Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Một vài kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.67 KB, 16 trang )

Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam- những người lao động phục vụ đắc
lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước trong hai thập kỉ đầu của thế kỉ
XXI. Mục tiêu của giáo dục Trung học cơ sở theo điều 23 Luật giáo dục là
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục có trình độ học
vấn phổ thông cơ sở và hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp
tục học, học sinh trung học cơ sở phải có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối
sống phù hợp với mục tiêu có những kiến thức phổ thông cơ bản gắn với cuộc
sống cộng đồng và thực tiễn, có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Trung học cơ sở là bậc phổ cập nhằm nâng cao mặt bằng đầu tư hình
thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững vàng cho cấp học
trung học phổ thông và cao đẳng, đại học. Nó tạo mối quan hệ mật thiết giữa
các môn học. Chuẩn bị đào tạo nguồn lực cho đất nước. Chính vì vậy, chất
lượng giáo dục hiện nay đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội để góp
phần sự phát triển kinh tế nên cần có những con người có kiến thức vững
vàng, sáng tạo trong mọi công việc, là người “vừa hồng, vừa chuyên” mà
học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở, chính
là nguồn cung cấp cho đất nước những công dân tài đức trong tương lai.
Địa lí là môn khoa học tục nhiên thể hiện các đối tượng nghiên cứu
phong phú và phức tạp. Các đối tượng địa lí phân bố không gian, có năng lực
thời gian, trong lòng đất và các lĩnh vục dân cư, kinh tế, xã hội của từng quốc
gia, các châu lục, các vùng và khu vực trên toàn cầu.
Từ cơ sở khoa học, giá trị thực tiễn của bộ môn địa lí, dạy bộ môn này
ở trung học cơ sở là hết sức quan trọng để học sinh có vốn kiến thức phổ
thông đại trà đặc biệt kiến thức trọng tâm, nên giữa người dạy và người học
địa lí đều cần có phương pháp tư duy phân tích, xét đoán các hiện tượng địa


lí, bản thân tôi suy nghĩ làm thế nào để khai thác hết khả năng tiềm năng của
mỗi học sinh đặc biệt là học sinh giỏi.
Làm thế nào để có học sinh giỏi của bộ môn có những kiến thức cơ
bản, toàn diện khoa học phổ thông Địa lí. Đó là nhiệm vụ, tâm huyết, có năng
lực đào tạo mũi nhọn, tìm kiếm phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn
mình dạy xuất phát trong công tác giảng dạy mang tính thiết thực, có hiệu quả
giảng dạy địa lí trường trung học cơ sở hiện nay. Nên tôi đã chọn đề tài “Một
vài kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9”. Để
cùng được các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến .

Năm học: 2011-2012

1

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

B- NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được
chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước
xuống”
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, việc dạy học nói
chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành
những con người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hóa , có thể

hiểu biết kĩ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ và có kiến
thức tốt để kế tục sự nghiệp Cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Với mục tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí- đào tạo nhân lực- bồi dưỡng
nhân tài. Hiện nay cùng với nhầ trường thuộc các cấp học, bên cạnh việc chú
trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất
lượng giáo dục mũi nhọn. Đó là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lí.
Môn Địa lí có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức
phong phú về tự nhiên – kinh tế- xã hội và những kỹ năng, kỹ xảo hết sức cần
thiêt trong cuộc sống, đặc biệt kỹ năng về bản đồ mà không một môn học nào
đề cập tới. Nó còn khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới
quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành
cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội.

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1/ Thuận lợi.
Trường trung học nơi tôi giảng dạy nằm trên địa bàn rất thuận lợi về
mọi
mặt, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện nhà.
Phần lớn dân cư có trình độ dân trí khá cao, đời sống khá ổn định, tạo
điều kiện thuận lợi cho các em học tập.

Năm học: 2011-2012

2

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang


Sáng kiến kinh nghiệm

Phần lớn các em học sinh ham học tập tiếp thu bài khá nhanh có
phương pháp học tập.
Trong những năm gần đây đều có học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh,
huyện đạt tỉ lệ cao.
Trường lại được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp đầu tư cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy học khá đầy đủ và đang hoàn thiện đến năm 2010 là trường
chuẩn quốc gia.
100% giáo viên trong trường đều đạt chuẩn hóa, nhiệt tình, có tâm
huyết, tay nghề kinh nghiệm giảng dạy khá vũng vàng trong nhiều năm.
Hằng năm, trường đều có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện.
Có môt Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh nhiều năm, phối hợp với
nhà trường chỉ đạo kế hoạch hoạt động chuyên môn phù hợp với đặc trưng
của địa phương và Phòng giáo dục - đào tạo.
Nhà trường phân công bố trí giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn nên
việc giảng dạy của từng giáo viên đều có hiệu quả chất lượng.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu khoán chất lượng
cho từng giáo viên- từng bộ môn, từ đó chất lượng văn hóa đạo đức của học
sinh nâng cao, đặc biệt chất lượng là mũi nhọn.
2/ Khó khăn.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, học sinh
vẫn còn lúng túng trong việc tiếp thu kiến thức mới, kiến thức học sinh hiện
nay còn hỏng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến thức mới.
Ý thức chịu khó học tập của một bộ phận học sinh và mối quan tâm của
phụ huynh thể hiện chưa cao.
Quan điểm của xã hội hiện nay nói chung, của học sinh, phụ huynh
ngay trong ngành giáo dục nói riêng, vẫn cho môn Địa lí là môn phụ nên học
sinh chưa có ý thức say mê bộ môn này.

Trường chưa có kế hoạch tổ chức thành lập dội tuyển học sinh giỏi môn
Địa để bồi dưỡng cho các em từ lớp 6 đến lớp 9.
Phương tiện dạy học vẫn chưa đáp ứng đầy đủ với nội dung kiến thức
Địa lí nhất là các loại sách tham khảo.
Giáo viên không khống chế thời gian trong tiết dạy mà còn mang tính
hình thức áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quan tâm thường
Năm học: 2011-2012

3

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

xuyên- toàn diện nên học sinh bị thụ động, không phát huy được khả năng
nhận thức của các em.
Qua khảo sát thực tế ở một số lớp tại trường THCS Kiến Giang trong
năm học 2007-2008, tôi thấy tỷ lệ khá- giỏi còn rất thấp (30%), tỷ lệ TB nhiều
(58%) và tỷ lệ yếu, kếm (12%) và số lượng học sinh trong đội tuyển HSG của
huyện đạt cấp tỉnh còn ít. Chưa tương xứng với thực lực và truyền thống của
một trường trọng điểm.
Từ đặc điểm tình hình trên, qua nhiều năm giảng dạy tôi đã cố gắng
nghiên cứu học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn rút ra một số kinh
nghiệm giải pháp về: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ
sở đạt hiệu quả khá cao.
3/ Đối với giáo viên
Là một giáo viên được đào tạo chính ban, công tác giảng dạy cũng trên

mười năm và lại được phân công về nhận công tác tại trường trọng điểm của
huyện nhà . Đặc biệt tôi đảm nhận một trách nhiệm rất nặng nề đó là bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi huyện, tôi thấy rất băn khoăn trước chất lượng
của bộ môn Địa lí trong nhà trường cũng như đội tuyển học sinh giỏi, với bản
thân tôi thấy mình phải có trách nhiệm thay đổi thực tế hiện tại và không có
cách gì tốt hơn là chứng minh bằng thực tiễn rằng Địa lí là một môn học
chính và Địa lí có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hành ngày và
trong sản xuất
Muốn vậy tôi phải xây dựng cho mình một kế hoạch thật cụ thể để
trong thời gian ngắn nhất đạt được kết quả cao nhất. Là đưa chất lượng đại trà
nói chung và chất lượng bồi dưỡng HSG môn địa lí nói riêng đi lên, có nhiều
học sinh giỏi bộ môn đạt cấp huyện, cấp tỉnh.

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1/ Phát hiện học sinh giởi môn Địa lí.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí là phải có sự
phân hóa về trình độ hiểu biết và năng lực học tập của học sinh từ lớp 6 đến
lớp 9. Sự phân loại đối tượng học sinh để giáo viên có phương pháp giảng dạy
phù hợp đối tượng.

Năm học: 2011-2012

4

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm


Thông qua các giờ dạy và học trên lớp với các câu hỏi tư duy logic
nâng cao tiếp thu kiến thức học sinh.
Ngay từ lớp 6, tôi đều cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng giá trị
đích thực của việc học bộ môn Địa lí làm cơ sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho
thực tế và tương lai.
Khi bắt đầu dạy lớp 6 tôi đã có kế hoạch phân loại học sinh là 3 đối
tượng
- Yếu
- Trung bình
- Khá- giỏi
Bằng cách kiểm tra thường xuyên, thông qua các bài kiểm tra định kì
( có phần nâng cao cho học sinh khá, giỏi) sau khi đã phân loại được học
sinh , tôi có kế hoạc bồi dưỡng đối với học sinh kha, giỏi và có biện pháp giúp
đỡ học sinh yếu.
Trong quá trình giảng dạy tôi áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
đặc biệt là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tạo ra các tình
huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết vấn đề , hoặc có sự hướng dẫn của
giáo viên, sử dụng tối đa thiết bị dạy học, tổ chức các trò chơi địa lí, thi kể
chuyện về địa lí. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra và đối tượng kiểm tra,
có điểm thưởng cho học sinh. Thường xuyên ra các bài tập về nhà cho học
sinh và thu vở bài tập chấm nhằm phát hiện những lỗi sai của học sinh từ đó
uốn nắn, sữa lỗi kịp thời.
Lồng ghép những kiến thức thực tế trong sản xuất và đời sống vào bài
giảng làm cho bài giảng sinh động và thiết thực
Nhờ vậy mà học sinh từ chổ không thích học môn địa lí trở thành yêu
thích môn địa lí từ đó các em có hứng thú học tập và học tập tích cực, làm cho
chất lượng bộ môn nâng lên rỏ rệt.
Khi đó tôi tiến hành chọn lựa những học sinh yêu thích bộ môn địa lí và
học tập tích cực, có những kỹ năng cơ bản để hướng dẫn các em ôn luyện

kiến thức cơ bản thông qua các giờ dạy ở trường, giao bài tập về nhà…..bổ trợ
kiến thức cơ bản để bồi dưỡng cho các em.
2/ Về phương pháp soạn- giảng bài bồi dưỡng HSG

Năm học: 2011-2012

5

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

Bản thân tôi phải nắm tâm lí- sự hứng thú năng lực học bài và nhớ kĩ
bài học có kĩ năng, phân tích nhận xét các loại biểu đồ, bản đồ một cách thành
thạo.
Nội dung bồi dưỡng phải dựa vào chương trình sách giáo khoa từ lớp 6
đến lớp 9, đặc biệt là lớp 9 . Có nâng cao kiến thức trong từng phần, từng bài
học. Tôi đã định hướng cấu trúc nội dung của bài, có sự kết hợp đồng bộ giữa
kênh hình, kênh chữ giữa phần hướng dẫn của Thầy và phần hoạt động của
trò trong các bài học lí thuyết.
Khi soạn bài, tôi phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tập chính xác
rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình, kênh chữ nhằm khai thác
tốt nhất kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí, phát hiện năng lực tư duy địa lí.
Trong bài chính thể hiện nội dung cơ bản của bài mà học sinh phải khai
thác nắm được- định hướng cho học sinh hiểu biết tài liệu học tập, tự giác
nghiên cứu khai thác nắm vững kiến thức mới. Tôi cho học sinh đọc các bài
đọc thêm và đó là những kiến thức mở rộng ở địa lí, kết hợp vói các hệ thống

câu hỏi và bài tập. Để học sinh định hướng hoạt động tư duy trong quá trình
khai thác và nắm kiên thức mới và liên hệ thực tiễn.
Có sự chuyển hóa kiến thức thành kĩ năng kĩ xảo được thực hiện trong
các bài tập, bài thực hành và học tập độc lập tự khai thác kiến thức để phát
triển năng lực tự học tự phát triển năng lực tự học tự phát hiện tri thức và khả
năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Trong soạn giảng tôi đã sử dụng các loại phương pháp trong quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi: Phát vấn, đàm thoại, đặt vấn đề, thảo luận…
Tôi huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây
dựng bài, khuyến khích học sinh nêu những ý kiến cá nhân về vấn đề đã học,
nêu thắc mắc trong khi nghe giảng, chú ý kết quả câu trả lời và cách diễn đạt
có chính xác rõ ràng, logic đó là điều quan trọng và phát triển.
Tôi đã tạo cho các em việc tự học, tự mình chủ động tìm tòi phát hiện
kiến thức – để vững tin chính mình thì càng hứng thú, say mê trong học tập.
Bản thân giáo viên năng lực tổ chức, kiến thức phong phú và vững
chắc, thấy kiến thức địa lí vô cùng mênh mông nên phải biết tự học say mê
tìm tòi nghiên cứu, tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu thông tin đại chúng để

Năm học: 2011-2012

6

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

tìm ra kiến thúc. Có tinh thần say mê, trách nhiệm nghề nghiệp, tâm huyết với

bộ môn.
Trong khi dạy tôi xác định nội dung kiến thức mũi nhọn trong từng bài,
chương, khối và đưa thêm những kiến thức nâng cao và kiến thức thực tế mà
sách giáo khoa không đề cập đến vào bài giảng.
3/ Về kiến thức bồi dưỡng.
Bồi dưỡng HSG môn địa lí bậc trung học cơ sở phải thông suốt từ lớp
đầu cấp đến lớp cuối cấp, không phải một sớm một chiều mà phải liên tục và
đồng bộ , thông suốt từ lớp 6 đến lớp 9.
- Vì vậy, trước tiên tôi hướng dẫn các em ôn tập kiến thức lớp 6, đây là
phần kiến thức đại cương rất khó cũng rất quan trọng là nền tảng cho các
kiến thức sau này. Trọng tâm là bản đồ, xác định phương hướng, đo đạc tính
toán trên bản đồ……. Tiếp theo là phần chuyển động của Trái Đất quanh trục,
quanh mặt Trời và các hệ quả ,. Ở phần này học sịnh phải nắm chắc và giải
thích được 4 vị trí của Trái Đất vào các ngày Xuân, Thu phân, Đông, Hạ chí.
Ví dụ:
+Vận dụng vào giải thích được một số hiện tượng và kinh nghiệm của
dân gian như:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
+ Tính thành thạo góc nhập xạ và ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh và giờ
khu vực …….
- Phần khí học sinh nắm chắc đặc điểm cấu tạo của lớp võ khí quyển ,
nguyên nhân hình thành gió và các khối khí, ảnh hưởng của nó tới khí hậu
Ở kiến thức lớp 6 là rất khó và trừu tượng nên trong quá trình dạy tôi khắc
sâu những kiến thức cơ bản kết hợp với lấy ví dụ từ thực tế xảy ra trong thiên
nhiên từ đó học sinh dể hiểu và dể nhớ.Qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng
tính toán các dạng bài tập đại cương cơ bản một cách thuần thục
- Đối với chương trình lớp 7 tôi chú trọng cho học sinh về các kiểu khí
hậu và đặc biệt rèn luyện cho học sinh thực hành kỹ năng phân tích biểu đồ
khí hậu. Sau đó tôi cho học sinh lập bảng so sánh các kiểu khí hậu và cảnh

quan tương ứng.

Năm học: 2011-2012

7

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

- Đối với địa lí lớp 8 và lớp 9 tôi chú trọng phần địa lí tự nhiên- dân cưkinh tế- xã hội Việt Nam , học sinh phải nắm chắc kiến thức biết tư duy lô gic
cái sau là hệ quả của cái trước , biết cách chứng minh, lập luận và giải quyết
vấn đề về mối quan hệ địa lí. Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí  điều
kiện tự nhiên dân cư, nguồn lao động, kinh tế- xã hội…phân tích, giải
thích, chứng minh được các mối quan hệ nhân quả trên cả hai khía cạnh : Tích
cực và tiêu cực
Các em năm được đặc điểm tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên
đất nước - sự phát triển kinh tế - xã hội các tác động của con người đối với
môi trường xung quanh, nhờ thế mà tạo sự hấp dẫn của các bài học địa lí kinh
tế- xã hội Việt Nam. Qua đó, truyền cho các em tình yêu quê hương đất nước,
yêu Tổ quốc, yêu môn Địa lí đặc biệt là địa lí Việt Nam
Ví dụ 1: Bài 33 Địa lí 8 “Đặc điểm sông ngòi Việt Nam”
- Đặc điểm chung sông ngòi nước ta, có 4 đặc điểm chung
- Giáo viên có thể dưa ra những câu hỏi đẻ học sinh buộc phải chứng minh,
lập luận và giải thích như:
Vì sao nước ta có rất nhiều sông, suối phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc?
- Nhiều sông, suối là vì

+ Địa hình 3/4 diện tích là đồi núi
+ Lượng mưa nhiều (15000-2000mm/năm)
- Sông nhỏ, ngắn dốc vì:
+ 3/4 diện tích nước ta là đồi núi
+ Đồi núi lan ra sát biển
+ Chiều ngang lãnh thổ hẹp..
Như vậy học sinh sẽ xác lập được mối quan hệ địa lí ảnh hưởng của địa
hình tới mạng lưới sông ngòi và đã phân tích được mối quan hệ địa lí này
Hoặc về bài khí hậu khi dạy bồi dưỡng HSG tôi đưa ra một số số liệu cụ thể
têu cầu học sinh phân tích, giải thích được
Ví dụ :
Giải thích tại sao nhiệt độ TB năm của TPHCM cao hơn Hà Nội, biên độ
nhiệt năm của TPHCM thấp hơn Hà Nội ?
+ Do HN chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB còn TPHCM ít hoặc không chịu
ảnh hưởng của gió mùa ĐB
Năm học: 2011-2012

8

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

+ Do TPHCM nằm ở vĩ độ thấp hơn HN nên có góc nhập xạ lớn hơn…
- Giải thích tại sao Nha Trang cùng năm vĩ độ Đà Lạt nhưng nền nhiệt TB
năm Đà Lạt lại thấp hơn Nha Trang ?
+ Vì nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao cứ lên cao 100m nhiệt độ

giảm 0,60C
+ Đà Lạt nằm ở độ cao trên 1000m thuộc về cao nguyên nên có nền nhiệt
thấp hơn Nha Trang
Hoặc trong địa lí 9 khi dạy về bài « Trung du và miền núi Bắc Bộ » tôi
cho học sinh trả lời câu hỏi. Những thiên tai nào thường xãy ra đối với vùng
này ? (Hạn hán, khí hậu lạnh giá, sương giá, sông muối lũ lụt, đặc biệt là lũ
quét, lũ ống thường xảy ra)
- Do nguyên nhân khách quan thiên nhiên
- Nhưng nguyên nhân chủ yếu do chủ quan tức là tác động của con người
+ ĐH ở đây chủ yếu là đồi núi
+ Dân cư mặt bằng dân trí thấp………
+ Chặt phá rừng bừa bãi……….
=> Đất trống, đồi trọc, không có rừng che phủ =>mưa xuống hiện tượng lũ
quét, lũ ống, lũ bùn thường xảy ra…
=> Từ đó học sinh đã tìm ra được đây là mối quan hệ nhân quả theo hương
tiêu cực..
4/ Về kỹ năng bồi dưỡng .
- Trước hết là kỹ năng bản đồ, đay là một kỹ năng quan trọng nhất.
Việc rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức địa lí một cách
nhẹ nhàng , nhanh chống và ghi nhớ lâu và còn là phương tiện đặc biệt quan
trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và tư duy địa lí nói riêng.
- Học sinh phải thuần thục các kỹ năng nhận biết, đọc, xác định phương
hướng và đo đạc, tính toán, xác định vị trí, mô tả các thành phần tự nhiên kinh
tế- xã hội, các mối quan hệ địa lí…
- Rèn luyện thành thạo các kỹ năng đọc, vẽ, phân tích các loại biểu đồ,
nhận xét và giải thích được dựa vào bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ
* Lưu ý : Khi vẽ cần đảm bảo các yêu cầu :
- Khoa học ( Chính xác)
- Trực quan ( rỏ ràng, dể đọc)
Năm học: 2011-2012


9

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

-Thẩm mỹ (đẹp)
Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ khi vẽ biểu đồ thường dùng các kí
hiệu để phân biệt các đối tượng trên bản đồ, các kí hiệu thường được biểu thị
bằng :
- Gạch nề ( Gạch dọc, ngang, chéo..)
- Dùng các ước hiệu toán học (Dấu cộng, trừ, nhân, chia..)
Khi chọn kí hiệu cho biểu đồ cần chú ý làm sao để biểu đồ vừa dễ đọc, vừa
đẹp
Trong quá trình dạy học địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế - xã hội học sinh
thường tiếp xúc với những số liệu, bảng thống kê, về sản lượng của các ngành
công nghiệp, nông nghiệp hay cơ cấu kinh tế của một nước nào đó trên thế
giới… Ngoài một số số liệu quan trọng cần phải ghi nhới học sinh làm việc
với các số liệu, thống kê bằng các phân tích, đối chiếu, so sánh để tìm ra
những kết luận cần thiết, giúp học sinh nhận định, đánh giá được chính xác về
trình độ phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.
Các số liệu thống kê kinh tế có một ý nghĩa nhất định trong việc hình
thành các tri thức địa lí tự nhiên cũng như địa lí kinh tế- xã hội. Chúng soi
sáng và giải thích được nhiều khái niệm và qui luật về địa lí.
Những luận điểm lí thuyết cũng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn khi
có số liệu chứng minh

Trong địa lí kinh tế - xã hội nhờ những số liệu mà học sinh có thể xác
định được cơ cấu các ngành kinh tế. Giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình
độ phát triển của các nước.
Phân tích số liệu là dựa vào một hoặc nhiều bảng số liệu để rút ra
những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân.
Khi phân tích cần chú ý
- Đọc kỹ đề bài đẻ thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
- Cần tìm ra tính qui luật hay mối liên hệ nào đó.
- Không được bó sát các số liệu giống như trong các bài toán các số liệu đã
được khái quát hóa và có ý đồ rỏ ràng. Nếu bó sát số liệu sẽ dẫn đến việc
phân tích số liệu thiếu chính xác và có những sai sót đáng tiếc.
- Cần bắt đầu việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao ( số liệu mang
tính tổng thể ) sau đó phân tích đến các số liệu thành phần.

Năm học: 2011-2012

10

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

- Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý tới những
số liệu mang tính đột biến ( tăng, giảm)
- Có thể chuyển số liệu tuyết đối sang tương đối để so sánh, phân tích, tổng
hợp.
- Tìm mối quan hệ giữa các số liệu

- Việc phân tích số liệu thường gồm 2 phần
+ Nhận xét về các biểu diễn và mối quan hệ của các số liệu
+ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó
thường phải dựa vào những kiến thức đã học để giải thích.
+ Tổng hợp
+ Khái quát hóa số liệu
Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi. học phần nào phải ôn luyện ngay từ
phần đó giúp các em nắm chắc kiến thức cơ bản sách giáo khoa, làm thành
thạo các bài tập trong sách giáo khoa- sách bài tập để nắm vững kiến thức cơ
bản. Qua từng phần, từng chương tùy thuộc vào lượng kiến thức GV hướng
dẫn các em tham khảo tài liệu- sách nâng cao, đưa các bài tập từ dễ- khó, từ
đơn giản đến phức tạp, từ phức tạp trở về đơn giản để giúp các em nhào trộn
kiến thức, nắm kiến thức tư duy một cách sáng tạo. Định hình cách giải ở mỗi
dạng bài tập để mỗi khi đọc đầu bài là các em có thể hình dung luôn được
cách giải. « coi bộ nhớ như một màn hình vi tính ».
Muốn đạt được điều đó thì giáo viên phải có những biện pháp gì ? Bồi
dưỡng kiến thức cho các em như thế nào để có hiệu quả ? Làm thế nào để đa
số các em hiểu nhanh, nắm bài ngay trong tiết học và điểu quan trọng là chất
lượng của học sinh giỏi cao lên ?. Đó là những câu hỏi luôn đặt ra cho tôi.
Vậy thì để dạt được điều đó :
4.a/ Về giáo viên.
- Trước hết người giáo viên phải yêu nghề , có tâm huyết với nghề và cần có
bề dày kinh nghiệm
- Tận tụy, nhiệt tình với học sinh, phải chấp nhận hy sinh cá nhân và đặt
quyền lợi tập thể lên trên hết
- Phái có kiến thức sâu, rộng, sáng tạo
- Nắm vững và vận dụng tốt, linh hoạt các phương pháp dạy học
- Luôn phấn đấu học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước
- Nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết có liên quan đến bài dạy,
Năm học: 2011-2012


11

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

- Tìm tòi và sưu tầm tài liệu, kiến thức thông qua nhiều phương tiện thông
tin
- Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các huyện bạn trong tỉnh
- Trong giảng dạy luôn tạo được không khí giờ dạy nhẹ hàng thoải mái học
mà chơi, chơi mà học, giúp đỡ được cả 3 đối tượng ,đặc biệt là đối tượng học
sinh giỏi và học sinh yếu kém.
- Liên lạc, trao đổi với giáo viên tuyến hai để bổ sung, hổ trợ kịp thời những
chổ kiến thức các em còn khiếm khuyết.
4.b/ Về học sinh.
- Yêu thích và ham mê bộ môn học địa lí
- Phải có tính ganh đua cao trong quá trình học tập cũng như thi cử
- Nắm vững kiến thức địa lí cơ bản, chắc chắn với rèn luyện kỹ năng tư
duy, phân tích, tổng hợp, nhận xét
- Chịu khó học bài , làm bài tập đặc biệt là kỹ năng vẽ và phân tích, nhận
xét biểu đồ…..
- Kỹ năng tư duy logic cao ….
- Cẩn thận , kỹ càng và chính xác trong xác định nội dung đề thi, bài thi….
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào quá trình dạy học tại
trường THCS Kiến Giang, đặc biệt là áp dụng vào quá trình phát hiện và bồi

dưỡng học sinh giỏi thi tỉnh trong những năm gần đây kết quả đạt được như
sau.
Số lượng học sinh giỏi đạt 35%, số lượng học sinh khá đạt 45%, số
lượng học sinh trung bình đạt 20%. Học sinh yếu kêm, không có.
Từ năm học 2005-2006 đến nay được sự phân công của phòng GD-ĐT
Lệ Thủy tôi đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 của bộ môn
Địa lí trung học cơ sở, những em học sinh tôi phát hiện bồi dưỡng đều rất yêu
thích, được trang bị những kiến thức nâng cao để các em tự phát huy hết khả
năng vốn có của mình mà các em lựa chọn cơ sở tiếp tục học các trường trung
học cơ sở, cao đẳng, đại học…
Tôi thấy ít nhiều mình đã đóng góp một phần nhỏ vào đó trong vai trò
truyền thụ kiến thức để các em tự phát huy hết khả năng tự vốn có của mình

Năm học: 2011-2012

12

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

trong việc lĩnh hội kiên thức khoa học bộ môn mà các em lựa chọn đó là bộ
môn Địa lí.
Với phương pháp rèn luyện- bồi dưỡng học sinh giỏi như trên, kết quả
cho thấy nhiều năm liên tục tôi luôn đạt được số học sinh giỏi cấp huyện và
đặc biệt là cấp tỉnh khá cao . Đội tuyển học sinh giỏi luôn xếp vị thứ nhất , nhì
tỉnh

Sau đây là kết quả thi học sinh giỏi môn địa lí 9 cấp tỉnh mà tôi trực
tiếp bồi dưỡng trong 3 năm trở lại đây
Năm học

Tổng số học sinh
dự thi cấp tỉnh

Đạt số giải

2009-2010

20

01 giải nhất, 05 giải nhì, 05 giải ba và 06
giải KK

2010-2011

20

02 giải nhất, 02 giải nhì, 08 giải ba và 06
giải KK

2011-2012

20

03 giải nhì, 06 giải ba và 05 giải KK

- Năm học 2009-2010 đồng đội HSG môn địa 9 xếp vị thứ nhất tỉnh

- Năm học 2010-2011 đồng đội HSG môn địa 9 xếp vị thứ nhất tỉnh
- Năm học 2011-2012 đồng đội HSG môn địa 9 xếp vị thứ nhì tỉnh
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào quá trình dạy học tại
trường THCS Kiến Giang, đặc biệt là áp dụng vào bồi dưỡng HSG thi cấp
tỉnh , tôi nhận thấy có rất nhiều em nắm chắc bài hơn , có kỹ năng giải các
dạng bài tập dễ dàng hơn. Trong quá trình làm bài khoa học hơn, sạch sẽ và
có tính sáng tạo , vì vậy mà có rất nhiều em hứng thú và yêu thích môn học
hơn . Từ đó góp phần tích cực, tạo được nhiều nhân tố tham gia vào các kì thi
học sinh giỏi các cấp.
Có được sự quan tâm động viên của Ban giám hiệu nhà trường trong
việc tuyển chọn học sinh dự nguồn, tổ chức bồi dưỡng liên tục kế thừa để học
sinh có đủ kiến thức cơ bản của bộ môn từ lớp 6 đến lớp 9.
Kết hợp trao đổi thường xuyên giữa phụ huynh và nhà trường về việc
học tập để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời cho các em.
Năm học: 2011-2012

13

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

Thông qua giờ dạy và học trên lớp với các câu hỏi nâng cao kiến thức,
kĩ năng thục hành. Kết hợp với những bài kiểm tra đánh giá để phát hiện với
những bài kiểm tra đánh giá để phát hiện học sinh giỏi đúng đối tượng.
Việc dạy kiến thức sách giáo khoa học sinh đã hiểu và nắm được thì

giáo viên thì phải đi sâu hơn. Nhằm phát triển thêm ở các em khả năng tư duy
và năng lực nghiên cứu các kĩ năng địa lí.
Học sinh giỏi phải biết tự học tự mình chủ động tìm tòi phát hiện kiến
thức, bản thân các em phải hứng thú say mê học học bộ môn nhờ thế các em
sẽ thành công.
Giáo viên phải có năng lực, nhiệt tình, tay nghề vững, kiến thức sâu và
chắc luôn luôn chủ động kiến thức địa lí, ham học hỏi. Phải chủ động xây
dựng kế hoạch học sinh và đổi mới phương pháp ngay từ đầu năm học.
Giáo viên sử dụng các phương pháp và chủ động xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng học sinh ngay từ đầu năm học, không nên gây áp lực tâm lí học
sinh giỏi và bồi dưỡng theo thời vụ.
Người giáo viên bồi dưỡng chuyên sâu địa lí cần phải có tâm huyết, tự
bồi dưỡng, có tinh thần trách nhiệm cao.
Cần nghiên cứu các dạng bài tập, tham khảo các đề thi của các năm học
trước, hướng dẫn cách giải, động viên khích lệ. Sau mỗi tiết dạy, giáo viên có
thể lồng vào bài tập nâng cao để học sinh giỏi tự giải, tạo cho các em say mê
hứng thú khám phá nhiêt tình hăng hái trong học tập.

Năm học: 2011-2012

14

GV: Lê Quốc Liệu


Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

C – KẾT LUẬN

Tôi nhận thấy rằng trong quá trình giảng dạy môn khoa học địa lí việc
tìm tòi phát hiện và bồi dưỡng HSG để đạt được thành công nhất định thì
điều cốt lõi là người giáo viên phải tận tình, nhiệt huyết với nghề, tận tụy
với học sinh. Điều thứ hai là phải tích cực, chủ động, sáng tạo, nắm vững và
sử dụng phương pháp dạy học đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Con đường chúng ta đang đi luôn có núi cao, rừng sâu nhưng cũng có
trời xanh biển rộng. Chúng ta biết nuôi dưỡng, vun đắp những nhân tài bằng
tất cả trí, lực của mình thì ắt sẽ có ngày gặt hái những thành công rực rỡ . Bởi
vậy với“Một vài kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Địa lí 9”. của tôi trên đây chỉ là một phần nhỏ nhằm tham gia trao đổi kinh
nghiệm cùng các thầy cô, đồng nghiệp để xây dựng phương pháp dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi ngày càng có chất lượng và hiệu quả hơn. Trong quá
trình viết chắc không tránh khỏi những thiếu sót, vậy tôi rất mong các bạn
đồng nghiệp đóng góp, bổ sung ý kiến để sáng kiến của tôi được thực thi hiệu
quả hơn trong những năm dạy học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Kiến Giang: Ngày
15/5/2012
Người viết

Giáo viên: Lê Quốc Liệu

Năm học: 2011-2012

15

GV: Lê Quốc Liệu



Trường THCS Kiến Giang

Sáng kiến kinh nghiệm

Xác nhận của Hội đồng khoa học nhà trường
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..

Năm học: 2011-2012

16


GV: Lê Quốc Liệu



×