ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ THỊ BÌNH THƯ
KINH TẾ DU LỊCH KHU VỰC MIỀN TÂY
TỈNH YÊN BÁI (1986 – 2013)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy
Thái Nguyên, năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Người thực hiện
Lý Thị Bình Thư
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả luận văn xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà
Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử
trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên, đã chỉ bảo tận tình, động viên,
khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh
Yên Bái; Huyện ủy, UBND các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và
thị xã Nghĩa Lộ, cùng các ban ngành đoàn thể trong tỉnh Yên Bái, các địa
phương đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng
khoa học bảo vệ luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả
Lý Thị Bình Thư
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ...................................................................iv
Danh mục bảng biểu ..........................................................................................v
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
Chương 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA KHU VỰC MIỀN TÂYTỈNH
YÊN BÁI ........................................................................................................13
1.1. Địa lí tự nhiên ........................................................................................13
1.2. Con người và tài nguyên nhân văn.........................................................17
1.3. Điều kiện kinh tế....................................................................................24
Chương 2: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH
YÊN BÁI (1986 -2013)...................................................................................27
2.1 Cơ sở phát triển du lịch khu vực miền Tây..............................................27
2.1.1.Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền .........................27
2.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .....................29
2.1.3.Nguồn nhân lực....................................................................................32
2.1.4.Lượng khách du lịch ............................................................................32
2.2. Các loại hình du lịch ở khu vực miền Tây..............................................37
2.2.1 Du lịch văn hóa....................................................................................38
2.2.2.Du lịch sinh thái...................................................................................43
2.2.3. Du lịch cộng đồng...............................................................................51
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI ..........................................55
3.1. Tác động về kinh tế................................................................................55
3.1.1.Đóng góp cho ngân sách của địa phương và của tỉnh ...........................55
iii
3.1.2 Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương ..........................56
3.1.3.Động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển ...........................56
3.1.4. Quảng bá cho sản xuất địa phương .....................................................58
3.1.5. Khuyến khích nhu cầu tại địa phương .................................................59
3.2. Tác động về xã hội.................................................................................60
3.2.1.Giải quyết việc làm cho người lao động..............................................60
3.2.2.Giải quyết tình trạng đói nghèo............................................................62
3.2.3. Góp phần nâng cao dân trí ..................................................................64
3.2.4. Làm thay đổi diện mạo các vùng có hoạt động du lịch ........................64
3.2.5.Góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc .....................................66
KẾT LUẬN ....................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................78
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
NỘI DUNG
BCH
Ban chấp
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CNH – HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
DLST
Du lịch sinh thái
NXB
Nhà xuất bản
VHTHDL
Văn hóa, thể thao, du lịch
UBND
Uỷ ban nhân dân
WTTC
Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, LƯỢC ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính khu vực miền Tây ........... 17
Bảng 1.2: Các điểm du lịch khu vực Mường Lò và Miền Tây......................... 23
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch........................................................ 31
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến miền Tây từ 2000 đến năm 2013............. 34
Bảng 3.1: Doanh thu từ TM -DV - DL giai đoạn từ 1986 -2013 ..................... 55
Bảng 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế ........................................................ 56
Bảng 3.3: Tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch miền Tây ............... 61
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh
mẽ.Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý tộc, tầng lớp
thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân. Du lịch phát triển góp phần
tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyết nhiều công ăn việc làm
cho xã hội; thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan như xây dựng,
thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo hiểm, giao thông vận tải, bưu chính
viễn thông,…
Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế
(WTTC), năm 2012 du lịch đóng góp 6500 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu, tạo
việc làm cho khoảng 260 triệu người trên thế giới. Dự báo trong 10 năm tới,
ngành du lịch sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm. Cùng với đó giá trị
đóng góp cho kinh tế toàn cầu sẽ tăng lên mức 10.000 tỷ USD mỗi năm, tương
đương 10% GDP toàn cầu. Tới năm 2020, ngành du lịch sẽ tạo ra khoảng 328
triệu việc làm tương đương tỷ lệ 1/10 lao động toàn thế giới làm việc trong
ngành du lịch[10].
Với hiệu quả to lớn đó, du lịch đã được nhiều nước trên thế giới trong đó
có Việt Nam chọn là ngành ưu tiên phát triển số một trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của mình. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu
rõ: “ Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư
phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm đưa ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn”[37].Trong chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội
2011 – 2020 Đảng nhấn mạnh: “Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có
lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng
không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. ….Hình thành một số trung tâm
1
dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế đa dạng hóa sản phẩm và các
loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế”[36, tr.9].
Hiện nay, ngành du lịch nước ta đang có bước phát triển đáng kể nếu
năm 2007 đón và phục vụ 4,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến với Việt
Nam thì đến năm 2012 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,8 triệu lượt
người. Doanh thu từ du lịch đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011;
thu hút trên 1,7 triệu lao động làm trong ngành du lịch, trong đó có 550 nghìn
lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp[10].
Yên Bái là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ với trên 30
dân tộc anh em cùng chung sống, là nơi có nền văn minh sông Hồng, sông
Chảy, là trung điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của tổ quốc, có
nhiều lợi thế về giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy. Nơi đây có
nhiều di tích lịch sử cách mạng, hệ thống các đình, đền, chùa gắn liền với lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bên cạnh đó, Yên Bái còn là nơi có khí
hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên với danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc
thang Mù Cang Chải, hồ Thác Bà, khu du lịch Suối Giàng…Những tiềm năng
vốn có trên là điều kiện thuận lợi để tỉnh Yên Bái có thể khai thác, phát triển
nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Cùng với công cuộc đổi mới, công cuộc công
nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước, Tỉnh ủy- UBND tỉnh Yên Bái cũng có
nhiều định hướng nhằm phát huy tiềm năng của tỉnh, từng bước đa dạng hóa
các hoạt động kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nhằm xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Miền Tây Yên Bái gồm có các huyệnVăn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang
Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Nơi đây có thiên nhiên hùng vĩ, có nhiều di tích lịch
sử văn hóa, với 17 dân tộc anh em chung sống từ lâu đời, có một nền văn hóa
đậm đà bản sắc. Nơi đây còn có cánh đồng rộng lớn thứ hai Tây Bắc – Mường
Lò - nổi tiếng với gạo trắng nước trong, những người dân nơi đây sống nhân
hậu, trung thực và hiếu khách.Vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa ấy từ lâu
2
đã là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài
nước. Để tạo nên sự khác biệt với các vùng miền khác về đặc thù văn hóa,
UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án “ Xây dựng thị xã văn hóa - du lịch
Nghĩa Lộ 2013 -2020” với mục tiêu xây dựng Nghĩa Lộ trở thành trung tâm
văn hóa, du lịch miền Tây. Điều đó cho thấy, khu vực miền Tây được coi là
khu du lịch trọng điểm của tỉnh.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch
của khu vực, qua đó thấy được những nỗ lực của các địa phương trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững tạo nên sự
phát triển của các ngành kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo tồn, phát
triển các giá trị văn hóa của địa phương tôi đã chọn đề tài “ Kinh tế du lịch khu
vực miền Tây tỉnh Yên Bái (1986 – 2013)” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đóng vai trò là một ngành kinh tế có vị trí vai trò quan trọng trong khu
vực dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Du lịch hay kinh tế du
lịch đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu,
các nhà kinh tế học…Cụ thể:
2.1. Các sách đã xuất bản trong nước
Cuốn “Du lịch và kinh doanh Du lịch”, TS.Trần Nhạn – NXB Văn hoá
Thông tin – Hà Nội 1996. Trên cơ sở khái niệm về du lịch và kinh doanh du
lịch, các loại hình du lịch, cuốn sách tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch
cũng như những tác động của hoạt động kinh doanh du lịch đối với các ngành
kinh tế khác.
Trong cuốn “Tổng quan về Du lịch”, NXB Giáo dục 1999, tác giả Vũ
Minh Đức đã cho chúng ta có một cái nhìn cận cảnh hơn nữa về sự phát triển
của du lịch Việt Nam cũng như du lịch thế giới. Những tác động của du lịch thế
giới đến các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.
3
Cuốn “Pháp lệnh du lịch”, NXB Chính trị quốc gia 1999, văn bản pháp
lí được Quốc hội khóa X thông qua, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 1999.
Pháp lệnh là cơ sở để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế đẩy mạnh
giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước về du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Cuốn sách“Kinh tế du lịch” của tác giả Nguyễn Hồng Giáp, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000, đã làm rõ khái niệm kinh tế du
lịch, tiềm năng du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch. Trên cơ sở nghiên
cứu lí luận, tác giả đưa ra được những tác động của kinh tế du lịch đến kinh
tế - xã hội.
Cuốn sách“ Kinh tế du lịch và du lịch học” của tác giả Đổng Ngọc Minh –
Vương Lôi Bình (NXB trẻ, 2001). Cuốn sách đã cung cấp thông tin chi tiết về
du lịch, kinh tế du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch; đứng trên góc độ nghiên
cứu tác giả đề cập đến vấn đề nghiên cứu học thuật đối với hoạt động du lịch.
Cuốn “Giáo trình kinh tế Du lịch”, NXB Lao Động – Xã hội Hà Nội
2004 của tác giả GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS.Trần Thị Minh Hoà. Là
cuốn giáo trình dành cho sinh viên khoa du lịch, tìm hiểu về du lịch với vai
trò là một ngành kinh tế. Cuốn sách đã đề cập đến khái niệm du lịch, kinh tế
du lịch, vị trí vai trò của du lịch cũng như các loại hình du lịch hiện có.
Cuốn “Luật Du lịch”, NXB Chính trị Quốc gia cho biết Luật được Quốc
hội khoá XI, kỳ họp thứ VII, thông qua ngày 14-6-2005, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-1-2006. Việc xây dựng Luật này nhằm thể chế hoá Nghị quyết của
Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn,
kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo
ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch.
2.2. Các bài Tạp chí, Luận văn
Bên cạnh những cuốn sách tìm hiểu về du lịch, còn có những công trình
khoa học tìm hiểu về du lịch như Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thụy với đề
4
tài“Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt Nam
thành ngành kinh tế mũi nhọn…” tại Đại Học Kinh tế quốc dân – Hà Nội
năm 1996 đây là công trình khoa học làm rõ sự phát triển của ngành du lịch
Việt Nam từ 1986 và đưa ra những giải pháp chủ yếu để du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
Cùng với tác phẩm trên còn có rất nhiều các công trình khác tìm hiểu về
du lịch như: “Tài nguyên Du lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Thành (2002),
“Vài suy nghĩ về phát triển Du lịch Việt Nam – Du lịch nhân dân và Du lịch
quốc tế” Dương Minh Trung (2004)…Chủ yếu khai thác về tài nguyên – tiềm
năng của du lịch Việt Nam. (Tạp chí du lịch Việt Nam – Tổng cục du lịch).
Ở Yên Bái, với mục đích từng bước đưa du lịch trở thành một ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh; Sở văn hóa thông tin và du lịch đã phối hợp
cùng các sở ban ngành, các nhà nghiên cứu để đánh giá tiềm năng du lịch
của tỉnh nhà:
Các bài viết: “ Định hướng đầu tư xây dựng thị trường, sản phẩm du lịch
các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai” của tác giả Hà Văn Siêu; “Yên Bái tiềm
năng phát triển và cơ hội đầu tư” UBND tỉnh Yên Bái đã đề cập đến những
định hướng chung về phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh với các tỉnh lân
cận. Trong đó khu vực miền Tây là một trong những tuyến trong tuyến “du lịch
về nguồn” của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai.
Đối với khu vực miền Tây đã có các nghiên cứu:
Luận văn “Người Thái đen với sự phát triển du lịch Mường Lò – tỉnh
Yên Bái” của Đoàn Thị Hương Lý (2009) được bảo vệ tại Đại học KHXH &
NV Hà Nội; tác giả đã cho thấy tiềm năng du lịch của vùng Mường Lò – nơi
được xem là vùng đất tổ của người Thái đen. Qua nghiên cứu cho thấy văn hóa
tộc người chính là một kho tài nguyên du lịch giá trị của vùng Mường Lò Nghĩa Lộ - Văn Chấn.
5
Luận văn “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên
địa bàn huyện Văn Chấn” của tác giả Lê Lâm Bằng (2010); tác giả đã tìm hiểu
đầy đủ những điều kiện về tự nhiên – xã hội cho sự phân bố và phát triển của
cây chè trên địa bàn huyện Văn Chấn. Đặc biệt là vùng chè Suối Giàng – với
những đề xuất bảo tồn và xây dựng mô hình liên kết ngành kinh tế để Suối
Giàng trở thành vùng du lịch sinh thái với hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan và
nghiên cứu.
Luận văn “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của
người dân bản Paket và bản Lè phường Trung tâm – thị xã Nghĩa Lộ” của tác
giả Vũ Văn Trường (2011), tác giả đã đề cập đến thái độ trong việc bảo tồn
nghề truyền thống của người Thái để phát triển du lịch cộng đồng.
Luận văn “Khai thác Ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng
phụ cận cho phát triển du lịch” của tác giả Hoàng Mạnh Thắng (2011) khóa
luận chuyên ngành du lịch được bảo vệ tại Đại học KHXH & NV Hà Nội. Với
mục đích tìm hiểu để phục vụ cho phát triển du lịch nên nghiên cứu của tác giả
đã khái quát được toàn cảnh về huyện Mù Cang Chải, tiềm năng khai thác du
lịch mà cụ thể là hoạt động du lịch văn hóa, du lịch nông thôn gắn với khai thác
Ruộng bậc thang một hình thức canh tác nông nghiệp của người Mông.
Ngoài ra còn có nghiên cứu“đời sống văn hóa tinh thần của người Mông
ở huyện Mù Cang Chải” – tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2012) qua việc
nghiên cứu này tác giả cũng đã có ý kiến đề xuất việc bảo tồn và khai thác các
giá trị văn hóa tinh thần của người Mông để phục vụ cho du lịch cộng đồng và
du lịch sinh thái ở địa phương.
Luận văn “Văn hóa Thái với hoạt động du lịch Mường Lò (Nghĩa Lộ)”tác giả Nguyễn Kim Lê (2012), trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần của người Thái Mường Lò (Nghĩa Lộ), tác giả đã
có những đánh giá về sự đóng góp của những giá trị văn hóa Thái trong việc
phát triển du lịch ở thị xã Nghĩa Lộ.
6
Phạm Thị Phương trong luận văn “Tiềm năng – Thực trạng và những
giải pháp phát triển du lịch tỉnh Yên Bái” (2012), đã làm rõ những tiềm năng
du lịch và thực trạng khai thác các tiềm năng đó của ngành du lịch Yên Bái;
trên cơ sở những thực trạng tác giả cũng đã có đề xuất giải pháp để phát triển
du lịch tỉnh Yên Bái nhằm khai thác những thế mạnh sẵn có, mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
2.3. Các công trình nghiên cứu địa phương
Cuốn “Yên Bái nơi hội tụ của đồng bào dân tộc” của nhà nghiên cứu Hà
Lâm Kỳ (NXB Văn hóa dân tộc, năm 1996). Cuốn sách đã khái quát về đặc
điểm tự nhiên, tên gọi, tên gốc, đời sống của đồng bào dân tộc sinh sống trên
đất Yên Bái.
Cuốn “Mỗi nét tinh hoa” của tác giả Hà Lâm Kỳ làm chủ biên (NXB
dân tộc, năm 2001), nêu lên những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của
các dân tộc Yên Bái; Tác giả cũng đề cập đến việc khai thác một loại hình du
lịch, đó là du lịch văn hóa với những tiềm năng của nó.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ ” (Ban Tuyên giáo Thị ủy –
2005). Đã trình bày những nét cơ bản về dân cư cùng lịch sử hình thành của thị
xã Nghĩa Lộ qua các thời kỳ lịch sử, từ 1986 –2005 Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ
đã vận dụng các nghị quyết của TW Đảng tạo ra những bước chuyển mình rõ
rệt về kinh tế - xã hội theo hướng thương mại- dịch vụ.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Mù Cang Chải” (của BCH huyện ủy –
2007) đã khái quát quá trình phát triển Đảng bộ huyện Mù Cang Chải trong
việc lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện các nhiệm vụ kinh tế
- xã hội của địa phương đến năm 2000.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn 1954 -2007” (tập 2 - Ban
tuyên giáo huyện ủy, 2006), đã nêu một cách tổng quát quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ huyện trong các giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của
7
địa phương, đặc biệt trong giai đoạn cùng cả nước thực hiện đổi mới đi lên
công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Cuốn “Yên Bái đất và người trên hành trình phát triển”của NXB văn
hóa thể thao – Công ty Văn hóa trí tuệ Việt xuất bản năm 2006. Không chỉ nêu
được một hành trình phát triển của Yên Bái, mà qua đó đã nhấn được những
ngành kinh tế có tiềm năng và đóng góp cho tỉnh. Tuy nhiên, về du lịch mới
dừng lại ở khắc họa những đặc trưng văn hóa và khả năng khai thác du lịch của
tỉnh Yên Bái.
Sự đóng góp của hoạt động du lịch còn nêu trong các tài liệu, bản báo
cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của UBND huyện và huyện ủy các huyện
thị miền Tây như: Tổng hợp số liệu kinh tế- xã hội – các phòng tài chính;
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ các huyện, thị; Báo cáo tổng
kết của Sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh…
Nhìn chung, cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày
chi tiết và có hệ thống về hoạt động kinh tế du lịch trong hơn 20 sau đổi mới ở
khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về ngành kinh tế du lịch miền Tây: tiềm năng,
các hoạt động du lịch và tác động kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hội của
khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.
3.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội thấy được
tiềm năng phát triển của kinh tế du lịch ở khu vực miền Tây; Đánh giá mức độ
đóng góp của hoạt động kinh tế này đối với sự phát triển về mọi mặt đời sống
kinh tế- chính trị- văn hóa – xã hội của địa phương. Từ mục đích này nhiệm vụ
nghiên cứu của Luận văn là:
8
- Làm nổi bật được những yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội để thấy được
tiềm năng khai thác du lịch như một ngành kinh tế đóng góp cho công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của các huyện thị khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.
-Trên cơ sở những tiềm năng đó hoạt động du lịch được khai thác như
thế nào , kết quả cụ thể của việc khai thác đó theo chiến lược phát triển kinh tế
của tỉnh, ngành và địa phương.
-Đánh giá được sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế du lịch đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Từ đó phân tích, làm rõ những tác động
hai chiều mà hoạt động kinh tế này về kinh tế, về xã hội tại các địa phương khu
vực miền Tây.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
-Về thời gian nghiên cứu là từ năm 1986 đến năm 2013.
-Về không gian là khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái bao gồm thị xã Nghĩa
Lộ, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu và huyện Văn Chấn.
Luận văn cũng có tìm hiểu những hoạt động du lịch ở một số địa
phương khác trong tỉnh, để có bức tranh toàn diện về ngành kinh tế này lấy cơ
sở cho việc đánh giá vai trò của ngành trong chiến lược kinh tế chung của tỉnh.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu chung:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc từ Đại hội lần thứ VI, VII,
VIII, IX, X,XI
+ Các sách, báo chuyên khảo của ngành du lịch; sách giáo trình kinh tế
học, kinh tế du lịch của một trường Đại học: Tạp chí du lịch, báo Đầu tư..
+ Khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh tế - văn hóa –
xã hội của khu vực miền Tây Yên Bái.
-Nguồn tài liệu địa phương:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Đại đại biểu Đảng
bộ các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
9
+ Báo cáo thống kê của Cục thống kê tỉnh Yên Bái; Báo cáo tình hình
thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Sở Văn hóa- thể thao và du lịch Yên Bái.
+ Báo cáo tình hình KT – XH của UBND các huyện, thị miền Tây.
-Tư liệu điền dã: thông tin qua dân cư sinh sống trong các khu quy hoạch
du lịch của địa phương như làng văn hóa Nghĩa An, khu sinh thái Suối Giàng,
dân cư xã Dế Xu Phình, La Pán Tẩn…..tranh ảnh có liên quan đến hoạt động
du lịch, các di tích, danh thắng, sinh hoạt văn hóa..
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để tái hiện lại bức tranh toàn cảnh
kinh tế khu vực miền Tây một cách chân thực, khoa học, phản ánh đúng lịch sử
và quy luật vận động của quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của khu vực từ
năm 1986 đến năm 2013 trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng.
Từ bức tranh chung của du lịch Yên Bái và khu vực miền Tây tỉnh Yên
Bái. Phương pháp lôgic được sử dụng để khái quát tiềm năng khai thác của du
lịch miền Tây.Trên cơ sở đường lối chung của Đảng, chính quyền các địa
phương đã khai thác các tiềm năng đó như thế nào để thấy rằng du lịch và các
sản phẩm của du lịch đã góp phần hình thành nên một bộ phận kinh tế của khu
vực. Phương pháp logic đã giúp cho việc nhận định, đánh giá vạch ra bản chất,
lý giải, khái quát và rút ra kết luận một cách toàn diện và sâu sắc.
Tìm hiểu về kinh tế du lịch tại một khu vực miền núi bao gồm 4 huyện
thị xa ở miền Tây của tỉnh Yên Bái luận văn còn sử dụng kết hợp các phương
pháp kinh tế học (phân tích, tổng hợp, so sánh), địa lí học, dân tộc học…cùng
với phương pháp điền dã: điều tra phỏng vấn.
5. Đóng góp của luận văn
10
Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động kinh tế du lịch các địa phương đánh giá
được đầy đủ hơn và khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của mình; có những giải
pháp huy động các nguồn lực để hướng tới sự phát triển bền vững trong xu thế
hội nhập, công nhiệp hóa-hiện đại hóa.
Việc đánh giá được những đóng góp của hoạt động kinh tế và những ảnh
hưởng tiêu cực của nó sẽ giúp các địa phương đưa ra những giải pháp và điều
chỉnh hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại dịch vụ phát triển .
Nguồn tư liệu để dạy học lịch sử địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung
chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1:Tiềm năng du lịch khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái.
Chương 2:Hoạt động du lịch ở khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái (1986 -2013).
Chương 3: Tác động của kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hội khu vực miền Tây
tỉnh Yên Bái (1986 -2013).
11
Lược đồ hành chính khu vực miền tây tỉnh Yên Bái
Nguồn:Cổng thông tin điện tử Yên Bái
12
Chương 1
TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA KHU VỰC MIỀN TÂY TỈNH YÊN BÁI
1.1. Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lý
Khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Bắc,
khu vực bao gồm huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu và Mù
Cang Chải. Phía Bắc giáp Than Uyên - Lào Cai; Phía Nam giáp tỉnh Sơn La
và Phú Thọ; Phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên; Phía Tây giáp
Sơn La, Lai Châu. Nằm ở vị trí này khu vực miền tây tỉnh Yên Bái là điểm
giao lưu thuận tiện của giao thông vận tải đường bộ. Với quốc lộ 32, quốc lộ 37
thuận tiện cho lưu thông giữa các huyện, thị xã trong khu vực với các địa
phương khác trong tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La.
Giao thông thuận tiện là yếu tố rất quan trọng thu hút khách du lịch với
khu vực miền Tây của tỉnh. Khiến cho du lịch ngày càng có điều kiện phát triển
trở thành ngành kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Địa hình
Điều kiện địa hình ở mỗi nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng
của phong cảnh nơi đó. Địa hình khu vực chủ yếu là núi cao, nơi có địa hình
núi cao nhất là Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Suối Giàngvới độ cao trên 1000m so
với mực nước biển.Tiếp đến huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ với độ cao
trung bình so với mực nước biển 400m. Khu vực miền Tây Yên Bái là vùng đồi
núi với nhiều phong cảnh đẹp và là nơi có thể tiến hành các hoạt động du lịch.
Các dãy núi cao, rừng già và đồi thấp tạo nên nhiều phong cảnh hùng vĩ, hữu
tình, những hang động có vẻ đẹp kì vĩ, huyền diệu như hang Thẩm Han, Thẩm
Lé, Thẩm Thoong, hang Cua Đỏ,… Điều kiện địa hình này cho phép Yên Bái
phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch cộng đồng, du lịch tham quan nghiên cứu.
13
Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Yên Bái có nhiệt độ trung bình
22 – 230 C; lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83
- 87%. Điều kiện khí hậu tạo nên điều kiện cho thảm thực vật phát triển đặc
biệt là rừng, cây dược liệu và cây nông nghiệp. Tuy nhiên, khí hậu Yên Bái hay
có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối (xuất hiện chủ yếu ở độ cao
trên 600m) mưa đá (xuất hiện rải rác ở một số vùng, càng lên cao càng có nhiều
mưa đá, thường xuất hiện vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với
hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ. Ngoài ra ở các vùng cao trên 1000m thỉnh
thoảng còn có băng tuyết vào cuối tháng mùa đông.
Yên Bái có hai vùng khí hậu lớn, có ranh giới được xác định bởi đường
phân thủy của dãy núi cao theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dọc theo hữu
ngạn sông Hồng. Khu vực miền Tây nằm trong vùng khí hậu phía Tây: Phần
lớn vùng này có độ cao trung bình trên 700m, địa hình chia cắt mạnh, mang
tính chất khí hậu á nhiệt đới, ôn đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Có gió Tây Nam nóng, khô nên khí hậu vùng này có nét đặc trưng là nắng
nhiều, mưa ít so với vùng phía Đông. Xuất phát từ các yếu tố địa hình, khí hậu,
đặc thù có thể chia khí hậu vùng phía Tây thành 3 tiểu vùng sau:
Tiểu vùng Mù Cang Chải: Vùng này có độ cao trung bình từ 900m, có
nhiều nắng nhất tỉnh và chịu ảnh hưởng của giáo mùa Tây Nam. Do có độ cao
địa hình lớn nên nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18- 200 C, về mùa đông lạnh
có khi xuống tới 00C. Tổng nhiệt độ năm 6.500 – 70000C, lượng mưa: 1.800 2000 mm/năm, độ ẩm 80%.
Tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn: Vùng này có độ cao trung bình 800m,
phía Bắc nhiều mưa, phía Nam là vùng ít mưa nhất tỉnh. Nhiệt độ trung bình
là 18 – 200C, mùa đông nhiệt độ xuống tới 10C, lượng mưa 1.800mm/năm,
độ ẩm 84%.
14
Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ độ cao trung bình vùng này 250 - 300m, có
thung lũng Mường Lò với diện tích trên 2.200ha, nhiệt độ trung bình 22 -230 C,
tổng nhiệt độ cả năm 80000 C.
Nền khí hậu của khu vực thích hợp với sức khỏe của con người và thuận
lợi với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, cần lưu ý tới hiện tượng thời tiết thất
thường như sương muối, mưa đá, băng tuyết ở những vùng núi cao ở Văn
Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Nguồn nước
Khu vực không có sông lớn mà có hàng chục khe suối lớn nhỏ, hệ thống
ngòi suối đều bắt nguồn từ núi cao và chủ yếu từ dãy Hoàng Liên Sơn. Trên địa
hình dốc cao như vậy đã tạo nên những thác nước kì vĩ, không chỉ cung cấp
nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm thủy điện mà còn tạo ra cảnh
quan thiên nhiên thơ mộng cho hoạt động tham quan, các thác nước nhiều tầng
cũng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng hiếm có như thác Nậm
Mơ, Dề Thàng…
Trong khu vực có nhiều mỏ nước khoáng có giá trị phát triển du lịch, sản
xuất nước khoáng tiêu biểu như:
Suối khoáng nóng Bản Bon (Xã Sơn A huyện Văn Chấn được đưa lên
bề mặt đất qua nền đá gốc là đã vôi, kèm theo nhiều bọt khí, nhiệt độ nguồn
nước đạt 540C, nước trong suốt, không màu, thoảng mùi H2S với độ PH = 6,7
cặn khô 2590mg/lít, kiểu nước Sunfat Canxi có độ khoáng hóa thấp M = 211,8
mg/lít, Br2 = 0,15 mg/lít, I2 = 0,0667 mg/lít.
Nước khoáng nóng xã Phù Nham (Huyện Văn Chấn) được phun lên từ mỏ
than bùn, diện tích 15x15m. Kết quả phân tích cho thấy: Nhiệt độ nguồn nước
đạt 380C lưu lượng 0,8m/s. Độ PH = 7,3 cặn khô 2.800 mg/lít, kiểu nước Sunfat
Canxi có độ khoáng hóa thấp M = 2.115,8 hàm lượng Si không cao H2SiO3 =
51mg/lít, Br2 = 0,15 mg/lít, T2 = 0,0667 mg/lít.
15
Nước khoáng nóng Rừng Si (thị trấn nông trường Nghĩa Lộ), diện tích
2m2. Kết quả phân tích cho thấy: nhiệt độ nguồn nước đạt 410 C, độ PH = 8 căn
khô 2.920 mg/lít, kiểu nước Sunfa - Canxi - Manhee, có độ khoáng hóa M=
2.750,8 mg/lít, hàm lượng H2SiO3 = 3 mg/lít.
Điểm nước khoáng nóng Bản Bon đã được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Các điểm còn lại đang tiếp tục nghiên cứu điều tra, đánh giá trữ lượng, chất
lượng để khai thác phục vụ phát triển tiềm năng du lịch, cũng như phực vụ cho
sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bản địa.
Nhìn chung, tài nguyên nước của khu vực tương đối dồi dào, chất lượng
tốt, ít bị ô nhiễm. Nguồn tài nguyên này có giá trị lớn trong phát triển kinh tế xã
hội và đời sống của nhân dân nhất là hoạt động du lịch.
Tài nguyên sinh vật
Nằm trên độ cao trung bình từ 600m - 1000m cho nên khu vực có nhiều
rừng và cảnh quan thiên nhiên. Hệ thống rừng già, rừng nguyên sinh phong
phú, đa dạng có thể phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hoặc nghiên cứu khoa
học: Khu du lịch sinh thái Suối Giàng (Văn Chấn) với khí hậu quanh năm mát
mẻ; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải với 788 loại thực vật trong đó
có 33 loài thuộc loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam; khu danh thắng
cấp quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Đặc biệt, Mù Cang Chải có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh với trung
tâm là là xã Chế Tạo và vùng ngoại vi phía Bắc, phía Đông các xã Dế Su
Phình, Pú Luông, Nậm Khắt. Trong những cánh rừng ngút ngàn, qua nhiều
năm khảo sát người ta đã phát hiện ra 22 loài bò sát, lưỡng cư; 127 loài chim,
riêng họ khiếu có tới 41 loài như:khướu vằn, khướu đuôi đỏ, khướu đất Pigmi,
khướu lùn đuôi đỏ, khướu mào cổ hung, khướu mỏ dẹt vàng,..Quý hiếm hơn cả
là loài niệc cổ hung Aceros Nipalensis, hiện nay chỉ còn thấy ở Mù Cang Chải
và vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Nơi đây, chỉ còn 28 - 30 cá thể nhưng
cũng là quần thể niệc cổ hung lớn nhất Việt Nam. Các loài thú hết sức phong
16
phú với 53 loài khác nhau như cầy vằn, nhím đuôi ngắn, cu li nhỏ, chó sói, khỉ
mốc, lợn lòi, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu, ngựa, báo gấm, báo lửa, báo hoa
mai, vọc xám… Đặc biệt là loài vượn đen tuyền với hơn 200 cá thể, hiện nay ở
Việt Nam mới chỉ xác định ở hai địa điểm là phía Bắc huyện Văn Bàn (Lào
Cai) và vùng giáp gianh giữa Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La).
Trên nền địa hình cao, nhiều dốc núi, ở Mù Cang Chải có hơn 700 ruộng
bậc thang…Ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất ổn định, góp phần cải
thiện đời sống dân cư, hạn chế chặt phá rừng làm nương rẫy mà còn tạo ra cảnh
quan thiên nhiên kì vĩ. Đó là sản phẩm hội tụ các giá trị văn hóa tộc người
H’Mông. Năm 2007 Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia.
Có thể thấy khu vực miền Tây có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên
tương đối đa dạng. Dựa vào nguồn tài nguyên này trong xu thể hội nhập của đất
nước ngành du lịch Yên Bái đang nỗ lực phát triển đa dạng và phong phú các
loại hình du lịch, tạo ra một ngành kinh tế du lịch nhằm khai thác tiềm năng của
tỉnh, trong đó khu vực miền Tây được xác định là một hướng quan trọng.
1.2. Con người và tài nguyên nhân văn
Dân cư, dân tộc
Bảng 1.1 Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính khu vực miền Tây
Mật độ
STT
Tên đơn vị
Số
Số
xã
phường,
Diện tích
Dân số TB
dân số
( Km2)
2009
2009
( người)
( Ng/km2)
thị trấn
1
Thị xã Nghĩa Lộ
2
3
4
29,77
27.317
918
Huyện Mù Cang Chải 13
1
1.201,96
49.160
41
3
Huyện Trạm Tấu
11
1
746,19
26.474
35
4
Huyện Văn Chấn
28
3
1.210,90
144.201
119
Tổng
55
9
3.178,82
2.471,52
78
( Nguồn niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2009)
17
Theo số liệu điều tra dân số năm 2009 dân số của khu vực là 2.471,52
người, dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã. Mật độ dân cư
trung bình năm 2009 là 78 người/ km2, Nghĩa Lộ là nơi có mật độ dân cư đông
đúc nhất 918 người/km2 đứng thứ hai toàn tỉnh, nơi có mật độ dân cư thưa thớt
là Trạm Tấu và Mù Cang Chải từ 35 – 41 người/km2.
Khu vực có 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Các dân tộc chiếm tỷ
lệ cao là Kinh, Tày, Thái, Mông, Dao. Trong đó, người Mông chiếm 89%
dân số toàn huyện Mù Cang Chải, chiếm 77% dân số toàn huyện Trạm Tấu,
thị xã Nghĩa Lộ có 23,4% dân số là người Thái….Đặc điểm khí hậu, đất đai
cho thấy cư dân miền Tây Yên Bái không chỉ giỏi làm nông nghiệp, nghề
rừng, làm vườn mà các dân tộc vùng miền Tây Yên Bái còn thạo các nghề
thủ công, sử dụng máy móc công nghiệp hiện đại. Con người nơi đây với
truyền thống yêu quê hương, làng bản, người dân nơi đây luôn gắn bó đoàn
kết để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Hơn nữa cuộc sống
giữa núi rừng, với bản tính lương thiện, thật thà, giàu lòng hiếu khách của
người dân đất Việt nói chung và khu vực miền Tây Bắc nói riêng luôn luôn
làm cho du khách cảm thấy gần gũi thân quen khi đến du lịch vùng đất này.
Các di tích lịch sử - cách mạng
Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh - đây là một trong 13 chi nhánh của Bảo
tàng Hồ Chí Minh. Hiện nay, khu tưởng niệm đang lưu giữ và bảo quản gần
200 cuốn sách và trên 1000 tranh ảnh, bút tích, các thước phim tư liệu về thân
thế, sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, khu tưởng
niệm còn là một kho tàng, một thiết chế văn hóa nằm trong hàng loạt các thiết
chế văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở thị xã miền Tây. Hàng năm, bảo
tàng Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ đón tiếp trên 1000 lượt khách trong nước và
quốc tế tới tham quan.Tháng 9 năm 1997, Bộ văn hóa - thông tin đã công nhận
khu tưởng niệm Hồ Chí Minh thị xã Nghĩa Lộ thuộc bảo tàng Hồ Chí Minh
Trung ương.
18