ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM LINH CHI
PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ NG¦êI Tè C¸O THAM NHòNG
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM LINH CHI
PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ NG¦êI Tè C¸O THAM NHòNG
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC VĂN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Linh Chi
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO
THAM NHŨNG .........................................................................................4
1.1.
Khái niệm tố cáo tham nhũng ...................................................................4
1.1.1.
Khái niệm tố cáo...........................................................................................4
1.1.2.
Đặc điểm của quyền tố cáo...........................................................................7
1.1.3.
Khái niệm ngƣời tố cáo ................................................................................8
1.1.4.
Đặc điểm của tố cáo tham nhũng và ngƣời tố cáo tham nhũng .................11
1.2.
Khái niệm về bảo vệ người tố cáo tham nhũng .....................................14
1.2.1.
Khái niệm bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ..............................................14
1.2.2.
Ý nghĩa, vai trò bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ......................................16
1.2.3.
Cơ chế bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ....................................................19
1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng tới bảo vệ người tố cáo tham nhũng ................21
1.3.1.
Yếu tố pháp lý ............................................................................................21
1.3.2.
Yếu tố chính trị ...........................................................................................21
1.3.3.
Yếu tố tâm lý ..............................................................................................22
1.3.4.
Yếu tố truyền thống, tập quán văn hóa.......................................................23
1.3.5.
Yếu tố kinh tế .............................................................................................24
1.4.
Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ người tố cáo tham nhũng .......24
1.4.1.
Phạm vi đối tƣợng bảo vệ ...........................................................................24
1.4.2.
Các kênh tố cáo tham nhũng ......................................................................25
1.4.3.
Giới hạn thông tin đƣợc tố cáo ...................................................................25
1.4.4.
Nội dung bảo vệ .........................................................................................25
1.4.5.
Nghĩa vụ chứng minh hành vi trả thù .........................................................26
1.4.6.
Cơ quan giám sát và thi hành bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ................26
1.4.7.
Xét xử công bằng của Toà án .....................................................................27
1.4.8.
Khôi phục, bồi thƣờng thiệt hại và khen thƣởng........................................27
1.4.9.
Chế tài đối với hành vi trả thù ngƣời tố cáo ...............................................27
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM ...........................................................................................29
2.1.
Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũng ..................29
2.1.1.
Nguồn chính sách, pháp luật về bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng .............29
2.1.2.
Nội dung pháp luật về bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ............................36
2.2.
Thực trạng bảo vệ người tố cáo tham nhũng ........................................52
2.2.1.
Thực trạng thực hiện quyền tố cáo và việc đe doạ, trả thù ngƣời tố cáo ..........54
2.2.2.
Thực trạng thực hiện các biện pháp bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng.............56
2.2.3.
Thực trạng tôn vinh, khen thƣởng đối với ngƣời tố cáo tham nhũng ........61
2.2.4.
Thực trạng xử lý hành vi vi phạm về bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ...........62
2.2.5.
Đánh giá chung về thực tiễn bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ..................64
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................66
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO
THAM NHŨNG .......................................................................................67
3.1.
Quan điểm tiếp cận ..................................................................................67
3.1.1.
Quán triệt các chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ................................67
3.1.2.
Tuân thủ Hiến pháp ....................................................................................67
3.1.3.
Có lộ trình và giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam ..........................68
3.2.
Nhóm giải pháp lập pháp ........................................................................68
3.2.1.
Phƣơng án đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ ngƣời tố cáo ........68
3.2.2.
Phƣơng án pháp điển hoá thành một luật riêng về bảo vệ ngƣời tố cáo ..........72
3.3.
Nhóm giải pháp khác ...............................................................................77
3.3.1.
Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công tác bảo vệ
ngƣời tố cáo tham nhũng ...........................................................................77
3.3.2.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức,
ngƣời dân về pháp luật bảo vệ ngƣời tố cáo ..............................................77
3.3.3.
Tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan phòng, chống tham nhũng ............78
3.3.4.
Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật
về bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ...........................................................78
3.3.5.
Phát huy vai trò của xã hội trong bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ...........79
3.3.6.
Tăng cƣờng quyền tự do thông tin .............................................................79
3.3.7.
Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về bảo vệ ngƣời tố cáo .........................80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ Luật Hình sự
BLTTHS
Bộ Luật Tố tụng hình sự
BPBV
Biện pháp bảo vệ
BVNTC
Bảo vệ ngƣời tố cáo
CBCCVC
Cán bộ, công chức, viên chức
NBTC
Ngƣời bị tố cáo
NTC
Ngƣời tố cáo
PCTN
Phòng, chống tham nhũng
TOC
Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia
UNCAC
Công ƣớc Liên hợp quốc về chống tham nhũng
DANH MỤC BÀNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1.
Đánh giá, tổng hợp kết quả BVNTC
52
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với công cuộc PCTN đƣợc thể hiện rõ
nét qua các nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống thể chế. Thành tựu quan
trọng nhất là sự ra đời của Luật PCTN năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/6/2006 và
đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2007/2012; chiến lƣợc Quốc gia PCTN đến năm 2020
đƣợc ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ
xác định rõ 5 quan điểm, 5 mục tiêu, 5 nhóm giải pháp với 3 giai đoạn thích hợp
nhằm từng bƣớc ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ những nguy cơ phát sinh hành vi
tham nhũng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã phê chuẩn Công ƣớc Liên hợp quốc về
chống tham nhũng (UNCAC) năm 2009. Đi liền với hệ thống thể chế là việc các cơ
quan chuyên trách PCTN các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc thành lập,
kiện toàn tổ chức và củng cố nhân sự. Với những nỗ lực đó, Việt Nam đã đạt đƣợc
thành công nhất định trong công cuộc PCTN. Theo Tổ chức Hƣớng tới Minh bạch
(Towards Transparency), năm 2016 Việt Nam đƣợc 33/100 điểm về chỉ số cảm
nhận tham nhũng, lần đầu tiên trong 4 năm từ 2012 tới 2015, điểm số có tăng nhẹ.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nƣớc mà tham nhũng trong
khu vực công đƣợc cho là nghiêm trọng. Chiến lƣợc Quốc gia PCTN đến năm 2020
đã khẳng định:
Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh
vực… gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc, tiềm ẩn các xung
đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu
nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc
đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bao gồm, sự tham gia của xã
hội trong PCTN còn thấp. Theo Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013, 51%
ngƣời dân Việt Nam tin rằng tố cáo tham nhũng không mang lại lợi ích gì, trong khi
1
đó có 28% không tố cáo vì sợ gánh chịu hậu quả. Đáng lẽ những NTC tham nhũng
phải đƣợc coi nhƣ một tấm gƣơng đáng để học tập, chiến sĩ đấu tranh vì liêm chính,
nhƣng NTC tham nhũng thƣờng không đƣợc công nhận và đƣợc đền bù xứng đáng,
họ có thể bị trù dập, xa thải, bị kiện vì lý do vi phạm quy định bảo mật thông tin,
thậm chí bị đe doạ tính mạng. Với vấn đề này, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy,
để thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân trong PCTN trƣớc hết phải có cơ chế
BVNTC tham nhũng. Dù đã tham gia UNCAC nhƣng quy định của pháp luật Việt
Nam về BVNTC còn rất hạn chế, chƣa thống nhất, nằm rải rác trong nhiều văn bản.
Việc thực hiện quyền tố cáo của công dân trong thực tế còn tồn tại nhiều bất cập.
Quyền tố cáo đƣợc ghi nhận trong các bản Hiến pháp và đã đƣợc thể chế hoá
ở nhiều văn bản khác nhau nhƣ Luật Tố cáo năm, Luật PCTN… Tuy nhiên, các quy
định về BVNTC còn mang tính nguyên tắc, chƣa cụ thể và nằm phân tán trong
nhiều văn bản với hiệu lực pháp lý khác nhau.
Với mong muốn đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ
sung Luật PCTN và Luật Tố cáo, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật về
bảo vệ người tố cáo tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVNTC
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tố cáo, gồm: khái niệm tố cáo tham
nhũng; khái niệm về BVNTC tham nhũng; các yếu tố ảnh hƣởng tới BVNTC tham
nhũng và kinh nghiệm quốc tế về BVNTC tham nhũng.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về BVNTC
tham nhũng.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp pháp lý và thực tiễn về BVNTC tham nhũng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề tố cáo và BVNTC tham nhũng theo
quy định của Hiến pháp 2013, pháp luật về PCTN và pháp luật về tố cáo hiện hành.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, chính sách của Đảng.
4.2. Phương pháp cụ thể
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, nghiên cứu tài
liệu, khảo sát thực tiễn.
5. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về BVNTC tham
nhũng; nghiên cứu thực trạng pháp lý và thực tiễn về BVNTC tham nhũng; đề xuất
quan điểm và các giải pháp pháp lý, thực tiễn về BVNTC tham nhũng. Do đó, Luận
văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cán bộ làm công tác thực tiễn,
các nhà quản lý, lập pháp, học sinh, sinh viên và ngƣời dân.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài danh mục từ viết tắt, và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng
Chương 2. Thực trạng bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng ở Việt Nam
Chương 3. Quan điểm, giải pháp bảo vệ ngƣời tố cáo tham nhũng
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ
NGƯỜI TỐ CÁO THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm tố cáo tham nhũng
1.1.1. Khái niệm tố cáo
Hiện nay chƣa có một định nghĩa hay khái niệm duy nhất về NTC nào đƣợc
thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, về phƣơng diện quyền tự nhiên của con ngƣời, tố cáo
là sự phản ứng của con ngƣời đối với tác động của ngoại cảnh, còn phƣơng diện xã
hội, tố cáo thể hiện sự bất bình của một cá nhân đối với hành vi của một chủ thể.
Theo từ điển Tiếng Việt, tố cáo là “báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm
quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó” hoặc “vạch trần hành động
xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án” [48, tr.973]. Đây là cách hiểu tố
cáo một cách thông thƣờng và phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên định nghĩa này
chƣa thể hiện rõ đƣợc nội dung chủ thể của tố cáo và đối tƣợng tố cáo.
Tố cáo theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện trong Thƣ
gửi đồng bào Liên khu IV, khi Bác ghi rằng:
Nƣớc ta là một nƣớc dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của
dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân nhƣ Hội đồng nhân dân, Mặt
trận, Công đoàn… Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho
dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết với nhân dân với Chính
phủ. Khi ai có điều gì oan ức thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp
trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào biết
rõ và khéo dùng quyền ấy [26].
Có thể nói, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tố cáo là phƣơng tiện
để ngƣời dân phản ánh lại những hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích chính đáng
của mình với cơ quan công quyền.
Dƣới khía cạnh việc làm, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa tố cáo
“người lao động hoặc người từng làm việc, tố cáo về hành vi bất hợp pháp, trái quy
tắc gây nguy hiểm hoặc phi đạo đức do người sử dụng lao động thực hiện” [78].
4
Hoặc định nghĩa của Guy Dehn (một chuyên gia trong lĩnh vực lao động) và
Richard Calland cho rằng: “Người lao động có nhiều cách đề bày tỏ thái độ của mình về
những hành vi sai trái nơi công sở, tức là vạch trần hành vi đang gây tổn hại cho người
khác thay vì phải giữ kín cho riêng mình. Việc tố cáo có thể là thông qua giao tiếp từ việc
nói chuyện với cấp trên, với người quản lý, giám thị hoặc với đồng nghiệp” [78, tr.4].
Định nghĩa này nhìn nhận tố cáo với phạm vi rộng, tố cáo không chỉ giới hạn trong lĩnh
vực công mà cả lĩnh vực tƣ. Coi tố cáo nhƣ một phƣơng tiện để thúc đẩy trách nhiệm
của bất cứ chủ thể nào thông qua việc tiết lộ thông tin về hành vi sai trái. Bên cạnh đó,
định nghĩa còn đề cập tới việc BVNTC, chống lại mọi biện pháp trả thù NTC.
Tuy nhiên, cả hai định nghĩa của ILO và Guy Dehn - Richard Calland lại giới
hạn chủ thể tố cáo, không đề cập tới tố cáo nhân dân mà chỉ giới hạn trong tố cáo
của các thành viên, ngƣời trong tổ chức, cơ quan.
Tổ chức Hƣớng tới Minh bạch lại định nghĩa “Tố cáo là việc tiết lộ thông tin
về việc làm sai trái trong tổ chức, hoặc các nguy cơ của chúng với các cá nhân
hoặc tổ chức được cho là có khả năng thực hiện hành động hiệu quả. Mục tiêu cuối
cùng của tố cáo là để bảo vệ lợi ích công cộng” [83, tr.2].
Do đó, nhìn chung có thể tổng kết những đặc điểm chung cơ bản của tố cáo
bao gồm: một là, công bố thông tin về hành vi sai phạm; hai là, hƣớng tới mục đích
vì lợi ích chung; ba là, các tố cáo hành vi sai phạm đƣợc thực hiện thông qua các
kênh thông tin đã đƣợc quy định [81, tr.8].
Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 (sau đây goi là Luật Tố cáo) đã định
nghĩa “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Tuy nhiên, định
nghĩa này đã giới hạn đối tƣợng tố cáo và phạm vi những hành vi đƣợc tố cáo, đó là
chƣa bao gồm những hành vi vi phạm quy tắc của đơn vị, tổ chức (điều lệ, quy chế,
nội quy…) và cả những hành vi vi phạm đạo đức gây thiệt hại lợi ích công.
Còn giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Cửu Việt làm
5
chủ biên lại định nghĩa “Tố cáo là việc công dân phát hiện với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân
đã gây thiệt hại hoặc sẽ đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân” [76, tr.200]. Định nghĩa này đã giới hạn lại chủ thể
tố cáo là “công dân”, đối tƣợng tố cáo chƣa đƣợc làm rõ với cụm từ “việc công dân
phát hiện với” và chỉ giới hạn trong phạm vi “việc làm trái pháp luật”.
Có thể thấy, định nghĩa của Luật Tố cáo và của Tổ chức Hƣớng tới Minh
bạch đều coi tố cáo là việc công dân cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nƣớc về
hành vi sai trái. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo cho rằng để giải quyết
một vụ việc thì thông tin cung cấp phải chi tiết. Trƣờng hợp NTC không cung cấp
tài liệu làm bằng chứng khi cơ quan nhà nƣớc yêu cầu, sẽ không có căn cứ để xác
minh hành vi bị tố cáo nên cơ quan nhà nƣớc có thể không thụ lý giải quyết tố cáo
(khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo).
BLHS và BLTTHS dùng từ tố giác tội phạm thay vì tố cáo, theo khoản 1
Điều 3 Thông tƣ liên tich
̣ số 06/2013/TTLT- BCA - BQP – BTC - BNN&PTNT VKSNDTC ngày 02/8/2013 của Bộ trƣởng Bộ Công An, Bộ trƣởng Bộ Quốc
phòng, Bộ trƣởng Bộ Tài chính, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Viện trƣởng Viện Kiểm sát hƣớng dẫn thi hành quy đinh
̣ của BLTTHS về tiế p
nhâ ̣n, giải quyết tố giác , tin báo về tô ̣i pha ̣m và kiế n nghi ̣khởi tố , tố giác là “những
thông tin về hành vi có dấ u hiê ̣u tội phạm do cá nhân có danh tính , đi ̣a chỉ rõ ràng
cung cấ p cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết”.
Về bản chất, tố giác và tố cáo là một, tố cáo là khái niệm chung, còn tố giác
là tố cáo hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm đƣợc quy định trong BLHS, hay
nói cách khác “trong tố tụng hình sự tố cáo hành vi tội phạm được gọi là tố giác về
tội phạm” [43]. Ngoài ra, tố giác còn có những đặc điểm riêng biệt: một là, tố giác
không chỉ là quyền mà là nghĩa vụ của công dân (Điều 19 BLHS 2015 quy định tội
“không tố giác tội phạm”); hai là, quan hệ pháp luật hình sự phát sinh khi công dân
biết về hành vi phạm tội; ba là, thông tin tố giác có thể đƣợc xem xét hoặc chỉ mang
tính chất tham khảo; bốn là, việc tiếp nhận và giải quyết tố giác tội phạm theo quy
trình của pháp luật tố tụng hình sự.
6
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng Tố cáo là việc cá nhân, cơ quan, tổ
chức tiết lộ thông tin về việc làm được cho là sai trái trong một cơ quan, tổ chức,
cộng đồng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức,
cộng đồng cho những cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền để ngăn ngừa, xử lý và
khắc phục hậu quả.
NTC thực hiện tố cáo khi có cơ sở và tin rằng hành vi đó là hành vi sai trái
hoặc có biểu hiện sai trái. Có thể NTC nắm giữ những thông tin, bằng chứng chắc
chắn dùng để chứng minh cho nội dung tố cáo hoặc cũng có thể không có bằng
chứng mà chỉ là tin tƣởng hoặc lầm tƣởng rằng đó là hành vi vi phạm, đó là khi
NTC muốn thực hiện trách nhiệm ngăn ngừa hành vi bất hợp pháp, trái quy tắc,
nguy hiểm hoặc vô đạo đức. Tuy nhiên, có một lƣu ý là NTC tin hoặc lầm tƣởng
hành vi bị tố cáo là hành vi sai phạm chứ không phải là cố ý đƣa ra thông tin không
có thật hoặc có dụng ý xấu nhằm bội nhọ, hạ thấp danh dự mang tính cá nhân thì
không đƣợc coi là tố cáo mà là lạm dụng quyền tố cáo [8,tr.45]. Trong trƣờng hợp
này họ phải chịu trách nhiệm về hành vi lạm dụng quyền tố cáo của mình trƣớc
pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời điểm tố cáo có thể là trƣớc hoặc sau khi xảy ra hành vi sai trái. Trƣờng
hợp hành vi trái pháp luật sắp xảy ra, tố cáo là hình thức cảnh báo sớm về mối nguy
hại. Mục đích chính của tố cáo lúc này là ngăn chặn những thiệt hại và mối nguy
hiểm có thể xảy ra. Còn trong trƣờng hợp tố cáo hành vi đã xảy ra, mục đích chính
là xử lý sai phạm và khắc phục hậu quả do hành vi tố cáo gây ra.
1.1.2. Đặc điểm của quyền tố cáo
Theo tự nhiên, con ngƣời phản ứng lại mọi sự xâm phạm hoặc nguy cơ xâm
phạm các quyền, nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích của mình. Tố cáo chính là quyền phản
kháng, tự vệ của mọi cá nhân trƣớc sự vi phạm về quyền có trong đời sống xã hội
dân sự lẫn hoạt động của nhà nƣớc. Có thể hiểu một cách đơn giản, tố cáo là việc
tiết lộ thông tin về hành vi sai trái cho một chủ thể có khả năng giải quyết hiệu quả.
Trọng tâm của quyền tố cáo là quyền tự do ngôn luận [78,tr.4]. Nhìn nhận
quyền tố cáo dƣới góc độ là quyền con ngƣời, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố
7
thông qua bản ghi chép phiên họp thứ 70, mục số 73 (b): “việc bảo vệ nguồn tin và
NTC dựa vào cốt lõi của quyền tự do ngôn luận. Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế
về Nhân quyền đảm bảo quyền được tiếp cận, thu nhận và tin truyền thông tin, ý
kiến thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào, bất kể biên giới” [80]. Cũng
coi tố cáo là quyền con ngƣời, David Banisar cho rằng: “trọng tâm của tố cáo là
quyền tự do ngôn luận” [78, tr.4]. Yêu cầu các tổ chức phải đảm bảo các cá nhân có
khả năng tiết lộ thông tin, tổ chức nên cởi mở và có trách nhiệm hơn với ngƣời lao
động, các cổ đông và dân chúng trong những hoạt động của mình [78, tr.4].
Quyền tố cáo có những đặc trƣng cơ bản của quyền con ngƣời, cụ thể:
- Tính phổ biến: quyền tố cáo là quyền vốn có và đƣợc áp dụng bình đẳng
đối với tất cả mọi ngƣời, không có sự phân biệt vì bất kỳ lý do gì. Mức độ hƣởng
thụ quyền phụ thuộc vào năng lực của cá nhân từng ngƣời, cũng nhƣ hoàn cảnh
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá … mà ngƣời đó đang sống.
- Tính không thể tƣớc bỏ: quyền tố cáo không thể bị tƣớc bỏ hoặc hạn chế
một cách tuỳ tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả cơ quan và quan chức nhà nƣớc.
- Tính không thể phân chia: quyền tố cáo có tầm quan trọng tƣơng xứng với
các quyền khác. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ƣu tiên thực hiện một số
quyền nhất định, miễn là dựa trên yêu cầu thực tế việc đảm bảo các quyền.
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: quyền tố cáo không tồn tại một mình
mà nằm trong mối liên hệ phụ thuộc, tác động với các quyền khác. Sự vi phạm một
quyền sẽ trực tiếp hay gián tiếp ảnh hƣởng tiêu cực tới việc bảo đảm quyền khác.
Quyền tố cáo là quyền con ngƣời, vì vậy nhà nƣớc phải có nghĩa vụ tôn trọng
(kiềm chế không can thiệp vào việc thụ hƣởng các quyền), nghĩa vụ bảo vệ (ngăn
chặn sự vi phạm quyền con ngƣời từ bên thứ ba) và nghĩa vụ thực hiện (có những
biện pháp nhằm hỗ trợ công dân hƣởng thụ đầy đủ quyền).
1.1.3. Khái niệm người tố cáo
Về NTC, UNCAC định nghĩa tại Điều 33: “Bất kỳ người nào tố cáo thiện chí
và trên cơ sở hợp lý với các cơ quan có thẩm quyền các sự kiện liên quan tới hành
vi phạm tội”. UNCAC yêu cầu các quốc gia chú ý tới việc thúc đẩy sự tự nguyện tố
8
cáo của công chúng, bảo vệ bất kỳ ngƣời nào tố cáo sự nghi ngờ của họ về hành vi
tham nhũng. Khoản 4 Điều 39 UNCAC mở rộng đối tƣợng tố cáo cả công dân bình
thƣờng, ngƣời nƣớc ngoài “xem xét khuyến khích công dân nước mình và những
người khác cư trú trên lãnh thổ nước mình báo cáo cho cơ quan điều tra và truy tố
quốc gia khi phát hiện thấy một loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công
ước”. Nhà báo cũng có thể là NTC, UNCAC yêu cầu các quốc gia cần bảo vệ các
nhà báo đặc biệt trong trƣờng họp họ công bố hành vi tham nhũng [6].
Toà án Châu Âu đƣa ra định nghĩa: “Mọi NTC hoặc người tiết lộ thông tin về
mối đe doạ hoặc mối nguy hại gây tổn hại tới lợi ích công cộng trong bối cảnh mối
quan hệ làm việc của họ, trong cả khu vực công và khu vực tư” [83, tr.9].
Định nghĩa về NTC của của UNCAC bao quát hơn định nghĩa của Toà án
Châu Âu, Toà án Châu chỉ giới hạn đối tƣợng tố cáo trong phạm vi những ngƣời là
thành viên của tổ chức, cơ quan đó.
Còn quan điểm về NTC tại Việt Nam thể hiện tại khoản 4 Điều 2 Luật Tố
cáo: “NTC là công dân thực hiện quyền tố cáo”. Khái niệm này bao gồm cả ngƣời
có tin báo, tố giác tội phạm trong BLTTHS và giới hạn chủ thể là “công dân” chứ
không phải là “mọi ngƣời”.
Có thể nói NTC là ngƣời có những chứng lý hoặc căn cứ tin rằng có hành vi
vi phạm pháp luật, hành vi sai trái xảy ra và cung cấp thông tin cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm ngăn chặn hoặc giải quyết hiệu quả các hành vi
đó. NTC có thể là: công chức, ngƣời tiến hành tố tụng hay ngƣời tham gia tố tụng
(ngƣời làm chứng, nguyên đơn, bị đơn, giám định viên, bị can, bị cáo...), đồng
nghiệp,... hay bất cứ ai nắm rõ thông tin, chứng cứ hoặc có thể họ có căn cứ để tin
rằng có hành vi sai trái xảy ra.
Từ những phân tích trên, theo nghĩa rộng, người tố cáo là người có những
dấu hiệu sau:
- Là người có thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật, đạo
đức hoặc các chuẩn mực của cộng đồng;
- Muốn phản ánh những thông tin về hành vi vi phạm với cơ quan, người có
thẩm quyền;
9
- Lo sợ và có nguy cơ bị trả thù vì hành vi tiết lộ thông tin, tài liệu, chứng cứ
về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hoặc các chuẩn mức của cộng đồng.
Phần lớn các quan điểm đều thống nhất, chủ thể thực hiện quyền tố cáo là cá
nhân. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng chủ thể tố cáo có thể là tổ chức vì xuất
phát từ thực tiễn và có thể phát huy đƣợc sức mạnh của tập thể [74, tr.160]. Luật Tố
cáo không công nhận quyền tố cáo của tổ chức nhƣng BLTTHS 2015 lại quy định
tại Điều 144 “Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do
cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về
tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng”. Việc tố cáo đông ngƣời hay NTC là
tổ chức thì có nhiều ƣu điểm: thứ nhất, thu hút sự quan tâm của cơ quan nhà nƣớc;
thứ hai, thể hiện đƣợc trách nhiệm và độ chính xác cao hơn, am hiểu pháp luật hơn
cá nhân; thứ ba, tố cáo sẽ tạo sự liên kết và phát huy sức mạnh tập thể [8, tr.52]. Vì
vậy, có thể cân nhắc trong việc quy định thêm chủ thể tố cáo là tổ chức, pháp nhân.
NTC và ngƣời làm chứng có những đặc điểm giống nhau đó là đều biết
những thông tin trực tiếp liên quan đến vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm
pháp lý về những thông tin mà mình đƣa ra. Tuy nhiên, ngƣời làm chứng là ngƣời
bị cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập và tham gia trong quá trình tố tụng. Vai trò
ngƣời làm chứng là nghĩa vụ nếu không thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm về
tội “từ chối khai báo” hoặc “khai báo gian dối” (Điều 383 và Điều 382 BLHS 2015)
trong khi tố cáo vừa là quyền vừa là nghĩa vụ. Trong trƣờng hợp ngƣời làm chứng
chủ động tố cáo hành vi phạm tội, lúc này NTC đồng thời là ngƣời làm chứng.
NTC cũng khác ngƣời đƣa tin ở chỗ ngƣời đƣa tin có thể là ngƣời tiết lộ
thông tin hợp pháp (nhƣ thông tin về một hành vi, vụ việc bất hợp pháp) hoặc bất
hợp pháp (nhƣ tin mật của cơ quan, tổ chức) một cách công khai hoặc lén lút, vô ý
hoặc cố ý. Ngƣời đƣa tin phải là thành viên của cơ quan, tổ chức bị tiết lộ thông tin
trong khi NTC không bắt buộc phải là thành viên nội bộ. NTC tiết lộ thông tin
mang tính tự nguyện, chủ động nhằm mục đích lộ rõ hành vi sai trái trƣớc công
chúng, cá nhân cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong khi ngƣời tiết lộ thông tin
mang mục đích tƣ lợi cá nhân, có thể tự nguyện hoặc bị ép buộc, mua chuộc.
10
1.1.4. Đặc điểm của tố cáo tham nhũng và người tố cáo tham nhũng
Chƣa có định nghĩa chung về tham nhũng đƣợc thừa nhận, áp dụng chính
thức và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Một số định nghĩa về tham nhũng trong các
từ điển uy tín hoặc do một số tổ chức quốc tế công bố đƣợc nêu dƣới đây nhƣ:
Từ điển Oxford định nghĩa tham nhũng là: “sự bóp méo hay phá hoại tính
liêm chính trong thực thi công vụ bằng cách hối lộ hoặc đối xử thiên vị”. Trong khi
Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) cho rằng tham nhũng là “hành động lạm dụng
quyền lực được giao để làm giàu bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc
cho những người thân cận của một bộ phận nhân viên công quyền, có thể là các
nhà chính trị hoặc viên chức” [10, tr.22]. Ngân hàng Phát triển Châu Á lại có hai
định nghĩa dựa trên những sửa đổi, bổ sung cho định nghĩa của TI – đƣợc cho là
chƣa chú trọng tới khu vực tƣ. Định nghĩa ngắn gọn thứ nhất, coi tham nhũng là:
“sự lạm dụng quyền lực công hoặc tư để thu lợi riêng” [10, tr.23]. Định nghĩa thứ
hai có nội dung toàn diện hơn, xác định tham nhũng là: hành động lạm dụng chức
vụ để làm giàu bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho những ngƣời
thân cận của một bộ phận nhân viên ở cả khu vực công và khu vực tƣ, hoặc để tạo
cơ hội cho những kẻ khác làm nhƣ vậy [10, tr.23].
Từ những định nghĩa trên, có thể phân tích định nghĩa tham nhũng là một
tình trạng thiếu trung thực, thiếu liêm chính trong hành động, gắn liền với sự “tha
hoá”. Chính khái niệm này đã ngụ ý tình huống với cá nhân cố ý làm trái những
chuẩn mực đạo đức và quy định pháp luật để thu lợi bất chính cho bản thân, gia
đình và ngƣời thân. Có hai thuộc tính cốt lõi của tham nhũng là sự lạm dụng quyền
lực (hàm ý tham nhũng phải là những hành vi cố ý) và thu lợi riêng (không chỉ lợi
ích cho cá nhân mình, mà còn cho gia đình, họ hàng, hay ngƣời nào khác. Lợi ích
có thể là vật chất, tinh thần, tình cảm, tình dục…, có thể trực tiếp, gián tiếp). Tham
nhũng là hành vi lạm dụng vị trí, quyền hạn để thu lợi riêng, thƣờng do ngƣời đƣợc
giao một thẩm quyền nhất định thực hiện nhƣng không giới hạn ở những chủ thể
này và gắn liền với sự lạm dụng quyền lực, là sự tha hoá của quyền lực nhà nƣớc
(hay quyền lực công) nhƣng không chỉ giới hạn trong dạng quyền lực này.
11
Ngoài các đặc điểm chung của tố cáo, tố cáo tham nhũng có những đặc điểm
riêng, đó là:
Một là, phạm vi đối tượng bị tố cáo là hành vi tham nhũng diễn ra phổ biến,
thường xuyên và không loại trừ ai, đặc biệt trong phạm vi cơ quan công quyền.
Tham nhũng là hiện tƣợng có thể xảy ra ở mọi khu vực, mọi nhóm xã hội, mọi bộ,
ngành hay các tỉnh, thành. Bản chất của tham nhũng là sự tha hoá quyền lực - một
hiện tƣợng có tính chất quy luật xét trên phƣơng diện tâm lý học hành vi của loài
ngƣời. Nói cách khác ở đâu có quyền lực, ở đó có tham nhũng. Theo cách tiếp cận
này, tham nhũng có tính chất là một căn bệnh chung, mang tính cố hữu của mọi nhà
nƣớc, mọi tổ chức, bất kể thể chế chính trị nào. Cùng với quan liêu, tham nhũng
xuất hiện ngay từ khi thành lập nhà nƣớc và cũng tồn tại mãi mãi với nhà nƣớc.
Chính vì thế, Laureate Gary Becker – nhà khoa học Mỹ đƣợc giải Nobel kinh tế
năm 1992 phát biểu: “Chúng ta chỉ có thể hoàn toàn triệt tiêu tham nhũng khi xoá
bỏ nhà nước mà thôi” [79].
Hai là, giữa NTC và NBTC trong tố cáo tham nhũng thường có mối quan hệ
với nhau (quan hệ thân hữu, lợi ích, công việc,…), đặc biệt, thƣờng có mối quan hệ
là thủ trƣởng và nhân viên. Nhƣ đã nói ở trên, tham nhũng xảy ra rất phổ biến ở cơ
quan công quyền và thƣờng gắn với những ngƣời có chức vụ, quyền hạn, chính vì
vậy mà mối quan hệ tố cáo tham nhũng giữa NTC và NBTC thƣờng là quan hệ cấp
trên - cấp dƣới và có sự vƣớng mắc về xung đột lợi ích. Vì NTC và NBTC có quan
hệ, ở trong một cơ quan, tổ chức nên có thế nắm đƣợc nhƣng thông tin mang tính
“nội bộ” hay là thông tin “mật” do mối quan hệ có mức độ gần gũi nhất định mà
những ngƣời ngoài khó biết đƣợc. Cũng chính vì lý do này mà sự an toàn của NTC
tham nhũng thƣờng bị đe doạ. Ví dụ nhƣ, nhân viên tố cáo giám đốc, công chức tố
cáo trƣởng phòng. Trong khi tố cáo có thể xảy ra bởi một ngƣời không nằm cùng tổ
chức với NBTC.
Ba là, NTC tham nhũng thường bị trả thù, trù dập dưới nhiều hình thức, đặc
biệt là trù dập, phân biệt đối xử trong công việc, vị trí và cơ hội việc làm. Xuất phát
đặc trƣng của NBTC trong tố cáo tham nhũng thƣờng là ngƣời có chức vụ quyền
12
hạn, địa vị và ảnh hƣởng trong xã hội, thƣờng ở “thế mạnh” còn NTC ở vị “thế yếu”
hơn, dễ bị tác động bất lợi. NTC tham nhũng có thể bị cách chức, đuổi việc, chuyển
sang vị trí làm việc không phù hợp, bị giảm sút về thu nhập … Nhƣ công chức tố
cáo lãnh đạo tham nhũng ngân sách nhà nƣớc bị cho thôi việc vì lý do vi phạm nội
quy hoặc bị chuyển vị trí công tác không phù hợp. Trong khi tố cáo hành vi vi phạm
khác, thƣờng không tồn tại quan hệ công việc (cấp trên - cấp dƣới, đồng nghiệp...)
và NBTC không phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn sẽ khó gây tác động tới vị trí
công tác, cơ hội việc làm của NTC. Ví dụ nhƣ, anh A tố cáo anh B không đáp ứng
điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. B
không có nhiều điều kiện để trả thù A trong công việc, vị trí việc làm...
Bốn là, trong tố cáo tham nhũng, NBTC thƣờng là ngƣời thực hiện hành vi
tham nhũng vì vụ lợi cá nhân, mục đích thu lợi riêng. Lợi ích riêng mà ngƣời thực
hiện hành vi tham nhũng có thể là trực tiếp cho cá nhân ngƣời thực hiện hành vi
tham nhũng nhƣng cũng có thể là cho gia đình, ngƣời thân, ngƣời khác. Lợi ích thu
đƣợc có thể là lợi ích vật chất, tinh thần … Đây là điểm đặc trƣng của hành vi tham
nhũng là vì thu lợi riêng. Trong khi tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nói chung,
hành vi bị tố cáo có thể không vì mục đích thu lợi ích riêng nhƣ tố cáo cán bộ, công
chức không thực hiện trách nhiệm của mình nên gây ra thật thoát tài sản cho cơ
quan; tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia...
Năm là, tham nhũng không diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể
nhƣ đa số hành vi vi phạm pháp luật khác. Đây là điều bất lợi cho NTC khi phải thu
thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng mà mình tố cáo.
Sáu là, nội dung tố cáo tham nhũng thường không được quan tâm xử lý nếu
môi trƣờng xung quanh NTC và NBTC có sự suy giảm, mất dân chủ, có nhiều tiền
lệ xấu về tham nhũng, tiêu cực mà không đƣợc xử lý. Điều này trái ngƣợc đối với
việc tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật khác nhƣ cƣớp tài sản, giết ngƣời,
chống phá nhà nƣớc, gây mất an ninh...
Bảy là, niềm tin của NTC tham nhũng thường không cao, họ không cho rằng
hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý triệt để so với tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật
13
khác. Bản thân NTC tham nhũng thƣờng không tin vào sự công khai, minh bạch,
liêm chính của việc xử lý hành vi tham nhũng dù đã đƣợc tố cáo. Cũng chính tâm lý
của NTC thƣờng rơi vào tình trạng “con kiến kiện củ khoai”.
1.2. Khái niệm về bảo vệ người tố cáo tham nhũng
1.2.1. Khái niệm bảo vệ người tố cáo tham nhũng
Theo định nghĩa đƣa ra của Từ điển Tiếng Việt, bảo vệ là “chống lại mọi sự
huỷ hoại, xâm phạm để giữ được nguyên vẹn, bênh vực bằng lý lẽ để giữ vững ý
kiến hay quan điểm” [66, tr.53].
Trả thù là “làm cho người đã gây hại, gây tai hoạ cho bản thân mình hoặc
người thân phải chịu điều tương xứng với những gì người ấy gây ra” [66, tr.1308].
Hậu quả của việc trả thù, đe doạ trả thù hoặc thực hiện hành vi không có lợi
cho NTC tham nhũng và ngƣời thân của họ là làm cho NTC chùn bƣớc, lo sợ để
không tố cáo hoặc rút lại lời tố cáo. Những NTC có thể nguy hiểm đến tính mạng,
sức khoẻ, trạng thái tâm lý, tình trạng công việc hoặc thu nhập, cản trở thực hiện
các quyền chính trị, kinh tế và xã hội khác từ việc trả thù gây ra. Do vậy, nhà nƣớc
phải có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn, nguyên vẹn cho NTC tham nhũng ngay cả
khi NTC tham nhũng không có yêu cầu.
Thuật ngữ BVNTC tham nhũng có thể đƣợc hiểu là hành động chống lại
hành vi trả thù hoặc trù dập của NBTC hoặc ngƣời khác đối với NTC tham nhũng,
hoặc ngƣời thân của NTC.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Văn hoá thông tin, “cơ chế là cách
thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng cơ sở theo đó mà thực hiện” [77, tr.464]. Cơ
chế BVNTC là nói tới cách thức tổ chức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm
bảo vệ, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để BVNTC
trƣớc sự trả thù hoặc trù dập của NBTC hoặc ngƣời khác.
Điều 33 của UNCAC yêu cầu mỗi quốc gia thành viên xem xét việc quy định
các biện pháp thích hợp trong hệ thống pháp luật quốc gia để bảo vệ trƣớc những
đối xử bất công đối với bất kỳ ngƣời nào tố cáo, với thiện ý và dựa trên những căn
cứ hợp lý, với cơ quan có thẩm quyền về bất cứ sự thật nào có liên quan đến các tội
phạm quy định theo Công ƣớc.
14
Yêu cầu chính trong hầu hết các luật về BVNTC là những thông tin đƣợc tiết lộ phải
thể hiện sự “thiện chí” và “có lý do hợp lý” (“good faith” and on “reasonable grounds”).
Tính “thiện chí” là thuật ngữ mang tính trừu tƣợng, nhƣng thể hiện rõ động
cơ của NTC nhằm phơi bày sự thật về một hành vi tham nhũng mà mình biết. Luật
mẫu OAS định nghĩa NTC “thiện chí” là ngƣời thông tin một hành động mà ngƣời
đó coi có thể là một hành vi vi phạm pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền chịu
trách nhiệm để điều tra hành chính và/hoặc hình sự [81,tr.8]. Nếu một NTC vì một
động cơ nào đó chứ không phụ thuộc vào việc họ đánh giá giá trị của hành vi bị tố
cáo, thì ngƣời này không thuộc đối tƣợng đƣợc BVNTC.
“Có lý do hợp lý” có thể hiểu là cách suy nghĩ, quan điểm của NTC với hành
vi bị tố cáo. NTC cho rằng đó là hành vi sai trái hoặc nghi ngờ đó là hành vi sai trái
không loại trừ trƣờng hợp nghi ngờ này là nhầm lẫn. Theo pháp luật Hoa Kỳ, NTC
“có lý do hợp lý” đƣợc dựa trên việc một ngƣời quan sát vô tƣ có kiến thức về các
sự kiện thiết yếu đƣợc biết đến và dễ dàng có [81,tr.8]. Trong hoàn cảnh của NTC
và hiểu biết của họ, NTC hiểu một hành vi là vi phạm pháp luật kể cả đó là do nhầm
lẫn thì vẫn là đối tƣợng BVNTC.
Tóm lại, NTC có thể tố cáo khi có căn cứ nghi ngờ một hành vi là hành vi sai
trái, trong cả trƣờng hợp nghi ngờ này là nhầm lẫn, nhƣng với thiện chí là tiết lộ
hành vi sai trái đều là đối tƣợng đƣợc bảo vệ.
Nội hàm của BVNTC tham nhũng đƣợc biểu hiện theo 5 khía cạnh, gồm:
- Một là, đối tƣợng bảo vệ gồm NTC tham nhũng (những ngƣời sở hữu thông
tin mà không đủ để tạo thành bằng chứng nhƣ ngƣời làm chứng hoặc các chuyên gia
trong tố tụng [84,tr.6]) và ngƣời thân của NTC. Đối tƣợng thực hiện hành vi hoặc
đe doạ thực hiện hành vi trả thù, hành vi không có lợi cho NTC và ngƣời thân của
NTC là NBTC, ngƣời thân của NBTC, ngƣời có cùng lợi ích với NBTC hoặc ngƣời
bị NBTC dụ dỗ, mua chuộc hay ép buộc [8, tr.59].
- Hai là, nội dung BVNTC tham nhũng bao gồm: (1) bảo vệ tính mạng, sức
khoẻ, tâm lý và tài sản; (2) bảo vệ tình trạng làm việc, thu nhập và các quyền lợi từ
việc làm; (3) bảo vệ các quyền tự do, bình đẳng chính đáng về chính trị, kinh tế, văn
15
hoá; (4) bảo vệ rủ ro trách nhiệm pháp lý; (5) khắc phục hậu quả hoặc khôi phục lại
trạng thái ban đầu, và bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị trả thù; (6) xử lý hành vi đe
doạ, trả thù NTC; (7) theo dõi việc tái trả thù [8, tr.59].
- Ba là, BVNTC là trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc nhằm bảo vệ Hiến
pháp, bảo vệ các quyền hiến định, bảo vệ dân chủ; là bảo vệ quyền bất khả xâm
phạm về danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; là bảo vệ những ngƣời
tự nguyện, có công lao đóng góp với nhà nƣớc trong phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật; là sự khuyến khích, phát huy ngƣời dân trong việc hợp tác với nhà
nƣớc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Bốn là, điều kiện pháp lý và thực tiễn BVNTC tham nhũng: đây là yếu tố
tiên quyết hình thành cơ chế BVNTC vì nếu không có căn cứ pháp lý sẽ không có
cơ sở để BVNTC. Đồng thời việc áp dụng BVNTC có hiệu quả hay không lại phụ
thuộc vào những điều kiện thực tiễn về tài chính, kỹ thuật,
- Năm là, cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ: hành vi BVNTC là hành vi
hợp pháp, đƣợc thực hiện bởi một chủ thể đƣợc nhà nƣớc trao quyền và phải đƣợc
quy định trong pháp luật.
Từ những phân tích trên có thể hiểu BVNTC tham nhũng là tổng thể các hoạt
động nhằm chống lại hành vi trả thù hoặc đe doạ trả thù NTC, người thân của
NTC, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, công việc, các quyền và
lợi ích hợp pháp được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao
quyền; khôi phục, bồi thường thiệt hại cho người bị trả thù; miễn, giảm trách nhiệm
cho NTC khi họ phải chịu trách nhiệm pháp lý từ việc thực hiện quyền tố cáo.
1.2.2. Ý nghĩa, vai trò bảo vệ người tố cáo tham nhũng
NTC cần đƣợc coi nhƣ một tấm gƣơng đáng để noi theo hay nhƣ một anh
hùng về việc tiết lộ tham nhũng, gian lận và về việc ngăn ngừa những sai lầm tiềm
ẩn có thể gây hại đến thảm hoạ [85], nhƣng trên thực tế trong nhiều trƣờng hợp
NTC thƣờng bị coi là ngƣời không đáng tin cậy [34,tr.11]. Do xung đột rõ rệt giữa
sự trung thành với tổ chức và sự thôi thúc tiết lộ việc làm sai trái trong tổ chức,
NTC có thể gắn với nghĩa “người đưa tin” (nhƣ Cộng hoà Séc, Ailen, Rumani và
16
Xlovakia), “kẻ phản bội hoặc gián điệp” (nhƣ quan điểm tại Bulgari và Italia) và
“kẻ chỉ điểm” (ở Extonia, Hunggari, Látvia và Lítva). Nguyên nhân của vấn đề này
có thể là do định kiến xã hội, truyền thống văn hoá, chính trị nên giá trị của NTC và
việc tố cáo bị coi nhẹ. Và xã hội ít nghĩ rằng bên cạnh việc đấu tranh cho lợi ích
công, tố cáo còn là công cụ giúp quản lý rủi ro trong tổ chức [34, tr.11]. Vì vậy,
BVNTC có ý nghĩa quan trọng, cụ thể:
- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Tố cáo là công cụ quan trọng để ngăn chặn những vi phạm nhân quyền
nghiêm trọng. BVNTC là bảo vệ quyền con ngƣời nhƣ quyền tự do ngôn luận,
quyền tự do biểu đạt; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở; quyền có việc
làm, lựa chọn nghề nghiệp; quyền đƣợc sống… Năm 2009, Uỷ ban Nhân quyền Hội
đồng Châu Âu đã trích lại hồi ký của Sakharov, trong đó ông khẳng định rằng tố
cáo là mối đe doạ ức chế các vi phạm nhân quyền, nếu pháp luật quốc gia BVNTC,
vi phạm quyền con ngƣời sẽ giảm đáng kể.
Quyền tố cáo cũng là quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và cụ
thể hoá bằng các văn bản luật. BVNTC còn là biện pháp bảo vệ các quyền con
ngƣời, quyền công dân khác, thúc đẩy ngƣời dân tham gia vào quản lý nhà nƣớc.
Chính vì vậy, BVNTC có ý nghĩa vô cùng to lớn, cụ thể:
- Bảo đảm trách nhiệm của nhà nước đối với công dân
Tố cáo là quyền con ngƣời, nhƣng ít ngƣời sử dụng quyền này hoặc chỉ sử
dụng khi đó là biện pháp cuối cùng. NTC phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm và
rủi ro trong đời sống và công việc. Theo khảo sát của Phong vũ biểu toàn cầu 2013
về quan điểm và trải nghiệm của ngƣời dân Việt Nam, có tới 51% ngƣời đƣợc hỏi
cho rằng tố cáo chẳng thay đổi đƣợc gì, 28% không dám tố cáo vì sợ gánh chịu hậu
quả [56, tr.30]. Tố cáo chính là quyền phản kháng, tự vệ của mọi cá nhân trƣớc sự
vi phạm về quyền có trong đời sống xã hội dân sự lẫn hoạt động của nhà nƣớc. Khi
đã là quyền, tố cáo phải đƣợc giải quyết bởi một cơ chế pháp lý minh bạch, gắn liền
với trách nhiệm bảo vệ tố cáo cho mọi chủ thể từ phía nhà nƣớc. Vì vậy nhà nƣớc
có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền tố cáo của công dân, có trách nhiệm
17