Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực hành tại Trung tâm Sao Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.39 KB, 20 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH
(Địa điểm thực hành: Trung tâm Sao Mai)


Môn thực hành:
1. Tâm bệnh học
2. Tâm lý học phát triển
3. Công tác xã hội trẻ em


A. TRUNG TÂM SAO MAI
I. Thông tin về trung tâm
1.

Khái quát quá trình xây dựng và phát triển

Trung tâm tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ gọi tắt là
Trung tâm Sao Mai được thành lập tháng 12/ 1995 trực thuộc Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt
Nam.
Người sáng lập: Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ chuyên khoa II tâm thần: Đỗ Thuý Lan, nguyên
Giám đốc bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương – Phó chủ tịch Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật
thành phố Hà Nội khóa I và II .
Trung tâm là một tổ chức xã hội, phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ tư vấn phát hiện sớm (PHS),
can thiệp sớm (CTS), chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) và trẻ tự kỷ bằng sự phối kết hợp
giữa y tế và giáo dục.
Trung tâm Sao Mai có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động PHS – CTS trẻ KTTT, tự kỷ.
Trẻ khuyết tật đến với Trung tâm sẽ được khám về sức khỏe chung, chẩn đoán khuyết tật trí
tuệ và tự kỷ,đo điện não để chẩn đoán động kinh, làm test tâm lý để đánh giá sự phát triển các kĩ
năng theo thang phát triển tâm vận động lứa tuổi, mức độ nặng nhẹ của khuyết tật. Nếu gia đình
có nhu cầu cho con vào can thiệp, trẻ sẽ được xếp lớp phù hợp cùng tuổi đời, cùng dạng khuyết
tật và tuổi khôn…mỗi lớp có 12 đến 15 học sinh/ 3 đến 4 giáo viên.


Sau 9 năm hoạt động với thành tích xây dựng một cơ sở PHS – CTS có hiệu quả cho các cháu
KTTT ra học hòa nhập, Trung tâm được thành phố Hà Nội cấp 866m2 đất tại phường Nhân
Chính, Quận Thanh Xuân và tổ chức Atlantic Philentropies (New York, Mĩ) tài trợ xây dựng
trường với 5 tầng x 450 m2
2.

Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu hoạt động của Trung tâm Sao Mai

2.1.

Sứ mệnh

- Cung cấp hệ thống dịch vụ PHS - CTS chất lượng cao nhằm thay đổi chất lượng cuộc sống cho
trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ và giúp các em hòa nhập công đồng.
- Thay đổi nhận thức của gia đình và cộng đồng về khả năng của trẻ KTTT và tự kỷ.


2.2.

Tầm nhìn

- Thúc đẩy công tác đào tạo giáo viên, đào tạo các nhà trị liệu, nhân rộng và phát triển các loại
hình dịch vụ y tế và giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ.
- Vận động chính sách về đảm bảo quyền được chăm sóc y tế - giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ,
tựkỷ.
2.3.

Nhiệm vụ chính

- Phát hiện sớm, can thiệp sớm: trẻ khuyết tật trí tuệ<5 tuổi bao gồm Hội chúng Down, Asperger,

Tự kỷ, Bại não và Chậm phát triển trí tuệ đơn thuần...
- Tiền văn hóa: - Tiểu học - Hòa nhập giúp trẻ phát triển được các kỹ năng tự lập, ngôn ngữ, giao
tiếp, văn hóa... sau 1 thòi gian can thiệp sớm để chuyển ra trường Mẫu giáo hoặc trường tiểu học
để hòa nhập.
- Chương trình nâng cao kỹ năng sống và giáo dục giới tính cho trẻ lớn.
- Tập huấn tư vấn cha mẹ để nâng cao nhận thức và phối hợp giáo dục.
- Tư vấn & đào tạo nhân lực theo mô hình can thiệp sớm của Sao mai cho các đơn vị bạn tại địa
bàn Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
- Đào tạo, tiếp nhận thực tập sinh, chuyên gia, tình nguyện Việt Nam và nước ngoài làm việc tại
trung tâm
3.

Đơn vị đầu tiên ở Hà Nội tập trung về vấn đề PHS – CTS cho trẻ KTTT

Trước năm 1995, trên địa bàn Hà Nội, những trẻ khiếm thị được học ở trường Nguyễn Đình
Chiểu, trẻ khiếm thính học tại trường Xã Đàn. Trường tiểu học Trung tự có 1 lớp thí điểm cho 25
trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT)do viện nghiên cứu giáo dục kết hợp để nghiên cứu sử dụng
chương trình của học sinh bình thường kéo dài 2 năm 1 lớp.Hầu hết các trẻ CPTTT chưa có nơi
nào để theo học, năm 1995 trường tiểu học Bình Minh mở vài lớp đặc biệt cho khoảng 50 trẻ
CPTTT hội nhập, cá biệt có một vài trường hợp CPTTT nhẹ trẻ được vào lớp 1 của trường tiểu
học bình thường nhưng do khả năng học hạn chế nên thường bị lưu ban ở lớp 1 từ 1 đến 2 năm
sau đó bị trả về nhà, ngoài ra trẻ hay bị bạn bè bắt nạt - trêu ghẹo vì sự ngô nghê của mình. Còn
trẻ tự kỷ được đến khám tại các bệnh viện tâm thần và điều trị bằng thuốc an thần kinh.


Sau khi đi học ở Hà lan về Bs Lan mới nhận ra rằng can thiệp cho trẻ CPTTT, tự kỷ bằng giáo
dục chứ không phải điều trị bằng thuốc. Bs Lan và một nhóm chuyên môn mong muốn mang lại
“ánh sáng” về cơ hội học tập và khả năng hòa nhập cho trẻ KTTT và đem đến niềm vui được
đến trường học cùng các bạn bình thường cho các cháu không may mắn bị khuyết tật về mặt trí
tuệ và tự kỷ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với sự giúp đỡ về đào tạo giáo viên và

trang thiết bị dạy học của Ủy ban II Hà Lan, trung tâm dạy trẻ KTTT, tự kỷ đã ra đời (năm1995)
nhằm tư vấn PHS - CTS cho trẻ KTTT với tên gọi tắt :“Trung tâm Sao Mai” - ngôi Sao Mai
mọc sáng sớm giữa bầu trời quang đãng, báo hiệu một ngày mới bắt đầu với hàng ngàn những tia
nắng lung linh, nhẹ nhàng, sưởi ấm và chiếu sáng cho vạn vật, xua tan đi bóng đêm tối tăm… đó
là ý nghĩa của Trung tâm mang tên Sao Mai.
4.

Trung tâm Sao Mai là trung tâm đầu tiên trong cả nước có sự phối kết hợp giữa y tế

và giáo dục chuyên về PHS-CTS cho trẻ CPTTT và tự kỷ
Từ những năm 1995 trở về trước trẻ KTTT, tự kỷ chỉ được điều trị bằng thuốc tâm thần, Trung
tâm Sao Mai ra đời đã mở ra một hướng mới là y tế kết hợp với giáo dục để CTS/ giáo dục đặc
biệt. Trẻ được khám đánh giá tình trạng ban đầu do Bác sỹ tâm thần Nhi chuyên khoa II thực
hiện, chẩn đoán khuyết tật, động kinh,tăng động giảm chú ý (hội chứng ADHD), Bại
não và CPTTT, hội chứng Down...tư vấn cha mẹ và có thể điều trị thuốc cho một số trường hợp
thật cần thiết. Kèm theo đánh giá thương số trí tuệ IQ(tuổi khôn), hội chứng tự kỷ… bằng các
Test tâm lí, quan sát trẻ và phỏng vấn cha mẹ...
Trong quá trình học tại trung tâm, định kì 6 tháng các học sinh được đánh giá lại xem mức độ
phát triển của các kỹ năng, nhằm giúp giáo viên của trẻ xây dựng chương trình học sát với khả
năng của trẻ.
Trẻ theo học tại Trung tâm được học chương trình cá nhân phù hợp, tương ứng với sự phát triển
của trẻ và luôn được điều chỉnh hàng tháng, chuẩn bị cho trẻ ra học hòa nhập trẻ sẽ được tiếp cận
với các chương trình giáo dục bình thường vì vậy khi trẻ được chuyển ra học hòa nhập các cháu
dễ dàng bắt nhịp được với môi trường học tập của trẻ bình thường và giao tiếp với bạn ở một
mức độ có thể tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của khuyết tật.
5.

Trung tâm Sao Mai sử dụng nhiều phương tiện dạy học trực quan giúp trẻ tự kỷ dễ

tiếp nhận do đặc điểm chụp hình.



Hiện tại tất cả các lớp học và phòng trị liệu ngôn ngữ của Trung tâm đều được trang bị tranh ảnh,
mô hình,máy vi tính, loa đài và Ipad để sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho dạy các kỹ năng xã
hội, nhận biết xung quanh, phát triển ngôn ngữ…Trung tâm mua phần mềm chuyên dùng dạy trẻ
tự kỷ của Mỹ áp dụng cho việc dạy trẻ tự kỷ, kèm theo là hệ thống tranh biểu tượng và tranh giao
tiếp để hỗ trợ học sinh, mỗi giáo viên đều có 1 bộ tranh biểu tượng giúp trẻ nhận biết được thời
gian biểu, hoạt động gì đã xong và tiếp theo là hoạt động gì…bộ ảnh “chìa khóa” về nội qui
trong giờ học…giúp học sinh biết được hành động gì được làm và không được làm.
6.

Trang thiết bị phòng khám, Công cụ đánh giá trẻ:

- Phòng khám chung và khám tâm thần kinh: Máy đo thính lực để chẩn đoán phân biệt khiếm
thính và dấu hiệu “giả điếc” ở trẻ tự kỷ, máy đo điện não đồ(EEG) để chẩn đoán và theo dõi
động kinh. Các Test đánh giá trí nhớ, nhận thức, khả năng tư duy…
- Phòng Test tâm lí : các Test tâm lí đánh giá chỉ số thông minh (IQ) Raven màu,Raven đen
trắng, Wisc IV, Toni IV;Test đánh giá tự kỷ: Gars II, Cars, M - chat, bản chẩn đoán tự kỷ cho trẻ
CPTTT, Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM IV.
7.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn Trung tâm

Năm 2013 tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trung tâm là 92 người, cụ thể:

Thứ tự
1

Nhân viên chuyên môn


Số lượng

Trình độ chuyên môn

Phòng khám

3

- Chuyên khoa II tâm thần: 01
- Cử nhân Tâm lý: 02

- Cử nhân Mầm non
2

Giáo viên đứng lớp

45

- Cao đẳng mầm non
- Cử nhân Tiểu học
- Giáo viên Giáo dục đặc biệt

3

Giáo viên Trị liệu ngôn ngữ

18

- Thạc sỹ Tâm lý



- Cử nhân Tâm lý
- Trung cấp Phục hổi chức năng
4

Nhân viên y tế

5

- Vật lý trị liệu
- Y tá
- Kế toán trưởng

5

Hành chính - Tổ chức - Tài vụ

5

- Trung cấp Tài chính
- Trung cấp Kinh doanh công nghệ

6

Bếp

4

7


Bảo vệ

4

Trung cấp Nấu ăn

- Cử nhân Tâm lý
8

Giáo vụ và quản lý chương trình cá
nhân

7

- Cử nhân Giáo dục đặc biệt
- Cử nhân Mầm non
- Cử nhân Tiếng Anh
- Thạc sỹ Giáo dục học

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường đều có trình độ chuyên môn vững vàng do được
các chuyên gia đào tạo, có bề dầy kinh nghiệm về giáo dục đặc biệt và tâm huyết với nghề.
Nhân viêncác bộ phận gián tiếp cũng phục vụ hết lòng với các cháu, lái xe an toàn đưa các cháu
đi dã ngoại hàng ngày, hành chính đáp ứng mọi nhu cầu đồ dùng dậy học… sửa chữa kịp thời
mọi hỏng hóc của trung tâm… bếp luôn đảm bảo an toàn thực phẩm và cung cấp các bữa ăn
chính, bữa phụ đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, ngon miệng để các cháu đều ăn hết xuất.
8.

Hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng phát hiện sớm – can thiệp sớm:

8.1.


Hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên


"Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi
không được đăng trên báo, không được thưởng Huân chương, song những người thầy giáo tốt là
những anh hùng vô danh” (Hồ Chí Minh)
Luôn ghi nhớ lời dạy của Bác, mọi giáo viên đang công tác tại Sao Mai đều yêu nghề, yêu trẻ,
có ý thức tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên
rèn luyện sức khoẻ, không có biểu hiện tiêu cực trong trong chăm sóc, giáo dục trẻ, sẵn sàng
khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trung tâm đã hợp tác và mời các chuyên gia của
tổ chức VSO từ UK, Hà Lan có kinh nghiệm sử dụng các phương pháp chuyên biệt (ABA,
TEACCH, PECS…), hoạt động trị liệu, trị liệu ngôn ngữ…để can thiệp cho trẻ tự kỷ. Các
chuyên gia làm việc tại trung tâm từ 1 – 3 năm để đào tạo và chuyển giao các phương pháp dạy
học đặc thù từ các nước phát triển.
Trung tâm thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn ngắn hạn nhưng định kì hàng năm do các
chuyên gia từ : Anh, Mỹ, Ireland, Úc, Singapor… đào tạo nhằm học hỏi chia sẻ kinh nghiệm để
không ngừng hoàn thiện mô hình hoạt động chất lượng cao cho trung tâm.
Ngoài ra Trung tâm còn triển khai một số các hoạt động chuyên môn:
- Luôn chú trọng các phương pháp can thiệp có hiệu quả, thường xuyên xem lại các phương
pháp, mô hình can thiệp để điều chỉnh cho phù hợp. Học tập từ chuyên gia và biến kiến thức đó
thành kiến thức của bản thân mỗi giáo viên để áp dụng sao cho phù hợp với từng cá nhân học
sinh, phù hợp với văn hóa và điều kiện kinh tế… chứ không cứng nhắc áp dụng các phương pháp
của nước ngoài, ví dụ phương pháp ABA có thể rất thành công ở cháu này nhưng lại không thành
công ở cháu khác vì các cháu tự kỷ không giống nhau, do đó phải lựa chọn ABA, TEACCH,
PECS… sao cho phù hợp với mỗi trẻ
- Các chuyên đề được triển khai đều đặn mỗi tháng tập trung vào những chủ đề chia sẻ áp dụng
các phương phápdạy giữa các giáo viên trong tổ, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý hành
vi, điều chỉnh giác quan, rèn luyện các kỹ năng tự lập, phương pháp dạy các bài khó, ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học... làm sao để

phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập nói riêng và các hoạt
động hàng ngày nói chung.


- Dự giờ lẫn nhau giữa các giáo viên giúp nhau học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng
nghiệp, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những
thiếu xót trong quá trình giảng dạy...
- Cử giáo viên nguồn đi đào tạo tại Ấn độ, tham dự hội thảo ở Thái Lan.
- Họp tổ giáo viên hàng tháng, họp toàn thể giáo viên hàng tháng với lãnh đạo để cùng rút kinh
nghiệm…
8.2.
-

Hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng chẩn đoán, đánh giá của phòng khám
Bác sỹ tuy có tuổi nhưng vẫn luôn học hỏi từ các đồng nghiệp, các chuyên gia về chẩn

đoán, cập nhật các thông tin quốc tế về tiêu chuẩn chẩn đoán mới…thường xuyên quan hệ với
các trung tâm can thiệp sớm tự kỷ ở nước ngoài để cùng tham quan trao đổi học tập với nhau
(năm 2010 thăm hệ thống can thiệp sớm khuyết tật trí tuệ và tự kỷ ở thành phố Kioto Nhật
Bản và ngược lại, tháng 11/2012 thăm Trung tâm AIR ở Besancon, Pháp – học hỏi về các Test
tâm lí để đánh giá tự kỷ) Tham gia các hội thảo chuyên về tự kỷ trong nước và nước ngoài
( World Autism Conference Herning- Đan mạch)… tháng 4/2013 cùng với 1 giáo viên đi tham
quan học tập về phát hiện sớm – can thiệp sớm tự kỷ (Study tour tại TT Olga Tennison Autism
Research center thành phố Melbourne – Úc )
-

2 cử nhân tâm lí thường xuyên tham gia các đợt tập huấn về sử dụng các Test tâm lí trong

đánh giá IQ cho trẻ KTTT do trường Đại học xã hội và nhân văn tổ chức, Tham gia lớp tập huấn
" Hướng dẫn sử dụng và diễn giải kết quả trắc nghiệm trí tuệ Wisc IV do Đại học Giáo Dục tổ

chức. 5 cử nhân tâm lý tham gia tập huấn "Bảng kiểm phát triển cho trẻ em Việt Nam" do
khoa Giáo dục đặc biệt trường ĐH sư phạm Hà nội kết hợp với trường Đại học Shiga- Nhật Bản
tập huấn, 1 cử nhân tâm lí của phòng khám được cử đi học tại Thành phố Kyoto - Nhật Bản 14
ngày về sử dụng Bảng kiểm phát triển cho trẻ Việt Nam và thuyết phân đoạn Tanaka.
9.
-

Những thành tích mà Trung tâm đạt được trong quá trình 18 năm hoạt động
Trải qua 18 năm hoạt động với mô hình PHS - CTS và tư vấn gia đình, Trung tâm Sao

Mai đã trở thành một địa chỉ tin cậy không những của các gia đình có con bị KTTT, tự kỷ ở Hà
Nội mà còn của khắp các tỉnh thành từ Nam chí Bắc. Hàng năm, tại trung tâm số lượng họ sinh


theo học được tăng lên, 30% học sinh ngoại tỉnh và có 30% trong tổng số các cháu CTS được
chuyển ra học hòa nhập.
-

Từ năm 1996 trung tâm Sao Mai đã giúp đỡ và kết hợp Trường tiểu học Bạch Mai quận

Hai Bà Trưng xây dựng 4 lớp học cho trẻ KTTT (dự án của UBII Hà Lan) tiếp nhận các học sinh
sau can thiệp ở Trung tâm Sao Mai để chuyển học hội nhập với các bạn bình thường. Trường
cũng đã thử nghiệm cho một số học sinh học hòa nhập theo từng tiết cùng bạn bình thường, đã
có học sinh ra trường và có thể sống tự lập (cháu Thắng CPTTT đơn thuần và đã xây dựng gia
đình hiện có 2 con)
-

Góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam với tư cách là một doanh nghiệp xã hội,

Trung tâm Sao mai đã tham gia:

+ Tuyên truyền trên báo, đài, truyền hình và các hoạt động hòa nhập, dã ngoại cho học sinh của
trung tâm…đã thay đổi nhận thức của phụ huynh và cộng đồng làm giảm mặc cảm cho các gia
đình có con bị KTTT, tự kỷ. Giảm kì thị của cộng đồng đối với trẻ và gia đình. Các gia đình đã
chấp nhận và có nhu cầu can thiệp đối với trẻ KTTT, tự kỷ dẫn đến sự ra đời nhiều cơ sở can
thiệp ở Hà nội và các địa phương. Đồng thời, các cá nhân, tổ chức có nhiều hoạt động giao lưu
tạo nhiều cơ hội cho trẻ KTTT được hòa nhập.
+ Thúc đẩy và phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Giáo dục đặc biệt trong
cả nước.
+ Thúc đẩy sự quan tâm của các ngành, các cấp đối với trẻ KTTT: thay đổi một số chính sách,
luật về trẻ em và người khuyết tật.
+ Năm 2010 Trung tâm nhận được hỗ trợ dự án Doanh nhân xã hội của Trung tâm hỗ trợ sáng
kiến phát triển cộng đồng (CSIP) để “chuyển giao mô hình can thiệp sớm KTTT, tự kỷ đi các địa
phương”. TTSM đã tư vấn cho chị Trần thị Tuyết thành phố Hải phòng mở Trung tâm Bình
minh, giúp đỡ đào tạo cán bộ quản lí, giáo viên trị liệu ngôn ngữ, giáo viên dậy trẻ KTTT, tự kỷ.
Hỗ trợ trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật Thụy An (Ba vì - Hà Nội) thuộc bộ
Thương binh xã hội để đào tạo cán bộ quản lí giáo dục đặc biệt, giáo viên đặc biệt, giáo viên trị
liệu ngôn ngữ để phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ cho trẻ khuyết tật của trung tâm, ngoài
ra còn tư vấn và đào tạo giáo viên can thiệp sớm tự kỷ để trung tâm mở lớp dạy trẻ tự kỷ ở huyện
Ba vì, giúp các cháu không phải đến Hà Nội học. Trung tâm Sao Mai đào tạo giáo viên và giáo


viên trị liệu ngôn ngữ cho trường tư thục dạy trẻ Điếc Nhân chính (Phường Nhân chính - Thanh
Xuân) thuộc Hội chữ thập đỏ Hà nội để mở lớp can thiệp trẻ PTTT và tự kỷ vì số lượng học sinh
khó khăn về nghe nói được học hòa nhập nên thừa lớp, trong khi nhu cầu can thiệp của trẻ tự kỷ
tăng nhưng Trung tâm Sao Mai không còn đủ lớp để nhận học sinh.
- Trung tâm Sao Mai theo tinh thần Doanh nghiệp xã hội tiếp tục hỗ trợ các tỉnh thành phố về tư
vấn mở trường, đào tạo giáo viên và chuyển giao mô hình can thiệp trẻ KTTT và tự kỷ cho các
đơn vị, tỉnh thành có nhu cầu và mong muốn Trung tâm Sao Mai chia sẻ kinh nghiệm.
- Chi bộ Trung tâm Sao Mai liên tục nhiều năm được công nhận là chi bộ Đảng trong sạch, vững
mạnh dưới sự chỉ đạo của đồng chí Đỗ Thúy Lan - Bí thư chi bộ - Giám đốc Trung tâm Sao Mai

- Với những thành tích nổi bật về mọi mặt, Trung tâm Sao Mai đã được UBND thành phố Hà
nội, Mặt trận tổ quốc Việt nam, Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam, Hội cứu trợ trẻ em tàn
tật Hà nội trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho tập thể và các giáo viên tiêu biểu của trung
tâm.
II. Cơ cấu tổ chức
1. Ban giám đốc:
Giám đốc: thầy thuốc ưu tú, chuyên khoa II tâm thần. Nguyên giám đốc bệnh viện tâm thần ban
ngày Mai Hương, Hà nội Bs. Đỗ Thúy Lan
Phòng làm việc: Phòng Giám Đốc, tầng 4.


Số điện thoại: (84 4) 35572569 (cơ quan)



Được đào tạo tâm thần nhi tại Hà Lan (1992) Đào tạo về phát hiện sớm-can thiệp sớm
khuyết tật trí tuệ tại Dublin, Ireland (1996) Học tại Trung tâm sức khỏe tâm thần quốc tế
(thuộcTrường ĐHMelbourne, Australia)- chương trình Leadership ( 2001-2002).



Quản lí, điều hành hoạt động của trung tâm và chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hoạt động của Trung tâm, theo Luật Giáo dục và theo Điều lệ Hội Cứu trợ trẻ
em tàn tật Việt Nam.




Trực tiếp chỉ đạo các mặt hoạt động chuyên môn, Tổ chức cán bộ, tuyển dụng và đào tạo
nhân lực. Quan hệ quốc tế, lập kế hoạch phát triển Trung tâm hàng năm và dài hạn, kế

hoạch tài chính, vận động tài trợ…

- Phó Giám đốc: Nhà giáo Lê Thị Bích Phượng nguyên hiệu phó trường tiểu học Bạch Mai.Có
kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động chuyên môn của các giáo viên 4 lớp dậy trẻ KTTT của
trường Bạch Mai
+ Quản lí, phân công - điều hành giáo viên
+ Giám sát chất lượng giáo viên và chất lượng giáo dục để đảm bảo hàng năm có 30% học
sinh can thiệp sớm chuyển ra học hòa nhập.
+ Quản lý điều hành các nhóm tình nguyện viên là học sinh sinh viên.
+ Thay Giám đốc điều hành hoạt động của Trung tâm khi Giám đốc vắng mặt.
2. Phòng khám: Phụ trách BS. Đỗ Thuý Lan, 1 y tá.
- Phòng Test tâm lí : 2 cử nhân tâm lý.
3. Phòng Giáo vụ và Quản lí chương trình cá nhân: Trưởng phòng Nguyễn Thị Thu Ngân
- Cử nhân Tâm lí. Phòng gồm 7 nhân viên : 3 cử nhân tâm lí (1 tâm lí phụ trách tổ trị liệu ngôn
ngữ, 2 tâm lí phụ trách đánh giá ở phòng khám và định kì 6 tháng cho học sinh toàn Trung tâm),
1 thạc sỹ Giáo dục học, 1 phiên dịch, 1 giáo viên mẫu giáo phụ trách chương trìng can thiệp sớm,
1 cử nhân Giáo dục đặc biệt
4. Phòng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ: Trưởng phòng Đỗ Thế Hoàng. Gồm 16 người
- Tài vụ : kế toán và thủ quĩ.
- Hành chính: 1 lao công, 3 quản lí và sửa chữa thiết bị.
- Tổ chức : 1 người Chuẩn bị hồ sơ cho giám đốc kí hợp đồng lao động, mua bảo hiểm…
- Tổ bảo vệ : 3 người
- Tổ bếp : 5 người
5. Các lớp học, trị liệu và phòng ban chức năng


- Tầng 1: 2 lớp chương trình chuẩn bị học hòa nhập. Học sinh tự kỷ sau 1 – 2 năm theo học
chương trình Can thiệp sớm và phát triển ngôn ngữ/ giao tiếp được chuyển từ tầng 2, 3 xuống
học thêm 6 tháng đến 1 năm chương trình của trẻ bình thường để chuẩn bị chuyển ra học hòa
nhập.

+ Quán Café Sao mai và nhà kính trồng rau sạch: tiền dạy nghề và dạy kỹ năng sống cho trẻ lớn
để sau khi ra trường có thể giúp đỡ gia đình và tìm công việc thích hợp.
+ 1 phòng test tâm lý và phòng khám chẩn đoán KTTT và tự kỷ do Bs Đỗ Thúy Lan phụ trách
+ 1 phòng trị liệu tâm lý: Lê Thị Kim Tuyến phụ trách
+ Dịch vụ sữa chữa máy tính dạy nghề
+ Dịch vụ phô tô do các cháu lớp Văn hóa và kỹ năng sống thực hiện
- Tầng 2: có 3 lớp CTS, 1 lớp chức năng, 1 lớp dạy học và PHCN cho trẻ Bại não, 1 phòng Tâm
vận động, 1 phòng Trị liệu nước
- Tầng 3:gồm 9 lớp, trong đó có:6 lớp Can thiệp sớm cho trẻ Tự kỷ, 1 lớp cho trẻ hội chứng
Down, 2 lớp can thiệp sớm trẻ CPTTT đơn thuần, độ tuổi từ 20 tháng đến 6 tuổi
- Tầng 4: 8 phòng, phòng Giám đốc và họp giao ban, phòng Giáo vụ, phòng Hành chính-Tài vụ,
phòng chuyên gia nước ngoài, phòng Tình nguyện viên nước ngoài, phòng Hội trường (dùng làm
phòng họp, tập huấn đào tạo và tổ chức các ngày lễ tết), 1 phòng quản lý kỹ thuật - tin học, 1 thư
viện đồ chơi cho phụ huynh mượn phục vụ các cháu ở nhà.
- Tầng 5: gồm có
+ 3 lớp học: 1lớp tiền văn hóa và kỹ năng sống tuổi từ 12 đến 16, 2 lớp trẻ tự kỷ nặng (Lớp chức
năng) từ 10 – 15 tuổi,
+ 18 phòng trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp.
B. GIỚI THIỆU VỀ LỚP KNS – TIỀN HỌC NGHỀ (KNS – Kĩ năng sống)
- Lớp KNS của trường Sao Mai gồm có: 5 giáo viên: 2 phụ trách chính, 3 giáo viên dạy nghề
- Tổng số học sinh: 17 học sinh ( 6 nữ và 11 nam)


- Lớp KNS hướng đến hai mục tiêu chính là dạy kỹ năng sống và tiền học nghề.
+ Tiền văn hóa
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng sống
+ Kỹ năng xã hội
+ Kỹ năng nghệ thuật
- Trung tâm Sao Mai có quán cà phê Sao Mai, vườn rau, quán photocopy để cho học sinh thực

hành thực tế.
- Cách thức truyền tải kiến thức kỹ năng là đi từ lý thuyết đến thực hành, chia nhỏ các bước để
học sinh làm thuần thục từng bước cho đến khi hoàn thiện kĩ năng.
Ví dụ hoạt động trồng rau có các bước:
+ Làm đất
+ Trồng rau
+ Chăm sóc rau
+ Thu hoạch
Về cơ bản mô hình lớp kĩ năng sống tại trung tâm Sao Mai đã bước đầu đạt được hiệu quả trong
việc giáo dục tiền hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật cũng như cung cấp một số kỹ năng sống
cho các em.
C. QUAN SÁT LỚP – NHÓM HỌC
1. Lớp Sơn Ca
1.1. Thông tin về lớp:
- Lớp có hai giáo viên và 7 học sinh.
- Học sinh trong lớp là trẻ chậm phát triển trí tuệ ( trẻ down…): Hoàng Bi, Thụy Anh, Đức Minh,
Gia Khoa, Việt Tuấn, Vân Linh, Minh Hiếu. Trong số đó có em Đức Minh là trẻ đa tật.


- Độ tuổi học sinh trong lớp dao động từ 5 – 12 tuổi. Tuổi khôn của các em dao động từ 2 tuổi –
5 tuổi. Bạn Minh Hiếu là học sinh khá nhất lớp.
1.2. Thông tin về tiết học:
- Tiết học: Kể truyện “Thỏ con ăn gì?”
- Mục đích: Phát triển ngôn ngữ cho học sinh, nhận biết con gì ăn gì.
- Với dạng tật trong lớp là trẻ chậm cô giáo kể truyện có kèm theo tranh minh họa cụ thể sinh
động. Giọng kể, giảng bài của cô giáo vừa phải, dễ nghe, chậm rãi giúp học sinh nắm bắt bài một
cách dễ dàng. Cô giáo cũng có các hình thức khác nhau để giúp trẻ năm bắt bài tốt hơn và có thể
tham gia được vào bài học tối đa. Ví dụ : Với bạn khá cô gợi ý ít hơn, khuyến khích trẻ nhìn
tranh kể, với trẻ kém hơn cô có thể nhắc các từ khóa để giúp học sinh nhớ lại bài. Cuối bài học
cô giáo cũng thiết kế trò chơi “ai nhanh nhất” nhằm giúp học sinh khắc sâu bài học, tăng sự hứng

thú cho học sinh
2. Lớp Hoàng Yến
1.1 Thông tin về lớp:
- Sĩ số lớp gồm 10 học sinh.
- Dạng tật : Tự kỷ
- Độ tuổi trong lớp 7 – 12 tuổi.
- Lớp chia làm hai nhóm.
+ Nhóm 1: Cô Tạ Thị Bích Liên phụ trách gồm có: Quang Anh, Lê Huy Hoàng, Nam Thành,
Nguyễn Huy Hoàng, Ngọc Duy.
+ Nhóm 2: Cô Nguyễn Thị Thắm phụ trách gồm có: Trần Phú, Công Minh, Thành Phong, Trung
Hiếu, Quang Nhật, Quang Dũng.
1.2 Thông tin về tiết học:
Môn học : Tạo hình.
Lớp học chia thành hai nhóm học hai nội dung khác nhau.
Nhóm 1: Học nặn: Nặn vòng đeo tay.
Nhóm 2: Học xé dán: Trang trí rèm cửa.


Mục đích: Củng cố cho học sinh về hình dạng, rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, phát triển ngôn
ngữ.
Cách bố trí lớp học: Học sinh được xếp bàn thành hình chữ U, cô giáo ngồi chính giữa, mọi học
sinh đều có thể nhìn và quan sát cô. Học sinh ngôn ngữ còn hạn chế nên cô giáo dùng thẻ Pecs
kết hợp ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu giúp học sinh nắm bắt được nhiệm vụ.
Ở nhóm 1 học nặn cô giáo kê thêm hai bàn trước mặt. Với những bạn kĩ năng còn kém ở từng
hoạt động cô giáo lại gọi luân phiên hai bạn một lượt lên ngồi trước mặt cô để cô có thể hỗ trợ và
hướng dẫn tỉ mỉ cách làm. Với bạn khá cô quan sát cổ vũ và có gợi ý bằng lời khi cần thiết.
Ở nhóm 2 học xé dán cô giáo di chuyển tới từng bạn, tùy mức độ của từng học sinh mà cô giáo
cũng có những mức độ gợi ý khác nhau.
Ưu điểm thấy rõ của lớp đó là mặc dù học sinh có một số hành vi nhất định không tuân theo
đúng chuẩn mực nhưng cô giáo luôn giữ thái độ bình tĩnh để xử lý hành vi của trẻ một cách nhẹ

nhàng, phù hợp.
3. Giờ tâm vận động
- Cô giáo phụ trách: Cô Việt Đức, cô Ngọc Hà, cô Duyên.
- Số lượng học sinh tham gia một tiết học khoảng 10 học sinh.
- Học sinh đa phần là trẻ bại não, trẻ down
- Tại lớp tâm vận động nhà trường có rất nhiều các phương tiện hỗ trợ cho trẻ : bóng cao su,
đệm, các máy tập…
- Giờ tâm vận động học sinh được tham gia hoạt động chung trước đó là tập đi theo đường thẳng.
Với hoạt động đi theo đường thẳng cô dùng xúc xắc tạo âm thanh, cổ vũ động viên để trẻ tự tin
đi. Học sinh luyện đi theo hình thức cá nhân sau đó là thi đua. Khi đảm bảo 100% các bạn đều
được thực hành thì học sinh có các bài tập riêng phù hợp với nhu cầu từng bạn. Bạn yếu chân có
máy tập chân, có bạn lại tập bóng, bạn tập lực đẩy của tay…
4. Giờ trị liệu nước
- Phòng trị liệu nước có các phòng tắm nhỏ để học sinh thay đồ, tắm trước và sau khi trị liệu
nước.
- Phòng trị liệu có hai bể bơi một bể lạnh và một bể nóng. Bể lạnh dùng cho đa phần học sinh, bể


nóng chỉ dành cho bạn nào nhỏ tuổi, yếu.
- Vào giờ trị liệu nước học sinh được làm quen với nước, khởi động trước khi xuống bể nước.
- Các bạn có thêm các đồ chơi như bóng để tăng hiệu quả khi vận động dưới nước.
D. KẾT QUẢ QUAN SÁT MỘT TRƯỜNG HỢP TRẺ
1. Thông tin về trẻ:
- Học sinh: Hoàng Ngọc Duy
- Sinh năm: 2003
- Học sinh lớp Hoàng Yến
- Dạng tật: Tự kỷ
- Nhà Duy có hai anh em, Duy là con lớn, em của Duy bình thường. Duy đã theo học ở trường
được 7 – 8 năm
2. Đặc điểm của trẻ:

Theo quan sát và tìm hiểu: Ngọc Duy có ngôn ngữ. Tuy nhiên em mới dừng lại ở mức nhắc lại
lời, chỉ nghe hiểu được rất ít. Theo chia sẻ của giáo viên đứng lớp thời điểm nhập học Duy có rất
nhiều hành vi, em khá tăng động. Duy thường vẫy tay, có thể đánh bạn hoặc các cô khi mới vào.
Duy vẫn phải dùng thuốc giảm tăng động từ khi nhập học đến tận thời điểm bây giờ. Giờ ngủ
trưa Duy ngủ khi đã uống thuốc giảm tăng động, thức khi không dùng thuốc.
Qua quan sát Duy ở thời điểm hiện tại thì Duy có một số đặc điểm tiêu biểu sau:
2.1 Nhận thức
- Nghe hiểu rất kém
- Vốn từ ít
- Vận động tinh của trẻ cũng rất kém so với tuổi. Cô thường gợi ý và trợ giúp khá nhiều.
- Học sinh mới nắm được 1 – 2 màu cơ bản, tên gọi đồ vật cũng không nhớ được nhiều.
2.2 Tình cảm xã hội
- Giao tiếp mắt kém


- Trên da xuất hiện rất nhiều các vết sẹo cũ (giống vết muỗi đốt bị cậy lâu ngày khi lành thì thâm
lại). Cô giáo đứng lớp nói mùa này Duy bị nóng nên da em như vậy.
- Qua quan sát thấy Duy khá nhạy cảm. Em có vẻ bất an khi có người lạ vào trong lớp. Thái độ
của Duy ban đầu dò xét, chốc chốc lại liếc nhìn trộm. Khi các cô tiếp cận thì rất bất chợt và
nhanh giật kính của khách làm cho rơi xuống đất. ( Cô giáo đứng lớp chia sẻ Duy thích kính) Khi
phán ứng của khách khi bị giật kính không như Duy mong đợi Duy càng cảm thấy bất an ( cô
giáo đứng lớp nói hành vi của Duy đã giảm bớt nên theo suy đoán Duy có các hành vi liên tục
như vậy có thể do cảm thấy bất an khi có người lạ tiếp cận) Duy không thỏa mãn sau khi tìm
kiếm phản ứng ở khách, Duy quay sang đánh nhẹ vào bạn.
2.3 Đề xuất phương án can thiệp cho Duy
Theo chia sẻ của cô giáo thì Duy được can thiệp thời gian cũng đã khá dài. Với khả năng hiện tại
của Duy thì dường như mức độ tiến bộ của em khá chậm. Theo quan sát trong thời gian ngắn thì
nhóm nghĩ có thể Duy cần thêm những hỗ trợ, điều chỉnh sau:
- Duy tăng động, có nhiều hành vi ( kể cả hành vi tự kích thích như vẫy tay…) nên có thể Duy
cần có các bài tập điều hòa cảm giác hằng ngày. Nhà trường có thể tư vấn để phụ huynh thực

hiện tại nhà cho em.
- Khả năng nghe hiểu của Duy rất kém, Duy chưa tự tin, thoải mái trong môi trường lớp học cho
thấy em vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng và cảm thấy an toàn. Việc học nhóm dường như chưa thực
sự hiệu quả với em. Rất có thể Duy sẽ cần một chương trình can thiệp cụ thể, chia nhỏ và chi tiết
hơn. Duy sẽ cần thêm nhiều tiết cá nhân để giúp em nâng cao kĩ năng cũng như khả năng nghe
hiểu.
E. CẢM NHẬN – ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM SAU KHI KIẾN TẬP Ở TRUNG TÂM:
1. Cảm nhận về trung tâm
Trung tâm Sao Mai có hệ thống phòng ốc rộng rãi thoáng mát. Cơ sở cũng có các trang thiết bị,
đồ dùng đồ chơi hết sức phong phú phù hợp với đối tượng trẻ. Thời gian kiến tập tại trung tâm
nhóm nhận thấy trung tâm làm việc hết sức chuyên nghiệp, qui củ. Nhóm kiến tập thấy rất ấn
tượng với đội ngũ cán bộ giáo viên ở đây. Trung tâm ngoài giáo viên chuyên ngành đặc biệt còn
có bác sĩ, nhà tâm lý để hỗ trợ trẻ. Có rất nhiều điều nhóm cảm thấy có thể học hỏi ở trung tâm
như:


+ Cách làm đồ dùng đồ chơi chuyên biệt để hỗ trợ trẻ.
+ Cách sắp xếp bố trí phòng học.
+ Trình tự bài giảng, cách lên kế hoạch, giáo án sao cho tốt nhất đối với trẻ.
+ Lớp kĩ năng sống ở trung tâm có hình thức tổ chức rất gần gũi với học sinh. Bên cạnh đó trung
tâm cũng có môi trường thực tiễn để học sinh thực hành như quán cà phê, vườn rau…
2. Đề xuất
Qua thời gian kiến tập ngắn ngủi tại trung tâm, nhóm mạnh dạn muốn đề xuất với trung tâm một
vài suy nghĩ:
- Trung tâm có quán cà phê, vườn rau, máy photo…là môi trường thực hành mà nhiều trung tâm
hiện nay còn mơ ước. Nhóm thiết nghĩ sẽ hiệu quả hơn nếu các bạn khá ở trung tâm có thêm
nhiều giờ thực hành thực sự tại quán hoặc trong tuần có những buổi các em làm việc cả buổi
chiều để các em hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn. Các sản phẩm tại lớp làm tượng thạch cao,
vườn rau có thể khuyến khích các em bán tại mặt trước trung tâm, hay tại vị trí của quán. Mục
đích là tạo môi trường giao tiếp, giúp các em làm quen với việc mua bán trao đổi hàng hóa, cách

sử dụng tiền…
- Trung tâm có phòng trị liệu nước, tâm vận động nhưng qua thời gian quan sát ít ỏi thì nhóm
thấy hình như mảng điều hòa cảm giác chưa có hoặc chưa được lưu tâm. Nhóm nghĩ trung tâm
có thể thiết kế thêm hoạt động hoặc phòng riêng chuyên về mảng này. Bởi vì điều hòa cảm giác
là hoạt động không thể thiếu trong can thiệp cho trẻ khuyết tật. Nếu phòng tâm vận động chú
trọng vào việc phục hồi chức năng thì phòng điều hòa cảm giác sẽ giúp các em cải thiện một số
hành vi nhất định.
- Trung tâm đã có ý tưởng về phòng trị liệu âm nhạc nhưng lại chưa đẩy mạnh xúc tiến thì có lẽ
là cũng hơi tiếc. Hiện nay ở Hà Nội cũng đã có một trung tâm bắt đầu làm về mảng này. Ngay
khi biết trung tâm đó chuyên về trị liệu âm nhạc thì có rất nhiều phụ huynh tìm đến điều đó cho
thấy phụ huynh cũng rất quan tâm. Trị liệu âm nhạc là cách tiếp cận các em một cách nhẹ nhàng
và gây cho các em nguồn cảm hứng, sự vui tươi để khắc phục, hạn chế những điểm yếu của các
em.




×