Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI THI cán bộ QUẢN lý GIỎI cấp TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.55 KB, 3 trang )

BÀI THI CBQL GIOỈ CẤP TỈNH (2)
Câu hỏi: Thực hiện đổi mới GDPT ở tiểu học, để đảm bảo yêu cầu các tiết dạy được nhẹ
nhàng, tự nhiên, có chất lượng, người GV phải thể hiện tốt vai trò là người " tổ chức-hướng
dẫn- điều hành," các hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Muốn có điều đó, là CBQL
tiểu học cần bồi dưỡng cho giáo viên.
BÀI LÀM
* Bước vào thế kỷ XXI cùng với sự bùng nổ của khoa học- công nghệ, sự phát triển
nhanh về kinh tế, xã hội và xu thế hội nhâp của thế giới, việc đổi mới nội dung, chương
trình, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các hoạt động dạy học. Phát triển giáo dục và đào
tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
CNH- HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo duc là lực lựợng nồng
cốt. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay, giáo dục và đào tạo phải có bước phát
triển mới để củng cố và nâng cao chất lựơng giáo dục toàn diện trong đó nâng cao chất lượng văn hóa là yếu tố hàng đầu trong tiến trình đào tạo con người mới của đất nước.
Đổi mới GDPT nói chung giáo dục tiểu học nói riêng là điều hết sức cần thiết cho
trước mắt và lâu dài...Giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên...
Giáo dục tiểu học đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội
và con người; có kỹ năng cơ bản nghe, đọc, viết và tính toán; có thúi quen rèn luyện thân
thể và giữ vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc....Kiến thức ở tiểu học là
những vấn đề cơ bản, cần thiết và đơn giản, gần gũi với cuộc sống thực của học sinh.Việc
học ở tiểu học là thông qua kiến thức phổ thông để phát triển kỹ năng cần thiết, cơ bản của
cuộc sống.
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, tập trung theo hướng cơ bản: Phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hình thành và phát triển khả năng tự học cho học
sinh; đảm bảo tính phù hợp đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực
quan; thực hiện dạy học tích hợp,... nhằm khơi dậy hứng thú học tập của học sinh.
Đảm bảo tính tích cực là coi trọng vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình nhận
thức. Học sinh thực sự được tham gia vào quá trình học tập, chủ động phát hiện kiến thức
qua tài liệu, đồ dùng học tập qua thực tế...dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.


Với tư cách người CBQL trường tiểu học cần bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện tốt các
vai trò trên.
1. Những kỹ năng cần bồi dưỡng để thể hiện được vai trò của người tổ chức:
- Hiệu trưởng cần bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng thiết kế các hoạt động của tiết học.( Từ
khâu soạn bài ) Phân chia bài thành các phần, mỗi phần ứng với mỗi hình thức hoạt động
của thầy và trò.( Theo nhóm bàn, tổ hoặc đối tường học sinh giỏi, khá, trung bình...).
Thành lập tổ nhóm trong lớp học theo từng tiết học cụ thể ( linh hoạt...). Tổ chức cho học
sinh ghi chép, thảo luận, trình bày các ý kiến của mình...làm sao cho các cá nhân đều được
trình bày, phát biểu, tham gia ý kiến và đưa ra những chứng kiến của mình trong thảo luận
và trình bày.


- Tạo ra không khí vui vẻ nhẹ nhàng, đề đạt các nguyện vọng của mình trong học tập.
- Thảo luận nhóm, quan sát, xử lý tình huống...tổ chức trũ chơi...linh hoạt phự hợp..
- Kỹ năng giao việc cho học sinh, đảm bảo rõ người rõ việc...Định rõ nội dung hoạt động
( nhiệm vụ) được giao cho nhóm lớn hay nhóm nhỏ hoặc cho cá nhân; Đồng thời định rừ
thời gian thực hiện cụng việc được giao và hướng cho học sinh đạt được yờu cầu đề ra.
- Kỹ năng tổ chức để học sinh được đỏnh giỏ kết quả thực hiện các nhiệm của nhau và từ
đú từng học sinh sẻ rút ra được bài học cho riêng mình.
2. Những kỹ năng cần bồi dưỡng để thể hiện vai trò người hướng dẫn :
Giáo viên với vai trò chủ đạo, giúp học sinh chủ động tiếp cận kiến thức mới một cách
tích cực...
- Bồi dưỡng Kỹ năng xác định những nội dung cần hướng dẫn tiếp sức; chỉ dẫn đến đâu là
vừa phải ( thụng qua vài gợi ý)...; cách hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp thông qua học
sinh giỏi, khá trong lớp, tạo không khí gần gủi, thân thiện để cùng nhau hợp tác thảo luận
đưa ra vấn đề đúng.
- Kỹ năng hướng dẫn cỏ biệt đối với một số học sinh yếu, kém trong lớp, tạo điều kiện để
cho học sinh yếu vươn lên trong học tập.
- Trên cơ sở vấn đề nêu ra, hướng dẫn học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, tổng hợp để
giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác...( sách, báo,

phim, ảnh...CNTT màn chiếu...). Giúp người học tự trang bị cho mình phần lý thuyết nhằm
có đủ kiến thức- kỹ năng để tiếp cận và giải quyết vấn đề nêu ra.
- Thông qua hoạt động nhóm, học sinh chia sẽ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành
các giả thiết gúp phần giải quyết vấn đề. Học sinh được rèn luyện thêm các khái niệm cần
thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức mới.
3. Những kỹ năng cần bồi dưỡng để thể hiện rõ vai trò là người điều hành:
Những kỹ năng định lượng thời gian, nhằm đảm bảo tiến độ của tiết học theo quy định,
khống quá tải, ôm đồm...( giáo án định rõ thời lượng từng hoạt động )
- Kỹ năng điều hành các thao tác của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ theo quy trình
công việc được giao.
- Kỹ năng đúng vai, xử lý tinh huống; hỏi và trả lời..trũ chơi học tập ( học mà chơi, chơi
mà học.
- Kỹ năng bao quát, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ của học sinh trong lớp.
- Kỹ năng đánh giá nhận xét ưu điểm để khắc phục và phát huy trong các tiết học, bài học
sau nhằm đạt được hiệu quả cao hơn tốt hơn.
Đối với dạy học, người giáo viên giỏi là những giáo viên có mục tiêu rõ ràng trong giáo
án; những người luôn có kế hoạch bài dạy nhằm cung cấp cho học sinh những ý tưởng rõ
ràng, tạo cơ hội để học sinh thực hành kỹ năng mới. Lớp học được tổ chức một cách khoa
học và hạn chế tối đa những yếu tố làm đứt quảng bài giảng: Tiết học làm sao được diễn ra:
Tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả; học mà chơi, chơi mà học.
* Để làm được những vấn đề nêu trên người Hiệu trưởng có một vai trò quan trọng, trong
nhà trường tiểu học, cho nên Hiệu trưởng phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện bản thân,
thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của ngành...
Đổi mới công tác, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tiếp tục thực hiện tốt các
cuộc vận động" Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";" Mỗi thầy giáo, cô


giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; Xây dựng trường học thân thiên, học
sinh tích cức; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao cho địa phương và xã
hội. Thực hiện thắng lợi chủ đề năm học: "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào

tạo"-" nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước."
Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về lĩnh vực
Giáo dục-Đào tạo, bản thân tôi cũng như BGH nhà trường cần triển khai Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội... trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; hoàn chỉnh
việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn
2011-2020 nhằm "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam " theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng để phát triển nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đưa nền giáo dục nước ta tiến kịp nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới; gúp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu Chiến lược
phát triển kinh tế -xã hội 2011-2020.
V. Đ.K.



×