Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH
HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ CẤP THCS
Họ và tên: Trịnh Thị Thủy – Bùi Thị Dịu
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
Trình độ đào tạo: Đại học Sư Phạm
Môn đào tạo: Địa lý
Buôn Trấp, Tháng 2 năm 2015
MỤC LỤC
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
1
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
STT
1
2
3
Nội dung
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
I.3. Đối tượng nghiên cứu
I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
I.5. Phương pháp nghiên cứu
II. Phần nội dung
II.1: Cơ sở lý luận
II.2: Thực trạng
a. Thuận Lợi- khó khăn
b. Thành công-hạn chế
c. Mặt mạnh- mặt yếu
d. Các nguyên nhân- các yếu tố tác động
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề…..
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu thực hiện các giải pháp, biện pháp
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp
d. Mối quan hệ giữa các các giải pháp, biện pháp
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khao học
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học…
III. Phần kết luận- kiến nghị
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị
Trang
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
6
6
7
7
8
8
8->36
36,37
38
39
39
40
40
41
I. Phần mở đầu:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
2
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I.1. Lý do chọn đề tài.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là xây
dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đảng, nhà
nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục: “ Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong
muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với
các cường quốc năm châu.
Những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiện của nhà
nước, của Bộ giáo dục & Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp
dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một
chiều ( chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn
giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện
thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập.
Chuyển từ hình thức đồng loạt cả lớp sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác:
Học cá nhân, học theo nhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận dụng sáng tạo
kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề.
Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát
triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự
thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Quan điểm dạy học
tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước
chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người
có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý ở
trường THCS có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học khác, giúp
học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt
định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay.
Đối với môn Địa lí là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tự nhiên
và kinh tế xã hội nên trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức
tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng
tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên
quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo
dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...vào trong môn
học nhằm giúp các em nắm kiến thức sâu hơn, rèn luyện các em về ý thức, kỹ năng, thái
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
3
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
độ đúng đắn. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm dạy học theo
chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc
học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều vấn đề khác nhau để
giải quyết một vấn đề nào đó trong bài học, góp phần nâng cao kiến thức, tạo ra nhiều
phương pháp để học sinh say mê môn học hơn, tạo được kết quả cao trong học tập.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng
tạo trong học tập bộ môn.
- Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn. Không chỉ là kiến thức chuyên
môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó.
- Qua việc vận dụng dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý sẽ giúp các em tư
duy tốt hơn, khả năng học tập linh hoạt hơn, hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa các
kiến thức từ các môn học khác nhau từ đó các em sẽ học tốt hơn môn Địa lý cũng như
các môn học khác.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối THCS
- Giáo viên dạy bộ môn Địa lý trong cụm chuyên môn.
I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Chương trình sách giáo khoa Địa lý 6,7,8,9
- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn học
- Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn
- Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn ( các tiết chuyên đề, qua dự giờ giáo
viên.)
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp trải nghiệm thực tế
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh, bổ sung
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lí luận
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
4
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích
hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội,
khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Theo GS - TS Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội cho rằng: “Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa
chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các
hiện tượng Địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong
lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát
triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người
dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý
theo quan điểm hệ thống”.
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là mới, nhưng nếu biết vận
dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua
thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng nếu vận dụng các kiến thức khác tích hợp
vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên
bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức
các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt
ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có
giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức,
từ đó phát huy tính cực cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học tích hợp cũng góp
phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong
tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
Sử dụng kiến thức tích hợp trong dạy học Địa lý sẽ làm cho quá trình học tập có ý
nghĩa; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Dạy sử dụng
kiến thức trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến
thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có
điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
* Khó khăn:
Tuy nhiên khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp cũng gặp phải những khó
khăn như: Còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý
học sinh và phụ huynh học sinh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên
gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
5
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
trách môn học, họ khó có thể chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới cần sự kết
hợp với chuyên nghành khác mà họ đã gắn bó. Mặt khác giáo viên và các cán bộ thanh
tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện chương
trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học sinh và những người lớn khó có thể ủng hộ
những chương trình khác với chương trình mà họ có đã được học.
Nhiều em học sinh xem môn Địa lý là môn phụ, học thuộc nhiều nên còn sao
nhãng trong việc học tập
Một số ít giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm kiến thức, chưa có kinh nghiệm
lồng ghép các môn học trong tiết dạy để làm cho tiết dạy hứng thú hơn. Lượng kiến thức
trong một bài dạy nhiều song thời gian cho mỗi tiết học thì ít, đời sống giáo viên còn
thấp, học sinh ít hứng thú với các môn xã hội...
b. Thành công, hạn chế
* Thành công
Sau mỗi tiết dạy, khi vận dụng các phương pháp này thì tôi cảm thấy rất tự tin và
thỏa mãn hơn, thông qua môn học, bài học giáo dục các em được nhiều vấn đề trong xã
hội như dân số, môi trường... giáo viên truyền đạt được cho học sinh hệ thống kiến thức
mở rộng và nâng cao khá phong phú, đa dạng, các em học tập say mê hơn, thích thú hơn.
Khơi dậy trong các em niềm đam mê khám phá, phát huy tính độc lập, sáng tạo ở
học sinh chính vì thế chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao, các kỹ năng sống các
em ngày càng tốt hơn.
* Hạn chế
Vận dụng phương pháp này sẽ gặp không ít khó khăn đối với những giáo viên ở
vùng sâu, vùng xa, vì ở những vùng này điều kiện về cơ sở vật chất và các thiết bị dạy
học còn nhiều hạn chế.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
Giáo viên chủ động về phương pháp và kiến thức trong mỗi bài dạy. Học sinh nắm
chắc kiến thức, có hệ thống, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Giúp các
em chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức.
* Mặt yếu.
Phương pháp dạy học trên sẽ khó khăn cho những giáo viên trẻ, chưa có nhiều
kinh nghiệm trong dạy học, vì ngoài nắm chắc kiến thức bộ môn còn phải hiểu và nắm
kiến thức của các môn học mà mình ý định tích hợp.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
* Nguyên nhân thành công.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
6
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những năm gần đây quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thực hiện nghị
quyết Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá IX, lối dạy truyền thụ một chiều đang được khắc
phục, việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh đã và đang được quan tâm.
Bộ môn Địa lý nói riêng và các môn học khác nói chung được các cấp lãnh đạo,
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và xã hội quan tâm nhìn nhận tích cực hơn.
* Nguyên nhân của hạn chế.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do nhiều người chưa nhận thức đúng,
đầy đủ vai trò vị trí của bộ môn Địa lý. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học, sự lười biếng
suy nghĩ tìm tòi, vận dụng, sáng tạo của không ít giáo viên và học sinh.
Nhiều giáo viên chưa quán triệt vận dụng linh hoạt các nguyên tắc phương pháp
dạy học, thiếu đầu tư tâm sức thời gian cho tìm hiểu tư liệu, cập nhật thông tin, không trú
trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh gây hứng thú ham mê tìm tòi vận
dụng trong học tập của học sinh, soạn giảng qua loa đại khái để rồi lên lớp “Thầy đọc
giáo án – trò ngán vô cùng!”. Trong thực tế không ít giáo viên còn quá rập khuôn trong
bài giảng nên dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặt khác, việc tích cực chủ động
và tìm tòi tài liệu ở học sinh còn hạn chế, các em chưa nắm bắt kịp thời các thay đổi về
kinh tế xã hội của đất nước.
Trong các bài giảng quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn
và hành động. Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng, lý thuyết và thực hành tách rời nhau
ít có mối quan hệ.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ vậy mà
giáo viên và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tập nói
chung và môn Địa lý nói riêng. Môn Địa lý là môn học nghiên cứu tổng thể cả về tự
nhiên lẫn kinh tế xã hội và các kiến thức ( Đặc biệt là các số liệu) thay đổi liên tục vì thế
vấn đề cập nhật kiến thức qua mạng, qua các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng
quan trọng. Các kiến thức, số liệu luôn thay đổi nên học sinh càng hứng thú hơn, quan
tâm nhiều hơn đến môn học
Mặt khác nhiều em học sinh có hứng thú và đam mê môn Địa lý vì vậy trong các
tiết học các em rất hứng thú và say mê học tập.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác
giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học ngày càng phong
phú hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp, nhưng ở không ít trường đồ
dùng dạy học, tài liệu tham khảo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học của giáo
viên và học sinh.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
7
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần xóa bỏ được lối dạy học khép kín
tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với
nhau, bổ sung cho nhau. Những tiết học dạy theo chủ đề tích hợp đã mang lại cho học
sinh hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết kiến thức lý
thuyết với thực hành.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn
Địa lý nói riêng
- Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có
sáng tạo trong học tập bộ môn
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong mỗi học sinh, rèn luyện
thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui trong học tập.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1 Khái niệm.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình
hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự
thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên
cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng
một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh: Tích hợp có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các
thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu
hoạt động của hệ thống ấy.
Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý là rất quan trọng vì Địa lý là môn
học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội. Nhờ tích hợp kiến thức của các
môn học khác, của các vấn đề nóng trong xã hội sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn.
Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, kết hợp
được “học đi đôi với hành”.
Để thực hiện thành công một tiết dạy thì sự chuẩn bị của giáo viên là rất cần thiết,
Giáo viên ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan…thì việc
chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng: Giáo án dạy học tích hợp không phải là một bản
đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là
một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp
để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
8
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống
các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính
chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác
tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn
HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án
giờ học theo chủ đề tích hợp phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan,
phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng
nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp
nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học phải chú trọng nội dung tích hợp
giữa tri thức bộ môn mình dạy với các quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình
huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp
các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng
những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm
lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
Để dạy học theo chủ đề tích hợp đạt hiệu quả cũng cần có sự phối hợp của học
sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học, các nội
dung kiến thức cần tích hợp...
Đối với các bài có yêu cầu tích hợp thì giáo viên phải xác định nội dung cần tích
hợp cho phù hợp hợp, cách tích hợp như thế nào? Giáo viên phải biết chọn lọc kiến thức
để thực hiện tích hợp trong bài dạy nhằm giúp các em nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức
môn học Địa lý và các môn học liên quan.
Trong dạy học tích hợp, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống
thực tế, các em phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra
theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ
không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Học sinh cần phải
tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm
bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, các
em vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, giáo viên
không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành.
Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, giáo viên cũng cần
có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa đúng.
Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh
b.2. Một số chủ đề tích hợp trong dạy học Địa lí THCS.
* Ví dụ 1: Chủ đề tích hợp giáo dục về dân số ( Địa lí 7: bài 1, 2, 4, 10, 11…
Địa lí 8: bài 11, 15…Địa lí 9: bài 2, 4….
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
9
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ ( Địa lí 9 )
1. Dân số.
- Cho biết số dân Việt Nam năm 2002? So sánh dân số và diện tích Việt Nam với
các nước và rút ra nhận xét?
- Dân số Việt Nam năm 2002 là:79,7 triệu người.
- Là nước đông dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á, thứ 14 trên thế giới
GV: 1-4-2012, dân số Việt Nam tại thời điểm điều tra đang có 88.526,883 người đứng
thứ 12 trên thế giới
2. Sự gia tăng dân số
- Nhận xét mối quan hệ gia tăng dân số tự nhiên với sự thay đổi số dân và giải
thích?
- Từ 1954 -> 2003: Dân số nước ta tăng liên tục. Cuối những năm 50: có sự “Bùng nổ
dân số”.
- Năm 2003 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,43%
- Sau khi HS nắm được tình hình dân số và gia tăng dân số nước ta.
- Gv cho HS tranh luận về hậu quả của dân số đông và tăng nhanh gây ra những
hậu quả gì?
Hậu quả: -Về Chất lượng cuộc sống:
+ GDP bình quân đầu người thấp, đời sống chậm cải thiện
+ Việc cung cấp lương thực, phát triển y tế giáo dục, văn hoá gặp nhiều khó khăn.
- Tài nguyên môi trường: +Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, ảh đến sự phát triển
bền vững nền kt
+Không gian cư trú chật hẹp
- Phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng thu nhập quốc dân thấp. Kinh tế
chậm phát triển, ảnh hưởng đến ổn định xã hội, tích lũy và tiêu dùng
+ Vấn đề giải quyết việc làm gặp rất nhiều khó khăn
- An ninh chính trị trật tự xã hội không đảm bảo
- Biện pháp khắc phục dân số đông và tăng nhanh như thế nào?
* Biện pháp giải quyết:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch. Thực hiện sinh đẻ có
kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:
+ Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
+ Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.
- Kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện
nghiêm chỉnh chính sách dân số.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội
nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người
lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.
* Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG (Địa lí 7 )
Mục 1. Dân số:
HS quan sát bản đồ “ Phân bố dân cư thế giới” ( 2.1) và trả lời các câu hỏi:
- Trong 3 đới môi trường, khí hậu, dân cư tập đông ở đới nào? Tại sao có sự
phân bố đó?
- Dân cư đới nóng phân bố tập trung ở những khu vực nào?
- 50% dân số thế giới sống ở đới nóng, tập trung ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Phi,
Đông Nam Braxin.
- Với 1/2 nhân loại tập trung ở 4 khu vực trên sẽ tác động như thế nào đến tài
nguyên và môi trường? ( Tài nguyên cạn kiệt (đất, rừng, biển, khoáng sản… môi trường
bị xuống cấp tác động nhiều mặt đến TN và XH)
HS quan sát H1.4 . Cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng?
- Dân số tăng nhanh, bùng nổ dân số sẽ tác động xấu đến tài nguyên và môi
trường.
- Tài nguyên, môi trường bị xuống cấp, dân số thì bùng nổ tình trạng gì?
GV bổ sung: 1/2 dân cư thế giới tập trung ở đới nóng và tập trung ở những khu
vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt như ĐNÁ, Nam Á, Tây Phi,
Đông Nam Bra-xin,...việc tập trung đông dân ở đới nóng dẫn đến những tác động xấu vào
môi trường và tài nguyên. Giữa thế kỉ XX ở những khu vực này lại có sự bùng nổ dân số
đưa đến những hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế, đời sống con người và tài
nguyên môi trường
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường
- Hs So sánh sự gia tăng tự nhiên của dân số và lương thực? Bình quân lương
thực giảm do nguyên nhân nào?
(Dân số tăng nhanh hơn sản lượng lương thực dẫn đến thiếu ăn do đó người dân
phải phá rừng để tăng diện tích canh tác dẫn đến diện tích rừng thế giới ngày càng bị thu
hẹp, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng suy thoái…)
- Phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á từ năm 1980 - 1990 và trả lời :
+ Dân số tăng hay giảm? Diện tích rừng tăng hay giảm?
- Cho nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng?
- Nêu những tác động của dân số đến môi trường?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dân số tăng nhanh làm cho tài nguyên bị cạn kiệt (rừng bị thu hẹp, đất trồng
bạc màu, mt ô nhiễm…), kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống thấp.
- Cho biết những biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên và môi trường?
( Việc giảm gia tăng dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân sẽ có
tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường)
* Ví dụ 2: Chủ đề tích hợp giáo dục về bảo vệ chủ quyền dân tộc. ( Địa 8: bài
23,24…Địa 9: bài 17, 38…)
* Bài 23: Vị trí giới hạn hình dạng lãnh thổ Việt Nam ( Địa lí 8 )
1. Vi trí, giới hạn lãnh thổ.
Hình 23.2 Bản đồ hành chính Viêt Nam
Dựa vào bảng 23.2 + H23.2 sgk
Học sinh xác định giới hạn phần đất liền của nước ta trên bản đồ treo tường. ( 1,
2 HS lên bảng xác định trên bản đồ)
- Xác định từ Bắc đến Nam nước ta dài bao nhiêu vĩ độ? Từ Tây sang Đông nước
ta rộng bao nhiêu kinh độ? Diện tích là bao nhiêu?
- Dài > 15 vĩ độ. Dài theo chiều Bắc - Nam 1650 km, nơi hẹp nhất thuộc tỉnh
Quảng Bình chưa đầy 50 km. Rộng 7 kinh độ, diện tích : 331 212 km2
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HS xác định trên bản đồ vị trí các điểm cực: Bắc, Nam, Đông, Tây và tọa độ các điểm
cực của phần đất liền nước ta?
Điểm cực
Địa danh
Vĩ độ
Kinh độ
Bắc
Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang
0
23 23’B
0
105 20’Đ
Nam
Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau
Tây
Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên
0
8 34’ B
0
22 22’ B
0
104 40’ Đ
0
102 10’ Đ
Đông
Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa
0
12 40’ B
0
109 24’ Đ
* Sau khi học sinh đã nắm được vị trí, giới hạn của đất nước ta trên đất liền. Tôi
lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trong dạy học bộ môn.
Trước tiên Giáo viên đặt câu hỏi: Nước ta có chung biên giới với nước nào?
- Chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Đường biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km (đường biên giới trên đất liền: 1065,652 km, đường
biên giới đi theo sông suối: 383,914 km).
Khánh thành cột mốc 1116 tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị,
Lạng Sơn, ngày 23/2/2009.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Chung biên giới trên đất liền với Lào. Đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam
và Lào dài khoảng 2.340 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam – Lào –
Trung Quốc, điểm cuối tại ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia)
- Chung biên giới trên đất liền với Cam-pu-chia: Đường biên giới trên đất liền
Việt Nam Với Căm-pu-chia dài khoảng 1.137 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên
giới Việt Nam - Lào – Căm-pu-chia, điểm cuối ở trên bờ biển tiếp giáp giữa tỉnh Kiên
Giang và tỉnh Kăm-Pốt)
Sau khi học sinh đã nắm được các nước có chung biên giới với Việt Nam, chiều
dài đường biên giới và các tỉnh nước ta giáp biên giới giáo viên tiếp tục lồng ghép bằng
cách liên hệ thực tế địa phương.
- Tỉnh ta giáp biên giới với các quốc gia nào?.
Tỉnh ta giáp biên giới với Campuchia. Đắk Lắk có 2 huyện, 4 xã biên giới với 73
km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri của Vương quốc Campuchia.
Tỉnh ta xây dựng đường biên giới với- Campuchia thành đường biên giới hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển ngang tầm mối quan hệ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” như thỏa thuận của Chính phủ hai
nước.
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpôk và
Việt – campuchia mốc 314
Campuchia kiểm tra cột mốc
* Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhấn mạnh tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
nước ta.
Như vậy khi lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn độc lập chủ quyền của đất
nước vào dạy học các em thấy yêu thích môn học hơn, tiết học sẽ tú vị và gần gũi với
thực tế làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước mình.
* Bài 24: Vùng biển Việt Nam ( Địa lí 8 )
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
a. Diện tích, giới hạn.
Hình 24.1 Lược đồ khu vực biển Đông
HS quan sát H24.1 + Thông tin sgk + Kiến thức đã học hãy xác định chỉ trên bản đồ.
- Xác định vị trí giới hạn của Biển Đông?
* Biển Đông là biển lớn, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến
- Diện tích khoảng 3.447000km2
- Xác định các eo biển thông với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Các vịnh biển lớn?
- Cho biết diện tích phần biển thuộc lãnh thổ Việt Nam? Vị trí của Biển Việt Nam tiếp
giáp với vùng biển của những nước nào bao quanh. Biển Đông?
- Biển Việt Nam có diện tích > 1 triệu km2
- Là 1 bộ phận của Biển Đông. Biển Việt Nam nằm trong biển Đông có ranh giới chưa
được thống nhất, chưa được xem xét riêng biệt như phần đất liền mà xét chung trong
Biển Đông.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình 24.5: Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam
* Sau khi học sinh nắm được diện tích giới hạn của biển Đông và vùng biển Việt
Nam GV lồng ghép giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trong dạy học bộ
môn.
Biển Đông đã và đang là vùng biển chung của các quốc gia trong khu vực và chứa
đựng nhiều quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Biển Đông không
thuộc hoàn toàn riêng về một nước, kể cả Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, hay
Philippin, Brunei. Vì thế, các vấn đề của Biển Đông cần được các nước trong khu vực,
trên tinh thần cầu thị, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau, tuân thủ pháp luật quốc tế,
cùng nhau tìm một giải pháp công bằng, mà các bên cùng có thể chấp nhận. Các yêu sách
biển vô lý và đi ngược lại các quy định của luật biển quốc tế như “đường lưỡi bò” sẽ
không thể có chỗ đứng trong thế giới hiện đại.
* Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
1. Vùng biển Việt Nam.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lược đồ vùng biển Việt Nam
- Cho biết biểnViệt Nam tiếp giáp với vùng biển của những Quốc gia nào?
- Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Đông Timo, Campuchia…
- Nước ta có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển? Cả
nước có 28 tỉnh thành phố giáp biển. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái đến
Hà Tiên , với vùng biển rộng trên 1 triệu km2, có trên 30 cảng biển, 112 cửa sông, 47
vũng, vịnh và khoảng 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ
- GV giới thiệu sơ đồ lát cắt ngang vùng biển VN
Lát cắt khái quát các vùng biển Việt Nam
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Dựa vào lát cắt kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta?
- Bao gồm các bộ phận: Vùng nội thủy; Vùng lãnh hải; Vùng tiếp giáp; Vùng đặc quyền
kinh tế; Thềm lục địa
2. Các đảo và quần đảo.
Hình 38.2: Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam
- Xác định chỉ trên bản đồ các đảo lớn ven bờ? Các quần đảo và đảo lớn xa bờ?
Thuộc vùng biển nước ta có trên 4000 đảo lớn nhỏ, có những đảo đông dân (Cái
Bầu, Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quý, Phú Quốc) ; có những đảo cụm lại thành quần đảo (Hoàng
Sa, Trường Sa, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà) ; các huyện đảo đông dân: Vân Đồn, Cô Tô
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng
Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên
Giang)...
Các đảo - quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là nơi cư ngụ của các
tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ dài ngày. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối
với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với
vùng thềm lục địa quanh đảo.
- Nêu vai trò ý nghĩa của biển Việt Nam.
+ Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
+ Các đảo quần đảo là vọng gác tiền tiêu phía đông của phần đất liền. Các đảo và quần
đảo có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng.
* Sau khi HS nắm được giới hạn vùng biển và vị trí các đảo và quần đảo nước ta giáo
viên lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc ( về biển đảo ) cho HS.
- HS quan sát bản đồ đường lưỡi bò trên Biển Đông của Trung Quốc.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Yêu sách của Trung Quốc về bản đồ đường lưỡi bò trên Biển Đông
- Qua bản đồ này em có suy nghĩ gì về việc tranh chấp biển Đông của Trung Quốc với
vùng biển nước ta nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung?
Thế giới nhận định về yêu sách “đường lưỡi bò”, là một yêu sách vô lý, hoàn toàn
không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận
được. “Đường lưỡi bò” không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền
tài phán đối với vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế của Vùng đặc quyền
về kinh tế và thềm lục địa của Công ước Luật biển 1982.
Sau khi Trung Quốc gửi hai Công hàm lên Liên Hợp Quốc ngày 7/5/2009 (tức là
thời điểm “đường lưỡi bò” chính thức xuất hiện lần đầu tiên trước cộng đồng quốc tế),
ngày 8/5/2009 Việt Nam đã gửi ngay Công hàm để phản đối: “Các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi
đối với các quần đảo này. Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển lân cận
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ở Biển Đông như được minh hoạ trên bản đồ đính kèm với các Công hàm CML/17/2009
và CML/18/2009 không hề có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế, do đó vô hiệu.”
Ngày 08/07/2010, Indonesia – một quốc gia lớn của ASEAN, cũng đã gửi công
hàm No. 480 /POL-703/VII/10 lên Liên Hợp Quốc để phản đối các yêu sách trên vùng
biển này của Trung Quốc.
Ngày 5/4/2011, Philippines cũng gửi một Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản
đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
- Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta nói
riêng và toàn vẹn lãnh thổ nước ta nói chung?
Vững tay súng canh giữ biển trời Tổ quốc
- Nắm được vị trí giới hạn của nước ta cả trên đất liền và hải đảo.
- Tham gia “Góp đá xây Trường Sa” do Báo Tuổi Trẻ phát động. Tình yêu Tổ
quốc, học sinh có cơ hội hiểu rõ hơn về Hoàng Sa và Trường Sa, để rồi yêu quý hơn
mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
- Tham gia các hoạt động của nhà trường, các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: vẽ
tranh về biển, đố vui để học hiểu biết của em về biển, hát về biển….
* Ví dụ 3: Chủ đề tích hợp giáo dục về dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa các dân tộc Việt Nam ( Địa lí 9: bài 1, 17, 28, 35…)
* Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Địa lí 9)
Mục 1: Các dân tộc ở Việt Nam.
Sau khi học sinh đã nắm được Việt Nam có 54 dân tộc anh em, cùng chung sống
gắn bó trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá
riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán sản xuất …. Dân tộc kinh (Việt) có
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 21
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
số dân đông nhất ( chiếm 86,2% DS). Các dân tộc ít người: chiếm 13,8 % DS. Ngoài ra
còn có cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.
Tôi lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Việt Nam:
GV: Lớp chúng ta có bao nhiêu dân tộc? Hãy cho biết tên dân tộc em, số dân và tỉ
lệ dân số so với cả nước?
Với câu hỏi này ở địa bàn cư trú tại thị trấn Buôn Trấp thì chủ yếu là dân tộc Kinh:
DS 65795.7 ngìn người; dân tộc Êđê DS: 270,3 ngìn người; dân tộc Tày DS 1477,5 ngìn
người; Nùng DS 856,4 ngìn người; Mường DS 1137,5 ngìn người …..
- Em hãy nêu nét văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc Việt.
Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các thành phần dân tộc Việt Nam( 86,2
% ) vì vậy nét tiêu biểu của văn hóa Việt là văn hóa dân tộc Kinh.
Dân tộc Việt có truyền thống đoàn kết, gắn bó, thể hiện tập trung ở lòng yêu nước
nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái,
khoan dung, đạo lý trọng nghĩa tình, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…phát huy truyền thống lâu dài của cha ông, cần
cù, sáng tạo những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc. Còn có đời sống tín ngưỡng, tâm linh
như thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với đất nước, đó là đạo lý uống nước
nhớ nguồn. Dân tộc kinh từ vùng xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới, cư trú xen kẽ với
các dân tộc thiểu số.
- Kiến trúc nhà ở mang nét kiến trúc nhà kiểu nhà ba gian hai chái với vì kèo suốt giá chiêng - sáu hàng cột là tiêu biểu.
- Người Kinh làm ruộng nước. Trong nghề trồng lúa nước, người Kinh có truyền
thống đắp đê, đào mương.
Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước
vối. Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo
của người Kinh.
Vốn văn học cổ của người Kinh khá lớn: có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục
ngữ), có văn học viết bằng chữ. Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều
mặt: ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng.
Trang phục có đủ các chủng loại y phục khăn áo, váy, quần, khố (trước đây), mũ
nón, giày dép... và trang sức. Phụ nữ Việt thường mang áo dài, áo tứ thân, áo bà ba Nam
Bộ, nón lá bài thơ.
- Lễ hội: Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc “nông
nhàn” - mùa xuân và mùa thu, trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 22
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
đất nước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy ( Lễ Vu Lan ), Rằm Tháng Tám ( Tết
Trung Thu ) Giỗ Tổ Hùng Vương ( 10/3 Âm lịch )
- Em hãy nêu hiểu biết của mình về thực trạng văn hóa Việt hiện nay.
Ngày nay nhiều nếp sống thể hiện thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc ta
bị thương mại hóa. Đời sống tinh thần, tâm linh của lễ giáo, nơi tôn nghiêm của các lễ hội
cũng trở thành nơi kinh doanh trục lợi của không ít cá nhân và tập thể.
Đạo đức xã hội băng hoại, nhiều giá trị văn hóa làng xã, văn hóa cổ truyền bị mai
một. Các hình thức văn hóa nghệ thuật truyền thống (chèo, tuồng, cải lương, múa rối ...)
đang dần mai một, không còn nhận được sự quan tâm của công chúng, nhất là giới trẻ.
Các giá trị văn hóa truyền thống như tôn sư trọng đạo, hiếu kính với ông bà cha mẹ ... đôi
lúc,
đôi nơi chưa được đề cao, thậm chí, bị trà đạp nghiêm trọng. Các chuẩn mưc đạo đức
truyền thống (trong cách nói năng, ăn mặc, ứng xử ...) đang dần bị mai một….
Nhiều làng nghề truyền thống đã không được trú trọng.
- Nguyên nhân nào làm cho nền văn hóa Việt Nam đang ngày càng mai một dần?
Do thị trường hàng hóa phát triển, nhiều yếu tố ngoại lai du nhập thiếu kiểm soát.
Mặt trái của quá trình đô thị hóa cùng những tác động xấu của kinh tế thị trường đã và
đang dần đánh mất đi nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp.
Sự phát triển, tăng tốc đến chóng mặt của thông tin đại chúng, sự du nhập ồ ạt của
văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng
Bên cạnh đó, thị hiếu thay đổi một cách thiếu định hướng, mà sâu xa là do nhận
thức nặng về "mốt" theo thời trang của một bộ phận trong cộng đồng. Thêm vào đó, nghề
thủ công truyền thống không được chú ý hỗ trợ để sản xuất nguyên liệu, đổi mới trang
thiết bị, cải tiến mẫu mã và thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm làm mai một các
làng nghề truyền thống.
Hiện nay đồng tiền đang chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi đối xử của con
người, nó đang góp phần làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống nhân văn của
nhân dân ta
- Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt?
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối
sống, pháp luật cho HS và thanh niên.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Nâng cao vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phổ biến các giá trị văn
hóa.
* Bài 28: Vùng Tây Nguyên
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 23
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mục III: Đặc điểm dân cư xã hội.
- Em hãy trình bày những hiểu biết của mình văn hóa các dân tộc vùng Tây
Nguyên.
* Dân tộc Ê đê: Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là AêDiê nghĩa là
Thượng Đế, trong một cuộc chiến với con Rồng thì Aê Diê đã giết được con Rồng, đốt
cháy nó trên đất, sau đó xác của Rồng cháy thành đất màu đỏ, từ đó Aê Diê cho con cái
mình sinh sống và làm chủ đất đai màu mỡ đó. Vì vậy người Ê Đê tự gọi mình là Anak
Aê Diê, sau này đọc lệch đi là Anak Ê Đê
Hiện nay có 331.194 người dân tộc thiểu số Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đăk Lăk,
- Trang phục: Nam để tóc ngắn quấn khăn màu chàm nhiều vòng trên đầu. Y phục gồm
áo và khố. Trang phục nữ: Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy
trong trang phục thường nhật. Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ mặc kiểu chui
đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy.
Trang phục Êđê
- Đặc điểm về kinh tế, hôn nhân gia đình: Người Ê Đê làm rẫy là chính. Đặc điểm
làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh
tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự màu mỡ. Ngày nay người Ê Đê trồng
sản xuất nông sản cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao...
- Nhà ở của người dân tộc Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15
đến hơn 100 mét tùy theo gia đình nhiều người hay ít người.
- Trong gia đình người dân tộc Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con
cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu
vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với
chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ. Chỉ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 24
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
con gái mới được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông
bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Người Ê đê và rượu cần
- Đặc điểm về văn hóa: Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú
như thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ; đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng
với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan... Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và
thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này.
* Dân tộc Bana
- Nhà cửa: Ở mỗi làng có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà
rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp
bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành
các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 25
Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu
Năm học: : 2014-2015