Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Giáo trình cây Ngô Mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 144 trang )

Cây ngô Zea mays L.
Số đơn vị học trình: 3
Phân bổ: Lý thuyết 36 tiết
Thực hành 9 tiết
Chơng 1: Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất ngô
Chơng 2: Nguồn gốc và phân loại ngô
Chơng 3: Đặc điểm thực vật học của cây ngô
Chơng 3: Đặc điểm sinh trởng, phát triển của cây ngô
Chơng 4: Nhu cầu sinh thái của cây ngô
Chơng 5: Chọn tạo giống ngô
Chơng 6: Kỹ thuật trồng ngô


Chơng I
Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất ngô
1.1. Giá trị kinh tế của cây ngô
Ngô là một trong những cây trồng nông nghiệp quan
trọng trong nền kinh tế của nhiều nớc trên thế giới. ở Việt
Nam ngô là cây lơng thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và
là cây màu số một.
1.1.1. Thành phần dinh dỡng trong hạt ngô
Hạt ngô có giá trị dinh dỡng cao bao gồm Protein, lipid,
glucid, vitamin và các chất khoáng. Thành phần dinh dỡng
trong hạt ngô cao hơn so với một số loại thức ăn khác.
Bảng 1.1: Tỷ lệ protein và lipid có trong một số loại
cây trồng
Đơn vị tính: %
Cây

Ngô


Lúa

Sắn

trồng
Chỉ tiêu
Protein
Lipid

Khoai
lang

6-21
3,5-7

7-10
1-3

0,4-0,6
0,2-0,25

5
2,2

Tuy nhiên hàm lợng dinh dỡng trong hạt ngô thay đổi tùy
thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc.
* Hạt chứa 65-75% hydrat cacbon ở 3 dạng: đờng, tinh bột,
xelluluza. Hàm lợng xelluloza ở ngô nhỏ hơn các cây ngũ cốc
khác (ngô là 2,2%, lúa mì 2,3-2,7%, thóc 11%, khoai lang



chất xơ dễ tiêu là 4% gồm xeluloza và pectin hemixelluloza
cso tác dụng chữa các bệnh tim mạch, đái đờng).
Hydrat cacbon tập trung chủ yếu trong nội nhũ, thành phần
gồm 2 loại: amyloza và amylopectin. Tỷ lệ giữa amyloza và
amylopectin phụ thuộc rất nhiều vào giống. Các giống ngô
nếp tỷ lệ amylopectin là 100%.
Phân biệt ngô nếp, ngô tẻ
Ngô nếp cấu tạo phân tử của amylopectin là mạch dài,
nhánh nhiều, chất dự trữ là dextrin nên có mùi thơm, làm
biến đổi màu của tinh bột.
Ngô tẻ cấu tạo mạch ngắn thẳng, khả năng hấp thụ I yếu
nên không làm biến đổi màu của tinh bột khi dùng chỉ thị
KI.
* Lipid: Hàm lợng lipid trong hạt biến động từ 3,5 -7% tùy
thuộc vào giống, tập trung chủ yếu ở phôi. Do có hàm lợng
lipid cao nên ngô là nguồn thức ăn vỗ béo quan trọng cho gia
súc.
* Protein: Hàm lợng protein trong hạt biến động từ 6-21%,
trung bình là 9,5%, tập trung chủ yếu trong nội nhũ sừng.
Phân biệt nội nhũ sừng và nội nhũ bột
Nội nhũ sừng có cấu tạo tế bào tinh bột là hình đa giác,
xếp xít nhau nên cứng và có màu trong suốt.
Nội nhũ bột có cấu tạo tế bào tinh bột là hình tròn, sắp
xếp có khoảng trống lớn do đó xốp và có màu trắng đục.
Protein ở ngô có 2 loại: prolamin tan trong rợu, chiếm
khoảng 50% so với tổng lợng protein và Glutelin chiếm
khoảng 50%. Thành phần protein của ngô kém hơn so với



protein động vật vì thiếu hai axit amin quan trọng là lizin và
triptophan, đây là 2 axit amin không thay thế (là những axit
amin cơ thể ngời và động vật không thể tổng hợp đợc mà
phải lấy từ thức ăn bên ngoài, có khoảng 10 axit amin không
thay thế).
Triptophan là nguyên liệu để tổng hợp lên vitamin B5 (PP),
là cơ sở kiến tạo nên các enzim, vì vậy khi thiếu các axit
amin này dẫn đến cơ thể thiếu các vitamin.
Thành phần protein thiếu các axit amin quan trọng là nhợc
điểm lớn nhất về chất lợng ở ngô, có thể khắc phục bằng
cách bổ sung các loại thức ăn giàu hai axit amin trên nh đậu
đỗ, tôm, cáhoặc có thể sử dụng các gen chất lợng đạm cao
trong quá trình tạo giống.
Trong thực tế các nhà khoa học đã rất lu tâm đến chất lợng của ngô, từ những năm 1962 các nhà khoa học đã tìm
thấy gen opague-2 là gen có thể làm tăng tỷ lệ lizin và
triptophan, năm 1965 tìm thấy gen Floury -2, năm 1971 phát
hiện thêm gen Opague-6 và năm 1975 tìm đợc 2 gen
Opague-6 và Floury -3. Tuy nhiên các gen này chỉ thể hiện ra
kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn, chính vì vậy khi
trồng các giống ngô chất lợng đạm cao cần chú ý cách ly.
1.1.2. Công dụng của ngô
1.1.2.1. Ngô làm lơng thực
Ngô là cây lơng thực nuôi sống 1/3 dân số trên toàn cầu,
tất cả các nớc trồng ngô đều ăn ngô ở mức độ khác nhau.
Trên thế giới 21% tổng sản lợng ngô đợc sử dụng làm lơng
thực. Các nớc ở Trung Mĩ, Nam á và Châu Phi sử dụng làm


nguồn lơng thực chính. Các nớc Đông Nam Phi sử dụng 85%
sản lợng ngô làm lơng thực, Tây Trung Phi 80%, Bắc Phi

42%, Tây á 27%, Nam á 75%, Đông Nam á và Thái Bình Dơng 39%, Đông á 30%, Trung Mĩ và vùng Caribe 61%.... Nếu
nh ở Châu âu khẩu phần ăn cơ bản là bánh mì, khoai tây,
sữa, Châu á là cơm, cá, rau xanh thì ở Châu Mĩ La Tinh là
ngô, đậu đỗ và ớt. Vì vậy trên phạm vi toàn thế giới ngô vẫn
là cây lợng thực rất quan trọng.
ở Việt Nam ngay từ những năm 60-70 cây ngô đã tham
gia vào cuộc cách mạng xanh giải quyết nạn đói glucid, thời
kỳ này đã cho ra đời giống ngô sớm số 1. Từ năm 1989 mặc
dù chúng ta không phải nhập khẩu gạo mà đã có gạo dự trữ và
xuất khẩu (năm 2004 xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo), đã xác
lập cân bằng dơng về lơng thực trên cục diện cả nớc, nhng ở
những vùng sâu, vùng xa nh Việt Bắc, Tây Bắc lợng ngô đợc
sử dụng làm lơng thực vẫn chiếm 50-60% trong các bữa ăn
hàng ngày. Để làm lơng thực ngô đợc chế biến thành nhiều
sản phẩm khác nhau nh mì, miến, bánh đa, xôi
Khi sử dụng ngô làm lơng thực và thức ăn cho gia súc cần
bổ sung thành phần protein. Mặt khác trong hạt ngô hàm lợng Nicotinic ít nếu chỉ ăn toàn ngô sẽ mắc bệnh penla
(thiếu vitamin). Ngoài ra trong ngô có rất ít Gluten nên khi
trộn bột ngô với men làm bánh sẽ không xốp. Vì vậy bột ngô
không đợc sử dụng làm bánh.
1.1.2.2. Ngô làm thức ăn cho gia súc
Sử dụng ngô làm thức ăn cho gia súc là mục đích chính
của các nớc phát triển nh Mĩ, Pháp, Canada các nớc này sử


dụng 80-96% tổng sản lợng ngô làm thức ăn cho chăn nuôi nh
Mỹ 89%, Pháp 90%, Hunggari 97%....
Thực tiễn sản xuất đã xác nhận hiệu quả cao của ngô, để
sản xuất 1 kg thịt lợn hơi cần 3 kg ngô hạt, 1 kg thịt bò cần
2,5 kg ngô hạt, 1 kg thịt gia cầm cần 2,25 kg ngô hạt, 1 kg

sữa bò tơi cần 5 kg thức ăn ủ chua từ ngô. Ngô là cây thức
ăn gia súc quan trọng nhất hiện nay, gần 70% chất tinh trong
thức ăn tổng hợp cho gia súc là ngô. Ngoài ra ngô còn là
nguồn cung cấp thức ăn xanh và ủ chua lý tởng cho đại gia
súc, đặc biệt là bò sữa. ở Liên Xô cũ hàng năm trồng khoảng
20 triệu ha ngô, trong đó chỉ có 3 triệu ha lấy hạt, còn lại
dùng làm thức ăn ủ chua.
1.1.2.3. Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến
Ngô là nguyên liệu chế biến của các ngành lơng thực,
thực phẩm, công nghiệp dợc và công nghiệp nhẹ.
Tinh bột ngô dùng chế biến rợu, cồn, nớc giải khát, cứ 100 kg
hạt chng cất đợc 44 lít cồn. Tinh bột ngô sử dụng trong công
nghiệp chế biến bánh kẹo. Đờng ngô sản xuất trên quy mô lớn
ngày càng nhiều, giá cả và chất lợng đờng ngô có sức cạnh
tranh đáng kể với đờng mía và đờng củ cải. Trong công
nghiệp dệt tinh bột ngô còn dùng để hồ vải. Trong y dợc ngô
dùng để bào chế glucoza, vitamin, penixilin
Phôi ngô có thể ép dầu, cứ 100 kg hạt, tách mầm ép đợc
1,8-2,7 lít dầu và gần 4 kg khô dầu. Thân lá ngô dùng làm
phân bón, chất đốt, lá bi làm bột giấy, thảm. Lõi chế biến


phân bón, thức ăn gia súc, môi trờng nuôi cấy vi sinh vật, làm
chất cách điện, chất đốt.
Với công nghệ ngày càng cao, cây ngô ngày nay còn chinh
phục nhân loại bằng tính năng đặc biệt của nó. ở Mỹ, ngô
đợc coi là nguyên liệu quý giá để tạo ra năng lợng có tên gọi là
Ethanol, đây là một loại nguyên liệu sạch có chỉ số octan
(chỉ số chống kích nổ) cao có thể bù đắp sự thiếu hụt dầu

mỏ trên thế giới. Chính vì thế những cánh đồng ngô ở trung
tâm miền bắc Hoa Kỳ đợc coi nh kho nguyên liệu rẻ tiền để
tạo ra hàng ngàn thùng hóa chất Ethanol, cung cấp 90%
Ethanol cho ngành công nghiệp Mỹ. Hơn nữa cây ngô còn
tạo ra khí đốt hidro và cacbonmonoxide, hỗn hợp này cháy dễ
dàng có thể sử dụng thay cho khí đốt tự nhiên.
Một phát hiện mới của ngành Công nghệ thông tin - Viễn
thông thế giới là tạo ra sản phẩm CD từ nguyên liệu ngô nhằm
giải quyết vấn đề ô nhiễm cho các máy nghiền nhựa và CD
phế liệu. Sản phẩm CD nguyên liệu từ ngô (có tên gọi
MildDisc) không bị phân hủy trong nớc và cacbondioxide
trong khoảng 50 60 năm, vì vậy ngời sử dụng không phải lo
lắng gì về khả năng lu trữ thông tin trong khoảng thời gian
này (Theo PC Word, 2004).
1.1.2.4. Ngô làm thực phẩm
Ngô là cây thực phẩm có giá trị rất lớn, ngời ta dùng bắp
ngô non làm rau cao cấp. Nghề trồng ngô rau phát triển mạnh
ở Thái Lan, Đài Loan sau đó lan sang các nớc khác. Ngô bao tử
có hàm lợng dinh dỡng cao và an toàn.
1.1.2.5. Ngô là nguồn hàng hóa xuất khẩu


Trên thế giới hàng năm lợng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70
triệu tấn, đây là nguồn lợi lớn của các nớc xuất khẩu. Các nớc
xuất khẩu ngô chính là Mỹ 46,4 triệu tấn (chiếm khoảng
60% lợng ngô lu thông trên thị trờng thế giới), Pháp 6,1 triệu
tấn, Argetina 4,3 triệu tấn, Trung Quốc 1,7 triệu tấn, Thái lan
0,7 triệu tấn, Hunggari 0,8 triệu tấn
Các nớc nhập khẩu chính là Nhật Bản 16,3 triệu tấn, Hàn
Quốc 6,0 triệu tấn, Hà Lan 1,9 triệu tấn, Anh 1,6 triệu tấn,

Tây Ban nha 1,6 triệu tấn...
1.2.Tình hình sản xuất ngô
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trên thế giới cây ngô có địa bàn phân bố và thích ứng
rộng rãi. Trải rộng hơn 90 vĩ tuyến từ dới 40

o

Nam (lục địa

Châu úc, Nam Châu Phi) ở liên Xô (cũ) và Canada đến 58 o
Bắc, ở Nam bán cầu (Newzealand) ngô đợc trồng đến vĩ độ
42- 43 o. Ngoài ra, ngô còn là cây điển hình ứng dụng
nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới về các lĩnh vực: di
truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hóa
vào công tác nghiên cứu và sản xuất. Ngô là cây quang hợp
theo chu trình C4 cha xác định đợc giới hạn về năng suất.
Các nhà khoa học đã dự đoán rằng vào thế kỷ XXI năng suất
ngô đạt trên 30 tấn/ha trong thí nghiệm và trong sản xuất
đại trà 15-20 tấn/ha là hoàn toàn hiện thực. Ngô góp phần lớn
trong việc giải quyết lơng thực cho nhân loại. Chính nhờ
những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế
giới mà trong những năm gần đây diện tích năng suất, sản
lợng ngô tăng không ngừng .


Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô thế giới 1985-2005

Chỉ Diện tích


Năng suất

Sản lợng

tiêu

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Năm
1985
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tăng trởng

126,7
138,0
139,2
138,5
143,3
146,9
147,0
0,7


34,0
42,8
44,2
43,5
44,6
49,3
47,1
2,1

429,9
592,6
614,8
602,9
640,1
724,2
705,3
3,2

(%)
Nguồn: CIMMYT, 1986 và FAO, 2006
Tỷ lệ tăng trởng về diện tích gieo trồng của thế giới trong
20 năm qua (1985-2005) là 0,7 % năng suất 2,1% và tổng
sản lợng là 32%. Từ năm 2000 đến 2005 diện tích gieo trồng
ngô lớn nhất vẫn là Châu á (46,5 triệu ha) chiếm 31,6 %, sau
đó đến là Bắc Trung Mỹ (41,31 triệu ha) chiếm 28,1%, thấp
nhất là Châu Âu (13,97 triệu ha) chiếm 9,3%.
Về năng suất: Khu vực Bắc Trung Mỹ có năng suất cao
nhất (75,7 tạ/ha), sản lợng đạt 312,1 triệu tấn (chiếm 45,2%).
Châu Phi là khu vực có năng suất và sản lợng thấp nhất chỉ

đạt 17,0 tạ/ha và sản lợng đạt 47,6 triệu tấn (chiếm 6,88%)
nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên ở đây bất thuận,


trình độ dân trí còn thấp và ít có khả năng đầu t thâm
canh.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô ở một số vùng trên thế
giới năm 2004-2005
Ch
ỉ tiêu

m

Diện tích

Năng suất

Sản lợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

200

2005 2004 2005 2004

2005


4

Vùng
Bắc và

40,9

41,3

81,6

75,7

333,7

312,1

Trung mĩ
Châu âu

15,6

13,9

61,5

59,1

96,1


82,6

Châu á

45,0

46,5

40,7

39,9

183,3

185,4

Châu Phi

27,6

27,9

16,2

17,0

44,9

47,6


Nguồn FAO, 2006
Mỹ là nớc đứng đầu thế giới về diện tích và sản lợng, Mỹ
cũng là một trong những nớc có năng suất ngô cao trên thế
giới. Năm 2005 năng suất ngô của Mỹ đạt 9,3 tấn/ha với diện
tích gieo trồng là 29,8 triệu/ha và sản lợng đạt 280,2 triệu
tấn (FAO, 2006). Tỷ lệ sử dụng ngô lai là 100% trong đó lai
đơn chiếm 90%. Các nớc phát triển do đầu t thâm canh và
tỷ lệ sử dụng các giống lai cao nên năng suất đạt rất cao
trung bình 8,3 tấn/ha, các nớc đang phát triển là 2,9 tấn/ha
(CIMMYT, 2000). Các nớc có năng suất ngô cao trên thế giới nh:
ý (10 tấn/ha),Hy Lạp (8,1 tấn/ha), Canada (7,7 tấn/ha)...


ở Châu á, Trung Quốc là nớc có diện tích trồng ngô và sản
lợng ngô đứng đầu với năng suất 5 tấn/ha, diện tích 25,5
triệu ha và sản lợng hàng năm là 131,2 triệu tấn (FAO, 2006).
Trung Quốc đang là nớc có sản lợng ngô và diện tích ngô
đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Giống ngô lai đã đợc đa
vào Trung Quốc từ năm 1960 và đến năm 2000 tỷ lệ sử dụng
ngô lai là 84% (CIMMYT, 1999/2000).
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở một số nớc trên
thế giới năm 2005

Ch
ỉ tiêu

m
Nớc
Italy


Diện tích

Năng suất

Sản lợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

200

2005 2004 2005 2004

2005

4

1,1

1,2

95,1

100,

11,4


10,6

93,2

299,9

280,2

6
Mỹ

28,1

29,8

100,
7

Hy Lạp

0,8

0,9

78,8

80,9

6,7


6,8

Canada

1,3

1,1

82,4

77,4

8,8

8,4

24,7

25,5

51,2

50,0

130,4

131,2

14,0


14,5

Trung Quốc
ấn Độ

6,3

7,0
20,0 19,6
Nguồn: FAO, 2006


Năng suất ngô thế giới tăng lên qua các thời kỳ đã khẳng
định đợc u thế của giống lai trong sản xuất, theo số liệu
thống

kê của CIMMYT năm 1999 - 2000 ngô lai đã chiếm

68,2% diện tích toàn thế giới. Các nớc phát triển đạt 98%, các
nớc đang phát triển đạt 52%. Những nớc có năng suất ngô
cao nhất trên thế giới đều là những nớc có tỷ lệ sử dụng
giống lai lớn nh Mỹ đạt 100%, Venezuala 99%, Argentina 88%.
Xu hớng phát triển cây ngô trên thế giới có nhiều thay
đổi, trớc đây sản lợng ngô tập trung chủ yếu ở Mỹ (chiếm
50% sản lợng ngô thế giới) nhng khoảng 20 năm trở lại đây
diện tích và sản lợng ngô tăng đáng kể ở các khu vực khác
nhau, tốc độ tăng trởng cao đợc đánh dấu ở các nớc khu vực
Châu á đặc biệt là Trung Quốc, ấn Độ. Nguyên nhân là do
các quốc gia, đặc biệt là các nớc phát triển nhận thấy cần

thiết phải đa sản lợng ngô tăng lên theo hớng nâng cao năng
suất trên đơn vị diện tích nên đã tăng cờng sử dụng giống
mới với điều kiện thâm canh tối u nhất. nên năng suất cũng
nh sản lợng của các nớc này tăng rõ rệt. Nhìn chung các giống
ngô lai có năng suất cao không những đợc trồng ở các nớc
phát triển mà còn đợc sử dụng rộng rãi ở những nớc đang
phát triển nh Việt Nam.
Hiện nay dân số thế giới ngày càng tăng, trong khi đó
diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp do xu thế đô thị
hóa, ngành nông nghiệp thế giới luôn luôn phải trả lời câu
hỏi làm nh thế nào để giải quyết đủ năng lợng cho 8 tỷ ngời
vào năm 2021 và 16 tỷ ngời vào năm 2030? Để giải quyết các


vấn đề trên ngoài biện pháp phát triển nền nông nghiệp
bền vững đòi hỏi các nhà khoa học nông nghiệp nói chung
và các nhà chọn giống nói riêng phải nhanh chóng tạo ra
những giống ngô có năng suất cao, ổn định mang nhiều
đặc điểm mới đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện
đại.
Theo dự đoán của CIMMYT vào năm 2020 nhu cầu ngô ở
các nớc đang phát triển sẽ vợt nhu cầu lúa mỳ và lúa nớc. Riêng
các nớc Châu á, nếu không tập trung nghiên cứu giải quyết
kịp thời sẽ phải nhập 44,7 triệu tấn vào năm 2020 (CIMMYT,
1997/1998).
Bảng 1.5: Dự đoán sản lợng và nhu cầu ngô trên thế giới
đến năm 2020
ĐVT: Triệu tấn
Vùng


Sản lợng

Lợng ngô
nhập khẩu

Châu á

207,9

44,7

Châu Mỹ La Tinh và

106,6

3,1

Tây á và Bắc Phi

14,8

10,8

Cận Sahara- Châu Phi

51,3

3,1

Các nớc đang phát triển


380,6

61,7

Thế giới

774,6

_

Caribbean

Nguồn: CIMMYT 1997/1998


Đứng trớc đòi hỏi trên, các nhà khoa học đã đa ra hai
định hớng để phát triển sản xuất ngô nh sau:
- Tăng diện tích và tăng năng suất ngô bằng cách đa
những giống ngô lai tốt hơn và kỹ thuật thâm canh cao hơn.
- Tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi với tăng
năng suất và tăng chất lợng (sử dụng các giống ngô giàu đạm
(QPM) (Trần Hồng Uy, 2002).

Nhờ việc ứng dụng công nghệ

sinh học hiện đại vào công tác chọn tạo giống ngô của các nhà
khoa học trên thế giới đã đạt đợc những thành công lớn nh:
- Tạo dòng thuần bằng phơng pháp nuôi cấy invitro, nuôi
cấy bao phấn (Petolio, Jones, Thomson,1998).

- Thụ tinh trong ống nghiệm (William 1988, Kran, Leorz
1993) đã thành công trong khôi phục nguồn gen quý hiếm
trong tự nhiên.
- Nuôi cấy hạt phấn tách rời cha thụ tinh (Pescitelli 1989;
Coumans 1984; Buter 1992).
- Đa bội thể và tái sinh lỡng bội (Wiholm và Wan, 1993).
Các ứng dụng công nghệ gen phát triển mạnh từ đầu
những năm 90 tới nay và đang gia tăng nhanh chóng. Năm
2004 có 81 triệu ha cây trồng biến đổi gen, trong đó ngô
kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ có 19,3 triệu ha
(chiếm 24%). Diện tích ngô biến đổi gen lớn nhất là ở Mỹ
chiếm đến 52% tổng diện tích ngô (Ming Tang Chang and
Peter L.Keding, 2005)[15].


ở Đông Nam á, Philippines cũng đã sử dụng ngô chuyển
gen một vài năm gần đây. Theo Vũ Đức Quang và cs (2005)
[5], hiện nay ở Việt Nam cũng đã có trồng ngô, lúa và bông
biến đổi gen ở một số địa phơng.
Đi tiên phong trong việc nghiên cứu tạo ra các giống ngô
Protein chất lợng cao (QPM) là CIMMYT và một số công ty t
nhân. Trong 2 năm vừa qua 14 nớc đang phát triển đã phối
hợp cùng CIMMYT nghiên cứu và đa ra sản xuất rộng những
giống TPTD và những giống ngô lai QPM. Những nớc có thành
tựu về nghiên cứu tạo ra các giống ngô QPM là: Nam Phi có 14
giống ngô QPM đợc công nhận, Trung Quốc có 14 giống,
Mexico có 6 giống Hàng năm vùng Trung tâm miền tây nớc
Mỹ sản xuất 1 triệu tấn ngô Hi-Lysine (QPM) của công ty
Crow, để làm thức ăn chăn nuôi (S.K. Vasal, 2001).
Bảng 1.6. Diện tích ngô QPM ở một số nớc trên thế giới

Đơn vị: ngàn ha
Khu vực

Năm 2000

Năm 2003

Mexico

40

500

Braxin

10

50

Ghana

200

100

Trung Quốc

400

400


50

50

ấn Độ

Mới ra giống

25

Việt Nam

Mới ra giống

25

Nam Phi


Nguồn : CIMMYT, 2000
ở Châu á hiện có 3 nớc có chơng trình nghiên cứu và
phát triển ngô QPM đó là Trung Quốc, ấn Độ và Việt Nam.
Việt Nam đang đẩy mạnh chơng trình nghiên cứu và phát
triển giống ngô QPM bao gồm cả giống lai và giống TPTD, đã
chọn tạo đợc giống chất lợng cao HQ 2000 với tiềm năng năng
suất 7- 8 tấn/ha (Trần Hồng Uy, 2002).

1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Cây ngô đợc trồng ở Việt nam cách đây khoảng 300
năm, mặc dù đã có lịch sử phát triển rất lâu đời nhng do
truyền thống lúa nớc nên trớc kia cây ngô cha phát huy hết đợc tiềm năng của nó ở Việt Nam. Những năm gần đây cây
ngô đã đợc quan tâm trong sản xuất nông nghiệp bởi hai u
thế đặc biệt của nó, đó là tiềm năng về năng suất và giá
trị sử dụng.
Trên thế giới hiện nay cha có cây lơng thực nào có tiềm
năng năng suất cao nh cây ngô. Kể từ khi cây ngô đợc phát
hiện ra ở Châu Mĩ và du nhập đến các châu lục khác trên
trái đất đến nay năng suất đã tăng 24,3 lần. Ngày nay cùng
với

sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ứng dụng những

thành tựu về chọn giống và kỹ thuật canh tác, tiềm năng
năng suất của cây ngô không ngừng tăng lên. Trong các mô


hình thí nghiệm với diện tích nhỏ (0,5 ha), ngời ta đã thu
đợc năng suất ngô 27 tấn/ha. Trên cơ sở các yếu tố di truyền
học, sinh lý học và bằng các mô hình toán học, các nhà khoa
học trên thế giới dự đoán trong tơng lai tiềm năng năng suất
của cây ngô có thể đạt 37,5 tấn/ha.
Ngoài tiềm năng về năng suất, cây ngô còn có giá trị sử
dụng rất rộng rãi với 17% tổng sản lợng ngô làm lơng thực,
66% làm thức ăn cho chăn nuôi, 5% làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến và trên 10% xuất khẩu. Chính vì
vậy cây ngô đã trở thành cây trồng đảm bảo an ninh lơng
thực và phát triển kinh tế ở nhiều nớc trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.

Với hai u thế trên cộng thêm khả năng thích nghi rộng và
khả năng chống chịu tốt, cây ngô ngày càng đợc quan tâm
phát triển. ở Việt Nam, cây ngô đợc trồng ở tất cả các vùng,
các tỉnh trong cả nớc. Quá trình phát triển sản xuất ngô của
Việt Nam từ năm 1960 đến nay có thể chia làm 3 giai đoạn
nh sau:
Giai đoạn 1960- 1980: Diện tích trồng ngô đã đợc mở
rộng, năm 1960 diện tích ngô của cả nớc là 197,6 ngàn ha,
nhng đến năm 1980 đã tăng gấp đôi (389,6 ngàn ha). Giai
đoạn này các giống ngô sử dụng trong sản xuất chủ yếu là
các giống địa phơng và một số giống tổng hợp, hỗn hợp nên
năng suất ngô còn rất thấp chỉ đạt 10-11 tạ/ha.
Giai đoạn 1980 - 1992: Diện tích ngô tăng chậm, từ
389,6 ngàn ha (1980) lên 478,0 ngàn ha (1992). Tuy nhiên, do
phần lớn diện tích trồng ngô sử dụng giống ngô thụ phấn tự


do cải tiến nên năng suất ngô đã tăng từ 11 tạ/ha (năm 1980)
lên 15,6 tạ/ha (năm 1992).
Giai đoạn 1993 đến nay: Do nhu cầu thức ăn cho chăn
nuôi ngày càng tăng, do lợi nhuận mà sản xuất ngô mang lại
và do có các chính sách hỗ trợ của chính phủ, sản xuất ngô
của Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Trong những năm qua cây ngô đã đợc quan tâm cả về
bề rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1993 đến nay sản xuất ngô ở
nớc ta phát triển mạnh mẽ cả về 3 mặt: Diện tích, năng suất
và sản lợng. Năm 2004 diện tích trồng ngô của nớc ta đạt
990,4 ngàn ha tăng gần gấp đôi so với năm 1993 (năm 1993
diện tích đạt 500,2 ngàn ha), năng suất bình quân đạt
34,8 tạ/ha và tổng sản lợng đạt 3,5 triệu tấn. Năm 1995 diện

tích ngô của nớc ta chỉ chiếm 0,41% diện tích trồng ngô
của thế giới, năng suất bằng 55% năng suất ngô thế giới, nhng
hiện nay tỷ lệ diện tích và năng suất của nớc ta đã tăng lên
rõ rệt với các giá trị tơng ứng là 0,67% và 70,6% (năm 2004).
Bảng 1.7: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai
đoạn 1993- 2004
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

Diện
(1000 ha)
496,0
534,7
556,8
615,2
662,9
649,7
691,8
730,2
729,5

tích Năng

(tạ/ha)
17,7
21,4
21,1
25,0
24,9
24,8
25,3
27,5
29,6

suất Sản lợng (1000
tấn)
882,2
1.143,9
1.177,2
1.536,7
1.650,6
1.612,0
1.753,1
2.005,9
2.161,7


2002
2003
2004

816,4
909,8

990,4

30,8
32,2
34,9

2.511,2
2.933,7
3.453,6

Nguồn: Số liệu 1993-2003, FAO
Số liệu 2004, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Từ năm 1993 đến nay, tỷ lệ tăng trởng bình quân
hàng năm về diện tích là 6,6%, năng suất là 6,6% và sản lợng
là 13,6%, cao hơn so với giai đoạn 1975-1985 (tỷ lệ tăng trởng của giai đoạn 1975-1985 có các giá trị tơng ứng là 4,2%;
3,9% và 10%). Tỷ trọng tăng trởng trong sản xuất ngô của nớc
ta cao hơn so với thế giới và các nớc đang phát triển, tuy nhiên
năng suất ngô trung bình của Việt Nam năm 2004 vẫn thấp
hơn năng suất ngô trung bình của thế giới. Nguyên nhân
chính là do ở nớc ta ngô đợc trồng chủ yếu trên diện tích
đất nghèo dinh dỡng, không chủ động tới tiêu (diện tích ngô
đợc tới chỉ chiếm 30% diện tích trồng ngô), cho nên năng
suất ngô ở các vùng khác nhau có sự chênh lệch rất lớn. Mặc dù
vậy vẫn có thể khẳng định rằng sản xuất ngô của Việt Nam
đã có sự phát triển vững chắc và không ngừng tăng lên.
Để đạt đợc các kết quả trên ngoài những chính sách
đúng đắn của Đảng và nhà nớc khuyến khích sản xuất còn
do các nhà khoa học đã đa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, đặc biệt việc thay thế các giống ngô thụ phấn tự
do năng suất thấp bằng các giống ngô lai đã góp phần tăng

nhanh tổng sản lợng ngô ở nớc ta.
Bảng 1.8: Diện tích trồng ngô lai ở Việt Nam giai đoạn
1993-2004.


Năm

Diện tích (1000

Tỷ lệ so với tổng diện

ha)

1993
1994
1995
1996
2000
2004

60
135
163
230
425
800

tích ngô (%)
12
25

29
40
60
80

Nguồn: Số liệu 1993-2000: Theo báo cáo của cục khuyến nông
Bộ NN và PTN
Số liệu 2004 - Viện nghiên cứu ngô
Cuộc cách mạng về ngô lai đã thực sự trở thành động lực
thúc đẩy ngành sản xuất ngô, góp phần đa chăn nuôi trở
thành ngành sản xuất chính, tăng thu nhập cho ngời dân, góp
phần xoá đói giảm nghèo đặc biệt đối với đồng bào miền
núi. Sự phát triển ngô lai ở nớc ta đã đợc Trung tâm cải tạo
giống ngô và lúa mì Quốc tế (CIMMYT) và tổ chức Nông Lơng
liên hiệp quốc (FAO) đánh giá rất cao. Trong vòng 10 năm, bắt
đầu từ năm 1993 nớc ta mới đa ngô lai vào sản xuất đại trà với
12% diện tích, nhng đến năm 2004 diện tích này đã đạt
80%. Hiện nay chúng ta đã đuổi kịp các nớc trong khu vực về
trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn
đầu sử dụng công nghệ cao trong tạo giống (công nghệ gen,
nuôi cấy bao phấn và noãn).
1.2.2.2.Thực trạng sản xuất ngô ở các vùng sinh thái
Việt Nam
Việt Nam là một nớc nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới
thấp có vĩ độ 8030' đến 23023' Bắc và 102,1 đến 109,2 độ
kinh đông, nên khí hậu mang tính đặc trng nóng và ẩm.


Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu, sản xuất ngô ở nớc ta đợc chia ra làm 8 vùng ngô chính.
1. Vùng ngô Đông bắc: ở độ cao tuyệt đối từ 300-900

m.
2. Vùng ngô Tây bắc: ở độ cao tuyệt đối từ 600-1000
m.
3. Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ: ở độ cao tuyệt
đối từ 0-200 m.
4. Vùng ngô Bắc trung bộ: ở độ cao tuyệt đối từ 0-200
m.
5. Vùng Duyên hải miền trung: ở độ cao tuyệt đối từ 01000 m.
6. Vùng ngô Tây Nguyên: ở độ cao tuyệt đối từ 400-900
m.
7. Vùng Đông nam bộ: ở độ cao tuyệt đối từ 0-400 m.
8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ở độ cao tuyệt đối
từ 0-10 m.
Bảng 1.9: Diện tích trồng ngô của 8 vùng chính ở Việt
Nam
Đơn vị tính: Ngàn ha
Năm

1995

2000

2001

2002

2003

Vùng
Đông bắc


147,

183,

183,

189,

206,

0

2
104,

9
109,

6
122,

0
129,

2
92,9

1
68,2


5
70,0

0
80,3

Tây bắc
Đồng bằng và trung du

67,1
95,4


bắc bộ
Bắc trung bộ
Duyên hải miền trung
Tây nguyên
Đông nam bộ

92,8

87,2

95.1

19,4

28,5


48,7

86,8

32,3
103,

35,2
149,

5
37,3
181,

122,

1
122,

2
128,

9
133,

8
19,0

8
22,9


9
26,5

2
31,6

95,0

Đồng bằng sông Cửu Long

110,

64,0

20,2

Nguồn: Niên giám thống kê 2004 [5]
Nhìn chung sản xuất ngô ở các vùng trong cả nớc đều
có sự chuyển biến rõ rệt, diện tích, năng suất và sản lợng
ngô năm 2003 của tất cả các vùng đều tăng lên so với những
năm trớc đó. Tuy nhiên do điều kiện đất đai và khí hậu
khác nhau nên sản xuất phát triển không đều giữa các vùng
và không tơng xứng với điều kiện tự nhiên. Trong 8 vùng trồng
ngô vùng ngô Đông bắc là vùng có diện tích lớn nhất (206 ngàn
ha), nhng do địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt nên
năng suất chỉ đạt 26,9 tạ/ha (năm 2003), thấp hơn năng suất
trung bình của cả nớc 5,3 tạ/ha.
Bảng 1.10: Năng suất ngô của 8 vùng chính ở Việt Nam
Đơn vị tính: Tạ/ha

1995

2000

2001

2002

2003

Vùng
Đông bắc
Tây bắc
Đồng bằng và trung du

17,3
14,4
21,1

23,6
21,9
27,5

25,1
23,4
29,6

26,5
25,4
30,8


26,9
25,9
32,2

bắc bộ
Bắc trung bộ
Duyên hải miền trung

18,0
16,1

24,5
25,1

29,0
28,5

29,8
29,0

31,2
33,5

Năm


Tây nguyên
Đông nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long


19,1
26,9
41,6

36,5
33,4
27,3

35,3
33,6
41,7

34,0
34,9
42,3

35,5
37,2
43,9

Nguồn: Niên giám thống kê 2004
Bảng 1.11: Sản lợng ngô của 8 vùng chính ở Việt Nam
Đơn vị tính: Ngàn tấn
1995

2000

2001


2002

2003

Vùng
Đông bắc
243,2
Tây bắc
96,3
Đồng bằng và trung du 249,4

425,5
227,8
279,6

461,4
255,4
228,2

502,0
311,1
246,7

554,6
334,7
294,3

bắc bộ
Bắc trung bộ
Duyên hải miền trung

Tây nguyên
Đông nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

227,4
71,6
320,3
401,9
51,8

253,3
92,2
363,5
412,2
95,5

280,6
102,0
507,2
449,6
112,0

344,5
124,9
646,2
495,9
138,6

Năm


115,0
31,3
112,9
245,1
84,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2004
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích
trồng ngô nhỏ nhất, năm 2003 diện tích ngô ở đây là
31.600 ha, nhng đây lại là vùng có năng suất cao nhất (43,9
tạ/ha). Đất trồng ngô ở đây là đất phù sa mới đợc bồi đắp
đều đặn hàng năm, khí hậu thuận lợi, hầu nh quanh năm
nhiêt độ bình quân trên 20oc, ánh sáng dồi dào, mùa khô
không ma nhng có điều kiện tới bổ sung, cho nên cây ngô ở
đây sinh trởng phát triển rất tốt, tuy nhiên đây là khu vực
sản xuất lúa xuất khẩu lớn nhất trong cả nớc cho nên diện tích
trồng ngô ít đợc mở rộng.
Sản lợng ngô lớn nhất là vùng ngô Tây Nguyên năm 2003
đạt 646.200 tấn. Tây nguyên là một trong những vùng đất


quan trọng nhất của nền nông nghiệp nớc ta kể cả cây công
nghiệp và cây hoa màu lơng thực. Đất ở đây chủ yếu là
đất đỏ Bazan, phì nhiêu màu mỡ, nhiệt độ bình quân trên
20oc, lợng ma trung bình 1500mm/năm đã tạo điều kiện cho
cây ngô mọc và sinh trởng tốt quanh năm. Trớc kia sản xuất
nông nghiệp ở đây còn nhiều bất cập, nhiều diện tích đất
có khả năng trồng ngô cha đợc tận dụng, mặc dù không có sự
cạnh tranh giữa cây ngô với cây công nghiệp dài ngày. Nhng
trong một vài năm gần đây, do cây công nghiệp dài ngày,

nhất là cây cà phê gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và
xuất khẩu nên ngời dân ở đây đã chú ý đến phát triển sản
xuất ngô. Tuy nhiên sản xuất ngô ở đây cũng gặp phải 1 số
khó khăn nhất định nh gặp ma khi thu hoạch vụ ngô gieo
trồng vào tháng 4, gặp hạn cuối vụ đối với vụ ngô gieo trồng
tháng 7, vì vậy để phát triển sản xuất ngô của vùng này cần
có bộ giống lai ngắn ngày, lá bi kín để thu hoạch và bảo
quản an toàn ở vụ 1 và tránh đợc hạn ở vụ 2, đồng thời trang
bị các cơ sở chế biến để đảm bảo chất lợng ngô sau thu
hoạch.
Ngoài ra vùng Đồng bằng và Trung du bắc bộ cũng là
những vùng ngô đầy tiềm năng nhng tốc độ mở rộng diện
tích cũng nh tăng năng suất còn chậm. Giai đoạn 1995-2000
diện tích của khu vùng này giảm 0,5%/năm, giai đoạn 20002003 giảm 3,1%/năm, trong khi đó tỷ lệ tăng trởng bình
quân về diện tích của cả nớc là 6,6%. Vì vậy hớng phát triển
sản xuất ở đây là đầu t thâm canh để phát huy hết tiềm
năng năng suất của các giống lai, mở rộng diện tích trồng


ngô đông trên đất 2 lúa với các giống ngắn ngày nhng cho
năng suất cao, mở rộng diện tích trồng ngô thực phẩm để
phục vụ nội tiêu và chế biến xuất khẩu để tăng giá trị sản
xuất ngô của vùng.
1.2.2.3. Hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất ngô
của các tỉnh miền núi phía Bắc
* Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi phía
Bắc
Các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm có 14 tỉnh thuộc
hai vùng ngô chính đó là vùng ngô Đông bắc và vùng ngô Tây
bắc. Cùng với xu thế phát triển chung của đất nớc, sản xuất

nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang có sự
chuyển biển tích cực và cây ngô đợc coi là cây trồng chủ
lực ổn định lơng thực và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
của vùng.
Vùng ngô Đông Bắc
Vùng ngô Đông bắc gồm 11 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào
Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh).
Đây là vùng ngô có diện tích lớn nhất ở Việt Nam với
diện tích trồng ngô năm 2004 là 212 ngàn ha, nhng sản xuất
ngô ở đây gặp không ít khó khăn. Mặc dù diện tích lớn nhng lại phân bố rải rác, địa hình phức tạp, đất trồng ngô chủ
yếu là đất phiêng bãi, thung lũng, thềm sông suối, độ cao so
với mặt nớc biển cũng thay đổi từ vài trăm mét (Lạng Sơn)
đến hơn nghìn mét (cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang). Khí
hậu ở đây cũng khắc nghiệt, hạn và rét thờng kéo dài, lợng


×