Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN part 9 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.27 KB, 14 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

99

Đầu tƣ nâng cấp trạm y tế cấp xã và bệnh viện tuyến huyện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị. Có chính sách ƣu đãi để đƣa cán bộ y tế có trình độ về công tác ở
vùng nông thôn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn.
Ban hành chính sách khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực y tế trong khu vực
nông thôn với các cơ chế nhƣ cấp đất, giao quyền sử dụng đất lâu dài, hỗ trợ kinh
phí xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức, các nhân tham gia đầu tƣ.
3.2.1.4. Phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe,
thể trạng người dân
Cần dành quỹ đất thích hợp để quy hoạch xây dựng thêm các sân tập thể dục,
sân vận động của từng xóm hoặc cụm xóm.
Vận động nhân dân thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao phù hợp với
nhóm tuổi nhƣ thể dục dƣỡng sinh, cầu lông, bóng bàn
Với những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ các huyện Võ Nhai, Định
Hóa, Phú Lƣơng cần có chính sách hỗ trợ các dụng cụ thể thao và giao cho trƣởng
xóm quản lý, ngƣời dân đăng ký mƣợn sử dụng.
Định kỳ mở các hội thi văn hóa, thể thao truyền thồng của từng vùng, từng khu
vực để khích lệ nhân dân luyện tập thể dục thể thao, nâng cao thể trạng sức khỏe và
làm phong phú đời sống tinh thần của ngƣời dân nông thôn.
3.2.2. Nhóm giải pháp khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn để tạo thêm
nhiều việc làm mới
3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
- Hỗ trợ tích cực chuyển dịch sản xuất nông nghiệp độc canh sang sản xuất
hàng hóa bằng biện pháp khuyến khích nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang
trồng cây nông sản hỗn hợp, trồng cây công nghiệp, cây dƣợc liệu nếu vùng đó có
điều kiện tự nhiên phù hợp, có thị trƣờng tiêu thụ.
Nhƣ vậy sẽ tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nhân dân. Trƣớc mắt có thể


thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

100

+ Cho vay vốn ƣu đãi để nhân dân đầu tƣ chuyển đổi việc làm. Có thể sử dụng
toàn bộ nguồn vốn vay giải quyết việc làm 120 cho các dự án chuyển đổi việc làm
vay vốn (nguồn vốn này hiện có khoảng 50 tỷ đồng).
+ Hỗ trợ ngƣời dân một khoản kinh phí để ổn định cuộc sống trong thời gian
đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chƣa có nguồn thu nhập.
+ Hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và thực hiện chính sách trợ
giá trợ cƣớc đối với vật tƣ, nguyên liệu đầu vào.
- Hiện nay khu vực nông thôn của tỉnh có thể phát triển công nghiệp chế biến
và sửa chữa gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Chính sách khuyến công
trong nông thôn cần tập trung vào các nội dung:
+ Tổ chức tập huấn cho các cơ sở công nghiệp nhỏ trong nông thôn để chuyển
giao kỹ thuật chế tạo nông cụ, máy móc từ giản đơn đến phức tạp.
+ Ƣu tiên dành kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm của tỉnh Thái Nguyên
để lựa chọn nghiên cứu các đề tài phát triển công nghiệp trong nông thôn nhƣ chế
biến nông sản, công nghệ tái chế sản phẩm phụ trong nông nghiệp.
- Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ trong nông thôn dƣới nhiều hình thức và
quy mô khác nhau phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Những năm tới, yêu cầu đối với các hoạt động dịch vụ ở nông thôn là phải
đảm nhiệm vai trò cung ứng các yếu tố sản xuất và gắn sản xuất với thị trƣờng, lĩnh
vực này cần thực hiện các giải pháp:
+ Xây dựng thí điểm chợ đầu mối nông sản và tổ chức thành các phiên giao
dịch tại vùng, khu vực có nhiều nguyên liệu, nông sản.
+ Tổ chức quảng bá, giới thiệu để mở rộng thị trƣờng tiêu thu sản phẩm mở ra
những cơ hội hợp tác liên kết.

+ Thực hiện các mô hình liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ phục vụ nông
nghiệp với các dịch vụ khác nhƣ tín dụng, bảo hiểm. Từ đó hình thành mạng lƣới
cộng tác viên là ngƣời địa phƣơng phối hợp triển khai các dịch vụ trong khu vực
nông thôn, thúc đẩy hoạt động dịch vụ trong nông thôn phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

101

3.2.2.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Mặc dù tỷ trọng lao động nông nghiệp và cơ cấu GDP ngành nông nghiệp của
Thái Nguyên đang ngày càng giảm, tuy nhiên nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan
trọng và thu hút giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Trong thời gian
tới, khu vực nông nghiệp cần phát triển một cách đa dạng, bền vững theo hƣớng sản
xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thu sản phẩm, cụ thể:
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
và thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ trọng cây lƣơng thực, tăng tỷ trọng cây màu
cây công nghiệp. Hƣớng đầu tƣ phát triển vào các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị
kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của
vùng, tận dụng đất trống đồi trọc, mặt nƣớc, đồi gò để phát triển kinh tế tạo việc
làm cho lao động.
Cần quy hoạch phát triển cây trồng có tiềm năng và giá trị kinh tế cao nhƣ
chè, lạc, đỗ tƣơng. Phát triển mạnh các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
- Trong ngành chăn nuôi:
+ Cần đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản trong các hộ
gia đình theo mô hình kinh tế VAC và kinh tế trang trại. Mô hình này trên thực tế
có thể thu hút một lực lƣợng lao động rất lớn thuộc mọi lứa tuổi, mọi đối tƣợng và
thành phần khác nhau với mọi khoảng thời gian nhàn rỗi, dƣ thừa ở nông thôn.
+ Tận dụng lợi thế về đặc điểm, điều kiện tự nhiên để phát triển thủy sản ở
những huyện có hồ lớn (khu vực trung du, vùng thấp). Lựa chọn và áp dụng các

hình thức nuôi, kỹ thuật chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng.
Thực hiện trợ giá, trợ cƣớc cho các hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng sâu vùng xa, trợ
giá cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản.
- Trong ngành trồng trọt:
+ Phát triển cây chè là cây đặc sản của Thái Nguyên nhất là các vùng có điều
kiện thổ nhƣỡng phù hợp để hình thành vùng nguyên liệu đặc sản cho chế biến chè
xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

102

+ Phát triển các vùng sản xuất lúa và rau quả tập trung, chất lƣợng cao tại các
khu vực vùng thấp (Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, các xã của thị xã Sông Công).
+ Khai thác lợi thể trồng các loại cây ôn đới, phát triển các loại cây công
nghiệp ngắn ngày và dài ngày tạo thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho
sản xuất chế biến nông sản.
3.2.2.3. Giải pháp về phát triển các nghề phi nông nghiệp, phát triển làng nghề
Để phát huy lợi thế của các ngành nghề trong vùng nông thôn và phát triển
các làng nghề hiện có, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển
nghề truyền thống đang đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc có nhu cầu tiêu thụ
nhƣ sản phẩm mỹ nghệ thì cần có chính sách thích hợp để phát triển nhƣ:
- Tạo môi trƣờng chính sách hợp lý cho các làng nghề nhƣ tạo dựng các
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Tƣ vấn hƣớng dẫn nghiệp vụ về xuất khẩu
hàng hóa. Hỗ trợ về vốn vay, kỹ thuật và đào tạo dạy nghề và quản lý chất lƣợng
sản phẩm.
- Thƣờng xuyên tổ chức quảng bá xây dựng thƣơng hiệu làng nghề, giới thiệu
quảng cáo sản phẩm. Tăng cƣờng thông tin thị trƣờng sản phẩm trên các phƣơng
tiện truyền thông. Tạo điều kiện cho các làng nghề đƣợc tiếp cận với thị trƣờng
nƣớc ngoài.

- Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, truyền nghề, chú ý tập trung vào các
nghề có lợi thế và khả năng phát triển. Mở các lớp đào tạo nghề tại chỗ để tạo đội
ngũ thợ có kỹ thuật cao, lành nghề.
- Đối với một số địa phƣơng có lợi thế về nghề truyền thống nhƣng thiếu vốn
sẽ thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế dƣới các hình thức gia công
sản phẩm, sản xuất sản phẩm tinh xảo đòi hỏi yêu cầu kỹ cao nhƣng có chi phi đầu
tƣ thấp.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở các
làng nghề. Một số hộ gia đình có thể vƣơn lên, mở rộng sản xuất, thuê mƣớn thêm
nhân công, vay vốn ngân hàng thành lập doanh nghiệp. Nên giúp đỡ, hỗ trợ tiếp tục
phát triển và từ hoạt động của họ rút kinh nghiệm để nhân rộng thêm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

103

3.2.2.4. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
chế biến nông sản và đầu tư vào khu vực nông thôn
Có chính sách khuyến khích đầu tƣ thành lập doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh vùng nông thôn nhằm khai thác các tiềm năng hiện có nhất là khai thác
nguồn lao động dồi dào tại chỗ.
Những khu vực trung du, vùng thấp có lợi thế thu hút doanh nghiệp, nên
khuyến khích các nhà đầu tƣ, dự án nƣớc ngoài liên doanh vào các vùng để phát
triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, dƣợc liệu bằng các chính sách cụ thể nhƣ:
- Giảm thuế cho các chủ doanh nghiệp đầu tƣ vào khu vực nông thôn, doanh
nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo nghề thu hút lao động nông thôn.
- Giảm giá cho thuế đất ƣu đãi hơn so với đầu tƣ vào các lĩnh vực khác để thu
hút các dự án mới.
- Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển doanh nghiệp trong nông thôn với
mục đích cung cấp vốn vay ƣu đãi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ và vùng nông

thôn. Trƣớc mắt nếu do khó khăn về ngân sách, có thể đề nghị các ngân hàng
thƣơng mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay, tỉnh sẽ cấp bù số tiền chênh lệch so
với lãi ƣu đãi.
- Đơn giản hóa việc cấp thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục thành lập
doanh nghiệp, thủ tục thuê đất. Giao cho một cơ quan quản lý Nhà nƣớc chịu trách
nhiệm làm đầu mối tƣ vấn về lợi thế so sánh giữa các vùng nông thôn của tỉnh, tƣ
vấn về chính sách ƣu đãi đầu tƣ của tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2.5. Đô thị hóa nông thôn và xây dựng các khu công nghiệp nhỏ ở khu vực
nông thôn
Để khai thác đƣợc tiềm năng thế mạnh của vùng nông thôn nhằm tạo công ăn
việc làm cho lao động, trƣớc hết phải đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn và
phát triển các trung tâm vùng nông thôn.
Đây là cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân
công lao động ở nông thôn. Mặt khác các thị trấn, thị tứ đóng vai trò là trung tâm
kinh tế văn hóa, xã hội của mỗi vùng, làm gia tăng các hoạt động dịch vụ ở nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

104

thôn, thúc đẩy mạnh mẽ thêm quá trình đổi mới cơ cấu lao động nông thôn, tạo
công ăn việc làm.
Để thực hiện mục tiêu trên cần thực hiện nhƣng nội dung sau:
- Nhà nƣớc đầu tƣ trƣớc một bƣớc vào xây dựng các công trình hạ tầng nhƣ
cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thƣơng mại tại các huyện và
cụm xã để tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tƣ.
- Phát triển khu đô thị vệ tinh trong vùng nông thôn, hiện nay có thể phát triển
mạnh ở huyện Phổ Yên, Phú Bình.
- Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ cho nhân dân
trong các vùng quy hoạch của dự án. Tạo tiền lệ tốt và môi trƣờng thông thoáng,

lành mạnh hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
3.2.3. Nhóm giảp pháp nhằm nâng cao hiệu quả lao động trong khu vực nông thôn
3.2.3.1. Giải pháp về tài chính cho lao động nông thôn
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng nhƣ phát triển kinh tế đòi hỏi
ngày càng tăng về vốn đầu tƣ. Cần tạo điều kiện hỗ trợ về vốn để các hộ đầu tƣ mở
rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện chính sách tín dụng lãi suất nâng đỡ
cho vay đến cá nhân, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có khả
năng tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm mới thu hút thêm lao động.
Đó là chính sách cơ bản nhất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn. Vấn đề này có thể thực hiện theo cách:
- Phát triển mô hình quỹ tín dụng nhân dân, mô hình tổ tín dụng tự quản giao
cho các tổ chức hội đoàn thể quản lý, huy động, sử dụng số tiền nhàn rỗi trong dân
để hỗ trợ món vay nhỏ các hội viên có nhu cầu.
- Hiện nay quy định của các tổ chức tín dụng là không cho khoản vay mới đối
với các hộ đang dƣ nợ tín chấp. Đây là một vƣớng mắc đối với các hộ cần bổ sung
vốn. Địa phƣơng nên đứng ra bảo lãnh với các ngân hàng giúp hộ dân đƣợc vay
tiếp, ƣu tiên các hộ có lao động đi xuất khẩu lao động, các hộ đầu tƣ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

105

- Hiện nay hợp tác xã nông nghiệp có thể đầu tƣ thiết bị máy nông nghiệp cần
thiết, phù hợp với từng khu vực và thực hiện nhiệm vụ cho thuê tài chính với hình
thức trả chậm.
- Hình thức góp tiền mua tƣ liệu sản xuất dùng chung có thể thực hiện với
nhóm hộ dân, phƣơng pháp này giúp ngƣời dân giảm số tiền phải đầu tƣ mua sắm tƣ
liệu sản xuất, sử dụng khai thác tốt hiệu suất của máy móc thiết bị.
3.2.3.2. Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực đất đai

Mỗi địa phƣơng phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch dài hạn sử
dụng đất. Trong nông nghiệp phải thay đổi cơ cấu về diện tích cây trồng trên cơ sở
lựa chọn đúng cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp, phải đẩy nhanh thâm canh tăng
vụ, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, tăng nhanh giá trị sản lƣợng trên một đơn vị
diện tích.
Phải tiếp tục thực hiện giao đất giao rừng cho nhân dân để gắn đất đai với lao
động. Hoàn thành giao đất cho những hộ dân không có đất sản xuất và kèm theo
những điều kiện hỗ trợ về khuyến nông để giúp họ sản xuất và khắc phục tình trạng
sử dụng kém hiệu quả.
Khai hoang phục hóa và đƣa vào canh tác đất có khả năng sử dụng cho mục
đích nông nghiệp hiện còn hoang hóa, khai thác diện tích mặt nƣớc để nuôi trồng
thuỷ sản. Đây là một xu thế phát triển hợp tính quy luật tạo thêm nhiều việc làm cho
lao động nông thôn.
Tỉnh cần có chính sách từng bƣớc thực hiện thành công quá trình chuyển
nhƣợng quyền sử dụng ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá
trình tích tụ ruộng đất thông qua chuyển nhƣợng đúng pháp luật nhằm tập trung
ruộng đất tạo điều kiện cho các hộ gia đình có khả năng phát triển.
3.2.3.3. Giải pháp chuyển dịch, điều tiết lao động nông thôn tham gia xuất khẩu
lao động
Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động nói chung là giải pháp có hiệu quả
về tạo việc làm bền vừng. Một số thị trƣờng lao động không khắt khe về trình độ
chuyên môn nên phù hợp với chất lƣợng lao động nông thôn với mức chi phí ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

106

đầu không cao. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách rất thuận lợi,
thông thoáng khuyến khích lao động nông thôn tham gia xuất khẩu nhƣ trợ giúp vay
vốn, thủ tục kê khai làm hộ chiếu. Nhƣng còn một số tồn tại cần khắc phục nhƣ sau:

- Xây dựng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, quỹ này có thể huy động từ các
nguồn ngân sách địa phƣơng, ngƣời lao động, các doanh nghiệp tuyển dụng. Mục
đích của quỹ để bảo lãnh vay vốn cho lao động thiếu vốn, sử lý rủi ro đối với lao
động về nƣớc trƣớc thời hạn do khách quan.
- Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm những
tiêu cực trong công tác tuyển dụng, vay vốn, giải quyết rủi ro để tạo niềm tin cho
nhân dân, làm lành mạnh thị trƣờng xuất khẩu lao động.
- Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, của huyện cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tạo chuyển biến về nhận thức cho ngƣời dân, tạo dƣ luận tốt khích lệ
vận động lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động.
3.2.3.4. Giải pháp về nâng cao cơ hội tiếp cận thông tin thị trường lao động
Chuyển dịch lao động là xu thế tất yếu của thị trƣờng lao động và của nền
kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy cần phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng
lao động đến với lao động nông thôn bằng một số biện pháp sau:
- Phát hành bản tin về thị trƣờng lao động thƣờng kỳ 01 lần/tháng, niêm yết
công khai tại trụ sở uỷ ban nhân dân các xã, các trƣờng dạy nghề để ngƣời dân biết
đƣợc thông tin về việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, cũng nhƣ các chính sách của nhà
nƣớc về phát triển việc làm.
- Hiện nay Thái Nguyên có 7 trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nƣớc, nhƣ
vậy giao nhiệm vụ 01 trung tâm phụ trách 01 huyện, Các trung tâm phải mở văn
phòng đại diện tại các huyện và cử cán bộ, công tác viên phụ trách địa bàn. Nhà
nƣớc sẽ tăng cƣờng biên chế và hỗ trợ ngân sách hoạt động.
- Giao nhiệm vụ cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện làm đầu mối cung cấp
thông tin về việc làm nhƣ nhu cầu tuyển dụng lao động của các tổ chức, cá nhân
trong tỉnh và ngoại tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

107


- Xây dựng Website tìm việc và phổ biến rộng trên các phƣơng tiện đại
chúng, ngƣời lao động có thể tìm việc và có thể tìm kiếm thông tin về tuyển sinh
đào tạo, dạy nghề và các chính sách phát triển việc làm trên mạng Internet.
- Thông tin về việc làm và hoạt động giới thiệu việc làm cần có sự giám sát
của cơ quan lao động cấp huyện và uỷ ban nhân dân cấp xã. Phối hợp với các tổ
chức đoàn thể để tuyên truyền nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu việc làm.
3.2.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế để nâng cao hiệu quả sử dụng nhân
lực đối với các vùng nghiên cứu
Để phát huy vai trò nguồn nhân lực của các vùng trong khu vực nông thôn cần
thực hiện theo các giải pháp nêu trên. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm của từng vùng
để lựa chọn giải pháp. Với 3 khu vực nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra các giải pháp cụ
thể cho các vùng nhƣ sau:
3.2.4.1. Khu vực vùng cao
Đối với khu vực vùng cao, miền núi để nâng cao chất lƣợng lao động cần thực
hiện tốt các giải pháp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó ƣu tiên dạy
các nghề về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp.
Đối với giải pháp phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa sẽ
phát triển mô hình kinh tế vƣờn đồi, phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phát
triển vùng cây nguyên liệu phục vụ cho chế biến lâm sản. Đối với chăn nuôi cần
tiếp tục phát triển đàn trâu bò sinh sản, đàn lợn.
Khảo sát, khôi phục các nghề truyền thống có từ lâu đời tại một số xã vùng
cao. Hiện nay có các nghề nhƣ dệt thổ cẩm, đan lát hàng thủ công có thể phát triển
thành các làng nghề.
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đi kèm với chính sách bảo lãnh vốn
vay của Nhà nƣớc. Lao động vùng cao phù hợp với các thị trƣờng tuyển lao động
giản đơn không có nghề với mức chi phí thấp.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


108

3.2.4.2. Khu vực trung du
Về giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần xác định cây chè vẫn là cây
chủ lực để phát triển kinh tế. Đồng thời cải tạo vƣờn tạp, đầu tƣ chuồng trại, phát
triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi các loại gia súc gia cầm, phát triển mô hình
kinh tế VAC, kinh tế trang trại.
Xây dựng các vùng chuyên canh nhƣ trồng mía, sắn, thuốc lá… phù hợp với
tiềm năng và lợi thế từng vùng. Tạo thành vùng nguyên liệu có số lƣợng lớn, chất
lƣợng tốt để thu hút của các doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh lĩnh vực chế biến
nông, lâm sản tại chỗ và lâu dài.
Thực hiện giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề phụ nhƣ
sản xuất đồ gỗ cao cấp, trạm khắc gỗ, đan lát mây tre, làm giấy. Khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực này thực hiện hợp đồng gia công, bao tiêu sản
phẩm để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.
Đối với các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung thu
hút các dự án phát triển du lịch sinh thái và văn hóa, lĩnh vực này sẽ đẩy nhanh tốc
độ chuyển dịch cơ cấu lao động.
3.2.4.3. Khu vực vùng thấp
Về giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải chuyển đổi nhanh cơ cấu
giống, tăng vòng quay của đất. Vùng nông nghiệp ven đô, ven các trục giao thông,
vùng có ruộng đất thấp có thể trồng rau sạch, cây cảnh, hoa cảnh. Mặc dù, đất vƣờn
ít, nhƣng với cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ làm tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm.
Đối với giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, tiềm năng phát triển
còn rất lớn và đa dạng. Các ngành nghề ngoài nông nghiệp có thể bao gồm công
nghiệp chế biến nông sản, dệt, may, giấy, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ
khí, dịch vụ khoa học kỹ thuật, có thể phát triển thành các làng nghề truyền thống.
Giải phát phát triển đô thị vệ tinh, xây dựng các khu công nghiệp nhỏ kết hợp
với thu hút đầu tƣ vào khu vực này là phù hợp, các cơ sở kinh tế sẽ thu hút một số

lƣợng lớn lao động nông thôn có việc làm kéo theo sự phát triển về thƣơng mại và
dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

109

Về giải pháp điều tiết lao động nông thôn, chất lƣợng lao động khu vực này
cao nhất trong các vùng nghiên cứu, trình độ của lực lƣợng lao động trẻ đa dạng có
lợi thế cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và hƣớng tới thị trƣờng
xuất khẩu lao động có thu nhập cao.
Do quá trình đô thị hóa và yêu cầu chuyển đổi nhanh về cơ cấu kinh tế, nên
giải phát về vốn ở khu vực vùng thấp cần đƣợc giải quyết triệt để, ƣu tiên hình
thành các quỹ để giải quyết nhu cầu vay vốn của nhân dân, của doanh nghiệp để
phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm cho lao động.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Phát huy vai trò nhân lực là một trong những yếu tố quyết định thành công
của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, là tiền đề nâng cao chất
lƣợng cuộc sống, là cơ hội để thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn

nhằm từng bƣớc xây dựng hình ảnh nông thôn mới giầu đẹp và văn minh. Phát huy
tốt vai trò nguồn nhân lực sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực khu vực nông
thôn tỉnh Thái Nguyên, tôi đã hoàn thành một số vấn đề nhƣ:
- Khái quát đƣợc thực trạng nguồn nhân lực nông thôn, đánh giá chất lƣợng
lao động nông thôn về mặt trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, tình hình chăm sóc
sức khỏe của nhân dân có so sánh giữa vùng cao, vùng trung du, vùng thấp và tìm ra
một số nguyên dân chính dẫn đến sự khác nhau giữa 3 khu vực.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng lao động tại hộ gia đình, phân nhóm lao động
theo đặc điểm vị trí nơi làm việc và theo một số đặc trƣng cơ bản về giới tính, về
nơi làm việc và mức thu nhập.
- Tìm hiểu đặc điểm việc làm của nhóm lao động thuần nông nghiệp, lao đông
phi nông nghiệp, lao động làm việc ngoài hộ.
- Tìm hiểu đặc điểm của việc làm ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân,
mức sống của hộ gia đình và sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Nghiên cứu một số vấn đề ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng lao động nông
thôn nhƣ về vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật, thông tin phát triển việc làm.
- Khảo sát tình hình học nghề, nhu cầu đào tạo nghề, nhu cầu phát triển nghề
phụ của các hộ dân. Khảo sát thực trạng thông tin phát triển việc làm tại các vùng
nghiên cứu.
Trên cơ sở những vấn đề đã nghiên cứu, thấy rằng nguồn lực lao động khu
vực nông thôn nhƣng năm vừa qua đóng góp một phần quan trọng vào quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

111

phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Thái Nguyên cũng đã có những chính sách cụ thể
khuyến khích phát huy nhân tố con ngƣời trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quá nhiều tồn tại nhƣ số lao động qua đào

tạo còn thiếu, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, lao động thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở
hầu hết các vùng, hiệu quả lao động trong nông nghiệp thấp, hoạt động phi nông
nghiệp chƣa đa dạng và phát triển thiếu tính bền vững. Với những vấn đề nêu trên
tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp theo hƣớng tiếp tục nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động hiện có và một số giải
pháp cụ thể cho các vùng nghiên cứu.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước
- Ngoài những chính sách chung về phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông
thôn cần có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển nhân lực nông thôn.
- Giai đoạn hiện nay Nhà nƣớc cần đặc biệt ƣu tiên đầu tƣ nhiều hơn nữa cho
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và phát triển hệ thông tin tƣ vấn hỗ
trợ phát triển việc làm trong khu vực nông thôn.
- Xây dựng các chính sách thu hút khuyến khích lao động giỏi có trình độ về
làm việc trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội trong
khu vực nông thôn.
- Thành lập quỹ khuyến khích chuyển đổi việc làm gắn với chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn.
2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên
- Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào khu vực nông
thôn, lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản ngoài các chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo
cơ chế chung của tỉnh.
- Tổ chức các cuộc vận động doanh nghiệp thu hút tạo việc làm cho lao động
nông thôn, ƣu tiên tuyển chọn lao động địa phƣơng. Đối với các doanh nghiệp đƣợc
tỉnh cấp hoặc cho thuê sử dụng đất nông nghiệp cần quy định tỷ lệ lao động nông
thôn phải sử dụng tƣơng ứng với số đất đƣợc cấp hoặc đƣợc thuê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

112


- Thành lập quỹ dạy nghề cho lao động nông thôn, quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển
doanh nghiệp trong nông thôn, quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động. Trƣớc mắt cần tập
trung ƣu tiên vốn cho những vùng, những khu vực nông dân bị mất đất nông nghiệp
do chuyển đổi mục đích sử dụng, khu vực diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao
động thấp, vùng đang chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế.
- Phát hành bản tin về thị trƣờng lao động, giới thiệu chính sách của nhà nƣớc
về phát triển việc làm, thông tin về đào tạo nghề. Nên định kỳ phát hành 01 số/tháng.
Xây dựng Website việc làm và phổ biến rộng trên các phƣơng tiện đại chúng.
- Tỉnh có cơ chế hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở khám chữa bệnh dân lập, các cơ
sở giáo dục đào tạo dân lập tại nông thôn và thực hiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ nhƣ
doanh nghiệp để áp dụng cho tổ chức y tế, giáo dục dân lập. Cho phép các cơ sở y
tế dân lập có đủ điều kiện đƣợc khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế.
- Thực hiện điều động luân chuyển cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện về công tác
có thời hạn tại các xã vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để năng cao chất lƣợng
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Đề nghị bố trí mỗi xã 01 cán bộ y tế chuyên trách có trình độ đại học làm
việc tại UBND xã để nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Giải quyết vấn đề phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã
hội cần thực hiện đồng thời các giải pháp trƣớc mắt và lâu dài. Mặt khác phải tiếp tục
nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Với những kiến nghị nêu trên
nếu đƣợc các cơ quan có trách nhiệm xem xét lựa chọn áp dụng vào thực tiễn, tôi tin
tƣởng rằng sẽ có những kết quả thành công nhất định, góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên.
Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực
của tỉnh Thái Nguyên. Tìm ra những biện pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực
giữa hai khu vực đóng góp cho sự phát triển chung.




×