Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Làm thế nào gây hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.97 KB, 12 trang )



Làm thế nào gây hứng thú học tập
cho học sinh
I.Đặt vấn đề:
- Năm học 2007 – 2008, quận chúng ta đi vào phương thức giảng
dạy chuyên sâu. Và tôi được phân công giảng dạy bốn môn: Toán, Khoa
học, Đạo đức, Kĩ thuật. Vậy làm sao để học sinh yêu thích bộ môn tôi
dạy? Đó là điều làm tôi băn khoăn, trăn trở.
- Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không
thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt
được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ
không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho
học sinh của người thầy, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú
học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng,sinh động. Học sinh
tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Đó là điều làm tôi
phải suy nghĩ để “Làm thế nào gây hứng thú học tập cho học sinh” và tôi
đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
II.Lí do chọn đề tài:
-Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến
thức
còn thụ động.


-Thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động nhóm. Một vài học
sinh
có biểu hiện ỷ lại vào các bạn trong nhóm. Chưa mạnh dạn bày tỏ
quan điểm, ý kiến cá nhân.
-Hoạt động trò chơi chưa đưa vào nhiều trong các hoạt động giảng
dạy.
-GV còn dạy theo lối mòn.


III.Biện pháp giải quyết:
Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh tiểu học. Đây
là lứa tuổi học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học
tập, khả năng tri giác của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và
phát triển rõ rệt. Đặc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế
giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết. Tuy nhiên
sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp vào việc
tổ chức học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy, để tổ chức
hướng dẫn thực hiện các hoạt động một cách gây hứng thú cho học sinh ,
theo tôi người giáo viên cần:
- Đổi mới nhận thức của người thầy và học sinh .
- Đổi mới phương pháp dạy học .Tăng cường
phương pháp trò chơi một cách tích cực .


- Tổ chức nhiều hình thức dạy học .Tăng cường hiệu
quả của hoạt động trong nhóm .
- Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học .
- Tạo ra môi trường học tập công bằng,thân thiện
,hứng thú.
1/.Đổi mới nhận thức cuả người thầy và người học.
* Đối với người thầy :
- Phải nhận thức được việc “dạy thật” có nghĩa là dạy học không phải
chạy theo thành tích ,dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả
nhất . Phải dạy theo phân hóa đối tượng học sinh.
Ví dụ : Dạy bài toán “Luyện tập chung “ SGK trang 43
Mục tiêu đặt ra cho từng đối tượng học sinh như sau :
+ HS giỏi – khá : Phải biết đọc ,viết ,so sánh số thập phân .Biết tính
nhanh bằng cách thuận tiện nhất -> HS làm cả 4 bài tập .
+ HS trung bình – yếu : Phải biết đọc ,viết ,so sánh số thập phân ->

HS làm bài 1,2,3
( HS quá yếu thì chỉ cần đảm bảo 2 mục tiêu đọc ,viết số thập phân )
- Gv cần có sự chuẩn bị kĩ cả về giáo án và đồ dùng dạy học . Dự
đoán trước những tình huống cụ thể xảy ra ,và chuẩn bị sẵn một hệ thống
câu hỏi gợi mở để hs dễ dàng tiếp thu kiến thức .


Ví dụ: Dạy bài khoa học : Sự sinh sản của động vật
+ ĐDDH: tranh ảnh một số động vật .
+Hệ thống câu hỏi :
- Động vật được chia thành những giống nào ?
- Thế nào là sự thụ tinh ở động vật ?
- Hợp tử phát triển thành gì ?
- Động vật có những cách sinh sản nào ?...
- GV cần phải linh động trong việc giảng dạy . Và với hình thức
khoán chương trình cho GV , GV được chủ động đưa ra kế hoạch giảng
dạy,nhưng vẫn đảm bảo dạy đủ,dạy đúng kiến thức theo chương trình tiểu
học.Biết tích hợp lồng ghép kiến thức một cách hiệu quả
Ví dụ:Dạy bài:“Nhân một số thập phân với một số tự nhiên”và
bài“Nhân một số thập phân với một số thập phân“.GV có thể dạy gộp thành
một bài“Phép nhân số thập phân”(vì hai bài này hoàn toàn giống nhau về
quy tắc nhân )
- Gv sẽ nêu bài toán 1: về phép nhân1số thập phân
cho một số tự nhiên->HS thảo luận tìm cách giải và tự nhận xét
rút ra quy tắc nhân.
- GV nêu bài toán 2: về phép nhân số thập phân với
1 số thập phân -> Trên cở sở cách nhân ở bài toán 1 HS dễ dàng
nêu được cách nhân cho bài toán 2



- Gv chốt :Phép nhân với số thập phân có 2 bước :
Bước 1: thực hiện nhân như nhân số tự nhiên .
Bước 2: đếm tất cả các chữ số ở phần thập phân
của tất cả các thừa số rồi
dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái .
+ Biết thoát ly sách giáo khoa .
Ví dụ : Dạy bài ôn tập các phép tính với phân số .
Gv cho học sinh làm bài tập với bảng phép tính ( GV phát cho mỗi cá
nhân ) làm việc trong nhóm 4 , HS lần lượt đổ xúc xắc 2 lần để có 2 phân
số ngẫu nhiên và điền vào bảng phép tính rồi thực hiện phép tính với phân số
đó .
Hoặc GV tự đưa ra những phép tính về phân số ngoài SGK cho HS
làm .
* Đối với học sinh :
- Phải nhận thức được việc “ học thật “ nghĩa là phải nhận ra tầm quan
trọng ở mỗi môn học là như nhau ,không nghĩ rằng có môn chính , môn phụ
. Phải có sự chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp ,biết sưu tầm những hình ảnh
,tư liệu có liên quan đến bài học do giáo viên yêu cầu .
Ví dụ : Ở bài Đạo dức : Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc . HS cần sưu tầm
những bài báo ,hình ảnh liên quan đến Liên Hợp Quốc .
2/.Đổi mới phương pháp dạy học:

×