Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

BÀI GIẢNG GIẢI PHẨU SINH LÝ TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
BÀI GIẢNG
GIẢI PHẨU SINH LÝ TRẺ
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN
BÌNH DƯƠNG 2009
CHƯƠNG III
HỆ VẬN ĐỘNG
A. ĐẠI CƯƠNG BỘ XƯƠNG
• 2. Thành phần hoá học của xương
• Trong xương có 1/3 chất cốt giao (Hữu cơ) và
2/3 chất vô cơ chủ yếu là muối CaCO3,
Ca3(PO4)2.

Tính đàn hồi của xương là do hữu cơ vì nếu ta
ngâm một mảnh xương vào dung dịch axit HCl
hay axit HNO3 các muối vô cơ trong xương bị
hoà tan chất còn lại chất hữu cơ. Xương vẫn giữ
nguyên hình dạng nhưng mất tính cứng rắn có
thể bị gập lại dễ dàng .

Trong xương chất hữu cơ và chất vô cơ kết hợp
chặt chẽ với nhau. Cơ thể càng trưởng thành
thì tỉ lệ chất hữu cơ càng giảm chất vô cơ càng
tăng. Nên bộ xương người trưởng thành ít mềm
dẻo so với bộ xương trẻ em. Người già khi bị
ngã xương dễ gẫy.

Cấu tạo và thành phần hoá học xương trẻ em .
• Đặc điểm cấu tạo
• Xương trẻ em chưa phát triển, còn tổ chức sụn



Xương trẻ em cấu tạo bằng các mạng lưới, các
lá xương ít ống have, có nhiều huyết quản, quá
trình hình thành và phát triển của xương nhanh
nên khi trẻ bị gẫy xương chóng liền. Sự hình
thành và phát triển của xương đến năm 20 – 25
tuổi mới kết thúc.
• Điểm cốt hoá xuất hiện ở xương theo lứa tuổi.
Nên dựa vào điểm cốt hoá để xác định được
tuổi của trẻ và đánh giá được mức độ phát triển
của xương.

Thí dụ:
• Trẻ 3 – 6 tháng thường xuất hiện điểm cốt hoá ở xương
cả, xương móc.
• 3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang.

5-7 tuổi xuất hiện cốt điểm cốt hoá ở xương thuyền.
• - Bộ xương trẻ em khác với xương người lớn, xương
đầu to, thân dài, chân tay, ngắn xương sống thẳng, lồng
ngực tròn.
• - Thành phần:

Trong thành phần xương trẻ sơ sinh nhiều nước, ít muối
khoáng. Khi lớn lượng nước giàu. Đến năm 12 tuổi
thành phần cấu tạo xương gần giống người lớn.

Thí dụ:

• Trẻ 3 – 6 tháng thường xuất hiện điểm cốt hoá ở xương
cả, xương móc.

3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang.

5-7 tuổi xuất hiện cốt điểm cốt hoá ở xương thuyền.
• - Bộ xương trẻ em khác với xương người lớn, xương
đầu to, thân dài, chân tay, ngắn xương sống thẳng, lồng
ngực tròn.
• - Thành phần:

Trong thành phần xương trẻ sơ sinh nhiều nước, ít muối
khoáng. Khi lớn lượng nước giàu. Đến năm 12 tuổi
thành phần cấu tạo xương gần giống người lớn.
3. Chức năng:

Xương là chỗ dựa vững chắc của toàn bộ
cơ thể, làm nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận
quan trọng như: não, tim, phổi.
• Hệ xương cùng với hệ cơ, gân, dây chằng
và thần kinh làm cho cơ thể vận động
được
• 4. Đặc điểm hệ xương: hệ xương gồm xương sọ,
xương thân, xương chi.
• Xương sọ: gồm sọ não và sọ mặt, bảo vệ các bộ phận
của hệ thần kinh
• Xương thân: gồm xương lồng ngực và xương cột sống.

+ Xương cột sống vừa là cái khung vừa là cơ quan bảo

vệ thần kinh TW và các bộ phận bên trong cơ thể.
Xương cột sống do nhiều đốt sống tạo nên (33- 34 đốt)
và chia nhiều đoạn, ở người trưởng thành có 4 khúc
uốn: cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt những khúc uốn trên
có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ thể, làm giảm ảnh
hưởng của va chạm đối với cơ thể, đây chính là đặc
trưng ở con người.

+Xương lồng ngực: có dạng như một cái lồng hình chóp
rộng ngang, dẹt trước sau, có nhiệm vụ bảo vệ tim, phổi.

Xương chi: gồm chi trên và chi dưới.
CÁC ĐỐT
SỐNG

Xương chi: gồm chi trên và chi dưới.

+ Chi trên (xương tay) gồm xương tay và xương đai vai.

+ Chi dưới (xương chân) gồm xương đai hông và xương
chân.
ĐĂC ĐIỂM HỆ XƯƠNG TRẺ EM.
1/ Đặc điểm chung.
Xương trẻ em đang phát triển, xương thai nhi hầu hết là
sụn. Quá trình tạo xương phát triển dần dần và kết
thúclúc 20- 25 tuổi
Bộ xương trẻ em không cân đối: đầu to, thân dài, chân

tay ngắn, cột sống gần như một đường thẳng, lồng ngực
tròn.
Thành phần hoá học của xương: trẻ càng nhỏ chất hữu
cơ nhiều hơn vô cơ, xương chứa nhiều nước, ít muối
khoáng. Càng lớn thì lượng nước giảm, muối khoáng
tăng lên, đến 12 tuổi thành phần hoá học của xương
giống người lớn. Do đặc diểm xương trẻ em tỷ lệ chất
hữu cơ nhiều hơn do đó xương trẻ thường mềm, kém
rắn chắc. Vì vậy ít gãy và dễ chun giãn. Cấu tạo xương
trẻ em có nhiều mạch máu, màng xương dày và phát
triển hơn cho nên khi gãy thường chóng liền hơn.
2/ Đặc diểm một số xương.
*Xương sọ:
Có kích thước tương đối lớn so với cơ thể, hộp sọ phát
triển nhanh trong năm đầu.
Hộp sọ của trẻ lúc mới sinh có một số xương chưa dính
liền nhau nên tạo thành 2 thóp: thóp trước và thóp sau,
thóp trước được đóng kín lúc 12 tháng, muộn nhất là
18 tháng. Thóp sau nhỏ hơn được đóng kín khi trẻ 3
tháng. Trẻ đẻ non thóp rộng, bờ thóp mềm, trẻ còi
xương thường thóp chậm kín.
Các xoang trên trán, xoang sàng trên 3 tuổi mới phát
triển do đó trẻ < 3 tuổi không bị viêm xoang.


* Xương cột sống: cột sống trẻ em chưa ổn định.
Trong thời kỳ bào thai cột sống hình vòng cung.
Ở trẻ sơ sinh cột sống thẳng, các đoạn cong được
hình thành trong quá trình phát triển


Khi trẻ biết ngẩng đầu (2-3 tháng) các đốt sống
cổ cong về phía trước hình thành đoạn cong ở
cổ.
• Khi trẻ tập ngồi (6 tháng) các đốt sống ngực
cong về phía sau hình thành đoạn cong ở ngực.
• Khi trẻ tập đi (12 tháng) đốt sống vùng thắt lưng
cong về phía trước, 4 đoạn cong sinh lý hình
thành. Các đoạn cong sinh lý hình thành nhưng
chưa ổn định. Đến 7 tuổi đoạn cong ở cổ, ngực
ổn định.
• Khi 12- 13 tuổi (dậy thì) đoạn cong thắt lưng ổn
định.
• Do cột sống của trẻ chưa ổn định, nhiều phần
sụn do đó trẻ dễ bị gù lưng, cong vẹo cột sống
do trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng
tư thế.
• * Xương lồng ngực:

- Sơ sinh: lồng ngực hình tròn, đường kính trước sau =
đường kính phải trái, xương sườn nằm ngang.

- Trẻ càng lớn lồng ngực càng dẹt dần, đường kính phải
trái lớn hơn đường kính trước sau, xương sườn chếch
dần theo hướng dốc nghiêng. Do cấu trúc của lồng ngực
trẻ em có đặc điểm trên nên trẻ nhỏ khi thở lồng ngực di
động kém, vì vậy ảnh hưởng đến sự thở của trẻ.

* Xương chi: (xương tay, chân).


Trẻ mới sinh: chi hơi cong đến 1-2 tháng thì hết.
• Trẻ còi xương, viêm khớp chi có thể bị cong.
• Xương cổ tay, ngón tay là những xương nhỏ cốt hoá
muộn, sự phát triển xương cổ chân mạnh hơn cổ tay do
đó ở trẻ nhỏ các động tác còn vụng về. Từ 6 tuổi trở đi
trẻ có thể làm được những động tác tỷ mỷ đòi hỏi sự
khéo léo của cơ tay.

×