Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

LÀM THẾ nào gây HỨNG THÚ học tập CHO học SINH TRONG học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.64 KB, 5 trang )

LÀM THẾ NÀO GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TRONG HỌC TẬP
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lí do chọn đề tài:
-Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức
còn thụ động.
-Thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động nhóm. Một vài học sinh
có biểu hiện ỷ lại vào các bạn trong nhóm. Chưa mạnh dạn bày tỏ
quan điểm, ý kiến cá nhân.
-Hoạt động trò chơi chưa đưa vào nhiều trong các hoạt động giảng
dạy.
-GV còn dạy theo lối mòn.

2.Phạm vi áp dụng:
Từ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những
biện pháp trên , tôi tin rằng kinh nghiệm này có thể áp dụng cho mọi lớp ở bậc tiểu học
từ lớp 1 đến lớp 5 .

II. PHẦN NỘI DUNG:
1.Thực trạng của nội dung nghiên cứu
Thực tế ở đây đã cho thấy điều đó : Có nhiều GV không ngừng say sưa tìm tòi
sáng tạo trong giảng dạy, đưa chất lượng ngày càng đi lên về mọi mặt, đáp ứng được với
nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì đổi mới; nhưng cũng thật đáng buồn vì còn có
một số ít GV còn coi nhẹ vấn đề này .Mặt khác chương trình các môn học ở trường tiểu
học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống song đối với học sinh tiểu
học là bậc học nền tảng. Đến trường là là một bước ngoặt lớn của các em, trong đó họat
động học là họat động chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được
bao nhiêu , vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tỉnh cảm
của mình còn quá ít . Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa-từ đồng nghĩa- từ đồng
âm .Hơn thế nữa các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ , chưa nắm được
các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó .Mặt khác


HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác ngôn
ngữ cần chính xác, rõ ràng đúng đắn và dễ hiểu , tránh làm cho người khác hiểu sai nội
dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt .
Qua thực tế giảng dạy dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại ,trường bạn ,tôi nhận
thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn có một số tồn
tại sau :
+GV truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm
còn máy móc ,rập khuôn và sơ sài , lấy ví dụ mà chưa hiểu được bản chất của nó .Chỉ
bó hẹp trong phạm vi SGK .Khi thoát khỏi phạm vi này thì HS hầu hết đều luống cuống
và nhầm lẫn .
+Khi thể hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi ,
còn lại đa số HS khác thụ động ngồi nghe rồi một số em khác có muốn nêu cách hiểu
của mình về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cũng sợ sai lệch, từ đó tạo nên
không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt , thiếu hứng thú không tạo được
hiệu quả trong giờ học .


+Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm hầu như
GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp
Phải chăng những tồn tại đó còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi GV tự dấu đi
những kiến thức tài năng sẵn có và những gì đã được học tập, lĩnh hội ở nhà trường sư
phạm rồi dần dần đánh mất . Đứng trước thực trạng như vậy và rút kinh nghiệm qua 5
năm dạy-học lớp 5, năm nay tôi có : “Một số kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân bịêt từ
nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa, từ đồng âm” .Nhằm giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn
giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm tạo nền tảng để các em học tốt
môn Tiếng Vịêt .Tuy là bước đầu nhưng tôi mạnh dạn nêu lên và mong được sự ủng hộ
quan tâm, đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi được hòan thiện hơn về kinh
nghiệm này .

2.Các giải pháp:

Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh tiểu học. Đây là lứa tuổi học sinh
chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng tri giác của các
em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt. Đặc biệt là hứng thú nhận
thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu
biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp vào
việc tổ chức học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy, để tổ chức hướng dẫn
thực hiện các hoạt động một cách gây hứng thú cho học sinh , theo tôi người giáo
viên cần:
- Đổi mới nhận thức của người thầy và học sinh .
- Đổi mới phương pháp dạy học .Tăng cường phương pháp trò chơi một
cách tích cực .
- Tổ chức nhiều hình thức dạy học .Tăng cường hiệu quả của hoạt động
trong nhóm .
- Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học .
- Tạo ra môi trường học tập công bằng,thân thiện ,hứng thú.
1/.Đổi mới nhận thức cuả người thầy và người học.
* Đối với người thầy :
- Phải nhận thức được việc “dạy thật” có nghĩa là dạy học không phải chạy theo thành
tích ,dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất . Phải dạy theo phân
hóa đối tượng học sinh.
Ví dụ : Dạy bài toán “Luyện tập chung “ SGK trang 43
Mục tiêu đặt ra cho từng đối tượng học sinh như sau :
+ HS giỏi – khá : Phải biết đọc ,viết ,so sánh số thập phân .Biết tính nhanh bằng cách
thuận tiện nhất -> HS làm cả 4 bài tập .
+ HS trung bình – yếu : Phải biết đọc ,viết ,so sánh số thập phân -> HS làm bài 1,2,3
( HS quá yếu thì chỉ cần đảm bảo 2 mục tiêu đọc ,viết số thập phân )
- Gv cần có sự chuẩn bị kĩ cả về giáo án và đồ dùng dạy học . Dự đoán trước những tình
huống cụ thể xảy ra ,và chuẩn bị sẵn một hệ thống câu hỏi gợi mở để hs dễ dàng tiếp thu
kiến thức .
Ví dụ: Dạy bài khoa học : Sự sinh sản của động vật

+ ĐDDH: tranh ảnh một số động vật .
+Hệ thống câu hỏi :
- Động vật được chia thành những giống nào ?
- Thế nào là sự thụ tinh ở động vật ?
- Hợp tử phát triển thành gì ?
- Động vật có những cách sinh sản nào ?...


- GV cần phải linh động trong việc giảng dạy . Và với hình thức khoán chương trình cho
GV , GV được chủ động đưa ra kế hoạch giảng dạy,nhưng vẫn đảm bảo dạy đủ,dạy
đúng kiến thức theo chương trình tiểu học.Biết tích hợp lồng ghép kiến thức một cách
hiệu quả
Ví dụ:Dạy bài:“Nhân một số thập phân với một số tự nhiên”và bài“Nhân một số thập
phân với một số thập phân“.GV có thể dạy gộp thành một bài“Phép nhân số thập
phân”(vì hai bài này hoàn toàn giống nhau về quy tắc nhân )
- Gv sẽ nêu bài toán 1: về phép nhân1số thập phân cho một số tự nhiên->HS thảo luận
tìm cách giải và tự nhận xét rút ra quy tắc nhân.
- GV nêu bài toán 2: về phép nhân số thập phân với 1 số thập phân -> Trên cở sở cách
nhân ở bài toán 1 HS dễ dàng nêu được cách nhân cho bài toán 2
- Gv chốt :Phép nhân với số thập phân có 2 bước :
Bước 1: thực hiện nhân như nhân số tự nhiên .
Bước 2: đếm tất cả các chữ số ở phần thập phân của tất cả các
thừa số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái .
+ Biết thoát ly sách giáo khoa .
Ví dụ : Dạy bài ôn tập các phép tính với phân số .
Gv cho học sinh làm bài tập với bảng phép tính ( GV phát cho mỗi cá nhân ) làm việc
trong nhóm 4 , HS lần lượt đổ xúc xắc 2 lần để có 2 phân số ngẫu nhiên và điền vào
bảng phép tính rồi thực hiện phép tính với phân số đó .
Hoặc GV tự đưa ra những phép tính về phân số ngoài SGK cho HS làm .
* Đối với học sinh :

- Phải nhận thức được việc “ học thật “ nghĩa là phải nhận ra tầm quan trọng ở mỗi môn
học là như nhau ,không nghĩ rằng có môn chính , môn phụ . Phải có sự chuẩn bị bài vở
trước khi đến lớp ,biết sưu tầm những hình ảnh ,tư liệu có liên quan đến bài học do giáo
viên yêu cầu .
Ví dụ : Ở bài Đạo dức : Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc . HS cần sưu tầm những bài báo
,hình ảnh liên quan đến Liên Hợp Quốc .
2/.Đổi mới phương pháp dạy học:
- Không có một phương pháp nào là tối ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy học hiện
đại: thảo luận, động não, đóng vai… Người thầy cần phát huy những phương pháp dạy
học truyền thống: quan sát, hỏi đáp, thực hành, thí nghiệm, thuyết minh…
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm , phát huy tính tích cực của học sinh .
Ví dụ : Dạy HS cách nhân một số thập phân với một số một số tự nhiên .
- Bài toán :Một tấm vải dài 2,1 mét .Hỏi 3 tấm vải như thế dài bao nhiêu mét ?
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải và HS dễ dàng tìm được
cách giải như sau :
Đổi 2,1 m = 21 dm
Ba tấm vải dài là : 21 x 3 = 63 dm = 6,3 m
- Như vậy : 2,1 x 3 có kết quả là 6,3 và được đặt tính dọc như sau :
2,1
x
3
6,3
- HS nhận xét và rút ra quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên .
-Tăng cường phương pháp trò chơi một cách tích cực( trò chơi ô, đô-mi-nô, trúc xanh
,bin-gô …).
Ví dụ : Dạy bài đạo đức :Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đường đến Liên Hợp Quốc “( giống trò chơi ô )


-Cách chơi : HS chơi theo nhóm 4 .Đổ xúc xắc ra mặt xanh thì được đi đến một

chấm tròn trên bảng trò chơi và bốc một thẻ câu hỏi để trả lời .Nếu đổ ra mặt đỏ thì
đứng yên một chỗ .
3/.Tổ chức nhiều hình thức học tập:
- Có nhiều hình thức tổ chức học tập như cá nhân, lớp, nhóm. ,Tùy theo từng mục tiêu
cần đạt được mà GV lựa chọn , phối hợp một cách hợp lí các hình thức học tập .
-Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm ( nhóm 2,3,4, nói chuyện tay đôi ,nói
chuyện tay ba …)để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc. Tuy nhiên, không phải lúc nào
học tập nhóm cũng là tốt. Chúng ta chỉ nên cho học sinh làm việc nhóm khi câu hỏi đặt
ra khá rộng , khó, cần sự góp ý của nhiều người thì làm việc nhóm mới thật cần thiết và
đạt hiệu quả.
Ví dụ: Dạy bài khoa học : Sự sinh sản của ếch.GV có thể tổ chức cho HS thảo luận
nhóm 4 để vẽ sơ đồ thể hiện chu trình sinh sản của ếch
-Tạo nhóm ngẫu nhiên.
Ví dụ :Dạy bài ôn tập số tự nhiên , phân số , số thập phân. GV có thể phát cho mỗi em
một thẻ số (Thẻ phân số ,thẻ số thập phân , thẻ số tự nhiên ) yêu cầu HS di chuyển đến
nhóm có thẻ cùng dạng số .
-Tổ chức hình thức di chuyển trạm ( 3 đi một ở lại , di chuyển tự do ..)để HS được học
tập thêm từ các nhóm khác .
Ví dụ : Dạy bài đạo dức : Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 2) . Sau khi HS được làm
việc nhóm trưng bày những hình ảnh , tư liệu về Liên Hợp Quốc sưu tầm được vào bảng
nhóm . Gv tổ chức cho HS 3 đi 1 ở lại để học tập thêm từ nhóm khác .Bạn mang thẻ
màu đỏ sẽ ở lại giới thiệu thông tin ,hình ảnh sưu tầm của nhóm mình cho các bạn nhóm
khác nghe . Ba bạn mang thẻ ( trắng , vàng , xanh ) di chuyển sang trạm khác để học tập
thông tin mới rồi trở về nhóm kể cho bạn ở lại nghe .
4/. Phát huy tối đa hiệu quả cuả đồ dùng dạy học.
-Bên cạnh những lời giảng giải cuả giáo viên thì đồ dùng trực quan cũng là một phương
tiện hỗ trợ hiệu quả giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức . Đồ dùng trực quan phải đảm
bảo tính khoa học ,tính thẫm mĩ và tính sư phạm thì mới hấp dẫn và mang tính hiệu
quả .
Ví dụ : Dạy bài “ Phòng bệnh Sốt xuất huyết “

HS được xem một đoạn phim thời sự về thông tin người bệnh sốt xuất huyết và biện
pháp phòng bệnh sốt xuất huyết .
Lưu ý : Không nên quá lạm dụng vào đồ dùng dạy học , sử dụng phải đúng lúc , đúng
nơi , đúng chỗ , dùng xong GV nên cất ngay để tránh gây mất tập trung cho các em.
5/.Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện., hứng thú
-Thường xuyên khen HS để trẻ tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi .Tránh chê bai
hay dùng đòn roi khiến trẻ sợ hãi , căng thẳng dẫn đến chán học .
-Gây hứng thú học tập ngay từ thời điểm bắt đầu tiết học .
Ví dụ: Giới thiệu bài sự sinh sản của ếch như sau :
- Cho HS hát bài “Chú ếch con “
- Tổ chức cho HS thi “ Bắt chước tiếng ếch kêu “
- Hỏi : Bạn có biết ếch thường kêu vào mùa nào không ?( Đầu mùa hạ ếch
đực thường cất tiếng gọi ếch cái đến để giao phối ) -> Tìm hiểu bài sự sinh sản của ếch
.
-Tạo không gian lớp học tích cực , sạch sẽ , thoáng mát ,đẹp,
Ví dụ : Sau khi dạy bài sự sinh sản của thú .GV có thể tập hợp hết những bảng dán hình
ảnh động vật sưu tầm của hs vào một bảng lớn có phân loại động vật sinh sản bằng


cách đẻ con ,động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng và treo ở góc học tập của lớp nhờ đó
hs sẽ luôn nhớ bài học mỗi lần nhìn vào góc học tập và lớp học sẽ thêm đẹp .
-Thỉnh thoảng thay đổi không gian học tập .
Ví dụ : + Xếp lại bàn ghế theo hình chữ U rất thuận lợi cho việc học tập theo nhóm 4
+ Học ở sân trường vào tiết sinh hoạt tập thể khi giáo dục cho HS ý thức giữ gìn
vệ sinh trường lớp .
+ Học ở hội trường vào những tiết dạy Power point

IV. Kết quả áp dụng :
Trong năm học này tôi đã áp dụng những điều trên vào việc giảng dạy những môn mà
tôi phụ trách ( toán , khoa , đạo đức , kĩ thuật ) và đã thu được một số kết quả :

- HS hứng thú hơn trong học tập .
- HS ngày càng mạnh dạn và tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi .
- HS làm việc nhóm có hiệu quả hơn .
Dưới đây là kết quả của năm học 2012-2013 đối với 3 môn tôi giảng dạy :
- Môn Kĩ thuật 100 % HS hoàn thành .
- Môn Toán và Tiếng Việt như sau:
Môn
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
Đầu năm
Toán
Tiếng Việt
Giữa HKI Toán
Tiếng Việt
Cuối HKI Toán
Tiếng Việt
Giữa HKII Toán
Tiếng Việt
Cuối HKII Toán
Tiếng Việt

III. PHẦN KẾT LUẬN:
a) Mặt tích cực:
- GV đi sâu nghiên cứu kĩ môn mình giảng dạy .
- Vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực .
- Phát huy được tính chủ động của HS, gây được hứng thú học tập cho HS .
b) Hạn chế :
- Đòi hỏi GV phải có sự say mê môn mình giảng dạy .
- Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu , đoạn phim phục vụ giảng dạy.

Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được .Tôi
nghĩ rằng việc gây hứng thú học tập cho học sinh đó là điều mà mọi giáo viên đứng lớp
điều quan tâm.Và tôi tin chắc rằng với cái tâm của một nhà giáo ,với lòng yêu nghề
mến trẻ thực sự thì giáo viên chúng ta sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh và đó
sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người .
Kiến Giang , ngày 10 tháng 5 năm 2013
Người viết
Đỗ Thị Minh Ái



×