Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Bài giảng chăm sóc GSGC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 47 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ
-----------------------------------------

NÔNG VĂN TRUNG

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: CHĂM SÓC GIA SÚC, GIA CẦM
(Tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho trình độ
trung cấp nghề chăn nuôi gia súc gia cầm)

Phú Thọ, năm 2015


LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm của trường Cao
đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, "Chăm sóc gia súc, gia cầm" là một môn
học cơ sở chuyên ngành trong chương trình môn học bắt buộc dùng đào tạo trình độ
Trung cấp nghề.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bài giảng “Chăm sóc gia súc,
gia cầm” được biên soạn với nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng về
một số đặc kỹ thuật chăn sóc các loài gia súc, gia cầm, từ đó giúp người học áp dụng
vào thực tế sản xuất.
Tài liệu gồm 07 chương:
Chương 1: Theo dõi sức khỏe ban đầu
Chương 2: Vệ sinh chuồng nuôi
Chương 3: Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi
Chương 4: Phân lô, phân đàn gia súc, gia cầm
Chương 5: Cho gia súc vận động
Chương 6: Tắm chải cho gia súc
Chương 7: Luyện cơ năng


Tài liệu do ông Nông Văn Trung chủ biên cùng sự tham gia đóng góp của tập
thể sư phạm tổ bộ môn Chăn nuôi – Thú y của trường. Trong quá trình biên soạn,
chúng tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, lãnh
đạo các phòng khoa chuyên môn của Trường và các ban đồng nghiệp, chúng tôi xin
chân thành cảm ơn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song với thời gian và năng lực hạn chế, chắc chắn
thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của bạn đọc, các đồng nghiệp để tài liệu này được bổ sung đầy đủ hơn.
Tác giả


Mục lục


Bài 1: THEO DÕI SỨC KHỎE BAN ĐẦU
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Thực hiện được việc theo dõi sức khoẻ ban đầu đối với đàn gia súc, gia cầm nhằm
phát hiện trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý theo yêu cầu kỹ thuật.
1. Quan sát vật nuôi
Những biểu hiện khỏe mạnh của vật nuôi:
- Gương mặt tươi tỉnh
- Mắt sáng và long lanh
- Tai đứng và hướng về phía trước hoạt vẩy tai linh động
- Chăm chú, nghe ngóng, quan sát động tĩnh xung quanh
- Ăn uống ngon miệng
- Thân nhiệt bình thường
Thân nhiệt bình thường của một số loài vật nuôi
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Loài
Trâu, bò
Ngựa, lừa
Lợn
Dê, cừu
Chó, mèo

Vịt
Thỏ
Bồ câu

Thân nhiệt (oC)
38-30
37,5-38
38,5-39,5
39-40
38,5-39
40-42
41-43
39-39,5
41-43


2. Phát hiện trường hợp bất thường
2.1. Phát hiện bất thường về thân nhiệt
Khi thân nhiệt không bình thường thì con vật có những biểu hiện bên ngoài như
sau:
- Sốt: gương mũi khô, mắt đỏ, da khô, thở nhanh, mạnh
- Thân nhiệt hạ: lạnh, co cụm, tím tái.


Đo thân nhiệt cho con vật để có kết luận chính xác
Thân nhiệt bình thường của một số loài vật nuôi
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Loài
Trâu, bò
Ngựa, lừa
Lợn
Dê, cừu
Chó, mèo

Vịt
Thỏ

Bồ câu

Thân nhiệt (oC)
38-30
37,5-38
38,5-39,5
39-40
38,5 -39
40-42
41-43
39-39,5
41-43

2.2. Phát hiện bất thường về thể trạng
Những biểu hiện bất thường của vật nuôi:
- Sắc thái, diện mạo buồn bã, hoặc bồn chồn, bực dọc, rối loạn mạch, thở mạnh, thân
nhiệt bất thường,
- Thú gầy ốm là hậu quả của việc suy dinh dưỡng hoặc bị tổn thương dài ngày; Da
nhăn, mũi khô: mất nước
- Chảy mũi, ho, hắc hơi, thở khó: tổn thương hệ thống dẫn khí, phổi
- Đối với ngựa hay ngáp, vểnh môi trên: đường tiêu hóa rối loạn, nên kiểm tra phân để
chẩn đoán
- Nước mắt, nước mũi chảy dài ; nước dãi chảy nhiễu hoặc sùi bọt như bọt bia; thè
lưỡi, nuốt khó ...
- Con vật có biểu hiện đào đất, đứng nằm không yên, xao xuyến, lăn lộn, đá bụng,
ngoáy nhìn bụng ... biểu hiện đau bụng
- Nước tiểu đậm màu, màu bất thường, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít: rối loạn hoặc
tổn thương hệ tiết niệu
- Chân cẳng, hệ vận động, cơ co cứng: ngộ độc hoặc biểu hiện bại liệt do thiếu
khoáng, bệnh dại, bệnh uốn ván



- Con vật vã mồ hôi, đứng khựng lại, thở mạnh, trợn mắt, sùi nước bọt ...: biểu hiện
cảm nóng, cảm nắng
- Con vật đi khập khiểng, đi lại khó khăn, qùe, quì xuống khi di chuyển ... tổn thương ở hệ
vận động, do viêm khớp, liệt chân hoặc bị tổn thương ở chân, móng.
- Con vật kêu la hoặc rên rỉ, mắt vẩn tỉnh táo hay đi ăn uống bậy, tóp hông: con vật
đói ăn, đói sữa, khát nước ...
3. Xử lý
3.1. Những nguyên nhân gây bất thường cho vật nuôi
- Do mầm bệnh xâm nhập: vi sinh vật gây bệnh, do ký sinh trùng
- Do tác động của môi trường bên ngoài vào cơ thể con vật: Có nhiều tác nhân bên
ngoài làm ảnh hưởng đến trạng thái, sức khỏe của con vật:
- Yếu tố ngộ độc: do ăn uống, tiếp xúc, hít thở với các yếu tố độc, ngộ độc thuốc ...
- Do chất lượng thức ăn không đảm bảo
- Do chuồng trại chật chội, tểu khí hậu chăn nuôi không phù hợp
- Do chăm sóc không đúng kỹ thuật
- Do chế độ nghỉ ngơi, khai thácsản phẩm không hợp lý
- Do thời tiết bất lợi
3.2. Biện pháp xử lý
3.2.1. Nguyên tắc chung
Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của vật, vào nguyên nhân gây nên bất thường
và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những đề xuất hoặc biện pháp xử lý cụ thể.
* Xác định nguyên nhân gây ra những bất thường của vật nuôi
Những nguyên nhân gây bất thường cho vật nuôi
- Do mầm bệnh xâm nhập: vi sinh vật gây bệnh, do ký sinh trùng
- Do tác động của môi trường bên ngoài vào cơ thể con vật: Có nhiều tác nhân
bên ngoài làm ảnh hưởng đến trạng thái, sức khỏe của con vật:
- Yếu tố ngộ độc: do ăn uống, tiếp xúc, hít thở với các yếu tố độc; Do ngộ độc
thuốc ...



- Do chất lượng thức ăn không đảm bảo
- Do chuồng trại chật chội, tểu khí hậu chăn nuôi không phù hợp
- Do chăm sóc không đúng kỹ thuật
- Do chế độ nghỉ ngơi, khai thácsản phẩm không hợp lý
- Do thời tiết bất lợi
* Một số biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường:
Các chăm sóc ban đầu gồm:
- Nhốt riêng ở khu cách li, giữ yên tĩnh cho con vật, điều chỉnh môi trường vật nuôi
thích hợp
- Nếu thú nhẹ, chưa rõ triệu chứng thì theo dõi, chăm sóc: cho ăn uống dễ tiêu, uống
antistress, uống vitamin C, bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
- Kịp thời xử lí những trường hợp cấp bách:
+ Thú sốt cao: hạ sốt bằng cách cho vào chỗ thoáng mát, dội nước mát, đắp nước đá
lạnh ở phần đầu ...
+ Đau bụng dữ dội
+ Chứơng hơi nặng: xoa dầu nóng, kích thích con vật ợ hơi
+ Ngạt thở: để chỗ thoáng
- Trường hợp vật bị bệnh do những yếu tố nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
con người thì nên thận trọng và báo ngay với cơ quan chức năng để xử lý theo sự chỉ
đạo của các cấp quản lý: Ví dụ: bệnh cúm HA, bệnh dại, bệnh nhiệt thán ...
- Trường hợp vật bị bệnh do những yếu tố nguy hiểm cho nhiều loài vật thì tùy vào
các qui định các cấp chức năng quan lý: khoanh vùng, hạ sát và tiêu hủy vật nuôi ...
theo đúng qui định.
- Trường hợp các bệnh được phép xử lý thì thường tuân theo nguyên tắc:
+ Trước hết phải cách ly con vật
+ Xử lý cấp cứu: điều trị triệu chứng, bảo vệ tính mạng con vật.
Một số thuốc sử dụng:
. Hạ sốt: anagin, paracetamol



. Kháng viêm, chống sưng: dexamethasol (thường kết hợp với sufamid và kháng
sinh).
. Giảm đau cụ bộ: Novocain
. An thần chống co giật: gadenal,
. Giải độc, điều hòa nhiệt tim: cafein, adrenalin
. Gỉam dị ứng: urotropin
. Bù nước, giải độc: dung dịch gluco 5%
+ Trị nguyên nhân:
. Thuốc kháng sinh: Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong thú y: Penicillin,
Streptomycin, Ampicillin, Colistin hoặc có thể kết hợp các loại kháng sinh khác
nhau để tăng phổ diệt khuẩn. Thường kết hợp các loại sau: Penicillin + Streptomycin;
Ampicillin + Colistin; Sulfamid + Trimethoprim
. Thuốc điều trị ký sinh trùng: trị ký sinh trùng đường máu: Azidin, Berenil, Trypazen,
Trypamidium; trị nội ký sinh trùng: Dertil B, Tolzan F (Oxyclozanid), Faciolid
(Nitroxinil 25%), Fasinex; Trị ngoại ký sinh trùng: Hantox (Amitraz), Ivermectin
(dung dịch tiêm dưới da)
+ Bồi dưỡng sức khỏe
+ Nâng khả năng đề kháng của con vật
+ Khống chế mầm bệnh phát triển
+ Chống sự lây lan...
3.2.2. Một số bất thường của vật nuôi và đề xuất xử lý cụ thể (phác đồ điều trị)


Hình 14: Xử lý chướng hơi dạ dày cho trâu, bò

a

c

a. Tiêm thuốc cho gà
c. Mổ cho mèo

b

d
b. Truyền dịch cho chó
d. Tiêu hủy lợn

3.2.2.1. Trâu bò bị chướng hơi dạ dạ cỏ
Nguyên nhân: Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ
thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với
các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém,


không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống
tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ. Ngoài ra
bò chướng hơi vì mắc một số bệnh khác như: Viêm nhiễm ruột, dạ múi khế, dẫn đến
giảm nhu động dạ cỏ, hơi từ dạ cỏ chậm thoát ra ngoài. Bò bị viêm hầu, họng sưng
không nhai được thức ăn tồn đọng lâu lên men sinh hơi gây ra chướng hơi dạ cỏ.
Biểu hiện: Trâu, bò đang ăn bình thường hay đang đứng ở chuồng, phần hõm
hông phía trái căng phồng nhanh, căng phồng cao hơn cả sống lưng. Khi gõ có tiếng
kêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi. Bò thở khó, thở nhanh, đi lại khó khăn, mắt
trợn ngược, nếu không can thiệp kịp thời rất dễ tử vong.
a. Xử lý: Cho uống ngay 1 trong các loại dung dịch:
- Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.
- Nước dưa chua: 3- 5 lít.
- Bia hơi: 3 – 5 lít.
b. Dùng biện pháp cơ học:
- Lấy tay kéo lưỡi bò ra và sát nước gừng vào lưỡi để gây ợ hơi ra ngoài.

- Dùng tay lấy phân ở hậu môn ra để thông hơi, lấy rơm chà xát ở hông bên trái làm
tăng nhu động của dạ cỏ.
c. Can thiệt thú ý:
- Tiêm tĩnh mạch MgSO4 (Maze Sunpat) 50-60ml/100kg trọng lượng.
- Tiêm Strychnin B1 20ml/con
- Tiêm Dilocarpin 1% 10 – 15ml/con


- Hoặc cho uống:
. MgSO4 100g + Muối ăn 50g +Thuốc tím 2g; Pha 3 loại này vào 2 lít nước cho uống
2 lần/ngày.
. Dùng muối ăn 100gr, tỏi 50gr, gừng 30gr giã nhuyễn và pha vào 2 lít nước cho uống
2 lần cách nhau 2 – 3 giờ.
c. Chọc trocar:
Khi đã dùng tất cả các biện pháp không khỏi, thấy bò vẫn căng hơi có khả năng nguy
hiểm (tử vong) thì phải chọc thủng hông trái để cho hơi ra ngoài.
- Dùng Trocar, hoặc đoạn thân cây trúc nhỏ, chọc thẳng vào hõm hông trái nơi căng
nhất. Khi chọc dùng ngón tay bịt đầu lỗ lại, cho hơi ra từ từ đừng cho ra nhanh gây
choáng bò sẽ chết đột ngột.
- Khi hơi ra hết vẫn để nguyên Trocart tại đó để cho hơi thoát ra đến khi bò khỏi hẳn.
- Sau đó tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng dùng:
. Ampi-Septol 1ml/10kg trọng lượng
. Chlotetradexa 10ml/100kg trọng lượng
. Gentamycin 1ml/10kg trọng lượng
Bệnh chướng hơi dạ cỏ xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, vì vậy khi bò ăn nhiều cỏ non nên
trộn thêm ít rơm khô. Bò mới đẻ có chế độ ăn từ thấp đến cao, không cho bê nhỏ bú sữa bò
mẹ bị viêm vú, sữa vắt ra cho bê uống ngay không để lâu.
3.2.2.2. Xử lý ngộ độc sắn cho trâu, bò



a. Triệu chứng:
Trâu, bò có biểu hiện mệt mỏi bỏ ăn bồn chồn đứng nằm không yên; mắt trợn;
miệng chảy nước dãi, không nhai lại; thân nhiệt không quá cao (38,5 độ C); có thể
chết rất nhanh, trường hợp cấp tính chỉ sau khi ăn nửa giờ.
Mổ khám: rõ nhất là niêm mạc ruột bị bong ra; tim ứ máu, màu sắc máu bị thay đổi,
máu có mầu đỏ thắm (bình thường máu có mầu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi). Trong dạ cỏ
của trâu bò còn có nhiềuthức ăn từ sắn.
b. Điều trị khi gia súc bị ngộ độc:
Cách giải độc tốt nhất trong máu là tiêm truyền tĩnh mạch bằng nước sinh lý ngọt
liều tiêm từ 200-500 ml; Hoặc tiêm dung dịch Blue methylen 1% (tức 10g thuốc pha
trong 1 lít nước). Liều tiêm: trâu,bò, ngựa 40-50 ml, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm
tĩnh mạch.
Ngoài ra có thể cho gia súc uống nước đường, nước mía, mật mía … , hoặc có
thể dùng nước rau má, nước lá khoai lang giã nát, cháo đậu đen đậu xanh ... cần phối
hợp tiêm các thuốc trợ lực như vitamin C giải độc, cafein trợ tim...
- Loại trừ chất độc trong đường tiêu hoá bằng cách gây nôn cho con vật càng nhanh
càng tốt. Sau đó cho uống 10-20 g bột than củi tán nhỏ mịn hoặc 2 lòng trắng trứng
gà.
- Rửa ruột cho gia súc bằng cách thụt nước ấm vào hậu môn.
- Giải độc trong máu bằng cách
3.2.2.3. Xử lý chó, mèo bị ngộ độc bả “chó”
a. Nguyên nhân:


Khi chó, mèo vừa ăn phải bã độc, gây nôn ngay có thể quyết định trên 80% tính
mạng của chó. “Bã chó” là một sản phẩm phi pháp của những người xấu.“Bã chó” được
làm từ bột mã tiền trộn vào xương gà. Trong bột mã tiền hàm lượng Strychnin rất lớn,
nên khi ngộ độc, con vật có biểu hiện triệu chứng ngộ độc Strychnin. Strychnin là độc tố
bảng A. Khi chó ăn phải “bã” chất độc này tác động cực nhanh vào hệ thống tim mạch
chó nên ta thường thấy chó chết rất nhanh.

b. Biểu hiện:
Sau khi ăn phải bã trong vòng 5 phút đến 30 phút, chó có biểu hiện sốt cao, đứng
đồng tử, co giật mạnh, xùi bọt mép…
c. Xử lý:
Nếu chó ăn bã trong vòng 15-30 phút thì gây nôn càng sớm càng tốt. Tùy thuộc
vào từng điều kiện mà có thể dùng một trong các phương pháp sau :
- Dùng nước ô-xy già 3%, liều lượng: 1 thìa cà-phê cho 2-5 kg thể trọng, cho uống
15- 20 phút/ 1 lần, uống 3 lần cho tới khi chó nôn ra được chất chứa dạ dày. Dân gian
có kinh nghiệm dùng mùn thớt, nhưng dùng nước Ô-xy già dễ dàng hơn và hiệu quả
nhanh chóng.
- Hoặc dùng dầu ăn 200ml bơm qua hậu môn;
- Túm 2 chân sau của chó nhúng ngay đầu vào nước. Cứ như vậy, nhấc lên rồi lại dìm
xuống, hoặc mở miệng chó ra bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc bằng cái que cứng (lúc
này hàm nó đã co cứng), cố gắng đổ oxy già vào.
- Dùng ống cao su luồng vào thực quản của chó; Sau đó bơm nước vào dạ dày,
khoảng 1 lít. Chó sẽ ói ra ngay.Làm như vậy khoảng 3- 4 lần.
- Tạt nước lạnh khắp người cho nó thức tỉnh rồi tìm cách làm nó nôn ra.


Trường hợp nhẹ: Có thể, cho chó uống sữa hoặc nước trà xanh, nước chanh đường,
uống nước gừng để giải độc (đối với mèo thì cho uống sữa ngọt hoặc dung dịch
đường đặc, sau vài phút mèo sẽ ói ra) . Nếu con vật uống được hoặc ói ra được thì có
thể qua khỏi.
Sau khi gây nôn cho chó mèo, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của vật mà:
- Tiêm Atropin (1ml/10kg);
- Nếu sốt cao trên 400 thì dùng nước đá lau khắp người, tiêm anagin (1ml/10kg) cho
đến khi hạ sốt hẳn.
Khoảng 30 phút triệu chứng trên hết là chó đã qua cơn nguy hiểm, mấy ngày sau
tiêm thuốc nâng sức đề kháng.
Điều cần thiết là phải phân biệt được chó đã ăn bã trong thời gian bao lâu, nếu

sau 3giờ thì khả năng thành công rất thấp.
Gây nôn khẩn cấp cho chó là biện pháp rất quan trọng loại trừ chất chứa trong dạ
dày khi chó ăn phải hóa chất độc, bả chuột, cỏ cây độc, thức ăn độc và dị vật. Trước
khi gây nôn cần làm cho cơ thể vật hạ nhiệt và tỉnh táo bằng cách dội nước lạnh liên
tục.
3.2.2.4. Chó bị bỏng
Vết phỏng gây ra bởi hai tác nhân: phỏng nhiệt là do chó tiếp xúc với một nguồn
nhiệt và phỏng hóa chất là do chó tiếp xúc với một hóa chất có tính ăn mòn cao (axít
hoặc kiềm). Vết phỏng được chia làm độ một hay độ hai hay độ ba là tùy theo mức độ
là một vết đỏ trên da hay là một phản ứng với lớp biểu bì hình thành những mụn nước
hay là sự phá hủy các mô sâu bên trong. Ở bất kỳ mức độ phỏng nào, vùng bị phỏng
cũng phải được đưa dưới một vòi nước lạnh trong vòng 15phút, mục đích là để giảm


bớt các chất độc , giảm nhẹ cơn đau và hạn chế phản ứng viêm. Nếu vết phỏng gây ra
do axít, chúng ta sẽ xử dụng một chất kiềm (nước soda), nếu vết phỏng gây ra bởi
chất kiềm, chúng ta xử dụng một dung dịch axít (dấm). Vết thương phải được làm
sạch, lấy hết phần lông bị cháy, bị rụng.Sau đó bôi thuốc mỡ lên vết phỏng, đậy vết
thương bằng một miếng gạc, thay gạc thương xuyên cho thông thoáng vết thương.
3.2.2.5. Chó mèo nuốt vật lạ hoặc bị hóc xương
Chó con hay nhai vật lạ, hoặc đôi khi cả chó trưởng thành, có thể nuốt những vật
khác nhau trong tầm với của chúng (viên bi, đồng xu, kim may, vỏ sò hoặc bị hóc
xương …). Thông thường những vật là này sau khi đi qua đường tiêu hóa sẽ bị thải ra
ngoài thoe phân.Nhưng nếu chúng bị kẹt lại, hoặc trong xoang miệng, hoặc trong thực
quản sẽ làm cho con chó nuốt rất khó khăn, chảy nhiều nước dãi, đưa chân lên gảy
miệng và có thể ho.
Đầu tiên cần phải mở miệng con chó (nếu cần thiết đặt một miêng gỗ giữa hai
hàm răng để giữ cho miệng luôn mở) và sau đó tìm vật lạ trong miệng. Quan sát và
xác định vật lạ. Nếu thấy thì dùng cái panhs hoặc kẹp gắp loại dài, gắp lấy vật lạ hoặc
xương hóc ra. Đặc biệt là không được đẩy vật lạ vào sâu thêm vì nếu như vậy chúng

ta phải cần sự can thiệp phẩu thuật. Nếu vật là không thấy được thì tiêm thuốc mê và
tiến hành phẫu thuật để gắp dị vật ra ngoài.

Bài 2: VỆ SINH CHUỒNG NUÔI


Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Thực hiện được việc vệ sinh chuồng nuôi theo yêu cầu kỹ thuật.
1. Thu gom chất thải
* Nguồn chất thải chăn nuôi:
- Chất thải do bản thân vật nuôi: phân, nước tiểu, lông rụng, da (sự thay da ở trăn, rắn;
lông rụng từ gia cầm, chó mèo ...)
- Nước thải trong quá trình chăn nuôi: trong quá trình chăn nuôi, lượng nước thải ra là
rất lớn, bao gồm: nước tắm cho con vật, nước rửa chuồng, nước rửa dụng cụ, nước tẩy
rửa hành lang, nước mưa ...
- Chất độn chuồng: rơm rạ, cỏ khô, vỏ trấu, mùn cưa ... được sử dụng trong qúa trình
sinh sản, quá trình chống rét, làm thảm đệm lót chuồng chống ẩm ướt, chống lạnh ...
cho vật nuôi.
- Thức ăn dư thừa, rác thải thú y
- Xác thú chết
Chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, nước dội rửa chuồng, chất độn
chuồng, thức ăn còn vương sót lại ... đây là nguồn chứa, nơi trú ngụ và sinh sôi nẩy nở
phát triển của nhiều vi sinh và nấm gây bệnh cho vật nuôi, trong đó có một số bệnh
lây lan cho nhiều loài vật và con người. Rác thải và nước thải chăn nuôi đã làm ô
nhiễm nước bề mặt chuồng trại, môi trường sống của vật nuôi và con người; Làm ô
nhiễm nguồn nước ngầm. Ngoài ra, chất thải chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm
không khí bởi các yếu tố khí độc: NH 3, H2S... gây dị ứng hô hấp, làm tăng nguy cơ
bệnh tật cho người, cho chính bản thân vật nuôi và nguy cơ truyền bệnh cho nhiều
loài trên phạm vi rộng lớn.
Ngoài ra, trong chuồng trại chăn nuôi, chất thải làm ô nhiễm không khí: làm tăng

ẩm độ, tăng nhiệt độ không khí chuồng nuôi, làm tổn thương hô hấp (do NH 3, H2S...),
làm tăng nguy cơ mắc bệnh của vật nuôi. Do đó, việc thường xuyên thu gom, quản lý
và xử lí chất thải trong cơ sở chăn nuôi là một vấn đề rất quan trọng.


* Quản lý chất thải chăn nuôi nhằm đạt được những mục đích sau:
- Đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho vật phát triển.
- Hạn chế các tác động xấu từ môi trường chăn nuôi đến môi trường sống dân cư.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
- Hạn chế lây lan bệnh trong cơ sở chăn nuôi, giữa các loài vật nuôi và con người.
- Tận dụng chất thải chăn nuôi làm nguồn phân bón hữu cơ an toàn, giá trị cao cho cây
trồng.
- Cân đối đầu tư trong chăn nuôi
Nếu việc quản lý chất thải không đúng kỹ thuật sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm môi
trường sống, tăng nguy cơ gieo rắc, tăng nguy cơ lưu trữ mần bệnh, làm lây lan bệnh
tật cho vật nuôi, làm tăng nguy cơ dịch bệnh cho nhiều loài vật nuôi và con người.
* Thực hiện việc thu gom chất thải
1.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Bảo hộ lao động: găng tay, giày ủng, quần áo, mũ nón, khẩu trang
- Cuốc, cào, xẻng
- Xe đẩy thô sơ
- Xe thu gom rác thải
1.2. Thực hiện việc thu gom chất thải
Dọn quét chuồng trại chăn nuôi là công việc thường xuyên phải được tiến hành
hàng ngày. Quét dọn chuồng nhằm mục đích thu gom chất thải, vệ sinh chuồng trại,
điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, đồng thời cũng là hoạt động loại bỏ các
yếu tố bất lợi cho con vật: khí độc, mầm bệnh …
Tùy thuộc vào loài vật nuôi, phương thức chăn nuôi, tùy thuộc vào việc thiết kế
chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi là mỗi một cơ sở chăn nuôi có phương pháp và
hình thức quét dọn khác nhau.

- Đối với chuồng nuôi là nền đất thì chỉ thực hiện được việc quét và thu gom rác thải
rắn, tuy nhiên cũng không tiến hành hàng ngày mà định kỳ hàng tháng, quý hoặc khi


đã xuất chuồng … mới tiến hành. Do vậy, yếu tố vệ sinh chuồng nuôi không đảm bảo,
nguy cơ mắc bệnh, bùng phát dịch là rất lớn.
- Đối với chuồng có nền là xi măng hoặc sàn gỗ thì thường được tiến hành quét dọn,
thu gom rác thải và cọ rửa chuồng. Cần chú ý thiết kế độ dốc nền chuồng phù hợp để
không ứ đọng nước, gây ẩm độ cao.
- Đối với phương thức chăn nuôi công nghiệp, vật nuôi lấy thịt … thì nền chuồng
thường được thiết kế là sàn lồng, lưới, hoặc tấm đan nhựa (thoáng và thoáng nước tốt)
nên việc quét dọn chuồng đơn giản hơn: thường chỉ dùng vòi nước có áp lực cao để
xịt tẩy chuồng mà ít phải quét, cọ chuồng hoặc thu gom rác thải. Tuy nhiên, lượng
nước sử dụng trong chăn nuôi nhiều, lượng chất thải dạng lỏng nhiều, do đó nên đăc
biệt chú trọng đến tiêu chuẩn nguồn nước sử dụng, thiết kế hệ thống dẫn, chứa và xử
lý chất thải
- Đối với trâu, bò, dê, cừu, gà, vịt … chất thải giải phóng nhiều khí độc: H 2S, NH3, …
nên cần có thời gian quét dọn, thu gom thích hợp
- Giày, dép, ủng, quần áo công nhân, dụng cụ chăn nuôi: máng ăn máng uống, dụng
cụ khai thác tinh, dụng cụ dẫn tinh, dụng cụ thú y, dụng cụ dọn vệ sinh … là một
trong những nhân tố quan trọng trong việc làm lây lan bệnh do vậy cần phải thường
xuyên quan tâm kiểm soát, kiểm tra, vệ sinh sát trùng các loại dụng cụ chăn nuôi.
3. Rửa chuồng trại, máng ăn, máng uống
* Tác dụng của việc rửa chuồng trại bằng nước
Khi các chất thải đã được dọn và vận chuyển đi nơi khác thì nhiệt độ, ẩm độ, khí
độc trong chuồng đã được cải thiện một phần nhưng số lượng vi khuẩn, các yếu gây
bệnh vẫn còn ở mức nguy hiểm. Khi sử dụng nguồn nước sạch rửa chuồng theo đúng
qui trình thì không những lượng vi sinh giảm đi đáng kể mà còn làm cho tiểu khí hậu
chuồng nuôi cũng thay đổi, đặc biệt khi khí hậu nóng nực, diện tích chuồng nhốt chật
chội thì việc rửa chuồng sẽ làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi, làm tăng ẩm độ không

khí. Tuy nhiên chuồng nuôi sau khi được rửa bằng nước thông thường trông có vẻ
sạch, nhưng số lượng vi khuẩn vẫn ở mức độ cao.


Qúa trình rửa bằng nước thông thường làm giảm lượng vi khuẩn đi 60%. Khi rửa
chuồng trại có sử dụng chất tẩy rửa thì có thể làm giảm tới 99% lượng vi khuẩn.
Trong thực tế, nếu sử dụng chất tẩy rửa thích hợp thì lượng vi khuẩn có thể giảm đi
nhiều (gấp 2.000 lần) lần so với không sử dụng chất tẩy rửa. Ngoài ra, nếu sử dụng
chất tẩy rửa thích hợp có thể loại bỏ thậm chí các loại virus và các vi sinh vật khác.
* Tác dụng vệ sinh của các chất tẩy rửa chuồng
Chuồng nuôi gia súc, gia cầm thường bị nhiễm bẩn nặng và khó vệ sinh. Do đó
chuồng nuôi là nơi ẩn chứa mầm bệnh, có nguy cơ gây bệnh dịch cho vật nuôi. Vì vậy
cần thiết phải sử dụng chất tẩy rửa phù hợp để vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.Để tiêu
diệt một mần bệnh nào đó cần phải có một loại chất tẩy rửa chuyên biệt để làm sạch,
để diệt khuẩn. Chất tẩy rửa chuồng trại cần có những đặc tính sau:
 Tính an toàn:
- Các hóa chất sát trùng không gây độc đến gia súc và người sử dụng, những
thuốc gây động phải kiểm tra kỉ liều lượng cho phép sử dụng.
- Các chất sát trùng không ảnh hưởng, tồn dư trong sản phẩm (hiện nay có
nhiều loại thuốc sát trùng dùng trực tiếp lên vật nuôi, lên trứng).
- Thuốc an toàn cho môi trường, cảnh quan xung quanh.
- Thuốc phải có tên trong danh mục sử dụng thuốc thú y.
 Tính hiệu quả:
- Thuốc sát trùng phải tiêu diệt được mầm bênh ở nồng độ quy định sử dung
của thuốc.
- Thuốc sát trùng phải có tác dụng mạnh và có khả năng sử dụng ở nhiều địa
điểm khác nhau như (hố phân, rảnh thoát nước, nền chuông, tường vách, máng ăn,
máng nuống, các dụng cụ chăn nuôi,…).
- Thuốc sát trùng phải sử dụng được ở nhiều dạng khác nhau
- Thuốc sát trùng phải dể sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

- Thuốc sát trùng phải dễ mua và giá thành phải phù hợp.


Khi tiến hành sát trùng chuồng trại, người thực hiện phải có kiến thức về một
số vấn đề sau:
- Biết địa điểm vị trí, dụng cụ sát trùng để chọn loại thuốc.
- Biết Số lượng thuốc, nồng độ thuốc sát trùng cần sử dụng
- Biết phương pháp sử dụng có thể áp dụng cho trại
- Biết thời gian kéo dài tác dụng của thuốc.
Máng ăn, máng uống của vật nuôi thường là nơi trú ngụ và hoạt động của nhiều
loại vi sinh gây bệnh. Vì những nơi này có đủ điều kiện về ẩm độ, dinh dưỡng … của
nhiều vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Mặc khác, thức ăn dư thừa ôi thiu cũng làm rối
loạn sinh lí tiêu hóa của vật nuôi, là nơi có nguy cơ gây bệnh, lây lan bệnh cao. Do
vậy việc vệ sinh chuồng nuôi phải được thực hiện đồng bộ với việc vệ sinh máng ăn
máng uống và các thiết bị chăn nuôi khác trong chuồng. Việc định kì rửa chuồng trại,
rửa máng ăn, máng uống cho vật nuôi là một trong những khâu rất quan trọng, có ý
nghĩa thực tế trong việc phòng bệnh cho vật nuôi.
3.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguồn nước
Công việc rửa chuồng trại cho vật nuôi nhằm ngăn ngừa việc tăng sinh mầm
bệnh, hạn chế việc lây lan bệnh giữa các vật nuôi với nhau, giữa vật nuôi và con
người. Tuy nhiên nếu thực hiện không tốt, không đúng qui định thì việc rửa chuồng
trại, dụng cụ chăn nuôi sẽ có kết quả ngược lại, thậm chí còn làm lây lan, làm bùng
phát dịch bệnh chung cho người và vật nuôi. Để đáp ứng các mục tiêu trên, trong chăn
nuôi thường sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu … để rửa chuồng trại
như sau:
- Bảo hộ lao động: giày, ủng cao su, áo quần bảo hộ, khẩu trang, bao tay cao su, nón
mũ …
- Chổi : để quét
- Bàn chải (bàn chà): để cọ rửa bẩn bám vào các chi tiết chuồng nuôi, chà cọ máng ăn,
máng uống hoặc cũng dùng để chà cọ những vết bẩn bám ở thân con vật.

- Nguồn nước, thiết bị phun nước áp lực cao


- Chất tẩy rửa chuồng trại: thường sử dụng các loại xà bông tẩy rửa
- Giấy quỳ (thử pH)
- Dụng cụ để lấy mẫu thử vi sinh
- Dụng cụ đo nồng độ khí trong chuồng nuôi
3.2. Thực hiện việc rửa chuồng trại
- Ngâm dụng cụ, làm ướt, làm bong cấu bẩn ở nền chuồng
- Dùng chổi, xẻng, bàn chà để kỳ cọ tường, thành, nền chuồng
- Dùng vòi nước có áp lực mạnh xịt tường, nền theo hướng trên –xuống, từ nơi cao
đến thấp
- Phun chất tẩy rửa
- Chà cọ nền chuồng, từng vách và máng ăn uống
- Dùng vòi nước áp lực đủ mạnh xịt vào vùng cần làm sạch, có thể kết hợp xịt nước
tắm cho thú nuôi, đặc biệt đối với lợn
- Kiểm tra độ pH của dụng cụ và môi trường chuồng trại vừa được rửa
4. Phun thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi

Phun thuốc sát trùng chuồng trại


4.1. Ý nghĩa của việc phun thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi
Trong chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra, con vật bệnh sẽ bài thải các mầm bệnh
và thường phát tán trong không khí vào môi trường xung quanh. Một số mầm bệnh
như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… vi rút có thể tán phát xa hơn 3 km.
Những mầm bệnh này bám vào môi trường chuồng trại xung quanh và khi có điều
kiện thì xâm nhập và gây bệnh cho thú nuôi. Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng
chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là một biện pháp chủ động để loại trừ mầm bệnh giúp
cho người nuôi phòng ngừa được các dịch bệnh nguy hiểm.

Đối với chuồng nuôi đang có vật nuôi:
- Pha thuốc sát trùng trong bình, nén khí, phun dưới dạng khí lên toàn bộ trần, vách,
tường, không khí, chuồng nuôi để sát trùng.
- Đối với sát trùng không khí chuồng nuôi, lượng dùng 1.2 – 1.5 lít dung dịch cho 100
m3 thể tích không khí chuồng nuôi (thể tích chuồng nuôi = dài chuồng x rộng x cao
trần).
Đối với chuồng trống, đất xung quanh khu chăn nuôi, phương tiện vận chuyển:
- Phun thuốc sát trùng lên toàn bộ bề mặt nền, tường, máng ăn, máng uống, trần, mái
chuồng nuôi.
- Thuốc sát trùng được phun bảo đảm ướt toàn bộ bề mặt vật được sát trùng và phun
theo chiều từ cao xuống thấp.
Đối với phân, rác, chất độn chuồng:
Thu gom toàn bộ phân, rác,chất độn chuồng, thức ăn thừa... đem chôn hoặc đốt. Khi
chôn phải rắc vôi, hoặc chloramin, chôn cách mặt đất ít nhất 0.5 – 1 mét


Bài 3: VỆ SINH DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Thực hiện việc vệ sinh dụng cụ chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh.
1. Chuẩn bị điều kiện
1.1. Chuẩn bị hoá chất
* Những yêu cầu khi chọn lựa thuốc - hóa chất sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn
nuôi:
- Đảm bảo tính an toàn: có thể sử dụng các loại thuốc vừa có tác dụng sát trùng
chuồng trại vừa có tác dụng sát trùng dụng cụ, vừa có thể phun lên được cơ thể con
vật nhưng làm ngộ độc cho vật nuôi, không gây độc cho con người lẫn môi trường.
- Hiệu quả sử dụng cao: phổ tác dụng rộng, dễ mua, dễ sử dụng, rẻ tiền
- Phù hợp với mục đích sử dụng
* Một số thuốc có thể sử dụng sát trùng dụng cụ chăn nuôi:
- Antivirus – FMB

- Pividine
- Farm Fluid S
- Virkon S
1.2. Chuẩn bị thiết bị
- Đồ bảo hộ: quần áo, giày ủng, mũ, khẩu trang, găng tay
- Bàn chà, bàn cọ
- Xô, chậu (nếu cần thiết)


- Bình phun thuốc
2. Thực hiện việc vệ sinh dụng cụ chăn nuôi
Các loại dụng cụ chăn nuôi, sau khi đã được rửa sạch bằng nước và hóa chất thì
cũng chưa tiêu diệt hết yếu tố bệnh tật, nhất là đối với mầm bệnh là virus. Do đó,
phun xịt, ngâm hoặc xông hơi ... thuốc sát trùng cho dụng cụ chăn nuôi là một biện
pháp chủ động tích cực để loại trừ mầm bệnh, giúp ngăn ngừa được các dịch bệnh
nguy hiểm.
Tùy thuộc vào dụng cụ, qui mô sản xuất và tình hình dịch bệnh mà sát trùng các
dụng cụ chăn nuôi được tiến hành định kỳ hằng ngày, hằng tuần, hàng tháng. Nhưng
sau khi xuất chuồng hoặc có khách tham quan, nhất thiết phải sát trùng chuồng trại và
cả toàn bộ dụng cụ chăn nuôi.
2.1. Vệ sinh bằng cơ học
- Ngâm dụng cụ chăn nuôi vào nước
- Chà rửa các chất bẩn bám ở dụng cụ
2.2. Vệ sinh bằng hoá học
- Ngâm, phun, chà rửa các loại dụng cụ với các hóa chất tẩy rửa phù hợp
- Phơi hoặc để khô dụng cụ
- Phun, ngâm các dụng cụ bằng các thuốc sát trùng


Bài 4: PHÂN LÔ, PHÂN ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM

Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Thực hiện được việc phân lô, phân đàn gia súc, gia cầm theo tuổi, trọng lượng, tính
biệt và hướng sản xuất.
1. Phân loại gia súc, gia cầm theo tuổi
Một số cơ sở chăn nuôi tập trung có qui mô chăn nuôi lớn hoặc do mục đích sản
xuất khác nhau nên trong quá trình sản xuất người ta hay phân loại vật nuôi theo lứa
tuôi. Mục đích là để xếp cấp sinh trưởng cho các con vật cùng loài, cùng giống, cùng
tuổi ... để có kế hoạch chăm sóc thuận tiện. Phương pháp này thường được áp dụng
trong chăn nuôi vật lấy thịt.
1.1. Chuẩn bị điều kiện
- Hồ sơ theo dõi tuổi con vật
- Sổ sách, phiếu ghi chép
- Con vật cần phân loại
1.2. Thực hiện việc phân loại gia súc, gia cầm theo tuổi
- Đọc hồ sơ và xác định lứa tuổi
- Sắp xếp tất cả những con có cùng độ tuổi với nhau
- Kiêm tra thể trạng của con vật, đánh giá thể trạng con vật có bình thường hay không
so với tuổi
2. Phân loại gia súc, gia cầm theo trọng lượng
2.1. Chuẩn bị điều kiện
- Sổ sách ghi chép, hồ sơ theo dõi khối lượng, ngày sinh ... của con vật
- Thước các loại: thước thẳng, thước gậy, thước compa


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×