Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

SKKN dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 148 trang )

SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

KẾT LUẬN ……………………………..……..146

MỞ ĐẦU
a. Đặt vấn đề:
Năm học 2014 - 2015, ngành giáo dục thực hiện Nghị Quyết Trung ương
tám khóa XI, " đổi mới căn bản nền giáo dục hiện tại". Thực tế đòi hỏi yêu cầu đổi
mới dạy học và mục tiêu định hướng phát triển năng lực học sinh,giáo dục kĩ năng
ứng xử, kĩ năng vận dụng thực tiễn, giáo dục đạo đức truyền thống…Thực hiện
công văn số 791/HD – BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT, dạy học theo chủ
đề tích hợp là một trong những mục tiêu giải pháp nhằm hướng tới đổi mới căn bản
nền giáo dục hiện nay.
1

1
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Với tinh thần đó, tôi mạnh dạn lựa chọn chủ đề tích hợp các nội dung giáo
dục địa phương – tỉnh Hưng Yên và phát triênt thành sáng kiêna kinh nghiệm ''
Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - tỉnh Hưng Yên''. Chủ
đề dạy học nhằm sắp xếp kiến thức các bộ môn trong chương trình giáo dục địa
phương theo những chủ điểm tương ứng trong chương trình các khối lớp, vừa làm
mới vừa phát triển trên cơ sở nội dung các tài liệu hiện hành thuộc chương trình
giáo dục địa phương tỉnh Hưng Yên nhằm trang bị cho học sinh cái nhìn tổng thể
về mảnh đất, con người Hưng Yên, Yên Mỹ cũng như những bài học rèn luyện bản


thân, phát huy những giá trị truyền thống của quê hương…Với mong muốn khắc
sâu về những truyền thống quê hương, chạm đến và khơi dậy niềm tự hào vốn hiện
hữu trong mỗi con người Hưng Yên về quê hương văn hiến và cách mạng, có câu
chuyện tình vượt giai cấp đã đi vào trong truyền thuyết từ thời tiền sử xa xưa, Chử
Đồng Tử cũng là một trong tứ bất tử của nhân dân Việt Nam, còn một Phố Hiến
lừng danh về sự hưng thịnh, vang tiếng một thời với câu ca “ Thứ nhất kinh kì, thứ
nhì Phố Hiến”… Trên quê hương Yên Mỹ, có lương y lừng danh Lê Hữu Trác, có
Hồng Hà nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, có anh hùng cách mạng Tô Hiệu đã đi vào lịch sử,
thơ ca dân tộc và vị Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Trung
tướng Nguyễn Bình), có vị tổng bí thư đầu tiên của thời kì đất nước đổi mới…Tự
hào, những con người đã góp phần công sức mình đặt nền móng cho sự phát triển
và tương lai tốt đẹp của đất nước hôm nay!
Chủ đề địa phương gần gũi, thiết thực với học sinh tạo được hứng thú, khả
năng vận dụng ứng dụng cao, nhân lên ở học sinh tình yêu quê hương đất nước và
ý thức trách nhiệm công dân, song thực tế chưa thật sự được chú ý trong hệ thống
chương trình GD của các nhà trường.
- Ý nghĩa tác dụng của giải pháp đề tài: qua tìm hiểu nghiên cứu tôi nhận
thấy những hạn chế nội dung chương trình địa phương tỉnh Hưng Yên hiện hành
trong các môn học chưa thật rõ ràng khoa học, tài liệu dạy học địa phương còn dàn
trải, nặng kiến thức khó hấp thụ; nhiều kiến thức các bộ môn có sự liên quan nên
trình bày chồng chéo, những giá trị truyền thống giàu bản sắc về miền đất và con
2

2
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

người Hưng Yên chưa được thể hiện rõ, nhiều vấn đề mới về đời sống kinh tế, xã

hội của tỉnh nhà có giá trị giáo dục, giá trị thực tiễn, có tính cấp thiết, bổ ích chưa
được khắc sâu… do vậy cần xây dựng chương trình cụ thể trọng tâm hơn và có sự
tích hợp nội dung liên quan, việc tích hợp tạo thuận lợi cho quá trình dạy học, tiết
kiệm thời gian chương trình và giúp học sinh có kiến thức tổng hợp hoàn chỉnh về
quê hương mình.
- Phạm vi sáng kiến '' Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa
phương - tỉnh Hưng Yên'' hướng tới xây dựng chương trình tích hợp bao gồm
kiến thức các môn khoa học xã hội xoay quanh các nội dung kiến thức địa phương
gắn với mục tiêu giảm tải bớt chương trình địa phương mang tính hàm lâm, nặng
về kiến thức. Chủ đề cũng hướng tới nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích nhằm tăng
cường tính liên hệ thực tế, khả năng phát triển các năng lực và vận dụng tri thức
vào thực tiễn giúp các em có điều kiện trải nghiệm và ghi nhớ ấn tượng hơn những
bài học về quê hương Hưng Yên.Qua chủ đề, hướng các em khái quát hóa những
kiến thức, hiểu biết về địa phương mình ở nhiều góc độ lịch sử, địa lí, truyền thống
văn hóa, nghệ thuật, những tiềm năng của miền đất quê mình... từ đó giúp học sinh
thêm hiểu biết, khắc sâu có trọng tâm, trọng điểm những nét đặc trưng tiêu biểu
mang màu sắc riêng của địa phương mình, thêm yêu mến, tự hào về quê hương, có
động lực phấn đấu hơn nữa vì tương lai tốt đẹp của cá nhân, gia đình và xã hội
( xây dựng quê hương thêm giàu đẹp...).
b. Phương pháp tiến hành:
- Cơ sở lí luận và thực tiễn: như đã trình bày phần đặt vấn đề, yêu cầu đổi
mới dạy học theo hình thức xây dựng các chủ đề tích hợp được các cấp trong
ngành GD- ĐT quan tâm tạo thành phong trào thi đua lớn thừ năm học 2013 -2014.
Mặt khác, chủ đề dạy học về địa phương có tính ứng dụng, thiết thực việc
hình thành truyền lửa yêu miền đất và con người Hưng Yên, khơi dậy niềm tự hào
về truyền thống đất và người Hưng Yên văn hóa, văn hiến, cách mạng, bên cạnh
đó, thôi thúc các thế hệ công dân Hưng Yên tiếp tục phát huy truyền thống ấy, xây
dựng một Hưng Yên giàu mạnh với những năng lực và tri thức của các thế hệ con
3


3
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

cháu người Hưng Yên hôm nay và mai sau chủ đề đã chạm gần đến ý tưởng của tôi
và các đồng nghiệp.
Qua thực tế quá trình dạy cho thấy việc kết hợp kiến thức liên môn học vào
để giải quyết một vấn đề là hết sức cần thiết, điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ
môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến
thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống,
các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Việc kết hợp
các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý , mỹ thuật, âm nhạc, ngữ văn để tìm
hiểu về địa phương các em sinh sống lại được đan xen các kiến thức bộ môn giáo
dục công dân hứng thú học sinh, giúp bài học luông nhẹ nhàng sâu lắng nhưng
thấm đẫm hiểu biết của các em về quê hương với đúng nghĩa, với cái nhìn xuyên
thấu từ đa chiều góc cạnh, điều đó giúp học sinh thêm hiểu sâu rộng và tự hào hơn
về Hưng Yên từ truyền thống đến hiện đại với nhiều giá trị của đời sông kinh tế xã
hội con người quê hương.
Chủ đề với việc vận dụng kiến thức nhiều môn học tạo điều kiện cho học
sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi
dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý
thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống
trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. Những bài học, những hoạt
động ngoại khóa của chủ đề đã hướng tới được những giá trị tri thức, giá trị thực
tiễn, giá trị năng lực cho học sinh cái nhìn sâu sắc, gắn với thực tế hơn về miền đất,
con người, truyền thống và những giá trị thực của quê hương mình đang sinh sống.
- Về biện pháp tiến hành: tích hợp nối dung 5 môn học trong chương trình
địa phương gồm Địa lí, lịch sử, âm nhạc, mĩ thuật, văn học kết hợp với các chủ

điểm ngoại khóa công dân tạo một chủ đề dạy học trong đó bao gồm nhiều chủ
điểm phân chia theo chương trình các khối lớp từ 6 - 9.
Chủ đề được xây dựng và hoàn thiện thể hiện qua 3 bước, đó là
1.Xác định thời lượng chương trình giáo dục địa phương hiện hành.
4

4
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Xác định thời lượng chương trình giáo dục địa phương của các môn hiện
hành ( Đối với chương trình giảng dạy sáu môn riêng lẻ, chưa tích hợp). Và dự
kiến thời lượng hoàn thiện chủ đề đối với chương trình dạy học đã tích hợp sáu
môn học.
2.Xây dựng và hoàn thiện chủ đề tích hợp : HƯNG YÊN.
Xây dựng và hoàn thiện chủ đề : Hưng Yên được dựa trên chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học có nội dung liên quan chủ đề bao gồm lịch sử, địa lí,
văn học, mỹ thuật , âm nhạc, GDCD. ( làm học liệu tham khảo phục vụ cho giảng
dạy của giáo viên và việc học tập cho học sinh.)
3. Bóc tách chủ đề theo chương trình các khối lớp và định hướng kế
hoạch dạy học theo chủ đề.
Bóc tách các chủ điểm trong chủ đề thành những chủ điểm theo các mức
độ nội dung phù hợp chương trình các khối lớp 6 -9 và định hướng (hướng dẫn)
thực hiện chương trình tích hợp liên môn với chủ đề xây dựng.
4. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiếm tra, đánh giá thực hiện chủ đề
- kiểm chứng thực nghiệm sư phạm.
Tư liệu dạy học là tài liệu địa phương của 5 bộ môn hiện hành trong toàn Sở
GD&ĐT Hưng Yên, một số chủ điểm mới xây dựng do tác giả tự sưu tầm tư liệu,

biên soạn mới thành dạng bài viết tư liệu dạy học, có hướng dẫn thực hiện chương
trình và tài liệu dạy học cụ thể cho từng khối lớp.
Về thời gian: sáng kiến hoàn thiện ngay trong tháng 11 năm 2014, báo cáo
khoa học do PGD&ĐT huyện Yên Mỹ tổ chức lần thứ 3. Kết quả: Phòng GD&ĐT
huyện Yên Mỹ chỉ đạo thực nghiệm sư phạm trong toàn khối THCS trên toàn
huyện ngay tại năm học 2014 -2015.

5

5
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

NỘI DUNG:
a. Mục tiêu.

* Về kiến thức:
- Học sinh biết, hiểu nâng tầm, khắc sâu những kiến thức về địa phương
Hưng Yên ở nhiều phương diện khoa học từ địa lí, lịch sử đến những thành tựu văn
hóa xã hội của mảnh đất và con người Hưng Yên với thế giới quan, nhân sinh quan
biện chứng, vận dụng các tri thức khoa học trong chương trình THCS - chủ yếu là
các bộ môn địa lí, lịch sử, văn học, mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục công dân... Từ đó,
các em học sinh sở hữu những kiến thức tổng hợp đầy đủ nhất về quê hương mình.
+ Biết về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hưng
Yên. Hiểu những tác động của các đặc điểm trên đối với kinh tế, xã hội tỉnh Hưng
Yên.
+ Hiểu quá trình phát triển lịch sử tỉnh Hưng Yên, nghi nhớ những sự kiện
nổi bật đặc điểm tiêu biểu của lịch sử Hưng Yên qua các giai đoạn phát triển.

+ Hiểu đặc điểm dân cư, đặc điểm sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần
nhân dân Hưng Yên, những thành tựu về kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh Hưng Yên.
+ Biết thưởng thức những làn điệu âm nhạc, những bài hát, những nét đẹp
của quê hương Hưng Yên trong mỹ thuật, trong văn học địa phương, trong đời
sống văn hóa xã hội về mảnh đất và con người Hưng Yên.
+ Hiểu những chuẩn mực đạo đức, những tấm gương danh nhân Hưng Yên,
từ đó học tập, vận dụng phù hợp với lứa tuổi THCS kiến thức được học về địa
phương trong thực lao động sản xuất và các mối quan hệ của bản thân, hình thành
ý thức, hành động đúng với môi trường tự nhiên, với cộng đồng, với quê hương đất
nước trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương.
* Về kĩ năng ;
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn về địa lí, lịch
sử, văn học, mĩ thuật, âm nhạc và giáo dục công dân để nghiên cứu địa phương với

6

6
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

những góc nhìn của nhiều khoa học và giải quyết các vấn đề chủ đề xây dựng và
hướng tới.
+ Rèn kĩ năng tự học, nghiên cứu, làm việc với tài liệu tham khảo và các
nguồn học liệu, đồ dùng trực quan như bản đồ, tranh ảnh, tranh ảnh, hình vẽ, các
thông tin tư liệu về địa phương Hưng Yên để hiểu sâu nội dung bài học.
+ Kĩ năng so sánh, nhận xét, phân tích và đánh giá các số liệu thống kê kinh
tế - xã hội, các sự kiện lịch sử, thông tin các nhân vật danh nhân địa phương thêm
sáng tỏ những giá trị nhiều mặt về mảnh đất quê hương mình.

+ Hiểu và phân tích sơ lược một số tác phẩm mĩ thuật, văn học ; biết và hát
đúng, nghe và cảm nhận thể hiện theo năng lực, năng khiếu một số làn điệu âm
nhạc, một số tác phẩm âm nhạc địa phương Hưng Yên.
+ Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin với các nguồn tư liệu dạy – học, tư liệu
sách báo, sử dụng công nghệ thông tin tra cứu các nguồn thông tin phục vụ nội
dung bài học.
+ Kĩ năng vận dụng những kiến thức, những hiểu biết về địa phương vào
thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất. Biết tổ chức hoạt động học, giải quyết vấn
đề, đánh giá và tôn trọng những tấm gương , những chuẩn mực đạo đức, những nét
đẹp truyền thống của đại phương từ đó có lựa chọn phù hợp trong hành vi ứng xử
và giao tiếp hàng ngày đối với cộng đồng.
* Về thái độ, tình cảm;
- Học sinh tích cực, hứng khởi học tập, qua đó bồi dưỡng thêm tình yêu
thiên nhiên, yêu quê hương Hưng Yên, gắn với niền tin yêu vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới kinh tế xã hội, tin yêu chế độ Xã hội Chủ Nghĩa.
- Có ý thức tự hào, trân trọng những di sản văn hóa, lịch sử, học tập và làm
theo gương danh nhân đại phương, tiếp nối truyền thống các thế hệ người Hưng
Yên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
- Biết yêu và trân trọng những giá trị đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân Hưng Yên qua những làn điệu dân ca, những giai điệu âm nhạc địa phương.
7

7
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên, cuộc sống con người qua những tác
phẩm mĩ thuật. Tự hào về những công trình kiến trúc mang dấu ấn mĩ thuật các

thời kì trên miền quê văn hóa và văn hiến.
+ Yêu vốn văn hóa dân gian, những câu hò, điệu vè, tục ngữ ca dao đậm sắc
văn hóa và những tác phẩm văn học về đất và người Hưng Yên.
- Có thái độ tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội ở địa phương, ý
thức gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương, ý thức bảo vệ
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng .
- Có ý thức trách nhiệm công dân cao, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây
dựng và bảo bảo vệ quê hương đất nước.
- Có thái độ sống đúng đắn, tình cảm trong sáng lành mạnh đối với người
thân gia đình, bạn bè và cộng đồng, nhà trường và xã hội. Biết tu dưỡng rèn luyện,
hướng tới những giá trị tốt đẹp, sống nhân ái, có niềm tin và tuân theo luật pháp, có
nhu cầu tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân, tích cực học tập và sáng tạo trong lao
động sản xuất, nghiên cứu khoa học để trở thành những công dân mẫu mực, những
chủ thể năng động và tích cực của quê hương và đất nước.
* Định hướng phát triển năng lực ;
- Chủ đề hướng các em học sinh hình thành phát triển các năng lực chuyên
biệt thuộc các môn học địa lí, lịch sử, văn học, mĩ thuật, âm nhạc và vận dụng tri
thức bộ môn giáo dục công dân qua các nội dung bài học đặc biệt qua các chủ
điểm ngoại khóa với tính chất tích hợp, sáng tạo cao làm sáng tỏ các nội dung học
tập và ứng dụng thực tiễn theo các chương trình thiết kế cho từng khối lớp.
- Bên cạnh đó, chủ đề đặc biệt hướng các em phát triển các năng lực chung;
+ Năng lực phương pháp - ở mỗi chủ điểm, mỗi hoạt động học cụ thể, học
sinh biết lập kế hoạch học tập và nghiên cứu, thu thập và xử lí thông tin, đánh giá
và trình bày thông tin về địa phương Hưng Yên.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác với các bạn, giáo viên và cộng đồng trong đời
sống xã hội, qua đó hình thành cho học sinh những hiểu biết về địa phương, tích
cực tham gia hoạt động nhóm, những bài học ứng xử, có tinh thần trách nhiệm cao
và khả năng giải quyết vấn đề thực tế ở địa phương mình.
8


8
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

+ Năng lực trải nghiệm và đánh giá – qua các hoạt động, các chủ điểm của
chủ đề, học sinh tự đánh giá và biết xây dựng kế hoạch phát triển bản thân. Hình
thành các chuẩn mực, , giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống, phát triển lòng tự
trọng, tự tin và hoàn thiện nhân cách.
- Cụ thể là các năng lực chung như ; năng lực tự học và sáng tạo, năng lực tự
quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Việc tăng các hoạt động học qua các chủ
điểm ngoại khóa mang tính mới, thực tiễn đột phá, xoáy sâu vào các vấn đề tại
thực tế địa phương gần gũi thân thuộc với học sinh chính là động lực phát triển các
năng lực và tính ứng dụng thực tiễn các tri thức của học sinh về quê hương, đất
nước mình.
b. Giải pháp của đề tài.
BƯỚC I: XÁC ĐỊNH THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG :
I. Xác định thời lượng chương trình giáo dục địa phương của các môn hiện hành:
( Đối với chương trình giảng dạy sáu môn riêng lẻ, chưa tích hợp - Không tích
hợp phân môn tiếng Việt địa phương). ( Đơn vị tính: tiết học ).
Lớp
6
7
8
9
THN

P.


THN

P.

THN

P.

THN

P.

K

phối

K

phối

K

phối

K

phối

Văn


2

2

2

3

2

2

2

2

Sử

2

1

2

3

2

1


2

2

Địa

2

2

2

2

3

M.thuậ

2

2

2

1

Nhạc

2


2

2

1

CD

1

3

3

3

Tổng

11 .(3) 6

10.(3) 9

10.(3) 6

Môn

t
1
2+1

8.(3)

11

THNK: Là số tết thực hành ngoại khóa.
9

9
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

( 3): Số tiết dự kiến dành cho chủ đề địa phương.( tính trung bình = 0.5
tiết/môn học/năm học.).
II. Dự kiến thời lượng tối đa hoàn thiện chủ đề (đối với chương trình dạy học
đã tích hợp sáu môn học ).
( Đơn vị tính: tiết học ).
Lớp

6

7

8

9

Tổng số tiết


9

12

9

14

dành cho chủ
đề.( Tối đa).

BƯỚC II: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHỦ ĐỀ : HƯNG YÊN.
- Theo số liệu tổng cục thống kê tính đến năm 2012:
Diện tích

Dân số

Mật độ DS TB

Tỉ lệ người

( km2)

(nghìn người)

( người/km2)

biết

chữ


trên 15 tuổi
Cả nước
Hưng Yên
926,0
1145,6
- Các đơn vị hành chính:
Thành phố
1

Huyện
9

Phường
7

1237
Thị trấn
9

(%)
94,7
97,9

145

Nội dung cụ thể:( Xây dựng chủ đề với 4 chương phần):

I.Hưng Yên – miền đất giàu tiềm năng.
1. Đặc điểm vị trí, giới hạn tỉnh Hưng Yên:

-Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, ở địa thế trung tâm Đồng bằng Bắc
Bộ-Hưng Yên ngày nay là vùng đất thuộc ba sứ xưa kia gộp lại, xứ Bắc trước kia
10

10
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

có các huyện Văn Giang, Văn Lâm và một phần Yên Mỹ; xứ Đông gồm Mỹ
Hào,Yên Mỹ, xứ Nam có Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi.

Tứ trấn Thăng Long
Theo nhà sử học Phan Huy Chú,nhận xét: xứ Bắc “ mạch đất tốt tụ vào đấy
nên nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa hợp vào đấy nên sản sinh ra nhiều danh
thần…”Xứ Nam “Địa thế trấn này rộng, xa, người nhiều,cảnh tốt, là bậc nhất trong
bốn thừa tuyên…là đất tụ khí anh hoa, tục gọi là văn nhã…”. Xứ Đông “là một nơi
giàu thịnh và xứng đáng là một xứ có danh tiếng. Vùng đất và con người Hưng
Yên được đánh giá là nơi “ địa linh nhân kiệt!”.
Hưng Yên là tỉnh có diện tích không lớn, 923,45km2, đứng thứ 61 trong 63
tỉnh thành phố, ở vị trí địa thế chiến lược về kinh tế xã hội, phía Bắc giáp Bắc
Ninh, phía Tây giáp Hà Nội, phía Đông giáp Hải Dương, phía nam giáp Hà Nam.
Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là vùng động lực phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Bắc Bộ và cả nước, có các tuyến giao thông
quan trọng chạy qua,ba mặt đông, nam , tây có sông ngòi bao bọc, làm ranh giới tự
nhiên của Hưng Yên với các tỉnh lân cận tạo nhiều mối liên kết bằng nhiều loại
hình giao thông.
2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
-Về quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên, đặc biệt là địa hình, theo các

nhà nghiên cứu,từ thời Hùng Vương, mảnh đất Hưng Yên là vùng đầm lầy cửa
biển.Trải qua hàng nghìn năm phát triển, diễn ra những biến đổi lớn của tự nhiên
đặc biệt là địa hình và môi trường:lịch sử từ thời Triệu Việt Vương chống giặc
ngoại xâm cho đến thời kì cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (do 18 năm vỡ đê ở Văn Giang
11

11
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

) đều chứng minh Hưng Yên là vùng đầm lầy lau sậy, tuy tự nhiên có những biến
đổi, song địa hình Hưng Yên cơ bản mang đặc điểm là một vùng trũng, là cái rốn
của ĐBBBộ. Thương cảng Phố Hiến xưa nằm sát bên tả ngạn sông Hồng, nay đã
cách sông khoảng 2km,làng được bao bọc bởi dòng sông uốn lượn,các lũy tre
xanh, đặc biệt là sự ngăn cách và che chắn bao bọc bởi hệ thống đê điều. Nguyệt
hồ là dấu tích của khúc sông Hồng đổi dòng ngày nay vẫn còn như một kì quan
của dòng chảy tự nhiên với thời gian và lịch sử, điểm tô sự nên thơ của quần thể di
tích Phố Hiến...

- Được phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ, dưới tác động của bàn
tay con người, ngày nay, địa hình Hưng Yên tuy có nhiều thay đổi với lich sử phát
triển lâu dài song cơ bản vẫn là miền địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng,
không có núi đồi, địa hình nghiêng hướng Tây bắc – đông nam ( 8cm/km), các
huyện phía tây bắc cao 4 -6m so với mục nước biển, các huyện phía đông nam cao
dưới 2m so với mục nước biển. Do địa hình nghiêng như vậy nên “chưa mưa đã
úng, chưa nắng đã hạn”, công tác thuỷ lợi được người dân nơi đây chú trọng hàng
đầu.
- Hưng Yên là miền đất phì nhiêu màu mỡ về tự nhiên, đất phù sa thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp lúa nước và hoa màu. Thâm canh nông nghiệp đã đi vào
chiều sâu, do quá trình canh tác lâu dài ngày nay độ màu mỡ của đất phần nhiều
nhờ công sức chăm sóc và cải tạo của con người.
Cơ cấu sử dụng đất ở Hưng Yên:
Đơn vị

Tổng

Km2

tích
92,6

diện Đất sx nông Đất lâm Đất
nghiệp
53,5

nghiệp
0

chuyên Đất ở

dùng
17,4

12

10
12


Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Tương đương 100

58,7

0

17,4

10,8

(%)
- Về khí hậu: Hưng Yên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của
vùng đồng bằng sông Hồng. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1800 đén 2200mm,
phân hoá theo mùa. Mùa hạ nóng ẩm tương ứng với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, tập trung 90% lượng mưa năm, mùa đông lạnh khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, nhìn chung khí hậu trong năm phân hoá thành 4 mùa rõ rệt.
- Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi dày đăc, rộng khắp ( mạng lưới lan
quạt) : các sông lớn gồm sông Hồng, đoạn chảy qua tỉnh dài 57 km, là ranh giới tự
nhiên giữa Hưng Yên với Hà Nội, Hà Nam. Sông Luộc là một nhánh lớn của sông
Hồng, đoạn chảy qua Hưng Yên dài 26 km, là ranh giưới tự nhiên giữa Hưng Yên
với Thái Bình, sông Kẻ Sặt đoạn dài 20 km, là ranh giới giữa Hưng Yên với Hải
dương ở phía đông tỉnh. Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú, có giá trị sản xuất
và sinh hoạt trong mùa khô.Ngoài ra, Hưng Yên còn hệ thống sông đào Bắc Hưng
Hải, là công trình thuỷ lợi lớn thể hiện công sức người dân Hưng Yên trong công
cuộc cải tạo tự nhiên phát triển kinh tế, xã hội.


Nhìn chung, sông ngòi Hưng Yên có giá trị lớn về giao thông, thuỷ lợi, bồi
đắp phù sa cho đất đai màu mỡ và cung cấp cá tôm…sông gắn với đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào nhân dân, ngày nay đang rất cần được bảo vệ do
vấn đề môi trường báo động.
13

13
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

- Về sinh vật: do con người sớm định cư và phát triển nền nông nghiệp lúa
nước, sinh vật của tỉnh chủ yếu là các hệ sinh thái nông nghiệp do con người nuôi,
chồng.
Tài nguyên khoáng sản: Hưng Yên là tỉnh khá nghèo khoáng sản, chỉ có đất
sét, cát sông làm vật liệu xây dựng, có giá trị nhất là than nâu bể sông Hồng với trữ
lượng 3 tỉ tấn ở độ sâu 200 – 1700m nhưng vẫn ở dạng tiềm năng.
Hưng Yên là tỉnh có thế mạnh về vị trí và điều kiện tự nhiên để giao lưu,
phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt sản xuất lương thực, hoa màu nông nghiệp. Có
thể nói, diện mạo tự nhiên của Hưng Yên ngày nay (một miền đồng bằng trù mật)
là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên lâu dài và quan trọng hơn nữa chính là
sự tác động của bàn tay và khối óc con người trong công cuộc chinh phục và cải
tạo tự nhiên.
3. Hưng Yên, miền đất linh - người tuấn kiệt :
- Từ các nguồn sử liệu và các di sản văn hóa, nghệ thuật còn lưu giữ đã minh
chứng về Hưng Yên,một miền đất giàu tiềm năng về tự nhiên và truyền thống, từ
thời các vua Hùng dựng nước, con người sớm sinh tụ và lập nghiệp nơi đây với
những hoạt động kinh tế xã hội sôi động,trù mật, sau này đã làm nên một như kinh

( Như Quỳnh) tấp nập, một thương cảng Phố Hiến trên bến dưới thuyền,mang diện
mạo một đô thị kinh tế cường thịnh của Việt Nam vào thế kỉ XVII!
Từ thủa sơ khai, người Hưng Yên đã phát triển nền văn hoá với hình thức
“cố kết cộng đồng”, cùng đoàn kết sát cánh trong công cuộc chinh phục và cải tạo
tự nhiên ,phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển của lịch sử và đời sống xã hội đã
làm dày thêm truyền thống văn hóa và văn hiến nơi đây, miền đất đã nổi danh với
“thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”, Văn Miếu còn đây,dòng sông Hồng như một
chứng nhân chảy mãi cùng dòng thời gian và lịch sử, miền phù sa đỏ mịn,bãi
nương dâu nong kén vàng tơ,hương nhãn vẫn ngọt thơm, “hương sen” vẫn “ngát
tấm long người xứ Nhãn”… những làn điệu dân ca - sự thăng hoa của đời sống
tinh thần, những công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa của lịch sử mỹ thuật…

14

14
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Văn miếu - niềm tự hào truyền thống

Làng cổ Đại Đồng – Văn Lâm

văn hiến, hiếu học của các thế hệ Hưng Yên
- Hưng Yên còn là quê hương sản sinh cho dân tộc nhiều danh nhân, hiền tài,
214 khoa bảng, trạng nguyên, tiến sỹ, hương cống thời phong kiến. Với 4/21 làng
có 10 tiến sỹ, Hưng Yên đứng thứ 3 trên cả nước về số làng có 10 tiến sỹ, 3 làng có
7,8 tiến sỹ trong đó làng Liêu Xá - Yên Mỹ có 8 là làng được nghi danh có 8 tiến
sỹ, Liêu Xá còn nổi danh là làng có một dòng họ có truyền thống khoa bảng với 6

người đỗ đại khoa, đó là dòng họ Lê thuộc gia tộc lương y Lê Hữu Trác…
+ Hưng Yên, miền quê văn hiến và cách mạng với những thế hệ, với những
con người, những đóng góp cống hiến và hy sinh âm thầm, họ đã không nghi tên
mình vào trang sử dân tộc song dân gian nghi tên họ vào đời sống thành tên đất,
tên làng, tên công trình, phường phố, muôn đời lưu danh và truyền tụng; là những
vị thành hoàng làng để mỗi dịp hội làng nhân dân long trọng dâng lễ, tâm thành
kính nghi nghĩa, đền ơn, là gần 23.000 anh hùng liệt sỹ, hơn 900 bà mẹ Việt Nam
anh hùng họ đã lưu tên mình vào “ sách vàng” “ANH HÙNG LIỆT SỸ TỈNH
HƯNG YÊN” ( Sách do Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ Ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo sưu tầm xuất bản).
+ Hưng Yên còn có những con người những cái tên mà lịch sử còn mãi nghi
với sự ca tụng: trong lĩnh vực quân sự có Triệu Quang Phục , Phạm Ngũ Lão,
Nguyến Thiện Thuật,Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình. Y học có Hải Thượng Lãn
Ông Lê Hữu Trác. Khoa học có Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễn. Văn học có
nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.
Sân khấu chèo có Nguyễn Đình Nghị, mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích
15

15
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Liên. Hoạt động chính trị có Tô Hiệu, Lê Văn Lương và Nguyễn Văn Linh người
con ưu tú quê hương Yên Mỹ. Miền đất giàu truyền thống đã sinh ra những bậc
danh tài và chính họ càng làm rạng danh quê mẹ - Hưng Yên!
- Con người là hoa đất,Hưng Yên ngày nay là địa phương có nguồn dân cư
và lao động dồi dào, có trình độ tay nghề ngày càng nâng cao và tham gia tích cực
vào các hoạt động kinh tế xã hội để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, các chỉ số dân số năm 2012 như sau:
(Đơn vị : nghìn người)
Năm

2005

2009

2010

Tổng DS
1111,0
1128,6
1138,3
Nam
538,8
552,9
559,2
Nữ
572,2
575,7
579,1
Thành thị 122,2
136,3
140,3
Nông thôn 988,8
992,3
998,0
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (đ ơn v ị %).


2011

2012

1139,9
561,5
578,4
144,2
995,7

1145,6
565,8
579,8
148,7
996,9

N ăm
2005
2009
2010
TS sinh
17,9
16,9
16,1
GTTN
12,1
9,4
8,7
- Về nguồn lao động ( Trên 15tuổi).


2011
16,2
8,4

2012
15,7
7,8

Năm
Tổng số

2005
659,6

2009
681,6

2010
689,1

2011
707,1

2012
705,1

(Nghìn người )
Tham gia hoạt 56,6

51,3


51,9

60,8

59,0

động kinh tế ( %)
Qua đào tạo

13,7

13

13,2

16,8

11,5

( %)

16

16
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên


4. Các đơn vị hành chính:

- Về địa giới hành chính, Thống kê đến ngày 31/12/2012 Tỉnh Hưng Yên
gồm 9 huyện, 01 thành phố có tổng số 161 xã, phường, thị trấn:( xã: 145, phường:
7, thị trấn: 9).
- Cùng với những gia trị về miền đất và con người Hưng Yên . Với sự quan
tâm, những chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ trên miền quê Hưng Yên… Tất cả đã hội
tụ , tạo nên một giá trị, một diện mạo đáng tự hào trong tiềm thức của mỗi con
người về quê hương Hưng Yên - Việt Nam.

II. Những dấu son lịch sử:
-Phần lựa chọn và khái quát những sự kiện, hiện tượng lịch sử lớn đáng tự
hào, những mốc son lịch sử mang dấu ấn đặc trưng của Hưng Yên ( của quê
hương Yên Mỹ, của địa phương cấp xã…) gắn liền với việc khắc sâu và làm nổi
bật những hình tượng,tấm gương các nhân vật lịch sử điển hình.
-( Sử dụng phương pháp lịch sử trọng tâm và trọng điểm). tập trung các mốc
son lịch sử qua các thời kì:

17

17
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

1. Lịch sử hình thành tỉnh Hưng Yên(1831):
+ Từ buổi đầu lịch sử: Thời các vua Hùng dựng nước, Hưng Yên sớm có con
người sinh tụ, họ sống bằng nghề trồng lúa nước, đánh cá, chăm tằm, dệt vải…

Trong các ngôi mộ cổ đã phát hiện trống đồng, chiêng, truyền thuyết Chử
Đồng Tử, Tiên Dung cũng minh chứng điều này.
+ Về hành chính, vùng đất này vốn thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng
Vương; huyện Chu Diên thời Bắc thuộc; phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh và Tiền Lê;
Khoái Lộ và Đằng Lộ rồi Khoái Châu và Đằng Châu thời Lý; lộ Long Hưng và lộ
Khoái Châu thời Trần; dưới thời thuộc Minh, Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương.
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), trong nước chia làm 12 đạo thừa tuyên,
Hưng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trường.
Năm Hồng Đức thứ 21, tháng 4 năm 1490 cả nước chia thành 13 xứ, Hưng
Yên thuộc xứ Sơn Nam.
Đặc biệt từ thế kỷ XVI – XVII, Phố Hiến được hình thành, đây là nơi hội tụ
của các tàu thuyền nước ngoài từ bốn phương đến buôn bán ở Đàng Ngoài. Các tàu
của người Xiêm, Mã Lai, Manila ở Đông Nam Á; của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,
Pháp ở châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm. Với địa thế thuận lợi, tự nhiên
và dân cư trù mật, thương cảng Phố Hiến và vùng đất Như Quỳnh bấy giờ đã phát
triển sầm uất về kinh tế, xã hội chỉ sau kinh thành.
+ Sau nhiều lần thay đổi, vào năm Minh Mệnh thứ 12( 1831) tỉnh Hưng Yên
được thành lập trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền trung ương
và xuất hiện trên bản đồ hành chính Việt Nam gồm hai phủ Khoái Châu và Tiên
Hưng ( Phủ Khoái Châu gồmcác huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ của
Trấn Sơn Nam và Phủ Tiên Hưng gồm các huyện Tiên Lữ, Thần Khê, Hưng Nhân,
Duyên Hà của Trấn Nam Định) .
- Lần đầu tiên trong lịch sử, tên Hưng Yên xuất hiện trên bản đồ Đại Nam
đánh dấu bước ngoặt lịch sử lớn, chứng tỏ vị thế và tầm vóc của Hưng Yên. Cái
tên với ý nghĩa của sự hưng thịnh và yên bình, vùng đất này đã phát triển với
những thành tự rực rỡ trên nhiều lĩnh vực nhờ sự ưu đãi của tự nhiên và “sức
người” vun tạo.
18

18

Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

2. Thương cảng Phố Hiến.
*Về sự ra đời của Phố Hiến :Đến nay, chưa có đủ dữ kiện để khẳng định
chính xác niên đại ra đời của Phố Hiến. Song bằng những tư liệu qua nghiên cứu
sử sách, bia ký, khảo cổ và khảo sát thực địa, các nhà khoa học đều cho rằng:
-Ngay từ thế kỷ thứ 10, vùng Đằng Châu, phường Lam Sơn ngày nay vốn là
một lãnh địa của sứ quân Phạm Bạch Hổ đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý Công
Uẩn. Thế kỷ 13, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều
dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương. Cùng lúc
đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống
tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn.
Do nằm ở vị trí chiến lược, theo đường sông, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km.
Trước đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngược
dòng lên Kinh đô mất 3 ngày. Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với các tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng-sông Thái Bình
nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bằng đường thuỷ. Phố Hiến là nơi trung
chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông
từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến
sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình.
Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông Nhị Hà
chảy sát Phố Hiến. Đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội của những đoạn
đường sông từ biển Đông vào tới kinh thànhThăng Long như tuyến Đàng Ngoài,
nhiều tuyến sông khác. Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ
để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. Cùng với bến cảng
sông là một các khu chợ khá sầm uất như chợ Vạn ở bến Xích Đằng, chợ Hiến bên
cạnh lị sở Sơn Nam, chợ Bảo Châu... Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ

những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng. Thuyền bè từ Thăng Long Kẻ Chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như nước ngoài đã đến đây buôn bán,
trao đổi hàng hoá.
19

19
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven biển
đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn. Từ thời nhà Trần, các thương nhân
người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng Hội Triều (Thanh
Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An). Thế kỷ 17-18, các quan hệ thương mại
giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng Đàng Trong thông qua các
khách buôn nước ngoài càng được tăng cường, như các bến đò Phục Lễ, Phù
Thạch, Thanh Hà (Thuận Hoá), Hội An. Qua hai hệ thống sông Đàng Ngoài và
sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển Đông,
như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, cũng như với các nước
phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...
Nhìn từ góc độ khoa học địa lí, sự ra đời của Phố Hiến mang dáng dấp loại
hình đô thị hoá tự giác gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội, công thương
nghiệp và dịch vụ.
*Phố Hiến thực sự hình thành và phát triển nhanh vào thế kỉ XVI, cực thịnh
vào khoảng giữa thế kỉ XVII (1730-1780), một thương cảng lớn, đầu mối giao lưu
quốc tế sầm uất và phồn thịnh chỉ đứng sau kinh đô Thăng Long.Với quá trình tụ
cư và giao lưu buôn bán làm ăn, người Hoa, người Nhật, người phương Tây tụ hội
gắn với các tuyến giao thông thủy và hoạt động của các làng nghề thủ công truyền
thống, gắn với các mặt hàng xuất khẩu như hương liệu, tơ tằm, đồ gốm sứ, đồ gỗ,
sơn và nhập về vũ khí nguyên liệu, thuốc sung, đồng, vàng, bạc…


20

20
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

+ Từ các văn bia còn lại ở chùa Hiến( 1709), chùa Chuông( 1711), còn nghi
lại về Phố Hiến thời kì này đã chứng minh sự phát triển đến đỉnh cao rực rỡ của
lịch sử vùng đất nơi đây : Kinh thành bấy giờ có 36 phố phường thì Phố Hiến đã
có khoảng 20 phường 13 phố và 32 tên cửa hiệu buôn bán, hai thương điếm
( thương điếm Hà Lan 1637- 1700 và thương điếm Anh 1672 -1683). Phố Hiến
mang diện mạo một đô thị kinh tế với kết cấu một bến cảng sông, một tập hợp chợ,
khu phố phường và các thương điếm nước ngoài.

Đông Đô Quảng hội - phố Hiến xưa.
Quá trình suy thoái của Phố Hiến diễn ra trong gần 2 thế kỷ để kết quả là sự
ra đời tỉnh lị Hưng Yên ( 1831). Biểu hiện rõ nhất về sự suy thoái của Phố Hiến là
sự sa sút trong các hoạt động buôn bán với nước ngoài. Mặt khác, lúc này tình hình
chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển Đông cũng đã có những
chuyển biến.Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, mở ra một thị trường đông đúc hấp
dẫn. Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa.Các tuyến
buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn, không cần qua khâu trung
gian. Trong hoàn cảnh đó, ngoại thương Việt Nam và ở Phố Hiến nói riêng đã giảm
thiểu đáng kể.
Đặc biệt, từ thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, cùng với nhiều biến
động về tự nhiên, kinh tế , chính trị xã hội đã diễn ra. Năm 1831, với cuộc cải
cách của vua Minh mạng, tỉnh Hưng Yên được thành lập, tỉnh lị được xây dựng

trên địa bàn Phố Hiến cũ, mang nhiều chức năng quân sự, nhưng đã mất đi hoàn
toàn vai trò kinh tế của một trạm hải quan, lúc này đã được chuyển qua bến Ninh
21

21
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Hải (Hải Phòng). Cùng với quá trình suy thoái về kinh tế, Phố Hiến đã mất dần đi
vai trò quan trọng về chính trị. Tuy nhiên sự kiện 1831 đánh dấu bước ngoặt lịch
sử lớn, chứng tỏ vị thế và tầm vóc của Hưng Yên, một bộ phận trên bản đồ tổ quốc
đến hôm nay và mai sau.
Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến ngày
nay trở th ành một th ành phố trẻ, một quần thể di tích, vẫn còn bảo tồn, giữ
gìn được hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, trong đó có nhiều di tích được
xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích nổi tiếng như: đền Mây ở
Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đền Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đền
Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn Miếu Xích Đằng, Đông Đô Quảng Hội… Các chùa
lớn ở Phố Hiến có chùa Chuông, chùa Hiến (Thiên Ứng tự), chùa Nễ Châu. Ngoài
ra còn có nhiều đình, văn miếu. Người Hoa sinh sống ở Phố Hiến đã để lại nhiều
công trình kiến trúc tôn giáo như đền Mẫu (thờ Dương Quý Phi), đền Thiên Hậu
(thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và
Trương Phi)… Nhiều lễ hội gắn liền với các di tích được duy trì hàng năm, tái hiện
hình ảnh mấy trăm năm trước của Phố Hiến thu hút hàng vạn lượt khách du lịch
trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu…
Phố Hiến ngày nay - thành Phố Hưng Yên, sông Hồng vẫn chảy và chắt
chiu bồi đắp, cho vùng đất nơi đây xanh mùa màng, ngọt thơm sản vật. Phố Hiến
vẫn mộng mơ với Nguyệt Hồ, đi vào thơ ca với tình yêu của miền đất và con ngưòi

Phố Hiến. Một quần thể di tích với những nét cổ xưa văn hiến, vững trãi góp mình
với nhịp sống sôi động của thành phố hôm nay, hứa hẹn một thành phố tương lai
Phát triển, văn minh, hiện đại xứng tầm lịch sử. Sự kết hợp ấy cũng tạo nên một
thành phố trẻ, với vẻ đẹp đan xen giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, kế thừa
và phát huy - Phố Hiến - Hưng Yên .

22

22
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Một Phố Hiến hiện đại văn minh đầy triển vọng, mộng mơ với những giá trị
cổ xưa !
- Với những giá trị về văn hóa, lịch sử của Phố Hiến, ngày 25/7/2010 thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể dự án bảo tồn tôn tạo và phát
huy đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch Hưng Yên, đây là điều kiện tốt để
Hưng Yên vừa gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa truyền thống vừa phát triển
kinh tế xã hội địa phương.
3.Tìm hiểu danh nhân địa phương ( danh nhân cấp xã).
Học sinh nghe bài hát “ Yên Mỹ quê tôi” và tìm hiểu danh nhân cấp xã ( nội dung
do thầy và trò các nhà trường xây dựng, thiết kế ).

4. Lịch sử phong trào đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập trên miền quê
Hưng Yên:
*(Điểm xuyết theo lịch sử dân tộc , trọng tâm khởi nghĩa Bãi Sậy, chi bộ Sài
Thị, đường lối đổi mới NVL, c ó chú ý thay đổi hành chính thời kì Hải Hưng và tái
lập tỉnh), hòa chung ý chí đấu tranh bất khuất của cộng đồng dân tộc Việt, đất và

người Hưng Yên có những đặc điểm chung và đóng góp cơ bản vào phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc của cả nước. Trong đó, dấu ấn còn ghi những mốc son
chói lọi về miền đất và con người nơi đây:
Là miền quê yên bình và hưng thịnh, từng phồn thịnh với câu ca “Thứ nhất
kinh kì - thứ nhì phố Hiến” nhưng với địa thế chiến lược, nằm ở trung tâm đồng
bằng Bắc Bộ, là “cửa ngõ đông nam” của thủ đô Hà Nội và kinh thành xưa nên đã
bao lần Hưng Yên từng là chiến tuyến oanh liệt giữa ta với giặc ngoại xâm. Cũng
23

23
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

như bao miền quê Việt Nam, Hưng Yên đã đóng góp hào hùng cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
Bởi “đất linh, người tuấn kiệt” nên người Hưng Yên mang trong mình dòng
máu Lạc Hồng anh hùng bất khuất. Từ chiến thắng đầm Dạ Trạch thời vua Triệu
Việt Vương (548 - 555), đến các đội dân binh trong đại quân Trần Quốc Tuấn từng
tiêu diệt quân Lương và quét sạch quân Nguyên Mông (tháng 5/1285) đều có công
sức đóng góp của nhân dân Hưng Yên. Vào thế kỉ XV, cô đào hát Đặng Thị Huệ
người huyện Tiên Lữ cũng lập nên kì tích giết giặc Minh góp phần vào chiến thắng
của nghĩa quân Lam Sơn - Lê Lợi.
Cuối thế kỉ XIX, Với cuộc nghĩa Bãi Sậy - điểm sáng trong phong trào yêu
nước chống Pháp của lịch sử dân tộc, là niềm tự hào của nhân dân Hưng Yên về
chuyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

4.1. Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu XX:
+ Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đánh chiếm thành

Hưng yên lần I vào 28/11/1873 và lần II vào 28/3/1883, các cuộc khởi nghĩa của
các sỹ phu yêu nước Hưng Yên sôi nổi.
- Khởi nghĩa Bãi Sậy vào cuối thế kỉ XIX dưới ngọn cờ Cần Vương do vua
Hàm Nghi phát động, kéo dài trong 10 năm ( 1883 – 1892), cuộc khởi nghĩa chia
làm 3 giai đoạn:
+ Đổng quân vụ Đinh Gia Quế lãnh đạo từ tháng 4/1883 đến tháng 8/1885.
+ Bắc Kì hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật từ tháng 9/1885
đến tháng 10/1890.
+ Nguyễn Thiện Kế từ tháng 10/1890 đến tháng 4/1892.
Khởi nghĩa Bãi Sậy là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ, phát
triển hình thức tác chiến du kích.

24

24
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


SKKN: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương trình địa phương - Tỉnh Hưng Yên

Nguyễn Thiện Thuật (1844 – 1926)
- Tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục: Dương Bá Trạc ( Mễ Sở - Văn
Giang).
- Hoạt động trong Việt Nam Quốc dân Đảng : Tô Chấn, Tô Hiệu ( Nghĩa trụ
- Văn Giang), đặc biệt trên quê hương Yên Mỹ có trung tướng đầu tiên của quân
đội nhân dân Việt Nam, trung tướng Nguyễn Bình( Yên Phú – Giai Phạm)…

Đồng chí Tô Hiệu (1912-1944)
* Các sỹ phu yêu nước sau được giác ngộ cách mạng đều trở thành những
chiến sỹ kiên trung của Đảng, của cách mạng Việt Nam.

4.2.Sự ra đời chi bộ đảng đầu tiên ở Hưng Yên ( Tháng 2/1930)
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc, tháng
6/1925, tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.
25

25
Giáo viên : Lê Thị Hương Giang - Trường THCS Nghĩa Hiệp


×