Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo viên địa ly nen biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.03 KB, 13 trang )

Từ bài thơ gây chấn động dư luận và “đêm trước đổi mới”
Cách đây tròn hai mươi năm, mùa xuân năm 1986,
trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bài thơ
“Mùa xuân nhớ Bác” của tác giả Phạm Thị Xuân Khải
đăng trên báo Tiền Phong đã gây xôn xao dư luận cả
nước.
Bài thơ được nhiều bạn đọc đánh giá là "trái bom" là "ngòi nổ" đã được châm mồi, có sức công
phá lớn, đột phá mạnh góp phần phá vỡ cái bảo thủ trì trệ, thêm một tiền đề tạo nên Cái Mới tiến
bộ, thể hiện ở công cuộc Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Phạm Thị Xuân Khải là ai? Vì sao lại viết bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác"? Sau khi đăng bài thơ,
chuyện gì đã đến với Xuân Khải?...
Đó là những câu hỏi mà bạn đọc của hai mươi năm và cả bây giờ quan tâm muốn tìm câu trả lời.
Phóng viên Tiền Phong đã tìm gặp tác giả bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" và kể từ số báo này Tiền
Phong sẽ khởi đăng loạt bài phóng sự dài kỳ về cuộc đời nhiều biến cố của bà Phạm Thị Xuân
Khải và những câu chuyện xung quanh bài thơ được ví như "trái bom" này.
Kỳ I: “Đêm trước” đổi mới và "trái bom" thơ
Thoắt cái đã 20 năm. Kể từ ngày bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" đột ngột xuất hiện trên báo Tiền
Phong và gây ra những làn sóng dư luận chưa từng có.
Tác giả bài thơ - nữ sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phạm Thị Xuân
Khải - lúc ấy đang lặng lẽ đèn sách trong khu KTX nghèo, vốn vẫn thích ẩn mình bỗng dưng nổi
tiếng cả nước, bỗng dưng trở thành tâm điểm của cơn “địa chấn" mà cô không ngờ lại do chính
mình gây ra ...
Thời gian chẳng quên ai cả, nữ sinh văn khoa ngày nào giờ đây đã hằn những nếp nhăn trên
gương mặt của tuổi ngũ tuần mà mới nhìn qua cũng biết là lắm nỗi truân chuyên.
Sau chuyến hành trình lắm trục trặc từ Bình Định ra Hà Nội, bà ngồi trước mặt tôi để kể câu
chuyện dài về bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" (MXNB).
Im lặng. Dường như chẳng dễ dàng nói ngay được về cái thời ấy. Cảm xúc căng nén lại. Nhưng
rồi bà cũng cất lời, đôi mắt đỏ hoe: “Bài "Mùa xuân nhớ Bác” ra đời sau Tết Bính Dần năm 1986,
thời điểm trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - giai đoạn đầy gian khó của đất nước. Cái
“thời xa vắng” ấy đã qua 20 năm rồi mà nhiều khi cứ ngỡ như vừa mới hôm qua...".
Cứ ngỡ như mới vừa hôm qua, nên lời kể của bà về "bối cảnh ra đời bài thơ" tươi roi rói. Vào


những năm 80 của thế kỷ trước, nền kinh tế quốc gia “tuột dốc theo chiều rơi thẳng đứng” (chữ
dùng của nhà thơ Tố Hữu – Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ).
Tổng biên tập báo Tiền Phong
Dương Xuân Nam tặng hoa tác giả
Phạm Thị Xuân Khải sau 20 năm
gặp lại
Cả nước đói ăn. Hoà bình rồi, bữa cơm vẫn “điệp khúc” độn sắn, độn khoai, bo bo, mì hột...Nhiều
gia đình “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”.
Hồi đó có những câu chuyện cười ra nước mắt như một giáo sư có tên tuổi nhưng cũng trong
cảnh “chạy gạo” đã phải nuôi lợn trên căn phòng ở tầng 5 của khu chung cư.
Khi người ta thắc mắc sao lại nuôi lợn ở trên cao như vậy? Vị giáo sư trả lời: Lợn nó nuôi tôi, chứ
tôi đâu có nuôi lợn. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng nuôi lợn trên lầu ba và ông cay đắng viết là "nâng
con lợn lên ngang tầm thời đại".
Nguyễn Duy đã "vẽ" bức tranh đất nước thời ấy bằng những câu thơ trong bài thơ “Đánh thức
tiềm lực”: “Này, đất nước của 3 miền cày ruộng/ Chưa đủ no cho đều khắp 3 miền/ Ta ca hát quá
nhiều về tiềm lực/ Tiềm lực còn ngủ yên".
“Sau chiến tranh đã hơn 10 năm mà đời sống nhân dân mỗi ngày khó khăn chồng chất thêm:
Những người thợ mỏ than phải ăn gạo mốc, gạo hẩm. Nông dân mùa màng thất bát, vất vả quanh
năm mà không đủ nộp thuế. Công chức nhà nước vẫn tiếp tục sống trong cảnh bao cấp ngặt
nghèo, xếp hàng đong từng cân gạo. Học sinh bỏ học, giáo viên bỏ nghề. Bộ đội giữa thời bình
vẫn tiếp tục với những bữa ăn "canh toàn quốc, nước chấm đại dương".
Cựu chiến binh qua hai cuộc kháng chiến nghỉ hưu rồi mà vẫn phải đối mặt với cảnh: "Lương hưu
hết rồi/ Buổi chiều biết tính sao đây?”. Đời sống nhân dân đã khổ lại ngày càng khó khăn hơn với
những giáo điều cứng nhắc, như sợi dây rất chắc, giằng buộc nhau, không thoát ra được.
Trong khi đó, một bộ phận cán bộ lại thoái hóa, bê tha, phá hoại nền kinh tế đất nước, khiến cho
nhân tâm ly tán. Điều đó làm tôi nhớ đến một câu nói của nhà văn Pháp thế kỷ XIX rằng: “ Người
thất bại trong mọi cuộc chiến tranh là nhân dân. Không. Không thể nào như thế được! Nhân dân ta
đã thắng và sẽ thắng mọi nghèo nàn lạc hậu, mọi cản trở khó khăn…". Bà nói như độc thoại. Mắt
lại đỏ hoe.
Một đêm mùa xuân của năm 1986, cô sinh viên văn khoa với nỗi đau đáu thế sự ấy đã thức dậy

lúc 2 giờ sáng làm bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác". Đôi mắt cũng đỏ hoe như lúc đang ngồi với tôi
đây.
Xuân Khải trước khi tình nguyện đi B (ảnh chụp cuối năm 1975)
Khi đó, Xuân Khải đã "cả gan" gửi bài thơ cho đồng chí Lê Đức Thọ - ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
TW, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Cô không có ý định đăng báo vì nghĩ "không có Tổng
Biên tập nào vào thời điểm đó đơn phương dám duyệt đăng bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác".
Đó là ngày 25/3/1986, Xuân Khải không bao giờ có thể quên được. Bài thơ in trang trọng trên số
báo đặc biệt kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Ngay lập tức số báo ấy được
bạn đọc cả nước “săn lùng" mua cho bằng được.
Một hiện tượng hiếm có trong làng báo đã diễn ra. Báo vừa phát hành đã hết veo. Thời gian ấy
máy photocopy còn hiếm, các cơ quan, công sở hầu hết còn dùng máy chữ và in rônêô, chưa có
điều kiện nhân bản, in ấn với số lượng nhiều và nhanh như bây giờ.
Mặc dù vậy, nhưng mọi người đều cố tìm mua báo Tiền Phong, mua lại những tờ đánh máy, in
rônêô với giá cao gấp nhiều lần so với bình thường. Nhiều người phải chép tay bài thơ và nhanh
chóng thuộc lòng...
Bà Xuân Khải vẫn nhớ như in những ngày đó: “Tôi được biết lúc ấy đồng chí Nguyễn Văn Linh –
Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí
Minh ra Hà Nội họp cũng tìm báo Tiền Phong để đọc bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi xin tờ báo, tôi đã tặng Đại tướng tờ báo duy nhất tôi còn lại. Một
người bạn tôi thiết tha đề nghị tôi kiếm cho tờ báo Tiền Phong có bài thơ để anh ta biếu cho ông
Viện sỹ khoa học người Nga sang công tác tại Việt Nam. Ông Viện sỹ này muốn tận mắt nhìn thấy
bài thơ là có thật.
Khắp nơi trong cả nước từ cán bộ công chức đương nhiệm, đến các cụ đã nghỉ hưu, từ công
nhân trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ đến những người nông dân đang một nắng hai
sương, các bạn sinh viên, các anh bộ đội...đều quan tâm đến bài thơ.
SV nước ngoài tại trường Đại học Bách khoa tổ chức sinh nhật cho Xuân Khải (ảnh chụp 1/3/1989)
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là bài thơ đã rất thu hút nhiều em học sinh phổ thông. Tôi và có lẽ
cả độc giả đều không ngờ bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" lại “lách” qua được “khe cửa hẹp” của bức
tường bảo thủ trì trệ cản trở sự đi lên của đất nước”.
Trong sự sôi nổi ấy, vẫn dờn dợn một khoảng lặng nào đó và dường như những người có quan

điểm đổi mới lẫn bảo thủ nhất đều tự hỏi: Phạm Thị Xuân Khải là ai?
Và điều gì sẽ đến với nữ sinh viên khoa Văn Tổng hợp, tác giả của bài thơ chỉ mới đăng báo ít
ngày đã làm "động trời dư luận”, như cách nói của bạn đọc lúc bấy giờ?
Kỳ II: Ba ngàn lá thư, hàng triệu tấm lòng.
Mùa xuân nhớ Bác
Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ "Lẽ sống" và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ "Đọc thơ anh".
Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết
Vần thơ thân thiết
Ấm áp lòng người
Bác đã đi xa rồi
Để lại chúng con bao nỗi nhớ
Người cha đã đi xa.
Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
Làm sao có thể quên
Mỗi lần gặp Bác
Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
Người thường nhắc nhở:
Yêu nước, thương dân
Dẫu thân mình có phải hy sinh
Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.
Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
Day dứt vì mình chưa làm được
Những điều hằng ước mơ
Những điều chúng tôi thề
Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
Được Đảng chăm lo

Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất
Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ
Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng
Mỗi vụ gieo trồng
Có phải đâu là lép cả?
Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
Những trang sử vẻ vang dân tộc
Chúng tôi được học
Được thử thách nhiều trong chiến tranh
Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung
Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ "bình yên"
Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được?
Đồng chí không bằng đồng tiền
Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
Có ai thấu chăng
Và ai phải sửa?
Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác
Lòng vẫn thầm mơ ước
Bác Hồ được sống đến hôm nay
Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
Trừ những thói đời làm dân oán trách
Có mắt giả mù, có tai giả điếc

Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ
Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
Tham quyền cố vị
Sợ trẻ hơn già
Quên mất lời người xưa:
"Con hơn cha là nhà có phúc"
Thời buổi này,
Không thiếu người xông pha thuở trước
Nay say sưa trong cảnh giàu sang
Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?
Mùa xuân đất nước
Nhớ mãi Bác Hồ
Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người
Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.
Xuân Bính Dần
LTS: “Đêm trước đổi mới” - thời bao cấp đã sinh ra bao chuyện ngộ nghĩnh và được
“chuyển tải” trong văn học dân gian. Mong bạn đọc nào có sưu tập được thơ - văn truyền
miệng đóng góp cho chuyên mục này...
Ở nhiều vùng trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ địa phương, những người ở nơi khác mới đến
không thể hiểu được. Tiếng địa phương “phong phú” nhất có lẽ là Quảng Bình. Bọ là bố, cưới gấy
là cưới vợ, để gấy là bỏ vợ, lông cây là trồng cây...
Có một câu chuyện vui của thời bao cấp: Ở vùng quê ấy, dân cả xã đều nghiện thuốc lào, mà ở
các chợ người ta cấm thuốc lào ngặt lắm. Ai buôn bán, vận chuyển thuốc lào không những bị tịch
thu mà còn bị dẫn về địa phương để “quản chế tại gia”. Dân kiến nghị, làm đơn xin mãi, cuối cùng
ủy ban xã cũng đồng ý cho mỗi nhà trồng 30 cây thuốc lào.
Tuy ít như vậy nhưng dân lại quá đông, nên diện tích trồng thuốc lào lên đến 3 mẫu đất (1,5 ha).
“Xé rào” kiểu này là vi phạm chính sách lương thực, là tự tiện chuyển đổi qui hoạch. Hai tội này rất
nặng nên ai cũng lưỡng lự không dám ký. Cuối cùng, ông trưởng Ban tài chính xã (mà nhân dân
thường gọi với cái tên thân mật là “ông Tài”) nhận ký, với yêu cầu phải qui hoạch thành vùng cho

dễ quản lý. Để đạt được sự thống nhất cao, ông mạnh dạn hứa sẽ một mình chịu trách nhiệm nếu
có sự cố xảy ra. Ký xong triển khai ngay.
Các điều cho phép, các điều cấm kỵ được niêm yết cụ thể như sau:
Tuyệt đối tuân theo lệnh “ông Tài”
Lông ít, lông nhiều cũng phải khai
Lông quá ba mươi thì phải nhổ
Lông trong khu vực, chớ lông ngoài!
Có một bà khách từ xa đến. Khi đọc bảng niêm yết lúc đầu mặt đỏ tía lên, sau đó thì tái dần: “Mình
đã ngoài 30 rồi, lò dò vào đây thì gay go. Mà phải khai thì xin tờ khai ở đâu? Cái lệnh quái đản như
thế này mà phải “tuyệt đối tuân theo” thì ông Tài chắc chắn phải là nhà độc tài rồi...”. Bà khách
đứng lặng lẽ, mắt đăm đăm nhìn vào con đường, chờ có ai ra thì hỏi, hai tay nắm chắc ghi-đông,
chuẩn bị tư thế... chạy!
15 phút sau mới gặp được người dân. Sau khi nghe giải thích tường tận nội dung bảng niêm yết,
bà khách thở phào nhẹ nhõm: “À, ra thế!”. Vui vẻ được 3 năm thì bị lộ. Ông Tài bị bắt giam vì 2 tội:
Phá hoại chính sách lương thực và khuyến khích kinh tế tư nhân ngóc đầu dậy! Do nhân dân trong
xã làm đơn xin hộ, lại được mấy ông trong ủy ban “bao che” nên ông được thả, không bị ra tòa, chỉ
bị kỷ luật cách chức, may quá!
Ông Tài ra đi, “khu kinh tế mở” cũng đi theo, nhưng “bài thơ tứ tuyệt” thì còn ở lại mãi mãi với
người dân lam lũ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×