Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing kinh doanh bất động sản trong giai đoạn hiện nay tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.76 KB, 13 trang )

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing kinh doanh Bất
Động Sản trong giai đoạn hiện nay tại VN

1.

Phân tích và đánh giá cơ hội Marketing đối với kinh doanh bất động sản ở
Việt Nam hiện nay (phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô,
môi trường ngành,…).

Lời mở đầu.
-

Theo Định nghĩa từ Hiệp Hội Marketing của Mỹ - American Marketing

Association (AMA) "Marketing được xem như là một chức năng tổ chức và là một tiến
trình bao gồm thiết lập (creating), trao đổi (communication), truyền tải (delivering) các
giá trị đến các khách hàng, và quản lý quan hệ khách hàng (managing customer
relationship) bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành
viên có liên quan đến nó."
-

Thị trường bất động sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân. Trong phần tài sản cố định của các nước có nền kinh tế thị trường ổn định thì bất
động sản chiếm khoảng 60% giá trị. Không những chiếm giá trị lớn mà thị trường Bất


động sản còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thị trường khác như: Thị trường vốn, thị
trường hàng hoá, TT chứng khoán, dịch vụ…
-


Marketing trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện nay đang dần thể hiện

vai trò nòng cốt của nó hơn bao giờ hết. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng
nhận thấy và khai thác triệt để lợi ích của marketing bất động sản. Hay chính xác hơn
là nó chưa thật sự cần thiết trong quá khứ và nhà đầu tư cũng không quá dồi dào về
nguồn vốn để thực hiện hoàn chỉnh một chiến lược nghiên cứu marketing. Như chúng
ta đã biết kể từ ngày 01/01/2009 việc chuyển nhượng bất động sản bắt buộc phải qua
sàn giao dịch và người môi giới phải có Chứng chỉ hành nghề; Chính phủ đánh thuế
lũy tiến trên lợi nhuận đầu tư bất động sản; hạn mức về nhà ở, đất ở trên đầu người và
chính sách siết tín dụng đầu tư bất động sản; đặc biệt là tâm lý hoang mang của người
dân khi mua nhà trước tình hình biến động giá hiện nay. Tất cả nguyên nhân trên đòi
hỏi một thị trường bất động sản minh bạch hơn ra đời, một thị trường bất động sản thể
hiện bản chất cạnh tranh thật sự. Khi ấy, vai trò marketing trong kinh doanh bất động
sản là vấn đề hết sức cấp thiết. Bất động sản thông thường là tài sản lớn đối với mọi
người nên việc quyết định mua/ bán thông thường được các khách hàng cân nhắc rất
kỹ lưỡng. Vì vậy việc marketing trong lĩnh vực bất động sản có thể được ví von là
“Marketing cảm xúc”.
Để có những phân tích, đánh giá mang tính tổng quan về cơ hội của
Marketing đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay chúng ta cần có cái nhìn đa chiều. Cụ thể ta sẽ vận dụng, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài thông qua
hai mô hình sau:
Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô - Mô hình PEST.
Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường ngành - Mô hình 5 lực lượng của Michael
Porter
Mô hình PEST:

Political (Thể chế - Luật pháp)
Economics (Kinh tế)
Sociocultrural (Văn hóa - Xã hội)

Trang 2


Technological (Công nghệ)

Đây là bốn yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế nói chung
trong đó có lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng, các yếu tố này là các yếu tố
bên ngoài của doanh nghiệp và ngành, ngành phải chịu các tác động của nó đem lại
như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những
chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
1.

Các yếu tố Thể chế - Luật pháp:

-

Sự thay đổi về đường lối chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương

có thể có những tác động đến hoạt động của thị trường Bất động sản nói chung và sự
đầu tư vào lĩnh vực Bất động sản nói riêng. Cụ thể như:
 Các chính sách có tác động gián tiếp như: sự khuyến khích đầu tư bên ngoài
vào địa phương có thể làm tăng nhu cầu về BĐS qua đó có thể làm cho giá BĐS gia
tăng.
 Chính sách cho phép Việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam.
 Chính sách cho phép những người không có hộ khẩu thành phố được mua
nhà tại Thành phố.
 Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
 Các chính sách thuế của Nhà nước đối với bất động sản,…vvv
2.


Các yếu tố Kinh tế:

-

Việt Nam là một nước đang phát triển, chính vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế

Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của các ngành nghề
kinh doanh, một trong số đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Theo Tổng cục thống
kê, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định từ năm 2003 đến năm 2007 tốc độ
tăng trưởng trong khoảng từ 7,23% đến 8,44%, năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP
giảm xuống còn 6,23%, năm 2009 đạt 5,2% do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới.
-

Khả năng mang lại thu nhập từ bất động sản: mức thu nhập hàng năm từ BĐS
Trang 3


mang lại sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị của BĐS đó. Khi khả năng tạo ra thu
nhập từ BĐS càng cao thì giá chuyển nhượng của nó càng cao và ngược lại.
-

Những tiện nghi gắn liền với bất động sản: như hệ thống điện, nước, vệ sinh,

điều hoà nhiệt độ, thông tin liên lạc. Hệ thống tiện nghi càng đầy đủ và chất lượng càng
tốt thì càng làm cho giá trị bất động sản càng gia tăng.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào mốt số yếu tố sau:
 Tình hình Cung - Cầu bất động sản trong khu vực
 Đặc điểm của những người tham gia thị trường bất động sản trong khu vực
 Các điều kiện của thị trường bất động sản trong khu vực

 Hiện trạng vùng lân cận (cơ sở hạ tầng như đường, hệ thống cấp thoát nước,
cấp điện, thông tin liên lạc...)
 Mức độ tăng trưởng GDP hàng năm của vùng
 Thu nhập bình quân hàng năm của người dân trong vùng (thuộc nhóm cao,
trung bình hay thấp) so với các vùng khác
 Tỷ lệ thuế và mức thuế suất
 Tình hình thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng
trong vùng…
3.

Các yếu tố văn hóa xã hội:

-

Các yếu tố xã hội cũng tác động lớn đến giá trị bất động sản. Một khu vực mà

mật độ dân số đột nhiên tăng cao do tốc độ tăng của dân số cơ học thì giá trị BĐS nơi
đó sẽ tăng lên do cân bằng cung - cầu bị phá vỡ. Mặt khác các yếu tố khác trong vùng
như: chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, trình độ dân trí, vấn đề an ninh, tập quán người
dân trong vùng cũng có ảnh hưởng đến giá trị của BĐS. Tình trạng những người sống
trong BĐS, tình trạng sức khoẻ, nghề nghiệp và tình trạng việc làm, các mối quan hệ
tình cảm gia đình, xã hội của những người đang chung sống. Những vấn đề liên quan
đến thuyết phong thuỷ. Văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường marketing ảnh
hưởng toàn diện đến hoạt động marketing của các Doanh nghiệp.
4.

Yếu tố công nghệ:

Trang 4



-

Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội, tới

những lĩnh vực bao chùm đời sống vất chất,…tới những lĩnh như Marketing, bất động
sản, sản xuất, Nó làm thay đổi phương thức sản xuất, nhìn nhận vấn đề, …
-

Thực tế cho thấy những xu thế trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ đều có

những ảnh hưởng tới các quyết định marketing, tới mọi lĩnh vực, nhất là xét về dài
hạn. Những thay đổi công nghệ vừa tác động mạnh mẽ tới phương thức sản xuất của

doanh bất động sản cần am hiểu về công nghệ xây dựng, thi công, thiết kế, quảng
bá hình ảnh….để có thể tiếp cận các khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Mô hình 5 lực lượng của Michael Porter

1.

Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp:

-

Dựa trên mô hình của M. Porter ta có thể nhận thấy ngoài ảnh hưởng, tác động

từ các nhân tố bên ngoài (vĩ mô) đến marketing trong lĩnh vực kinh doanh bất động
sản thì ngay tại các yếu tố của ngành cũng có những tác động, ảnh hưởng,...đến cung
cầu, giá cả,...của thị trường bất động sản. Cụ thể ta đi phân tích những lực lượng sau:
1.


Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

-

Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô của TTCK

Việt Nam đã thu hút, huy động được nguồn vốn dồi dào cho các công ty trong lĩnh vực
kinh doanh bất động sản như Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và KCN Sông
Trang 5


Đà (mã CK: SJS), Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Việt Nam (mã CK: VNI),
HAG…Qua đó các công ty đã đẩy mạnh đầu tư, mở rộng các dự án khu đô thị, khu
chung cư cao tầng,….
-

Ngoài ra, cũng có rất nhiều dự án về bất động sản được các nhà đầu tư cá nhân,

tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng hoặc góp vốn tham gia,…như dự án tòa
nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower…
Do vậy việc kinh doanh bất động sản trong thời gian qua tuy mang lại lợi nhuận
lớn những cũng có rất nhiều áp lực có ảnh hưởng và tác động đến nguồn cung bất
động sản ra thị trường và tới tay khách hàng, người tiêu dùng.
2.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

-


Nguồn cung trên thị trường bất động sản trong thời gian qua là khá lớn. Do

vậy, các khách hàng, người tiêu dùng cũng cần các sản phẩm có chất lượng, thiết kế
đẹp, vị trí thuận tiện trong giao thông hơn nữa giá cả cũng phải hợp lý,...đó cũng
chính là các áp lực cạnh tranh từ khách hàng mà nhà cung cấp phải tìm hiểu và có
những chiến lược cho công tác marketing sản phẩm của mình một cách tốt nhất.
3.

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:

-

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên

trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều
hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau


Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất
sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành, mà kinh
doanh bất động sản là lĩnh vực đem lại lợi nhuận lớn, tỷ suất sinh lợi cao,...



Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một
ngành khó khăn và tốn kém hơn.

4.

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:


-

Sản phẩm thay thế là sản phẩm cho phép thõa mãn cùng nhu cầu với sản phẩm

hiện tại của ngành. Đặc điểm cơ bản của chúng là thường có ưu thế hơn so với sản
phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Do vậy, chúng gây sức ép đến các doanh
nghiệp trong ngành về thị trường và khách hàng. Đe dạo này đòi hỏi doanh nghiệp
phải có sự phân tích, theo dõi thường xuyên những tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, trong
Trang 6


đó liên quan trực tiếp là đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Hơn nữa sự thay đổi
nhu cầu thị trường cũng là yếu tố quan trọng tạo ra sự đe dọa này.
5.

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:

-

Không chỉ các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản mà

còn rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng tham gia lĩnh vực này vô hình chung đã tạo
ra một áp lực cạnh tranh trực tiếp với nhau và sức ép trở lại lên ngành. Trong một
ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ như:


Tình trạng ngành, cấu trúc của ngành, các rào cản rút lui…

Ngoài các Áp lực đã được phân tích ở trên còn có một số nhân tố có ảnh hưởng và

tác động đến lĩnh vực bất động sản và Marketing đối với bất động sản,… như:
Nhóm các yếu tố tự nhiên:
-

Vị trí của bất động sản: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí BĐS mang lại càng

cao thì giá trị của BĐS càng lớn. Mỗi BĐS luôn đồng thời tồn tại 2 loại vị trí, vị trí
tuyệt đối và vị trí tương đối. Xét trên phương diện tổng quát, cả 2 loại vị trí nói trên
đều có vai trò quan trọng trong việc xác lập giá trị của BĐS. Những BĐS nằm tại
trung tâm đô thị hay một vùng nào đó sẽ có giá trị lớn hơn những bất động sản nhà đất
cùng loại nằm ở các vùng ven trung tâm (vị trí tương đối). Những BĐS nằm tại các
ngã 4 hay ngã 3, trên các trục lộ giao thông quan trọng lại có giá trị cao hơn những
BĐS nằm ở vị trí khác (vị trí tuyệt đối). Việc xem xét đánh giá ưu thế về vị trí BĐS là
cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với việc xác định giá đất, giá bất động sản.
Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:
-

Tính hữu dụng của bất động sản.

-

Nhu cầu loại bất động sản trên thị trường.

-

Các yếu tố về pháp lý liên quan đến bất động sản:



Tình trạng pháp lý của bất động sản: các giấy tờ chứng thư pháp lý về quyền


sử dụng đất, sở hữu nhà, giấy phép xây dựng ... hiện có.


Các quy định về xây dựng và kiến trúc gắn với BĐS, các hạn chế về quyền sử

dụng đất, sở hữu nhà và công trình xây dựng khác gắn với BĐS: tình trạng cho thuê,
Trang 7


thế chấp BĐS, tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, sự hạn chế
quyền sở hữu chung (ví dụ nhà xây dựng ở các khu vực là đường băng lên xuống của
máy bay không được cao quá 3 tầng...).
Nhóm các yếu tố liên quan khác như
 Chính phủ, cộng đồng, các hiệp hội, các chủ nợ, nhà tài trợ, cổ đông....

2.

Hãy nhận định những điều kiện để trở thành nhà kinh doanh bất động sản

thành công ở Việt Nam hiện nay (những đặc điểm cơ bản của nhà kinh doanh bất
động sản thành công). Hãy phân tích sự khác nhau (nếu có) giữa Hà Nội &
TPHCM.
-

Để trở thành nhà kinh doanh bất động sản thành công ở Việt Nam hiện nay,

đứng trên góc độ là một chuyên viên Phòng Tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành
của một Công ty chứng khoán tôi nhìn nhận và đưa ra một số đặc điểm nổi bật như
sau:



Việc đầu tiên là cần nắm bắt thông tin thị trường có thể qua tìm hiểu, qua điều

tra, phỏng vấn… hiểu rõ nhu cầu, đặc tính, hành vi thái độ khách hàng, người tiêu
dùng đối với Bất động sản, vị trí của Bất động sản, giá trị bất động sản….

Trang 8


Thứ nữa cần am hiểu hệ thống luật pháp quy định, đặc biệt là các quy



định trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản,..


Có khao khát, đam mê, hoài bão trong kinh doanh,…



Lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh ,...chi tiết, cụ thể



Bất động sản là tài sản có giá trị rất lớn do vậy để có thể tham gia kinh

doanh và thành công thì điều rất quan trọng cần có chính là nguồn lực, tiềm lực tài
chính, mối quan hệ đối ngân hàng, công ty bất động sản, cơ quan hành chính, thuế….
Thị trưởng bất động sản luôn luôn có sự biến động, lúc tăng, lúc giảm,




lúc trầm lắng do rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp, tác động gián tiếp,…Do vậy, người
kinh doanh bất động sản phải có sự nhạy bén nhận định thị trường, sự biến động của
thị trường ,…để có thế đưa ra các quyết định tốt nhất.
Trong thời gian vừa qua nhất là trong thời điểm cuối năm 2008 và 2009



do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ và đã có những
tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ, các bộ ban ngành cũng liên
tục đưa ra các chính sách điều chỉnh để hỗ trợ để kinh tế dần vào ổn định. Do vậy việc
đánh giá được tác động của yếu tố kinh tế vĩ mỗ, vi mô, chính sách tài chính của nhà
nước đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, lĩnh vực marketing,…là hết sức cần
thiết, phòng ngừa rửi ro, bảo toàn được nguồn vốn,…
Uy tín trong kinh doanh cũng là điều rất cần thiết không chỉ trong lĩnh


vực này.

Ngoài các đặc điểm để trở thành nhà kinh doanh bất động sản thành công ở Việt Nam
hiện nay được nêu ở trên thì việc Marketing, quảng bá cho bất động sản cũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng.
-

Lúc thị trường đang sôi động thì marketing tốt sẽ nâng giá trị căn nhà bạn bán
trong mắt người mua lên làm cho căn nhà bán được giá cao hơn, còn những lúc thị
trường "đóng băng" marketing tốt cho bất động sản chính là sự khác biệt giữa việc
bán được nhà hay là sẽ không có ai mua nhà.


Trang 9


-

Marketing cho căn nhà không làm cho bạn chắc chắn bán được nhà nhưng việc
marketing sẽ làm được điều vô cùng quan trọng mà chắc chắn khi bán nhà bạn
phải cần tới, đó là sẽ có nhiều người liên hệ hỏi thăm về căn nhà mà bạn sắp bán.

-

Marketing cho bất động sản là một quá trình gồm nhiều bước đòi hỏi có kinh
nghiệm và kiến thức chuyên sâu không phải ai cũng nắm được nhất là trong cuộc
sống hiện đại khi mà ta không có nhiều thời gian. Do đó mà các dịch vụ marketing
cho bất động sản thường đi kèm với các công ty kinh doanh các dịch vụ bất động
sản. Chúng ta có thể xem xét một vài chiêu thức có thể dẫn đến thành công trong
lĩnh vực kinh doanh bất động sản như sau:
Chiêu thức thứ nhất: "Chụp ảnh thật đẹp về ngôi nhà của bạn"

Hầu hết người mua nhà biết căn nhà bạn muốn bán qua các sàn giao dịch và trên mạng
vì thế mà chụp ảnh cho căn nhà là điều không thể thiếu. Người mua nhà thường đòi
hỏi yếu tố trực quan cao. Một căn nhà không có ảnh hoặc chỉ có ảnh qua loa bên ngoài
căn nhà thường được người mua đặt sang một bên thậm chí không buồn xem. Vậy thì
chụp những phần nào cho căn nhà là tốt? Lời khuyên ở đây là, bạn hãy chụp mặt tiền
căn nhà, chụp bên ngoài căn nhà, và chụp bên trong căn nhà.
Khi chụp ảnh của căn nhà, lưu ý các điểm sau sẽ bạn sẽ có một bức ảnh đẹp hơn nhiều
so với đối thủ cạnh tranh:
-


Trước khi chụp bạn hãy loại bỏ các phương tiên giao thông khỏi mặt tiền của

căn nhà
-

Bạn hãy cắt đi phần vỉa hè đi bộ gắn liền với căn nhà.

-

Tránh chụp dưới mặt trời, tránh chụp cả bóng của ngôi nhà.

-

Chụp một vài góc độ của ngôi nhà, nhớ tỉa tót lại các cây.

-

Loại bỏ đồ chơi trẻ em, và dấu vết của vật nuôi khi chụp.
Tuyệt chiêu thứ hai: "Sáng tạo một thông điệp quảng cáo cho ngôi nhà"

Với thời gian eo hẹp bạn có thể không có thời gian sáng tạo một thông điệp quảng cáo
cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, hãy nghĩ lại bởi vì những lợi ích khi có một thông
điệp quảng cáo tốt về ngôi nhà của bạn là không nhỏ. Người ta thường ví von " Cái
răng cái tóc là vóc con người", bất động sản cũng vậy, nếu coi hình ảnh về ngôi nhà là

Trang 10


cái "tóc" thì thông điệp quảng cáo ở đây chính là cái "răng" tạo ra diện mạo về căn nhà
trong con mắt những người mua tiềm năng. Vì thế đừng soạn những mẩu tin quảng cáo

đơn điệu, hãy thu hút khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bằng những thông
điệp hấp dẫn. Song làm thế nào để có mẩu thông điệp hấp dẫn mà không tốn chữ?
Điểm thành công trong kế này chính là việc đưa vào thông điệp quảng cáo các thông
tin có tính chất:
 Kích thích được sự nôn nóng của khách hàng.
 Thông tin về diện tích, vị trí, số phòng, địa chỉ, phố.
 Giá cả và phương thức thanh toán.
 Tình trạng pháp lý.
 Sự tiện nghi, giờ mở cửa cho xem nhà, điện thoại liên lạc.
Tuyệt chiêu thứ ba: "Đa dạng hóa môi trường truyền thông"
Sau khi đã làm khâu thiết kế sản phẩm và tạo thông điệp về ngôi nhà của bạn giờ là lúc
bạn đưa thông điệp đó tới khách hàng. Có nhiều kênh truyền thông khác nhau để bạn
lựa chọn như: mục rao vặt trên báo giấy, mục rao vặt trên báo điện tử, trưng biển
quảng cáo trực tiếp tại ngôi nhà của bạn, rao vặt qua mạng di động, gửi thư trực tiếp,
làm tờ rơi...Mỗi kênh truyền thông đều có những độc giả riêng của mình, nhưng quảng
cáo thành công là khi khách hàng nói với bạn rằng họ có thể nhìn thấy nhà bạn ở khắp
mọi nơi.
Tuyệt chiêu thứ tư: "Thuê người thực hiện... ba tuyệt chiêu trên"
"Ba mươi sáu kế, tẩu vi thượng sách" đó là binh pháp Tôn Tử, nghe chừng có vẻ hơi
ngờ nghệch so với những gì đã nói ở đoạn trên nhưng thực ra là không chút nào trong
thời đại chuyên môn hóa cao như hiện nay. Các chuyên viên bất động sản được đào tạo
bài bản, nhiều kinh nghiệm và am hiểu thị trường hoàn toàn có thể đảm nhận tốt vai
trò này hơn bạn nghĩ. Hãy mạnh dạn dùng thử dịch vụ marketing cho bất động sản khi
bạn có ít lựa chọn để có thể bán nhà của mình một cách nhanh và được giá nhất trong
bối cảnh thị trường đóng băng.

Trang 11


Trên đây là những kế rất có ích cho bạn trong việc áp dụng marketing cho bất động sản

của bạn, bạn có thể vận dụng nó một cách dễ dàng nhất và ít tốn kém nhất ở bất cứ
thời điểm nào.
Phân tích sự khác nhau (nếu có) giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
-

Hà Nội là thủ đô còn Thành phố HCM lại là trung tâm kinh tế của cả nước. Do

vậy mỗi nơi đều có những đặc điểm về vị trí địa lý, và vai trò,…trong tổng thể phát
triển chung của nền kinh tế. Để trở thành nhà kinh doanh bất động sản thành công trên
cả hai trung tầm kinh tế và chính trị trên không chỉ đòi hỏi những đặc điểm ở trên mà
phải có sự am hiểu sâu sắc rất nhiều yếu tố,...
-

Hà Nội: Việc mở rộng thủ đô, lấy toàn bộ tỉnh Hà tây, một phần tỉnh Vĩnh Phúc,

một số xã thuộc tỉnh Hòa Bình, …dẫn tới giá bất động sản tại các khu vực kể trên tăng
rất mạnh, các dự án ngày càng nhiều, nhu cầu cũng rất lớn, có những tác động tích cực
và tiêu cực => Thành công ở thị trường này cần nền tảng tài chính mạnh, nhanh nhạy,
chớp thời cơ....
-

Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tầu của nền kinh tế Việt Nam, dân số sinh sống

rất đông, nhu cầu cấp thiết về chỗ ở lớn, đầu cơ, đầu tư cho bất động sản từ nguồn tiền
nhàn dỗi,...=> Thành công ở thị trường này cũng cần nền tảng tài chính, nhanh nhạy,
định hướng....

Kết luận:

-


Qua giáo trình, tài liệu, bài giảng...môn học Quản trị Marketing Chương trình

MBA, tôi đã được tiếp cận, học tập, học hỏi, nghiên cứu, đánh giá, định hướng rất
nhiều vấn đề liên quan đến Marketing, đặc biệt là marketing bất động sản. Trong quá
trình học tập Giảng viên PGS TS Nguyễn Thị Tuyết Mai đã đưa ra rất nhiều ý tưởng
mới và có cái nhìn đa chiều về một vấn đề, với đề tài “Phân tích và đánh giá cơ hội
Marketing đối với kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay” tôi cũng đã tìm hiểu
rất nhiều các tài liệu liên quan về lĩnh vực này, tuy nhiên đây là lĩnh vực khó và mới
nên việc phân tích và đánh giá có phần chưa được sâu sắc và cái nhìn chưa được đầy
đủ,...tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp quý báu của
các anh chị trong tập thể lớp MBA01.M0709 để sau khi kết thúc môn học này ngoài
lĩnh vực đầu tư chứng khoán hiện nay tôi có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất
Trang 12


động sản đầy tiềm năng và thành công. Đó là một điều cực kỳ tuyệt vời đối với tôi
trong bối cảnh hiện nay!

Tài liệu tham khảo:
-

Giáo trình Quản trị Marketing - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh
doanh quốc tế, Griggs University.2010;

-

/>
Trang 13




×