Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập lớn môn Giải Phẫu Sinh Lý Trẻ em :Tìm hiểu về hệ bài tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.11 KB, 11 trang )

Họ và tên : Cao Thị Phương Thảo
Lớp : 116 (02) thứ 2 tiết 345
Mã số sinh viên: 155D1402011011

Bài tập lớn môn Giải Phẫu Sinh Lý Trẻ em
Đề tài : Tìm hiểu về hệ bài tiết


A. Phần mở đầu
Bài tiết đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể với chức năng lọc và thải
các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể cân
bằng nội môi và không bị nhiễm độc.Đồng thời còn tham gia vào quá trình
điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Trong cơ thể, có nhiều cơ quan và hệ cơ
quan cùng đảm nhận chức năng bài tiết như hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu
hóa, da, thận. Tuy nhiên với đề tài này chủ yếu đ ược nghiên c ứu c ấu t ạo và
chức năng của thận với vai trò bài tiết nước tiểu và sự bài tiết mồ hôi qua
da. Việc tìm hiểu hệ bài tiết góp phần ý nghĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu sinh lý trẻ em; từ đó rút ra được nhiều bài học trong vi ệc nuôi
dạy , bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của trẻ để trẻ phát triển một cách t ốt
nhất.

1. Lí do chọn hệ bài tiết để nghiên cứu
Nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của hệ bài tiết đối với sự tồn tại của chúng ta
cũng như là phần học bổ ích có ảnh hưởng rất nhiều tới học phần giải phẫu sinh lý trẻ
em nên tôi đã quyết định chọn nghiên cứu về hệ bài tiết
Người ta có câu : “ Có vào thì có ra, có thu thì có chi ’’ , ăn uống để bồi dưỡng và phát
triển thì phải bài tiết . Trong quá trình trao đổi chất có liên quan tới việc cung cấp
năng lượng đồng thời có rất nhiều chất thừa đã được tái tạo như ure, axit uric,
creatinin và amoniac. Những sản phẩm này không những không có ích mà còn độc hại
nữa và trong trường hợp chúng tích tụ lại trong cơ thể thì các quá trình trao đổi chất
bình thường sẽ phá hủy . Chính vì vậy cơ thể cần phải có sự bài xuất ra ngoài để đào


thải những chất độc hại cũng như không cần thiết giúp cho cơ thể luôn phát triển một
cách bình thường và khỏe mạnh . Đồng thời hệ bài tiết duy trì sự ổnđịnh một cách
tương đối môi trường nội môi của cơ thể và tham gia vào quá trình điều hòa thân
nhiệt. Qua việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp tìm hiểu tầm quan trọng của hệ bài tiết đối
với con người đặc biệt là với trẻ em, từ đó có những biện pháp cũng như khắc phục
các bệnh lý trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ


Nghiên cứu đề tài giúp bản thân có những hiểu biết về quá trình hình thành và bài tiết
nước tiểu đồng thời nắm rõ các tuyến mồ hôi và sự bài tiết mồ hôi qua da cũng như
bảo vệ và vệ sinh da . Từ đó hiểu về các bệnh lí để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu bài này, nắm được:
- Khái niệm và ý nghĩa của hệ bài tiết
- Sự bài tiết nước tiểu qua thận : + Đặc điểm cấu tạo của thận
+ C ơ ch ế l ọc và tái h ấp thu đ ể t ạo thành n ước
tiểu
+S ự bài ti ết n ước ti ểu
- Đặc điểm về cấu tạo và chức phận của cơ quan bài tiết theo l ứa tu ổi
- Sự bài tiết mồ hôi qua da
- Kĩ năng quan sát hình ảnh, mô hình, mẫu vật đ ể mô t ả c ấu t ạo đ ại
thể và vi thể thận

B. Nội dung chính
I. Ý NGHĨA CỦA SỰ BÀI TIẾT

- Bài tiết là quá trình đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ra ngoài
cơ thể. Ngoài ra nó còn có thể đào thải các vật lạ khi theo thức ăn và nước uống
vào cơ thể mà không không được tham gia vào quá trình trao đổi chất như một

số muối , chất độc hay một số thuốc,..
* Quá trình bài tiết có ý nghĩa sinh học sau đây:
- Đào thải chất cặn bã ra khỏi môi trường như : khí CO2, ure,axit uric,Amoniac
và các muối khoáng … thông qua một số cơ qua trong cơ thể có chức năng như


da, phổi ,thận, ruột …
-Duy trì sự ổn định một cách tương đối môi trường nội môi của cơ thể : cân
bằng áp suất thẩm thấu của máu, duy trì độ pH của huyết tương và nồng độ các
ion khác trong huyết tương.
- Tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể
II. CƠ CHẾ LỌC VÀ TÁI HẤP THU ĐỂ TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU CỦA
THẬN

1. Cấu tạo đại cương hệ tiết niệu
- Hệ tiết niệu có chức năng đào thải các chất độc và sản phẩm thừa của cơ thể
qua việc bài xuất nước tiểu
* Hệ tiết niệu gồm:
- Thận : có vai trò lọc máu và tạo thành nước tiểu
-Niệu quản : ống dẫn nước tiểu từ bể thận đến bàng quang
- Bàng quang : nơi tích trữ nước tiểu
- Niệu đạo : ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài
1.1 Thận
- Ngoài chức năng tạo thành nước tiểu, thận còn có tác dụng trong việc ổn định

các thành phần của huyết tương, giữ vững cân bằng kiềm cho cơ thể
a. Hình thể ngoài
+ Vị trí: Hai thận nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối x ứng
nhau qua cột sống, ngang đốt ngực T11 đến đốt th ắt l ưng L3. Th ận ph ải
nằm thấp hơn thận trái một chút khoảng gần 2 cm, có th ể là do gan đè lên.

+ Hình dạng: Thận có hình hạt đậu hay hình bầu dục, màu nâu đỏ, bề


mặt trơn láng, bao gồm hai mặt (mặt trước lồi, mặt sau phẳng), hai b ờ (bờ
ngoài cong lồi, bờ trong cong lõm chứa rốn thận), và hai c ực (c ực trên và
cực dưới).
+ Kích thước: Thận có chiều dài khoảng 12 cm, chiều rộng 6 cm,
chiều dày 3 cm và cân nặng khoảng 90 - 180 g, trung bình 140 g, ở nam l ớn
hơn nữ một chút.
- Cấu tạo trong cuả thận
+ Cấu tạo đại thể: Thận được bao bọc bởi một bao s ợi, khi b ổ đôi
được chia làm hai phần là xoang thận nằm giữa và khối nhu mô th ận hình
bán nguyệt nằm xung quanh Xoang thận thông ra ngoài ở rốn thận, thành
xoang có nhiều chỗ lồi lõm. Những chỗ lồi hình nón gọi là nhú thận, cao
khoảng 4 - 10 mm, đầu nhú có các lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu
vào bể thận. Chỗ lõm úp vào các nhú thận là các đài nhỏ (7-14 đài), các đài
nhỏ tập hợp thành đài lớn (2-3 đài), rồi các đài lớn hợp lại thành bể thận
thông

với

niệu

quản.

Nhu mô thận gồm có hai vùng là vùng tủy th ận và vùng vỏ th ận.
Vùng tủy thận màu đỏ sẫm, nằm ở trong gồm 9-12 tháp Manpighi, đỉnh
quay vào trong hướng về xoang thận tạo nên nhú th ận, đáy quay ra ngoài
hướng về bao thận, giữa các tháp lá cột Bectanh. Vùng v ỏ thận màu vàng
đỏ nhạt, nằm ở ngoài gồm các tháp Pheranh tỏa ra t ừ n ền tháp Manpighi

lên, có khoảng 300 - 500 tháp pheranh tạo thành 1 tháp Manpighi (thùy
thận)
+ Cấu tạo vi thể: Mỗi thận được cấu tạo bởi một triệu đơn vị th ận
(gọi là Nephron) có chức năng lọc máu, tạo nước tiểu để thải ra ngoài.
Mỗi đơn vị thận gồm có:
Cầu thận (tiểu thể Manpighi) gồm nang Bowman bọc lấy quản cầu
Manpighi. Thành Bowman là một lớp tế bào biểu mô, trên có các lỗ nh ỏ.
Quản cầu Manpighi nằm trong vùng vỏ thận, có khoảng 50 mao mạch xếp


song song thành một khối cầu, tiểu động mạch vào lớn hơn tiểu động
mạch
ra.
Ống thận gồm có ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống
lượn gần nối với tiểu thể Manpighi. Tiếp theo ống hình ch ữ U gọi là quai
Henle, thọc sâu vào vùng tủy thận. Đoạn lên quai Henle n ối v ới ống l ượn
xa đổ vào ống góp để tới lỗ gai thận
* Đặc điểm và chức phận của thận theo lứa tuổi :
-Thận của trẻ em có những đặc điểm khác biệt so với người lớn về vị trí,
kích thước,
trọng lượng và chức năng hoạt động.
-Thận của trẻ em nằm thấp hơn so với người lớn.
-Ở trẻ sơ sinh trọng lượng của thân bằng 1/100 – 1/125 tr ọng l ượng c ủa
cơ thể ( ở người lớn bằng 1/200 – 1/225 của cơ thể)
- Thận tiếp tục được lớn lên và phát triển theo lứa tuổi nh ưng quá trình đó
diễn ra mạnh mẽ ở năm đầu , thời kì dậy thì và lúc 20 tuổi
* Về chức phận : thận của trẻ sơ sinh đến 6-7 tháng tuổi còn mang nhiều
dặc tính chưa hoàn thiện. Chẳng hạn, thận của trẻ sơ sinh chưa có kh ả
năng đào thải một cách tích cực các chất lạ, khả năng cô đặc n ước ti ểu
cũng rất yếu . Trẻ 6-7 tháng tuổi tiết các clorua chưa đáng kể ch ỉ có m ột

phần NaCl thừa bị sa thải, vì phần lớn các tổ ch ức đ ược gi ữ l ại cùng v ới
nước . Trẻ từ 9-12 tháng tuổi khả năng của thận tăng lên rất mạnh . S ự
tăng này thể hiện rõ rệt trong việc tăng trị số hấp thu trở lại và sự tăng
nồng độ nước tiểu
1.2. Đường dẫn niệu
* Niệu quản
Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
Niệu quản nằm sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống th ắt lưng và áp sát vào
thành bụng sau. Đường kính khoảng 3 - 5 mm, có 3 chỗ h ẹp là n ơi n ối ni ệu
quản - bể thận, nơi niệu quản bắt chéo bó mạch ch ậu và nơi bắt đ ầu vào
bàng quang. Chiều dài của niệu quản trung bình 25 - 28 cm, có s ự thay đ ổi
theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Thành niệu
quản được cấu tạo 3 lớp, lớp niêm mạc ở trong cùng liên tục v ới l ớp niêm
mạc của bể thận và niêm mạc bàng quang, lớp cơ tr ơn ở giữa và l ớp vỏ
ngoài cùng có nhiều mạch máu nhỏ.


* Bàng quang
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu từ hai niệu quản đổ xuống, là m ột
túi rỗng bằng cơ nằm trong khoang chậu, phía sau là kh ớp xương mu. Ở
nam giới, bàng quang nằm trước trực tràng, còn ở n ữ giới, nó n ằm tr ước
âm
đạo, dưới và trước tử cung. Khối lượng tăng hay giảm tùy lượng n ước ti ểu,
bình thường có thể chứa được 250 - 300 ml nước tiểu thì có cảm giác đi
tiểu và tối đa có thể chứa 2 - 3 lít. Bàng quang hình tháp, 3 m ặt, 1 đáy và 1
đỉnh. Mặt trên phủ bởi phúc mạc, hai mặt dưới bên tựa trên hoành ch ậu.
Đáy hình tam giác mà đỉnh là lỗ niệu đạo, nằm ở mặt sau d ưới. Đ ỉnh bàng
quang là chỗ gặp nhau của hai mặt dưới bên và mặt trên có dây ch ằng rốn
giữa treo bàng quang vào rốn. Thành bàng quang có 3 lớp, lớp ngoài cùng
là mô liên kết, lớp giữ là lớp cơ với cơ dọc ở ngoài, c ơ vòng ở gi ữa và c ơ

chéo ở trong, lớp trong cùng là lớp niêm mạc.
+ Đặc điểm bàng quang của trẻ em : Bàng quang của trẻ em nằm cao
hơn so với người lớn, sau đó nó sẽ tụt dần xuống khoang chậu nh ỏ
Khối lượng và kích thước của bàng quang cũng biến đổi theo l ứa tu ổi.
Ví dụ : Trẻ 1 tuổi khối lượng bóng đái bằng 200ml
10 tuổi khối lượng bóng đái bằng 600 ml
12 tuổi khối lượng bóng đái bằng 1000 ml
Việc tiểu tiện có thể diễn ra không phải khi nào toàn bộ bóng đái đ ầy ắp.
Trẻ năm đầu khi tiểu tiện thải 60 ml nước tiểu, trẻ 7-8 tuổi thì thải 150
ml, trẻ 10-12 tuổi thải 250 ml
Nhìn chung việc tiểu tiện của trẻ em ở mọi lứa tuổi diễn ra th ường xuyên
hơn so với người lớn và nước tiểu được thải ra tương đối nhiều h ơn. Sở
dĩ như vậy là do cường độ trao đổi nước và chế độ ăn uống ( có l ượng
hidratcacbon nhiều) của trẻ quy định. Trong năm đầu việc tiểu tiện của
trẻ mang tính không chủ định. Vê sau theo mức độ trưởng thành của các c ơ
chế điều chỉnh của hệ thần kinh trung ương và giáo dục mà hành động ti ểu
tiện trở nên có chủ định. Ở một số trẻ có hiện tượng đái d ầm vào ban đêm
do chế độ sinh hoạt không hợp lí ( như ăn trước khi ngủ, u ống nhi ều
nước vào buổi tối, ăn các thức ăn kích thích, giấc ngủ không bình
thường,...) hoặc do hậu quả của sự rối loạn thần kinh - tâm lí c ủa tr ẻ.
Hiện tượng này thường thấy ở trẻ trai hơn là trẻ gái và th ường đ ến 10
tuổi hoặc tuổi dậy thì sẽ chấm dứt
* Niệu quản


Niệu đạo là đoạn cuối của đường dẫn niệu đi từ bàng quang ra ngoài.
Ở nữ, niệu đạo to và ngắn, dài khoảng 3 - 4 cm, đi t ừ cổ bàng quang, ch ếch
xuống dưới tới âm hộ, thông ra ngoài bằng lỗ tiểu tiện. Ở nam, niệu đ ạo
vừa là đường dẫn tiểu, vừa là đường xuất tinh, dài khoảng 16 - 20 cm, đi
từ

cổ bàng quang xuyên qua tuyến tiền liệt, cong ra trước và lên trên ôm lấy
bờ dưới khớp mu, sau đó quặt xuống vào dương vật, thông ra ngoài qua l ỗ
sáo. Bình thường niệu đạo là một khe hẹp nhưng khi đi tiểu trong lòng
niệu
đạo có 3 chỗ phình (xoang nhiếp hộ, túi bịt hành, hố thuy ền) và 4 ch ỗ hẹp
(ở cổ bàng quang, niệu đạo màng, niệu đạo xốp, lỗ sáo) xen kẽ nhau.
1.3. Đặc điểm của vòng tuần hoàn máu qua thận
Từ động mạch chủ xuất phát động mạch thận trái và phải
Mỗi động mạch thận chia làm 2 ngành : ngành trước bể th ận và ngành sau
bể thận , mỗi ngành động mạch đi qua miền tủy đến miền vỏ, ở mi ền t ủy
tạo thành động mạch liên tháp manpigi và ở miền vỏ phân nhánh tạo
thành động mạch liên tháp Fe-ranh. Từ đó xuất phát động mạch vào quản
cầu manpigi. Sau khi tạo thành búi mao mạch , động mạch ra quản c ầu lại
phân nhánh thành mạng lưới mao mạch chính thức bao quanh các ông uốn
khúc. Sau đó máu tập trung vào hệ tĩnh mạch thận rồi đổ vào tĩnh m ạch
chủ dưới. Ngoài ra còn vòng tuần hoàn máu bao quanh th ận đ ể nuôi
dưỡng thận.
2. Cơ chế lọc ở cầu thận
Lượng máu chảy qua thận gấp 20 lần so với các cơ quan khác. M ỗi ngày có
khoảng 1300 máu chảy qua thận. Trong 1 gi ờ thận lọc được 60 lít máu.
Khoảng 5 phút toàn bộ máu trong cơ thể được lọc qua thận một lần. Trong
đó 1% dịch lọc tạo thành nước tiểu, 99% được tái hấp thu.
Ở cầu thận, áp suất máu lớn hơn áp suất trong nang Baoman nên nước và
các chất hòa tan trong huyết tương thấm qua thành mạch sang nang
Baoman tạo thành nước tiểu thứ nhất có thành phàn giống huyết tương.
Sau đó nước tiểu chảy đổ vào ống thu nước tiểu. Khi qua ống th ận, l ưới
mao mạch dày đặc lại tái hấp thu, phần lớn n ước và m ột số chất Glucozo,
axit amin,Protein, muối Natri, Kali canxi còn ure, Axit uric và m ột s ố muối
không được tái hấp thu chảy vào ống góp chung tạo thành nước tiểu chính
thức

3. Cơ chế tái hấp thu ở ống thận


Sau khi được lọc ở cầu thận , Nước tiểu th ứ nhất chảy qua ống lượn gần,
quai Henle, ống lượn xa rồi đến ống góp và đổ vào bể thận. Mỗi ngày 2
quả thận lọc được 180-190 lít nước tiểu thứ nhất nhưng ch ỉ tạo đ ược 11,5 lít nước tiểu chính thức để thải ra ngoài . Như vậy , khi n ước ti ểu th ứ
nhất chảy qua hệ thống ống lượn đã xảy ra quá trình tái hấp thu n ước và
nhiều chất trả lại cho máu. Các chất không thu hồi đổ xuống bể thận để
thải ra ngoài
III.Sự bài tiết nước tiểu
Ở cầu não có trung khu ức chế có tác dụng kìm hãm ti ểu tiện ,nó hoạt
động khi có lệnh của vỏ não
- Nước tiểu chính thức được tích trử tại bóng đái khi lên tới 200ml
Sẽ gây áp lực để gây cảm giác buồn đi tiểu
- Khi tiểu tiện,trung khu kích thích ở vỏ não tác động vào kích thích và
trung khu ức chế ở cầu não đồng thời ức chế cơ thắt vân làm cơ này dãn
để nước tiểu qua ống đái ra ngoài
IV. Các tuyến mồ hôi và sự bài tiết mồ hôi.
1. Các tuyến mồ hôi
Trong da người có trên hai triệu tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi có th ể coi
như những thận đơn giản, hình ống, một đầu kín, cuộn khúc thành túi
nhỏ, nằm trong lớp bì của da, một đầu hở đổ ra ngoài da qua l ớp bi ểu bì.
Cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Mỗi lớp có ch ức
năng riêng. Ngoài chức năng bài tiết, da còn có nhiệm vụ bảo vệ c ơ th ể,
chống mất nước, điều hòa thân nhiệt và còn là cơ quan c ảm giác.
Trong da người có 2 loại tuyến: tuyến tiết mồ hôi và tuy ến tiết nh ờn/m ỡ .
2. Mồ hôi.
Các chất thải từ máu được hấp thu vào khúc cuộn của các tuy ến m ồ hôi
rồi thải ra ngoài. Nhờ vậy, tuyến mồ hôi vừa bài tiết, vừa điều hòa thân
nhiệt.

Thanh phần của mồ hôi, ngoài nước ra, NaCl là ch ủ y ếu, ure, glucose,
axitamin, NH và axit lactic
3. Vệ sinh da.
- Giữ gìn da sạch sẽ và tránh xây xát: mồ hôi và chất nh ờn ch ứa nhiều ch ất
hữu cơ, dễ bị phân hủy gây hôi hám và làm da dễ bắt bụi b ẩn. Da b ẩn d ễ b ị


viêm, ngứa. Khi gãi sẽ làm xước da, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nh ập và
dễ mắc bệnh da liễu.
- Rèn luyện sức chịu đựng của da: cho trẻ chơi nơi thoáng mát, có nhi ều
ánh mặt trời, tránh còi xương.
- Bảo vệ da: khi bị xây xát, bỏng,…rửa sách, băng kín.


Kết luận sư phạm
- Cần xuyên ra mồ hôi hay không,số lần đi tiểu trong ngày…. Đ ể k ịp th ời
phát hiện bệnh và có cách giải quyết kịp thời.phải thường xuyên theo dõi
sự bài tiết của trẻ như trẻ có thường
- Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, có đầy đủ ánh nắng mặt trời để rèn luyện
sức chịu đựng của da
- Khi trẻ bị xây xát, bỏng… cần phải có biện pháp bảo vệ như rửa sạch,
băng kín….
- Giáo viên cần phải học hỏi để tìm hiểu rõ sự bài tiết của trẻ và dạy trẻ
cách bảo vệ hệ bài tiết của mình

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giải phẫu sinh lí trẻ em ( Thạc Sĩ : Nguyễn Thị Giang An
) trường Đại Học Vinh
2. Tài liệu tham khảo do thầy Hồ Đình Quang trường Đại Học Vinh
cung cấp

3. Giáo trình giải phẩu sinh lý trẻ em ( bác sĩ Lê Công Phượng )



×