Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

“Một số giải pháp nhằm giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.02 KB, 28 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phẩm chất là một mặt quan trọng của nhân cách, là “gốc” của con người.
Hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan
trọng của nhà trường nói chung và ở trường tiểu học nói riêng nhằm xây dựng ý
thức đạo đức (tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức), bồi dưỡng tình cảm đạo đức là
hình thành những hành vi, thói quen phẩm chất đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở
đó, hình thành cho cac em những phẩm chất quan trọng của người công dân Việt
Nam.
Hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức quan hệ chặt chẽ với các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện,
là cơ hội để học sinh thực hành các chuẩn mức hành vi đạo đức đã học, củng cố và
bổ sung nhận thức, tình cảm, niềm tin về các chuẩn mực hành vi đạo đức cho học
sinh.
Với công cuộc đổi mới đất nước, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển
sang kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhiều thành tựu đáng
mừng. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường các nhà kinh doanh đã lấy lợi
nhuận làm mục đích tối đa cho nên nó đã tác động sâu sắc đến đời sống xã hội. Đặc
biệt thấy rõ là sự suy thoái về đạo đức, lối sống, sống ỷ lại và vị kỉ cá nhân. Trong
nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đã có sự quan tâm đáng kể nhưng
vẫn còn một số biểu hiện của học sinh chưa chăm ngoan. Không ít gia đình lao vào
làm ăn kinh tế không chú ý đến giáo dục đạo đức và những giá trị nhân văn cho con
em hoặc giáo dục theo phương pháp sai lệch. Đó là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự sa sút về đạo đức của thế hệ trẻ nói chung và học sinh Tiểu học nói
riêng.
Phấm chất đạo đức của học sinh tiểu học được quy định tại Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 quy định rõ tại Điều 9 như sau:
Một là, chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học
đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn,
thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham
gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở


1


trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ
gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;
Hai là, Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm
vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách
nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn
sàng nhận lỗi khi làm sai;
Ba là, Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói
dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm
túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của
công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;
Bốn là, Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương,
đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn
thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể,
hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự
hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương;
thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
Hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh thông qua những hoạt động
ngoài giờ lên lớp là vấn đề tôi quan tâm thực hiện đã đạt được những kết quả nhất
định. Vì những lí do trên nên tôi đã chọn nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm
giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đề tài nghiên cứu thực trạng việc hình thành và phát triển phẩm chất học
sinh trong trường tiểu học.
2. Đề tài tập trung đề xuất một số giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất
đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên đề tài này chỉ đề cập đến
Một số giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Tiểu học ở
trường tiểu học tôi công tác thông qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2


2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giải pháp nhằm hình thành và phát triển
phẩm chất cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại một
trường tiểu học thuộc xã khó khăn trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
V. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đề ra một số giải pháp nhằm hình thành và phát triển phẩm chất cho
học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giải pháp mang tính
thực tiễn và đã áp dụng hiệu quả tại đơn vị tôi công tác. Đề tài tập hợp được hệ
thống giải pháp được áp dụng lần đầu trên địa bàn huyện phù hợp với Thông tư
đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NHẰM HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT
HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trường tôi đóng trên địa bàn xã thuộc phía Nam của huyện, nằm ở ven
đường quốc lộ 1A, phần đa dân còn nghèo, rải rác trên chiều dài trên 12 km. Nhân
dân vốn thuần tuý từ trước nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường nhân dân trong

xã đã có nhiều chuyển biến. Có nhiều hộ gia đình bỏ nghề làm ruộng, chăn nuôi
chuyển sang buôn bán; kinh tế có khá giả hơn nhưng cũng chính vì thế mà một bộ
phận có nguy cơ sa sút về phẩm chất đạo đức, xuất hiện các tệ nạn xã hội.
1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học tôi đang công tác với bề dày xây dựng và trưởng thành đã từ
lâu. Nhà trường với đội ngũ tay nghề vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao.
Trường được sự quan tâm tận tình của các cấp, các ngành và của toàn dân.
Hoạt động Ngoài giờ lên lớp trong trường học được các cấp chính quyền, các
đoàn thể và đặc biệt được nhà trường quan tâm.
Thường năm Hội động Đội huyện đã xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại Hoạt
động ngoài giờ lên lớp trong năm học, trong đó đưa tiêu chí giáo dục đạo đức là
một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá.
Hoạt động Đội-Sao nhi đồng trong những năm qua đã đi vào nền nếp và có
nhiều thành tích được các cấp bộ Đoàn, Đội ghi nhận.
Giáo viên tổng phụ trách Đội được đào tạo chính quy có nghiệp vụ công tác
Đội cũng như tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiều kinh nghiệm.
Đội ngũ anh chị phụ trách Đội trẻ, nhiệt tình, năng nổ quan tâm đến giáo dục
thế hệ trẻ.
Năm học 2014 - 2015, trường có 21 Chi đội và lớp nhi đồng với 603 Đội viên
nhi đồng. Các em hầu hết là con em nhân dân lao động ở địa phương xã cũng
như nhiều trường khác, đó là một tập thể nam nữ Thiếu niên Nhi đồng sôi nổi
hiếu động.

4


2. Một số khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi việc giáo dục phẩm chất đạo đức trong trường tiểu học
tôi đang công tác còn gặp một số khó khăn:
Một số học sinh cá biệt, chưa ngoan còn vi phạm nội quy nội quy nhà

trường. Một số em kết quả học tập nhìn chung tất cả các môn, các kĩ năng đều có
học sinh yếu. Nếu đối chiếu với yêu cầu mới hiện nay đòi hỏi chất lượng ngày
càng nâng cao thì chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Tình trạng học hời hợt, không
chú ý nghe giảng, không làm bài tập ở nhà là khá phổ biến. Ý thức chấp hành kỷ
luật, nội quy của lớp và của nhà trường chưa tốt vẫn còn ở rải rác các lớp. Hiện
tượng lấy cắp đồ dùng học tập của bạn vẫn diễn ra hằng ngày… Ngoài thời gian
học tập và rèn luyện ở trường, các em còn phải lao động giúp đỡ gia đình như
chăn trâu, kiếm củi,…Đã phải lam lũ lao động vất vả, phương pháp học tập, rèn
luyện còn lung túng, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành và giáo dục con cái
nên chất lượng giáo dục thật đáng lo ngại. tình hình này thôi thúc nhà trường
phải tập trung suy nghĩ cải tiến cách dạy, cách giáo dục học sinh phát triển toàn
diện đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.
Một số anh chị phụ trách Chi đội trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc tổ
chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trường tôi đóng trên địa bàn trải dài, có quốc lộ 1A chạy qua, là điểm có
nguy cơ nhiều tệ nạn xã hội thâm nhập học đường như ma túy, tai nạn giao
thông, trò chơi trực tuyến, văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet,..
3. Nguyên nhân:
Qua điều tra tôi thấy nhìn chung các em đều tốt, đều mong muốn xây dựng
lớp mình thành lớp tốt. Riêng một số em có biểu hiện sai về mặt đạo đức đều rơi
vào những em có học lực yếu; Số còn lại là do những yếu tố ảnh hưởng bởi những
tác động xấu, chưa có ý thức tiếp thu một cách có chọn lọc.
Hơn nữa học sinh tiểu học trong độ tuổi rất hiếu động, còn thích ham chơi, ý
thức định hướng chưa rõ ràng. Sự thiếu quan tâm từ phía gia đình, do cha mẹ các
em quá bận rộn lo công việc không có điều kiện thời gian để chăm sóc con cái.

5


Tình cảm gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến các em như cha mẹ bỏ nhau,

cha mẹ không hòa thuận khiến các em thiếu thốn tình yêu thương, nghe lời rủ rê
của những kẻ xấu, xa lánh những người bạn tốt từ đó trở nên hư hỏng.
Một số em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như
các bạn bè khác trong lớp mà không vượt lên được hoàn cảnh sinh ra tự ty, co mình
lại, không chịu nhận sự giúp đỡ từ phía bạn bè và nhà trường. Những em này
thường có biểu hiện rất đa dạng, có thể xếp thành mấy nhóm như sau:
*Ở trường:
- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chây lười trong học tập, lao động; Học bài,
làm bài không đầy đủ, quay cóp bài khi làm bài kiểm tra; Ăn mặc lôi thôi bẩn thỉu,
không tuân thủ theo quy định chung của trường.
- Thiếu lễ phép với thầy cô giáo; lừa dối thầy cô giáo
- Phá phách tài sản của nhà trường, của bạn; gây gổ đánh nhau với bạn bè
trong lớp, trong trường, dọa nạt cán bộ lớp, nói tục, chửi bậy, ăn cắp vặt, …
*Ở ngoài trường:
- Thiếu lễ phép với cha mẹ, người lớn.
- Không làm bài tập khi thầy cô giáo ra bài về nhà vào những ngày nghỉ.
- Không tham gia các hoạt động tập trung do Hội đồng Đội xã tổ chức.
Trăn trở trước tình đó, bản thân tôi là một GV-TPT Đội càng thấy rõ trọng
trách giáo dục để học sinh có thói quen và hành vi đạo đức, cách ứng xử văn hóa
trong trường học.

6


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1. Giải pháp 1. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban
giám hiệu, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường trong việc hình thành phẩm
chất đạo đức cho học sinh.

Chi bộ Đảng là trung tâm chính trị, tập hợp các lực lượng quần chúng nhằm
thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước. Trong nhà trường, Chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện, đặc biệt chú trọng công
tác lãnh đạo tư tưởng, chính trị.
Chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện các tổ chức, đoàn thể và mặt hoạt động giáo
dục của nhà trường. Chi bộ trong nhà trường đưa ra chủ trường, đường lối lãnh đạo
nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dạy học cũng như giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
Với vai trò là giáo viên tổng phụ trách Đội, tôi tích cực tham mưu với cấp ủy
Đảng đưa mực tiêu phấn đấu của liên đội vào Nghị quyết của Chi bộ hàng năm.
Nhất là các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh ngày
càng chăm ngoan. Thông qua Chi bộ Đảng phân công trách nhiệm cho từng đảng
viên phụ trách Đoàn Thanh niên, phụ trách Liên đội tổ chức các hoạt động nhằm
phấn đấu đạt mực tiêu chi bộ đề ra.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức gần Đảng nhất, là lực lượng đông đảo,
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, là lực lượng nồng cốt trong
các phong trào thanh niên, là lực lượng trực tiếp dìu dắt tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh phấn đấu trưởng thành. Với vai trò thành viên của Ban chấp hành chi đoàn,
ban thân tôi tham mưu tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt
động ngoại khóa.
Thông qua Chi đoàn trường tổ chức cho Liên đội các hoạt động thể dục - thể
thao, tham quan du lịch, sinh hoạt câu lạc bộ.
Các hoạt động mà Đoàn đã chỉ đạo tổ chức như: Tập luyện khai giảng, tổ chức đêm
hội Trung thu, chỉ đạo tổ chức Đại hội liên đội, tổ chức cắm trại nhân ngày kỉ niệm
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nói chuyện truyền thống về sinh nhật Đoàn, tổ
chức ngày thành lập Đội 15/5; tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống nhân
ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4...
7



Thông qua Ban giám hiệu, GV-TPT Đội đã tích cực tham mưu phân công
giáo viên phụ trách từng chi đội-Sao Nhi đồng, ban hành quy chế thi đua (đưa tiêu
chí hoạt đông ngoài giờ lên lớp và thi đua của giáo viên và thi đua từng lớp). Tham
mưu Ban giám hiệu bố trí giáo viên trực tuần theo dõi việc thực hiện nội quy
trường học của học sinh như công tác vệ sinh phong quang, trang phục Đội viên,
thực hiện nếp sống văn minh trong trường học.
2. Giải pháp 2. Xây dựng kế hoạch hóa trong công tác quản lí giáo dục
phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, bất cứ một hoạt động
nào muốn đạt được mục tiêu đã định thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động.
Trên cơ sở phân tích thực trạng những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm
năng và những khả năng cần có để xác định rõ mục tiêu nội dung hoạt động và các
biện pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn.
Đối với GV-TPT Đội cần đầu tư xây dựng kế hoạch hoạt động Liên đội. Kế
hoạch hoạt động Liên đội cần tranh thủ văn bản chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện,
căn cứ và tình hình thực tế của liên đội tôi đang chỉ đạo. Kế hoạch của liên đội phải
có sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường và Hội động Đội xã, Chi đoàn trường và tập
thể anh chị phụ trách. Kế hoạch hoạt động của liên đội phải được tập thể thảo luận
nhất trí của tập thể đội viên thông qua đại hội liên đội đầu năm.
Trong kế hoạch hoạt động liên đội: xác định được chủ đề năm học, trọng tâm
công tác, đề ra được mục tiêu (mục tiêu của kế hoạch phải sát đúng, đòi hỏi có sự
cố gắng mới đạt được); kế hoạch hoạt động Đội có được hệ thống giải pháp phù
hợp với từng nội dung, chương trình hoạt động. Nội dung các hoạt động ngoài
giwof lên lớp phải đa dạng, phong phú có tính mới tranh sự lặp lại.
Kế hoạch cần phải huy động được các nguồn lực để thực hiện như: Tổ chức
thực hiện (nhân lực), huy động kinh phí tổ chức các hoạt động (lài lực), huy động
CSVC để tổ chức (vật lực).
Kế hoạch phải xây dựng được lịch trình công tác theo từng tháng, tuần và
các đợt thi đua cao điểm trong năm.
3. Giải pháp 3. Tổ chức hiệu quả và triển khai thực hiện kế hoạch thông

qua các hoạt động chủ đề, chủ điểm, tháng, tuần.

8


Hoạt động Ngoài giờ lên lớp cần tổ chức các hoạt động một cách tránh tràn
lan; tổ chức các hoạt động một cách trọng tâm, trọng điểm theo từng tháng, từng
đợt.
Năm học 2014- 2015 là năm Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn
huyện lần thứ XX, Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XIV và Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ X; Chào mừng thành công Đại hội Hội liên hiệp thanh niên các cấp
tiến tới Đại hội Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ V,
Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ VII; Căn cứ chương trình công
tác Đội và phong trào Thiếu nhi của Hội đồng Đội huyện Lệ Thủy và chủ đề năm
học, nhà trường đã tổ chức các hoạt động theo các chủ điểm như sau:
3.1. Tháng tám:
Nhận chuyển giao Đội viên, nhi đồng giữa địa phương với nhà trường: Đây
là một hoạt động tạo ra tính liên tục không có sự buông lỏng để giáo dục học sinh
trong những ngày nghỉ hè. Hoạt động này tạo ra quy trình giáo dục khép kín nhà
trường - gia đình - xã hội.
Tổ chức lao động vệ sinh phong quang trường lớp sạch đẹp.
3.2. Tháng chín: "Chào năm học mới – Vui bước đến trường".
3.2.1 Với chủ điểm tháng này Nhà trường đã chỉ đạo tổ chức những hoạt
động như sau:
- Cổ động tuyên truyền phổ cập Giáo dục Tiểu học.
- Khai giảng năm học mới.
- Đón học sinh lớp 1.
- Thực hiện tích cực cuộc vận động"Giúp bạn đến trường - Hướng tới tương
lai''.
- Tổ chức vui Tết Trung thu cho Thiếu niên - Nhi đồng.

- Thực hiện tháng ATGT, triển khai kiểm tra chuyên hiệu ATGT.
3.2.2 Kết quả tác dụng
Phong trào cổ động tuyên truyền Luật phổ cập giáo dục Tiểu học rộng khắp
toàn thể học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 với toàn thể cán bộ giáo viên tham gia.
Hoạt động này nhằm làm cho phụ huynh, nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng,
trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện luật của mọi người, mọi nhà góp phần huy động
hết học sinh đúng độ tuổi vào lớp 1. Nhờ hoạt động này mà nhà trường đã thu hút
100% trẻ 6 tuổi đến trường.
9


Các hoạt động khai giảng năm học mới, đón học sinh lớp 1 đã tạo nên sự hào
hứng, xây dựng nên động cơ tốt cho một năm học trong mỗi học sinh. Đối với học
sinh lớp 1 được đón vào trường một cách trang trọng, vui nhộn, tự nhiên. Điều này
sẽ làm mất đi tâm lý sợ sệt, lo âu khi buổi đầu cắp sách đến trường và tạo đà cho
các em học tập tốt hơn. Hơn nữa, đây còn là một kỉ niệm sâu sắc trong tiềm thức
của các em trong lần đầu tiên bước tới mái trường Tiểu học, các em sẽ mãi mãi ghi
nhớ kỉ niệm sâu sắc này.
Hưởng ứng tích cực cuộc vận động"Giúp bạn đến trường - Hướng tới tương
lai", trong ngày khai giảng Liên đội đã phát động và thu được 2.560 000 đồng quỹ
vì bạn nghèo, 1.560 000 đồng quỹ giúp đỡ các bạn vùng sâu vùng xa. Liên đội đã
tặng 21 suất quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhân dip này vói trị gia
100.000 đồng/ suất.
Nhà trường đã phối hợp với Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm để
tổ chức vui Tết Trung thu cho các em. Đây là việc làm rất bổ ích, giúp cho các em
nhận thức được: ''Mỗi ngày đến trường là một niềm vui''.
Các Chi đội và lớp Nhi đồng đã cam kết với phụ huynh về việc đưa đón con
em trong khi thời tiết xấu và trong những ngày mưa bão.
3.3. Tháng mười “Chăm ngoan học giỏi – ươm ước mơ xanh": Đây là chủ
điểm lớn sau khai giảng năm học mới. Nhiệm vụ của Đội, sao Nhi đồng và nhà

trường là ổn định cơ cấu lớp học nhằm tạo ra động cơ, kế hoạch học tập tốt thông
qua nghị quyết đại hội Liên đội
3.3.1: Các hình thức tổ chức hoạt động:
- Tổ chức Đại hội Liên đội.
- Sơ kết thi đua đợt 1, phát động thi đua đợt 2 (từ 16/10 đến 20/11/2014).
- Đẩy mạnh các hoạt động TDTT, chuẩn bị tốt cho HKPĐ cấp trường, chuẩn
bị tôt để tham gia cấp cụm, huyện.
- Tổ chức ủng hộ khăn quàng đỏ cho đội viên tỉnh Khăm Muộn – Lào.
- Triển khai, thực hiện kế hoạch Liên ngành phong trào “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
3.3.2: Kết quả, tác dụng:
Các lớp đã nhanh chóng đi vào ổn định cơ cấu tổ chức và đã lập xong hồ sơ
sổ sách, chương trình hoạt động chi tiết, cụ thể. Các lớp có bộ hồ sơ tốt, hình thức
đẹp đó là: 5A, 5B, 4B, 4C, 3B, 3C.
10


Những hoạt động trên có tác dụng giáo dục học sinh cả về ý thức học tập,
hoạt động lẫn đạo đức, tác phong của người học sinh, giúp các em có định hướng
học tập, thi đua trong từng giai đoạn và cả năm học.
3.4.Tháng 11: “ Ngàn hoa điểm tốt kính dâng thầy, cô giáo”
3.4.1 Hoạt động này bắt đầu từ 20/10 đến 20/11 với yêu cầu sau:
- Học sinh nhận thức được sự trưởng thành của các em hôm nay là nhờ công
ơn thầy, cô giáo.
- Giáo dục cho học sinh truyền thống “Tôn sự trọng đạo” các em thực sự biết
ơn và kính trọng thầy, cô giáo.
- Các em thể hiện lòng kính yêu và biết ơn thầy cô giáo bằng những hành
động: “Nói lời hay, làm việc tốt'' và những bông hoa điểm 10 kính dâng thầy, cô.
3.4.2 Những hoạt động
- Nhà trường tổ chức hoạt động theo chủ điểm này với những hoạt động cụ

thể như sau:
- Phát động tháng học tốt giành nhiều điểm 9,10 kính dâng thầy, cô giáo từ
20/10 đến 20/11.
- Thi báo tường.
- Tổ chức Hội diễn văn nghệ.
3.4.3 Kết quả và tác dụng
- Qua tổng kết tháng thi đua đã có nhiều em vươn lên đạt kết quả tốt trong
học tập. Có những em bị điểm yếu đã tự giác đến xin lỗi cô hứa sẽ cố gắng để
giành điểm tốt như em Sơn(4C), em Hùng(3C) và nhiều em khác nữa.
- 100% chi đội thiếu niên tham gia thi báo tường, lớp có tờ báo đạt kết quả
tốt về cả hình thức lẫn nội dung đó là lớp 5C, 5D, 4B, 4C, 4D, 3D. Nhiều bài viết,
bài sưu tầm của học sinh ở báo tường rất cảm động về tình thầy trò, tình bạn như
em Thu Huyền ở lớp 5C, em Trâm (3B). Điều này cho thấy học sinh rất hào hứng
hoạt động, chịu khó tìm tòi và qua đó thấy được tình cảm, công ơn của thầy, cô
giáo với các em.
- Hội diễn văn nghệ diễn ra với 26 tiết mục, trong đó có rất nhiều tiết mục
đặc sắc, gây được ấn tượng trong phụ huynh,học sinh, tiểu biểu là lớp 2D, 2A, 3D,
4C, 5C, 3B, 3C, 5E.

11


- Những hoạt động trong tháng thi đua này có tác dụng làm cho các em nhận
thức được tại sao phải kính yêu và biết ơn thầy cô giáo. Tạo nên không khí sôi nổi,
hào hứng trong học tập. Kết quả chất lượng văn hoá nâng lên rõ rệt.
3.5. Tháng 12: “Tự hào truyền thống - Tiếp bước cha anh".
3.5.1 Yêu cầu: Giáo dục cho các em lòng kính yêu và biết ơn những người
đang ngày đêm bảo vệ hoà bình, bảo vệ tổ quốc và gần gũi hơn là bảo vệ quãng trời
bình yên cho các em đến trường, học tập vui chơi. Từ đó các em sẽ hiểu được đất
nước hoà bình, độc lập yên vui và giàu đẹp như hôm nay là nhờ công ơn của các

anh bộ đội.
3.5.2 Những hoạt động:
- Thi tìm hiểu về anh bộ đội Cụ Hồ.
Câu hỏi cuộc thi như sau:
1. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
2. Người chỉ huy đầu tiên chỉ huy quân đội ta là ai?
3. Em hãy kể những chiến công lớn của Quân đội ta trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ.
4. Em hãy sáng tác hoặc sưu tầm những bài thơ hoặc bài văn, câu chuyện hay
về anh bộ đội cụ Hồ.
- Hội khoẻ Phù Đổng.
- Phát động phong trào "Uống nước nhớ nguồn'', Tìm hiểu di tích lịch sử
"Làng chiến đấu Trần Hưng Đạo"; Thăm hỏi và tặng quà cho gia đình chính sách
trên địa bàn xã.
- Tổ chức hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" cấp liên đội.
3.5.3 Kết quả và những tác dụng:
- Có 100% đội viên tham gia thi tìm hiểu về anh bộ đội cụ Hồ bằng cách trả
lời câu hỏi, sưu tầm những mẫu chuyện về người chiến sĩ với những chiến công đặc
biệt. Có những bài viết đạt chất lượng tốt như một số em ở lớp 5A, 5C,4A, 4B,
4C...
- Tổ chức các em đi thăm các gia đình quân nhân, gia đình có công với cách
mạng đóng trên địa bàn Hưng Thuỷ dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo và đại
diện Hội cha mẹ học sinh. Thông qua hoạt động này nhằm giáo dục các em truyền
thống "Uống nước nhớ nguồn'', "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

12


- Đúng ngày 22/12 nhà trường tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng cho toàn trường
bằng các hội thi như : bật xa, ném bóng, đã bóng mini, đá cầu, cờ vua, các em hào

hứng tham gia sôi nổi, thích thú.
- Những việc làm cụ thể, thiết thực như trên đã giúp cho các em kính trọng
các chú Bộ đội. Sự hiểu biết về truyền thống Quân đội, tự hào về sức mạnh của
quân và dân ta trong các em được nâng lên rõ rệt.
3.6. Tháng 1: “ Hội hoa học tốt, mừng xuân mới”
Với chủ điểm tháng này tổ chức cho các em thi đua học tập tốt, làm tốt
xứng đáng với truyền thống hiếu học, ham hiểu biết của học sinh. Qua đó giúp các
em thấy được những tấm gương vượt khó học tốt để các em noi theo.
3.7. Tháng 2: “Em là mầm non của Đảng”
3.7.1. Yêu cầu: Nâng cao cho các em tầm nhận thức của các em về Đảng
kính yêu và Bác Hồ vĩ đại. Từ chỗ hiểu biết các em có lòng biết ơn sâu sắc về Đảng
kính yêu đã đem lại ánh sáng, cuộc sống ấm no, hoà bình độc lập cho dân tộc và
cho các em. Hình thành trong các em động cơ, ý thức phấn đấu thành đội viên
gương mẫu, tiến lên đoàn viên và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản mai sau.
3.7.2 Những hoạt động cụ thể:
Tổ chức cho học sinh Cất cao lời ca, tiếng hát về Đảng về Bác Hồ; thi đua
học tốt rèn luyện tốt, lao động tốt, có phẩm chất đạo đức tốt. Tổ chức cho các em
nghe nói chuyện về Đảng.
- Tiếp tục thực hiện phong trào VTBB: tấm áo tặng bạn tặng các bạn có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn vào dịp Tết Nguyên Đán.
- Tổ chức công nhận lớp nhi đông lớp 3 thành chi đội và kết nạp đội viên
3.7.3 Kết quả và tác dụng:
Những hoạt động này giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn về Đảng. Các em
thấy rằng Đảng không phải đâu xa lạ mà ở chính xung quanh các em, trong gia
đình, trong cuộc sống các em cũng chính ở những hoạt động này đã thức dậy các
em ý thức phấn đấu vươn lên bằng việc rèn luyện đạo đức, phẩm chất bằng sự hổ
trợ vươn lên trong học tập tu dưỡng chính việc rèn luyện đạo đức, cố gắng học tập
của các em hôm nay sẽ là tiền đề cho lực lượng người làm chủ ngày mai vẹn toàn
tài đức.
3.8. Tháng 3: “Tiến bước lên Đoàn”

3.8.1. Mục đích yêu cầu:
13


Đây là đợt sinh hoạt lớn trong năm học. Hoạt động tháng này nhằm đạt được
những mục đích yêu cầu như sau:
- Kính trọng và biết yêu thương cô giáo, mẹ hiền. Thấy được vai trò to lớn
của bà, mẹ và cô trong sự trưởng thành của các em.
- Hiểu được vai trò, nhiệm vụ của Đoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc Việt Nam.
- Rèn luyện ý chí phấn đấu lên Đoàn.
3.8.2 Những hoạt động cụ thể:
- Phát động tháng thi đua sôi nổi trong học tập từ đầu đến 26/3.
- Tập luyện đội: “Tiếng hát hoa phượng đỏ” chào mừng ngày kỉ niệm 8/3.
- Tổ chức các trò chơi dân gian.
3.8.3 Kết quả và tác dụng:
- Đây là thi đua sôi động nhất trên sân trường trong các phòng học, ngoài giờ
học đều có các hoạt động thi đấu, tập dượt diễn ra, không khí nhà trường trong
những ngày này sôi động, nhộn nhịp vui tươi hẳn lên. Các em hào hứng học tập thi
đua rèn luyện đạo đức.
Các hoạt động này đã thu hút số lượng học sinh tham gia rất đông (100%),
thu hút được sự chú ý, quan tâm của phụ huynh, địa phương lớn nhất. Những hoạt
động bề nổi này còn có tác dụng rèn luỵên tinh thần tập thể, đoàn kết trong học
sinh, đội viên (thể hiện trong các phong trào thi đua). Các em hồ hởi, phấn khởi đi
học và có tác dụng thích hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em: “Học mà chơi, chơi
mà học”, phù hợp với đặc tính hiếu động thích hoạt động của lứa tuổi tiểu học.
Hoạt động tập thể như thế này tạo nên sự hứng thú đến trường, tránh được tư tưởng
nhàm chán. Chính sự phù hợp này đã góp phần duy trì sĩ số tốt, nâng cao chất
lượng văn hoá cho học sinh. Chính vì vậy mà trong năm học 2013 - 2014 trường đã
duy trì sĩ số 100%.

3.9. Tháng 4, 5: "Đội ta lớn lên cùng đất nước”
3.9.1 Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được sự kiện lịch sử lớn của đất nước là đánh thắng giặc Mĩ xâm lược
thống nhất đất nước.
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, thực hiện tốt lời dạy của Bác.
Giáo dục học sinh biết được cuộc đời giản dị, trong sạch và đức hy sinh suốt đời vì
dân, vì nước của Bác. Thấy được tình cảm thiêng liêng cao quý của Bác đối với
thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.
- Thi đua lập thành tích cao nhất kính dâng lên Bác Hồ kính yêu.
14


3.9.2 Những hoạt động cụ thể:
- Sưu tầm tìm hiểu gương các anh hùng, liệt sĩ có công lao đặc biệt trong
chống Mỹ cứu nước (ảnh, tiểu sử, kể chuyện về họ) ở địa phương các em đang ở và
trên phạm vi cả nước.
- Thi năng khiếu đọc thơ, văn, kể chuyện, ca hát về Bác.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu chiến thắng Điện Biên Phủ
- Dự Đại hội “ Cháu ngoan Bác Hồ”.
- Chuyển giao đội viên, nhi đồng về địa phương.
3.9.3 Kết quả đạt được:
Các hình thức hoạt động
Số lớp
Số HS
tham
tham gia
Kết quả
gia
Sưu tầm tìm hiểu các anh
Nhất: Thu Hiền(5C); Nhì:

hùng liệt sỹ
21/21
622
Thêm(5A); Ba: Bích (4C)
Thi năng khiếu đọc văn
Nhất:
thơ, kể chuyện
Linh(5A);Nhì:Hùng(5A);Ba:
21/21
38
Ngọc (5C).
Nhất đồng đội: 5A; Nhì đồng
đội: 5C; Ba đồng đội: 4C
- Thông qua các hoạt động của tháng này nhà trường đã giáo dục được cho các
em tinh thần tự hào dân tộc rộng lớn là giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội.
- Thông qua Đại hội “ Cháu ngoan Bác Hồ” các em thấy tự hào là cháu con
của Bác, học theo gương sáng của Bác Hồ kính yêu trong cuộc sống hằng ngày
cũng như trong hành vi đạo đức trong sáng của Người. nhờ vậy, làm cho các em
kính yêu, biết ơn Bác Hồ hơn và cố gắng vươn lên nhiều trong học tập cũng như
rèn luyện đạo đức.
3.10. Tháng 6 ,7: “Hè vui khoẻ, có ích”
- Đây là hoạt động quan trọng nhằm khép kín chu trình giáo dục, làm cho các
em luôn luôn được sống trong môi trường giáo dục không bị tách rời để tiếp xúc
với cái xấu, cái không thiện có ở ngoài đời.
- Nhà trường đã cùng với hội đồng giáo dục xã, đại diện các địa phương và
hội cha mẹ học sinh bàn bạc thống nhất để tạo cho các em có một kì nghỉ hè vui

15



tươi, bổ ích, có ý nghĩa và tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể và Các em hứa sẽ hoạt
động tốt trong những ngày hè.
- Trên đây là những hoạt động theo chủ điểm tiến hành theo thời gian (tháng
học) trong năm học.Ngoài ra còn những hoạt động khác xen kẽ và góp phần giáo
dục đạo đức và những giá trị nhân văn cho học sinh.
3.11. Những hoạt động xen kẽ:
- Hoạt động cứu trợ với tinh thần thương yêu giúp đỡ bạn nghèo “Lá lành đùm
lá rách” được đông đảo học sinh tham gia. Ngoài những hoạt động cứu trợ thường
xuyên giao theo lớp, khối các em còn tự giác ủng hộ bão lụt, ủng hộ các bạn vùng
sâu, vùng xa...
- Hoạt động trên địa bàn dân cư với khẩu hiệu: “Chúng em là chiến sĩ hai tốt”
hoạt động này diễn ra liên tục: Các ngày nghỉ tham gia vệ sinh thôn xóm, trồng cây
ở đường làng, làm xanh sạch quê hương, lối xóm.
4. Giải pháp 4. Thiết kế các hoạt động giáo dục phong phú thu hút sự
tham gia hưởng ứng của học sinh.
4.1 Các hình thức tổ chức:
+ Giao lưu học sinh với học sinh:
Giao lưu HS – HS là hình thức tổ chức cho học sinh được gặp gỡ, tiếp xúc với
nhau, cùng nhau trao đổi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về một chủ đề nào
đó thông qua những hình thức đa dạng như: tìm hiểu kiến thức, tiểu phẩm, thi ứng
xử, vẽ tranh...Trên cơ sở đó nhằm giúp các em:
Cũng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, kỹ năng về chủ đề.
Phát triển cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi, tự trọng và tôn
trọng người khác, tinh thần đồng đội và cạnh tranh một cách lành mạnh.
Phát triển ở học sinh một số kỹ năng sống quan trọng như: kỹ năng giao tiếp
hiệu quả, kỷ năng trinh bày suy nghĩ, ý tưởng...
+ Giao lưu học sinh với khách mời:
Đây là hình thức tổ chức gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện, chia sẽ thông tin, tình
cảm giữa học sinh với khách mời (có thể là chuyên gia, cựu chiến binh, người lao

động tiêu biểu... ở địa phương), nhằm giúp cho các em nắm được những thông tin,
kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết về một chủ đề mà các em quan tâm, tạo cơ hội
cho học sinh được bày tỏ cảm xúc, bày tỏ những băn khoăn thắc mắc về chủ đề và
được giải đáp những băn khoăn, thắc mắc đó
16


.+ Thi tìm hiểu :
Thi tìm hiểu là hình thức tổ chức cho học sinh tìm hiểu về một vấn đề, nội
dung nào đó dưới hình thức một cuộc thi giữa các em với nhau.
Thi tìm hiểu có tác dụng lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo, phat triển cho các em kỷ năngtìm kiếm và xử lý thông tin, KN trình
bày ý kiến, KN lắng nghe và phản xạ nhanh nhạy, KN hợp tác, KN tưduy phê phán
và tư duy sáng tạo. Bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập tích cực và kích thích
tính tò mò, hứng thú nhận thức ở các em.
+ Tổ chức các ngày hội:
Ngày hội là hình thức hoạt động mang tính tổng hợp của nhiều hình thức hoạt
động khác nhau như; văn nghệ, trò chơi, giao lưu, thi tìm hiểu, thi hùng biện...
trong một không gian đầy sắc màu cho học sinh. Mục đích chính của hình thức hoạt
động này là tạo không khí vui tươi, phần khởi, hồ hởi, thân thiện, tạo cho các em
được thoải mái thể hiện, khẳng định mình và giao lưu với thầy, với bạn và mọi
người...Trên cơ sở đó giáo dục cho các em tính mạnh dạn, tự tinh, tinh thần đoàn
kết và kỷ năng sống quan trọng như: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN ra quyết
định...cho học sinh.
4.2. Ví dụ thiết kế hoạt động chào mừng này hội các thầy các cô (Chủ đề
tháng 11: Ngàn hoa điểm tốt kính dâng thầy, cô giáo) theo từng Chi đội, lớpNhi
đồng:
* Mục tiêu:
Sau khi thực hiên hoạt động này, học sinh cần đạt những yêu cầu sau:
- Kính yêu và biết ơn các thầy giáo cô giáo.

- Biết thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn thầy cố giáo bằng những lời nói, cử
chỉ, hành động phù hợp.
- Thêm yêu quý và gắn bó với trường, lớp.
* Quy mô, thời điểm, địa điểm tổ chức:
- Quy mô: Tổ chức theo quy mô lớp.
- Thời điểm: Nên tổ chức vào dịp 20/11.
- Địa điểm: lớp học.
* Nội dung và hình thức:
- Nội dung: Chúcmừng ngày hội của các thầy giáo, cô giáo.
- Hình thức: Kết hợp nhiều hình thức (văn nghệ, trò chới, xem băng đĩa..)
17


* Tài liệu và phương tiện:
- GV chuẩn bị:
+ Bánh kẹo tặng cho học sinh.
+ Nội dung các bài thơ, bài hát, ca dao...Về chủ đề Thầy cô và mái trường để
cung cấp cho học sinh nếu học sinh yêu cầu.
- HS chuẩn bị:
+ Giấy mời GVCN, Ban giám hiệu và giáo viên đã và đang dạy ở lớp.
+ Bài hát "Những bông hoa, những bài ca", bụi phấn...
+ Thơ, ca dao, tục ngữ về người thầy, tình thầy trò.
+ Tự làm bưu thiếp chuc mừng.
+ Những bông hoa để tặng.
+ Bìa phục vụ trò chơi.
+ Phương tiện nghe, nhìn.
* Tiến trình:
- Khởi động: Cả lớp hát bài hát "Những bông hoa, những bài ca"
- Hoạt động 1: Chúc mừng thầy cố giáo em:
+ MC của lớp lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự.

- Chủ tịch HĐTQ HS thay mặt cả lớp lên đọc lời chào mừng và tặng hoa các
thầy giáo, cô giáo.
- Lần lượt từng học sinh lên nói lời chúc mừng và tặng các thầy giáo cố giáo
những món quà mà các em tự làm, tự vẽ.
- Đại diện các thầy giáo, cô giáo lên phát biểu cảm ơn và tặng bánh kẹo để các
em cùng liên hoan.
- Hoạt động 2:
+ HS nghe băng đĩa về các bài hátvề thầy cô.
+ Biễu diễn văn nghệ, kể chuyện và liên hoan bánh kẹo.
- Hoạt động 3: Trò chơi "Xếp chữ".
+ Cách chơi: người điều khiển trò chơi phát cho mỗi nhóm một số tờ bìa màu,
yêu cầu mỗi nhóm trong thời gian 10 phút phải xếp một câu ngắn về chủ đề "Biết
ơn thầy, cô giáo" và các thành viên đứng lên xếp thành hàng ngang trên bảng, mỗi
người cầm một tờ bìa, giơ lên trên đầu, theo thứ tự để tạo thành một câu có ý nghĩa
chúc mừng các thầy cố giáo. Ví dụ như:
KINH YEU THAY CO GIAO
18


BIET ON THAY CO GIAO
20 THANG 11
...
+ Luật chơi: Nhóm nào xếp nhanh, xếp đúng, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Hoạt động 4: Kết thúc
+ Chủ tịch HĐTQ HS lên phát biểu cảm ơn và đọc lời hứa.
+ Cả lớp cùng hát bài tập thể: "Lớp chúng ta đoàn kết"
Đánh giá: Hãy viết một bản thu hoạch ngắn của em sau khi tham gia hoạt
động này.
5. Giải pháp 5. Phát huy vai trò "Tự quản" của tập thể học sinh.
Ngay từ đầu mỗi năm học, sau ổn định các hoạt động, các chi đội lớp tổ chức

Đại hội để bầu ra ban cán sự lớp, ban chỉ chi đội. Hoạt động này nhằm giúp giáo
viên chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ như vệ sinh, truy bài 15 phút đầu buổi, xếp
hàng ra vào lớp... Từ đó, dần hình thành thói quen, ý thức tự giác của mỗi học sinh.
Đối với liên đội, tổ chức Đại hội liên đội để bầu ra Ban chi huy liên đội. Từ
đó cử ra các tổ đội như: Đội tuyên truyền măng non, Đội An ninh xung kích, Đội
cờ đỏ, Đội Chữ thập đỏ,... Các tổ đội này nhằm giúp GV-TPT quản lý các hoạt
động tập thể, vệ sinh, xếp loại thi đua các lớp.
Hoạt động tự quản: Đội trưởng căn cứ vào kế hoạch, tiêu chí thi đua đánh giá hàng
tuần, phân công tổ viên chấm và theo dõi các mãng hoạt động. Đặc biệt trường tôi
có 3 khu vực, việc thi vai trò tự quản của học sinh cực kì quan trọng. Sau từng tuần
học, các tổ trưởng của từng khu vực cùng với giáo viên trực tuần, tập hợp điểm,
viết đánh giá nhận xét và họp bàn kế hoạch hoạt động tuần tới.
Thông qua các buổi sinh hoạt Chi đội các đội viên trong phân Đội tự bình
bầu, nhận xét đội viên trong tuần. Những đội viên có nhiều sai phạm được tập thể
góp ý nhận xét, phân công theo dõi thông qua “Đôi bạn cùng tiến” trong giáo dục
đạo đức cũng như học tập.
Quá trình này đã biến quá trình giáo dục tự giáo dục coi đó là một yếu tố nội
tại trong quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh. Tập thể học
sinh thống nhất trong mục đích chung đó là học tập, rèn luyện để trở thành những
con người có ích cho gia đình, xã hội. Một tập thể học sinh có ý thức tự quản cao,
có truyền thống, có kỷ luật nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của
những học sinh theo đúng mục đích giáo dục của nhà trường. Tập thể học sinh tốt
19


có tác dụng thanh lọc hiệu quả, cảm hoá, biến đổi học sinh có những sai lệch về các
chuẩn mực đạo đức xã hội, có sức chống đỡ các tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Xây dựng tiêu chuẩn chấm điểm hàng ngày:
1. Sĩ số:
- Đầy đủ: 4 điểm

- Vắng không phép: - 2 điểm
- Đi học muộn: - 1 điểm/ĐV-NĐ
2. Tư cách Đội viên, Nhi đồng. (khăn quàng đỏ, mũ cà lô, ghế ngồi):
- Đầy đủ: 4 điểm
- Thiếu: -1 điểm/ĐV-NĐ.
3. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ (xếp hàng vào lớp, đọc 5 điều Bác Hồ dạy, truy
bài đầu buổi):
- Tốt: 4 điểm
- Không sinh hoạt: 0 điểm.
- Sinh hoạt không có chất lượng: 2 điểm.
4. Sinh hoạt 15 phút giữa giờ:
- Tốt: 4 điểm
- Lộn xộn: 2 điểm.
5. Vệ sinh lớp và khu vực được phân công:
- Tốt: 6 điểm.
- Không trực: 0 điểm.
- Trực muộn và bẩn: 2 điểm.
6. Quạt điện và điện sáng:
- Sử dụng phù hợp: 2 điểm.
- Sử dụng không phù hợp: 0 điểm
7. Chăm sóc hoa:
- Tốt: 4 điểm.
- Cỏ nhiều, rác ở bồn hoa: 0 điểm.
8. ATGT, TTTH
- Thực hiện tốt xếp hàng khi ra về: 10 điểm.
- Đi xe đạp trên sân trường: -2 điểm/ ĐV – NĐ.
- Phụ huynh đưa, đón học sinh đi xe vào trường: -2 điểm/ ĐV-NĐ
8. Các lỗi vi phạm khác:
- Nói tục, chửi thề, ngồi lên bàn ghế; viết vẽ bậy lên bàn ghế, cửa sổ, tường: - 5
điểm.

- Đánh nhau, chơi các trò chơi nguy hiểm, mang các đồ chơi nguy hiểm: - 10 điểm

20


Xõy dng bng tp hp im tun:
theo dõi thi đua tuần 26

tt

Từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2015
Tổn
g
Thứ Thứ
Thứ Thứ Thứ điể
Chi đội/ Lớp
2
3
4
5
6
m

Xếp thứ

1

1A

15


14

18

19

16

82

17

2

2A

18

18

17

14

19

86

5


3

3A

15

12

19

18

17

81

18

4

Phan Đình Giót

19

15

17

12


18

81

18

5

Nguyễn Văn Trỗi

17

18

15

18

16

84

11

6

1B

15


17

17

17

19

85

8

7
8

1C
1D

15
16

16
18

15
16

17
18


16
15

79
83

20
14

9

2B

17

20

16

17

17

87

2

10


2C

14

15

13

15

18

75

21

11

3B

16

19

17

17

16


85

8

12

3C

19

16

18

13

19

85

8

13

Kim Đồng

17

21


15

18

16

87

2

14

Đặng Thùy Trâm

18

17

16

18

15

84

11

15


Bế Văn Đàn

17

12

15

18

21

83

14

16

Trần Quốc Toản

16

17

20

16

19


88

1

17

1E

15

18

13

20

17

83

14

18

2D

21

14


17

14

20

86

5

19

3D

20

18

15

19

15

87

2

20


Võ Thị Sáu

17

14

16

19

18

84

11

21

Nguyễn Bá Ngọc

19

16

19

17

15


86

5

6. Gii phỏp 6. Phi hp cỏc lc lng giỏo dc Nh trng - Gia ỡnh Xó hi
Vic thc hin cỏc nhim v giỏo dc o c cho hc sinh tiu hc l mt
cụng vic khú khn, phc tp. Bi l, trong quỏ trỡnh giỏo dc o c hc sinh
tip nhn nhng tỏc ng t nhiu phớa: Nh trng - Gia ỡnh - Xó hi. Cụng tỏc
giỏo dc ch t hiu qu cao khi phi hp thng nht c tỏc ng theo hng
tớch cc. i vi hc sinh Tiu hc thỡ tỏc ng giỏo dc ca nh trng, gia ỡnh,
21


xã hội có vai trò quan trọng. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình,
xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn về nhiều mặt đó là: Làm cho các tác
động giáo dục đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất;
Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về nội dung giáo dục của
mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp. Tạo ra sự hỗ trợ lẫn
nhau trong công tác giáo dục. Với ý nghĩa đó, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường,
gia đình, xã hội từ lâu đã được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Song làm thế
nào để sự kết hợp này đáp ứng được những yêu cầu của công tác giáo dục vẫn đang
là vấn đề chưa có lời giải đáp. Ở trường chúng tôi việc kết hợp giáo dục đạo đức
cho học sinh giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã được thực hiện theo cơ chế phân
công - Hợp tác bằng việc làm cụ thể, thiết thực của cha mẹ học sinh, giáo viên và
địa phương. Cụ thể là:
- Xác định rõ nhiệm vụ của nhà trường, gia đình dựa trên cơ sở vai trò, chức
năng và thế mạnh của mỗi bên. Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục. Vì
vậy, nhà trường và giáo viên có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của
học sinh ở trường, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường cho cha
mẹ học sinh. Chủ động thu hút cha mẹ học sinh tích cực tham gia công tác giáo

dục. Nhà trường phải chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo
dục đạo đức cho học sinh như trao đổi về ưu, nhược điểm ở nhà trường, ở gia đình
để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt, nội dung bồi dưỡng kiến thức sư
phạm, kiến thức gia đình cho cha mẹ học sinh đã trở thành mối quan tâm của cả hai
phía.
- Xây dựng quy định nếp sống hằng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương
của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như
việc đánh giá kết quả giáo dục. Nội dung của bản quy định bao gồm các việc làm
và các quan hệ hằng ngày của học sinh ở nhà, ở trường, ở địa phương; Nội dung
của từng việc làm, yêu cầu cần đạt được khi thực hiện. Các việc làm đó được sắp
xếp theo một trật tự nhất định tùy điều kiện cụ thể của gia đình, nhà trường, địa
phương và trình độ phát triển của học sinh từng lớp. Quy định này là do giáo
viên cùng cha mẹ học sinh xây dựng từ đầu năm học trong phiên họp cha mẹ học
sinh đầu năm. Những điều chỉnh cần thiết sẽ được hai bên thông báo kịp thời
cho nhau trong suốt năm học.
22


- Xác định những hình thức phối hợp nhằm đảm bảo mối quan hệ thường
xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Hình thức trao đổi trực tiếp được thực
hiện qua việc giáo viên đến thăm gia đình học sinh, qua các cuộc họp cha mẹ
học sinh, qua điện thoại. Những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp nêu trên cho
phép được đề cập nhiều vấn đề và đi sâu vào từng trường hợp cụ thể, tạo được
mối quan hệ thân mật hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giúp
giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh, nhờ đó đưa ra những lời khuyên
phù hợp cho gia đình. Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua sổ lien lạc, qua
đại diện hội cha mẹ học sinh hoặc đại diện cộng đồng dân cư nơi gia đình học
sinh cư trú. Trong các hình thức này, việc trao đổi qua sổ liên lạc có tính khả thi
hơn cả. Song, sổ liên lạc phải được sử dụng một cách thường xuyên khi cần chứ
không phải theo định kỳ hàng tháng. Đồng thời, cần cải tiến hoạt động của cha

mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh phải thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ đắc
lực cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Vì vậy, về mặt
tổ chức, bên cạnh ban chấp hành Hội cần có tổ phụ huynh (của lớp) theo địa bàn
học sinh cư trú. Tổ trưởng phụ huynh sẽ hoạt động theo tư cách là cầu nối trao
đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình.
Nếu nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng hướng trên
những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành chuẩn
mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả. Nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng
đến từng học sinh thì sẽ vô hiệu hóa lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức của
trẻ. Để có được sự thống nhất, tạo ra sự cộng hưởng giữa nhà trường, gia đình, xã
hội nhà trường cần trở thành trung tâm văn hóa giáo dục, trở thành nơi chỉ đạo
thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục.

23


III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong năm học 2014 - 2015 do được chú trọng việc tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp nên đã có tác dụng giáo dục học sinh, làm cho chất lượng văn hóa
cũng như đạo đức trong nhà trường tăng lên rõ rệt, cụ thể cuối năm học Liên đội đã
đạt được các danh hiệu sau:
- 100% sao nhi đồng và Đội viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học
sinh.
- 100% sao công nhận Sao ngoan.
- 100% Chi đội đạt đạt Chi đội vững mạnh.
- 100% chuyên hiệu rèn luyện đội viên đăng kí được công nhận.
- Liên đội được công nhận là Liên đội mạnh xuất sắc cấp huyện.
- Chất lượng giáo dục Hoàn thành 100% ; trong đó học sinh được khen cấp
trường đạt 75%.
Kết quả xếp phẩm chất học sinh cuối năm học 2014-2015:

Số học sinh xếp Đạt: 603/603 chiếm tỉ lệ 100%
- Có 17/21 lớp đạt lớp Tiên tiến.
- 100% Đội viên khối 4;5 được công nhận 3 loại chuyên hiệu: An toàn giao
thông, Chăm học, Nghi thức đội hạng 3.
- Kết quả cuối năm 2014-2015, có 192 đôi ban cùng tiến trong đó tiến bộ 170
đôi bạn.
Huyện Đoàn Lệ Thủy xếp loại và khen:
- Năm học 2011-2012: Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc
- Năm học 2013-2013: Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc
- Năm học 2013-2014: Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc.
- Năm học 2014- 2015:Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc.
Tỉnh Đoàn tặng Bằng khen:
- Năm học 2011-2012: Tặng Liên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công tác
Đội và phong trào thiếu nhi.
- Năm học 2012-2013: Tặng Liên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công tác
Đội và phong trào thiếu nhi.
Đề nghị Trung ương Đoàn tặng bằng khen năm học 2014-2015: Tặng Liên
đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Thành tích các Hội thi:
24


- Hội thi Chỉ huy đội giỏi năm học 2012-2013: Xếp thứ Nhất cấp tiểu học.
Cá nhân đạt thành nhân:
- Năm học 2012-2013: Đội viên Võ Lê Kiều My - Chi đội Đặng Thùy Trâm
được Huyện Đoàn khen đạt giải Nhất đạt Chỉ huy Đội giỏi.
Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày Đại hội cấp xã:
- Chào mừng Chào mừng Hội Liên hiệp Thanh niên xã: 02 tiết mục.
- Tham gia Tiếng hát khuyến học: 02 tiết mục.
- Tham gia hội trại chào mừng 26-3: Xếp thứ Nhì.

- Tham gia Đồng diễn Ngày hội Học tập suốt đời: 02 màn đồng diễn.
- Tham gia Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" cấp huyện năm học 20142015: Xếp thứ 3 cấp huyện.
Năm học 2014 – 2014, trường Tiểu học tôi phụ trách đã gây quỹ tình thương
3.200.000 đồng.Trong đó ủng hộ giúp đỡ bạn nghèo 500.000 đồng, xây dựng một
tủ sách dùng chung hơn 1000 đầu sách. Phong trào cứu trợ đã giúp được 5 bạn
nghèo có nguy cơ bỏ học vì khó khăn trở lại trường.
- Trồng và bảo vệ được hàng ngàn cây ở sân trường thôn xóm.
- Trong suốt cả năm học, cứ vào chiều thứ 7, Chủ nhật, chuẩn bị tết lễ, khắp
nơi trong thôn xóm rộn ràng, rợp màu cờ của đội “Hai tốt” hoạt động làm sạch
làng, đẹp xóm và tạo sự đồng tình của bà con thôn xóm.

25


×