Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN: Biện pháp làm tăng sự sinh động cho một tiết học VL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.36 KB, 7 trang )

  
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: “ Biện pháp làm tăng sự sinh động cho
một tiết học VẬT LÍ ”
  
I- Đặt vấn đề:
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và giảng dạy Vật lí nói
riêng đã trải qua nhiều năm đối với cấp trung học cơ sở, nhưng việc tìm tòi,
áp dụng, phát huy những mặt tích cực của phương pháp mới vẫn mang tính
thời sự, vẫn là một chủ đề thảo luận trong các cuộc sinh hoạt tổ bộ môn,
nhằm vận dụng tốt nhất những cải cách mà chương trình đưa ra.
Sợi chỉ quan trọng xuyên suốt trong đổi mới phương pháp là phát huy tính
tích cực, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Riêng đối với bộ môn Vật
lí, là một môn học thực nghiệm, đòi hỏi giáo viên phải dẫn dắt học sinh nắm
bắt các hiện tượng, các khái niệm, các định luật Vật lí một cách khoa học,
chính xác. Dù rằng thầy và trò cùng khai thác tìm hiểu các vấn đề nêu trên
qua các thí nghiệm thực tế, hoặc bằng tranh ảnh, kể cả việc cho học sinh nêu
thêm ví dụ,... Nhưng chung qui cũng chỉ là những thao tác thầy dẫn dắt, trò
mãi miết suy nghĩ, phân tích, lập luận,... Do đó, không khí tiết học trở nên
căng thẳng, khô khan làm học sinh dễ mệt mỏi, nhàm chán trong những giờ
học vật lí.
Từ đó, tôi thấy rằng cần phải có biện pháp làm tăng sự sinh động trong giờ
học vật lí. Đây là một vấn đề cấp thiết để gây sự hứng thú, tích cực tư duy
của học sinh trong học tập.
II- Giải quyết vấn đề:
1- Thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy ở các năm học trước, tôi nhận thấy có nhiều học
sinh rất sợ môn Vật lí vì tính chất căng thẳng và khô khan trong tiết học. Từ
thực trạng đó đã thôi thúc tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi để tìm ra biện
pháp khắc phục. Bằng những kinh nghiệm khiêm tốn qua nhiều năm giảng
dạy, tôi đã mạnh dạn đưa những mẩu chuyện vào tiết dạy nhằm tạo không khí


vui vẽ sinh động và khắc sâu kiến thức lí học cho học sinh.
2- Cách làm mới:
Với biện pháp nhỏ này, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đi vào thực tế cuộc
sống bằng cách đưa vào tiết dạy những mẩu chuyện thực tế hoặc những mẩu
chuyện vui có liên quan đến các hiện tượng vật lí cần truyền đạt cho học
sinh. Qua đó, học sinh thấy rõ hiện tượng vật lí thường xuyên diễn ra trước
mắt trong cuộc sống. Đồng thời kiểm chứng lại những hiện tượng, những
định luật vật lí đã học.
Muốn thực hiện tốt biện pháp này, giáo viên phải làm tốt hai khâu: khâu
chuẩn bị lúc soạn giảng và khâu vận dụng khi lên lớp.
a/ Khâu chuẩn bị:
Giáo viên nghiên cứu kĩ bài, xác định cụ thể kiến thức vật lí cần khắc sâu
cho học sinh. Sau đó liên hệ thực tế để tìm kiếm những mẩu chuyện hay hiện
tượng vật lí trong tự nhiên thích hợp và gần gũi với học sinh. Khâu này tùy
thuộc vào “vốn sống” và “kho tàng” hiểu biết của giáo viên.
Khi đã tìm được mẩu chuyện thích hợp, giáo viên phải tính toán vận dụng
như thế nào để đảm bảo thời gian trong một tiết dạy.
b/ Khâu vận dụng trong tiết dạy:
Việc vận dụng đưa mẩu chuyện vào tiết dạy cũng tuỳ thuộc vào nghệ thuật
dẫn chuyện của giáo viên. Nói chung là trình bày ngắn gọn, dễ
hiểu, nhưng cũng gây sự hào hứng, tò mò cho học sinh, để học sinh dễ nắm
bắt và lí giải vấn đề mà giáo viên đã “gài” trong mẩu chuyện. Tóm lại,
chuyện kể không phải chỉ để vui mà là vui để học.
3- Ví dụ minh họa:
a/ Bài “Gương cầu lõm” (Vật lí lớp 7):
* Sau khi học sinh nắm vững kiến thức về sự phản xạ ánh sáng trên
gương cầu lõm, giáo viên đưa ra mẩu chuyện về nhà bác học Ác-si-mét như
sau:
“Tương truyền rằng trong cuộc chiến giữ quê hương, Ác-si-mét (nhà
bác học người Hi Lạp) đã sử dụng một loại “vũ khí” làm cho quân giặc

vô cùng khiếp sợ. Khi đại quân La Mã do tướng Macxenluyxơ chỉ huy
đến xâm lăng Xyraquydơ trên đảo Xixilia (quê hương Ác-si-mét), đợi
đến lúc những chiến thuyền của Macxenluyxơ lọt vào khoảng tầm tên
bắn thì Ác-si-mét ra lệnh đưa đến một chiếc gương sáu mặt do chính ông
làm ra. Ông còn cho đặt một loạt gương giống như vậy nhưng nhỏ hơn ở
những vị trí đã tính trước. Những chiếc gương đó tự quay được trên các
bản lề và được đặt dưới ánh nắng mùa hè. Tia sáng phản chiếu từ những
chiếc gương đó gây ra những đám cháy rất lớn thiêu đốt chiến thuyền
địch từ khi chúng còn ở cách một tầm tên bắn”.
* Qua mẩu chuyện trên, giáo viên đặt vấn đề: Hãy giải thích tại sao
những chiếc gương của Ác-si-mét lại có thể đốt cháy chiến thuyền giặc ?
Cho cả lớp thảo luận tìm câu trả lời (Có thể cho học sinh quan sát hình vẽ
bên dưới).
(Câu trả lời là: Ác-si-mét đã xếp các gương nhỏ theo hình một chỏm cầu,
mặt phản xạ tạo thành mặt lõm của gương cầu. Hướng gương cầu lõm lắp
ráp này về phía Mặt Trời. Vì Mặt Trời ở rất xa ta nên chùm sáng từ Mặt
Trời tới gương coi như chùm tia tới song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ
tại một điểm ở trước gương cầu. Điều chỉnh cho chỗ ánh sáng hội tụ đúng
vào thuyền giặc).
Gương phẳng
nhỏ
b/ Bài “Gương phẳng” (Vật lí lớp 7):
* Chuyện kể về nhà bác học Ê-đi-xơn, với mẩu chuyện này, giáo viên có
thể đưa ngay vào phần tổ chức tình huống học tập hoặc sau khi học sinh tìm
hiểu phần II, nắm vững kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng:
“Ê-đi-xơn – nhà phát minh vĩ đại người Mĩ. Năm 12 tuổi, ông đã phải
thôi học ở trường tiểu học, suốt ngày đi bán báo kiếm thêm tiền lo cho
sinh hoạt của cả gia đình. Một buổi tối, khi đi làm về, Ê-đi-xơn nhìn thấy
mẹ đang quằn quại trên giường. Thầy thuốc nói:
- Mẹ cậu bị đau ruột thừa cấp tính, cần phải mổ ngay không thể chậm

trễ.
Song vì nhà nghèo không có tiền để chữa bệnh ở bệnh viện, mà ở nhà
thì trời quá tối, nếu chỉ dựa vào ánh sáng của mấy ngọn nến thì không đủ
ánh sáng để thầy thuốc tiến hành ca mổ. Thương mẹ, Ê-đi-xơn vô cùng
lo lắng và suy nghĩ tìm mọi cách để cứu mẹ. Trong lúc đang tập trung
suy nghĩ cao độ, Ê-đi-xơn chợt nhìn vào tấm gương ở cửa tủ quần áo và
rồi bỗng ông nghĩ ra cách thực hiện ý tưởng đó...”.
* Qua mẩu chuyện, giáo viện đặt vấn đề : Ê-đi-xơn nghĩ ra cách gì và đã
thực hiện như thế nào để cứu mẹ ? Hoặc có thể yêu cầu: Vận dụng kiến
thức đã học, hãy kể tiếp đoạn kết của câu chuyện ?
* Sau những ý kiến của học sinh, giáo viên khẳng định lại bằng cách kể
tiếp phần cuối câu chuyện:
“... Ê-đi-xơn liền tháo ngay cánh cửa gương ở tủ quần áo và chạy sang
hàng xóm mượn về mấy tấm gương lớn, một số nến và đèn dầu. Ông đặt
các tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu
trước gương, điều chỉnh vị trí đặt chúng cho ánh sáng tập trung để thầy
thuốc mổ cho mẹ mình. Nhờ có đủ ánh sáng, ca mổ tiến hành một cách
thuận lợi. Mẹ Ê-đi-xơn đã được cứu sống”.
c/ Bài “Lực đẩy Ác-si-mét” (Vật lí lớp 8):
* Sau khi học sinh nắm được kiến thức về tác dụng của chất lỏng lên vật
nhúng chìm trong chất lỏng, giáo viên đặt vấn đề: Làm thế nào để xác định
được độ lớn của lực đẩy của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó ?
* Học sinh sẽ rất lúng túng khi nghe giáo viên đặt vấn đề trên. Lúc này
giáo viên mới bắt đầu đưa ra mẩu chuyện “ Truyền thuyết về Ác-si-mét”:
“Một huyền thoại kể lại có lần đức vua Hiêrôn sai một người thợ kim
hoàn chế tạo một chiếc mũ miện bằng vàng. Nghi ngờ người thợ thiếu
lương tâm kia đã bớt đi một số vàng và thay vào đó bằng một số bạc,
nhà vui cho gọi Ác-si-mét đến và phán:
- Đây là chiếc vương miện của trẫm. Không được làm hỏng mũ, nhà
ngươi phải tìm cho ra trong này có pha bạc không !.

Ác-si-mét lo lắng, ngày đêm suy nghĩ tìm cách giải bài toán hóc hiểm
này. Lúc ăn ông cũng nghĩ đến nó, lúc đi dạo ông cũng nghĩ đến nó,
thậm chí lúc tắm ông cũng nghĩ đến nó.
Một hôm Ác-si-mét vào tắm trong nhà tắm công cộng, mà đầu óc vẫn
đang bị chiếc vương miện ám ảnh. Khi thả mình vào bồn tắm, ông bỗng
nhận xét thấy một điều mà lâu nay không ai để ý đến. Ông cảm thấy khi
dìm mình trong nước, thân thể mình có vẽ nhẹ nhõm hơn, tựa như có cái
gì đẩy nó từ dưới, nâng nó lên cao. Một ý nghĩ mới mẽ loé sáng trong
đầu ông. Quên cả mặc quần áo, ông phấn khởi nhảy ra khỏi bồn tắm,
chạy thẳng ra ngoài phố và mừng rỡ reo vang:
“- Ơrêka ! Ơrêka !” (nghĩa là: ta tìm ra rồi, ta tìm ra rồi)...”
* Giáo viên dừng mẩu chuyện lại ở đây và đặt vấn đề: “Ác-si-mét đã
phát hiện ra điều gì ?”. Cho cả lớp thảo luận để tìm ra câu trả lời cho vấn đề
trên.
(Câu trả lời là: Ác-si-mét nhận thấy rằng ông nhấn chìm người trong
nước càng nhiều thì lực đẩy do nước tác dụng lên ông càng mạnh, nghĩa là
thể tích phần nước bị ông chiếm chỗ càng lớn thì lực đẩy của nước càng
mạnh. Từ đó, ông dự đoán là độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng chìm trong
chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ).
* Chỉ sau khi học sinh đã tìm hiểu xong phần thí nghiệm kiểm tra, giáo
viên mới kể tiếp đoạn kết của mẩu chuyện:
“... Không một tài liệu nào kể lại một cách chính xác Ác-si-mét đã thí
nghiệm như thế nào để kiểm tra chiếc vương miện. Có thể phỏng đoán cách
làm như sau (có thể cho học sinh quan sát hình vẽ bên dưới): Ông đã xác
định sức đẩy của nước lên chiếc vương miện và lên một thỏi vàng nguyên
chất có cùng trọng lượng. Nếu chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất thì
sức đẩy trong hai trường hợp là như nhau. Nhưng ở đây sức đẩy lại khác
nhau. Ác-si-mét phát hiện được rằng chiếc vương miện đã được pha bạc và
đã xác định được tỉ lệ pha bạc là bao nhiêu.
Mọi người vô cùng kinh ngạc trước sự khám phá của Ác-si-mét và tất

nhiên người thợ kim hoàn gian lận đã phải thú tội ”.



Lượng vàng nhà vua giao Vương miện

d/ Đối với các bài không tìm được mẩu chuyện thích hợp, giáo viên có
thể nêu ra và cho học sinh giải thích các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống.
Cụ thể:
+ Bài “Lực ma sát” (Vật lí 8): Sau khi học sinh nắm được điều kiện sinh ra
lực ma sát giáo viên nêu hiện tượng: “Khi tháo xe đạp ra để sửa chữa, đôi lúc
ta gặp phải những con ốc bị kẹt, mặc dù cố hết sức nhưng vẫn không vặn ra
được. Hãy tìm hiểu xem tại sao có lực tác dụng mà ốc vẫn không tuột khỏi
vít”. Có thể dùng hiện tượng này để chuyển ý sang phần II. Cuối phần này,
yêu cầu học sinh giải thích và tìm cách để mở ốc ra.
+ Bài “Áp suất” (Vật lí lớp 8): Sau khi học sinh nắm khái niệm áp suất,
giáo viên đưa ra hàng loạt hiện tượng cho học sinh giải thích:
- Tại sao lưỡi dao, lưỡi búa phải mài thật mỏng ?

×