Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Phổ Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 45 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do khách quan
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục nước ta đang
chuẩn bị để có những đổi mới về mọi mặt trong những năm tới. Trong đó
xu hướng dạy học tích hợp đang được ưu tiên đề cập đến trong việc xây
dựng sách giáo khoa và phương pháp dạy học.
Vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục là: Làm thế nào để nội dung kiến
thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học
tập phải nhằm đến mục đích là rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các
vấn đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ phải dạy kiến thức theo từng bài
thì học sinh mới hiểu và vận dụng được kiến thức? Việc trả lời các câu hỏi
trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Dạy
học tích hợp theo chủ đề là một trong những mô hình dạy học phù hợp với
mục tiêu đổi mới hiện nay và đáp ứng nhu cầu học tập trong thế kỉ XXI. Về
phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các
môn học khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung
thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó.
Dạy học tích hợp hay dạy học theo chủ đề (thematic instruction) là
cách tiếp cận giảng dạy liên ngành, theo đó các nội dung giảng dạy được trình
bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành
nhiều bài học nhỏ để người học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các
mối liên hệ với những gì họ đã biết và trân trọng. Cách tiếp cận này tích hợp
kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích người học tìm hiểu sâu các chủ
đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác
nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học tham gia
vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu và tư duy tích cực và sâu hơn cách học
truyền thống với chỉ một nguồn tài liệu duy nhất. Kết quả là họ sẽ hiểu rõ hơn


và cảm thấy tự tin hơn trong việc học.
1.2. Lý do chủ quan
Từ năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi đã phát
động phong trào dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học.
Bước đầu, từ khái niệm dạy học theo chủ đề tích hợp đến việc làm của giáo
viên bộ môn đều mới mẻ. Hầu như phần lớn cán bộ, giáo viên còn rất lúng
túng. Đến năm học 2012-2013, cô giáo Phan Thị Thúy Hạnh - giáo viên
Trường Trung học phổ thông số 1 Sơn Tịnh - đạt giải nhất cấp Bộ với bài
giảng "Tìm hiểu các loại phân bón" môn Hóa học lớp 11. "Cái mẫu sản phẩm"
của cô giáo đã được tuyên truyền rộng rãi cho cán bộ, giáo viên trong tỉnh và
bước đầu bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu để vận dụng vào bộ môn của
mình.
Tôi nhận thức: Mọi kiến thức trong cuộc sống đều có sự liên quan với
nhau. Các môn học trong nhà trường hiện nay tuy khác nhau nhưng luôn có
sự liên quan, bổ trợ cho nhau. Chính vì thế, việc dạy học theo hướng tích hợp
là xu hướng giảng dạy tiên tiến, hiện đại mà nhiều thầy cô giáo đã thực hiện
trong thực tế. Đặc biệt, Tiếng Anh là một môn học có thể tích hợp được nhiều
kiến thức của các môn học khác.
Tuy nhiên, trong thực tế đa số giáo viên chỉ được đào tạo chuyên ngành
nên việc nắm bắt kiến thức các bộ môn khác là một việc tương đối khó khăn
của mỗi giáo viên bộ môn. Do đó, đôi khi dạy bộ môn này nhưng chưa thấy
được nội dung của vấn đề có liên hệ với bộ môn khác và có thể dùng kiến
thức của những bộ môn khác làm sáng tỏ thêm vấn đề mình đang giảng dạy.
Đây chính là nguyên nhân làm cho giáo viên bộ môn nói chung và bộ môn
Tiếng Anh nói riêng ngại xây dựng chủ đề để tổ chức dạy học tích hợp.
Để cho nội dung bài giảng thêm sinh động, hình thức dạy học được đa
dạng và đặc biệt là học sinh có dịp nhận thấy cùng một vấn đề nhưng có nhiều
Trang 2
bộ môn cùng điều chỉnh, giúp các em hiểu sâu hơn vấn đề và từ đó hình thành
cho các em kỹ năng giải quyết những vấn đề, giải thích được những hiện

tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Với suy nghĩ như trên, bản thân tôi đã tìm hiểu nghiên cứu để tổ chức
giảng dạy theo chủ đề tích hợp tại ba lớp 9 của trường Trung học cơ sở Phổ
Ninh trong năm học 2013-2014 và cũng là để tạo, hoàn thiện sản phẩm tham
gia dự thi các cấp. Sau một năm thực hiện, tôi thấy chất lượng học sinh học
bộ môn Tiếng Anh tăng đáng khích lệ và tôi xem chuyên đề "Dạy học theo
chủ đề tích hợp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 9 tại
trường Trung học cơ sở Phổ Ninh" như là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ
mà hôm nay tôi mạnh dạn chia sẻ để cùng được trao đổi với đồng nghiệp và
qua sự góp ý của đồng nghiệp tìm được phương án tốt hơn để có nhiều giờ
học bộ môn Tiếng Anh được tổ chức giảng dạy theo chủ đề tích hợp nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng học môn Tiếng Anh cho học sinh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc xây dựng và tổ chức giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp
9 theo chủ đề tích hợp. Trong đó, tìm hiểu kỹ việc chọn các chủ đề; xây dựng
bảng mô tả chủ đề tích hợp theo mục tiêu bài học của môn Tiếng Anh lớp 9
và một số môn có liên quan; xây dựng các câu hỏi kiểm tra và đánh giá sản
phẩm của học sinh; đánh giá chất lượng học bộ môn Tiếng Anh lớp 9 của học
sinh sau khi học chủ đề tích hợp.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 9A, 9B và 9C năm học 2013-2014 của Trường trung học
cơ sở Phổ Ninh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học
Tìm hiểu các văn bản Hướng dẫn hội thi "Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết tình huống trong thực tiễn" dành cho học sinh trung học và "Dạy
Trang 3
học theo chủ đề tích hợp" dành cho giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở
Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi; Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Phổ.
Tìm hiểu các bài viết của các Nhà khoa học được đăng tải trên mạng

Internet.
5.2. Phương pháp khảo sát, tiếp cận thực tế
Tiếp cận tài liệu của cô giáo Phan Thị Thúy Hạnh - giáo viên Trường
Trung học phổ thông số 1 Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Khảo sát thực tế về chất lượng học sinh của trường Trung học cơ sở
Phổ Ninh qua khảo sát chất lượng đầu năm học, chất lượng học kỳ I và chất
lượng cuối năm học 2013-2014.
Trang 4
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư thì "Tích hợp hệ thống là phối hợp
các thiết bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong một hệ
thống - một chương trình nhằm giải quyết nhiệm vụ chung nào đó".
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Theo Xavier Rogier "Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình
học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học
sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học

sinh nhằm phục vụ quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào
cuộc sống lao động".
Trang 5
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục "Tích hợp là sự kết hợp một cách
hữu cơ, có hệ thống các kiến thức thuộc các môn học khác nhau thành một
nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ lý luận và thực tiễn được
đề cập trong các môn học đó".
Dưới góc độ lý luận dạy học, dạy học tích hợp nhằm tạo ra các tình
huống liên kết tri thức các môn học nhằm phát triển các năng lực của học
sinh. Khi xây dựng các tình huống đòi hỏi vận dụng các kiến thức của phân
môn học hoặc của nhiều môn học, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực,
phát triển tư duy sáng tạo. Dạy học tích hợp sẽ làm giảm sự trùng lặp nội
dung dạy học giữa các môn, đồng thời hiệu quả dạy học được nâng lên.
Các định nghĩa trên nêu rõ mục đích của dạy học tích hợp là hình thành
và phát triển năng lực của người học. Đồng thời các định nghĩa cũng nêu rõ
các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá
trình dạy học.
Như thế, có thể định nghĩa dạy học tích hợp là "quá trình dạy học mà ở
đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống
cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học".
1.2. MỤC TIÊU CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
Dạy học tích hợp hướng đến các mục tiêu cơ bản sau:
1.2.1. Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa
Quá trình dạy học sẽ có ý nghĩa khi đặt các quá trình đó trong hoàn
cảnh có ý nghĩa đối với người học để họ thấy được ý nghĩa của các kiến thức,
kỹ năng và năng lực cần lĩnh hội. Trong dạy học tích hợp, các quá trình học
tập không cô lập với cuộc sống hàng ngày; không có sự tách biệt giữa nhà
trường và thực tiễn cuộc sống. Trái lại, thông qua việc liên kết kiến thức từ
các lĩnh vực khác nhau và sự đóng góp của nhiều môn học, người ta tìm cách
hòa nhập thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống.

1.2.2. Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn
Trong dạy học, cần có sự sàng lọc lựa chọn các tri thức, kỹ năng được
xem là quan trọng đối với quá trình học tập, có ích trong cuộc sống hoặc là cơ
Trang 6
sở cho quá trình học tập tiếp theo. Từ đó cần nhấn mạnh chúng và đầu tư thời
gian cũng như có những giải pháp hợp lý.
1.2.3. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống
Dạy học tích hợp cũng nhằm nêu bật các hình thức sử dụng kiến thức
mà học sinh đã lĩnh hội được, tạo ra các tình huống học tập để học sinh vận
dụng một cách sáng tạo, tự lực để hình thành người lao động có năng lực, tự
lập.
Do đó, dạy học tích hợp không quan tâm nhiều đến đánh giá những
kiến thức học sinh đã lĩnh hội được mà chủ yếu là tìm cách đánh giá "học sinh
có khả năng sử dụng kiến thức trong các tình huống có ý nghĩa hay không".
1.2.4. Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
Dạy học tích hợp nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm
khác nhau của cùng một môn học, của những môn học khác nhau, đảm bảo
cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực
của mình để giải quyết có hiệu quả các tình huống xuất hiện trong quá trình
học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Khả năng đó của học sinh gọi là năng
lực hay mục tiêu tích hợp.
Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liến với
thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy học
sinh nhỏ tuổi theo các chủ đề "Gia đình"; "Nhà trường"; "Cuộc sống quanh
ta"; "Trái Đất và hành tinh";… làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải
đáp được những thắc mắc phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng.
Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và
xã hội ở xung quanh mình. Việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu
tố khích lệ để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy
sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn "Vì sao có sấm chớp?",

"Vì sao không được chặt cây phá rừng?", "Vì sao…?".
1.3. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
- Tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Dạy học tích hợp đặt
toàn bộ các quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với học sinh.
Trang 7
- Tìm cách làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt, thông
qua các năng lực hình thành cho học sinh một mục tiêu tích hợp cho mỗi năm
học (trong một môn học hay một nhóm các môn học).
- Thường tìm sự soi sáng của nhiều môn học: sự đóng góp của mỗi môn
học là thực sự xác đáng; cần lưu ý đến việc lựa chọn thông tin cần cung cấp
cho học sinh tùy thuộc vào loại tình huống, trong đó học sinh cần huy động
kiến thức, tránh làm cho học sinh bị chìm ngập trong khối lượng lớn thông tin
với lý do các thông tin này ít nhiều có quan hệ với tình huống phải giải quyết.
- Sự cố gắng vượt lên trên các nội dung môn học, các nội dung chỉ đáng
chú ý khi chúng được huy động trong các tình huống.
1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VẬN DỤNG DẠY TÍCH HỢP
Vận dụng dạy học tích hợp vào thực tế dạy học ở nước ta còn khá mới
mẻ, nhất là chương trình sách và giáo khoa đã được phân hóa sâu sắc; giáo
viên chưa được bồi dưỡng về dạy học tích hợp và thói quen dạy chỉ dựa vào
sách giáo khoa đã in sâu trong mỗi giáo viên. Do đó, để vận dụng có hiệu quả
dạy học tích hợp cần phải chú ý tới một số quan điểm sau:
1.4.1. Vận dụng dạy học tích hợp một cách có ý nghĩa
Đòi hỏi phải lựa chọn nội dung, tình huống có nghĩa với việc học tập
của học sinh, phù hợp với logic khoa học, không gượng ép. Giáo viên phải
nghiên cứu nội dung dạy học, xác định mục tiêu chung và mục tiêu của bài
học.
1.4.2. Không làm cho học sinh học tập quá tải
Nghiên cứu lựa chọn kỹ và định rõ thời gian, mức độ cho hoạt động
học tập; tránh vì hứng thú mà liên kết tri thức quá sâu, rộng sẽ dẫn đến quá tải
trong quá trình học tập của học sinh, làm giảm hiệu quả dạy học.

1.4.3. Vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học
Vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện
dạy học để tạo ra hiệu quả tích hợp cao. Vì bản thân các phương pháp dạy học
tích cực, các phương tiện dạy học hướng đến nâng cao chất lượng dạy học,
Trang 8
mang thuộc tính tích hợp các kiến thức, kỹ năng, cảm xúc nhận thức ở học
sinh.
1.4.4. Khai thác mối liên hệ liên môn
Tăng cường khai thác mối quan hệ liên môn và liên kết kiến thức trong
nội bộ môn học. Định hướng này đã quan tâm đến tích hợp và phù hợp với
việc dạy tích hợp.
1.5. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.5.1. Đưa các nội dung thực tế vào bài học
Nhìn chung, các kiến thức ở trường phổ thông đều được vận dụng vào
quá trình lao động sản xuất, vào kỹ thuật và công nghệ,… phục vụ cuộc sống
con người. Dạy học môn học nào đó chính là dạy một khoa học đã, đang tồn
tại và phát triển; một khoa học sống động gắn với môi trường xung quanh. Do
vậy, kiến thức ở trường phổ thông không thể tách rời với thực tiễn cuộc sống,
mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát và giải trình phù hợp,
phải dựa trên đặc điểm nhận thức của học sinh.
Dạy học gắn với cuộc sống là một hoạt động thống nhất giữa giáo dục,
giáo dưỡng với môi trường kinh tế - xã hội. Trước hết, giáo viên phải có kiến
thức thực tế, am hiểu và có khả năng phân tích, khái quát chỉ ra các mối liên
hệ cần thiết giữa kiến thức ở trường phổ thông với các ứng dụng trong kỹ
thuật, công nghệ sản xuất và đời sống,… Trong quá trình dạy học cần phải sử
dụng các ví dụ minh họa, các sự kiện, các thành tựu khoa học và kỹ thuật
trong đời sống cho học sinh hiểu và thấy được mặt thực tế của kiến thức, thấy
được khả năng nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên vì cuộc sống của con
người.
Các kiến thức thực tế được đưa vào bài học sẽ làm cho học sinh hứng

thú học, đảm bảo cho quá trình dạy học được gắn bó mật thiết với cuộc sống,
góp phần phát triển tối đa năng lực của học sinh, giúp học sinh định hướng
nghề nghiệp; biết cảm thụ cái đẹp và khả năng thích nghi nhanh với sự phân
công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo. Trong dạy học, giáo viên
cần phải tích hợp các nội dung giáo dục môi trường vào một số bài học để
Trang 9
trang bị cho học sinh những tri thức khoa học về môi trường; kinh nghiệm và
kỹ năng bảo vệ môi trường để mọi người hiểu biết về trách nhiệm và nghĩa vụ
phải bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sống ngày càng đẹp.
1.5.2. Sử dụng các bài tập có nội dung thực tế, kỹ thuật
Bài tập có nội dung thực tế là bài tập đề cập tới những vấn đề có liên
quan trực tiếp đến đối tượng có trong đời sống, kỹ thuật. Song những vấn đề
đó cần được thu hẹp và đơn giản hóa đi so với thực tế.
Đây là một trong những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung giáo dục
kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Nội dung của bài tập có tính kỹ thuật
tổng hợp phải được rút ra từ những hiện tượng thực tế, kỹ thuật và đời sống
xã hội. Những số liệu của bài tập phải phù hợp với thực tế. Những bài tập có
giá trị giáo dục rất hiệu quả, đồng thời vận dụng tích hợp hiệu quả sẽ rất cao
bởi có thể thực hiện tích hợp các kiến thức đơn lẻ từ nhiều bài, nhiều phần từ
các tình huống trong sản xuất. Dạy học tích hợp giáo dục học sinh nhiều khía
cạnh: giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp; giáo dục môi trường; kỹ
năng vận dụng kiến thức và năng lực tư duy của học sinh.
1.6. CÁC KIỂU TÍCH HỢP
1.6.1. Tích hợp nội môn
1.6.1.1. Tích hợp ngang
Là tích hợp các phân môn trong cùng một môn. Ví dụ, trong Toán học
có thể tích hợp Hình học, Đại số hoặc Số học. Hoặc trong Tiếng Anh, tích
hợp bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
1.6.1.2. Tích hợp dọc
Là tích hợp cùng môn ở các khối lớp với nhau. Ví dụ, trong môn Tiếng

Anh khi dạy Tiếng Anh lớp 9 có thể tích hợp dọc thì hiện tại đơn, hiện tại
tiếp diễn lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9.
1.6.2. Tích hợp liên môn (tích hợp đa môn)
Là tích hợp với nhiều môn học khác nhau trong cùng cấp học hoặc
khác cấp học nhưng với nguyên tắc dạy ở lớp trên được tích hợp với lớp dưới
Trên thế giới, hiện tồn tại ba mô hình dạy học tích hợp phổ biến nhất:
Trang 10
1.6.2.1. Mô hình đa môn (interdisciplinary model)
Mô hình này được xây dựng chương trình học tập theo những kiến
thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau.
1.6.2.2. Mô hình dựa trên chuỗi vấn đề (problem-based model)
Mô hình này đòi hỏi nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi
vấn đề, muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của
những môn học khác nhau. Mô hình này cho thấy quá trình học tập xoay
quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích
hợp.
1.6.2.3. Mô hình dựa trên chủ đề (Theme based model)
Mô hình này giảng dạy theo các chủ đề, đòi hỏi giáo viên và học sinh
vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Ưu điểm của mô hình này
Trang 11
Chủ đề
Tiếng mẹ đẻ Khoa học
Địa lý
Lịch sử
Vấn
đề
Toán
Khoa học tự nhiên
Các môn học
Nghệ thuật

Khoa học xã hội
Ngôn ngữ, nghệ thuật
là giáo viên vẫn dạy một môn học, nhưng trong quá trình dạy học giáo viên
cần vận dụng và mở rộng kiến thức của nhiều môn học liên quan khác.
Trang 12
Âm
nhạc
Tiến
g
Việt
Côn
g
dân
Kho
a học
Ngh

thuật
Địa

Thể
chất
Toán
Côn
g
nghệ
Lịch
sử
CHỦ ĐỀ
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHỔ NINH
2.1. TIẾP CẬN CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA NGÀNH CẤP TRÊN
Trên cơ sở công văn 5111/BGDĐT-GDTrH ngày 23/7/2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích
hợp; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi và Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức
Phổ đã hướng dẫn cụ thể qui trình thi như sau:
2.1.1. Mục đích của cuộc thi
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ
điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường
hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học;
- Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trung
học trên toàn quốc và thế giới.
21.2. Nội dung của cuộc thi
Xây dựng chủ đề dạy học có nội dung kiến thức liên quan trực tiếp đến
hai hay nhiều môn học; thiết kế tiến trình dạy học chủ đề đã xây dựng theo
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chuẩn bị thiết bị dạy học và học
liệu để hỗ trợ hoạt động học của người học; thử nghiệm tiến trình dạy học đã
thiết kế.
2.1.3. Đối tượng dự thi
Thí sinh là giáo viên THCS, THPT; giáo viên BTTHCS, BTTHPT.
Trang 13
2.1.4. Sản phẩm dự thi
Sản phẩm dự thi là hồ sơ dạy học (dung lượng không quá 30MB), bao
gồm:
- Tiến trình dạy học chủ đề đã xây dựng được tổ chức thành các hoạt
động học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực;

- Thiết bị dạy học và học liệu hỗ trợ hoạt động học của học sinh theo
tiến trình dạy học đã thiết kế: mô tả dụng cụ thí nghiệm, mô hình, vật thật;
video clips, âm thanh, tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, sách, báo, tài liệu
khoa học ;
- Báo cáo về việc thử nghiệm tiến trình dạy học đã thiết kế, kèm
theo minh chứng về hoạt động dạy học đã tiến hành: các đoạn video clip minh
họa hoạt động dạy học điển hình; sản phẩm của các hoạt động và kết quả thực
hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh.
2.1.5. Hồ sơ dự thi
Hồ sơ dự thi bao gồm:
- Phiếu thông tin về giáo viên hoặc nhóm 02 giáo viên dự thi (Phụ lục
II);
- Phiếu mô tả hồ sơ dạy học (Phụ lục III);
- Hồ sơ dạy học (dung lượng không quá 30MB).
2.1.6. Tiêu chí chấm sản phẩm dự thi
- Mục tiêu dạy học: Mục tiêu của bài học được xác định rõ ràng, gắn
liền với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình giáo
dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Thể hiện rõ tính liên môn thông qua mục tiêu và nội dung dạy học về
kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau mà học sinh đạt được qua dự
án dạy bài học.
- Bảo đảm tính thực tiễn và tính khả thi: Nội dung, hình thức, bối cảnh
xây dựng bài học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn dạy học, phù hợp
với điều kiện của nhà trường Việt Nam.
Trang 14
- Cách tổ chức dạy học: Các hoạt động dạy học được thiết kế hướng tới
người học, động viên người học huy động được nhiều lĩnh vực kiến thức và kĩ
năng khác nhau; thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh.
- Phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá: Vận dụng
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá hướng tới người học

tích cực, hình thành và phát triển năng lực của học sinh như năng lực vận
dụng tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề….
- Sử dụng thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học được sử dụng một cách hợp
lí, sáng tạo để hỗ trợ các hoạt động dạy, học và nâng cao hiệu quả dạy học.
- Kết quả dạy học: Các kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của
Chương trình giáo dục phổ thông và năng lực vận dụng kiến thức liên môn
vào giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.
2.2. VỀ PHÍA NHÀ TRƯỜNG
Chấp hành sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã
cử các tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng và một số giáo viên cốt cán
tham gia tập huấn các hội thi mới do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Qua
lĩnh hội nội dung của lớp tập huấn, các tổ trưởng chuyên môn đã tổ chức tập
huấn lại cho toàn thể cán bộ, giáo viên bộ môn và huy động cán bộ, giáo viên
tích cực tham gia dự thi. Tuy nhiên, nội dung còn chung chung, chưa đi sâu
vào việc hướng dẫn tích hợp cho từng bộ môn.
2.3. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN BỘ MÔN
Đây là một dịp tốt để cán bộ, giáo viên trải nghiệm tổ chức thực hiện sự
chỉ đạo của Ngành cấp trên; tuy nhiên, việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích
hợp của nhiều giáo viên hầu như không thực hiện được. Việc tổ chức giảng
dạy môn Tiếng Anh cho cả trường nói chung và với lớp 9 nói riêng vẫn chưa
được hấp dẫn học sinh.
2.4. NGUYÊN NHÂN
- Do thiếu "mẫu" cho các bộ môn, giáo viên chỉ nắm bắt, nhận định qua
văn bản hướng dẫn hội thi cấp huyện chưa hiểu rõ được bản chất của vấn đề
tích hợp.
Trang 15
- Khi tiếp cận được bài dự thi của cô giáo Phan Thị Thúy Hạnh với bài
dạy "Tìm hiểu về các loại phân bón" đã đạt giải nhất cấp Bộ trong năm học
2012-2013 thì qui trình tổ chức thực hiện quá dài, nhiều hạng mục từ việc thể
hiện nội dung đến hình thức học tập khiến cho giáo viên bộ môn choáng

ngợp.
- Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn chỉ được đào tạo chuyên ngành nên rất
khó khăn trong việc tìm hiểu môn tích hợp và bài tích hợp cho hợp lý.
- Một bộ phận không nhỏ giáo viên ngại khó tìm hiểu rõ bản chất của
vấn đề; thiếu tự học qua mạng Internet, tài liệu tham khảo.
2.5. CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH
Qua khảo sát chất lượng đầu năm 2013-2014, môn Tiếng Anh của ba
lớp 9 như sau:
LỚP T.SỐ GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM
9A 27 1 10 14 2
9B 25 7 13 5
9C 25 5 9 10 1
T.CỘNG 77 6 26 37 8
Trang 16
CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRONG BỘ MÔN TIẾNG ANH LỚP 9
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHỔ NINH
Chính vì các môn học khác nhau nhưng luôn có sự liên quan, bổ sung
cho nhau nên việc dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng giảng dạy tiên
tiến, hiện đại mà nhiều thầy cô giáo đã thực hiện trong thực tế. Đặc biệt,
Tiếng Anh là một môn học có thể tích hợp được nhiều kiến thức của các môn
học khác.
3.1. NHẬN THỨC, TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN
3.1.1. Tìm hiểu qua các lài liệu tham khảo trên internet
Khi xây dựng bài học của từng tiết học ở môn Tiếng Anh, giáo viên sẽ
dễ dàng nhận thấy nội dung của bài học ấy liên quan đến các kiến thức nào để
từ đó xây dựng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng các kiến thức
ở môn học khác. Bài học có nội dung liên quan đến các địa danh như Unit 11
Traveling around Viet Nam ở lớp 8, các thầy cô giáo có thể khai thác về vị trí

địa lý, khí hậu, đặc điểm con người, động thực vật… của Nha Trang, Đà Lạt,
Hạ Long, Sa Pa… như môn địa lý hay sinh vật. Các em học sinh sẽ thích thú
tham gia các hoạt động học tập vì những địa danh trên đều là nơi du lịch mà
khá nhiều em đã từng đến. Bài học về công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử
như Unit 14 Wonders of the world (cũng ở lớp 8), giáo viên có thể tích hợp
vào đó kiến thức về lịch sử, địa lý hay mỹ thuật. Công trình ấy do ai xây
dựng? ở đâu? thuộc quốc gia nào? có vị trí địa lý ra sao? Hay công trình ấy
có liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử nào? hoặc nó có những nét đẹp gì
nổi bật về kiến trúc, mỹ thuật đáng cho người ta ghi nhớ? Hoặc các tiết học
có từ ngữ liên quan đến hoạt động thể dục thể thao như Unit 6 After school,
Unit 13 Activities… ở lớp 7 sẽ hết sức sinh động nếu giáo viên khéo léo tích
Trang 17
hợp để học sinh nói lên những hiểu biết của mình về các bộ môn thể thao mà
các em yêu thích, về ích lợi của việc rèn luyện thể dục thể thao.
Những kiến thức về kĩ năng sống cũng rất dễ dàng tích hợp khi dạy
môn tiếng Anh ở những tiết học có nội dung liên quan như Unit 12 Let’s eat ở
lớp 7, có thể tích hợp các kiến thức về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm… Unit
9 A first-aid course ở lớp 8 sẽ khai thác mở rộng hơn về việc sơ cấp cứu…
Ngay cả môn công nghệ, với Unit 15 Computers ở lớp 8, giáo viên
cũng có thể tích hợp vào các kiến thức về tin học, văn hóa trong sử dụng
mạng xã hội. Chắc chắn tiết học sẽ hết sức sinh động khi các vấn đề về mail,
chat, facebook… được đề cập tới.
3.1.2. Bản thân tự tìm hiểu
3.1.2.1. Đối với các lớp 6,7,8
* CHỦ ĐỀ: COMPUTERS - (Tiếng Anh lớp 8- Bài 15)
- Tích hợp ngang: Các kiến thức, kỹ năng của Bài 15 (Unit 15) gồm 5
tiết: Getting started + Listen and read; Speak; Listen; Read; Write.
- Tích hợp dọc: Các thì: hiện tại đơn(lớp 6), quá khứ đơn, tương lai
đơn (lớp 7) và hiện tại hoàn thành (lớp 8).
- Liên môn:

Môn Tin học lớp 6: Tiết 1,2 - Bài 1: Thông tin và tin học; Tiết 3,4,5:
Em có thể làm được gì nhờ máy tính; Tiết 8- Bài thực hành 1: Làm quen với
một số thiết bị máy tính; Tiết 11,12 - Bài 6: Học gõ mười ngón.
* CHỦ ĐỀ: LET’S EAT! - (Tiếng Anh lớp 7- Bài 12)
- Tích hợp ngang: Các kiến thức của Bài 12 (Unit 12) gồm 5 tiết được
tích hợp các kỹ năng: Listen; Speak; Read; Write; Language focus.
- Tích hợp dọc: Thì hiện tại đơn (lớp 6,7); thì quá khứ đơn (lớp 7,8,9).
- Tích hợp Liên môn
+ Môn Công Nghệ lớp 6: Tiết 37- Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý;
Tiết 41,42- Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiết 43 - Bài 17: Bảo quản
chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. Tiết 49 - Bài 19: Thực hành Trộn dầu
giấm rau xà lách.(có video clip)
Trang 18
* CHỦ ĐỀ: MAN AND THE ENVIRONMENT - (Tiếng Anh lớp 6-
Bài 16)
- Tích hợp ngang: Các kiến thức của Bài 16 (Unit 16) gồm 4 tiết được
tích hợp các kỹ năng: Listen; Speak; Read; Write.
- Tích hợp dọc: Thì hiện tại đơn(lớp 6,7,8,9).
- Tích hợp liên môn:
+ Môn Công nghệ lớp 6: Tiết 22 -Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
3.1.2.2. Đối với lớp 9
Bản thân tôi đang trực tiếp dạy môn Tiếng Anh 3 lớp 9 nên tôi tìm hiểu
nghiên cứu và xây dựng được 3 chủ đề để dạy; trong đó có một chủ đề để dự
thi Dạy học theo chủ đề tích hợp các cấp:
*CHỦ ĐỀ 1: CLOTHING - (Tiếng Anh lớp 9 - Bài 2)
- Tích hợp ngang: Các kiến thức, kỹ năng của Bài 2 (Unit 2) gồm 5
tiết: Getting started + Listen and read; Speak; Listen; Read; Write.
- Tích hợp dọc: Các thì: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn (lớp 6), quá
khứ đơn (lớp 7) và hiện tại hoàn thành (lớp 8,9).
- Liên môn:

+ Môn Công Nghệ lớp 6: Tiết 2,3 – Bài 1: Các loại vải thường dùng
trong may mặc; Tiết 4,5 – Bài 2: Lựa chọn trang phục.
+ Môn Mĩ thuật lớp 9: Tiết 15,16 - Bài 15: Tạo dáng và vẽ trang trí
thời trang.
+ Môn Mĩ thuật Lớp 8: Tiết 8- Bài 9: Vẽ tranh Đề tài ngày Nhà giáo
Việt Nam (Cô giáo mặc áo dài).
+ Môn Ngữ văn lớp 8: Bài Tập làm văn: Thuyết minh về chiếc áo dài
Việt Nam (Tổ chức Vườn sinh hoạt tiếng Anh với Kỹ năng Nói -Viết - Có
video clip).
*CHỦ ĐỀ 2: THE ENVIRONMENT - (Tiếng Anh lớp 9- Bài 6)
- Tích hợp ngang: Các kiến thức, kỹ năng của Bài 6 (Unit 6) gồm 5
tiết: Getting started + Listen and read; Speak; Listen; Read; Write.
Trang 19
- Tích hợp dọc: Các thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn (lớp 6), quá khứ
đơn, tương lai đơn (lớp 7) và hiện tại hoàn thành (lớp 8,9).
- Liên môn:
+ Môn Sinh lớp 8: Tiết 63- Bài 60, 61: Luật bảo vệ môi trường; Tiết
65- Bài 62: Thực hành Vận dụng Luật bảo vệ môi trường (Tổ chức cho học
sinh tham gia chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” -Có video clip.)
+ Môn Giáo dục công dân Lớp 7: Tiết 22, 23 - Bài 14: Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Môn Địa lí lớp 7: Tiết 47- Bài 40: Vấn đề khai thác tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3.1.2.3. Chủ đề dự thi
Bản thân tôi đã nghiên cứu và xây dựng được Dự án với chủ đề
FATHERLAND tham gia dự thi các cấp và đã đạt giải Khuyến khích cấp Bộ
Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2013-2014. Sau đây tôi xin trình bày cụ
thể Chủ đề này:
1. PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1. Tên dự án

CHỦ ĐỀ FATHERLAND(QUÊ HƯƠNG)
MÔN TIẾNG ANH LỚP 9
1.2. Mục tiêu
Môn
học
Tiếng
Anh
lớp 9
Âm Nhạc
lớp 7
Mĩ thuật lớp
7 và lớp 9
Giáo dục
công dân
lớp 6, lớp
7 và lớp 9
Lồng ghép môn
Âm nhạc, Văn
học, Mĩ thuật,
Công nghệ,Thể
dục và môn
Giáo dục công
dân.
Bài
học
-Unit 3
Home
village
(Getting
started +

Listen
and read)
Tiết 21-bài
Một số thể
loại bài hát
- Lớp 7- tiết
4- bìa vẽ
tranh đề tài
TRANH
PHONG
CẢNH
- Lớp 9 –Tiết
-Lớp 6:
tiết 8 - bài
7
-Lớp 7: tiết
24, 25- bài
15
-Lớp 9: tiết
- Liên môn Môn
Âm nhạc qua
hòa tấu video
clip Quê hương
để giới thiệu sơ
lược về những
hình ảnh tuổi thơ
Trang 20
-Unit 3
Home
village

(Speak)

5-bài Vẽ
tranh đề tài
PHONG
CẢNH QUÊ
HƯƠNG
31- bài 17 của Ba khi còn ở
dưới quê và nơi
Ba hiện đang
sống. Qua đó
Học sinh sẽ cảm
nhận được nỗi
nhớ quê nhà của
Ba và dễ dàng đi
vào bài học để
tìm hiểu một
chuyến đi về quê
của cậu ấy. (Bài
học)
- Sử dụng ca dao
(Môn Văn) và
bài hát (Môn Âm
nhạc) để gợi ý từ
mới.
- Liên môn Môn
Âm nhạc qua
Video clip Quê
hương gợi cho
học sinh nhớ về

những kỉ niệm
đáng nhớ của
thời thơ ấu,
những hoạt động
ở làng quê, Qua
đó giúp học sinh
đi vào thực tế
cuộc sống một
cách lôi cuốn,
bám sát với chủ
đề dự án
FATHERLAND.
- Liên môn môn
Giáo Dục Công
Dân để giáo dục
học sinh về tình
yêu quê hương,
đất nước.
- Liên môn Môn
Mĩ thuật-vẽ
tranh quê nhà
của em
Trang 21
- Tích hợp ngang
4 kỹ năng:
Nghe-Nói - Đọc-
Viết
- Tích hợp
dọc:Tiếng Anh
lớp 6-7-8- 9 (thì

hiện tại đơn,
hiện tại tiếp diễn,
quá khứ đơn)
Kiến
thức
-Nói
những
hoạt động
những
người ở
nông thôn
đang làm.
(Thì hiện
tại tiếp
diễn)
-Từ mới:
bamboo
forest,
hero,
home
village
-Đọc hiểu
đoạn văn
về chuyến
đi chơi về
vùng
nông
thôn.
-Kể lại
chuyến đi

vè quê
của Ba.
(Thì quá
khứ đơn)
-Giới thiệu
từ mới
ANH
HÙNG-
HERO
-Cách vẽ , bố
cục của
Tranh Phong
Cảnh
-Yêu thiên
nhiên, yêu
quê nhà
-Bảo vệ và
giữ gìn bản
sắc dân tộc
-Nghĩa vụ
bảo vệ quê
hương
Liên môn Môn
Công nghệ để
mô tả các hoạt
động như cho gà
ăn, tưới rau, cày
ruộng và lồng
ghép môn Thể
dục thể thao để

nói các hoạt
động như chơi
bóng đá, bơi.
-Tìm hiểu từ
mới - liên môn
Văn học, Âm
nhạc: bamboo
forest (luỹ tre-
Ca dao); hero
(anh hùng-Âm
nhạc); home
village (quê nhà
-Ca dao)
- Tìm hiểu đoạn
văn thông qua
hỏi và trả lời các
câu hỏi về
chuyến đi về quê
của Ba. (thì hiện
tại đơn và quá
khứ đơn (lớp 6,
7, 8, 9).
-Thuật lại
chuyến đi về quê
của Ba (quá khứ
đơn lớp 7, 8, 9).
- Qua hòa tấu và
Trang 22
bài hát Quê
hương, học sinh

được biết thêm
lời giới thiệu và
nội dung bài hát
bằng ngôn ngữ
Tiếng Anh. (Âm
nhạc)

năng
- Hỏi và
trả lời
những
hoạt động
của
những
người ở
vùng
nông thôn
đang làm
- Hỏi và
trả lời để
tìm hiểu
đoạn văn
về chuyến
đi chơi về
quê của
Ba
- Vẽ tranh
quê nhà
-Nói về
quê nhà

qua tranh
đã vẽ
-Vận dụng
bài hát "
Hành khúc
Đội TNTP
Hồ Chí
Minh để
gợi ý từ
mới:
HERO-
ANH
HÙNG
- Cách trình
bày Tranh
Phong Cảnh
Quê Hương
trên khổ giấy
A 4
-Đọc mẫu
chuyện và
rút ra bài
học
- Vận dụng Ca
dao để gợi ý từ
mới: LŨY TRE
(Trăng lên tắm
…làng. Trăng
nhòm khe cửa
trăng tràn vô

nôi.); và từ QUÊ
NHÀ (Anh đi
anh nhớ … Nhớ
canh rau
muống, nhớ cà
dầm tương.)
-Gợi ý từ mới
HERO-ANH
HÙNG qua câu
hát: (Đi ta đi lên
nối tiếp bao
Như quân tiên
phong bước
trên đường giải
phóng.)
- Vận dụng kiến
thức lớp 6 -thì
hiện tại đơn,
hiện tại tiếp diễn
để hỏi gợi ý
phần Getting
Started, Listen
and read
- Vận dụng kiến
thức lớp 7- thì
quá khứ đơn để
hỏi và trả lời các
câu hỏi; kể lại
chuyến đi
về quê của Ba.

Trang 23
- Vận dụng kiến
thức liên môn
-Môn Mĩ thuật
để vẽ tranh quê
nhà (Vườn Sinh
Hoạt Tiếng anh)
- Tích hợp ngang
kĩ năng Nghe-
Nói trình bày
quê nhà qua
tranh (Vườn
Sinh Hoạt
Tiếng Anh)
- Tích hợp dọc
kiến thức lớp 6-
7-8-9, sử dụng
thì hiện tại đơn,
hiện tại tiếp diễn
và quá khứ đơn
để mô tả tranh
học sinh vẽ
Thái
độ
- Biết yêu
quê
hương,
yêu tổ
quốc, dù
có đi xa

quê
nhưng
trong lòng
chúng ta
cũng luôn
hướng về
quê cha
đất tổ.
Học sinh
có hứng
thú, tập
trung tìm từ
mới bằng
Tiếng Anh
và yêu Âm
nhạc hơn.
Biết yêu
thiên nhiên,
yêu Phong
Cảnh quê
hương.
-Biết yêu
thiên
nhiên, yêu
quê nhà.
-Biết bảo
vệ và giữ
gìn bản sắc
dân tộc.
-Có nghĩa

vụ bảo vệ
quê hương.
* Liên môn
môn Mĩ thuật
và môn GDCD
để giáo dục học
sinh qua bài
học và Vườn
Sinh Hoạt
Tiếng Anh:
- Phong cảnh
quê nhà của em
là đẹp nhất.
-Tình yêu ông
bà, yêu quê nhà,
quê hương, đất
nước qua ca dao,
bài hát và các
hoạt động ở làng
quê.
- Các em càng
yêu quê hương
hơn, gắng bó
hơn và có thể
cùng với gia
đình về thăm
Trang 24
quê thường
xuyên hơn.
- Biết giữ gìn

bản sắc dân tộc
1.3. Đối tượng và đặc điểm học sinh
- Học sinh 3 lớp: 9A, 9B, 9C
- Đặc điểm: 3 lớp có khả năng học tập tương đương
- Tất cả các em đều ở thôn quê, rất gần gũi với các hoạt động nông
thôn. Vì vậy, việc thực hiện dự án với chủ đề tích hợp FATHERLAND(Quê
hương) rất phù hợp, dễ dàng, các em có tình cảm sâu đậm.
1.4. Ý nghĩa của dự án (có video clip giới thiệu lí do xây dựng Dự án dạy
học tích hợp với chủ đề FATHERLAND)
- Tích hợp các môn Văn học, Âm nhạc, Công Nghệ, Mĩ thuật và môn
Giáo dục Công dân trong dự án FATHERLAND giúp các em hình thành
hình thành tư duy khái quát, tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề chẳng
hạn như:
Từ chủ đề Quê hương → Bài học nói về Quê nhà của Ba → quê
nhà của từng học sinh
- Từ các hoạt động thường ngày của những người dân ở nông thôn qua
video clip làm cho học sinh gắng liền với tực tế cuộc sống ở quê, những hoạt
động rất hồn nhiên và đầy ắp những kĩ niệm của tuổi thơ như chơi bóng đá,
tắm sông, ngồi trên lưng trâu thả diều hay những hình ảnh bác nông dân với
chú trâu đang cày ruộng, các mẹ đang gặt lúa trên cánh đồng, Tất cả đều
dồn trong ký ức của Ba khi xa quê, sống ở thành phố. Nỗi nhớ nhung ấy khiến
cho Ba có chuyến đi về thăm quê cùng với gia đình. Chuyến đi thật thú vị
qua việc tìm hiểu một đoạn văn thông qua các hoạt động như tìm hiểu từ mới
đoán nội dung đoạn văn → trả lời câu hỏi để hiểu đoạn văn → thuật lại
chuyến đi của Ba → nói về quê nhà của Ba → nói về quê nhà của các em vẽ
tranh quê nhà của các em → mô tả quê nhà của học sinh qua tranh đã vẽ. Tất
Trang 25

×