Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích và đánh giá cơ hội marketing đối với hoạt động kinh doanh bất động sản ở việt nam hiện tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.66 KB, 11 trang )

________________________________________________________
Phần 1: Phân tích và đánh giá cơ hội marketing đối với hoạt động kinh doanh
bất động sản ở Việt nam hiện nay ( phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi
trường vĩ mô, môi trường ngành,…).

I, Phân tích môi trường vĩ mô: ( Mô hình PESTLE)

Môi trường chính trị - luật pháp : Việt Nam là một quốc gia được đánh giá có
nền chính trị tương đối ổn định, tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế nói chung
trong đó có ngành kinh doanh bất động sản. Với cơ chế mở của của nền kinh tế,
nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh chóng, tỷ lệ đầu tư vào ngành bất động
sản chiếm khá lớn. Với việc ra đời luật kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH 11
ngày 29/06/2006, luật nhà ở số 56/2005/ QH11 ngày 29/11/2005, cùng với các văn
bản dưới luật như Nghị định 153/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 15/10/2007, qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản
pháp luật khác…đã tạo khung pháp lý để phát triển thị trường bất động sản.
Tuy nhiên thị trường bất động sản Việt nam tương đối còn non trẻ do đó các công
cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước chưa đồng bộ và đầy đủ, luôn phải thay đổi để
thích ứng với sự phát triển của ngành, ngoài ra chính sách tín dụng đối với hoạt
động kinh doanh bất động sản thay đổi liên tục. Đây vừa là cơ hội vừa là thách
thức với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
Môi trường kinh tế: Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng và
phát triển tương đối ổn định: Giai đoạn 2001-2005 GDP trung bình đạt 7,5%, năm
2006 đạt 8.3%, năm 2007 đạt 8,44%, năm 2008 đạt 6.23%, năm 2009 đạt 5.2 %.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực vừa qua có ảnh hướng đến sự phát
triển của nền kinh tế. Bước sang năm 2010, Việt nam là một trong số các nước có
sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Năm 2008 – 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng,
thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào tình trạng đóng băng, khủng hoảng
ngành diễn ra cục bộ, đặt biệt là tại các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ
Chí Minh. Đầu năm 2010, bất động sản có sự phục hồi và phát triển nhanh chóng,
1




tạo nên các mốc mới trong sự phát triển của mình. Sự phát triển của kinh tế Việt
nam có tác động mạnh đến cơ hội phát triển của ngành kinh doanh bất động sản. .
Song song với sự tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra
mạnh mẽ đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng…tác động làm cho sự phát triển của ngành bất động sản vượt bậc và theo xu
thế còn phát triển rất lớn trong thời kỳ tiếp theo. Nói chung các yếu tố về kinh tế
tạo nên cơ hội lớn đến sự phát triển thị trường bất động sản.
Môi trường văn hoá - xã hội: Việt nam là một quốc gia đông dân số, thuộc dân
số trẻ, tỷ lệ tăng dân số lớn. Theo tổng điều tra dân số thời điểm 01/04/2009, dân
số Việt nam là 85.8 triệu người, đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Cũng
theo số liệu tổng điều tra cho thấy, cứ 10.000 hộ dân thì có 5 hộ không có
nhà( hoặc có nhà thì cũng không đủ điều kiện tối thiểu). Trong số hộ có nhà ở, tỷ
trọng nhà kiên cố 47%, nhà bán kiên cố chiếm 37,8%. Về hình thức sở hữu nhà ở,
tỷ trọng nhà riêng chiếm 93%. Diện tích ở bình quân đầu người là 18.6 m2, nhưng
tại các thành phố lớn thì tỷ lệ này rất thấp, dưới 12m2/người. Dân số đông, nhu
cầu nhà ở của người dân là rất lớn, đặc biệt tại Hà nội, TP Hồ Chí Minh và các
thành phố lớn khác trên cả nước.
Cùng với sự tăng dân số, tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự phát triển
nhanh chóng làn song nhập cư từ nông thôn lên thành thị diễn ra ở hầu hết các
thành phố đặc biệt là ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, mức tăng thu
nhập bình quân đầu người tăng với độ tăng trưởng lớn, …và các điều kiện khác
dẫn đến một thực tế là nhu cầu về nhà ở hiện nay là rất lớn: “Cung không đáp ứng
Cầu”- đây thực sự là cơ hội để ngành kinh doanh bất động sản Việt Nam phát
triển.
Môi trường công nghệ :
Sự phát triển của công nghệ mới đã được ứng dụng vào thực tế xây dựng hạ tầng
cơ sở hiện đại, các toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khu chung cư…. Đó
là sự ra đời của các vật liệu xây dựng mới có độ bền và hiệu quả sử dụng cao, giá

thành giảm, lắp ghép ngay tại hiện trường, … Đó là sự cải tiến quá trình quản lý

2


các hệ thống kỹ thuật toà nhà, văn phòng bằng các biện pháp thông minh, quản lý
một cách đồng bộ.
Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật là xu hướng phát triển kinh tế
trong thời kỳ mới. Đó là xu hướng hình thành các tập đoàn, các tổng công ty lớn.
Mục tiêu của việc liên minh, liên kết giúp doanh nghiệp đa dạng hoá ngành nghề
kinh doanh, hướng tới đáp ứng dịch vụ trọn gói cho khách hàng
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và xu hướng phát triển của thời đại vừa tạo ra
nhiều cơ hội vừa tạo ra nguy cơ cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản .
Yêu cầu đối với các doanh nghiệp là phải dự báo, đi trước, đón đầu thời đại và ứng
dụng những tiến bộ này vào quá trình sản xuất kinh doanh tránh bị tụt hậu so với
thời đại.
Môi trường tự nhiên:
Bất động sản là một loại hàng hoá đặc biệt, được coi là tài nguyên của đất nước
nên nguồn cung là có giới hạn. Nó cũng là một loại hàng hoá cố định và không
thể di dời về mặt vị trí. Sản phẩm hàng hoá BĐS có “dư thừa” ở vùng này cũng
không thể đem bán ở vùng khác được. Bên cạnh đó, mỗi thị trường mang tính chất
địa phương với quy mô và trình độ khác nhau do có sự phát triển không đều giữa
các vùng về điều kiện tự nhiên ( khí hậu, danh lam thắng cảnh...), kinh tế-văn hoáxã hội, tập quán, tâm lý, thị hiếu,... dẫn đến quy mô và trình độ phát triển của thị
trường BĐS khác nhau. Thị trường bất động sản ở các đô thị có quy mô và trình
độ phát triển kinh tế cao, hoặc những nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thì
hoạt động sôi động hơn thị trường BĐS ở nông thôn, miền núi v.v..

II, Phân tích và đánh giá môi trường ngành : ( Sử dụng mô hình 5
lực lượng cạnh tranh của Michael Porter để phân tích)
Cạnh tranh nội bộ ngành: Hiện nay trong hoạt động kinh doanh bất động sản

Việt nam cạnh tranh nội bộ ngành là rất lớn. Việt Nam hiện có khoảng 7.000
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản . Trong đó, chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế đó là các Tập đoàn tư nhân, Tổng công ty thuộc nhà
nước đang có xu thế phát triển thành tập đoàn và một lượng không nhỏ các đối
3


thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài với các thương hiệu nổi
tiếng và tiềm lực kinh tế hùng hậu.
Trong năm tháng đầu năm 2010 tổng vốn FDI vào Việt Nam là 7,5 tỷ USD , tăng
40% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là
1,28 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn. Cho thấy sức hút của thị trường Bất động sản
là rất lớn.

Quá trình chọn lọc của thị trường sẽ đào thải các doanh nghiệp yếu

kém, không có định hướng. Đây vừa thách thức vừa là cơ hội đối với các nhà đầu
tư.
Cạnh tranh tiềm năng : Đây là một ngành kinh doanh mới, hiện tại đang được
đánh giá là ngành có sức hấp dẫn vô cùng lớn: tỷ suất lợi nhuận cao, khách hàng
nhiều với nhu cầu rất lớn,…Chính vì vậy, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, trong
thời gian tới sẽ tham gia vào ngành và phân chia thị phần trên thị trường là rất lớn,
đặc biệt là các Tổng Công ty và đối thủ nước ngoài.
Sản phẩm thay thế: Trong ngành có nhiều loại sản phẩm để cung ứng cho thị
trường, các sản phẩm thay thế là rất lớn trong nội bộ ngành nhưng trong toàn
ngành đối với tổng thể thì lại không đáng kể, không thể thay thế nhu cầu về ở của
con người trong khi đó đất đai là có hạn. Các doanh nghiệp phải đưa ra các loại
sản phẩm mới để khai thác quỹ đất hạn chế được giao cho mỗi doanh nghiệp. Về
kinh doanh dịch vụ bất động sản như môi giới, định giá, quảng cáo bất động sản…
có nhiều hình thức mới, mô hình kinh doanh mới sẽ thay thế những mô hình kinh

doanh cũ, và khách hàng sẽ là người cuối cùng hưởng lợi từ sự thay thế đó.
Khách hàng: Hiện nay, khách hàng của ngành bất động sản là rất lớn với nhu cầu
rất đa dạng về sản phẩm bất động sản, trong khi đó nguồn cung hạn chế, chính vì
thế các nhà cung cấp sản phẩm BĐS có thể tạo ra các áp lực đối khách hàng.
Nhưng vấn đề này trong tương lai thì ra sao? Các doanh nghiệp, các nhà cung cấp
còn có thể tạo áp lực đối với khách hàng không và mức độ áp lực đó là như thế
nào? Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt đối với các
doanh nghiệp sắp tham gia vào ngành.

4


Nhà cung cấp: Số lượng và quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh
tranh, quyền lực đàm phán của doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài
nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn ngành. Về vấn đề này, nhà kinh doanh bất động
sản của Việt Nam cũng cần nghiên cứu để chỉ ra những cơ hội tiềm tàng và có thể
nắm bắt trong qúa trình kinh doanh của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản cung cấp sản phẩm nhà ở, nhà chung cư hoàn thiện. Đó là các
nguồn nguyên vật liệu xây dựng, đồ nội thất, vật liệu mới trong quá trình tạo ra
những sản phẩm mới, với những tính năng ưu việt mà thị trường đang hiếm hoặc
chưa có. Ở Việt Nam hiện nay, trong ngành bất động sản thì áp lực hay nói đúng
hơn quyền lực của nhà cung cấp chưa lớn. Và thực tế là có nhiều nhà đầu tư kinh
doanh bất động sản lại là nhà cung cấp luôn thể hiện đó là các Tổng công ty kinh
doanh nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bất động sản, họ kinh doanh luôn khâu
đầu vào của ngành kinh doanh bất động sản. Đây cũng là một cơ hội và một hướng
đi hiệu quả, một mô hình hay trong kinh doanh bất động sản hiện nay.
Kết luận : Từ việc phân tích môi trường vĩ mô, môi trường ngành tại Việt nam cho
thấy những cơ hội hiện tại và những cơ hội tiềm năng cho hoạt động kinh bất động
sản tại Việt Nam là rất lớn ; ngoài ra cũng chỉ ra những thách thức trong việc kinh

doanh trong lĩnh vực này . Đây là cơ sở cho những phân tích tiếp theo để có thể
cung cấp cho các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo trong việc lập được kế hoạch
Marketing, kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp đã,
đang và sẽ tham gia vào ngành kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.
Phần 2: Nhận định những điều kiện để trở thành nhà kinh doanh bất động
sản thành công ở Việt nam hiện nay ( những đặc điểm cơ bản của nhà kinh
doanh bất động sản thành công). Hãy phân tích sự khác nhau( nếu có) giữa
Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một câu hỏi tương đối rộng đối với ngành kinh doanh bất động sản vì phạm
vi kinh doanh bất động sản rất lớn, ví dụ như đầu tư bất động sản và kinh doanh
dịch vụ bất động sản, mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những điều kiện thành công
khác nhau. Mặt khác, nhà kinh doanh bất động sản có thể là cá nhân kinh doanh
5


độc lập, có thể là cá nhân- người đứng đầu một doanh nghiệp, một tổ chức kinh
doanh bất động sản, có thể là doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh bất động sản.
Trong khuôn khổ của bài này, chỉ phân tích những điều kiện để trở thành nhà kinh
doanh bất động sản thành công ở Việt Nam với cương vị là cá nhân kinh doanh bất
động sản độc lập, không đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp.
Để trở thành nhà kinh doanh bất động sản thành công ở Việt Nam hiện nay
cần phải :
1. Phải có kiến thức hiểu biết về bất động sản, Luôn luôn tìm kiếm và tính
toán các cơ hội ,lựa chọn thời điểm đầu tư:
Kinh doanh bất động sản cũng như kinh doanh các ngành nghề khác, ngoài sự hiểu
biết về môi trường vĩ mô , điều kiện căn bản đó là bạn phải có kiến thức hiểu biết
về lĩnh vực mà mình tham gia đầu tư .Càng hiều biết khả năng thành công của bạn
càng lớn. Xác định chu kỳ biến động, tính toán về tiềm năng phát triển, tìm ra
chiến lược phù hợp từng giai đoạn, thời điểm tốt nhất để mua – bán bất động sản
luôn là bí quyết thành công của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

-

Tìm ra chiến lược phù hợp với từng giai đoạn: ở bất kỳ thời điểm nào
trong bất kỳ thị trường nào, bất động sản có thể biến động khác nhau. Tuy
nhiên, sự biến động luôn luôn kèm theo sự thay đổi và xuất hiện những
cơ hội. Do vậy, cần phải luôn luôn tìm ra cơ hội đầu tư, bất chấp các quy
luật, vòng chuyển đổi, bất chấp là thay đổi tích cực hay tiêu cực. Tích cực
có cơ hội của tích cực mà tiêu cực có cơ hội của tiêu cực.

-

Xác định được chu kỳ của bất động sản: thị trường bất động sản biến động
luôn tuân theo chu kỳ, tạo nên những thời kỳ hưng thịnh – thị trường
“nóng”, thời kỳ suy thoài – thị trường “đóng băng”. Với những nhà đầu tư
nghiệp dư, vốn ngắn, khi thị trường sụp đổ, họ chấp nhận bán lỗ và bán
“tháo” bất động sản mà mình có để thu hồi vốn. Tuy nhiên, nhà đầu tư
thành công là nhà đầu tư biết chờ đợi, tìm cơ hội và thu được nguồn lợi
nhuận lớn từ việc mua lại bất động sản khác với giá rẻ.

6


-

Cân nhắc về tiềm năng phát triển: Nếu bạn là người đầu tư dài hạn, bạn
nên tính toán về tiềm năng phát triển của những nơI, địa điểm dự định đầu
tư. Trên thực tế đã có rất nhiều người kiếm được những khoản tiền kếch
xù nhờ vào việc mua đất từ khi chúng còn là khu công nghiệp, còn là đất
ruộng hoang, các khu nông thôn…tới khi chúng trở thành đất kinh doanh,
đất vàng khó lòng mua được thậm chí khi bạn có rất nhiều tiền đI chăng

nữa.

-

Mỗi bất động sản có một thời điểm thích hợp để bán. Thông thường, kiên
trì giữ bất động sản trong một khoảng thời gian dài sẽ làm tăng giá trị của
tài sản đó, do giá thị trường có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, không biết
chớp thời cơ bán sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro cho giao dịch đầu tư. Khi giữ
bất động sản trong thời gian quá lâu mà không có chiến lược phù hợp, bạn
sẽ mất một khoản tiền lớn từ chính việc tồn đọng vốn và mất đi khả năng
quay vòng vốn, mất cơ hội đầu tư các giao dịch khác

2. Có kiến thức về tài chính - cân nhắc kỹ về nguồn tài chính trước khi
đầu tư.
Đầu tư kinh doanh bất động sản thường đỏi hỏi một lượng tiền lớn với chu kỳ đầu
tư lâu dài . Do vậy, cần phải cân nhắc và tính toán kỹ về nguồn tài chính trước khi
quyết định đầu tư. . Nếu sử dụng vốn đi vay, cần chú ý đến những khoản lãI vay,
thời hạn được vay cũng như khả năng chi trả. Thị trường bất động sản chịu tác
động của rất nhiều yếu tố khách quan như kinh tế vĩ mô, luật pháp, chính trị, lạm
phát các chính sách tín dụng … và khi thị trường rơi vào trạng thái đóng băng thì
tính thanh khoản của nó là cực kỳ kém . Và như vậy một tính toán không kỹ có
thể dẫn đến nợ nần, phá sản.
Điểm mấu chốt của kinh doanh bất động sản là dự đoán và ước tính chính xác độ
rủi ro và số lợi nhuận tiềm năng. Từ đó, tính toán thời điểm mua – bán bất động
sản và sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn nhiều lãi suất ngân hàng phải trả.
Nếu kiến thức về bất động sản của bạn tốt cộng với khả năng tính toán, phán đoán
tốt thì khả năng thành công của các giao dịch mà bạn quyết định đầu tư là rất lớn.

7



Để giảm rủi ro, có thể tham gia đầu tư chung cùng bạn bè, người thân, cùng với
các doanh nghiệp đầu tư bất động sản chuyên nghiệp bằng cách tham gia góp vốn
đầu tư chung hoặc cổ phần đầu tư. Điều này có tác dụng giảm được rủi ro, vốn đầu
tu không cần huy động quá lớn, tạo ra độ yên tâm khi đầu tư. Nhưng đổi lại người
tham gia đầu tư theo hình thức này sẽ được hưởng mức lợi nhuận ít hơn bình
thường. Trong đa dạng hoá đầu tư thì đây được coi là một hình thức đầu tư hiệu
quả. Hình thức đầu tư này được áp dụng nhiều ở Hà nội vì nhà đầu tư chủ yếu dựa
vào nguồn vốn tự có, họ không có thói quen vay ngân hàng để đầu tư giống như
người miền nam- tại thị trường TP Hồ Chí Minh - do vậy họ thường chung nhau
để đầu tư đối với các giao dịch lớn.
3. Phải có mối quan hệ, đảm bảo rằng bạn là người có nhiều thông tin
nhất, sớm nhất, nhận biết xu thế thị trường.
Trong kinh doanh bất động sản, mối quan hệ rất quan trọng. Đây chính là nguồn
cung cấp cho bạn thông tin thị trường, các cơ hội đầu tư và là nguồn liên
doanh,liên kết trong các giao dịch đầu tư lớn: “Ai là người có thông tin người đó
là người chiến thắng” , đặc biệt thông tin vê quy hoạch, thông tin về phát triển cơ
sở hạ tầng, thông tin về tài chính, các chính sách vĩ mô của chính phủ ảnh hưởng
đến thị trường bất động sản chung.
Tăng cường quan hệ có thế được biểu hiện ở việc bạn nên nhờ tư vấn của các
chuyên gia. Mối quan hệ này tốt sẽ tạo điều kiện cho bạn có những quyết định
đúng đắn và chính họ là người cung cấp thông tin và bổ sung thêm cho bạn những
kiến thức quan trọng. Những chuyên gia sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro, rắc
rối với những người mua – bán nhà đất, giúp cho quá trình mua bán diễn ra suôn
sẻ, thuận lợi, thành công giao dịch tăng:
Chuyên viên tư vấn bất sản chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tìm mua được những bất
động sản phù hợp yêu cầu và khả năng tài chính. Đó là những người nhiệt tình,
nắm vững thông tin về thị trường nhà đất, khu dân cư và đặc điểm vùng miền. Bạn
cũng nên tìm đến những chuyên viên là đại diện của chủ sở hữu bất động sản.


8


Nhân viên bất động sản tài năng là đối tượng bạn cần hợp tác lâu dài để giúp bạn
bán những bất động sản đang có với giá hời. Đó là những người có kiến thức về
thị trường, kỹ năng thương lượng với khách hàng, có chiến lược đặt giá, khả năng
tính thuế và khả năng nâng cấp bất động sản để bán được mức giá cao hơn bình
thường. Chuyên viên tư vấn bất sản chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tìm mua được
những bất động sản phù hợp yêu cầu và khả năng tài chính.
- Tư vấn pháp lý từ các luật sư: Nếu bạn không phải là người thông thạo các thủ
tục thì tốt nhất hãy hỏi ý kiến của các luật sư hoặc nhân viên tư vấn pháp lý. Họ là
người giúp bạn theo dõi hợp đồng, các điều khoản và tính pháp lý của những giấy
tờ mua bán
- Một kiến trúc sư, một người có chuyên môn xây dựng sẽ giúp bạn kiểm tra
những lỗi của ngôi nhà như trần, móng, mái... mà người không có chuyên môn
không thể biết được. Họ cũng có thể tư vấn cho bạn về việc nâng cấp, sửa sang,
hoặc có những bản thiết kế độc đáo làm tăng giá trị ngôi nhà. Khách hàng sẽ luôn
bị hấp dẫn bởi những ngôi nhà đẹp, hoàn hảo, ít phải tu sửa hoặc có thể cải tạo dễ
dàng sau khi mua.
4. Đầu tư ở những khu vực đô thị hoá mạnh, ở những nơi có quy hoạch
mới, có đường giao thông chính chạy qua.
Đây là điều kiện kinh doanh có hiệu quả, vốn bỏ ra sẽ thu hồi nhanh và lợi nhuận
kỳ vọng sẽ lớn và thực tế tại Việt Nam đã chứng minh. Khi đầu tư bất động sản
người kinh doanh thường suy nghĩ và đắn đo nhất một vấn đề đó là đầu tư vào loại
bất động sản nào và ở đâu. Vậy muốn thành công bạn nên đầu tư tại những vị trí
đẹp, “những nơi người giàu có hay lui tới” những vị trí sẽ trở thành đẹp khi có quy
hoạch. Vì những nơi này, tỷ suất lợi nhuận sẽ lớn, khả năng luân chuyển nguồn
vốn cao.
* Một số khác biệt giữa Hà nội và TP Hồ Chí Minh.
Tiêu chí so sánh


Nguồn cung

Hà nội

TP. Hồ Chí Minh

Ít hơn do quỹ đất ít và Nhiều hơn

9


thời gian thực hiện các dự
án kéo dài hơn

Nguồn vốn sử dụng để Nguồn
mua BĐS

vỗn

nhàn

rỗi

Sử dụng vốn vay ngân

nhiều hơn do thói quen hàng nhiều hơn.
tiết kiệm cao hơn. Do đó,
nguồn vốn để đầu tư mua
bất động sản chủ yếu sử

dụng vốn tự có

Khách hàng

Marketing

Kỹ càng, cẩn thận

Thoáng hơn

Chưa được chú trọng Chuyên nghiệp hơn
nhiều, thiếu tính chuyên
nghiệp

Mặt bằng giá

Cao hơn rất nhiều

Rẻ hơn

….

Từ một vài sự khác biệt đã nêu ở trên cho thấy, để thành công trong kinh doanh
bất động sản tại mỗi một thị trường khác nhau cần có một chiến lược kinh doanh
khác nhau.

10


Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Quản trị marketing – Đại học Griggs

2. Bản tin tuần VietRess ()
3. Báo cáo sơ bộ tháng 4/2010 về tổng điều tra dân số 2009.
4. Thời báo kinh tế.
5. Tạp chí BĐS tháng 2/2010.
6. Số liệu Tổng Cục thống kế năm 2009.
7. www.\\fcafe.vn
8. />
11



×