Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.41 KB, 12 trang )

Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

Phần thứ nhất:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến
trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học
tập. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến
trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu
học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là của học
sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện
cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận và óc
thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho
các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài
vở của mình...”
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một
phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các em lớp 1. Học
vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng
học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Chữ viết và
dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công,
góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy
vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, hay có những học sinh viết
đúng, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì
không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng học tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Là một
giáo viên dạy lớp 1, tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm
quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1 lại càng
quan trọng hơn. Vậy nên, tôi rất muốn giảng dạy môn Tập viết thật tốt, rèn luyện kĩ
năng viết chữ cho các em để các em viết đúng, viết đẹp, viết sạch sẽ và cẩn thận
hơn. Đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở Tiểu học nói chung và dạy học chữ viết nói riêng.


GV: Trần Thị Thảo

1

Trường Tiểu học TT Gio Linh


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

Chính vì thấy được tầm quan trọng của môn Tập viết, tôi đi sâu tìm hiểu,
học hỏi và nghiên cứu tìm ra “ Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho
học sinh lớp 1”, mong các em trở thành những con người phát triển toàn diện,
có ích cho đất nước.
Phần thứ hai:
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Học sinh lớp 1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn
nhiều bỡ ngỡ, rụt rè. Việc giúp các em làm quen với chữ viết thật là khó khăn, bởi
đôi tay cầm bút còn vụng về lóng ngóng. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở
suy nghĩ một câu hỏi: Ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không?
Qua việc giảng dạy sau mỗi tiết học môn Tập viết tôi nhận thấy rằng đối với học
sinh lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng, viết đẹp ngay là một
điều khó có thể thực hiện được. Do vậy, đối với giáo viên cần có sự dạy dỗ công
phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp với lứa tuổi,
để các em tiếp thu được một cách vững chắc, chúng ta cần được sự kết hợp với gia
đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh. Vậy để việc rèn chữ viết
đẹp của từng học sinh, của tập thể lớp 1E có hiệu quả, trước tiên cần xây dựng được
nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố
có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong quá trình học tập.
II. Cơ sở thực tiễn:

Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm cho thấy: thực tế chữ viết của học sinh
lớp 1E hiện nay, không đồng đều, một số em viết chữ tương đối đẹp, còn lại các em
viết chữ chưa đẹp, chưa đúng, viết cẩu thả, chưa biết cách trình bày vở, khoảng cách
chưa đều, chưa đúng, chưa ý thức được cái đẹp điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả
học tập của các em.
Tư thế ngồi, cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong
vẹo, vai thấp, vai cao rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón, có em cầm bút bằng 5 ngón
có em cầm bút ngả về phía trước, cán bút vuông góc với mặt vở.
1. Những thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
Trong những năm trở lại đây, việc rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học
được Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà
trường, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, mục tiêu rèn
chữ cho học sinh được đặt lên hàng đầu.
GV: Trần Thị Thảo
Trường Tiểu học TT Gio Linh
2


Mt s kinh nghim rốn ch vit cho hc sinh Lp 1.

- Mi giỏo viờn c trang b b ch dy Tp vit.
Giỏo viờn c tham d cỏc cuc thi Vit ch p, Trin lóm v sch ch
p... hc hi v trau di kin thc, trau di kinh nghim.
Ni dung cỏc bi Tp vit rừ rng, phự hp v c th. c bit, hc sinh cũn
c luyn thờm v v thc hnh vit ỳng, vit p.
V phớa hc sinh:
- Hc sinh c hc 2 bui trờn ngy nờn cú nhiu thi gian rốn cho hc
sinh hc tp c nhiu kt qu hn.
- Hc sinh cú cựng tui. Cỏc em a s rt ngoan, d võng li, nghe li cụ

giỏo, thớch hc tp v thi ua vi cỏc bn, d khớch l ng viờn, khen thng.
- Cú c quan tõm v vic hc tp ca con em mỡnh ca 1 s ph huynh cú ý
thc trỏch nhim khụng khoỏn trng cho nh trng, cho giỏo viờn, v cựng vi giỏo
viờn trong vic hc tp ca con em mỡnh nh: Chun b y sỏch v, dựng hc
tp, thng xuyờn nhc nh v to iu kin tt cho con em mỡnh n lp cng nh
hc tp nh.
b. Khú khn:
V Tp vit in sn ca hc sinh cũn mng nờn rt d b nhoố.
Trỡnh hc sinh khụng ng u nờn gp nhiu khú khn trong vic kốm cỏc
em hc tp, c bit l trong mụn Tp vit.
Kho sỏt cht lng u nm, cho thy:
Tng s
(em)
36

Loi A
SL
(em)
6

Loi B
T l
(%)
16,7

SL
(em)
12

Loi C

T l
(%)
33,3

SL
(em)
18

T l
(%)
50,0

III. Mt s bin phỏp thc hin:
1. i vi bn thõn:
Tôi luôn ý thức c rằng chữ viết của giáo viên là rất quan
trọng vì nó là mẫu để các em học tập và viết theo. Vì vậy, tôi
luôn có ý thức rèn luyện để chữ viết của bản thân rõ ràng, đúng
mẫu và tng đối đẹp. Giáo viên phải mẫu mực về chữ viết ở
bảng lớp, ở lời phê, điểm số trong vở học sinh, làm gng cho học
sinh học tập và noi theo.
GV: Trn Th Tho

3

Trng Tiu hc TT Gio Linh


Mt s kinh nghim rốn ch vit cho hc sinh Lp 1.

Tôi thng xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo

nh dạy viết ở Tiểu học, tài liệu tham khảo Nét chữ- Nết ngi.
Mẫu chữ viết trong trng Tiểu học Ngoài ra tôi còn tham khảo,
học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc rèn chữ viết cho
học sinh.Tôi chú trọng rèn chữ cho học sinh trong tất cả các giờ
học. Tôi thng xuyên động viên tuyên dng những học sinh có tiến
bộ về chữ viết, có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. i vi vic gi v sch:
Ngay từ đầu năm tôi đã giáo dục các em hiểu tầm quan
trọng, ý nghĩa, tác dụng của viêc giữ vở sạch, rèn chữ đẹp. Tôi cho
các em xem những bộ vở sạch, chữ đẹp từ những năm trc và
động viên các em hăng say rèn luyện để đạt c những bộ vở
sạch, chữ đẹp nh các anh chị và các bạn.
Đầu năm tôi quy định mẫu vở, bút chì, bút mực cho các em
cả lớp cùng thống nhất.
Mỗi em có một tờ giấy thấm; một giẻ để lau bút, trong mỗi
quyn vở đều có một tờ giấy kê tay vở không bị bẩn, không bị t mồ hôi khi viết.
Khi viết không ấn bút, mở nắp nhẹ nhàng cn thn, khụng bỳt
ri xung sn nh, nếu bút bẩn cần lấy giẻ lau lau sạch rồi mới viết.
Tôi luôn nhắc nhở học sinh mở vở, gấp vở nhẹ tay, khi viết
không gấp đôi vở.
Cuối giờ học thu vở để vào tủ của lớp, u giờ học t trng
phát vở theo bàn.
Hàng ngày bàn học của học sinh phải c lau sạch trc khi
vào lớp, học sinh cần phải rửa tay sạch trc khi vào giờ học.
Nếu viết sai trong vở cần dùng thc kẻ chân di chữ viết
sai, không c tẩy xoá.
Cui mi buổi học tôi luôn kiểm tra vở của các em để kịp
thời nhc nhở, rút kinh nghiệm.
Thng xuyên động viên, tuyên dng những em viết sạch,
đẹp và a vở cho những em viết cha c đẹp xem, học tập.

GV: Trn Th Tho

4

Trng Tiu hc TT Gio Linh


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

3. Đối với việc rèn chữ viết đẹp:
Việc đầu tiên mà giáo viên cần phải làm khi tiếp cận với học sinh để dạy viết
chữ đẹp là khảo sát trình độ chữ viết của học sinh. Đây là một vấn đề quan trọng bởi
vì trong thực tế chúng ta muốn tiếp cận đối tượng của mình một cách thuận lợi thì
trước hết phải hiểu được đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Mặc dù mới vào lớp 1
nhưng cũng có một số em đã được học ở mẫu giáo, trong hè, các lớp luyện
chữ….Qua khảo sát này giáo viên phân loại được đối tượng để rèn luyện vì nếu các
em đã biết viết mà viết sai thì rất khó sửa chữa.
Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm
vững các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1.
- Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ,
độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa
các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
- Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo
thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ.
Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, để vở…
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập
viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.
Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh
rèn luyện cách viết các chữ vừa học. Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học

sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt
bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà.
Từ đầu năm học giáo viên cần quy định mẫu vở (5 ô li), mẫu bảng 6 dòng kẻ,
loại bút chì (2B). Tổ chức phân công cho học sinh ngồi theo đôi bạn cùng tiến, em
viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa đẹp, cẩu thả. Các em này có thể
quan tâm giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời. Việc đánh giá có hệ thống
và thường xuyên giúp giáo viên điều chỉnh chữ viết của học sinh, làm cho các em
thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học đến mức độ nào, các nét nào, con chữ nào
viết đẹp và chưa đẹp để phát huy và khắc phục. Giáo viên cần phải luôn quan tâm
đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối tượng này để
có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em tiến bộ. Giáo viên tuyệt đối không nóng
vội khi rèn chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không nên luyện viết quá
nhiều trong thời gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi.
GV: Trần Thị Thảo

5

Trường Tiểu học TT Gio Linh


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

Theo chương trình mỗi ngày đều có tiết tập viết. Trong quá trình dạy tập viết
cần có những trò chơi thư giãn giúp các em thoải mái, cần “ đi tận chỗ, chỉ tận tay”
để kịp thời động viên, khích lệ các em và phát hiện, điều chỉnh kịp thời những lỗi sai
sót.
Trong giờ dạy tiếng Việt giáo viên cần luôn luôn sử dụng bộ mẫu chữ làm đồ
dùng trực quan cho học sinh quan sát. Phần viết bảng của giáo viên phải luôn luôn
chuẩn mực: cách đặt dấu thanh, khoảng cách các tiếng trong từ, viết liền nét, cách

trình bày bảng giáo viên luôn cần phải chú trọng về tính cẩn thận, thẩm mỹ vì điều
đó ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.
Ngay từ đầu năm học phải rèn cho các em ngồi học đúng tư thế, thoải mái,
tránh gò bó. Hướng dẫn kĩ càng và cho học sinh nắm chắc cách cầm bút, kĩ thuật rê
bút ( Là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Trong
trường hợp này cần viết nhẹ tay, nếu viết nặng tay nét chữ sẽ viết nhòe ra ), lia bút
( Kĩ thuật lia bút là thao tác đưa bút trên không, được dùng khi viết một chữ cái hay
viết nối các chữ cái với nhau để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết, nét bút vẫn thể
hiện liên tục nhưng không chạm vào giấy hoặc bảng). Hướng dẫn học sinh nắm chắc
quy ước, kí hiệu của giáo viên trong việc xác định tọa độ dòng kẻ ô li để khi dạy
học giáo viên sẽ dễ dạy và học sinh dễ tiếp thu. Với bản thân tôi quy định như sau;
Với vở 5 ô li mỗi đơn vị ô li lớn có 6 dòng kẻ, vở tập viết có 5 dòng kẻ. Dòng kẻ
dưới cùng là dòng kẻ thứ nhất, các dòng kẻ khác là 2, 3, 4, 5, 6 theo thứ tự tiếp theo.
Tương tự cũng quy định với đường kẻ dọc như vậy, đường kẻ thứ nhất là đường kẻ
đậm , các đường kẻ dọc tương tự được tính như vậy. Ở giữa 2 dòng kẻ ( đường kẻ)
là 1 ô li được tính theo chiều cao ( chiều rộng) và đơn vị gọi là ô li nhỏ. Cách xác
định tọa độ phải dựa vào đường kẻ dọc , dòng kẻ ngang, các ô li làm định hướng.
Đây là trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quá trình được thực hiện
lần lượt bởi các thao tác mà hành vi ngòi bút đi qua. Qua quy ước này giáo viên
phân tích cách viết viết các con chữ, hướng dẫn các em xác định điểm đặt bút( điểm
bắt đầu), xác định điểm kết thúc, độ cao, rộng của các con chữ.
Ví dụ: Hướng dẫn viết nét khuyết trên được hướng dẫn như sau: Điểm đặt
bút( điểm bắt đầu) từ dòng kẻ ngang thứ hai, trước đường kẻ dọc thứ nhất nửa ô li
nhỏ, đưa bút lên dòng kẻ ngang thứ ba ( ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với
đường kẻ dọc thứ nhất ) đi qua rộng 1 ô li lên đến dòng kẻ ngang thứ sáu cắt với
đường kẻ dọc thứ nhất và kéo xuống theo đường kẻ dọc thứ nhất đến điểm kết thúc
là dòng kẻ ngang thứ nhất.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô li và rộng mấy
ô?( cao 5 ô và rộng 1 ô). Lưu ý: Cần lưu ý ở đây là tất cả các con chữ có nét móc
hoặc nét xiên chiều rộng của nó không tính vào nhằm để học sinh xác định được

chiều rộng ô li một cách dễ dàng.

GV: Trần Thị Thảo

6

Trường Tiểu học TT Gio Linh


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mỗi quan hệ về cách viết các chữ, sau khi
học xong các âm(chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho
học sinh.
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. Trọng
tâm rèn luyện là nét cong . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp vì rất dễ méo, khó tròn ,
trên to dưới nhỏ. Trong nhóm chữ này cần xác định tọa độ dựa vào đường kẻ, điểm
giữa của lưng nét cong phải đặt cân bằng chính giữa đường kẻ ( tức là điểm gặp
dòng kẻ ngang thứ hai và cần cho học sinh nắm chắc chiều rộng của các nét cong là
1 ô li rưỡi.
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: a, ă,
d, đ, g.
Trong nhóm này giáo viên cần lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1và luyện tập
nét móc ngược ( Ở nét móc ngược này giáo viên có thể tách thành nét sổ thẳng và
nét hất nếu có học sinh viết chưa thẳng ở nét móc)
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n
Trong nhóm này cần lưu ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối
hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chữ cái này nét khuyết trên đều có chiều
rộng 1 ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với

đường kẻ dọc.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r, v, s . Đây là nhóm
chữ khó viết đẹp nhất, đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu ý 2 con chữ này có
độ cao là 2 ô li rưỡi và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra còn sau
nét thắt cong chữ s là nét xuôi xuống đưa vào.
Trong dạy học bản thân tôi thấy về độ cao các con chữ các em rất dễ nắm bắt
nhưng về chiều rộng các em viết chưa đẹp vì thế khi dạy cần dạy kĩ về độ rộng của
chữ cho em.
Khi qua phần bài học vần, tiếng, giáo viên cần lưu ý các em cách viết liền
nét .ở nét liền này cần kéo dài khoảng 1,5 ô li, nếu kéo dài quá nét chữ sẽ gây phản
cảm. Qua đến phần tiếng, từ cần lưu ý khoảng cách giữa các tiếng trong từ là một
vòng tròn khép kín ( hay là 1,5 ô).
4. Các phương pháp giảng dạy:
Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học
sau:
a. Phương pháp trực quan:
GV: Trần Thị Thảo

7

Trường Tiểu học TT Gio Linh


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết
hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình
dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ
cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện

đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng
to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu…
Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng:
- Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan
sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo
chữ cái cần viết trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các
nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu
viết liền mạch, viết nhanh.
- Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại
chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý
quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết,
nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng
củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết
đúng.
b. Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo
viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ
việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét
giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao nhiêu
nét? là những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai
trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ
cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.
c. Phương pháp luyện tập:
GV: Trần Thị Thảo


8

Trường Tiểu học TT Gio Linh


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng
dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc
đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng
dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành
đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của
bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác.
Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi
viết. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
* Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bức
đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này cũng để kiểm tra bài cũ
hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó, giáo
viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ
tự các nét viết).
* Luyện viết trong vở:
- Luyện viết trong vở tập viết: Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập
viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài
(chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết
nét…) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
- Luyện viết trong vở ở ô li: Giáo viên cần viết mẫu cho toàn bộ học sinh
trong vở cho đến khi học hết phần âm ( chữ cái). Sau khi chuyển sang phần học
vần, tiếng, từ giáo viên có thể chọn 1 số em viết chưa đẹp để viết mẫu.
- Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp:

Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết.
Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên.
Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần
có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ.
Cần chọn vở luyện viết ở nhà đúng mẫu, rõ ràng ( Một số vở dùng luyện viết
đẹp như: Em tập viết đúng - viết đẹp, vở ô li mẫu chữ của nhà xuất bản Đại học sư
phạm ).
Qua thời gian áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp góp phần giúp học sinh
lớp 1 viết chữ đẹp” vào thực tế giảng dạy, tôi thiết nghĩ để giúp học sinh có được
chữ viết đẹp, đòi hỏi yêu cầu cao đối với người giáo viên, phải có phương pháp rèn
luyện chữ phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình độ, khả năng tâm lí lứa tuổi học
GV: Trần Thị Thảo

9

Trường Tiểu học TT Gio Linh


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

sinh tiểu học, phát huy được tính tích cực, tự giác, tự rèn của học sinh. Ngoài giờ
học chính thức giáo viên phải tích cực phụ đạo, làm tốt công tác chủ nhiệm hướng
dẫn các em rèn luyện chữ ở nhà, thường xuyên họp phụ huynh học sinh để trao đổi
tình hình học tập cũng như về chữ viết từng em.
IV. Kết quả đạt được:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả giữ vở và rèn viết
chữ đẹp của tập thể lớp 1E đã đạt được những kết quả cao như sau:

Tổng số
(em)

36

Loại A
SL
(em)
26

Loại B
Tỷ lệ
(%)
72,2

SL
(em)
10

Loại C
Tỷ lệ
(%)
27,8

SL
(em)
0

Tỷ lệ
(%)
0

- Học sinh rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ viết và trình bày vở sạch

đẹp, chữ viết của các em có tiến bộ hơn hẳn so bới đầu năm học.
- Đa số các em nắm được cấu tạo chữ, mẫu chữ và kĩ thuật viết chữ.
- Học sinh viết chữ thành thạo, đẹp, chữ viết đúng quy định, chữ đứng nét
đều.
- Học sinh còn biết tự mình thể hiện bài viết sáng tạo như bài viết chữ
nghiêng, có nét thanh, nét đậm.
- 100% học sinh giữ vở sạch sẽ.
Kết quả trên chưa phải là cao, song nó đã thể hiện sự tiến bộ về kĩ năng viết
chữ- giữ vở của học sinh lớp tôi phụ trách trong quá trình thử nghiệm áp dụng sáng
kiến. Điều đó khiến tôi yên tâm, tin tưởng ở các biện pháp rèn luyện chữ viết cho
học sinh lớp 1 của mình.
Phần thứ ba.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Qua quá trình tích lũy, nghiên cứu, áp dụng 1 số giải pháp và biện pháp về
việc “ Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” trường tiểu học
Thị trấn Gio Linh đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện viết chữ đẹp đóng
một vai trò quan trọng trong việc học tập của học sinh, rèn luyện chữ viết đẹp là một
GV: Trần Thị Thảo
Trường Tiểu học TT Gio Linh
10


Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

nhiệm vụ không thể thiếu với lớp học đầu cấp. Cùng với tập đọc, luyện viết chữ
giúp học sinh chiếm lĩnh phần chữ viết của tiếng Việt. Rèn chữ viết học sinh được
rèn luyện một số phẩm chất như tính kiên trì, cẩn thận, khả năng thẩm mỹ….Viết
chữ đẹp là nguyện vọng là lòng mong muốn của mỗi giáo viên, của mỗi phụ huynh
học sinh. Vậy có thể thấy rằng chữ đẹp là một nét văn hóa truyền thống, thể hiện sự

tài hoa của người cầm bút, là món ăn tinh thần không kém phần quan trọng trong
cuộc sống của con người xưa và nay.

II. Kiến nghị.
1. Đối với nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để
nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường của từng khối lớp.
- Duy trì các phong trào thi đua “ Giữ vở sạch- viết chữ đẹp”. Hội thi viết chữ
đẹp cấp trường.
- Trưng bày các bài viết đẹp , tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham
khảo.
- Đưa tiêu chuẩn “ Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” vào đánh giá thi đua của thầy
và trò.
- Nhà trường tạo điều kiện về thiết bị dạy học: như chuẩn bị bảng dành cho
giờ học Tập viết có kẻ ô đúng theo quy định.
- Cung cấp mẫu chữ viết Tập viết đầy đủ trên mỗi giáo viên / lớp.
2. Đối với giáo viên:
- Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập viết ở các lớp. Mỗi
giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, từ tư thế ngồi viết, cách
cầm bút đến chữ viết bảng, cách trình bày bảng, cách chấm bài, nhận xét cho học
sinh.
Trên đây là những việc làm mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công để
giúp các em rèn Chữ viết đẹp- Giữ vở sạch. Dù đã rất cố gắng song vẫn còn những
hạn chế mà tôi không tự nhìn thấy được. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
GV: Trần Thị Thảo

11

Trường Tiểu học TT Gio Linh



Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1.

của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi để hoàn chỉnh và
phong phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gio Linh ngày 05 tháng 5 năm 2016
Người viết sáng kiến

Trần Thị Thảo

GV: Trần Thị Thảo

12

Trường Tiểu học TT Gio Linh



×