Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.34 KB, 115 trang )

G33
GG
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn thuý Hoa
Kết hợp pháp luật và đạo đức
trong quản lý nhà nớc ở Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01
luận văn thạc sĩ luật
Ngời hớng dẫn khoa học: TS Trần Đình Thắng
Hà Nội - 2006
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dùng pháp luật hoặc đạo đức để cai trị đã trở thành thuật trị nớc, an dân
từ ngàn xa của các nhà nớc. Dới mỗi triều đại, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế,
văn hóa, xã hội đặc thù của mình mà các giai cấp cầm quyền lựa chọn một ph-
ơng thức quản lý nhà nớc thích hợp, hiệu quả, đó có thể là đức trị (quản lý xã
hội bằng đạo đức), là pháp trị (quản lý xã hội bằng pháp luật) hoặc kết hợp cả
hai phơng thức đó.
ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của các triều
đại phong kiến, do chịu ảnh hởng sâu sắc của các quan điểm Phật giáo, Nho
giáo nên phơng thức cai trị xã hội bằng pháp luật và hoạt động xây dựng pháp
luật còn bị xem nhẹ. Chính vì vậy, đạo đức giữ vai trò to lớn trong điều chỉnh
các QHXH. Cùng với nền văn hóa lúa nớc: tơng thân, tơng ái, đoàn kết, nhân
hòa, khoan dung, trọng nghĩa hàng loạt QHXH đã đợc điều chỉnh bằng hệ
thống quy phạm đạo đức. Có thể nói, đạo đức đã len lỏi đến từng mối QHXH,
thấm đẫm trong t tởng đối nhân xử thế của ngời Phơng Đông nói chung và ng-
ời Việt Nam nói riêng. Khi các QHXH ngày càng phát triển đa dạng và phong
phú thì bên cạnh việc sử dụng các chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh xã hội,
các triều đại phong kiến đã từng bớc để ý đến việc xây dựng pháp luật nhằm


thể chế hóa những chuẩn mực đạo đức làm công cụ để điều chỉnh QHXH
mang tính công quyền. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, chúng ta đặc
biệt ghi nhận vai trò của triều Lê (Tiền Lê) với đại biểu Lê Thánh Tông (1442-
1497) Ngời đã kết hợp nhuần nhuyễn đạo đức với pháp luật trong thuật trị
nớc của mình.
Bớc sang thời kỳ Pháp thuộc, sự tàn bạo và hà khắc của pháp luật đô hộ
lại càng làm nhân dân có chung tâm lý xa luật, sợ luật bởi sự bóc lột và khai
thác kiệt quệ sức ngời, sức của, bởi sự bất bình đẳng giữa địa vị của ngời mất
2
nớc và kẻ cớp nớc. Đó là thứ pháp luật thống trị, xa rời những giá trị nhân văn
bảo vệ quyền con ngời và tất yếu nó bị nhân dân phản đối.
Bớc ngoặt có tính lịch sử của thuật dựng nớc, giữ nớc, xây dựng đất nớc
phồn thịnh bằng pháp luật gắn liền với công lao và sự nghiệp giải phóng dân
tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ở Ngời, đi tìm con đờng giải phóng dân tộc,
cứu nớc, cứu dân cũng đồng thời là quá trình nhận thức, khẳng định vai trò,
giá trị của pháp luật trong dựng nớc và giữ nớc. Song, chính Ngời cũng là điển
hình mẫu mực trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp luật và đạo đức.
Quản lý nhà nớc bằng pháp luật, nhng phát huy tối đa vai trò của đạo đức
trong xây dựng đời sống mới. Đạo đức công dân giúp cho mỗi ngời tự giác
nhận thức, tôn trọng và thực hiện pháp luật. Đạo đức công chức góp phần ngăn
chặn sự thoái hóa của ngời thực thi quyền lực nhà nớc. Đặc biệt, đạo đức
XHCN chính là cơ sở xây dựng nhà nớc XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam T tởng hiến trị, pháp trị kết
hợp với đạo đức của Ngời là yếu tố quyết định sự ra đời và phát triển không
ngừng của hệ thống pháp luật XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Tại Điều 2, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 (sau đây gọi tắt
là Hiến pháp 1992) khẳng định: "Nhà nớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà
nớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền
lực nhà nớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức"[9, tr.13].

Xây dựng NNPQ là nhấn mạnh vai trò của pháp luật. Song không nên
đề cao một chiều đến mức tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, coi pháp luật là
yếu tố duy nhất để điều chỉnh các QHXH, mà bỏ qua vai trò hỗ trợ của các
quy tắc xã hội khác nh đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp và các quy tắc tôn
giáo tiến bộ Bởi vì pháp luật chỉ tập trung đáp ứng đợc trong điều chỉnh
những QHXH cơ bản và quan trọng liên quan tới lợi ích và vận mệnh của toàn
bộ quốc gia. Đạo đức và các quy tắc xã hội khác sẽ bổ sung và lấp vào các
3
khoảng trống trong các QHXH mà pháp luật cha vơn tới đợc. ở mối quan hệ
này ta thấy, trong pháp luật phải có đạo đức, thiếu đạo đức, pháp luật xơ cứng
và khó có thể thực hiện trong đời sống thực tế bằng sự tự giác, bằng niềm tin,
khó có thể đạt tới chuẩn mực của "văn hóa pháp lý". Trong đạo đức cũng phải
có pháp luật, thiếu pháp luật đạo đức mất sự định hớng để phát triển các giá trị
bên trong của mình, mất đi sự bảo hộ cho các chuẩn mực đạo đức tồn tại và
phát triển lâu bền.
Những năm gần đây, hàng loạt các văn bản pháp luật của nhà nớc đã
thể hiện sự pháp luật hóa những giá trị đạo đức thành chuẩn mực pháp luật để
điều chỉnh những quan hệ phát triển không ngừng của đời sống xã hội nh Luật
Hôn nhân và gia đình (2000), Luật Lao động (2002), Pháp lệnh cán bộ công
chức (2003), Luật Dân sự (2005) Bên cạnh đó, sự thừa nhận và khuyến
khích của nhà nớc đối với xây dựng hơng ớc mới, xây dựng bảo tồn những
phong tục tập quán có ý nghĩa trong hình thành và phát triển nhân cách con
ngời mới lại một lần nữa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của nhà nớc về vai
trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Có thể thấy giữa pháp luật và đạo đức
luôn có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau.
Chỉ thị 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí th Trung ơng Đảng về
"Đẩy mạnh nghiên cứu tuyên truyền, giáo dục t tởng Hồ Chí Minh trong giai
đoạn mới" là một bằng chứng hết sức sâu sắc và rõ ràng trong việc Đảng và
Nhà nớc nhận định vai trò to lớn của sự kết hợp giữa pháp luật với đạo đức khi
xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, việc xây dựng thành một hệ thống chuẩn mực các giá trị đạo
đức mới-đạo đức cách mạng còn là công việc phức tạp và nhạy cảm trong đời
sống chính trị hiện nay. Hiệu quả của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trên
từng lĩnh vực của đời sống xã hội cũng là rất khác nhau, nó đòi hỏi phải có sự
nghiên cứu một cách lâu dài, thống nhất cả về lý luận và thực tiễn để có thể đa
4
ra một cái nhìn tổng quát và hữu hiệu, đem lại lợi ích thiết thực cho quá trình
xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN ở nớc ta hiện nay.
Xuất phát từ những lý do phân tích nêu trên, tác giả đã mạnh dạn chọn
đề tài: "Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nớc ở Việt Nam
hiện nay" để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trong QLNN là một vấn đề đang
đợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Hầu hết các tác giả chủ yếu tập trung
nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức; sự tác động qua
lại giữa chúng khi điều chỉnh các QHXH hoặc nghiên cứu mối quan hệ pháp
luật và đạo đức trong quản lý xã hội nói chung. ở góc độ này có thể kể ra một
số công trình nghiên cứu khoa học sau đây.
-Trần Hậu Thành, "Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật", Tạp chí
Giáo dục lý luận, số 5-1998, tr.36-38.
- Trần Hậu Thành và Lê Thị Hoài Thanh, "Về quan hệ giữa đạo đức và
pháp luật", Tạp chí Khoa học chính trị, số 6-2000, tr.46-49.
- Hoàng Thị Kim Quế (chủ nhiệm) "Mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức trong quản lý xã hội ở nớc ta hiện nay", Đề tài khoa học cấp bộ,
2002.
- Hoàng Xuân Châu, Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong
nền kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN ở Việt Nam Luận văn Thạc sĩ
Luật học Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
- Nguyễn Văn Năm, "Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt

Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học Đại học Luật Hà Nội, 2003.
Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò, về những ảnh hởng, tác động của
đạo đức trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật giai đoạn hiện nay bao gồm:
5
- Phan Văn Tỉnh, "Đạo đức truyền thống của dân tộc là môi trờng
thuận lợi của việc thực hiện pháp luật", Xã hội và pháp luật, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1994.
- Nguyễn Quốc Việt, "Bảo lu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay", Đề tài
nghiên cứu cấp khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
- Công trình nghiên cứu của GS.Vũ Khiêu và PGS. Thành Duy "Pháp
luật và đạo đức trong triết lý phát triển ở Việt Nam".
Ngoài ra có một số tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức nhng giới hạn trong phạm vi t tởng Hồ Chí Minh nh:
- Triệu Vũ, "T tởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa đức
trị và pháp trị trong quản lý xã hội", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11-
1993, tr.17-21.
- Thành Duy "T tởng đạo đức Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa pháp
luật và đạo đức, đạo đức và lợi ích công dân", Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật,
số 3-1995,tr 4-6.
- Lê Thị Hoài Thanh "Quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đạo
đức và pháp luật", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6-2000, tr.24-26.
- Hoàng Thị Kim Quế, "Tìm hiểu t tởng Hồ Chí Minh về pháp luật và
đạo đức", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8-2002, tr.64-70.
- Lơng Hồng Quang, "T tởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo
đức trong quản lý xã hội", Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện CTQG Hồ Chí
Minh, 2002.
Những công trình khoa học kể trên là nguồn t liệu, là cơ sở lý luận cho
tác giả nghiên cứu, kế thừa trong việc xây dựng và phát triển công trình khoa
học của mình theo hớng kết hợp pháp luật với đạo đức với t cách là một phơng

thức quản lý nhà nớc ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
6
Luận văn tập trung nghiên cứu, kiến giải vai trò của pháp luật, của đạo
đức trong xây dựng và quản lý xã hội, từ đó đa ra phơng thức kết hợp giữa
pháp luật và đạo đức để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quản lý nhà nớc, đặc
biệt là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN ở
Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Trên cơ sở lý luận về nhà nớc và pháp luật, luận văn bớc đầu nghiên
cứu làm sáng tỏ sự cần thiết phải kết hợp pháp luật với đạo đức trong quản lý
nhà nớc ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của phơng thức kết hợp giữa pháp luật với đạo đức.
- Để đạt đợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Một là, trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về những vấn đề lý luận về
QLNN, về pháp luật, về đạo đức, luận văn phân tích và lý giải vai trò to lớn
của pháp luật và của đạo đức trong QLNN.
Hai là, làm rõ sự thiết yếu phải kết hợp pháp luật với đạo đức trong
điều kiện chúng ta đang xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân trong điều kiện lịch sử kinh tế - chính trị - văn hóa
đặc thù của Việt Nam.
Ba là, phải đa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự kết
hợp khoa học - biện chứng này.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
Đề tài đợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, đờng lối, quan điểm của Đảng ta về
lý luận nhà nớc, pháp luật và lý luận về QLNN.
Các phơng pháp đợc sử dụng trong luận văn là các phơng pháp nghiên cứu
truyền thống của khoa học xã hội: phơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phơng
pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, phơng pháp hệ thống, phơng pháp so

sánh, phơng pháp xã hội học, phơng pháp tâm lý xã hội
7
6. Những điểm mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nớc, về
pháp luật, về đạo đức.
- Lý giải sự cần thiết phải kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trong
QLNN đặc biệt là trong xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân hiện nay.
- Đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng về sự kết hợp pháp luật
với đạo đức trong QLNN ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo kết hợp pháp luật với đạo đức
trong xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chơng, 5 tiết.
8
Chơng 1
Cơ sở lý luận về kết hợp pháp luật và đạo đức
trong quản lý nhà nớc ở Việt Nam hiện nay
1.1. Quản lý nhà nớc, các công cụ cơ bản quản lý nhà nớc
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nớc
Thuật ngữ "quản lý" có nhiều nghĩa khác nhau. Theo Từ điển tiếng
Việt, quản lý đợc hiểu dới hai khía cạnh: "1. Trông coi và gìn giữ theo những
yêu cầu nhất định"; "2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu
cầu nhất định" [24, tr.772]. Còn theo sách gốc và nghĩa từ Việt thông dụng,
quản lý đợc hiểu là "trông nom, sửa sang, sắp đặt công việc" [32, tr.695]. ở
Phơng Tây, từ "quản lý" (management) có nguồn gốc Italia (managiare) đợc
rút ra từ chữ La tinh "manus" nghĩa là bàn tay [12, tr.597].
Nh vậy, có thể thấy rằng, thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác

nhau tùy theo góc độ tiếp cận. Tuy nhiên, quan điểm chung nhất về quản lý do
các nhà điều khiển học đa ra thì quản lý đợc hiểu là "sự tác động định hớng
bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hớng nó phát triển phù
hợp với những quy luật nhất định" [39, tr.83]. Trong khái niệm này, "sự tác
động có định hớng" đợc hiểu là sự tác động có tính kế hoạch của ngời quản lý
vào bất kỳ một thời điểm nào đó, hớng đến đối tợng là "một hệ thống nào đó".
Hệ thống này đợc xác định là "tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc
cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể
thống nhất" [24, tr.418].
Trong quản lý xã hội nói chung và quản lý lao động ở quá trình sản
xuất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: quản lý là một
dạng hoạt động - một hiện tợng tất yếu trong xã hội loài ngời. Các Mác cho
rằng: "quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá
trình lao động" [18, tr.29-30] và "lao động giám sát và quản lý cần thiết ở tất
9
cả những nơi, mà hoạt động sản xuất trực tiếp có hình thức của một quá trình
phối hợp mang tính xã hội chứ không phải là lao động riêng lẻ của những ngời
sản xuất độc lập" [20, tr.432].
Tuy những luận điểm trên đây nói về lao động sản xuất, nhng có thể áp
dụng đối với bất kỳ hoạt động chung nào của con ngời. Ăngghen khẳng định:
"Quản lý là tất yếu khi nhiều ngời cần hoạt động chung với nhau, khi có sự
hiệp tác của một số ngời" [19, tr.33-34]. Nh vậy, ở đâu có sự hiệp tác của
nhiều ngời thì ở đó có nhu cầu cần phải quản lý, đây là nhu cầu tự phát, nhu
cầu bên trong của mọi quá trình, mọi sự vật hiện tợng.
Chức năng quản lý là chức năng của một nhạc trởng" thể hiện ở sự
điều hòa những hoạt động cá nhân. Cho nên theo một nghĩa nào đó quản lý
còn đợc coi là loại hình nghệ thuật: Nghệ thuật điều khiển ngời khác.
Từ khi xuất hiện nhà nớc, một lực lợng nảy sinh từ xã hội, một lực lợng
tựa hồ nh đứng trên xã hội có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự
xung đột đó nằm trong vòng trật tự thì phần quản lý xã hội quan trọng nhất do

Nhà nớc đảm nhiệm, tức là chủ thể nhà nớc đứng ra quản lý những QHXH cơ
bản nhất, bao trùm nhất của đời sống xã hội. Đó chính là quản lý nhà nớc.
Cùng với chủ thể quản lý đặc biệt là nhà nớc, tham gia vào quản lý xã hội còn
có một số chủ thể khác nh các tổ chức xã hội, chính đảng, giai cấp, gia đình,
các tổ chức tín điều tôn giáo Tuy nhiên, đối tợng và phạm vi điều chỉnh nhỏ
hẹp hơn nhiều. Vì thế có thể coi quản lý xã hội là một khái niệm rất rộng bao
hàm QLNN và quản lý phần công việc còn lại của xã hội.
Theo Ăngghen, QLNN là quản lý xã hội do giai cấp nắm quyền thống
trị xã hội thực hiện thông qua nhà nớc của nó. Nhà nớc quản lý xã hội bằng
cách phân chia dân c theo "địa vực", trên cơ sở thiết lập một "quyền lực công
cộng" tách rời khỏi dân c bằng việc đặt ra pháp luật, bắt buộc mọi tổ chức,
mọi thành viên của xã hội phải thi hành. Luận điểm trên của Ăngghen cho
thấy rằng, để thực hiện quyền lực, để quản lý xã hội, Nhà nớc phải có một loại
ngời đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Loại chủ thể này đợc tổ chức
10
thành các cơ quan nhà nớc và hình thành một bộ máy đại diện cho quyền lực
chính trị có sức mạnh cỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, buộc
các giai cấp khác phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị.
Nội hàm của QLNN thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày
nay, QLNN xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan
lập pháp, hoạt động hành chính của Chính phủ và hoạt động t pháp của hệ
thống t pháp. Thông qua ba hoạt động đặc thù này mà QLNN có những điểm
khác biệt so với quản lý xã hội nói chung của các loại chủ thể khác nh đã kể
trên. Đó là:
- Chủ thể QLNN là các cơ quan trong bộ máy nhà nớc thực hiện chức
năng lập pháp, hành pháp, t pháp.
- Đối tợng QLNN là toàn thể nhân dân, tức toàn bộ dân c sống và làm
việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của các nhóm ngời trong xã hội,

QLNN diễn ra trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: chính trị,
kinh tế, văn hóa; xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu
cầu hợp pháp của nhân dân.
Quản lý nhà nớc mang tính quyền lực nhà nớc, lấy pháp luật làm công
cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Từ những điểm khác biệt đã nêu trên, có thể hiểu QLNN là một dạng
quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nớc và sử dụng pháp luật nhà
nớc để điều chỉnh hành vi hoạt động của con ngời trên tất cả các lĩnh vực cơ
bản của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nớc thực hiện,
nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con ngời, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội.
Nh trên đã trình bày, đối tợng của QLNN là các QHXH đầy nhạy cảm
và biến động. Nó là các thực thể sống trong mối liên hệ đan xen, phức hợp, mà
không tồn tại độc lập, riêng biệt. Chính vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm lịch sử,
11
văn hóa, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc
gia trong từng thời kỳ mà các chủ thể QLNN phải có sự linh hoạt, sáng tạo
trong việc vận dụng, kết hợp các phơng thức quản lý khác nhau, nhằm đạt hiệu
quả tối u nhất. Điều này lý giải tại sao trong cùng một giai đoạn, có quốc gia
dùng pháp luật làm công cụ cơ bản để QLNN, có quốc gia lại chủ yếu dùng đạo
đức, dùng các phong tục, tập quán, tiền lệ, các tín điều tôn giáo để điều chỉnh các
QHXH. Hay trong chính một quốc gia, qua các giai đoạn lịch sử, tùy từng thời
kỳ có thể dùng pháp luật (pháp trị) hoặc đạo đức (đức trị) hoặc kết hợp cả hai ph-
ơng thức đó trong thuật dựng nớc và giữ nớc.
Tuy nhiên, trong hoạt động QLNN, vấn đề kết hợp các yếu tố của hoạt
động quản lý là rất phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao
cùng với sự hỗ trợ của các phơng tiện công nghệ hiện đại. Cũng vì thế mà việc
nghiên cứu phơng thức QLNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam luôn là
vấn đề cần đợc các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Điều này hết sức quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay

chúng ta đang tiến hành xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân [9, tr.13] trên nền tảng văn hóa dân tộc, đậm tính
nhân bản, nhân văn. Đây tuy không phải là vấn đề mới song cần đợc lý giải
một cách khoa học và biện chứng.
1.1.2. Các công cụ cơ bản quản lý nhà nớc
Trải qua chiều dài của lịch sử xã hội, đã có rất nhiều công cụ quản lý đ-
ợc các triều đại nhà nớc sử dụng để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội nhằm
đạt đến một trật tự mà giai cấp thống trị mong muốn. Trong rất nhiều công cụ
đó, nổi bật lên hai loại công cụ cơ bản mà nhân loại đã chấp nhận chúng nh
những phơng thức quan trọng để duy trì quyền lực, đó là pháp luật và đạo đức
hay còn gọi là pháp trị và đức trị.
1.1.2.1. Pháp luật
Để tổ chức và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, có nhiều
công cụ, phơng tiện khác nhau, trong đó pháp luật giữ một vai trò rất quan
12
trọng. Là một hiện tợng xã hội phức tạp, cho nên ngay từ khi mới ra đời cũng
nh trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, pháp luật luôn đợc quan tâm,
nghiên cứu. Tuy vậy, hiện nay khái niệm "pháp luật" vẫn cha đợc nhận thức
một cách thống nhất.
Quan điểm truyền thống đang đợc các trờng đại học, các nhà khoa học,
luật gia thừa nhận cho rằng: "Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do
Nhà nớc ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các QHXH" [4, tr.64].
Tuy nhiên, một số tác giả không hoàn toàn tán thành với cách hiểu trên.
Từ việc phân tách câu từ, họ cho rằng: Nếu nói pháp luật là các "quy tắc xử
sự" thì không đầy đủ, chính xác, không bao quát hết đợc nội hàm bên trong
của khái niệm pháp luật, bởi trong pháp luật còn nhiều quy định khác do nhà
nớc ban hành mà không đợc coi là quy tắc xử sự - tức chúng không phải là
những khuôn mẫu, những mô hình mà luật pháp dự liệu con ngời phải thực
hiện nếu rơi vào trong những trờng hợp đã đợc dự liệu trớc.

Đây là cách hiểu gò bó và cứng nhắc, thiếu biện chứng khi nhìn nhận
đánh giá các sự vật hiện tợng. Thực tế là có một số không ít các quy định do
Nhà nớc ban hành chỉ để quy định cách hiểu về một thuật ngữ, giải thích, giới
thiệu một khái niệm hay đa ra những t tởng, quan điểm chỉ đạo định hớng để
thực hiện đúng, đủ một quy tắc xử sự cụ thể. Chúng không phải là những quy
tắc xử sự, bởi chúng không đa ra đợc "khuôn mẫu" xử sự, song thiếu chúng
các chủ thể không thể thực hiện pháp luật một cách đúng đắn, đầy đủ nh ý t-
ởng của các nhà lập pháp. Không có nó, chắc chắn việc nhận thức và thực hiện
những quy tắc của hành vi sẽ không có sự thống nhất. Mặt khác, pháp luật
không phải là phép cộng dồn giản đơn các quy tắc xử sự do nhà nớc ban hành,
ở đây chúng ta phải lu tâm đến từ "hệ thống" những quy tắc xử sự. Chính
những t tởng, những nguyên tắc hay những quy định về cách hiểu các khái
niệm, thuật ngữ đó sẽ là sợi dây liên kết các quy tắc xử sự thành một thể thống
nhất, thành một hệ thống hoàn chỉnh đồng bộ.
13
Bên cạnh đó, cũng sẽ không là chính xác nếu hiểu pháp luật đơn thuần
chỉ là ý chí của "giai cấp thống trị". Pháp luật do Nhà nớc ban hành và đảm
bảo thực hiện, do đó tất nhiên nó phải là ý chí của giai cấp cầm quyền. Bao
giờ giai cấp này cũng thông qua nhà nớc - tổ chức đại diện chính thức và hợp
pháp cho toàn xã hội để buộc các thành viên phải phục tùng ý chí của mình.
Nhà nớc bằng sức mạnh cỡng chế, bằng các biện pháp, nghiệp vụ quản lý có
thể cho phép các thành viên trong xã hội đợc làm gì, không đợc làm gì và phải
làm gì?
Tuy nhiên, với t cách là một tổ chức quyền lực chung của toàn thể xã
hội, nhà nớc còn phải đứng ra tổ chức và quản lý đời sống cộng đồng, vì sự ổn
định trật tự và phát triển của cả cộng đồng, phải duy trì, củng cố và bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị. Chính vì vậy, pháp luật do nhà nớc ban hành không
chỉ "thể hiện ý chí của giai cấp thống trị", mà trên cơ sở ý chí của giai cấp
thống trị, ý chí chung của cộng đồng xã hội tập trung thành ý chí nhà nớc,
thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, ý chí nhà nớc đợc thể hiện thành

những quy định pháp luật cụ thể. Tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật đ-
ợc thể hiện hết sức rõ ràng và sâu sắc trong hệ thống pháp luật XHCN. Trong
nhà nớc XHCN, quyền lợi của giai cấp cầm quyền cơ bản thống nhất với ý
chí, quyền lợi của nhân dân lao động, do vậy mà "ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội" là ý chí chung thống nhất của toàn xã hội.
Từ cách hiểu trên đây có thể thấy rằng: Pháp luật XHCN là hệ thống
các quy tắc xử sự do nhà nớc XHCN ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, đợc bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cỡng
chế của nhà nớc trên cơ sở giáo dục thuyết phục mọi ngời tôn trọng và thực
hiện.
Trong QLNN, pháp luật đợc xác định là công cụ quan trọng hữu hiệu để
điều chỉnh các QHXH. So với các công cụ QLNN khác, pháp luật có u thế hơn
hẳn nh: tính xác định chặt chẽ về nội dung, hình thức, trình tự thủ tục ban
14
hành và thực hiện, tính đảm bảo bằng sức mạnh cỡng chế của nhà nớc Vì
vậy pháp luật là phơng tiện có vai trò quan trọng nhất để tổ chức và quản lý
đời sống xã hội. Pháp luật đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển trong ổn
định, trật tự. Nhờ có pháp luật, các hành vi xâm hại trật tự, an toàn xã hội đợc
hạn chế và từng bớc bị loại bỏ khỏi đời sống xã hội. Nhờ có pháp luật, giai cấp
thống trị có thể củng cố, duy trì địa vị thống trị xã hội, bảo vệ và phát triển các
lợi ích của mình, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp, tầng lớp khác trong
xã hội. Bằng pháp luật, Nhà nớc có thể quản lý các mặt khác nhau của đời
sống xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống. Nhờ có pháp luật, Nhà nớc có cơ
sở để phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, giám sát các hoạt động của con
ngời, tổ chức trong xã hội. Pháp luật là cơ sở để tổ chức bộ máy nhà nớc quy
định chức năng, nhiệm vụ, hình thức và phơng pháp hoạt động của các cơ
quan, nhân viên trong bộ máy nhà nớc. Cũng nhờ có pháp luật mà bộ máy nhà
nớc hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời pháp luật
cũng là công cụ để đảm bảo quyền lực nhà nớc đợc thực hiện với sự kiểm soát
chặt chẽ. Do vậy, các hiện tợng lạm quyền, vợt quyền, thiếu trách nhiệm bị

hạn chế và loại trừ.
Do đó có thể nói, pháp luật là phơng tiện hữu hiệu để bảo vệ và bảo
đảm các quyền tự do dân chủ, lợi ích của các thành viên trong xã hội, góp
phần tạo ra môi trờng ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao
với các quốc gia khác nhau trên thế giới.
1.1.2.2. Đạo đức
Cũng nh pháp luật, đạo đức là một hiện tợng xã hội phức tạp và đầy
biến động. Triết học Mác-Lênin cho rằng: đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, đạo đức trớc hết là những quan niệm, quan điểm, t tởng của một
cộng đồng ngời, một giai cấp, một dân tộc về chân, thiện, mỹ, về hạnh
phúc, về danh dự, về trách nhiệm và tình thơng, về tính trung thực, lòng vị
tha, về lẽ sống
15
Những quan niệm, quan điểm này thờng tồn tại thành từng cặp đối lập
nhau: Thiện-ác, tốt-xấu, thật-giả, đúng-sai, cao-thấp, sang-hèn Chẳng hạn,
nói dối là xấu; trung thực, thật thà là tốt; nịnh hót là hèn; thẳng thắn, cơng trực
là quý; hy sinh tính mạng cho Tổ quốc là vinh; quỳ gối khom lng trớc kẻ thù
là nhục Nh vậy, đạo đức không chỉ là những quan niệm, quan điểm về chân,
thiện, mỹ Nó là tất cả những quan niệm, quan điểm, t tởng về "đạo làm ng-
ời", về vai trò, trách nhiệm của mỗi ngời trớc ngời khác và trớc cả cộng đồng
xã hội. Nói cách khác, những quan niệm, quan điểm đạo đức chính là những
yêu cầu, đòi hỏi của cộng đồng xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân trong
xã hội. Con ngời sống trong xã hội dù ở cơng vị nào, trong điều kiện hoàn
cảnh nào cũng phải ý thức đợc về chính bản thân mình, ý thức đợc nghĩa vụ,
bổn phận của mình đối với ngời khác và đối với xã hội.
Trên cơ sở các quan niệm, quan điểm, t tởng đó, các quy tắc xử sự của
con ngời đợc hình thành. Từ quan niệm về vinh nhục ngời ta thấy trong chiến
tranh không đợc khom lng quỳ gối trớc kẻ thù, trong hòa bình không đợc đói,
nghèo, dốt nát. Biết hy sinh tính mạng khi Tổ quốc bị xâm lăng thì cũng phải
biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho Tổ quốc khi hòa bình lập lại. Từ

quan niệm về thiện-ác, ngời ta thấy nhân đạo không chỉ là chia sẻ, cảm thông,
cứu giúp ngời bị nạn mà còn phải ra tay trừng trị cái ác, đẩy lùi và loại bỏ cái
xấu ra khỏi đời sống xã hội
Trên cơ sở các quy tắc xử sự, cộng đồng đánh giá về những hành vi xử
sự của các chủ thể xẩy ra trong đời sống xã hội. Do vậy, đạo đức còn bao gồm
thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con ngời về hành vi của các chủ thể trong
xã hội. Một hành vi nào đó có thể đợc cộng đồng khen hay chê, đợc coi là u
điểm hay khuyết điểm, đợc đánh giá là thiện hay ác, chân hay giả, tốt hay
xấu Sự đánh giá này đợc biểu hiện tập trung nhất thành d luận xã hội. Bên
cạnh sự đánh giá từ phía cộng đồng xã hội thì chính bản thân chủ thể cũng tự
đánh giá về hành vi của mình. Lơng tâm chủ thể thấy thanh thản hay bị vò xé,
16
cắn rứt từ đó mà hình thành nhiều xúc cảm, tình cảm trong mỗi ngời, chẳng
hạn, ngời ta trắc ẩn, xót thơng những nạn nhân của cái ác; khinh bỉ giận dữ,
công phẫn trớc những kẻ gây nên tội ác; vui mừng, tự hào khi đem lại hạnh
phúc cho mọi ngời
Tóm lại, có thể thấy, đạo đức là tổng thể các quan niệm, quan điểm của
một cộng đồng dân c nhất định về chân, thiện, công bằng, danh dự trên cơ sở
đó hình thành lên các quy tắc xử sự nhằm điều chỉnh các QHXH, chúng đợc thực
hiện bởi lơng tâm, tình cảm cá nhân và sức mạnh của d luận xã hội.
Là một trong những công cụ nhạy cảm, có khả năng tác động, chi phối
lên tất cả các loại QHXH, từ những mối quan hệ cơ bản nh quan hệ chính trị
giữa Nhà nớc với công dân, các quan hệ về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, quan hệ về tính mạng, sức khỏe, tài sản công dân cho đến cả những quan
hệ t tởng, những ngóc ngách, tình cảm của đời sống xã hội nh quan hệ tình
yêu giữa nam nữ, quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ anh em cọc chèo
đạo đức luôn đợc các quốc gia Phơng Đông coi trọng và áp dụng trong thuật
trị nớc và giữ nớc.
Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối
sống. Nó là những chuẩn mực để con ngời tự rèn luyện, tu dỡng nhân cách.

Đạo đức là những quan điểm, quan niệm, t tởng về đạo lý làm ngời, là
"nguyên tắc sống chủ yếu của con ngời" [34, tr.13]. Không có đạo đức, ngời ta
có thể vẫn là một nhà chuyên môn giỏi, nhng không thể là một con ngời hoàn
hảo. Hồ Chí Minh đã nói:
Có tài mà không có đức ví nh một anh làm kinh tế tài chính rất
giỏi nhng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm đợc gì ích
lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không
có tài ví nh ông Bụt không làm hại gì, nhng cũng không làm lợi cho
loài ngời việc gì [22, tr 172].
Chính vì vậy đạo đức là những quy tắc đối nhân, xử thế trong cuộc sống
hàng ngày. Nhờ có đạo đức mỗi ngời đều tự xác định đợc vị trí, vai trò của
17
mình trong xã hội để từ đó có những hành vi, xử sự cho phù hợp với chuẩn
mực chung của xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân trong mối quan hệ với
lợi ích của cộng đồng.
Đạo đức cũng có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố và duy trì ổn
định, trật tự xã hội. Trong xã hội nguyên thủy cha có hệ thống QPPL, ở đó đạo
đức là công cụ quan trọng bậc nhất để điều chỉnh các QHXH, giữ ổn định trật
tự xã hội. Trong xã hội có giai cấp, để điều chỉnh các QHXH, pháp luật không
phải là công cụ duy nhất, công cụ vạn năng. Ngoài pháp luật còn có những
công cụ điều chỉnh khác nh đạo đức, tín điều tôn giáo, tập quán, quy định của
các tổ chức xã hội mà trong đó đạo đức là công cụ quan trọng, thích ứng đợc
với việc điều chỉnh mọi loại QHXH, mọi đối tợng trong xã hội. Đạo đức điều
chỉnh hầu hết các QHXH từ đơn giản đến phức tạp, nhạy cảm, từ hẹp đến
rộng, từ biểu hiện bằng hành vi cho đến lẩn khuất bên trong mỗi suy nghĩ t t-
ởng Đây là những QHXH mà pháp luật và các công cụ khác khó có thể can
thiệp, thậm chí nhiều khi pháp luật can thiệp vào còn đem lại kết quả ngợc lại
với mong muốn của chủ thể tác động.
Đạo đức còn có vai trò bổ sung, thay thế cho pháp luật nhất là trong tr-
ờng hợp pháp luật cha hoàn thiện, còn nhiều chỗ trống. Khi đó, để bảo vệ lợi

ích của nhà nớc, của tổ chức hay cá nhân, nhà chức trách phải áp dụng tơng tự
pháp luật bằng cách dựa vào ý thức đạo đức của mình, dựa vào những lẽ phải ở
đời mà mọi ngời đều công nhận.
1.2. sự tơng đồng, khác biệt giữa pháp luật và đạo đức,
Tính tất yếu khách quan của việc kết hợp giữa chúng trong
quản lý nhà nớc
Về lý luận cũng nh thực tiễn, pháp luật và đạo đức luôn có mối quan hệ
khăng khít, gắn bó. Trớc khi nhà nớc và pháp luật ra đời, xã hội đợc điều
chỉnh bởi các quy phạm xã hội trong đó có quy phạm đạo đức. Khi pháp luật
đã trở thành phơng tiện chủ yếu để nhà nớc quản lý xã hội thì đạo đức vẫn giữ
18
một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các QHXH. Điều này đợc lý giải
là giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hỗ trợ nhau, pháp luật hay đạo
đức đều có những điểm mạnh, điểm yếu mà khi kết hợp lại chúng bổ sung cho
nhau, điểm mạnh của pháp luật sẽ hỗ trợ cho điểm yếu của đạo đức, ngợc lại
điểm mạnh của đạo đức sẽ bổ sung cho những yếu điểm của pháp luật.
Lịch sử phát triển của các nhà nớc, đặc biệt là các nhà nớc Phơng Đông
cho thấy, chỉ với sự bảo đảm bằng quyền lực nhà nớc thôi, pháp luật khó đi
vào và tồn tại vững chắc trong hiện thực của đời sống xã hội. Trớc tiên không
phải là bạo lực mà chính là đạo đức và các quy phạm xã hội khác đã giúp cho
pháp luật đợc chấp hành nhanh chóng và triệt để. Nói cách khác, quyền lợi
của giai cấp thống trị nếu không đợc lồng ghép ít nhiều vào quyền lợi của giai
cấp bị trị trong các đạo luật, thì giá trị xã hội của các đạo luật ấy thấp, hiệu lực
theo thời gian của các đạo luật ấy không cao. Những nhà nớc chỉ thuần túy
dùng pháp luật để áp đặt quyền lợi ích kỷ của giai cấp thống trị lên xã hội đều
có lịch sử ngắn ngủi, xã hội do Nhà nớc đó quản lý thờng xuyên xảy ra xung
đột, bạo loạn, kèm theo những cuộc đàn áp đẫm máu. Khi giai cấp bị trị tập hợp
xung quanh ngọn cờ đòi quyền sống, quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc ấm no
để đấu tranh, thì đó thờng là một sức mạnh lớn, buộc nhà nớc phải điều chỉnh
pháp luật, hoặc có khi thay đổi cả chế độ nhà nớc.

Nhng, pháp luật không chỉ dựa vào đạo đức để đi vào đời sống xã hội,
pháp luật còn là một trong những phơng tiện để nhà nớc đa các quan điểm,
quan niệm đạo đức của giai cấp thống trị trở thành các quy phạm đạo đức
chính thống trong xã hội, pháp luật hóa các quy phạm đạo đức đó. Bằng cách
này, Nhà nớc tạo ra cơ sở xã hội cho sự tồn tại "hợp đạo lý" của mình.
Với nội dung trên cho thấy, giữa pháp luật và đạo đức có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong QLNN. Pháp
luật bắt buộc ngời ta hành động bằng áp lực từ bên ngoài, còn đạo đức bắt
buộc ngời ta hành động bằng áp lực từ nội tâm, hành vi con ngời sẽ đạt hiệu
19
quả cao và vững bền nhất nếu nó phù hợp với động cơ nội tại bên trong. Chính
vì vậy, xét trong cả quá trình lịch sử, với bất cứ kiểu nhà nớc nào, kể cả trong
nhà nớc chuyên chế, độc tài, sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trong
QLNN đều đợc vận dụng ở các mức độ khác nhau.
Để lý giải một cách khoa học về việc có thể kết hợp và phải kết hợp
pháp luật đạo đức trong QLNN, chúng ta cần nghiên cứu sự tơng đồng và khác
biệt giữa pháp luật và đạo đức, lấy đó làm cơ sở kết hợp chúng trong điều kiện
QLNN ở Việt Nam hiện nay.
1.2.1. Sự tơng đồng giữa pháp luật và đạo đức
Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều là những công cụ điều chỉnh các QHXH.
Con ngời, trong đời sống xã hội luôn có những nhu cầu, lợi ích, mục
đích nhất định. Để thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình, mỗi chủ thể có nhiều
phơng pháp, cách thức riêng. Trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, có
thể có những chủ thể vì lợi ích của mình mà làm tổn hại đến lợi ích của ngời
khác, đến lợi ích chung của cả cộng đồng, xã hội vì thế mà trở nên mất ổn
định, trật tự xã hội sẽ bị xâm hại. Theo Tuân Tử: "Ngời ta sinh ra là có lòng
muốn, muốn mà không đợc thì không thể không tìm, tìm mà không có chừng
mực, giới hạn thì không thể không tranh. Tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng"
[13, tr.321].
Điều chỉnh các QHXH là đa ra cách xử sự mẫu cho các chủ thể, để họ

thực hiện theo khi ở trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Đó là việc
xác định cho chủ thể những quyền, nghĩa vụ khi họ tham gia vào những
QHXH cụ thể. Điều chỉnh các QHXH có nhiều công cụ, phơng tiện khác
nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ rất quan trọng. Để điều
chỉnh các QHXH, pháp luật và đạo đức phải tác động vào nhận thức của chủ
thể nhằm hình thành ở chủ thể một ý thức nhất định, trên cơ sở đó, các chủ thể
lựa chọn cách xử sự phù hợp. Con ngời là một thực thể có lý trí và có ý chí,
hoạt động của con ngời là hoạt động có ý thức. Vì vậy, Nhà nớc và xã hội
20
không thể buộc một ngời phải thực hiện một hành vi nào đó nếu không tác
động vào ý thức của họ. Chỉ trên cơ sở có sự tác động vào ý thức, con ngời
mới nhận thức đợc trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, xác định mình đợc làm
gì, phải làm gì, làm nh thế nào hay không đợc làm gì Trên cơ sở nhận thức
đợc nhu cầu đòi hỏi của xã hội, nhận thức đợc một hành vi nào đó là đợc
khuyến khích hay bị ngăn cấm, nhận thức đợc hậu quả sẽ phải gánh chịu nếu
có, cân nhắc giữa cái đợc, cái mất khi thực hiện một hành vi nhất định chủ
thể mới có thể kiềm chế không thực hiện những hành vi bị ngăn cấm hay
không đợc khuyến khích; tích cực, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi
đợc cho phép, đợc khuyến khích hay có yêu cầu, đòi hỏi Nh vậy, điều chỉnh
các QHXH bằng pháp luật hay đạo đức, thực chất là dùng chúng tác động lên
nhận thức của chủ thể. Trên cơ sở lý trí và tự do ý chí, chủ thể sẽ tự lựa chọn
và thực hiện một hành vi phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của nhà nớc hay của
cộng đồng xã hội.
Điều chỉnh các QHXH, pháp luật và đạo đức đều mang tính quy phạm
phổ biến, chúng đều là những mô hình, những khuôn mẫu xử sự cụ thể cho
hành vi con ngời. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự của con ngời do Nhà
nớc ban hành, nó tác động đến tất cả các cá nhân, các tổ chức trong xã hội, tác
động đến mọi vùng lãnh thổ của đất nớc. Bên cạnh đó, ở đâu có con ngời, ở đó
có đạo đức. Đạo đức điều chỉnh hầu hết các QHXH kể cả những quan hệ nhạy
cảm mà các phơng tiện khác không thể điều chỉnh.

Điều chỉnh các QHXH, pháp luật và đạo đức có sự thống nhất cơ bản
mà trớc hết sự thống nhất đó thể hiện ở mục đích điều chỉnh. Đặt ra pháp luật
và đạo đức để điều chỉnh các QHXH, nhà nớc và xã hội bao giờ cũng nhằm
đạt đợc những mục đích nhất định. Một mặt, chúng bảo vệ và định hớng cho
sự phát triển của các QHXH phù hợp với xu thế tất yếu của cuộc sống, mặt
khác, hạn chế sự phát triển những QHXH không phù hợp với lợi ích của giai
cấp thống trị, lợi ích chung của cộng đồng, bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát
triển trong ổn định trật tự.
21
Pháp luật bao giờ cũng có sự phù hợp nhất định đối với đạo đức của giai
cấp thống trị. Khi đó, cả pháp luật và đạo đức đều đợc xác định là vũ khí
chính trị của giai cấp thống trị, là công cụ hớng hành vi của con ngời vào
những khuôn khổ có lợi cho giai cấp này nhằm củng cố và bảo vệ vững chắc
địa vị thống trị của họ. Pháp luật còn phù hợp với những truyền thống tốt đẹp,
những thuần phong mỹ tục và những giá trị đạo đức của dân tộc. Trong trờng
hợp đó, pháp luật và đạo đức có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc giữ gìn
trật tự, ổn định xã hội, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những
thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong một số trờng hợp, pháp luật cũng phản
ánh ở mức độ nhất định, các quan niệm, quan điểm đạo đức của các giai cấp
và tầng lớp khác trong xã hội, bởi vì sự hình thành các quan điểm, quan niệm
đạo đức của giai cấp thống trị cũng bị ảnh hởng không nhỏ bởi quan niệm đạo
đức của các giai cấp, tầng lớp khác.
Pháp luật và đạo đức trong Nhà nớc XHCN về cơ bản có sự thống nhất.
Pháp luật đợc xây dựng trên nền tảng những quan niệm, quan điểm đạo đức
của nhân dân lao động, nhằm giữ gìn và phát huy những quan niệm, quan
điểm đạo đức đó. Giữa pháp luật và đạo đức trong CNXH, "các quan niệm về
công bằng, thiện ác, nhân đạo về nguyên tắc là không có sự đối lập nào"
[26, tr.13]. ở một góc độ nào đó, pháp luật còn đợc coi là những chuẩn mực
đạo đức tối thiểu cần có: pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật
tối đa.

Thứ hai, pháp luật và đạo đức đều thuộc phạm trù ý thức xã hội phản
ánh tồn tại xã hội.
Theo C.Mác, toàn bộ đời sống xã hội đợc chia thành hai lĩnh vực lớn:
lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần, đó là tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Pháp luật và đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, nói cách
khác chúng thuộc phạm trù ý thức xã hội, là những phơng thức phản ánh đời
sống xã hội. Pháp luật và đạo đức đều là sản phẩm của bộ óc con ngời, đều là
22
kết quả quá trình con ngời nhận thức đời sống của chính mình, tuy nhiên pháp
luật và đạo đức không phải là những bản sao máy móc đời sống kinh tế - xã
hội. Hiện thực của đời sống tác động vào bộ óc con ngời, qua quá trình đánh
giá, sàng lọc, tổng kết cuối cùng khái quát hóa thành các quan niệm, quan
điểm, quy tắc đạo đức hay pháp luật. Sự phản ánh đời sống hiện thực bằng
pháp luật và đạo đức có thể trung thực, chính xác, nhng cũng có thể sai lệch.
Điều đó là do các yếu tố lợi ích, lý tởng, tài năng, ý chí của chủ thể đều
tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và ảnh hởng
nhất định đến kết quả nhận thức.
Pháp luật trớc tiên phản ánh các quan hệ kinh tế và đối sánh giai cấp.
Nó phản ánh những QHXH đã tồn tại một cách khách quan, phổ biến, điển
hình và tơng đối ổn định. Trên cơ sở nhận thức thực trạng, xu hớng vận động
cũng nh nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống; trên cơ sở nhận thức về các loại lợi
ích cần bảo vệ, về tơng quan lực lợng giữa các giai cấp trong xã hội nhà làm
luật khái quát thành những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh hành vi của
các thành viên trong xã hội, đảm bảo để chúng phù hợp với những lợi ích của
Nhà nớc, của giai cấp thống trị, của cộng đồng. Nh vậy, pháp luật phản ánh
đời sống xã hội thông qua thiết chế nhà nớc.
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm nhất,
nó phản ánh đời sống xã hội của con ngời không cần thông qua một thiết chế
xã hội nào. Từ thực tế cuộc sống mà dần dần hình thành những quan điểm,
quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực xử sự giữa các thành viên trong đời sống

chung của cộng đồng.
Nh vậy, pháp luật và đạo đức không phải là những cái có sẵn trong tự
nhiên, không phải do một thế lực siêu nhiên nào bên ngoài xã hội "ấn vào" đời
sống xã hội. Nó là sản phẩm của việc con ngời nhận thức đời sống của chính
mình. Thông qua pháp luật, đạo đức, chúng ta hiểu đợc một mức độ nhất định
thực trạng của đời sống xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của
lịch sử.
23
Thứ ba, là bộ phận của kiến trúc thợng tầng, pháp luật và đạo đức chịu sự
chi phối của cơ sở hạ tầng song có sự tác động ngợc trở lại cơ sở hạ tầng.
Mỗi xã hội có một kết cấu kiến trúc đặc trng, tức là một cơ sở hạ tầng
nhất định, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thợng tầng tơng ứng, trong đó
có pháp luật và đạo đức. Tơng ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu
đạo đức. Cũng nh vậy, tơng ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội trong xã hội
có giai cấp là một kiểu pháp luật. Là hình thức pháp lý của các quan hệ kinh
tế, vì vậy về cơ bản pháp luật quy định vấn đề gì, quy định nh thế nào, điều đó
trớc tiên phụ thuộc vào nền móng kinh tế. Khi cơ sở hạ tầng xã hội biến đổi
thì đạo đức và pháp luật cũng bị đảo lộn ít nhiều.
Mặc dù do cơ sở hạ tầng quyết định, song pháp luật và đạo đức đều có
tính độc lập tơng đối và đều có sự tác động trở lại ở những mức độ nhất định
đối với cơ sở hạ tầng. Sự tác động này có thể diễn ra theo hai hớng: tích cực
hoặc tiêu cực. Khi pháp luật và đạo đức phù hợp với quy luật phát triển của
đời sống, phù hợp với trình độ của lực lợng sản xuất, phù hợp với các loại lợi
ích trong xã hội hay nói một cách khác là pháp luật và đạo đức phản ánh đúng
thực trạng của nền kinh tế, xã hội thì chúng có tác động tích cực. Chúng củng
cố, tạo môi trờng pháp lý và đạo lý thuận lợi cho các quan hệ kinh tế - xã hội
tồn tại và phát triển, đồng thời, chúng góp phần loại bỏ những quan hệ kinh tế
- xã hội không phù hợp, đi ngợc lại lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích
chung của cộng đồng.
ở chiều ngợc lại, khi pháp luật và đạo đức không phù hợp với quy luật

vận động phát triển của xã hội, không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh
tế chúng sẽ có tác động tiêu cực nh cản trở, kìm hãm sự phát triển của các
quan hệ kinh tế xã hội làm cho đời sống xã hội trở nên mất ổn định. Tuy
nhiên, cũng cần thấy rằng: sự tác động của pháp luật đối với cơ sở hạ tầng là t-
ơng đối mạnh mẽ và dễ nhìn thấy, còn sự tác động của đạo đức đến cơ sở hạ
tầng không biểu lộ rõ nét nh pháp luật, nên thờng khó nhận thấy hơn, thờng ẩn
sau các quan điểm, t tởng hay tập quán đang thịnh hành.
24
Là hai hiện tợng của kiến trúc thợng tầng, pháp luật và đạo đức đều có
sự tác động nhất định đến những thành tố khác nhau của kiến trúc thợng tầng
cũng nh chịu sự tác động trở lại ở những mức độ nhất định của các yếu tố đó.
Chẳng hạn cả pháp luật và đạo đức đều bị ảnh hởng bởi các quan điểm chính
trị của giai cấp cầm quyền. Ngợc lại, cả pháp luật và đạo đức vừa là những
hình thức thể hiện vừa là những công cụ, phơng tiện thực hiện quyền lực chính
trị của giai cấp cầm quyền.
Thứ t, trong xã hội có giai cấp, pháp luật và đạo đức vừa mang tính
giai cấp, vừa mang tính xã hội.
Do điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, nên ý thức của các giai cấp
cũng khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Trong xã hội nguyên thủy, mọi thành
viên trong xã hội đều có địa vị và lợi ích nh nhau, nên đạo đức của họ là thống
nhất. Khi xã hội có sự phân hóa giai cấp thì mỗi giai cấp có những quan niệm,
chuẩn mực đạo đức phù hợp với lợi ích của giai cấp mình, vì vậy mà trong xã
hội bao giờ cũng có hai hệ đạo đức song song tồn tại. Giai cấp thống trị nhờ
nắm trong tay các phơng tiện sản xuất vật chất và cả các phơng tiện sản xuất
tinh thần, lại có sự hỗ trợ của cả nhà nớc và pháp luật, nên có điều kiện áp đặt
những quan niệm, t tởng đạo đức của giai cấp mình lên toàn xã hội nhằm củng
cố và bảo vệ địa vị thống trị xã hội của họ. Nhờ đó mà đạo đức của giai cấp
thống trị trở thành phổ biến trong xã hội và đợc củng cố, lặp đi, lặp lại thành
thói quen, thành phong tục, tập quán. Giai cấp bị trị do bị tớc đoạt, mất t liệu
sản xuất nên ở vào địa vị phụ thuộc trong xã hội, do vậy họ không có điều

kiện phát triển đạo đức của mình ngang tầm với đạo đức của giai cấp thống trị.
Đạo đức của họ không có điều kiện ảnh hởng sâu rộng trong đời sống xã hội,
nó tồn tại nh cái không chính thống và dễ bị mai một trong khi đạo đức của
giai cấp thống trị đợc sự "hậu thuẫn" thờng có sức sống dai dẳng và lâu bền
hơn.
Cũng nh nhà nớc, pháp luật luôn thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Là công
cụ trong tay giai cấp thống trị về kinh tế, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp
25

×