Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.11 KB, 9 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Phương pháp dạy học là sản phẩm của sự liên kết giữa lí thuyết và thực
hành sư phạm, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện năng lực
giải quyết vấn đề, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách. Trong những
năm trước đây việc dạy học theo phương pháp cũ. Người thầy đóng vai trò
chủ đạo, còn người học chỉ là người tiếp thu thụ động. Những năm gần đây
thay đổi phương pháp dạy họckhoa học kĩ thuật thì nhu cầu của hoạt động
dạy và học đòi hỏi cũng được theo hướng tích cực. Người học không còn thụ
động tiếp thu nữa mà trở thành trung tâm, chủ thể của hoạt động dạy – học.
Trò là chủ thể của hoạt động GD: Người học không hoạt động bằng nghe
thầy giảng và truyền đạt kiến thức từ một phía, mà học tích cực bằng hành
động của chính bản thân, tức là người học tự tìm ra “cái chưa biết”, “Cái cần
khám phá” để đi đến tích luỹ kiến thức và chân lí. Người học không phải
được đặt trước những kiến thức có sẵn của SGK, hay là bày giảng giải áp đặt
của thầy cô giáo, mà người học được đặt trước những tình huống thực tế, cụ
thể của cuộc sống. Từ đó các em quan sát, suy nghĩ, tra cứu, phân tích, phán
đoán, tập xử lí tình huống và giải quyết vấn đề. Các tri thức, kĩ năng mà học
sinh lĩnh hội không theo khuôn mẩu có sẳn, các em phải tự lực đi tìm cái
chưa biết, cái khám phá, mang tính chất sáng tạo (có dựa vào tri thức của
những người đi trước). Cái khó khăn sai lầm mà học sinh mắc phải trong quá
trình tự mình đi tìm cái chưa biết, cái cần khám phá là ở sự các em thiếu tự
tin ở chính mình (sợ sai). Để khắc phục sự cố này thì vai trò của giáo viên
cũng không nhỏ. Thầy là người điều khiển hổ trợ cho chủ thể hoạt động:
Thầy không còn là người truyền đạt kiến thức thường , kiến thức có sẳn
trong SGK, cung cấp chân lí có sẳn mà là người định hướng, đạo điễn cho
học sinh tự mình khám phá ra tri thức, kĩ năng, chân lí.
Trang 1

Đó là lí do mà tôi



đã chọn để làm sáng kiến “Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung
tâm trong dạy học lớp 4.”
II. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
Sáng kiến đã nêu ra một số vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học
lay học sinh làm trung tâm, chỉ ra tiến trình thực hiện của phương pháp đồng
thời nêu một số khó khăn và hướng khắc phục trong hoạt động dạy và học.
Khi áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh tự
tìm tòi, tranh luận, thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề thì mới có thể
phát huy hết ưu điểm của sách giáo khoa mới. Cách dạy này cũng sẽ giúp trẻ
có điều kiện để tự thể hiện tài năng, trí thông minh, óc sáng tạo của mình.
III. PHẠM VI CỦA SÁNG KIẾN
Trong sáng kiến này, tôi chỉ đưa ra một mô hình chung cho phương
pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phân tích các bước của mô hình để
thấy được những khó khăn giáo viên hay gặp phải khi thực hiện nó để từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó.

B. PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Muốn đạt được hiệu quả dạy học tốt nhất thì người giáo viên phải
truyền đạt cho học sinh được đầy đủ những nền tảng kiến thức chung về bài
học mà sách giáo khoa đòi hỏi cũng như đảm bảo được trình tự các bước lên
lớp. Với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trình tự các bước
dạy học như sau:
Bước 1 : Nêu vấn đề.
Bước 2 : Giải quyết vấn đề : Giới thiệu nội dung bài mới.

Trang 2



Bước 3 : Học sinh thực hành : Học sinh vận dụng những kiến thức đã
được giới thiệu ở bước 2 để giải các bài tập ở trong sách giáo khoa, sách bài
tập hoặc do giáo viên đề ra.
Trong 3 bước trên, bước 3 luôn là bước học sinh hoạt động độc lập vì
khi đó các em đã có được những kiến thức cần thiết. Chính vì thế, phương
pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở đây chủ yếu tập trung vào 2 bước
đầu.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
1.Bước 1. Nêu vấn đề.
Trong bước 1 khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện theo mô
hình này là khâu “Tổ chức bàn bạc để định hướng giải quyết”. Lý do là vì
học sinh chưa quen với phương pháp này. Hơn nữa, lúc này các em chưa có
một kiến thức gì về vấn đề mà giáo viên nêu ra ( vì đây là bài mới chưa học).
Để khắc phục khó khăn trên đòi hỏi người giáo viên cần phải sâu sát
với trình độ của học sinh, từ đó có những câu hỏi, câu gợi ý phù hợp, hướng
dẫn các em sử dụng kiến thức mà các em đã có từ những bài học trước để
đưa ra ý kiến. Giáo viên cũng cần lưu ý rằng những ý kiến này nên có tính
khái quát mà không cần phải cụ thể và chi tiết. Có thể xảy ra trường hợp học
sinh đưa ra một ý kiến sai hoặc thậm chí các em không đưa ra được ý kiến
nào. Điều đó là bình thường và dễ gặp phải bởi vấn đề mà giáo viên nêu ra
trong phần này là kiến thức của bài mới chưa học. Vì vậy, giáo viên cũng
không nên sửa ngay. Giáo viên chỉ cần tập hợp lại một số ý, dựa vào ý của
các em (nếu có) để định hướng suy nghĩ cho các em. Mục đích của bước này
đơn giản chỉ để tạo hứng thú đồng thời hướng các em vào nội dung chính,
trọng tâm của bài.
2. Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Trang 3



2.1. HOẠT ĐỘNG 1 : Từng học sinh tự nghĩ cách giải quyết
Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân trong khoảng ít phút
( một hoặc hai phút) theo hướng đã định ra trong phần nêu vấn đề, nên yêu
cầu các em ghi tắt ý kiến của mình ra một mảnh giấy. Sau đó, để công việc
của học sinh hiệu quả hơn, giáo viên có thể cho các em trao đổi theo cặp
hoặc theo nhóm. Hiệu quả nhất là nên làm việc theo những nhóm bốn học
sinh (vì thông thường, bàn học sinh là bàn ngồi hai người; tổ chức nhóm bốn
vừa dễ sắp xếp, đỡ tốn thời gian, dễ cho việc trao đổi của các em cũng như
việc quản lý của giáo viên, ít gây ồn ào trông công việc lập nhóm.)
Trong lúc học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ này, giáo viên nên đi
quanh lớp để quan sát, quản lý đảm bảo tất cả các học sinh đều làm việc,
đồng thời đôn đốc, khuyến khích các ý hay hoặc gợi ý và trả lời một số câu
hỏi của học sinh.
Để khắc phục vấn đề tốn thời gian vì lí do học sinh không quen, giáo
viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động nhóm thường xuyên trong các
buổi học. Điều này sẽ tạo ra một thói quen giúp các em nhanh hơn trong các
thao tác như trao đổi, thảo luận, lập nhóm và giúp đỡ lẫn nhau trong khi
cùng làm việc trong nhóm. Các nhóm cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu
giáo viên có thể sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho các em (đảm bảo trong mỗi
nhóm đều phải có một thành viên khá giúp điều khiển nhóm). Giáo viên
cũng nên hướng dẫn cho các nhóm chọn ra một thành viên làm “thư kí” ghi
lại toàn bộ các ý kiến của nhóm đã thảo luận và nghĩ ra. Những ý này có thể
ghi vào một tờ giấy hoặc tốt hơn là ghi vào một bảng phụ để tiện cho việc
trình bày và sửa chữa trước lớp ở bước tiếp theo.
2.2. HOẠT ĐỘNG 2 : Thảo luận trước lớp cách giải quyết.
Sau khi các nhóm đã thảo luận xong, giáo viên nên dành thời gian cho
ít nhất một hoặc hai học sinh được đứng trước lớp trình bày cách giải quyết
Trang 4



của mình hoặc của nhóm mình vì hoạt động này giúp rèn luyện tính tự tin,
năng lực trình bày và diễn đạt sự việc cho trẻ. Nếu thời gian hạn chế không
cho phép đại diện của tất cả các nhóm trình bày thì giáo viên nên treo bảng
phụ của các nhóm này lên bảng. Trong khi các đại diện trình bày, giáo viên
yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó so sánh, trao đổi, thảo luận để nhận xét, bổ
sung ý kiến cho bạn và cho mình.
Ở hoạt động này, giáo viên nên hỗ trợ về mặt sư phạm. Điều đó có
nghĩa là giáo viên nêu lại cho rõ các ý mà học sinh đã nói. Học sinh nói đúng
thì giáo viên nêu lại cho rõ cái ý đúng ấy; học sinh nói sai thì giáo viên nêu
lại cho rõ cái ý sai ấy để cả lớp hiểu rõ các ý kiến của các “báo cáo viên”.
Đây là việc làm hết sức cần thiết vì học sinh thường trình bày các vấn đề
một cách lúng túng, lộn xộn, không rõ ràng, mạch lạc. Nếu thiếu sự yểm trợ
về mặt sư phạm này thì rất dễ xảy ra trường hợp “không ai hỏi ai nói
gì”.Giáo viên tuyệt đối không nên vội khẳng định là ý nào đúng, ý nào sai để
khuyến khích học sinh sáng tạo trong trao đổi, thảo luận để tự nhận ra ý sai,
ý đúng, ý hay
2.3. HOẠT ĐỘNG 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Đây chính là lúc mà giáo viên đưa ra sự hỗ trợ về mặt khoa học cho
học sinh. Giáo viên tổng kết thảo luận : nêu lại các cách làm của học sinh;
đánh giá đúng, sai, hay, chưa hay, sau đó chốt lại ý quan trọng.(ý này có thể
là một trong những ý kiến của học sinh hoặc nếu học sinh chưa đưa ra được
thì giáo viên đưa ra ý của mình, trọng tâm của bài học).
Nói chung, khi thực hiện phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, giáo viên có thể gặp một số khó khăn nhất định như học sinh không
quen, tốn thời gian, khó tổ chức và quản lý. Tuy nhiên, với cách tiến hành
như tôi đã trình bày ở trên, các khó khăn này sẽ được khắc phục và phương
pháp này chắc chắn phát huy hiệu quả tối ưu.
Trang 5



III. MỘT VÍ DỤ MINH HOẠ
TOÁN 4
DẠY BÀI : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
(Phần hình thành kiến thức mới)
BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ
a) GV nêu vấn đề : Gv trình chiếu hình bình hành ABCD, vẽ AH vuông
góc với DC. GV giới thiệu DC là đáy HBH; độ dài AH là chiều cao
của HBH.
b) Gv nêu vấn đề: Tính diện tích HBH đã cho.
c) HS thảo luận, nêu ý kiến.
d) GV dựa vào ý của HS để định hướng suy nghĩ :
-Hướng dẫn HS tính diện tích hình bình hành thông qua cách tính diện
tích hình chữ nhật.
-Cắt ghép hình để tạo thành hình chữ nhật.
BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Hoạt động 1 :
HS suy nghĩ theo hướng nêu trên, ghi tắt vào giấy các ý riêng của
mình. Sau đó các em cùng thảo luận trong nhóm đôi .
GV theo dõi , giúp đỡ các nhóm.
Hoạt động 2 :
a)Một số học sinh lên trình bày cách cắt ghép của mình.
- Gọi HS các nhóm trình bày cách cắt ghép để tạo thành hình chữ nhât.
- Các nhóm cùng chia sẻ ý kiến.
b) Thảo luận về các “phát hiện”
-GV hướng dẫn để HS nhận ra cách cắt ghép hợp lí nhất.
-Yêu cầu HS nhận xét về diện tích HBH và diện tích HCN vừa tạo
thành.
Trang 6



Hoạt động 3 :
a) GV tổng kết thảo luận thống nhất cách cắt ghép, cách thực hiện tính
diện tích hình bình hành (như SGK)
b) HS vận dụng nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Trong quá trình tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè, sách báo… tôi
đã thử áp dụng vào thực tế lớp học của mình
Qua thời gian thực nghiệm suốt học kỳ I đã có kết quả rõ rệt . Học sinh
tích cực chủ động học tập, thích tham gia các hoạt động trong đó HS đóng
vai trò trung tâm của hoạt động. Kết quả kiểm tra học kì 1 môn Toán và
Tiếng Việt đạt cao.
Môn

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

SL

SL

SL

TL

TL

Ghi

chú

TL

Toán
TV
C - PHẦN KẾT LUẬN
Phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là phương pháp dạy
học tích cực nhằm phát huy sự chủ động sáng tạo của người học. Với
phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức, thầy cô giáo chỉ
là người hướng dẫn và cung cấp thông tin. Vai trò của người thầy lúc này là
dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng cho người học. Để có thể là người
hướng dẫn, người cung cấp thông tin…các thầy cô giáo phải có hiểu biết sâu
sắc về những kiến thức cơ bản mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung
vốn kiến thức của mình thường xuyên.
Dưới sự hướng dẫn của thầy, người học phải tích cực hơn, tự giác hơn
trong việc tham gia giải quyết các vấn đề, vận dụng cũng như học hỏi kiến
thức mới, phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu nhất .
Trang 7


Tuy nhiên người học có thực sự trở thành trung tâm của việc dạy hay
không đòi hỏi sự cố gắng cả từ hai phía: thầy và trò. Và để có thể áp dụng
phương pháp trên vào thực tế giảng dạy các nhà trường cho có hiệu quả là
một vấn đề đáng quan tâm với một xã hội còn chịu nhiều ảnh hưởng của lối
học truyền thống như nước ta.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua
quá trình giảng dạy. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có
hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giảng dạy.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lệ Thủy ngày 1 tháng 4 năm 2016
Người viết
Hoàng Thị Diệu Vân
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG

CHỦ TỊCH HĐKH

ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM KHẢO

Trang 8


Trang 9



×