Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi hoạt động âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.18 KB, 20 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối
với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc
sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với
trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi,
trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho
tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Trong chương trình giáo dục mầm non, phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực” có hai mục tiêu quan trọng đó là tạo môi
trường sư phạm thân thiện và phát huy vai trò tích cực của trẻ do đó tổ chức
hoạt động âm nhạc cho trẻ là một trong những phong trào trên nhằm tạo môi
trường hấp dẫn lôi cuốn trẻ vì môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết
sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ
để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các
hoạt động giáo dục ở trường.
Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên mầm non sử dụng một
cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích
cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ
hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động
khác cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo
nhóm, giờ tạo hình...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi
trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người
theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm
non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong
giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú,
1


thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên


hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động
không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa...Cùng với sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng
đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho
hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu
giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản
mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ
chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với
chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc
được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình,
làm quen với toán, thể dục buổi sáng...Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ,
hồn nhiên.
Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt
thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính
vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay,
những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học
của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang
nhiều thế mạnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ
trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh
sau này. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát
triển toàn diện nhất. Và thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông
minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho
trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo
léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác.
2


Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ

ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm
xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận
được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có
trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng
sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của
bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ
đến t́ính cảm nhẹ nhàng.....Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,
phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn
tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế
nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và
sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt
nhất cho trẻ.Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý
nguyện của mình đã thực hiện được.
2. Mục đích nghiên cứu:
Với tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ và nâng cao chất lượng giáo dục
âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ chuyên môn nên bản
thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời
sống hằng ngày đối với trẻ ở trường Mầm non” .Vì vậy tôi chọn đề tài mà tôi tâm
đắc đó là :
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hoạt động âm nhạc”.
Nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy trẻ cảm thụ và biểu diễn tốt các thao tác
và có khả năng thể hiện tình cảm.

3


PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.Thực trạng :
1.1 Cơ sở lý luận :
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực vô cùng quan trọng là nhân tố phát triển
đất nước vì vậy con người phải tiếp cận chiếm lĩnh được nền khoa học kỹ thuật
công nghệ thông tin vì vậy qua các kỳ đại hội Đảng, Đảng ta đã đưa ra các nghị
quyết, các chỉ thị về giáo dục. Như chỉ thị số 06 /CT- TW của bộ chính trị về
cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” “ Mỗi
thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo, phong trào thi đua trường học
thân thiện học sinh tích cực ”. Nghị quyết số 29-NQ/ TƯ của đại hội Đảng
khóa XI đã xác định rõ “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn
bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam…Xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình và xã hội ”. Đối với giáo dục
mầm non là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn nhưng vẫn xác định rõ bậc học
mầm non là vấn đề then chốt, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục là tiền đề
giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm hiểu biết, thẩm mỹ hình thành các yếu tố
đầu tiên của nhân cách trẻ. Cũng như các bậc học khác bậc học mầm non hiện
nay cũng có nhiều bộ môn cho trẻ làm quen. Như làm quen với môi trường
xung quanh , làm quen với toán , làm quen với văn học và với chữ cái giáo dục
thể chất và một trong những hoạt động không thể thiếu đó là “ Hoạt Động Âm
Nhạc ”.
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc
sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí
nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh.
Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được
4


những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các
cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất
thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc

sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là
phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và
có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế
giới kỳ diệu đầy cảm xúc
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ.
Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải
tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với
các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôríc, có
hiệu quả.
Cho nên ở đơn vị chúng tôi thực hiện việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm
nhạc trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều cũng đã
áp dụng và có hiệu quả, cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi có phần phong
phú hơn.
1.2 .Thực trạng.
* Tình hình nhà trường:
Trường mầm non Quảng Hùng là một ngôi trường nằm ở vùng ven biển
.Nhờ có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xã cũng như phòng giáo dục .Hiện nay
trường chúng tôi đã được đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học khá đầy đủ và khang trang. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ giáo
viên trẻ, khỏe, nhiệt tình , trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn .Trẻ đi
học được sắp xếp theo độ tuổi nên rất thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục
trẻ.
* Tình hình lớp học.
Năm học 2014-2015 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẩu giáo 5-6 tuổi
sỉ số lớp là 31 cháu .Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và sự hỗ
5


trợ của các bậc phụ huynh đã mua sắm trang thiết bị, đồ dùng ,đồ chơi phục
vụ cho việc học và chơi của trẻ đạt kết quả tốt .

* Thuận lợi:
- Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt
động của lứa tuổi.
- Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy
vi tính, đàn, ti vi, đầu đĩa… phù hợp với trẻ.
- Giáo viên chủ nhiệm của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, có tố
chất tốt về âm nhạc.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho
giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng
công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ…
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
* Khó khăn :
- Một số chủ đề khó khai thác tư liệu.
- Một số trẻ còn nhút nhát không mạnh dạn có nhiều trẻ còn nối tiếng địa
phương nên cô phải dạy trẻ nói tiếng phổ thông,
- Đa số trẻ là con nhà nông nên khả năng nhận thức còn hạn chế vì vậy sự
phát triển tư duy còn chậm.
-Vào đầu năm học tôi khảo sát chất lượng đầu vào ở tất cả các môn học riêng
môn âm nhạc sau khi khảo sát kết quả như sau:
*Kết quả khảo sát chất lượng lần 1 với tổng số trẻ 31:
Khảo sát

TS.trẻ

Trẻ nhớ tên bài hát
Hát thuộcvà rõ lời bài hát
Hát hay và đúng giai điệu

31

31

Tốt
S.T %
6
20
6
17

bài hát

35

7

20

khá
TB

ST % ST % ST %
8
28,5 9
23
8 28,5
9
26
10 28,5 10 28,5
8


23

12

34

8

23
6


Thể hiện cảm xúc và vận
động phù hợp với nhịp

35

6

17

9

26

9

26

11 31


35

5

14,5 8

23

12

34

10 28,5

điẹu bài hát
Nhận ra giai điệu êm dịu
vui buồn của bài hát

Với kết quả khảo sát như trên cho tôi thấy khả năng ca hát của các cháu còn
chưa tốt, các cháu chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình, từ đó tôi
đã tìm tòi và ứng dụng một số giải pháp sau:
2 .Những giải pháp thực hiện :
* Tạo môi trường học tập:
* Tồ chức tiết học nhẹ nhàng :
* Trên tiết học :
* Ứng dụng CNTT vào tiết học :
* Sử dụng các dụng cụ âm nhạc đa dạng:
* Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ :
* Đi sâu bồi dưỡng đối tượng trẻ đạt , chưa đạt :

3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
3.1: Tạo môi trường học tập:
- Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình,
trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm
nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo
của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù
hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học
gần gũi cho trẻ.

7


- Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng
giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng
sành. Có thể để giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều
kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ
hội hóa trang, nhảy múa tự do.
- Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm
non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng
đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát.
- Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động
theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê
bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ
chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Khi bố trí góc âm
nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng,
làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.

8



- Đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc,
tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ,
tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
- Tại góc âm nhạc, tôi củng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý
tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên
kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự
làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm
gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình
trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng
đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.

3.2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt
Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu và phân tích bài hát, trên cơ sở đó
luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó tôi
9


luyện kỹ năng nhiều hứng thú sở thích của trẻ.
- Khi thể hiện lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài
hát có nội dung gắn với hiện tượng tự nhiên, tình cảm xã hội gần gũi với
trẻ và phù hợp với chủ điểm.
Vd: Chủ điểm “ Gia đình” Cho trẻ chọn các bài hát dễ thuộc và trẻ thích:
“ Múa cho Mẹ xem”( Xuân Giao) “Cả nhà thương nhau” (Phan Văn Minh)
“Cháu yêu Bà” (Xuân Giao).
Vd: + Đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” “Bà còng” “Cái bống”
+ Dân ca: “ Đi cấy” “Cò lã” “Lý cây bông” “inh lã ơi”
+ Các trò chơi: “Tai ai tinh” “Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát” “Vòng quay kỳ
diệu”
3.3: Trên tiết học :
Ví dụ : chủ điểm gia đình : Đề tài :

VĐ Múa: “Múa cho mẹ xem
Nghe hát :Bàn tay mẹ
Trò chơi : Vòng quay kỳ diệu

I. MỤC Đích Yêu Cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát ,tên tác giã.
- Hát đúng giai điệu bài hát.
-Trẻ hiểu nội dung bài hát
-Biết cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng:
- Trẻ vận động múa nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.
- Lắng nghe cô hát và có hưởng ứng theo nhạc.
- Phản xạ nhanh thông qua trò chơi
3. Thái độ:
10


- Trẻ mạnh dạn, tự tin.
-Yêu thương ,giúp đỡ những người thân trong gia đình và những người
xung quanh

II. CHUẨN BỊ:
- Đàn.
- Máy tính.
- Rổ.
- 3 hộp quà.
- 30 bông hoa.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô


Hoạt động trẻ

*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Nghe tin –Nghe tin

- Tin gì –Tin gì

-Nghe tin lớp chúng mình bạn nào học cũng giỏi cũng ngoan
lại còn hát hay múa đẹp nữa nên hôm nay các cô cùng đến
thăm xem có đúng không đấy
- Các con hãy cùng đứng lên thể hiện sự đón chào của mình - Vỗ tay
nào?
- Các bác, cô đến để xem chúng mình hát hay, múa dẻo như thế -Trẻ vỗ tay
nào. Nên cô sẽ tổ chức 1 cuộc thi để các đôi sẽ được thể hiện
tài năng của mình nhé.
-Hội thi ngày hôm nay được mang tên “Gia đình tài tử”
- Nội dung: Gồm 3 phần
Phần 1: Đoán giỏi
Phần 2: Thi tài
Phần 3 : Chung sức
11


*Hoạt động 2: Phần thứ 1’’Đoán giỏi” với nội dung “Nhìn
hình đoán tên bài hát ”
- Mời 3 đội cùng vào với phần 1 “Đoán giỏi” với trò chơi -Trẻ lắng nghe
mang tên “Nhìn hình đoán tên bài hát”
Cách chơi:
Các đội quan sát hình ảnh, đưa ra đáp án tên bài, tên tác giả.

Luật chơi:
Sau một phút đội nào có tín hiệu trước được quyền trả lời, trả
lời đúng được tặng hoa và nếu trả lời sai đội khác được dành
quyền trả lời.
- 3 đội cùng hướng lên màn hình (hình ảnh bé đang múa).

Câu hỏi:
+ Hình ảnh có trong bài hát gì?

- Múa cho mẹ
xem ạ.

+ Do ai sáng tác?

- Trẻ trả lời.

(tặng hoa cho đội trả lời đúng).
- Mời 3 đội cùng thể hiện bài hát này nhé

- Cả lớp hát.

- Kết thúc phần 1 kiểm tra kết quả các đội – động viên.
* Hoạt động2: Phần 2 “Đua tài”

- Vỗ tay

*Vận động “Múa cho mẹ xem”
12



- Mời 3 đội cùng đến với phần 2 có tên gọi “Đua tài”.
- Để thực hiện được tốt phần thi này mời 3 đội cùng chú ý lên
cô “ Cô vừa hát vừa múa bài”Múa cho mẹ xem”
- Để thực hiện hát múa lần 2 (mời 3 đội hát cô múa).
- Mời 3 đội hát múa cùng cô

- Trẻ hát VĐ

(hát múa 2 lần)
- 3 đội cùng thi tài với nhau.

- Trẻ hát VĐ

+ 3 tổ.
+ Nhóm (Mặc váy, có nơ, quần…).
+ Đôi (2 bạn trai, gái)
(Cô sửa sai, cho trẻ thực hiện lại cùng tổ, nhóm sau, hoặc múa
cùng cô).
- Cô khen ngợi, tặng hoa, động viên trẻ.
- Mời các đội giao lưu cùng nhau.

-Trẻ VĐ

+ Cả 3 đội (vòng tròn từng đội).
+ 6 bạn (đứng trong vòng tròn)
+ Cá nhân.
* Nghe hát: Bàn Tay Mẹ”

- Trẻ trả lời


- Bạn nhỏ thể hiện tình yêu với mẹ là múa cho mẹ xem.
- Còn mẹ yêu thương, chăm sóc lo lắng cho các con thế nào
mời các bạn cùng lắng nghe bài hát.
“Bàn tay mẹ” sáng tác của chú “Bùi Đình Thảo”
- Cô hát cùng đàn.
- Cô giới thiệu tên bài, tác giả (xem hình ảnh mẹ)

13


- Cô hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
Câu hỏi:
+ Cô vừa hát bài gì?

- Trẻ trả lời.

+ Do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về ai?
-Cho cả lớp hát múa cùng cô 1-2 lần

-Cả lớp hát múa

-Mẹ là người chămsóc, nuôi dưỡng các con. Vậy các con làm -

Chăm

gì cho mẹ vui lòng?

học giỏi


- Giúp mẹ việc nhà đó là những công việc gì?

- Trẻ trả lời

ngoan,

(Xem hình ảnh bé quét nhà, tưới cây, cho cá ăn, cất dọn đồ
dùng, đồ chơi).
* Hoạt động 4: Phần 3 mang tên“Vòng quay kỳ diệu”
- Cô thấy các đội không những hát hay múa dẻo còn biết giúp
mẹ làm việc nhà để cảm ơn những tình cảm đó. Chương trình
mời các đội đến với phần 3 là trò chơi mang tên “Vòng quay
kỳ diệu”.
Cách chơi: Vòng quay có 4 ô số, mỗi ô số có chứa hình ảnh,
đoạn nhạc, câu hát.
Luật chơi:
Các đội nói đúng tên và thể hiện bài hát đúng giai điệu sẽ tặng
hoa, nếu trả lời sai đội khác được quyền trả lời.
*Hoạt Động 5 :Kết thúc
- Kiểm tra kết quả
14


- Tặng quà.
- Chào kết thúc.
3.4: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng:
Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay.
Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ : “ Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi
mới, các con hãy đến thử xem ”. Mỗi lần nên thay đổi 3-4 đồ dùng, đồ chơi. Giáo
viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới.

Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm
thanh của chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau, thì các chén tạo ra
âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ
chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ : Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách… trẻ
kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo
ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc,
giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về
đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô cho trẻ
nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ.
3.5: Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ:
- Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang
phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệu…Cô và trẻ cùng
nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc
bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với
hoạt động âm nhạc.
- Rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ:
Qua các tiết học và hoạt động, tôi rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu
lệnh tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn khi lên biểu diễn.
3.6 Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học.
- Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, blog socnhi.com, nhac
cuatoi.vn…để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy
15


chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip ….kết
hợp với các phần mềm: pwerpoint, kidpic, photoshop…để sử lí hình ảnh và sử
dụng trong bài dạy.
Ví dụ: Ở chủ đề bản thân: Bài hát “Anh tý sún” Sử dụng đoạn clip “Đánh
răng buổi tối của Bo và ba Nam”.

- Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “Đố bạn” Có thể kết hợp cho trẻ xem clip
“Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ
xem hình ảnh tương ứng về con vật đó…Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các
hành động của con vật trong bài hát như: Khỉ, voi, gấu…Tiết học của trẻ sẽ thêm
vui nhộn và sinh động hơn.
- Với những bài hát nghe thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem hình
ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ ở hội Lim. Khi trẻ
được trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với
những làn điệu dân ca đó. Ví dụ:
- Khi cho nghe các bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, tôi đưa đoạn clip các
liền anh, liền chị quan họ đang hát giao duyên hay hình ảnh của các chị hai, chị
ba quan họ với nón thúng quai thao và những bộ quần áo mớ ba, mớ bảy cho trẻ
xem. Với những giọng hát chuyên nghiệp mượt mà tình cảm, những bộ quần áo
rực rỡ sắc màu và phong cảnh hữu tình, trẻ sẽ cảm thụ chính xác hơn về các làn
điệu dân ca của các vùng.
- Với những bài hát của đồng bào các dân tộc, tôi đưa hình ảnh về các lễ
hội của đồng bào các dân tộc thái, tây nguyên…
- Với các bài hát về Bác Hồ, khi nghe hát bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác
Hồ Chí Minh” Kết hợp cho trẻ xem các hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu
thiếu nhi…Trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ giống như một người ông gần gủi với
các cháu.
- Với những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trong thực
tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì rào,
tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong cuộc sống
16


(tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy…) Đễ phát triển sự nhạy cảm và tai
nghe cho trẻ.
3.7 Đi sâu bồi dưỡng đối tượng trẻ đạt, chưa đạt:

Ngoài việc dạy trẻ ở các giờ hoạt động chung, tôi thường chú ý và xếp loại
trẻ theo từng đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để tập luyện mọi lúc
mọi nơi cho trẻ. Có một số trẻ rất nhút nhát, hay mất tự tin trước đông người, khi
cô yêu cầu trẻ hát trẻ hay cuối mặt và cắn móng tay vì vậy tôi chọn thời điểm
thích hợp để luyện cho trẻ, tôi chọn những bài hát quen thuộc gần gủi với trẻ:
VD:( Cháu yêu Bà, cô và Mẹ, múa cho mẹ xem…) ngoài ra còn thường xuyên
phối kết hợp với các bậc phụ huynh động viên khuyến khích trẻ tự tin mạnh dạn
hơn để phát huy được tính tích cực của trẻ:( như tổ chức sinh nhật cho bé ở lớp,
biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ như ngày 20/10, ngày 08/3…)
Sau khi áp dụng phương pháp này tôi thấy kết quả đạt được như: trẻ tự tin mạnh
dạn linh hoạt hơn và thể hiện các bài hát trong giờ âm nhạc đạt kết quả cao.
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được:
Sau khi nghiên cứu, vận dụng và hướng dẫn trẻ gần hết một năm học tôi đã
tiến hành khảo sát và thu được những kết quả sau đây:
Khảo sát
Trẻ nhớ tên bài hát
Hát thuộcvà rõ lời bài hát
Hát hay và đúng giai
điệu bài hát
Thể hiện cảm xúc và vận
động phù hợp với nhịp
điẹu bài hát
Nhận ra giai điệu êm dịu
vui buồn của bài hát

35
35


Tốt
S.T %
15
43
14
40

35

12

34,3 11 31,3

9

25,6

3

8,8

11

31,3 13

8

23

3


8,8

11

31,3 12 34,3

8

23

4

11,4

TS

35

35

khá
ST %
10 28,5
11 31,3

37

TB
ST

9
8


% ST %
25,6 1 2,9
23
2 5,7

17


Với kết quả trên cho thấy khả năng ca hát tốt của trẻ đã tăng lên. Các cháu
rất yêu thích và có hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc. Sau khi vận dụng
một số biện pháp trên tôi thấy trẻ còn phát triển tốt một số kỹ năng như: Kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức.
- Khi tham gia hoạt động âm nhạc trẻ được hoạt động cùng với bạn, khi
biểu diễn trẻ học cách trình bày, giới thiệu.
- Trẻ biết cách thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát.
- Khi biểu diển trẻ biết giao lưu tình cảm với khán giả.
- Trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu quý cái đẹp. Biết thể hiện những sắc thái,
động tác minh họa đẹp.
-Tạo điều kiện để trẻ có thêm những hiểu biết xã hội, những kiến thức văn
hóa, hay môi trường xung quanh trẻ
2.Bài học kinh nghiệm
- Qua các biện pháp trên giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ
học hứng thú và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh
hoạt và nhanh nhẹn hơn.
- Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú môn âm nhạc là điều mà giáo viên nào
cũng mong đạt được. Vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép

các bộ môn khác sao cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ.
- Cần cố gắng trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng
như của người đi trước và không ngừng luyện tập các bộ môn âm nhạc.
- Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi , động
viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tốt cho trẻ.
-Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát
huy ưu điểm của bản thân. Bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
18


-Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
3. Đề xuất kiến nghị :
Để thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non trong giai đoạn
hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt một số kết
quả đã nêu bản thân xin có một số đề xuất sau.
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như:
đàn Organ, trang phục biểu diễn...
- Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kĩ năng ca hát vận
động theo nhạc đội ngũ giáo viên.
- Đối với lãnh đạo điạ phương .cần mua sắm thêm đồ chơi ngoài trời.
Đối với phòng giáo dục và sở giáo dục;
-Tăng cường hơn nữa các lớp bồi dưỡng kĩ năng ca hát, vận động theo
nhạc, tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa...
- Cung cấp các tiến bộ khoa học kĩ thuật như học tập qua băng hình, đĩa ghi
hình để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
- Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã đúc rút được trong
quá trình dạy hoạt động môn âm nhạc, có điều gì thiếu sót rất mong được sự góp

ý của hội đồng khoa học để bản thân được học hỏi và nâng cao trình độ chuyên
môn.
Xác nhận của hiệu trưởng

Quảng Hùng ngày 18 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan SKKN của mình
viết không sao chép nội dung người khác
Người viết SKKN
LÊ THỊ LOAN
19


20



×