Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.72 KB, 17 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong
các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức
quan trọng. Như chúng ta đã biết, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu
học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt như
nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong cuộc sống. Thông qua việc dạy
và học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy; cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và những kiến thức xã hội, tự
nhiên và con người về văn hóa và văn học Việt Nam; bồi dưỡng tình yêu và thói
quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ; hình thành nhân cách con người. Một
trong những phân môn không kém phần quan trọng của môn Tiếng Việt đó
chính là phân môn Chính tả.
Chính tả là cách viết chữ được xem là “chuẩn” (tức là viết đúng âm đầu,
đúng vần, đúng dấu thanh, đúng quy định về viết hoa, viết thường). Trong các
môn học quy định hiện nay với học sinh Tiểu học, phân môn Chính tả là phân
môn không kém phần quan trọng vì nó giúp học sinh viết đúng, viết đẹp và rèn
luyện tính cẩn thận … Thông qua việc “Luyện nét chữ, rèn nết người” để đánh
giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung, kĩ năng viết chính tả nói riêng
đối với học sinh và giáo viên ở trường tiểu học nói chung.
Trên thực tế, đã có nhiều nhà giáo đã đưa ra nhiều cách làm khác nhau để
nâng cao hiệu quả của việc dạy học phân môn Chính tả. Tuy nhiên, do chưa áp
dụng thành công các phương pháp, biện pháp dạy học nên hiệu quả dạy học
phân môn chính tả chưa cao. Hiện tượng viết sai chính tả ở trẻ em bậc Tiểu học
nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng là khá phổ biến. Do cách phát âm của một
số vùng miền khác nhau. Đặc biệt đối với học sinh là người miền Trung. Vì cách
phát âm thực tế của các phương ngữ đều có những sai lệch với chính âm, cho
nên không thể thực hiện phương châm dạy học sinh “Nghe như thế nào, viết như
thế ấy được”. Mà phải biết dạy cho học sinh biết kết hợp giữa ngữ âm và ngữ
1




nghĩa. Mặt khác, việc hiểu nghĩa của các từ giúp cho việc viết đúng chính tả
cũng là điều quan trọng mà nhiều học sinh chưa làm được. Khi thoát khỏi phạm
vi của bài viết trong chính tả, khi học các môn học khác thì học sinh mắc nhiều
lỗi chính tả thông thường. Đặc biệt là khi viết tập làm văn, các em phải tự thể
hiện năng lực học Tiếng Việt qua việc trình bày những kiến thức, bộc lộ suy
nghĩ tình cảm của mình thì các em viết sai nhiều, bài viết mắc quá nhiều lỗi
chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt
cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin,
trở nên rụt rè, nhút nhát.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2, bản thân tôi luôn trăn trở, suy
nghĩ tìm các biện pháp tối ưu để giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và
hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả. Nói cách khác giúp học sinh hình thành
năng lực và thói quen viết chính tả đúng. Vì vậy mà tôi lựa chọn và vận dụng
“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2” mà tôi
đang trực tiếp giảng dạy nhằm khẳng định những việc đã làm được tại lớp, đồng
thời trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học.
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến chỉ ra các biện pháp cụ thể nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả
cho học sinh lớp tôi nói riêng và lớp 2 nói chung. Với mong muốn góp phần nhỏ
bé công sức của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói
chung và rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh nói riêng ở Tiểu học, cụ thể
hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường tiểu học. Đồng thời
qua đó để đúc rút những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân trong công tác
giảng dạy sau này.
1.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến
Học sinh lớp 2 trường tôi đang công tác

2



2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY HỌC RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 2. NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG

2.1.1. Thực trạng tình hình dạy học rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh
lớp 2.
Năm học 2014 - 2015, tôi đã được nhà trường và chuyên môn phân công
chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ
năng viết chính tả đối với 25 học sinh lớp 2 mà tôi chủ nhiệm qua bài kiểm tra
và thu được kết quả như sau:
Bảng 1. Thống kê số lỗi chính tả trong bài kiểm tra của học sinh
HS viết đúng HS viết sai
Tổng số chính tả
HS
TL
SL
(%)
25
15
40

1- 2 lỗi
SL
2

TL
(%)
8


HS viết sai

HS

3 - 4 lỗi

trên 5 lỗi

SL
4

TL
(%)
16

SL
4

viết

sai
TL
(%)
16

Nhận xét: Đa số học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:
* Về dấu thanh:
Tiếng Việt có 6 dấu thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều
học sinh chưa phân biệt được hai thanh hỏi, ngã : ví dụ từ “giúp đỡ”, các em

viết “giúp đở” (Em Trần Anh Hai Trực, Đặng Thị Ánh Tuyết, Phạm Văn Long
Vũ, …). Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và
rất phổ biến.
Ngoài ra, trong quá trình dạy học, tôi còn nhận thấy học sinh viết sai dấu
hỏi/ngã trong các từ ngữ: đỗ rác, thi đổ, trời đỗ mưa, xe đổ lại. (BT 3b, Tiếng
Việt 2, tập 1, trang 25), …
* Về âm đầu:
Trong bài viết, một số em viết lẫn lộn các từ ngữ sau: Từ “đề nghị” viết
thành “đề ngị”, từ “người” viết thành “nghười” (em Đặng Phạm Viết Thành,
Trần Võ Quốc Anh, Phạm Thị Thúy)
Ngoài ra, học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
3


+ c/k: Ví dụ Cim khâu, ciên nhẫn, … (BT2, TV2, tập 1, trang 6)
+ ng/ngh: Ví dụ ngỉ ngơi, nghề ngiệp … (BT2, TV2, tập 1, trang 25)
+ s/x: Ví dụ soa đầu, sâu cá, … (BT2b, TV2, tập 1, trang 15)
+ d/gi: Ví dụ gia dẻ, cặp gia, … (BT3a, TV2, tập 1, trang 33), …
Trong các lỗi trên, lỗi về c/k, d/gi, ng/ngh là phổ biến nhất .
* Về vần:
Học sinh viết từ “đặc biệt” thành “đặt biệt”, “đề nghị” thành “đền nghị”
(em Lê Thị Bảo Trâm, Trần Anh Hai Trực).
Ngoài ra, học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi vần sau đây: vần ăn/ăng: ví
dụ cố gắn, gắng bó, gắn sức, … (BT2b, TV2, tập 1, trang15) hay vần ai/ay: Bàn
tai, ngài hội, chảy chuốt… hoặc vần ân/ anh: quả chân, bành thành, …
2.1.2. Nguyên nhân mắc lỗi
2.1.2.1. Về dấu thanh
Học sinh chưa phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã do vốn từ còn hạn chế;
chưa nắm chắc một số quy tắc viết chính tả. Mà số lượng tiếng mang 2 thanh
này khá lớn. Do đó lỗi về dấu thanh này rất phổ biến. Lỗi này còn do nhiều

nguyên nhân như: phát âm sai; thời gian thực hành luyện viết chính tả cho các
em còn hạn chế; giáo viên chưa phân tích và sửa chữa lỗi sai chính tả cho những
học sinh viết sai; một số sách, tài liệu học tập còn in sai lỗi chính tả ở một số văn
bản; và một nguyên nhân lớn hơn là một số giáo viên chưa nắm vững các quy
tắc, cơ sở khoa học để hướng dẫn cho học sinh.
2.1.2.2. Về âm đầu
HS có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu c/k, ng/ngh. d/gi do các em
chưa nắm chắc nghĩa của từ ; chưa ghi nhớ được các mẹo luật chính tả và thực
hành – luyện tập còn ít. Ngoài ra, có một số âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ:
/k/ ghi bằng c, k, qu…) dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi dạng,
nhưng đối với học sinh lớp 2 thì rất dễ lẫn lộn.

2.1.2.3. Về vần
4


HS có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi vần là do các em chưa nắm chắc nghĩa
của từ cũng như các quy tắc viết chính tả và mẹo luật chính tả. Ngoài ra, có 2
nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này:
- Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm
/ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi ie, ươ, uô
lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên tuyến, lửa - lương, mua - muôn); âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u và
o:
- Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ.
2.1.3. Nhận xét chung
Sở dĩ học sinh chưa hành thành được kĩ năng, kĩ xảo chính tả một phần do
giáo viên chưa vận dụng thành công các phương pháp, biện pháp dạy học ; một
phần do học sinh chưa nắm chắc các quy tắc chính tả, chưa hiểu được nghĩa của
các từ và các mẹo luật chính tả. Mặt khác, vốn từ của học sinh còn hạn chế và ít
được sử dụng thường xuyên, ít được thực hành – luyện tập. Vì vậy, mỗi giáo

viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục
thực trạng nêu trên. Như thế, hiệu quả dạy học phân môn Chính tả nói riêng và
môn Tiếng Việt nói chung sẽ được nâng cao.
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH
LỚP 2

Xuất phát từ những lỗi chính tả và nguyên nhân nêu trên, trong học kì vừa
qua, bản thân tôi đã vận dụng một biện pháp nhằm giúp học sinh viết đúng chính
tả sau đây:
2.2.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh luyện phát âm đúng
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho
học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ
là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
- Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được
thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn…
5


- Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp,…),
giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo
viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết
đúng được.
Ví dụ: Với bài tập chép Phần thưởng (TV2, tập 1, trang 15), trước khi cho
học sinh viết, giáo viên cần lưu ý học sinh phát âm từ “đặc biệt” như sau:
- Yêu cầu tất cả học sinh nghe GV phát âm, chú ý môi và lưỡi khi phát âm
- GV phát âm và cho một số học sinh thường phát âm sai từ này đọc lại.
- Gv theo dõi, sửa sai cho học sinh (đảm bảo đến khi tất cả học sinh đều đã phát
âm đúng)
2.2.2. Giúp học sinh nắm vững cách viết dấu hỏi/ngã.

Trong tiếng Việt, tiếng có thanh hỏi chiếm tỷ lệ nhiều hơn thanh ngã.
Chúng ta hướng dẫn học sinh học những tiếng thanh ngã, những tiếng còn lại là
thanh hỏi, sẽ đỡ tốn công hơn. Cần nên vận dụng tất cả các cơ quan: tai nghe,
mắt nhìn, tay viết. Cho học sinh đọc kỹ những văn bản viết dấu đúng chính tả,
và nhất là tập viết đúng cho quen mắt, quen tay. Càng được thực hành nhiều, học
sinh sẽ có kỹ năng viết đúng hỏi/ngã. Song, việc rèn cho học sinh học tập như
vậy trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm được quy luật, cơ sở khoa học
của cách viết đúng dấu hỏi/ngã. Phương pháp này đòi hỏi nhiều hiểu biết về ngữ
âm học, áp dụng những quy luật biến dị của âm thanh và về từ nguyên học để
tìm tòi gốc rễ của mỗi tiếng.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết hỏi/ngã trong từ Từ Hán - Việt
Dù muốn hay không, trải qua hơn nghìn năm đô hộ của Trung Quốc, Việt
Nam chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa Trung Hoa. Mặc dù đã cải
biến và chữ viết được thay thế bằng chữ Quốc ngữ, nhưng còn nhiều từ chúng ta
dùng thường ngày là từ Hán - Việt, chiếm tỷ lệ đến 70% tổng số từ trong tiếng
Việt. Viết hỏi/ngã trong từ Hán - Việt không theo một quy tắc, quy luật nào cả,
chỉ có mẹo giúp chúng ta viết đúng hỏi/ngã. Đó là, viết dấu ngã tất cả những
tiếng bắt đầu bằng D, L, V, M, N, Nh, Ng và Ngh; hay nhớ câu: "Mình Nên Nhớ
Là Viết Dấu Ngã".
6


Ví dụ: dĩ vãng, dã man, lãng du, lãnh đạm, viễn xứ, vĩ nhân, mỹ miều, cần
mẫn, nỗ lực, não nề, hàng ngũ, ngôn ngữ, nghiễm nhiên, …
Ngoài các tiếng bắt đầu bằng những phụ âm đã nêu trên, từ Hán - Việt được
viết bằng phụ âm khác hoặc không có phụ âm được viết bằng dấu hỏi, ví dụ như:
đảo điên, tưởng tượng, kiểu cách, ... Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ
vẫn viết bằng dấu ngã: kĩ (kĩ thuật, kĩ xảo), bãi (bãi bỏ, bãi khóa), hữu (bằng
hữu, hữu nghị), phẫu (phẫu thuật, giải phẫu), tiễn (tiễn đưa, tiễn biệt, tống tiễn),


Ví dụ: Giáo viên giúp học sinh viết đúng hỏi/ngã trong từ Hán - Việt thông qua
bài tập sau
Các từ Hán - Việt sau đây theo đúng quy luật hỏi ngã. Hãy sửa lại lỗi chính
tả (nếu có) : diễn biến, biễu diển, hướng dẩn, hùng dũng, vủ khúc, ô nhiểm, lảng
phí, kiều diễm, khã năng, thủy triều, thế kĩ, …
- GV hướng dẫn học sinh vận dụng cách viết các tiếng có dấu ngã để làm
bài tập này. Các tiếng còn lại sẽ là dấu hỏi
- Học sinh thảo luận theo cặp hoặc làm bài cá nhân để hoàn thành bài tập.
Kết quả cần đạt là: diễn biến, biểu diễn, hướng dẫn, hùng dũng, vũ khúc, ô
nhiễm, lãng phí, kiều diễm, khả năng, thủy triều, thế kỉ, …
* Hướng dẫn học sinh cách viết hỏi/ngã trong từ Láy
Từ láy là những từ ghép gồm hai (hay nhiều) tiếng mà một trong các tiếng
đó hoàn toàn không có nghĩa nếu tách ra riêng lẻ.
-Ví dụ: buồn bã, liều lĩnh, hoàn hảo, lảo đảo, ...
Gặp những tiếng chưa có cặp có đôi, thì cố tìm tiếng láy ghép vào cho có
cặp, sau đó áp dụng quy tắc: huyền - ngã - nặng; sắc - hỏi - không (luật thuận
thanh hay quy tắc hài thanh) hỗ trợ để viết đúng hỏi/ngã. Thí dụ gặp chữ kĩ/kỉ,
nếu nghĩa trong câu cho phép ghép được với càng thành kĩ càng thì kĩ dấu ngã
(do càng viết dấu huyền). Cách viết hỏi/ngã trong từ láy theo luật thuận thanh có
các trường hợp sau:
+ Ngã - huyền: bẽ bàng, buồn bã, lờ lững, ngỡ ngàng, …
+ Ngã - nặng: cãi cọ, đẹp đẽ, giãy giụa, rõ rệt, …
7


+ Ngã - ngã: bẽn lẽn, bỡ ngỡ, lững thững, …
+ Hỏi - sắc: hối hả, mới mẻ, ngất ngưởng, …
+ Hỏi - không: Bảnh bao, lẻ loi, nghỉ ngơi, sửa sang, …
+ Hỏi - hỏi: đủng đỉnh, lỏng lẻo, lởm chởm, tỉ mỉ, thỏ thẻ, …
Còn có cách tìm xem chữ cùng nghĩa với chữ chưa biết viết hỏi hay ngã

thuộc thanh nào, để quyết định theo luật thuận thanh. Thí dụ gặp chữ mảnh vải,
chữ cùng nghĩa với mảnh là miếng - thanh sắc, vậy mảnh dấu hỏi. Còn mãnh hổ,
mãnh có nghĩa là mạnh - thanh nặng, nên mãnh viết bằng dấu ngã.
Phân môn Chính tả lớp 2 có các dạng bài tập rèn luyện cách viết hỏi/ngã
trong từ láy như: Điền dấu hỏi/ngã vào các chữ in nghiêng sau:
+ lặng le, mạnh me, buồn ba, vương vai.
(Bài tập 3b, Tiếng Việt 2, tập 1, tr.85)
Hoặc, chúng ta có thể giới thiệu bài tập dạng: Tạo một từ láy với mỗi tiếng
sau đây: củ - cũ; giả - giả; hải - hãi; rả - rã; thẫn - thẫn; …
2.2.3. Giúp học sinh viết đúng chính tả thông qua giải nghĩa từ
- Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc,
Tập làm văn… nhưng nó cũng là viêc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi
mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo
tiếng.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học
sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu
nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật,
mô hình, tranh ảnh,…
- Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể
để giải nghĩa từ.
Ví dụ ở bài tập: Điền vào chỗ trống:
- đổ hay đỗ: … rác, thi …, trời … mưa, xe …lại.
- rủ hay rũ: Cười … rượi, lá … xuống mặt hồ.
(Bài tập 3b, Tiếng Việt 2, tập 1, tr 25)
8


Ở bài tập này, học sinh khó phân biệt được đổ/đỗ và rủ/rũ để điền vào chỗ
phù hợp. Giáo viên cần phải giải thích nghĩa của các từ cho học sinh hiểu mới có

thể làm được. Đổ: (1) nằm xuống mạnh và đột nhiên (cây đổ, nhà đổ); (2) nói xe
nghiêng (tàu đổ mất ba toa); (3) chảy ra (đã đổ máu, đổ mồ hôi); (4) gán cho
(đổ vạ, đổ tội). Đỗ: (1) với nghĩa dừng lại (tàu đỗ lại); (2) nghĩa đỗ đạt (đỗ tiến
sĩ); (3) nghĩa tạm thời (ở đỗ). Hoặc rủ: (1) nghĩa thuyết phục người khác (rủ
nhau đi chơi); nghĩa buông thõng (trướng rủ màn che). Còn rũ: nghĩa gục xuống
vì hết sinh lực. Việc giúp học sinh giải nghĩa từ giáo viên nên hướng dẫn các em
dùng từ điển Tiếng Việt để giải thích nghĩa của từ.
2.2.4. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu
hiệu.
* Về âm đầu :
- Phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh: Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật
chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i,
e, ê, iê. Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc luật chính tả này để học sinh viết
chính xác hơn.
Ví dụ: Điền vào chỗ trống g hay gh:
+ Lên thác xuống …ềnh
+ …ạo trắng nước trong
+ …i lòng tạc dạ.
(Bài tập 2, Tiếng Việt 2, tập 1, tr 93)
- Để phân biệt âm đầu s/x: Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ đa số các từ
chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao,
su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa…
sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương,
san hô…
Ví dụ: Điền vào chỗ trống:
s/x: chim…ẻ, san…ẻ, …ẻ gỗ. …uất khẩu, năng….uất.
9



* Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn :
- Một số từ có vần “ênh” chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: gập
ghềnh, khấp khểnh, lênh đênh ,…
- Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, eng éc,
xập xình, bình bịch ,…
- Vần “uyu” chỉ xuất hiện trong các từ : khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu.
- Vần “oeo” chỉ xuất hiện trong các từ : ngoằn ngoèo, khoèo chân .
- Khi nào thì viết “i” hay “y” :
+ Khi “i” đứng độc lập thì được viết “y”. Ví dụ : đại ý , như ý, ý chính,…
+ Khi “i” đứng sau âm đệm thì được viết “y”. Ví dụ: chuyện, luyến, truyện,
khuyên,…
+ Một số trường hợp “i” là bán nguyên âm .Ví dụ: loay hoay, xoáy, quay, ...
+ Trong trường hợp tiếng không có phụ âm đầu thì nguyên âm đôi “iê”
được viết là “yê” . Ví dụ : yêu, yên, yết, yếm,…
Ví dụ: * Tìm các từ chứa tiếng có vần ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:
+ Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ: (thước kẻ)
+ Thi không đỗ: (trượt)
+ Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh: (Dược sĩ)
* Tìm các từ chỉ hoạt động:
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng d: (dắt, dỗ dành, dạy, ..)
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: (giặt, giày, giẻ, …)
2.2.5. Giúp học sinh viết đúng chính tả thông qua thực hành – luyện tập với
hệ thống các bài tập chính tả về thanh điệu, âm vần dễ nhầm lẫn.
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học
sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn
cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả
để các em ghi nhớ.
- Bài tập trắc nghiệm:
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:

10


a. Hướng dẩn

b. Hướng dẫn

c. Giải lụa

d. Dải lụa

e. Oan uổng

f. Oan uổn

* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S
vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả:
Rau muốn

Rau muống

Chải chuốc

Chải chuốt

Giặc quần áo

Giặt quần áo

- Bài tập chọn lựa:

* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
+ Cháu bé đang uống ……… (sửa, sữa)
+ Học sinh …...........mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).
+ Đôi …… này đế rất …….. (giày, dày)
+ Sau khi ……. con, chị ấy trông thật …… (xinh, sinh)
+ Lan thích nghe kể……….hơn đọc……….. (truyện, chuyện)
- Bài tập phát hiện:
* Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
+ Cả phòng khéc lẹc mùi thuốc lá.
+ Bức tườn bị nức ngang nức dọc.
- Bài tập điền âm, vần:
* Điền vào chỗ trống:
+ s/x: chim…ẻ, san…ẻ, …ẻ gỗ. …uất khẩu, năng….uất.
+ ươn/ương: bay l…..., b…. chải, bốn ph….. , chán ch…\…
+ iêt/ iêc: đi biền b…....., thấy tiêng t…/.., xanh biêng b…/..
- Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý
từ đồng âm, từ trái nghĩa
* Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:
+ Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ:
+ Thi không đỗ:
11


+ Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh:
* Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê:
+ Trái nghĩa với khỏe.
+ Chỉ con vật nhỏ, sống thành đàn, rất chăm chỉ
+ Cùng nghĩa với bảo ban.
(Bài tập 2, Tiếng Việt 2, tập 1, tr 106)

*Tìm các từ chỉ hoạt động:
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng r:
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng d:
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng gi:
+ Chứa tiếng có vần ươt:
+ Chứa tiếng có vần ươc:
* Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với từ thật thà:
+ Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố:
+ Khung gỗ để dệt vải:
- Bài tập phân biệt:
* Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
+ da- gia

+ ngả - ngã

- Bài tập giải câu đố
* Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Mặt….. òn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng… ên cao
Đêm về đi ngủ, ….ui vào nơi đâu?
(là gì?)
2.2.6. Giúp học sinh viết đúng chính tả thông qua trò chơi
Trò chơi là một hoạt động nhằm thu hút học sinh hứng thú học tập sau
một giờ học căng thẳng. Vì vậy tôi thường tổ chức trò chơi cuối giờ học chính
tả, thường có nội dung sát với chủ đề bài tập tránh sự nhàm chán cho các em.
12



Ví dụ: Sau bài tập chép “Bạn của Nai Nhỏ”, tôi tổ chức cho học sinh làm
BT 3b, TV2, tập 1, trang 25 bằng cách : Cho học sinh thi tìm nhanh những từ
ngữ có dấu hỏi / dấu ngã hoặc từ ngữ có âm đầu ng/ngh. Cho các đội chơi cùng
trình độ thi tiếp sức, mỗi đội không quá 5 em, viết các từ tìm được theo yêu cầu.
Có thể cho các em đặt câu với từ vừa tìm được để hiểu nghĩa của từ.
Kết quả: các em tìm được rất nhiều từ đúng theo yêu cầu
+ Từ ngữ có dấu hỏi/ngã mà các em tìm được là : đổ rác, trời đổ mưa, thi đỗ,
xe đỗ lại, bé bỏng, mừng rỡ, hung dữ, bãi cỏ, …
+ Từ ngữ có âm đầu ng/ngh là : ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp,
ngăn cản, nghiêm nghị, nghi ngờ, …
Qua trò chơi nhằm giúp các em khắc sâu được kiến thức đã học các từ.
2.2.7. Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi
Song song với việc ôn tập gúp học sinh nắm vững các qui tắc và mẹo chính
tả, việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan
trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh, không chỉ ở
chính tả mà ở tất cả các môn học khác.
* Đối với bài chính tả Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức
cho học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Tôi qui định lỗi cụ thể, yêu cầu các em
soát lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi
trả về cho bạn tự sửa (ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả).
Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công một học sinh giỏi đổi vở
và soát lỗi với học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để chấm
và nhận xét. Trong giờ chính tả, tôi chỉ chấm nhanh khoảng một phần ba lớp.
Nhưng giờ ra chơi, tôi cố gắng chấm hết, chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể,
khen những em có sự tiến bộ. Khi trả vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em
đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác, tuyên dương những em có tiến bộ, động
viên những em còn viết sai nhiều sửa lỗi trong vở bằng cách ghi các từ đó vào
giấy nháp từ đúng đã sửa.
* Đối với các bài tập, tôi thường tổ chức cho các em làm bài trong nhóm
nhỏ bằng nhiều hình thức thi đua như: Ai nhanh ai đúng, Tìm nhanh viết đúng,

13


… Các nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập để
cả lớp nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc.
2.2.8. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác
Rèn cho học sinh viết đúng chính tả không chỉ rèn trong giờ chính tả hay
giờ tập đọc mà rèn cho các em ở các môn học khác như: giờ tập viết cũng cần
rèn cho các em viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, đều nét, viết đúng mẫu chữ
hoa. Các em chỉ rèn viết đẹp quên chú ý đến lỗi chính tả, do đó cũng còn rơi rớt
một số em còn viết sai ở câu ứng dụng trong bài viết.
Ví dụ: Học sinh viết câu “Ăn chậm nhai kĩ” trong phân môn tập viết
(TV2, tập 1, trang 17) như sau: Ăn chậm nhai kỉ.
Có 03 em (Trực, Tuyết, Trâm) viết “nhai kĩ” thành “nhai kỉ”. Tôi đã
hướng dẫn các em sữa ngay thành “nhai kĩ” và giúp các em hiểu nghĩa từ để
phân biệt từ đúng: “nhai kĩ” với từ sai “nhai kỉ” (trong tự kỉ, kỉ luật).
Hoặc học sinh viết câu “Chia ngọt sẻ bùi” (TV2, tập 1, trang 35) thành “Chia
ngọt sẽ bùi”. Tương tự cách trên, tôi đã hướng dẫn học sinh sửa sai ngay.
* Đối với phân môn Luyện từ và câu:
Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 (TV2, tập 1, trang 35), em Bảo Trâm đã
tìm được một số từ chỉ người, trong đó có từ bác sỉ, kỉ sư viết sai chính tả. Tôi
đã hướng dẫn em sửa sai và viết lại “bác sĩ, kĩ sư”, đồng thời giúp em hiểu nghĩa
và cách sử dụng của các từ đó, phân biệt “sĩ” trong từ “bác sĩ” với “sỉ” trong từ
“vô liêm sỉ” hay phân biệt với “kỉ” trong từ “tự kỉ”, “kỉ luật”, …
Đối với phân môn Tập làm văn cũng vậy, tôi luôn rèn cho các em đọc
đúng, viết đúng, trả lời đúng sau những câu gợi ý hoặc tranh minh hoạ, đó cũng
giúp cho các em nói đúng, viết đúng. Trong các bài văn viết về một đoạn văn
ngắn từ 5 - 7 câu vẫn còn sai lỗi thông thường như thanh hỏi, thanh ngã, âm, vần
Đối với môn Đạo đức và môn Tự nhiên - xã hội, tôi cũng luôn sửa lỗi sai
trong các lần làm bài tập và nhắc nhở các em chú ý.

Tôi luôn kiểm tra vở bài tập chính tả, chú ý đến học sinh chậm tiến bộ
nhiều hơn, học sinh hay mắc lỗi, phát hiện lỗi sai và hướng dẫn cho các em viết
lại nhiều lần ra giấy nháp.
14


Tóm lại, trên thực tế, các biện pháp nêu trên cần được tiến hành một cách
đồng thời và liên tục trong mỗi tiết dạy. Bởi không thể ngày một ngày hai mà
học sinh hình thành được kĩ năng mà cần phải có một quá trình lâu dài và kiên
trì. Cũng không thể rèn kĩ năng cho tất cả các học học sinh trong cùng một lúc
mà phải biết nên tập trung rèn kĩ năng cho học sinh nào trước, học sinh nào sau.
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy
học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài
nên bài viết ít mắc lỗi chính tả hơn. Không chỉ ở phân môn Chính tả mà sự tiến
bộ của học sinh thể hiện ngày càng rõ nét trong các bài làm của phân môn khác
như viết Tập làm văn, làm lời giải toán có lời văn,…Với những học sinh đã viết
đúng chính tả thì các em viết ngày càng đẹp và đều nét hơn.
Bảng 2. Kết quả bài kiểm tra chính tả tra cuối học kỳ 1 năm học 2014 – 2015
của học sinh lớp tôi như sau:
Tổng số HS

HS viết đúng

HS viết sai

HS viết sai

HS viết sai


chính tả

1- 2 lỗi

3- 4 lỗi

trên 5 lỗi

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

(%)
(%)
(%)
(%)
25

22
88
2
8
1
4
0
0
Mặt khác, kết quả Ngày hội viết chữ đẹp cấp trường vừa được tổ chức, học
sinh lớp tôi đã đạt được 2/4 giải nhất, 2/4 giải nhì.
* Đánh giá kết quả đạt được: Qua bảng thống kê 2 cho thấy số học sinh viết
đúng chính tả là 22 em, chiếm tỉ lệ 88% (tăng so với đầu năm là 7 em) ; số học
sinh viết sai 1 – 2 lỗi chính tả là 2 em, chiếm tỉ lệ 8% (giảm 2 em so với đầu
năm) ; số học sinh viết sai chính tả 3 – 4 lỗi là 1 em, chiếm tỉ lệ 4% (giảm 03 em
so với đầu năm) ; số học sinh viết sai 5 – 6 lỗi không có em nào (giảm 2 em so
với đầu năm). Kết quả đạt được cho thấy bước đầu các biện pháp mà tôi đã áp
dụng đem lại hiệu quả tích cực trong việc rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh
lớp tôi, trường tôi nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.
2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
15


- Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó đưa
ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể
thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá
trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội.
Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học
sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm
chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ
thất bại.

- Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt, giáo viên
nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy
tắc ghi âm chữ quốc ngữ… tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến
sai sót. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, … từ đó
phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc
phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
- Với giáo viên, việc nắm chắc quy tắc, vận dụng vào từng bài tập một cách
phù hợp để rèn luyện cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Mặt khác, qua
thói quen giao tiếp nói và viết hàng ngày giúp các em viết đúng chính tả hơn nên
mọi lúc, mọi nơi giáo viên phải là người mẫu mực trong khi viết để học sinh có
cơ hội học tập theo. Giáo viên luôn phải tự học để nắm được quy tắc, căn cứ, cơ
sở khoa học của việc nói, viết đúng chuẩn; Thường xuyên đọc sách báo, viết bài
luận để có thói quen dùng từ và viết chính xác.Việc rèn luyện phải được thực
hiện thường xuyên, tổ chức một cách bài bản, dựa trên những quy tắc, căn cứ
khoa học nhất định nhằm tạo cho HS thói quen viết đúng chính tả, góp phần giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từng bước hình thành nhân cách của trẻ.

3. PHẦN KẾT LUẬN
16


3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Nhà trường Tiểu học là cái nôi đầu tiên giáo dục trẻ em khi các em bước
vào tuổi đi học. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải coi trọng việc rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kỹ năng viết đúng chính tả.
Bởi vì, một khi đã trở thành thói quen viết không đúng thì sau này lớn lên khó
sửa chữa được. Sáng kiến này nhằm mục đích nói trên.
Qua triển khai sáng kiến ở cơ sở bước đầu đã thu được những kết quả sau:
- Đã đưa ra được một số biện pháp và ví dụ minh hoạ để rèn kĩ năng viết
đúng chính tả cho học sinh lớp 2 mà tôi trực tiếp giảng dạy, góp phần nâng cao

chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo của học sinh.
- Việc áp dụng các biện pháp nêu trên cho thấy bước đầu các biện pháp này
đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi
Song bên cạnh đó, sáng kiến này còn một số hạn chế nhất định :
Các biện pháp trên mới chỉ áp dụng rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học
sinh lớp 2 mà tôi đang chủ nhiệm.
3.2. Đề xuất
Nên chăng cần tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn về rèn kĩ
năng viết chính tả để trao đổi, rút kinh nghiệm (trong tổ, trong trường hoặc liên
trường)
Những kết quả đạt được của sáng kiến mới chỉ là bước đầu. Tác giả đề tài
hi vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế và mở rộng phạm vi
ứng dụng của sáng kiến. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của chuyên môn,
đồng nghiệp và bạn bè để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này.
Xin chân thành cảm ơn !

17



×