Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề thi luật doanh nghiệp và phá sản có đáp án năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.62 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
LỚP THƯƠNG MẠI 12
MÔN: PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH VÀ PHÁ SẢN
Thời gian làm bài 90 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 4 điểm
1 – Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải giải thể.
Đáp Án: Đúng, doanh nghiệp tư nhân đó sẽ chấm dứt hoạt động, bởi những căn cứ sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014:
"Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp".
Theo Khoản 4 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 về Quản lý doanh nghiệp tư nhân:
"Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp"
Như vậy, bản thân doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp luôn gắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp. Khi chủ doanh nghiệp
chết đi, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân sẽ bị chấm dứt.
2 – Chỉ có cổ đông phổ thông mới có quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của công
ty.
Đáp Án: Sai, theo điều Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi
biểu quyết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ
thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết
theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người
khác.


1


Điều 117. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức
1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ
phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và
cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức
cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi
cổ tức.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã
thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ
đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Điều 118. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại
1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở
hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ

đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
3 – Các chủ sở hữu của công ty đều có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản khi công ty
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Đáp án: Đúng, Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

2


1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành
lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể
từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà
doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội
đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên
tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả
năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời
gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần
mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.


6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên
hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
mất khả năng thanh toán.
4 – Thành viên hợp danh có quyền đại diện cho công ty trong các quan hệ với bên thứ ba.
Đáp án: Đúng, heo quy định tại Khoản 1 Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014: “1. Các thành
viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh, trong thực hiện công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn
chế đó”.
II– Bài tập 1 (4 điểm)
Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP Khánh Ngọc có 7 thành viên. HĐQT này họp để xem xét
quyết định một số vấn đề sau:
3


Thứ nhất, Quyết định chào bán 400.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào bán
của công ty đồng thời quyết định phát hành 700.000 trái phiếu với mệnh giá 1.000.000 đồng với
thời hạn 3 năm để huy động vốn.
Thứ hai, Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên hội đồng quản trị đối với ông Quyền vì ông này
đã không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 6 tháng liên tục.
Giả định rằng: Điều lệ công ty cổ phần Khánh Ngọc không có quy định khác. Bằng các quy định
của LDN 2014:
1 – Anh chị hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù hợp với
quy định của pháp luật không? Vì sao?
Đáp án: Phù hợp, vì Luật doanh nghiệp 2014 quy định về việc phát hành trái phiếu của
công ty cổ phần như sau:

- Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác
theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.


- Công ty không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc
thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đó sẽ không được quyền
phát hành trái phiếu, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

- Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế
bởi quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định
loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ
đông tại cuộc họp gần nhất. Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ giải trình nghị quyết của Hội
đồng quản trị về phát hành trái phiếu.

- Trường hợp công ty cổ phần phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần thì thực hiện theo
trình tự, thủ tục tương ứng chào bán cổ phần theo quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần.
Điều 156-Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong
các trường hợp: Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 151 của Luật này;
không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 6 tháng liên tục, trừ trường hợp bất
khả kháng; có đơn từ chức …
4


Về bổ nhiệm bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, Điều 11, Thông tư 121-2012/TT-BTC quy
định, trong trường hợp một thành viên bị mất tư cách thành viên theo quy định của pháp luật và
Điều lệ công ty, bị cách chức, miễn nhiệm, hoặc vì một lý do nào đó không thể tiếp tục làm
thành viên, Hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm người khác tạm thời làm thành viên theo quy định
tại Điều lệ công ty. Việc bầu mới thành viên Hội đồng quản trị thay thế phải được thực hiện tại
Đại hội đồng cổ đông gần nhất.


Do đó, có thể hiểu việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm thành viên khác là theo hướng dẫn của
Thông tư 121. Tuy nhiên, Thông tư 121 đã hết hiệu lực từ 1/8/2017, trong khi Nghị định
71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty đại chúng không đề cập đến vấn đề này.

Như vậy, có thể thấy rõ, liên quan đến vấn đề này, các doanh nghiệp phải tuân thủ Luật Doanh
nghiệp, đồng nghĩa với việc không phải bổ nhiệm thay thế, mà để đến Đại hội đồng cổ đông gần
nhất để bầu thành viên Hội đồng quản trị mới, hoặc phải lấy ý kiến cổ đông để bầu thành viên
Hội đồng quản trị mới như trường hợp của Dược Hậu Giang.

Trừ một số trường hợp đặc thù theo Điều 156-Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị phải triệu
tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp: Số
thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá 1/3 so với số quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp
này, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 60 ngày, kể từ
ngày số thành viên bị giảm quá 1/3; số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập giảm xuống,
không bảo đảm tỷ lệ theo quy định tại Khoản 1, Điều 134 của Luật Doanh nghiệp.

Quy định của Luật Doanh nghiệp, theo một thành viên Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2014,
là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Trong nhiều trường hợp, các nhóm cổ đông khác có
thể đề cử ứng viên mới có đủ năng lực để Đại hội đồng cổ đông thực hiện bầu, tránh trường hợp
bổ nhiệm rồi và đưa ra đại hội như một “sự đã rồi”. Cũng có trường hợp, những ứng viên mà Hội
đồng quản trị bổ nhiệm mới, đưa ra bầu lại tại Đại hội không đủ phiếu bầu.

Hiện nay, vẫn còn phổ biến tình trạng người đại diện vốn Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp đồng
thời được giới thiệu và trúng cử luôn ghế thành viên Hội đồng quản trị. Khi vị đại diện này đến
tuổi nghỉ hưu, hoặc vì lý do gì đó phải thay thế, không còn là người đại diện vốn Nhà nước, cơ
quan đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp lập tức cử người đại diện mới và nghiễm nhiên vị
đại diện này thay thế cả ghế thành viên Hội đồng quản trị của vị đại diện cũ.

Cách bổ nhiệm như vậy vừa trái luật vì không được Đại hội đồng cổ đông bầu, vừa trái với thông

lệ quản trị hiện đại trên thế giới, bởi đại diện vốn Nhà nước không nhất thiết phải ngồi Hội đồng
5


quản trị. Nếu đại diện vốn không đủ năng lực, họ không nên được giới thiệu và bầu dồn phiếu
cho vị trí quan trọng trên.

Giới chuyên gia nhận xét, trong trường hợp doanh nghiệp “xuôi chèo, mát mái” thì không có
chuyện gì đáng nói. Tuy nhiên, nếu giữa các cổ đông có chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng
ngọt”, chắc chắn những vi phạm sẽ bị đem ra mổ xẻ, dẫn đến khiếu kiện phức tạp.

Các chuyên gia khuyến cáo, Nghị định 71 đã có hiệu lực từ 1/8/2017, doanh nghiệp và Hội đồng
quản trị các doanh nghiệp rất cần lưu ý để thực hiện đúng quy định về bầu cử, bổ nhiệm thành
viên hội đồng quản trị, tránh những rắc rối không đáng có xảy ra.
2 – Giả sử tại cuộc họp có 4 thành viên HĐQT dự họp, 2 thành viên không dự hợp có gửi phiếu
biểu quyết (một người đồng ý với các nội dung của cuộc họp, một người phản đối) đến cuộc họp
đúng quy định.
Khi thông qua nghị quyết (về những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT) thì có 2 thành viên
(một là Chủ tịch hội đồng, một là ủy viên của hội đồng quản trị) tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý, 2
thành viên tại cuộc họp bỏ phiếu không đồng ý.
Anh chị hãy cho biết cuộc họp HĐQT công ty này có được tiến hành hợp lệ không? Nghị quyết
của HĐQT có được thông qua không? Vì sao?
Đán Án: Cuộc họp HĐQT công ty này có được tiến hành hợp lệ, Nghị quyết của HĐQT có
được thông qua.
Theo Điều 153 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về cuộc họp Hội đồng quản trị như sau:

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ được bầu trong cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản
trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó.
Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và
chủ trì. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất

và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu
tập họp Hội đồng quản trị.

2. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị họp tại trụ sở chính
của công ty hoặc ở nơi khác.

3. Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi xét thấy cần thiết,
nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.

6


4. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường
hợp sau đây:

a) Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập;

b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;

c) Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên điều hành của Hội đồng quản trị;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết
định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp Chủ tịch không
triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại
xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng

quản trị.

6. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời
họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề
thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và
phiếu biểu quyết của thành viên.

Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, thư điện tử hoặc phương tiện khác, nhưng phải
bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công
ty.

7. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm
theo đến các Kiểm soát viên như đối với các thành viên Hội đồng quản trị.
7


Kiểm soát viên có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng
không được biểu quyết.

8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự
họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định khoản này không đủ số thành viên dự
họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp
lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp
được tiến hành, nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.

9. Thành viên Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong trường hợp
sau đây:

a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;


b) Ủy quyền cho người khác đến dự họp theo quy định tại khoản 10 Điều này.

c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự khác;

d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.

Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng
trongphong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước
khi khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết của Hội đồng quản trị
được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì
quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

10. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy
quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.

8


III – Bài tập 2 (2 điểm)
Tháng 9 năm 2015 Tòa án nhân dân tỉnh C đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP A.
Theo các giấy tờ đòi nợ gửi đến Tòa án đúng hạn, danh sách gồm 20 chủ nợ với tổng số nợ là
12.9 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
1 – Hai chủ nợ có bảo đảm với số nợ là 8 tỷ
2 – Một chủ nợ có bảo đảm một phần với số nợ là 900 triệu, trong đó phần có bảo đảm là 700
triệu.
3 – Mười bảy chủ nợ không có bảo đảm với tổng số nợ là 4 tỷ đồng.
Câu hỏi: Hội nghị chủ nợ được triệu tập thì anh chị hãy căn cứ vào danh sách chủ nợ để xác định

điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ.
Đáp án: Theo Luật quy định thì:
Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ được quy định tại Điều 65 Luật phá sản, theo đó hội nghị
chủ nợ chỉ hợp lệ khi đầy đủ điều kiện sau:
Thứ nhất, quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có
bảo đảm trở lên tham gia.
Thứ hai, có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
heo quy định tại Điều 62, 63 Luật phá sản thì Hội nghị chủ nợ bao gồm các đối tượng sau:
Thứ nhất, các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho
người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
Thứ hai, đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền. Trong
trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.
Thứ ba, người bão lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm
Hội nghị chủ nợ được hiểu là cuộc họp của các chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thảo
luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp.

Theo quy định tại Điều 77, 78 Luật phá sản năm 2014, hội nghị chủ nợ bao gồm những chủ thể
sau:

- Thứ nhất: chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Các chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản
cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như chủ
nợ.
9


- Thứ hại: đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền,
trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.


- Thứ ba, người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán, trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.

Những chủ thể sau có nghĩa vụ phải tham gia Hội nghị chủ nợ :

- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2014.

- Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán, trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác
tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.

Hội nghị chủ nợ chỉ được tiến hành khi thỏa mãn các điều kiện sau:

1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.

Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước
ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1
Điều 83 của Luật Phá sản thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.

2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.

Nếu không đủ các điều kiện trên thì phải hoãn hội nghị chủ nợ. Trường hợp hoãn hội nghị chủ
nợ thì Thẩm pháp lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán
phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về
việc Hoãn hội nghị chủ nợ. Trong 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải
triệu tập lại Hội nghị chủ nợ. Nếu triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định như trên mà vẫn
không thỏa mãn các điều kiện hợp lệ của chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên
bố doanh nghiệp phá sản.
10



Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua nếu được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo
đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

11



×