BM03-TMSKKN
Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Học tập là nhiệm vụ trọng tâm của học sinh. Vì vậy, tổ chức hợp lý hoạt
động học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập văn hóa cũng là một nội dung
hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển
xuất hiện nhiều tệ nạn, game là một trò chơi lôi cuốn rất nhiều học sinh, khiến các
em lơ là việc học, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của nhiều em.
Là một giáo viên chủ nhiệm cũng là một giáo viên bộ môn, tôi suy nghĩ
phải làm thế nào để các em gắn bó với trường, với lớp, với bạn bè; xa lánh những
cái xấu, cái không tốt ở xung quanh để trở thành những con ngoan trò giỏi ? Đó là
lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công
tác chủ nhiệm lớp”. Và đây cũng là kinh nghiệm chủ nhiệm năm học 2015 – 2016
mà tôi muốn chia sẻ.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc giáo dục toàn diện học
sinh. Kết quả cuối năm của một lớp phần nào nói lên năng lực quản lý của giáo
viên chủ nhiệm lớp đó. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong công tác
chủ nhiệm trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần phải thường xuyên học tập,
trau dồi kiến thức, giữ gìn phẩm chất đạo đức, … là tấm gương tốt cho học sinh noi
theo.
Xây dựng một môi trường học tập thân thiện – đó là chủ trương của Đảng và
nhà nước. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm cần phải có tâm huyết với nghề, có
lòng yêu thương học sinh, gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh. Hơn
hết người giáo viên chủ nhiệm phải là người nắm được hoàn cảnh, đặc điểm tâm
sinh lý của học sinh lớp chủ nhiệm, đặc biệt phải có phẩm chất tâm lý của người
làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học
tập, hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả, …
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Thực trạng:
Qua khảo sát ban đầu về chất lượng và thái độ học tập của lớp chủ nhiệm
9.8 năm học 2015 - 2016, tôi nhận thấy:
- Lớp 9.8 có 36 học sinh trong đó có 19 học sinh nữ, 2 học sinh thuộc
diện dân tộc.
- Đa số các em ngoan, hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, có ý
thức xây dựng tập thể lớp.
- Ban cán sự lớp có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao.
1
- Giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và
Ban giám hiệu luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục.
- Có nhiều học sinh giỏi nhưng chỉ ở mức độ vừa đủ giỏi.
- Bên cạnh những học sinh khá tốt còn có một số học sinh cá biệt, những
học sinh yếu, rất lười học bài, thường xuyên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp,
khả năng tiếp thu bài chậm.
- Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa xác định
được động cơ học tập đúng đắn, do đó chưa có tính tự giác trong học tập.
- Vài học sinh cá biệt, không biết vâng lời cha mẹ, thích đua đòi, có biểu
hiện chán học, bị bạn bè xấu lôi kéo.
- Các trò chơi điện tử trực tuyến ngày càng hấp dẫn thu hút đa số đối
tượng học sinh. Thú chơi game trực tuyến làm chiếm nhiều thời gian đôi khi các
em chơi say sưa quên cả việc học hành.
- Ý thức tự học của học sinh chưa cao, khả năng tự chủ chưa cao, không
có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như rèn luyện... Vi phạm nối tiếp
các vi phạm không chịu sửa đổi.
- Có nhiều học sinh có hoàn cảnh, cụ thể: mồ côi mẹ (em Trương Thị
Mai Thảo), gia đình thường xuyên bất hòa (gia đình em Phạm Đoàn Thu Thảo),
hộ nghèo (em Trần Đức Anh, Nguyễn Ngọc Hưng), khó khăn (em Lý Thị Phương
Uyên), … Mức độ quan tâm của phụ huynh còn hạn chế.
- Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục ở năm học 2014 – 2015:
Giỏi
Khá
TB
Lớp Sĩ số
SL
% SL % SL %
Học lực:
8.8
36
8 22,2 10 27,8 18 50,0
Hạnh kiểm:
Lớp
Sĩ số
8.8
36
Tốt
SL
%
28 77,8
Khá
TB
SL % SL %
8 22,2
2.2. Biện pháp
2.2.1. Tổng hợp chất lượng đầu vào của học sinh:
- Dựa vào kết quả học tập năm học trước, tham khảo ý kiến của giáo
viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm năm học trước và giáo viên đang đứng lớp để
phân loại học sinh.
+ Theo hoàn cảnh gia đình: Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học
sinh để từ đó có cách giáo dục từng em cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
Minh chứng: Lớp tôi có em Uyên học tốt đều ở các môn học,
luôn có ý thức tự học, tích cực phát biểu. Gia đình em có nhiều khó khăn: mẹ bị
bệnh tim, chị bị thần kinh, kinh tế phụ thuộc vào lao động chính là ba.
2
+ Theo đặc điểm tâm sinh lý học sinh: Tìm hiểu và nắm vững tính
cách, hành vi đạo đức của từng học sinh.
Minh chứng: Trong lớp có em Trần Đức Anh tính em nóng
nảy, ngang bướng, hay cãi lại. Biết được tính cách của em, tôi thường xuyên động
viên, nhắc nhở và chỉ bảo cho em điều gì đúng điều gì sai. Sau một thời gian động
viên, nhắc nhở và chỉ bảo em, dần dần em hòa nhã hơn, biết nghe lời hơn.
+ Học sinh khuyết tật (lớp tôi không có).
+ Học sinh thiểu năng (lớp tôi không có).
+ Học sinh cá biệt.
+ Học sinh học yếu.
Minh chứng: Tôi biết được trong lớp có em Thoa, em Mỹ, em
Trường học rất yếu ở tất cả các môn. Em Nam học rất tốt các môn tự nhiên nhưng
lười học bài. Em Dương, em Long học rất tốt môn Tiếng Anh,…
2.2.2. Tổ chức lớp:
- Chọn ra ban cán sự lớp: là những học sinh bao giờ cũng phải gương
mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử
với bạn bè....
- Họp ban cán sự lớp để nắm kỹ hơn về tình hình của lớp, những mặt
mạnh, mặt yếu,…
- Khi sắp chỗ ngồi tôi chia đều những học sinh có học lực khá, giỏi
ngồi xen lẫn với những học sinh có học lực trung bình, yếu kém. Nếu thấy trong
lớp có những học sinh bị ghi trong học bạ là hạnh kiểm chưa tốt hoặc học sinh lưu
ban nên xếp chỗ ngồi cho các em ở những dãy bàn đầu để tiện quan sát, theo dõi.
Tuyệt đối không xếp những em có hạnh kiểm chưa tốt ngồi cạnh nhau.
2.2.3. Giúp học sinh nhận thức rõ giá trị đích thực của từng môn học,
tầm quan trọng của việc học tập đối với nghề nghiệp tương lai sau này:
- Giúp học sinh nhận thức về giá trị đích thực của từng môn học
trong nhà trường:
+ Giá trị của môn Ngữ Văn: góp phần giáo dục tư tưởng, bồi
dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học
trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Nếu
không học môn Ngữ Văn thì làm sao các em hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính
phục,... Học Ngữ Văn chính là cách học làm người. Môn Ngữ Văn thật sự là môn
học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn học khác. Học tốt môn Ngữ
Văn, tâm hồn học sinh như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện
nhân cách của mình. Khi đó, HS sẽ biết sống thế nào cho tốt như các nhân vật
3
chính diện và cố gắng tránh xa các thói hư, tật xấu của các nhân vật phản diện
trong các tác phẩm văn học. (Theo báo Dân trí).
+ Giá trị của môn Lịch sử: Lịch sử là những sự kiện đã xảy ra trong
đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút
(văn bản) nhằm để lại cho hậu thế. Học Lịch sử giúp các em nhận biết rõ cội nguồn
của mình, bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.
+ Giá trị của môn Giáo dục công dân: Đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh, giúp các em hình thành kỹ năng
sống.
+ Giá trị môn Hóa, Lý: giải thích được các hiện tượng diễn ra hàng
ngày trong tự nhiên, ứng dụng của các thí nghiệm,…
- Hiểu được giá trị đích thực của từng môn học giúp các em thấy
được tầm quan trọng của việc học đối với nghề nghiệp tương lai sau này.
- Thấy được giá trị của từng môn học, học sinh sẽ thấy giá trị của
việc lao động trí óc và lao động chân tay. Từ đó định hướng cho việc lựa chọn
nghề sau này.
2.2.4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh
* Đối với học sinh học yếu:
- Tìm hiểu xem các em học yếu môn gì, nguyên nhân vì sao các
em học yếu (có thể do hỏng kiến thức từ lớp dưới nên nản không muốn học, có
thể do không có thời gian học vì phải phụ giúp gia đình);
- Phân loại nhóm học sinh học yếu:
+ Về trí tuệ, nhận thức;
+ Về ý thức;
- Lập kế hoạch giúp đỡ:
+ Kết hợp với giáo viên bộ môn để tìm hiểu những tâm tư nguyện
vọng của các em, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc học yếu.
+ Trong 15 phút truy bài đầu giờ yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra
việc chuẩn bị bài soạn ở nhà và kiểm tra bài cũ của các thành viên trong tổ.
+ Phân công những bạn khá giỏi làm đôi bạn học tập với các học
sinh yếu để giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Gặp riêng các em học yếu và phân tích cho các em thấy được
mình yếu ở mức độ nào, bài kiểm tra hoặc bài thi đạt bao nhiêu điểm thì mới đạt
trung bình trở lên.
+ Thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài, xử lý kịp thời giúp các em biết
sai và sửa sai. Minh chứng: Em Trần Đức Anh vì chưa thuộc bài môn Ngữ Văn,
giáo viên yêu cầu em chép phạt. Em không nộp bài chép phạt theo quy định, giáo
4
viên không cho em vào lớp. Nắm được tình hình tôi tìm đến giáo viên bộ môn Ngữ
Văn tìm hiểu, tiếp đó tôi gặp trực tiếp em Đức Anh, yêu cầu em trình bày lại sự
việc, được biết em quên nhưng tính em lại lầm lì không chịu giải thích với cô bộ
môn. Một mặt, tôi giải thích, khuyên nên nộp bài phạt và xin lỗi cô kịp thời; một
mặt tôi gặp cô dạy Văn để tìm hiểu thêm. Sau một hôm, em chép phạt đủ, đến nộp
và thành khẩn xin lỗi.
+ Tư vấn, giúp các em xác định động cơ học tập đúng đắn, hướng
dẫn các em phương pháp tự học hiệu quả.
+ Thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện yếu kém,
ít nhất mỗi tháng một lần để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của từng học
sinh và bàn biện pháp phối hợp theo dõi, giúp đỡ.
Minh chứng: Thường xuyên liên hệ với phụ huynh em Mỹ,
Thoa, Trường kết hợp nhắc nhở các em học bài, làm bài. Phụ đạo thêm ngoài giờ.
Sau khoảng một tháng các em có tiến bộ hơn.
+ Phân chia nhóm học tập theo địa bàn, mỗi địa bàn cử ra một bạn
học khá, giỏi làm nhóm trưởng. Hàng tháng đều kiểm tra tình hình học tập của các
nhóm nếu nhóm nào có học sinh học tập chậm tiến bộ hay vi phạm nhiều lần thì
nhóm trưởng nhóm đó sẽ bị nhắc nhở, phê bình, nhóm nào làm tốt thì tuyên dương,
khuyến khích.
* Đối với học sinh khá giỏi:
- Hướng dẫn học sinh cách học tập ở nhà, cách sắp xếp thời gian
biểu sao cho thuận lợi về việc học tập.
- Tổ chức các câu lạc bộ những người yêu thích Toán, Lý, Văn, …,
các câu lạc bộ trao đổi kinh nghiệm học tập để giúp nhau tiếp thu các tri thức cũng
như biết vận dụng vào thực tiễn.
- Động viên, hướng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học
tập của con em mình; thực hiện yêu cầu “ba biết ”: biết tình hình học tập, đạo
đức của con em mình để phối hợp giáo dục; biết tình hình hoạt động và khó khăn
của nhà trường để tham gia hỗ trợ; biết những chủ trương, chính sách về công
tác giáo dục và đào tạo để cùng thực hiện.
2.2.5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện đạo đức của
học sinh
- Trước hết, người thầy phải gương mẫu về mọi mặt, phải không
ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu, tôn trọng, tin tưởng học
sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học
sinh, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Lời dạy của
5
thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp dù khéo đến đâu cũng không thay thế được
những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh.
- Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở tác phong của học sinh, ý thức
chấp hành nội quy trường lớp, ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ý thức bảo vệ cơ sở
vật chất trường lớp.
- Xây dựng tập thể tự quản.
- Trong tiết sinh hoạt:
+ Cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề
bằng những lời trách phạt, phê bình khi các em vi phạm mà giáo viên tập cho các
em tự giác nhận lỗi và tự cố gắng khắc phục. Tạo điều kiện cho các em sửa lổi. Có
lời khen kịp thời khi các em có sự tiến bộ dù rất nhỏ.
+ Tạo điều kiện cho các em bày tỏ những suy nghĩ của mình qua
một tuần học: những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên
nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục
phù hợp.
- Trong tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em,
an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các kỹ năng sống, ...
+ Cho học sinh kể những câu chuyện về những tấm gương vượt khó
học giỏi, con ngoan trò giỏi, những người bạn tốt nhằm giáo dục các em về cách
ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống.
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh
nhưng không cứng nhắc.
- Giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường
giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên một bức tường vững chắc bảo vệ
các em khỏi những ảnh hưởng xấu bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi để các em
có thể phát huy hết năng lực và những phẩm chất tốt đẹp của mình, qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Cuối năm học 2015 - 2016, lớp 9.8 có 36 học sinh, không giảm sĩ số.
Học lực:
Hạnh kiểm:
Lớp
9.8
36
Lớp
Sĩ số
9.8
Giỏi
Sĩ số
36
SL
10
%
27,8
Tốt
SL
34
%
94,4
Khá
SL
%
12 33,3
Khá
SL
%
2
5,6
TB
SL
14
TB
SL
%
38,9
%
6
Tốt nghiệp THCS: 100%.
Kết quả hơn hẳn cả về học lực lẫn hạnh kiểm: Học sinh tự ý thức hơn trong
học tập, biết tự giác nhận công việc, không còn đùn đẩy cho bạn khác.
Thi đua hàng tuần giữa các lớp cũng tiến bộ hơn.
Các phong trào khác:
+ Đạt giải hội thi Liên môn cấp Huyện: em Lý Thị Phương Uyên, Phạm
Đoàn Thu Thảo;
+ Đạt học sinh giỏi nhất khối: em Lý Thị Phương Uyên;
+ Đạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa: em Lý Thị Phương Uyên;
+ Đạt ba huy chương (1 vàng, 2 đồng) Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện:
Em Nguyễn Thị Ngọc Huyền;
Em Nguyễn Vũ Lan Anh;
Em Nguyễn Văn Quốc;
+ Đạt giải nhì Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh: em Nguyễn Thị Ngọc Huyền;
+ Giải nhì báo tường;
+ Hoàn thành các khoản đóng góp.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, nhà trường cần:
+ Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em là
việc riêng của giáo viên;
+ Tổ chức các hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau;
+ Bố trí lớp hằng năm cần phân bố đồng đều về số lượng, chất lượng, giới
tính và địa bàn...
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường THCS - – Bộ GD&ĐT;
2. Luật giáo dục – Bộ GD&ĐT;
3. Báo Dân trí.
7