Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN part 8 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.58 KB, 14 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

85

Tóm lại: Qua tìm hiểu những vấn đề nêu trên có thể nhận định rằng nguyên
nhân thiếu đất canh tác và thiếu thông tin về việc làm đã hạn chế khả năng phát huy
vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế của hộ gia đình. Ngoài ra còn có một
nguyên nhân cơ bản là nhiều hộ chƣa biết cách làm ăn, chƣa biết tạo thêm việc làm
từ chính các nguồn lực hiện có của hộ. Thực tế có nhiều hộ có đặc điểm về điều
kiện sản xuất, lao động, nguồn vốn nhƣ nhau nhƣng lại có sự khác nhau về hiệu quả
lao động. Đó là do có sự chênh lệch về tƣ duy, sự khác nhau về cách thức tổ chức
sản xuất của mỗi hộ. Một số hộ do lƣời lao động, ngại suy nghĩ tìm kiếm thêm việc
làm và tâm lý chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài cũng dẫn đến tình trạng thiếu việc
làm do nguyên nhân chủ quan.
2.2.4. Ý kiến đề xuất của ngƣời dân để phát huy vai trò nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế xã hội
2.2.4.1. Nhu cầu phát triển ngành nghề phụ
Hiện nay, ngƣời dân rất mong muốn có thể tìm kiếm và phát triển nghề phụ
phù hợp với khả năng về trình độ học vấn, về vốn đầu tƣ để kết hợp với các yếu tố
lợi thế về địa lý, thổ nhƣỡng, văn hóa của từng vùng nhằm tạo ra những sản phẩm
đặc trƣng, từ đó tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập.
Trong tổng số hộ đƣợc hỏi thì chỉ có 7,22% hộ trả lời trong năm qua có làm
nghề phụ để tạo thu nhập, đây là tỷ lệ quá nhỏ so với tiềm năng và nhu cầu chính
đáng của ngƣời dân. Hầu hết các hộ đều mong muốn có một nghề phụ để làm trong
thời gian tới.
Một điều đáng nói là những ngƣời đƣợc hỏi đa số đều rất do dự, không biết
thời gian tới chọn ngành nghề nào. Do tâm lý chƣa chủ động tự tạo việc làm, lo ngại
sẽ học nghề nhƣ thế nào, đầu ra sản phẩm ra sao. Có 20% đại diện của hộ không có
câu trả lời, đây là thực tế đáng lo ngại của một bộ phận nông dân chƣa dám nghĩ
dám làm, quen trông chờ vào sự hỗ trợ can thiệp của nhà nƣớc. Họ không dám đƣa


ra một ý tƣởng nào về nghề phụ.
Căn cứ những đề xuất của ngƣời dân (chủ hộ) về phát triển ngành nghề phụ tại
hộ cho kết quả tổng hợp dƣới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

86

Bảng 2.31. Tổng hợp ý kiến đề xuất
của ngƣời dân về nhu cầu phát triển nghề phụ

Tên ngành nghề đề xuất
(theo nhóm)

Chung
Số lƣợt hộ đề xuất
(tối đa 3 nghề/hộ)
Vùng
cao
Trung
du
Vùng
thấp
1. Chế biến lâm sản
42
20
14
8
2. Sản xuất vật liệu xây dựng
29

8
9
12
3. Khai thác đá, cát, sỏi
31
15
1
9
4. Đan lát, dệt, làm đồ mỹ nghệ
26
6
8
12
5. Trồng cây cảnh, trồng hoa
23
2
5
16
6. Cơ khí, sửa chữa (động cơ, điện tử,
điện lạnh)
20
4
5
11
7. Chế biến lƣơng thực, nông sản, thực
phẩm (nấu rƣợu, làm đậu, xay sát…)
46
16
12
18

8. Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp
(vận tải, buôn bán nhỏ)
43
5
11
27
9. Nghề khác
16
7
5
4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Từ kết quả tổng hợp bảng 2.31 cho thấy có 2 nhóm ý kiến khác nhau. Đa số
mọi ngƣời đề xuất những nghề phụ quen thuộc, có thể ngƣời dân địa phƣơng đã làm
nhƣ khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lƣơng thực thực phẩm. Tuy
nhiên có một nhóm ngƣời mạnh dạn đề xuất những ngành nghề mới nhƣ cho thuê
máy kỹ thuật, sản xuất đồ mỹ nghệ thủ công. Có thể đây là những ý tƣởng mới để
phát triển thành nghề phụ trong tƣơng lai.
Sự khác nhau giữa ý kiến đề xuất giữa các vùng cho thấy nhu cầu của ngƣời
dân về phát triển nghề phụ rất khác nhau. Các ý tƣởng xuất phát từ tâm lý, đặc điểm
điều kiện tự nhiên và nhận thức của ngƣời dân. Vì vậy Nhà nƣớc cần có chính sách
tƣ vấn, tuyên truyền khuyến khích phát triển nghề phụ nông thôn nhƣng phải có
định hƣớng phát triển các ngành nghề giữa các vùng để phát huy lợi thế so sánh.
Đồng thời cần quan tâm tƣ vấn, cung cấp kịp thời thông tin thị trƣờng cho ngƣời
dân, hƣớng dẫn họ tham gia các tổ chức nghề nghiệp để chủ động trao đổi thông tin,
tìm kiếm nơi tiêu thu sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

87


2.2.4.2. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
Hiện nay có rất nhiều lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề nhất là
trong lứa tuổi thanh niên. Họ có nhu cầu đƣợc học một nghề gì đó để có thể kiếm
đƣợc việc làm. Lao động nông thôn gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin đào tạo nhƣ
học nghề gì, học ở đâu và sẽ làm gì. Do thiếu thông tin và ít có cơ hội đƣợc tiếp cận
thông tin nên họ lựa chọn nghề học chủ yếu do sở thích hoặc lựa chọn theo bạn bè,
họ hàng và ngƣời trong cùng xóm.
- Khi phỏng vấn ý kiến của chủ hộ về trở ngại lớn nhất trong vấn đề học nghề
của các thành viên trong hộ, kết quả tổng hợp nhƣ sau:
+ Thiếu thông tin lựa chọn nghề nghiệp: 34,63%.
+ Địa điểm học không thuận lợi: 22,5%.
+ Nội dung, chƣơng trình học chƣa phù hợp: 12,9%.
+ Không có kinh phí học: 30,67%.
- Có rất nhiều ngƣời trả lời có nhu cầu muốn đƣợc đào tạo nghề để có thêm cơ
hội tìm kiếm thêm việc làm. Bình quân cứ 5 ngƣời đƣợc hỏi thì có 01 ngƣời mong
muốn đƣợc đi đào tạo nghề nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi việc làm,
chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn hiện nay, khi phỏng vấn có đến 47,7%
số lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm.
- Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi việc làm là vấn đề bức xúc của ngƣời dân,
qua điều tra cho thấy có đến 58,8% số hộ trả lời có nhu cầu đƣợc đào tạo.
- Số ngƣời có nhu cầu học nghề phân bố tại các địa phƣơng cũng rất khác
nhau, ở vùng cao do tâm lý ngại thay đổi nghề nghiệp, ngƣời dân chƣa mạnh dạn
tìm việc nên nhu cầu học nghề ít hơn các hộ vùng trung du, vùng thấp. Đặc biệt nhu
cầu đào tạo ở vùng trung du lên đến 95%.
Trong số những ngƣời có nhu cầu đào tạo nghề, kết quả điều tra cho thấy các
nghề có nhu cầu đào tạo của lao động nông thôn tƣơng đối đa dạng, nhƣng có thể
gộp các nhóm nghề cơ bản theo bảng 2.32.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

88

- Các hộ dân mong muốn đƣợc đào tạo tại địa phƣơng chiếm đa số. Do vẫn
đang tồn tại thói quen, tâm lý của ngƣời nông dân nói chung chƣa muốn thoát ly
việc làm khỏi nơi mình đang sinh sống. Một vấn đề khác nữa là ngƣời dân cho rằng
đƣợc học tại địa phƣơng sẽ giảm đƣợc chi phí ăn ở, sinh hoạt trong thời gian theo
học. Ngoài ra một số hộ có đề xuất các phƣơng án nhƣ học nghề tại các cơ sở đào
tạo, học nghề tại doanh nghiệp để có thể tìm đƣợc việc làm ngay sau khóa học.
Bảng 2.32. Nhu cầu về ngành nghề cần đƣợc đào tạo của ngƣời dân
Nhóm nghề
Số ngƣời
lựa chọn
Nơi học
Tại cơ sở
dạy nghề
Tại doanh
nghiệp
Tại địa
phƣơng
1. Sửa chữa điện tử, điện lạnh,
điện dân dụng
17
6
6
5
2. Cơ khí, sửa chữa động cơ, máy
nông nghiệp
24

15
2
7
3. May, thêu ren
15
2
3
10
4. Kỹ thuật nông nghiệp
31
5
0
26
5. Mây tre đan, thủ công mỹ nghệ
10
4
1
5
6. Ngành nghề khác
5
3
2
0
Cộng
102
35
14
53
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
- Có sự khác biệt lớn về quan niệm việc làm sau đào tạo theo độ tuổi, giới tính

và cũng có những ý kiến khác nhau giữa chủ hộ là cha, mẹ và các thành viên trong
hộ về nơi làm việc sau đào tạo. Đa số chủ hộ đều muốn con em mình sau khi học sẽ
tự tạo việc làm tại hộ hoặc đi làm thuê cho các doanh nghiệp ở gần nhà. Đối với lao
động trẻ tuổi thì họ có nhu cầu tìm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Chỉ có một số ít ngƣời lao động trả lời sẽ làm việc tại gia đình bằng nghề đã đƣợc
học, trong số đó chủ yếu là những ngƣời lớn tuổi, họ lựa chọn những nghề gắn với
hoạt động nông nghiệp hoặc dịch vụ tại chỗ.
Tóm lại: Vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn là một yếu tố quan trọng để
nâng cao chất lƣợng nguồn lao động. Tuy nhiên từ kết quả khảo sát nêu trên và thực
trạng công tác dạy nghề trên địa bàn khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

89

này còn nhiều bất cập, chỉ tập trung đào tạo giải quyết nhu cầu trƣớc mắt, chƣa có
định hƣớng lâu dài. Đào tạo nghề không thể chỉ căn cứ vào nhu cầu của ngƣời dân
mà phải đƣợc xác định nhu cầu của xã hội, liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm
sau đào tạo, vấn đề cân đối điều tiết dịch chuyển lao động trong nông thôn.
Để hỗ trợ việc chuyển đổi nghề thành công, góp phần thực hiện mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu lao động, đảm bảo cho lao động có việc làm bền vững thì nhất
thiết ngƣời lao động phải đƣợc đào tạo nghề mới tạo lập việc làm, ổn định cuộc
sống lâu dài.
2.2.5. Tác động của một số chính sách của tỉnh Thái Nguyên đến vấn đề sử
dụng nhân lực trong khu vực nông thôn
- Chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh
Thái Nguyên có tác động lớn đến vấn đề sử dụng nhân lực thông qua các dự án, đề
án nhƣ: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất vƣờn đồi theo hƣớng sản xuất tập
trung và cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; Chuyển dịch cơ cấu

cây trồng trên đất ruộng nhƣ thâm canh lúa có năng suất, chất lƣợng cao, cây công
nghiệp ngắn ngày giống mới, hoa cây cảnh, rau thực phẩm; Tổ chức dồn điền đổi
thửa và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hóa; Chính sách hỗ trợ giống để
chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hƣớng lợn ngoại chất lƣợng cao tại các huyện phía
Nam nhƣ Phổ Yên - Phú Bình; Phát triển chăn nuôi trâu, bò thƣơng phẩm tại các
huyện miền núi nhƣ Võ Nhai, Phú Lƣơng [25]. Kết quả chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa đã tạo thêm việc làm mới, nâng cao
thu nhập cho nhiều hộ dân, xuất hiện nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi ở các
hầu hết các địa phƣơng trong tỉnh, nhiều diện tích đất canh tác đạt từ 30 - 50 triệu
đồng/năm. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành đã phát huy thế mạnh nông nghiệp
nông thôn của tỉnh nhƣ diệt tích chè tăng 880ha/năm, cây luồng tăng 250ha/năm
(Năm 2005 cơ cấu ngành trồng trọt 59,2%, chăn nuôi 32,28%, lâm nghiệp 3,33%,
thủy sản 3%, dịch vụ nông nghiệp 2,19%). Với chính sách này đã góp phần điều tiết
dịch chuyển cơ cấu lao động nông thôn nói chung và cơ cấu lao động nội bộ ngành
nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

90

- Chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn: Hiện nay tỉnh đang thực hiện
nhiều cơ chế chính sách tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn
nói chung. Nhiều chính sách đang phát huy hiệu quả và từng bƣớc nâng cao chất
lƣợng nhân lực, giải phóng sức lao động, kết hợp khai thác hợp lý các nguồn nội lực
trong nông thôn. Trong các chính sách đó có một số đang thực hiện có hiệu quả nhƣ:
+ Dự án vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm mỗi năm cho vay gần 20 tỷ đồng
để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nhằm giải quyết việc làm tại chỗ. Hàng
năm có khoảng trên 4.000 lao động nông thôn đƣợc tạo việc làm từ các dự án này.
+ Chính sách đƣa lao động đi xuất khẩu lao động là một giải pháp để điều tiết
lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho hộ dân, nâng cao trình độ chuyên

môn kỹ thuật cho lao động tham gia xuất khẩu. Hàng năm có khoảng 1.500 đến
2.000 ngàn lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động.
+ Chính sách tạo việc làm cho lao động mất đất tại các KCN cũng đã tạo nhiều
cơ hội có việc làm mới cho lao động nông thôn. Một số doanh nghiệp nhƣ Công ty
Cổ phần May Thái Nguyên, Xí nghiệp Mạ điện phân tại KCN Sông Công, Công ty
Liên doanh Núi pháo Vica tại huyện Đại Từ, và một số dự án đang đầu tƣ tại KCN
Phú Bình, KCN nhỏ ở Phổ Yên đã tuyển dụng nhiều lao động để đào tạo và sử dụng
lâu dài tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông thôn
để điều tiết lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao
động nông thôn chƣa đƣợc tỉnh quan tâm. Một số địa phƣơng kinh tế tƣ nhân chậm
phát triển nhƣ Định Hóa hiện chỉ có 01 nhà máy Chè và 01 nhà máy sản xuất giấy
quy mô nhỏ, Võ Nhai chƣa có doanh nghiệp tƣ nhân lớn nào mặc dù địa phƣơng có
nhiều lợi thế về nguyên liệu, nông sản nhƣ thuốc lá, mía, tre, nứa, gỗ Chƣa có cơ
chế giàng buộc giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phƣơng về vấn đề giải quyết
việc làm cho lao động bị mất đất nông nghiệp.
- Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Thái Nguyên đang thực hiện
tƣơng đối tốt dự án đào tạo nghề cho nông dân, hàng năm các cơ sở đã đào tạo khoảng
gần 10 ngàn lao động nông thôn. Tuy nhiên cơ cấu ngành nghề đào tạo chƣa hợp lý vì
đây là chƣơng trình đào tạo nghề ngắn hạn, nếu đào tạo những nghề kỹ thuật thì chƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

91

đảm bảo độ lành nghề, chƣa thể hành nghề để có việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ
dân. Ngành nghề đào tạo vẫn mang tính tự phát gây ra sự mất cân đối.
- Chính sách phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền tƣ vấn về việc làm và
dạy nghề: Mặc dù 100% các huyện có trung tâm dạy nghề nhƣng chƣa gắn kết
nhiệm vụ dạy nghề với giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm sau đào tạo. Nhƣ vậy

chƣa phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ. Hiện nay tỉnh chƣa có Website việc làm, chƣa
có những hình thức cung cấp thông tin phù hợp với lao động ở nông thôn.
2.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
2.3.1. Một số hạn chế về nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn
2.3.1.1. Về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn hiện nay còn quá thấp. Ngành nghề và
cơ cấu đào tạo đang mất cân đối. Số ngƣời có trình độ chuyên môn về lĩnh vực nông
nghiệp làm việc trong khu vực nông thôn còn quá ít.
Khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và
đời sống của ngƣời dân còn nhiều hạn chế. Kỹ năng lao động sản xuất chƣa có tính
chuyên môn hóa. Nhận thức của ngƣời dân về các vấn đề kinh tế xã hội chƣa thoát
khỏi lối tƣ duy tiểu nông, sản xuất nhỏ.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng vẫn còn ở mức cao, tình trạng trẻ em bỏ học sớm
có chiều hƣớng gia tăng. Tốc độ gia tăng dân số nếu không kiểm soát kịp thời sẽ có
nguy cơ bùng phát trở lại. Hoạt động rèn luyện thể dục thể thao của ngƣời dân chƣa
rộng khắp và chƣa có chiều sâu.
2.3.1.2. Về sử dụng nhân lực và việc làm trong nông thôn
Khu vực kinh tế nông thôn của tỉnh vẫn mang tích chất thuần nông nghiệp là
chính. Nghề phụ trong nông thôn chƣa phát triển, một số vùng có ngành nghề phụ
hiệu quả kinh tế thấp, thị trƣờng tiêu thụ hẹp, khả năng cạnh tranh kém, sản phẩm
chƣa đa dạng. Nhiều vùng nông thôn có lợi thế về nguyên liệu, sản phẩm phụ từ
nông nghiệp nhƣng chƣa khai thác sử dụng để chuyển thành sản phẩm hàng hóa có
giá trị kinh tế. Chƣa có nhiều làng nghề truyền thống có lợi thế cạnh tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

92

Sử dụng nhân lực ở nông thôn nhìn chung chƣa hiệu quả. Tình trạng thiếu
việc làm diễn ra khá phổ biến ở khắp các vùng nghiên cứu. Do hiệu quả công việc

thấp nên nhu cầu làm thêm và chuyển đổi việc làm rất lớn. Lao động phi nông
nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong lực lƣợng lao động, ngƣời dân có thu nhập chính từ
sản xuất nông lâm nghiệp chiếm đa số.
Chất lƣợng việc làm và hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp đem lại không cao.
Nếu thời gian tới tiếp tục duy trì số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp nhƣ
hiện nay thì khó có thể tăng năng suất lao động nông nghiệp.
2.3.2. Những khó khăn trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực
Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn gặp phải không ít trở ngại. Phần lớn lao
động nông thôn là chƣa qua đào tạo. Điều đó hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm
và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là
trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật và chất lƣợng lao động cao.
Khả năng thu hút lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ còn hạn chế do khu vực kinh tế quan trọng này trong nông thôn chƣa phát
triển. Mặc dù lao động trong nông thôn dƣ thừa nhiều nhƣng sức hút sang công
nghiệp, dịch vụ còn yếu. Một mặt do chất lƣợng lao động nông thôn chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của sản xuất trong công nghiệp và dịch vụ, mặt khác các doanh
nghiệp ở trong khu vực nông thôn đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa nhiều
và phát triển chƣa mạnh nên nhu cầu sử dụng lao động trong nông thôn chƣa cao.
Áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hƣớng di chuyển lao động tự phát từ
nông thôn của các huyện trong tỉnh ra thành phố Thái Nguyên và các vùng khác
trong cả nƣớc dẫn đến không kiểm soát đƣợc biến động nhân lực. Trong dòng ngƣời
tìm kiếm việc làm ở thành thị, nhiều ngƣời có việc làm thƣờng xuyên và thu nhập
khá hơn so với ở nông thôn. Song đa phần trong số họ không có việc làm ổn định,
thu nhập và điều kiện sinh hoạt bấp bênh.
Sự dịch chuyển lao động phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Việc tìm
kiếm việc làm tự phát ở những vùng đất mới dẫn đến những hậu quả khó lƣờng. Bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


93

vì phần lớn trong số họ thuộc diện nghèo, thiếu phƣơng tiện sản xuất và hoạt động
chủ yếu là khai thác tự nhiên làm cạn kiệt, suy thoái tài nguyên, tàn phá môi trƣờng.
Giải quyết việc làm nói chung và việc làm ở nông thôn nói riêng trong điều
kiện thị trƣờng lao động và thể chế của thị trƣờng chƣa đƣợc tạo lập và hình thành
đầy đủ. Ở vùng nông thôn hầu nhƣ còn thiếu vắng các tổ chức giới thiệu việc làm.
Nhận thức của ngƣời dân về việc làm và đào tạo nghề, lựa chọn nghề nghiệp
chƣa rõ ràng. Vẫn còn nhiều ngƣời có tâm lý phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nhà
nƣớc. Chƣa chủ động tìm kiếm việc làm cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
Thông tin tƣ vấn nghề nghiệp, phát triển việc làm còn thiếu và chƣa có tính
định hƣớng. Một số địa phƣơng, chính quyền các cấp chƣa thật sự quan tâm đến
công tác tƣ vấn tuyên truyền chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nhân lực, chính
sách giải quyết việc làm.
Việc thuê mƣớn lao động ở nông thôn diễn ra tự phát, giá nhân công tùy tiện
và đặc biệt là thiếu các ràng buộc về mặt pháp lý nhƣ chế độ bảo hiểm, trợ cấp tai
nạn, chăm sóc sức khỏe…. Nhiều thể chế hành chính chƣa phù hợp với nhu cầu
dịch chuyển và mở rộng không gian tạo lập và tìm kiếm việc làm nhất là đối với sự
dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị.
Tóm lại: Từ thực trạng nguồn nhân lực và chính sách việc làm đối với lao
động nông thôn hiện nay, những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi phải có quan điểm và
hệ thống các chính sách giải pháp mang tính tổng thể và đồng bộ để phát huy vai trò
nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

94

CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN
TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. QUAN ĐIỂM PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT HUY NGUỒN
NHÂN LỰC NÔNG THÔN
3.1.1. Quan điểm phát huy vai trò nguồn nhân lực
Phát huy nguồn nhân lực ở nông thôn phải dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ
nền sản xuất hàng hóa với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào vùng nông thôn làm cho thị trƣờng lao
động trở nên sôi động và linh hoạt hơn.
Đa dạng hóa việc làm, đa dạng hóa thu nhập phải trở thành phổ biến trong
khu vực nông thôn. Cần chú trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp để thu hút
tạo việc làm mới trên cơ sở cân đối nguồn lao động của từng địa phƣơng và có định
hƣớng phân bố lại lao động trong các ngành kinh tế.
Phải tạo bƣớc đi làm thay đổi và chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động theo hƣớng giảm hộ thuần nông. Cần rút dần lao động ra khỏi hoạt động
sản xuất nông nghiệp, số lao động còn lại phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về
sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kỹ năng quản lý kinh tế hộ.
Chính sách phát huy hiệu quả sử dụng lao động nông thôn phải đƣợc đặt trong
mối quan hệ thống nhất từ đào tạo nghề nghiệp đến bố trí sử dụng nguồn lao động
hợp lý. Sử dụng lao động phải đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế - xã hội và gắn với
mục tiêu phát triển bền vững.
Trong điều kiện hiện nay và nhiều năm tới kinh tế hộ gia đình trong khu vực
nông thôn vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản, do đó phải tổ chức sản xuất kinh doanh và
phân công lại lao động tại hộ. Phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động ngay tại
hộ gia đình, hƣớng tới thực hiện chuyên môn hóa lao động trong sản xuất hàng hóa
và dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


95

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cần phải đƣợc ƣu tiên quan tâm hàng
đầu, phải đi trƣớc một bƣớc trong tiến trình phát triển và dựa trên quan điểm phát
triển đồng bộ các lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo.
3.1.2. Phƣơng hƣớng
Nâng cao chất lƣợng sức khỏe, thể trạng của lao động nông thôn, rèn luyện
tác phong và kỹ năng làm việc cho lao động, đặt biệt là lực lƣợng lao động trẻ. Xây
dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ nhằm nâng cao chất lƣợng lao động,
mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.
Phát triển việc làm mới trong nông thôn phải tính đến hiệu quả kinh tế cao,
cải thiện đáng kể thu nhập cho ngƣời dân, nâng cao mức sống. Đảm bảo cung cấp
đủ và kịp thời các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, khai thác hợp lý nguồn lực tự nhiên
để kết hợp sử dụng hiệu quả nhân lực nông thôn.
Tập trung nguồn lực đầu tƣ cho công tác dạy nghề lao động nông thôn để tạo
tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Các chƣơng trình đào tạo nâng cao
năng lực cho nông dân cần gắn kết chặt chẽ với việc làm sau đào tạo, đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
Điều tiết và dịch chuyển lao động theo hƣớng đƣa lao động dƣ thừa ở nông
thôn đặc biệt là lao động trẻ sang các ngành công nghiệp, khai thác, chế biến, dịch
vụ, xuất khẩu lao động hoặc các hoạt động khác ở các khu công nghiệp trong và
ngoài tỉnh.
Bố trí sắp xếp lại lao động tại chỗ gắn liền với yêu cầu phát triển nông thôn
toàn diện theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Phát triển việc làm tại chỗ ở
nông thôn theo hƣớng:
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng đa dạng
hóa vật nuôi, cây trồng, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế so sánh của từng
khu vực.
- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế xã hội ở nông thôn gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội trong

nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

96

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức
kinh doanh trong nông thôn.
3.1.3. Những mục tiêu cơ bản
Giảm tình trạng lao động thiếu việc làm trong nông thôn, tiến tới đảm bảo đủ
việc và nâng cao chất lƣợng việc làm.
Nâng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo và điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý, phù
hợp với nhu cầu xã hội. (Năm 2006 lao động qua đào tạo là 16,8%, phấn đấu đến
2010 tăng lên trên 20%) [33].
Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nhanh số lao động làm
việc trong ngành nông lâm nghiệp, tăng lao động trong ngành công nghiệp - xây
dựng, thƣơng mại và dịch vụ. (Năm 2006, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng
63,5%, phấn đấu đến 2010 giảm xuống dƣới 55%)
Nâng tỷ lệ số hộ phi nông nghiệp trong nông thôn. Nếu tỷ lệ nâng lên 25 -
30% thì có thể tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động. (Năm 2006 tỷ lệ hộ phi
nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là 13,64%) [32], [33].
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
3.2.1.1. Cải thiện và nâng cao trình độ văn hóa cho lao động nông thôn
Để thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa cho lao động nông thôn, cần
thực hiện giải pháp sau:
Khuyến khích lợi ích vật chất cho giáo viên giảng dạy tại các trƣờng thuộc
khu vực nông thôn để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, thu hút giáo viên giỏi.
Có thể ban hành quy định riêng về phụ cấp đứng lớp ở khu vực nông thôn, đãi
ngộ cho giáo viên giảng dạy lâu năm ở nông thôn, từ đó nâng cao tinh thần trách

nhiệm của giáo viên.
Cần có chính sách hỗ trợ sách vở, miễn học phí cho lao động nông thôn theo
học các lớp bổ túc văn hóa mở tại cộng đồng nhằm hoàn thành chƣơng trình phổ
cập cấp trung học cơ sở sớm nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

97

Sở Giáo dục - Đào tạo có thể chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên của
các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công mở các lớp bổ túc văn hóa theo
cụm xã. Chú ý lựa chọn những khu vực có số lao động bỏ học sớm để mở lớp trƣớc.
Có thể phân nhóm học sinh có nguyện vọng đƣợc học nghề để triển khai thí
điểm tại 1 đến 2 trƣờng Trung học phổ thông liên kết với các trƣờng dạy nghề mở
lớp đào tạo nghề liên thông, đƣa một phần chƣơng trình dạy nghề vào cùng thời
gian theo học văn hóa.
3.2.1.2. Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Xây dựng quỹ khuyến khích dạy nghề nông thôn. Kinh phí đƣợc huy động từ
các nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp, vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ, đóng góp
của ngƣời lao động đã đƣợc hỗ trợ từ quỹ sau khi có việc làm và có thu nhập.
Nguồn quỹ sẽ đƣợc sử dụng vào các mục đích:
- Hỗ trợ cho lao động trẻ ở khu vực nông thôn tham gia đào tạo nghề theo
hình thức sau:
+ Nếu ngƣời lao động tự chọn nghề và tự lựa chọn cơ sở đào tạo nghề. Tỉnh
sẽ hỗ kinh phí trợ để đóng tiền học phí và hỗ trợ một phần sinh hoạt phí trong thời
gian học nghề.
+ Nếu học tập trung theo các lớp do địa phƣơng tổ chức, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh
phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.
- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo nghề trong khu vực nông thôn nhƣ đầu
tƣ thiết bị dạy nghề, hỗ trợ xây dựng trƣờng lớp, đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho

giáo viên của cơ sở đào tạo.
- Cấp kinh phí hỗ trợ để khuyến khích giáo viên giỏi, lao động giỏi tận tâm
với nghề về nông thôn dạy nghề, thu hút đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp
vụ và kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề để bổ sung lực lƣợng giáo viên cho
các cơ sở dạy nghề.
- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
lao động nông thôn, tiếp nhận học sinh học nghề, thực tập nghề và tạo điều kiện cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

98

họ làm quen với môi trƣờng sản xuất, với các thiết bị máy móc mà cơ sở đào tạo
không có.
Thành lập 01 trƣờng dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
nông dân. Chƣơng trình đào tạo tập chung chủ yếu các chuyên ngành nhƣ kỹ thuật
nông nghiệp, chế biến nông sản, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, dạy nghề tiểu thủ
công nghiệp.
Thực hiện nâng cao năng lực trung tâm dạy nghề ở cấp huyện, trong đó cần
đầu tƣ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề tiên tiến và phù hợp. Bố trí cán bộ có
năng lực tham gia công tác quản lý để có thể đảm nhận thực hiện tốt chức năng dạy
nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
Mở các lớp đào tạo nghề liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các địa phƣơng có
nhu cầu. Kết hợp các hình thức đào tạo tập trung với đào tạo di động tới tận các
xóm, thôn, bản.
Phát động phong trào kết nghĩa giữa các trƣờng, các trung tâm dạy nghề, cơ
sở dạy nghề trong và ngoài công lập với các địa phƣơng. Từ đó xây dựng các
chƣơng trình giúp đỡ về dạy nghề cho lao động nông thôn. Hiện nay toàn tỉnh có
trên 40 cơ sở đào tạo nghề, vận động mỗi cơ sở giúp từ 01 đến 2 xã.

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe người dân
tại cộng đồng
Bố trí 01 cán bộ y tế làm công tác quản lý y tế trong biên chế công chức xã.
Nhiệm vụ của cán bộ y tế xã là tham mƣu cho chính quyền cấp xã thực hiện tốt
công tác y tế tại cơ sở. Theo dõi tình hình sức khỏe của nhân dân, theo dõi diễn biến
dịch bệnh để phối hợp với trạm y tế xã, cán bộ y tế thôn bản và các cơ quan chức
năng sử lý kịp thời.
Thực hiện điều động luân chuyển cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện về công tác có
thời hạn tại các xã để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tuyên truyền chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho dân tại trung tâm y tế xã.

×