Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhà trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.23 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ
CHƠI CHO TRẺ NHÀ TRẺ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đồ dùng đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn
vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể
giúp trẻ cầm nắm dễ dàng. Giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, làm
quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau, biết được công dụng
của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, còn là những phương
tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và
dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó. Đồ dùng đồ chơi còn có tác dụng
thúc đẩy, hình thành và phát triển những chức năng tâm lý, góp phần hình thành
nhân cách ở trẻ.
Vai trò và ý nghĩa của đồ dùng đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên
không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần của mỗi đứa trẻ, đồ dùng đồ chơi được
lựa chọn đúng đắn sẽ thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ em. Có những đồ dùng đồ
chơi giúp trẻ phát triển các cơ quan cảm thụ, các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ nắm được
hình dáng, cấu tạo, công dụng và phương thức sử dụng, có những đồ chơi thôi thúc
trẻ tập nói, phát triển ngôn ngữ và làm phong phú thêm vốn từ, những đồ chơi lắp
ráp hay phương tiện giao thông giúp trẻ rèn luyện các thao tác trí tuệ như: phân tích
tổng hợp, so sánh, phân loại… làm phát triển tư duy ở trẻ thơ một cách toàn diện.
Ở trường Mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi giữ một vai trò
quan trọng là phương tiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi.
Đồ dùng đồ chơi tự tạo thường xuyên được thay đổi phong phú, đa dạng, nó có ưu
điểm lớn là dễ kiếm, dễ làm mà không tốn tiền mua. Chính vì lẽ đó mà nó có tác
dụng kích thích mọi hoạt động khác nhau của trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu về sự tò mò
khám phá ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách khoẻ mạnh.
Ngoài ra đồ dùng đồ chơi còn giúp cho các cơ quan nhạy cảm của trẻ ngày càng
hoàn thiện hơn, quá trình tâm lí được phát triển như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tập
trung chú ý của trẻ dần dần được nâng cao. Đồ dùng đồ chơi thường xinh đẹp, có


màu sắc hấp dẫn, hình dáng ngộ nghĩnh đáng yêu sẽ thu hút trẻ dễ dàng gắn bó yêu
thích từ đó tạo tiền đề phát triển về mặt tình cảm đạo đức cho trẻ.


Xuất phát từ tầm quan trọng đó của đồ dùng đồ chơi mà bản thân tôi chọn đề tài
“Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhà trẻ”. Hy vọng kết
quả của đề tài có tác dụng góp phần tích cực vào các hoạt động của trẻ nhằm đáp
ứng nhu cầu tổ chức hoạt động cho trẻ hiện nay.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận của đề tài:
Như chúng ta đã biết đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi
mầm non. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và đào sâu nhận thức, giúp trẻ
quan sát, rèn luyện sự chú ý và kĩ năng phân biệt so sánh qua đó phát triển trí tuệ cho
trẻ. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ có được khái niệm đầu tiên về đồ vật thật mà trẻ chưa
được thấy, thông qua đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hình thành khái niệm mới về đồ vật
đó. Đồ dùng đồ chơi còn giúp trẻ nhớ lại những kỉ niệm cụ thể đã có trước đó về sự
vật thật, giúp trẻ nhận thức sâu sắc và nhớ lâu hơn về những đồ vật, con vật, những
hình ảnh sinh hoạt…nó là hình thức tái tạo lại giúp cho trẻ khắc sâu khái niệm về đồ
vật, sự việc nào đó. Đồ dùng đồ chơi còn góp phần giáo dục và phát triển tình cảm
tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau và chơi theo nhóm, bước đầu
hình thành tinh thần đồng đội.
Đồ dùng đồ chơi luôn đa dạng và phong phú giúp trẻ phấn khởi, vui mừng, trẻ tích
cực học tập và mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ của trẻ.
Khi vui chơi với những đồ chơi, trẻ được làm những động tác tự nhiên phù hợp với
những thể chất của trẻ, giúp cho cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện. Đồ chơi
đẹp sẽ giúp cho trẻ ham thích cái đẹp, biết phân biệt được cái đẹp, cái xấu về hình
dáng, màu sắc, cấu trúc bố cục. Từ đó trẻ biết yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp; đồ
chơi đẹp còn giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ và khuyên khích trẻ sáng tạo ra nhiều
cái đẹp.
II. Cơ sở thực tiễn:

Là một giáo viên tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng với
tổng số 23 cháu, là giáo viên chủ nhiệm tôi rất tự hào trong công việc chăm sóc giáo
dục trẻ. Ở độ tuổi Mầm non trẻ rất non nớt, ngây thơ và ngộ nghĩnh thích đùa
nghịch, thích khám phá tìm tòi. Trẻ đến trường Mầm non như là ngôi nhà thứ 2 của
trẻ, được sự chăm sóc giáo dục nâng niu, yêu thương của cô giáo. Hiểu được điều
đó, tôi nhận thấy rằng trách nhiệm của mình được đặt lên hàng đầu.
Với tầm quan trọng đó nên đồ dùng đồ chơi đã trở thành nhiệm vụ tất yếu không thể
thiếu được đối với các trường mầm non. Thực tế trong những năm qua Phòng Giáo


dục đã tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương và mở các lớp tập huấn về làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên. Trương Mầm
non Mỹ Thuỷ năm nào cũng tổ chức làm làm đồ dùng đồ chơi với nhiều hình thức
như: làm tập trung, tự làm hàng tháng nộp cho trường… song vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu cho trẻ hoạt động.
Trong năm học 2011-2012 bản thân tôi có nhiều cố gắng đã làm tốt công tác chăm
sóc giáo dục trẻ, nhiệt tình, sáng tạo làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các
hoạt động song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
1.Thuận lợi:
Nhà trường đã mua sắm thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động đầy đủ,
lớp học rộng, thoáng mát.
Phụ huynh nhận thức cao, quan tâm đến việc học hành của con cái.
Bản thân tôi có năng lực trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt
Được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường về thực
hiện chăm sóc giáo dục trẻ cũng như mọi hoạt động một cách toàn diện.
2.Khó khăn:
Đồ dùng hoạt động ở các góc còn ít luôn thay đổi theo từng chủ đề, có số lượng
nhiều.
Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ vai trò của đồ dùng đồ chơi trong quá trình

hoạt động của trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi trên thị trường nhiều, các loại nguyên vật liệu nhiều giá thành đắt
trong lúc kinh phí nhà trường còn hạn hẹp.
Là giáo viên đúng lớp nên thời gian dành cho lầm đồ dùng, đồ chơi không nhiều.
3. Điều tra thực tiễn:
Để biết được tình hình thực tế để xây dựng kế hoạt đồng thời qua khảo sát đầu năm
học tôi nhận thấy kết quả như sau:
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chỉ đạt 30- 40% ( chủ yếu là đồ dùng mua trên thị trường)


- 40 - 45 trẻ biết cách thao tác với đồ vật khi tham gia vào các hoạt động.
- Các tiết học nhàm chán trẻ không hứng thú vì đồ chơi ít thay đổi.
- Tính năng tác dụng và tính thẩm mỹ của các loại đồ dùng, đồ chơi chưa đảm bảo
yêu cầu.
- Nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi rất nghèo nàn.
Với kết quả như vậy là một giáo viên đứng lớp phụ trách các cháu nhóm trẻ là dẫn
dắt trẻ những bước đi đầu tiên. Làm thế nào để nơi trẻ đến lớp là ngôi nhà thws hai
của tre, làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng long
mong muốn của phụ huynh. Chính vì vậy mà tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm
đáp ứng nhu cầu đồ chơi cho trẻ.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
1. Chọn nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương dễ kiếm có độ bền, gần gủi với trẻ,
thể loại phong phú
Để có nguồn nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động hằng
ngày là một vấn đề hết sức quan trọng, những đồ dùng đó đòi hỏi có đồ bền cao, gần
gủi đối với trẻ mặt khác phong phú về thể loại. Để làm được điều đó khi tìm kiếm
những đồ dùng đó tôi phải biết cách lựa chọn để đảm bảo yêu cầu. VD: Làm bức
tranh “Con gà trống” tôi chọn vải đủ màu sắc cắt dán phù hợp với bộ lông của con
gà.
- Với tranh cát “Chim và cá” chọn cát trắng, rữa sạch nhuộm màu phơi nắng cho

khô, vẽ hình ảnh lên tấm ván ép, bôi keo rắc đề trên các chi tiết tạo thành bức tranh
cát rất đẹp mắt.
- Đối với những đồ dùng đồ chơi như “Đàn gà” làm bắng võ trứng tôi chọn những
quả trứng đều và đẹp lấy võ rữa sạch đem phơi nắng, dùng ống hút cắt miệng, chân
gắn vào tạo thành chú gà con rất xinh xắn và dễ thương.
- Với đồ dùng các phương tiện giao thông như: “Thuyền buồm, thuyền mui, tàu
thuỷ” làm bằng mo cau tôi chọn những mo cau đẹp, trắng, phơi nắng khô quét dầu
bóng vào cắt dán thành các chiếc thuyền.
Với những nguyên vật liệu tôi đã tìm kiếm để làm ra những đồ dùng đồ chơi đó
trong quá trình sữ dụng trên các tiết dạy trẻ rất hứng thú tham gia đạt kết quả tốt.


Muốn có nguồn vật liệu đa dạng và dồi dào cô giáo phải kết hợp với phụ huynh để
tìm ra những đồ dùng phế thải trong gia đình thì mới có được. Khi phối hợp với các
bậc phụ huynh trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu cũng cần đảm bảo các yêu cầu đó
là:
Dễ tìm, dễ kiếm sẳn có ở địa phương có độ bền gần gủi với trẻ không phải kiếm về
làm được ngay mà cần phải biết lựa chọn những loại nào đẹp, phù hợp với các đồ
dùng để làm mà phải đem rữa sạch , phơi nắng cho khô như: mo cau, cát, đá, chai
dầu rữa bát, các loại hộp, võ lon bia …mới làm ra được các đồ dung đồ chơi.

2. Phối hợp với phụ huynh trong việc làm đồ dùng đồ chơi đáp ứng nhu cầu dạy
học.
Để có được nhiều đồ dùng đồ chơi cho các cháu trong mọi hoạt động không chỉ một
mình giáo viên có thể làm được bởi thời gian không được nhiều ( phải đứng lớp cả
ngày). Chính vì thế vai trò của phụ huynh rất quan trọng trong việc làm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ tôi. Để làm được việc đó có hiệu quả tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ
huynh việc cần thiết phải làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
- Huy động phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương.
- Trao đổi xin ý kiến của nhà trường tạo điều kiện xin phụ huynh ngày công lao động

bằng cách phụ huynh cùng giáo viên phối hợp làm đồ dùng đồ chơi. Không phải
phụ huynh nào cũng làm được mà phải:
- Lựa chọn những phụ huynh nhiệt tình có năng khiếu trong việc làm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ, những phụ huynh là ông, là bà giúp đỡ tư vấn thêm những đồ dùng đồ
chơi dân gian có nguồn góc từ các địa phương như sáo, diều… Sau khi phối hợp với
phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi tôi còn hướng dẫn cho phụ huynh làm ở nhà và
hướng dẫn cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi cho trẻ , nhằm kích thích tính tò mò
ham hiểu biết của trẻ và có thể hướng dẫn trẻ cùng làm với cô với mẹ những đồ dùng
đồ chơi đơn giản.
- Có những đồ dùng làm ra đòi hỏi phải có một số phụ kiện khác để đồ dùng, đồ chơi
đẹp hơn, có tính năng tác dụng hơn đòi hỏi có sự phối kết hợp với những phụ huynh
có tay nghề cao như phụ huynh là thợ mộc, thợ may, thợ nhôm kính… như đống
khung nhôm trang trí ảnh, đống bể cá làm bễ bơi của các con vật sống dưới nước,
thợ may may áo quần đồ dùng, đồ chơi dân gian…vv Khi nhận được sự đồng tình
của các bậc phụ huynh tôi đã thiết kế các mẫu phù hợp với từng loại đồ dùng, đồ
chơi để các anh, các chị phối hợp cùng làm.


- Nguồn nhân lực và nguyên vật liệu vô cùng đa dạng và phong phú, giáo viên cùng
phụ huynh nhiệt tình làm ra những đồ dùng đẹp, đa dạng và phong phú, sãn phẩm
làm ra rất gần gũi và thiết thực những việc làm được trong tầm tay của mình tôi rất
phấn khởi khi đồ dùng, đồ chơi ngày được tăng lên niềm tinh giữa phụ huynh và học
sinh ngày càng được xiết chặt.
3. Lựa chọn và sử dụng đồ dùng đồ chơi trực quan trên các tiết học và trên các
hoạt động.
Thực tế trong giảng dạy cho thấy tiết học nào giáo viên chuẩn bị đồ dùng đồ chơi
đầy đủ hấp dẫn trẻ thì tiết học đó thu hút sự chú ý quan sát trẻ sẽ tò mò khám phá
tiết học đạt kết quả cao và ngược lại. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho tôi là trong mỗi tiết
học phải có đồ dùng trực quan và sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó đúng lúc, đúng nơi có
hiệu quả.

- Muốn có hiệu quả cao thì công tác chuẩn bị hết sức quan trọng cụ thể đó là:
+ Đồ dùng phải đủ số lượng trẻ trên lớp.
+ Sắp xếp bố trí một cách khoa học (trẻ dễ nhìn, dễ lấy, dễ sử dụng)
+Cần gây sự chú ý đối với trẻ khi chuẩn bị vào tiết học
+Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để đàm thoại cùng với trẻ khi tiết học diễn ra.
- Khi chuẩn bị xong cần tổ chức tiết học một cách nhẹ nhàng với mục đích để trẻ
được khám phá với những đồ dùng đồ chơi đó và đưa ra những lời nhận xét, những
chính kiến của trẻ. Cô giáo hệ thống lại những gì trẻ nhìn thấy được nghe được, tiếp
xúc được thông qua hoạt động với đồ vật.
- Để có đồ dùng trực quan đạt kết quả tốt cô giáo phải hướng dẫn trẻ sữ dụng đúng
lúc đúng nơi, đồ dùng đồ chơi đó có kích thước phù hợp với lứa tuổi, có màu sắc hấp
dẫn, an toàn với trẻ.
VD: Khi dạy tiết NBTN “Làm quen với các loại quả”
Đế tiết học hấp dẫn và đạt kết quả tốt , cô đặt các loại quả trong chiếc túi, cho trẻ
chơi trò chơi “Gà đi ngủ” trẻ nhắm mắt sau đó cô nói trời sáng trẻ mở mắt cô đưa
từng loại quả ra và đố các con đây là quả gì? Quả có màu gì? Kết quả trẻ rất hứng
thú và tiết học đạt kết quả tốt hơn.
- Với bức tranh thơ, chuyện “Đàn gà con” cho trẻ nhận biết tập nói tôi gây sự chú
ý của trẻ bằng cách cho bức tranh xuất hiện trước lớp và đó chính là quà tặng các


bạn trong lớp cho trẻ mở quà để biết được món quà đó là gì sau đó dùng bức tranh
để giới thiệu bài và tiến hành khai thác nôi dung đó qua tranh…cũng bức tranh “Đàn
gà con cho trẻ làm quen với các con vật sống trong gia đình để trẻ được khám phá
con vật qua tranh. Với nhiều và rất nhiều hình thức khác nữa rất hấp dẫn thu hút trẻ
làm cho trẻ khỏi nhàm chán khi sử dụng đồ dùng trưc quan.
- Đồ dùng trực quan không chỉ sử dụng trên các tiết học mà còn được sử dụng trên
các hoạt động chơi ở các nhóm.
VD: Các khối gỗ cho trẻ “ Xếp đoàn tàu” trẻ nhận biết được đây là các khối gỗ.
- Các loại quả cho trẻ chơi với các loại củ quả vv.

Với việc lựa chọn và sử dụng đò dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo ra các
tình huống trong suốt cả quá trình trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giúp
trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác sâu sắc và bền vững.
4. Trang trí tạo môi trường học tập từ các đồ dùng đồ chơi:
- Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ.
Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt
quan tâm.
- Trang trí, sắp xếp bố trí lớp học, phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ
hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào các tiết học theo chủ đề của các tháng, theo nội dung của
từng bài
Tuỳ vào từng nội dung của từng bài để bố trí xung quanh giá đồ chơi, tranh treo
tường, cầu thang, góc tuyên truyền…cho hợp lý để trẻ tập luyện cũng như lien hệ
thực tế.
Ví dụ: Tranh “Quả thị” trong câu chuyện “Quả thị sau khi trẻ được nghe cô kể
chuyện trên lớp khi nhìn thấy tranh trang trí trên tường nhân vật bà trong tranh giúp
cho trẻ nhận biết lien hệ đến câu chuyên mặt khác trẻ còn nhận ra được những
người thân yêu của bé.
- Hay tranh “Con gà trống” trong câu chuyện” Chú gà trống nhỏ” dùng để trang trí
trên tường giúp trẻ nhận biết được con vật sống trong gia đình.
Trước khi kết thúc chủ đề này với chủ đề khác tôi thay đổi môi trường bằng cách
gián trang trí, chuẩn bị đồ dùng có lien quan đến chủ đề mà trẻ sẽ được học ở các
giá góc trẻ sẽ thấy thích thú tò mò và tự đặt câu hỏi mình sắp được cô giáo cho chơi
với những đồ dùng mới…


VD: Chủ đề “Tết và mùa xuân”treo bức tranh có hoa đào, hoa mai để trẻ khám phá
được sắp đến Tết có hoa đào, hoa mai nở. trẻ cùng cô xâu hoa, xâu hạt trang trí ngày
tết…
- Với chủ đề “Mùa hè” treo những bức tranh có ông mặt trời, mặt trăng để trẻ biết
được sắp đến mùa hè. Các bể bơi cát nước. Như vậy một lần nữa cho thấy môi

trường học tập vô cùng quan trọng, thông qua đồ dùng, đồ chơi để trang trí môi
trường đó cũng chính là một hình thức truyền thụ kiến thức và cũng cố kiến thức có
hiệu quả mà chương trình giáo dục hiện cần nay hướng tới
IV.Những kết quả đạt được.
Qua một thời gian sử dụng các biện pháp trên cùng với sự nổ lực phấn đấu không
mệt mỏi của bản than, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường; sự giúp đỡ
của đồng nghiệp nên lớp tôi đã thu hoạch được những kết quả đáng ghi nhận như
sau:
*Đối với giáo viên:
+ Có đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ trong các hoạt động
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
+ Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng đồ chơi.
+ Đạt giải nhì trong hội thi “làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu có sẵn ở
địa phương” cấp huyện, cấp tỉnh.
* Đối với trẻ:
100% trẻ có đầy đủ đồ chơi phục vụ trong các hoạt động.
100% trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
95% trẻ biết thao tác với các đồ dùng đồ chơi một cách thành thạo.
70% trẻ tạo được sản phẩm đẹp và tạo ra được những đồ dùng đồ chơi đơn giản dưới
sự dẫn dắt của cô và ba mẹ trẻ.
* Đối với phụ huynh:
+ Nâng cao tầm nhận thức của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ đặc biệt trong việc phối kết hợp cùng giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi.


+100% các bậc phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên
vật liệu.
+ Giảm được kinh phí cho phụ huynh và nhà trường trong việc mua vật liệu làm đồ
dùng, đồ chơi.
+ 60% phụ huynh có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở nhà.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để đáp ứng đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhà trẻ, bản thân tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm như sau:
- Giáo viên phải luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu
cầu hiện nay, yêu nghề mến trẻ nhiệt tình với công việc, năng động, sang tạo, kiên
trì, chịu khó có khả năng tạo hình tốt để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.
- Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường trong việc làm đồ dùng, đò
chơi cho trẻ.
- Biết lựa chọn nguyên vật dể kiếm, dễ tìm có độ bền gần gủi với trẻ, thể loại phong
phú có sẵn ở địa phương.
- Phối hợp với hài hoà với các bậc phụ huynh trong việc làm đồ dùng đồ chơi đáp
ứng nhu cầu dạy học.
- Biết cách lựa chọn và sử dụng đồ dùng đồ chơi trực quan trên các tiết học và trên
các hoạt động.
- Trang trí tạo môi trường học tập từ các đồ dùng đồ chơi nhằm kích thích tính tò mò
và óc sang tạo của trẻ.
C. KẾT LUẬN:
Làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhà trẻ có hiệu quả là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng không thể thiếu được của người giáo viên nói chung và giáo viên ở các
nhóm trẻ nói riêng. Chúng tôi xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng và phải
thường xuyên suốt cả quá trình hoạt động của trẻ ở bất cứ độ tuổi nào. Do đó mỗi
giáo viên phải nắm được vai trò, tác dụng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ để xây
dựng, chọn nguyên vật liệu làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trẻ và tình
hình thực tế của địa phương. Biết tìm ra giải pháp sáng tạo để thực hiện tốt chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ.


Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được từ tình hình thực
tế của trường tôi, chúng tôi không chỉ dừng lại ở kết quả mà cố gắng học hỏi hơn
nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.

Tuy nhiên, bản sáng siến kinh nghiệm này vẫn còn nhiều điều hạn chế, kính mong sự
giúp đỡ của Hội đồng khoa học nhà trường, của Phòng Giáo dục Lệ Thuỷ để tôi có
nhiều kinh nghiệm tốt hơn trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở trường
Mầm non.
Mỹ Thuỷ, ngày 10 tháng 5 năm2012
Xác nhận của HĐKH
Trường MN Mỹ Thuỷ

Người viết sáng kiến






×