chú ý.
Công tác phối hợp, tuyên truyền về Di sản văn hóa chưa cao.
6


Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi
một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động Di sản văn
hóa một cách tích cực và có hiệu quả.
2.2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Sưu tầm tìm hiểu nội dung, kiến thức về một số Di sản văn
hóa ở địa phương phù hợp với chủ đề giáo dục cho trẻ mầm non.
Để giúp trẻ làm quen các Di sản văn hóa đạt hiệu quả cao đòi hỏi trước hết
người giáo viên phải tìm hiểu, nắm bắt, hiểu sâu, rộng về nội dung và kiến thức
các Di sản cần truyền thụ cho trẻ.
Vì vậy việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu qua mạng, qua những cán bộ lão
thành cách mạng, cán bộ quản lý di sản để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn những
những kiến thức về sự hình thành, tồn tại của các di sản. Tiếp đó, tôi tiến hành
khảo sát thực địa, tìm hiểu kỹ lưỡng các đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình địa vật tự
nhiên, các hiện vật, chứng tích… để bản thân lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào
chương trình. Bên cạnh đó tôi sưu tầm tìm kiếm thêm đồ dùng trực quan, vì đồ
dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách
nhanh chống nội dung vấn đề cô cần truyền đạt cho trẻ. Nếu trong các hoạt động lễ
hội, cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của

trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao. Chính vì vậy khi tìm
hiểu và sưu tầm kiến thức, đồ dùng, đạo cụ lễ hội phải đảm bảo được những tính
sau:
Lựa chọn các hoạt động làm quen di sản phải vừa sức với trẻ.
Đảm bảo tính sư phạm, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ, trẻ có thể thao
tác dễ dàng, thuận tiện.
Ví dụ: Khi trẻ tham gia vào trò chơi đua thuyền thì cho trẻ sử dụng các loại
chầm, chèo nhỏ vừa tầm với trẻ. Quần áo trang phục cũng phải phù hợp với trang
phục lễ hội, không vướng víu mà phải vừa vặn với trẻ màu sắc hài hòa đẹp mắt
….qua quá trình tham gia hoat động trẻ cảm thấy mình như những trai bơi, gái đua
thực sự trong ngày lễ hội, trẻ thêm thấy tự hào và yêu quý truyền thống lễ hội của
địa phương mình.
Giải pháp 2: Lập kế hoạch cho trẻ làm quen các hoạt động Di sản văn
hóa của địa phương..
Dựa vào tình hình của lớp: Lớp có đủ diện tích phòng học rộng rãi, thoáng
mát, có đủ đồ dùng để cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Khuôn viên rộng, đảm bảo
cho trẻ thực hành các hoạt động với di sản.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức
của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Khả năng vận dụng những kinh nghiệm của trẻ trong
quá trình hoạt động với di sản, sự trải nghiệm, linh hoạt, sáng tạo, khám phá của
trẻ. Trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã mạnh dạn đề xuất với
7


nhà trường và tổ chuyên môn lựa chọn những di sản văn hóa phù hợp nhận thức
của trẻ để xây dựng kế hoạch năm, tháng phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách.
Được sự đồng ý phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường, và tổ chuyên môn, tôi
phân công nội dung, phần hành công việc cho giáo viên cùng lớp và triển khai cụ
thể kế hoạch trong từng chủ đề, chủ điểm, kết thúc chủ đề, chủ điểm tôi đánh giá
lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho chủ đề sau.

* VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động làm quen di sản văn hóa:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC DI SẢN VĂN HÓA CHO TRẺ
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
NĂM HỌC : 2015-2016
Thời
gian

Tháng / Tuần/
Mục tiêu giáo dục
Chủ đề Chủ đề phát triển vận động
nhánh
cần đạt
3 tuần
Quê
- Trẻ biết lễ hội đua
Từ 8/4hương thuyền là lễ hội
26/5/2016
truyền thống của quê
hương Lệ Thủy.
- Trẻ biết được một
số đặc điểm nổi bật
của lễ hội đua thuyền
truyền thống.
- Rèn cho trẻ óc quan
sát, ghi nhớ có chủ
định.
-Rèn sự khéo léo kiên
trì nhanh nhẹn khi
tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết

đoàn kết, tự hào, gìn
giữ phát huy lễ hội
đua thuyền truyền
thống của quê hương.
Đất
nước

Nội
dung

Thời điểm
thực hiên

- Tìm
hiểu lễ
hội đua
thuyền
truyền
thống
của quê
hương
Lệ Thủy

- Hoạt động
học
- Hoạt động
vui chơi
ngoài trời
- Hoạt động
ở mọi lúc,

mọi nơi

- Làm
quen một
số di sản
văn hóa
trên đất
nước
Việt

- Hoạt động
học
- Hoạt động
vui chơi
ngoài trời.
- Hoạt động
ở mọi lúc,
8


Bác Hồ

Nam.

mọi nơi

- Bác Hồ
với các
cháu
thiếu

niên nhi
đồng.

- Hoạt động
học
- Hoạt động
vui
chơi
ngoài trời.
- Hoạt động
ở mọi lúc,
mọi nơi

Giải pháp 3: Tiến hành xây dựng góc Di sản văn hóa của bé :
Tôi thiết nghĩ, tổ chức góc di sản văn hóa địa phương sẽ giúp trẻ đễ dàng
tiếp xúc, thường xuyên tếp xúc, được trực tiếp trãi nghiệm hóa thân, vào những
nhân vật trong lễ hội … Điều đó sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con
người , phong tục, tập quán của thôn xóm làng xã, quê hương mình. Giúp trẻ sớm
có ý thức cùng cô giáo, người thân sưu tầm tìm kiếm tư liệu, tranh ảnh ….để tạo
cho góc di sản của bé thêm phong phú, sinh động. Qua đó trẻ biết yêu quý, giữ gìn
sản phẩm mình làm ra, biết tự hào, phát huy truyền thống của quê hương.
Vì vậy tôi đã tiến hành xây dựng góc di sản, để thuận tiện cho trẻ sử dụng
và tuyên truyền đến cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí bên cạnh cửa lớp. Tôi sắp
xếp các đồ dùng, dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng để trẻ có thể tự lấy đồ dùng
đồ chơi phù hợp với hoạt động mà giáo viên yêu cầu. Tham mưu với nhà trường
trang bị thêm đồ dùng, trang phục, đạo cụ cho các lễ hội. Bên cạnh đó tôi còn làm
thêm nhiều đồ dùng khác để phục vụ cho các hoạt động của trẻ, thu hút hứng thú
của trẻ như: cờ, đích, hoa, mủ, trang phục, xé dán, bồi đắp các mô hình….
Ngoài ra khi xây dựng góc lễ hội trẻ có thể tự tham gia hoạt động khi trẻ
được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng thao tác hoạt

động đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc di sản tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến
bộ nhiều hơn, trẻ tham gia hoạt động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ
huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục di sản văn hóa, họ
quan tâm hơn đến việc giáo dục di sản cho con mình.
Giải pháp 4: Tổ chức tốt giờ học tìm hiểu về Di sản tại lớp:
*Chuẩn bị:
Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học về di sản đóng vai
trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hoá, làm phong phú hơn nội
dung bài học, nó làm cho những kiến thức trong bài học không chỉ đơn thuần là
con số, các sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồn hơn, giúp cho học sinh tái
9


hiện được kiến thức và hiểu bài nhanh, nhớ lâu hơn. Vì vậy giáo viên phải tiến
hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản. Chọn lọc
những tài liệu điển hình nhất, sắp xếp các tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với
tiến trình bài học kết hợp với các phương tiện trực quan, làm cho bài học sinh động
hơn. Đồng thời, tuỳ theo mục đích, nội dung bài học mà giáo viên khai thác những
tài liệu khác nhau. Tiếp theo chuẩn bị giáo án, địa điểm hoạt động…
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen di sản về Chùa An Xá giáo viên trực tiếp đến
chùa tìm hiểu gặp gỡ trao đổi với cán bộ quản lý di sản trao đổi với họ nhờ họ giúp
đỡ để sưu tầm tranh ảnh tư liệu về di sản, hoặc có thể chụp ảnh về di sản.
*Ổn định và gây hứng thú:
Để lôi cuốn và giới thiệu bài học cho trẻ giáo viên phải sử dụng nhiều thủ
thuật hấp dẫn như bài hát,ca dao, câu đố... phù hợp với nội dung bài học để dẫn dắt
trẻ vào bài.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến
Giang giáo viên có thể dùng câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà

Về nhà xem hội quê ta
Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.
Giáo viên đọc cho trẻ nghe và hỏi trẻ câu ca dao nói về điều gi? Giáo viên
và trẻ cùng trò chuyện sau đó giáo viên giới thiệu bài học cho trẻ làm quen.
*Quan sát - đàm thoại tranh, vật thật…
Quan sát đàm thoại giúp trẻ hiểu kĩ, hiểu sâu sự vật hiện tượng xung quanh,
phát triển tư duy ngôn ngữ, giúp trẻ hình dung được những sự vật hiện tượng mà
trẻ không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp. Khai thác được vốn hiểu biết của trẻ trong
cuộc sống từ đó làm chính xác hóa những kiến thức còn mơ hồ trong cuộc sống
vốn có của trẻ. Vì vậy giáo viên phải xây dựng câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu phù hợp
lứa tuổi. Hệ thống câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau, nhằm phát huy tích cực
của trẻ, tránh sử dụng câu hỏi “có” hoặc “không”, đúng hoặc “sai”.
Ví dụ: Khi tiến hành cho trẻ quan sát đàm thoại về Chùa Hoằng Phúc. Giáo
viên hỏi trẻ:
- Cô có bức tranh gì?
- Con có nhận xét gì về bức tranh?
-Trong bức tranh có những ai?
- Mọi người đang làm gi?
Giáo viên cần phải chuẩn bị các loại câu hỏi khác nhau như:
Câu hỏi kích thích trẻ nhận thức sâu về sự vật, hiện tượng và nêu cảm xúc
của bản thân.
Ví dụ: Con thấy mọi người đi viếng chùa như thế nào?
Câu hỏi kích thích trẻ giải thích, phỏng đoán, suy đoán diễn biến kết quả các
sự vật hiện tượng xung quanh.
10


Ví dụ: - Chùa An Xá khác với chùa Hoằng Phúc ở điểm nào ?
- Làm sao cháu biết được điều đó?
Câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá sự vật hiện tượng.

Ví dụ: Mọi người đi lễ chùa để làm gì?
Vì sao cháu thích đi lễ chùa?
Khi quan sát đàm thoại giáo viên chú ý khuyến khích động viên trẻ đúng lúc,
kịp thời. Tránh để trẻ mất tự tin khi trẻ trả lời chưa đúng giáo viên có thể dùng câu
nói nhẹ nhàng (con nhìn lại xem nào? Nghe lại xem nào? …).
Với những trẻ nhút nhát cô sử dụng câu hỏi dễ hơn, hoặc yêu cầu trẻ nhắc lại câu
hỏi của bạn để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ đặt câu hỏi với giáo viên, với bạn.
Ví dụ: Thưa cô vì sao lại có lễ chùa? Chùa Hoằng Phúc nằm ở ?
Bạn đã đi lễ chùa chưa? Bạn đi cùng với ai?
Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại xong giáo viên cần chốt lại và mỡ rộng
thêm một số đồ dùng trực quan khác có liên quan đến nội dung đàm thoại.
Ví dụ: Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại về chùa Hoằng Phúc xong cô cho
trẻ kể tên và xem tranh một số di sản văn hóa khác như: Chùa An Xá…
*GD: Biết yêu quý các di sản, khi đi thăm quan phải nghe lời bố mẹ, cô
giáo, bảo tồn các di sản không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào thùng rác để cho môi
trường của khu di sản luôn sạch sẽ.
*Tổ chức trò chơi:
Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại xong giáo viên tổ chức trò chơi nhằm
cũng cố kiến thức đồng thời lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào hoạt động. Giáo viên
chú ý lựa chọn trò chơi động tĩnh để tạo sự cân bằng hoạt động cho cô và trẻ. Trò
chơi phải phù hợp nội dung bài học và vùa sức với trẻ kích thích tính tò mò, sáng
tạo của trẻ.
Ví dụ: Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại về chùa Hoằng Phúc giáo viên tổ
chức trò chơi “Tranh gì biến mất, tranh gì xuất hiện”, tiếp theo cho trẻ chơi trò chơi
“Ghép tranh về di sản” đội nào ghép nhanh, ghép đúng thì thắng cuộc. Sau mỗi lần
chơi giáo viên cho trẻ kiểm tra , nhận xét và đưa ra kết luận. Giáo viên chú ý động
viên khen trẻ kịp thời sau mỗi lần chơi.
* Cũng cố bài học:
Giáo viên dùng câu hỏi hoặc câu đố để cho trẻ nhắc lại tên bài vừa học và

một số nội dung cần khắc sâu cho trẻ.
Ví dụ : Giáo viên hỏi trẻ: Cô vừa cho lớp mình làm quen với hoạt động gì
nào? Để các khu di sản luôn luôn sạch đẹp các con phải làm gi?
* Nhận xét tiết học:
Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết
học khen chê trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên, khen trẻ là chính.
Giải pháp 5. Tổ chức tham quan, cho trẻ làm quen tại một số di sản.
11


Hướng tới mục tiêu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đưa môi
trường học tập trong nhà trường gắn với thực tế. Tổ chức thăm quan học tập tại
nơi có di sản với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhằm
củng cố kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới. Đây là dịp để học
sinh có điều kiện trực tiếp quan sát, tìm hiểu các tài liệu, hiện vật liên quan đến bài
học, cụ thể hoá kiến thức và tạo những biểu tượng chân thực, chính xác. Do đó,
trong buổi tham quan, giáo viên cần tập trung vào những tài liệu, hiện vật có liên
quan đến chương trình đã học (hoặc sẽ học). Để đạt được kết quả tốt, giáo viên nên
kết hợp với cán bộ hướng dẫ ở nơi có di sản để việc trình bày, bổ sung kiến thức
phù hợp với yêu cầu và trình độ nhận thức của học sinh, trên cơ sở đó, gợi ý, dẫn
dắt học sinh nắm vững những vấn đề quan trọng. Giờ học tại di sản có ý nghĩa rất
lớn đối với học sinh về cả ba mặt kiến thức: tư tưởng, tình cảm và kỹ năng. Bởi vì
thực địa - nơi có di sản là trẻ được mắt thấy, tai nghe, được tiếp xúc trực tiếp với sự
vật hiện tượng, phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hoá hoạt động nhận thức, gây
hứng thú học tập cho trẻ. Tiến hành học tại thực địa là phương thức thực hiện dạy
học gắn với đời sống, nâng cao hiểu biết về kiến thức, về văn hoá, giáo dục, lòng
yêu quê hương, đất nước, tính thẩm mĩ cho trẻ. Bài học tại di sản cũng phải tuân
thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài học tại lớp. Để tiến hành bài học tại thực địa
cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
*Công tác chuẩn bị:

Tiến hành bài học tại thực địa là một hình thức tổ chức dạy học bên ngoài
lớp học, quá trình dạy học liên quan đến nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau nên
phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cả đối với giáo viên và trẻ. Một là, chọn địa
điểm phù hợp với mục tiêu, nội dung, bài học và điều kiện tiến hành. Ở địa phương
không có di sản thì giáo viên chọn di sản ở vùng lân cận để tiến hành bài học tại di
sản.
Ví dụ: Lớp tôi gần với chùa An Xá nên tôi chọn chùa An Xá cho trẻ làm quen
để thuận tiện cho việc đi lại.
Hai là, phải lập kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị và tiến hành bài học, đi
khảo sát thực địa, liên hệ với các cơ quan quản lý di sản. Sau khi đã lựa chọn được
vấn đề dạy học và di sản phù hợp, giáo viên phải xây dựng được kế hoạch chuẩn bị
và tiến hành bài học tại nơi có di sản một cách chi tiết cho từng nội dung công
việc, thời gian thực hiện, lực lượng phối hợp, phương tiện thiết bị hỗ trợ. Kế hoạch
tiến hành bài học tại di sản phải báo cáo với tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường
để được duyệt thực hiện và có kế hoạch hỗ trợ. Ngoài ra, khi làm việc với các cơ
quan quản lý di sản, giáo viên cần chú ý khai thác, tìm hiểu các nguồn tài liệu về di
sản và các nội dung bài học có liên quan đến di sản bao gồm tài liệu hiện vật gốc,
sa bàn, mô hình phục chế, phim ảnh, các công trình nghiên cứu, bài viết chuyên đề.
Đây sẽ là nguồn tài liệu về địa phương phong phú, có giá trị để giáo viên bổ sung
vào bài giảng hoặc thiết kế bài giảng về địa phương.
12


Ba là, giáo viên phải chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng và kiến thức
chuyên môn như nêu mục đích, yêu cầu của bài học và nội dung kiến thức cơ bản
cần tìm hiểu trước ở nhà, thông báo sơ qua về địa điểm có di sản, sự kiện, nội dung
kiến thức liên quan đến di sản, Ngoài ra, giáo viên còn phải nhắc nhở học sinh về
việc đảm bảo phương tiện đi lại, an toàn giao thông , giữ trật trật tự ở khu di sản.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen nhà Truyền thống văn hóa huyện Lệ Thủy vào
buổi sáng, cô giáo cần thông báo cho trẻ biết sáng mai cô sẽ cho lớp mình làm

quen với Nhà Truyền thống văn hóa Huyện, ở đó được trưng bày rất nhiều hiện
vật, mô hình …về các di sản văn hóa của huyện ta. Cô cháu mình đến đó để tim
hiểu…. .Cuối cùng nhắc nhỡ trẻ về việc đi lại và việc giữ trật tự, vệ sinh ở Nhà
Truyền thống .
* Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, cơ bản và bám sát
nội dung kiến thức mà di sản phản ánh. Tuy nhiên, giáo viên phải chú ý làm sao để
đảm bảo mạch nội dung chương trình của bài học, tránh quá tải đối với hoạt động
nhận thức của trẻ.
Ví dụ : Khi cho trẻ làm quen di sản ở Nhà Truyền thống , giáo viên nên lựa
chọn cho trẻ làm quen với Lễ hội Bơi thuyền truyền thống hoặc làm quen với di
tích lịch sử Chùa An Xá. Cho trẻ tìm hiểu sâu nội dung đó.
Khi tiến hành bài học:
Phải khai thác tối đa khả năng cung cấp thông tin thông qua các dấu vết, hiện
vật,…tại nơi có di sản. Khi khai thác tập trung vào những dấu vết, hiện vật quan
trọng phản ánh kiến thức cơ bản của bài học, tránh tình trạng cho trẻ quan sát tràn
lan làm loãng trọng tâm nội dung cần nghiên cứu của bài học. Khi hướng dẫn học
sinh quan sát phải giúp học sinh tìm ra mối quan hệ bên trong, làm sáng tỏ nội
dung, kiến thức mà các chứng tích, hiện vật phản ánh. Giáo viên có thể tổ chức các
hoạt động tự học cho học sinh như:
Hướng dẫn trẻ quan sát - đàm thoại thông qua tiếp xúc với các loại tài liệu
tại di sản như tìm hiểu xuất xứ, chất liệu, hình thức thể hiện (kiểu kiến trúc, hoa
văn trang trí, kiểu chữ…) và nội dung kiến thức của các dấu vết, hiện vật… liên
quan đến bài học.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
giáo viên cho trẻ biết đây là nơi Bác Giáp sinh ra và lớn lên…
Kết hợp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động sau bài học như tham
quan toàn bộ khu di sản, tổ chức các trò chơi lịch sử, đóng kịch diễn lại các câu
chuyện, sự tích liên quan đến di sản…
Với những ví dụ trên cho thấy, việc sử dụng di sản vào dạy học không những
đáp ứng được yêu cầu của đổi mới dạy học mà còn là công cụ đắc lực mà còn giúp

thế hệ trẻ nhận thức được tầm quan trọng của di sản đồng thời biết trân trọng, gìn
giữ và phát huy cho tương lai.
13


Giải pháp 6: Làm quen một số di sản mọi lúc mọi nơi.
Dạy mọi lúc mọi nơi không phải lúc nào cũng phải thực hiện, dễ gây nhàm
chán cho trẻ. Do đó bản thân cần phải linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong
ngày của trẻ hoặc có thể lòng ghép vào các môn học sao cho phù hợp.
Ví dụ: Trong tiết toán “đếm đến 10 nhận biết chữ số 10” giáo viên có thể
giới thiệu bài cho trẻ “ Sắp đến ngày 2-9 rồi, đó là ngày tết độc lập và còn là ngày
lễ đua thuyền truyền thống hằng năm của quê hương ta”. Để biết có bao nhiêu
thuyền bơi tham dự trong ngày lễ thì hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé!.
Qua giờ học đếm các thuyền bơi sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về di sản văn hóa của
quê hương mình.
+Góc nghệ thuật cho trẻ vẽ, nặn, bồi đắp....đọc thơ, ca dao, hát ...về di sản
văn hóa quê hương.
+Góc xây dựng ở chủ điểm Quê hương đất nước cho trẻ xây dựng chùa An
Xá hoặc xây dựng dòng sông kiến Giang vào ngày hội đua thuyền...
Giải pháp 7 : Tổ chức hội thi “Bé với di sản quê hương”
Tổ chức hội thi Bé với di sản là một sân chơi sáng tạo, bổ ích cho lứa tuổi
mầm non. Trong ngày hội, tất cả trẻ đều được tham gia trực tiếp vào hoạt động thi
đua, một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi. Qua đó thúc đẩy các hoạt động tập thể,
gây không khí náo nức cho trẻ vì được tham gia “biểu diễn”, “thi tài”.
Qúa trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh
dạn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, óc thẩm
mĩ về “những diễn viên, vận động viên tí hon” khi biểu diễn.
Tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu sâu hơn về di sản văn hóa quê hương qua hội
thi trẻ thêm tự hào và biết gìn giũ phát huy di sản văn hóa. Hoạt động này có thể
thực hiện nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, ngày truyền thống địa

phương kết hợp với các phong trào thi đua của nhà trường. Bản thân đề xuất với
nhà trường cần phối hợp đoàn thanh niên trường tổ chức hội thi “Bé với di sản”,
Để hội thi đạt hiệu quả cao nhà trường cần đưa ra yêu cầu cụ thể, thể lệ hội thi…để
giáo viên có sự chuẩn bị cho lớp mình một cách chu đáo.
Giải pháp 8: Công tác phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể.
Để hoàn thành tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ thì cần có sự phối hợp
và hỗ trợ cho nhau giữa gia đình, nhà trường và xã hội . Thực hiện tốt sự phối hợp
đó tôi đã mạnh dạn báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch mời người
đến kể chuyện về di sản cho trẻ. Giáo viên có thể mời các chiến sĩ cách mạng lão
thành tiêu biểu, những “nhân chứng” đã chứng kiến, tham gia các sự kiện tại di
sản, những người thân của các nhân vật có liên quan đến di sản,… làm cho người
nghe xúc động, như được sống lại với sự kiện ấy. Đề xuất với nhà trường tạo điều
kiện cho đoàn thanh niên của trường phối hợp xã đoàn tổ chức các hội thi tìm hiểu
về di sản quê hương.
14


Chia sẽ suy nghĩ với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục di sản
cho trẻ mầm non để từ đó phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác định vai trò
của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là giúp trẻ biết được tầm quan
trọng của di sản văn hóa.
Lên kế hoạch hoạt động tuần, ngày rồi trao đổi trực tiếp với phụ huynh
trong giờ đón trẻ, trả trẻ để phụ huynh biết được kiến thức, kỹ năng trẻ sẽ học gì?
Qua đó xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa giáo viên phụ huynh và các thành viên
trong gia đình trẻ để cùng tạo ra các hoạt động cho trẻ trải nghiệm.
Cô giáo tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp nhiều nguyên vật liệu
sẳn có ở địa phương để có nhiều sản phẩm phục vụ cho hoạt động.
Nhắc phụ huynh thường xuyên đưa đón trẻ để biết được thông tin, hằng ngày
theo dõi bảng tuyên truyền, kế hoạch tuần, ngày của cô, từ đó phụ huynh biết và
giúp trẻ trong các hoạt động thí nghiệm, báo cáo kết quả trẻ đã làm được gì ở nhà.

Huy động phụ huynh tham gia đóng góp theo lòng hảo tâm về cơ sở vật
chất: tham gia đóng góp công, nguyên vật liệu địa phương, thơ ca, hò vè, tranh
ảnh, sách tài liệu… để tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Sau mỗi lần cho trẻ thực hành, tôi thông báo kết quả kịp thời với phụ huynh
để phụ huynh bồi dưỡng thêm cho cháu, đặc biệt là những cháu còn rụt rè, còn hạn
chế về ngôn ngữ, giao tiếp…..
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Làm quen di sản văn hóa quê hương, nhằm
nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của trẻ. Đó là một việc làm giải quyết vấn
đề: “Việc dạy học phải lấy trẻ làm trung tâm”, công việc này nó xuyên suốt cả quá
trình hoạt động học và chơi của trẻ 5-6 tuổi. Do đó mỗi một giáo viên phải hiểu rõ
mục đích, ý nghĩa hoạt động cho trẻ làm quen di sản văn hóa. Đối với trẻ, người
lớn chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen di sản phù hợp và tình
hình thực tế, biết tìm ra các giải pháp sáng tạo trong khi cho trẻ làm quen di sản để
thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Là một giáo viên phải thực sự đam mê, tâm huyết với việc dạy học của
mình, thường xuyên quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ học tập,
phải quan tâm đúng mức, luôn theo dõi động viên, khuyến khích nhằm tạo điều
kiện cảm xúc giúp trẻ phấn khởi trong các hoạt động học tập.
Ngoài việc giáo viên nắm vững phương pháp đổi mới truyền thụ cho trẻ,
sáng tạo trong giảng dạy, linh hoạt trong các hoạt động, tích cực tham khảo tài liệu,
học hỏi chị em đồng nghiệp, giáo viên cần phải tích cực hóa đứa trẻ, tạo hứng thú
cho trẻ trong mọi hoạt động. Tôi còn phải sáng tạo trong việc cho trẻ làm quen di
sản quê hương, nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ trong giai đoạn đầu đời
của trẻ mới giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
15


Cần có sự phối kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ

huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu sẳn có ở địa phương.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động làm quen di sản trẻ được sử dụng các
giác quan và trực tiếp thực hiện, trẻ cùng học, cùng chơi cùng trải nghiệm. Hình
thành cho trẻ trí tưởng tượng và phát triển tư duy,tình cảm, ngôn ngữ trí nhớ lâu
bền . Mục đích cuối cùng là tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, đó là việc hình
thành và rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, quan sát, làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm
của bản thân với các bạn.
Như chúng ta biết lứa tuổi mẫu giáo, tuy trẻ còn nhỏ nhưng trẻ luôn luôn tìm
hiểu thế giới xung quanh vốn muôn vàn câu hỏi thắc mắc: Tại sao cái này lại gọi là
chùa?, mọi người đi lễ chùa để làm gì?, Tại sao lại có lễ hội đua thuyền? Tại sao?
Tại sao?...
*Qua việc lựa chọn và sử dụng một số biện pháp giúp trẻ làm quen di sản
văn hóa quê hương. Đây là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện các biện pháp trên tôi đã thu
được một số kết quả sau:
- Đối với bản thân:
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về các di sản văn hóa của quê hương.
+ Đã hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa hoạt động cho trẻ làm quen di sản văn
hóa quê hương.
+ Đã tạo mối quan hệ gắn kết giữa phụ huynh, các đoàn thể, tạo sự thân
thiện giữa cô và trẻ, giữa cô với phụ huynh.
+ Đã đưa chất lượng của lớp mình lên cao hơn.
- Đối với trẻ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích tò mò, ham hiểu biết, thích quan sát khám phá,
thích được sử dụng các giác quan và trực tiếp thực hiện, trẻ hiểu biết nhiều, rộng
hơn về thế giới xung quanh, trẻ hoạt động tích cực hơn, có kiến thức đa dạng,
phong phú, trẻ được phát triển trí tuệ…
Kết quả thể hiện rất rõ qua việc khảo sát chất lượng cuối năm:
Nội dung


Số trẻ biết
được

Tỉ lê (%)
90,47%

Trẻ kể tên một số Di sản văn hóa của quê hương

19/21

Trẻ thích thú tham gia các hoạt động

20/21

95,23%

Trẻ nhanh nhẹn sáng tạo trong các hoạt động
Trẻ có hành vi thái độ tốt với Di sản văn hóa của quê
hương

15/21

71,42%

21/21

100%

16



- Đối với phụ huynh:
+ Phụ huynh đã hiểu được công việc, hoạt động của cô giáo.
+ Phụ huynh vui mừng khi con mình mạnh dạn, nhanh nhẹn, tự tin. Thấy
được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc kết hợp với giáo viên
cùng quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Phụ huynh đã quan tâm hơn việc cho trẻ làm quen di sản văn hóa, biết
hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ tình
hình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không
tránh khỏi những hạn chế, kính mong sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng sư phạm nhà
trường, bạn bè đồng nghiệp, phòng giáo dục đào tạo để tôi có nhiều kinh nghiệm
hơn trong công tác giảng dạy.

17



×