Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP tập hợp và rèn LUYỆN đội VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.08 KB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẬP HỢP VÀ RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015

1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và Đoàn Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực
lượng giáo dục trong và ngoài trường học, là đội hậu bị của Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào của thiếu nhi.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập,
hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
Để thu hút các em thiếu nhi tham gia có hiệu quả vào tổ chức hoạt động Đội thì
người cán bộ phụ trách Đội phải là người thiết kế các chương trình hoạt động phong
phú, đa dạng tạo cho các em tư thế thoải mái “ chơi mà học”, “ học mà chơi ” nhằm
thu hút các em đội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác, tránh sự gò bó ép
buộc không có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế khi tổ chức các hoạt động tập thể ở Liên đội trường Tiểu
học còn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, thời gian và kinh nghiệm


tổ chức hoạt động. Đặc biệt là trình độ và năng lực, kỹ năng tổ chức, thực hiện các
phong trào hoạt động tập thể chưa có sức thu hút các em trong hoạt động, việc kết
hợp giữa các cán bộ Đội trong sinh hoạt động tập thể chưa mang lại kết quả giáo dục
cao, hoạt động chỉ mang tính hình thức không chất lượng.
Là những người tham gia hoạt động công tác Đội thì cần phải luôn luôn tìm ra
những phương pháp mới và sáng tạo để tổ chức các hoạt động trong sinh hoạt Đội
nhằm thu hút các em tham gia. Bản thân tôi là người luôn có tâm huyết với hoạt
động công tác Đội xin đưa ra những kinh nghiệm của mình nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả trong phong trào hoạt động Đội tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp
tập hợp và rèn luyện đội viên trong trường tiểu học”

2


II. Điểm mới của đề tài:
Đề tài đã xây dựng được hệ thống giải pháp nhằm tập hợp và rèn luyện đội
viên trong trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo cho các em
niềm tự tin, thích giao tiếp, có khả năng điều hành, tổ chức các hoạt động mang tính
tập thể. Ở đề tài này còn giúp cho các anh chị, phụ trách nắm bắt các hình thức tập
hợp và tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học mà các đề tài
trước đó chưa đề cập.
III. Phạm vi áp dụng:
Các biện pháp tập hợp và rèn luyện đội viên mà đề tài đề cập được triển khai
trong trường tiểu học. Lực lượng tham gia là đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh độ tuổi từ 8-11 tuổi.

3


PHẦN II. NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG VIỆC TẬP HỢP VÀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO HOẠT
ĐỘNG ĐỘI Ở LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Thuận lợi:
Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, các
ban ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách Đội và sự đồng thuận nhất trí của
phụ huynh học sinh.
Được sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Đội huyện, Ban chấp hành xã Đoàn,
Hội đồng Đội xã.
Đa số đội ngũ cán bộ Đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình tham gia
các hoạt động tập thể ở liên đội.
2. Khó khăn:
Là một đơn vị trường điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, thiếu sân bãi
hoạt động, chưa có phòng chuyên môn dành riêng cho hoạt động Đội (phòng truyền
thống Đội), các trang thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ cho các hoạt động Đội còn
thiếu thốn rất nhiều.
Các em học sinh đa phần có gia đình làm nông nghiệp, lại sống rải rác trên địa
bàn dân cư,đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn. Khi tham gia các hoạt động tập thể
còn e rè, nhút nhát.
Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào
của liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tổ chức các
hoạt động tập thể. Cho nên gây rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai và tổ
chức các hoạt động sinh hoạt động tập thể. Nhiều các phong trào, hoạt động phải tập
huấn nhiều lần trong khâu tổ chức và thiết kế các hoạt động.
Trong các hoạt động phong trào chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo trong
công việc còn lúng túng nên chất lượng hoạt động còn chưa cao. Vì vậy ảnh hưởng
rất lớn đến việc thu hút tập hợp đội viên .
Theo kết quả thống kê đầu năm thu được như sau:
Thời gian
Đầunăm học


Tổng số

Muốn

Rất muốn

Đội viên

Không muốn
tham gia

Tham gia

Tham gia

73

35

25

13
4


Kết quả thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên
Các chuyên hiệu :ATGT, Chăm học, Nhà sữ học nhỏ tuổi , Nghi thức Đội
TT

Chi đội


1
2
3
4
5

Nguyễn Bá Ngọc
Vừa A Dính
Kim Đồng
Phan Đình Giót
La Văn Cầu

Số lượng
ĐV
20
20
20
18
33

Số lượng
đăng kí
11
11
10
10
16

Số đôi tiến bộ

Đợt 1
Đợt 2
6
7
5
7
3
5
3
4
3
4

Kết quả xếp loại Chi đội, liên đội
TT

5

Chi đội

Kết quả xếp loại
Chi đội năm học
2012-2013

Kết quả xếp loại
Chi đội năm học
2013-2014

1


Nguyễn Bá Ngọc

VMXS

VMXS

2

Vừa A Dính

VMXS

VMXS

3

Kim Đồng

VMXS

VMXS

4

Phan Đình Giót

K

K


K

K

La Văn Cầu
3. Nguyên nhân:

- Các Đội viên chưa nhiệt tình với phong trào hoạt động các phong trào.
- Các anh chị phụ trách không nhiệt tình tham gia, chỉ đạo các hoạt động.
- Hình thức tổ chức các hoạt động mang tính chiếu lệ, không hấp đẩn để thu
hút học sinh.
- Thiết kê hoạt động Đội thiếu sự hấp dẫn, nội dung nghèo nàn, nhàm chán.
- Địa điểm tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư không cố định, cơ sở vật
chất còn thiếu thốn, nội dung hoạt động chưa phong phú.

5


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẬP HỢP VÀ RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội theo đúng hướng dẫn cấp
trên và phù hợp tình hình thực tế địa phương.
Thực hiện kế hoạch hoạt động của cấp trên, kế hoạch liên nghành của phòng
GD ĐT về chương trình hoạt động Đội năm học 2014-2015. Dựa vào tình hình thực
tế của nhà Trường nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động sát, đúng có hiệu quả.
Ngay từ đầu năm học phải nắm bắt được đặc điểm tình hình của các đội viên
đóng trên địa bàn, Bám sát chương trình hoạt động của cấp trên để tham mưu cho
Ban giám hiệu nhà trường để có chương trình hoạt động thiết thực phù điều kiện
thực tế.
Phối kết hợp với các anh chi phụ trách để xây dựng kế hoạch hoạt động phù

hợp với từng chi đội và đưa ra một kế hoạch tổng thể cho Liên đội hoạt động xuyên
suốt năm học.
Thường xuyên theo dõi năm bắt tình hình để có kế hoạch thay đổi hoạt động
phù hợp.
Kế hoạch hoạt động Đội được Đại hội Liên đội thông qua dưới vai trò hướng
dẫn của giáo viên tổng phụ trách và kí duyệt của Hội đồng Đội địa phương.
Ví dụ: Xác định mục tiêu phấn đấu của Liên đội năm học 2014-2015:
a/. Số lượng:
- Duy trì số lượng 113 đội viên, đến cuối năm học không có đội viên nào bỏ
học.
b/. Chất lượng:
- Về văn hoá:
+ 98% Trung bình trở lên, lớp 5 chuyễn cấp đạt 100%.
- Về hạnh kiểm:
+ 100% Khá - Tốt
c/. Đạo đức:
- 100% đội viên, nhi đồng không vi phạm các tệ nạn xã hội.
- 100% đội viên, nhi đồng không vi phạm an ninh trật tự trường học.
- 100% đội viên, nhi đồng không vi phạm an toàn giao thông.
d/. Các hội thi:
- Có giải học sinh năng khiếu và xếp trong tốp 10.
- Dự thi học sinh giỏi Tiểu Học cấp huyện đạt nhiều giải cao.
e/. Công tác xây dựng Đội:
- 85% chi đội đạt danh hiệu chi đội mạnh.
- 100% đội viên, nhi đồng tham gia và hưởng ứng tốt các phong trào của Liên
đội.
- 100% thầy, cô giáo là mỗi một anh chị phụ trách Đội gương mẫu, hoàn thành
tốt công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
* Liên đội phấn đấu đạt danh hiệu: Liên đội Mạnh - xuất sắc
6



Giải pháp 2. Thiết kế được các hoạt động sôi nổi chào mừng các ngày lễ
lớn trong năm.
Các phong trào lớn trong năm học theo kế hoạch của HDD Huyện, và kế họach
Liên nghành của Phòng Giáo dục:
Tháng 9. Chào mừng năm học mới , Vì học sinh có nguy cơ bỏ hoc, Hội đêm
trăng rằm, Đàn gà khăn quàng đỏ.
Tháng 10: Đại hội Liên Đội , Kỷ niện 58 năm ngày truyền thống Hội LHTN
Việt Nam,
Tháng 11: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,Tổ chức hội thi Chỉ huy
Đội giỏi, Tổ chức chương trình thắp sáng ước mơ Việt nam ,
Tháng 12: Tổ chức phong trào Trần Quốc Toản ,, Góp đá xây dựng Trường sa,
cuộc vận động nghĩa tình biên giói hải đảo,Tổ chức hội thi Chúng em kể chuyện Bác
Hồ ,
Tháng 1; Kỷ niệm 65 năm Hội sinh viên Việt nam, Phong trào vòng tay bè bạn,
Tháng 2; Chào mừng 84 năm ngày thành lập Đảng 3/2, Phong trào Tấm áo tặng
bạn,
Tháng 3; Chào mừng 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quốc
tế phụ nữ 8/3.
Tháng 4-5. Kỷ niệm 74 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, 125 năm ngày
sinh Bác Hồ kính yêu, Tổ chức bàn giao Đội viên về địa bàn dân cư ...
- Để tổ chức các hoạt động phong trào trong công tác Đội nhằm thu hút, hấp
dẫn các em thiếu nhi tham gia thì cần phải có năng lực tổ chức các hoạt động thực
tiễn cho các em, biết thiết kế và thực thi các hoạt động thế nào cho đúng.
- Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, hình thức và phương
pháp giáo dục nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo
một chủ đề, chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội.
- Phải đảm bảo nội dung một cách trình tự, khoa học. Phải có phần mở đầu và
kết thúc, xác định đâu là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động.

7


- Xác định được thời điểm diễn ra các hoạt động trong tháng, trong năm. Có
thời gian cụ thể hoá chương trình trong quá trình thiết kế.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đối tượng (là thiếu nhi, đội viên), về khả
năng, trình độ và đặc biệt là sức khoẻ. Thiết kế một hoạt động phải phù hợp với điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường.
- Trong các hoạt động phải mang tính lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục các em
trong mỗi một hoạt động, vừa tạo ra được một sân chơi bổ ích “ học mà chơi”, “ chơi
mà học” gây hứng thú cho các em tham gia nhiệt tình, tích cực.
- Nhìn vào kết quả khảo sát cuối năm học ta thấy 100% các em đã thích tham
gia vào các hoạt động phong trào của liên đội. Điều đó chứng minh một điều rằng
các hoạt động phong trào thực hiên đã thu hút được các em tham gia. Vậy làm thế
nào để thu hút được thiếu nhi tham gia nhiệt tình vào phong trào hoạt động? Tôi đưa
ra các bước thiết kế - Thiết kế một hoạt động Đội cụ thể:
GV-TPT ĐỘI NẮM CHẮC CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THIẾT KẾ MỘT
HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO THU HÚT THIẾU NHI THAM GIA
Những yêu cầu cần nắm vững khi tiến hành thiết kế các hoạt động phong trào
của Đội:
- Hoạt động phong trào của Đội thực chất là hoạt động giáo dục, vì vậy bất kỳ
một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. Đây là yêu
cầu quan trọng nhất mà người thiết kế cần nắm vững.
- Thiết kế phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Tạo cho các em
hào hứng, phấn khởi, đem lại hiệu quả cao,
- Thiết kế hoạt động Đội phải trên cơ sở điều kiện kinh phí cần thiết cho công
việc đặt ra để có hiệu quả cao mà ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và
kinh phí.
- Thiết kế hoạt động Đội phải thể hiện được màu sắc của Đội, “Màu sắc” đây
chính là sự vui chơi lành mạnh tức là “Học mà chơi”, “ Chơi mà học”.


8


2) Các bước tiến hành, thiết kế một hoạt động Đội:
Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Tìm hiểu nghiên cứu kế hoạch và những chủ trương của Hội đồng đội cấp trên
và nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời nắm bắt những yêu cầu nguyện vọng của các
em thiếu nhi.
- Chú trọng đến các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của đơn vị
và của địa phương để thiết kế.
- Chọn cử đội ngũ cán bộ phụ trách chi đội có năng lực phụ trách các nội dung
khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân họ.
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự kiến
thời gian, thời điểm phù hợp.
Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động.
- Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Đội là công việc rất quan trọng và
có tính quyết định. Nội dung tổng hợp và nội dung cho từng hoạt động cụ thể phải
đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao.
- Nội dung hoạt động phải chia thành các công việc cụ thể gắn với thời gian dự
kiến.
- Xác định được những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm. Tiến
trình công việc gắn với địa điểm cụ thể.
- Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt.
- Có phương án 2 cho các nội dung.
- Có thể điều chỉnh kế hoạch trước, trong quá trình chỉ đạo thi công bản thiết kế
sao cho phù hợp với tình hình. Chương trình và kế hoạch hoạt động được lập một
cách khoa học, chi tiết đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo,
tránh tình trạng “ Đầu voi, đuôi chuột” sẽ làm cho các em chán nản, thiếu tác dụng
giáo dục.

- Nội dung chương trình một bản thiết kế hoạt động được cụ thể như sau:
- Tên bản thiết kế.
- Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, người thiết kế.
9


- Mục đích của bản thiết kế.
- Nội dung và chương trình hoạt động ( Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian,
người chịu trách nhiệm chính, người chịu trách nhiệm về các mặt khác…)
- Ban tổ chức chỉ đạo thi công và chỉ đạo bản thiết kế.
- Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp.
- Phương án 2 dự phòng.
- Những điểm cần chú ý.
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.
- Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung, chương trình và kế
hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận dụng thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo
thực hiện, trưởng ban phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường
xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc
nhở những công việc chưa làm được của cá nhân và tập thể Đội.
- Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức
công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để phối hợp
thực hiện.
- Phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung, chương trình hoạt động trong
thiết kế. Tuy nhiên, có thể có những phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần
linh hoạt, sáng tạo để sử dụng và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình.
- Thường xuyên hội ý với ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo
mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nôị dung và chương trình
để ra.
Bước 4: Tổng kết đánh giá kết quả
- Thiết kế hoạt động Đội và chỉ đạo thi công sao cho đạt hiệu quả cao nhất và

rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Để giành thời gian thích đáng xem xét
một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, nhược điểm của cá
nhân và của cả các tập thể là rất cần thiết. Rút kinh nghiệm để ban tổ chức và các em
tự xem lại mình, tự đánh giá và làm bài học cho lần sau. Mặt khác, tổng kết đánh giá
kết quả kịp thời để động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở, phê

10


bình những cá nhân, tập thể chưa tích cực, chưa tham gia tốt, đảm bảo thực hiện yêu
cầu tất yếu của thiết kế và chỉ đạo thi công hoạt động Đội.
- Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, vô tư và công bằng cả vấn đề tổ
chức, yêu cầu giáo dục, nội dung, hiệu quả kinh tế và các mối quan hệ với các đơn vị
trong quá trình hoạt động Đội.
THIẾT KẾ MỘT HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Thiết kế “Hội thi nghi thức Đội”
1) Mục đích yêu cầu:
- Hội thi nghi thức Đội nhằm giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần
tập thể, tọa môi trường thuận lợi cho thiếu nhi phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi,
Đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ. Củng cố và xây dựng tình đoàn kết, thân ái.
- Đây là dịp để các em thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định mình trong
quá trình rèn luyện phấn đấu theo chương trình rèn luyện đội viên. Nâng cao chất
lượng thực hành nghi thức Đội đồng thời giáo dục tác phong chuẩn mực của người
đội viên thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2) Quy mô, thời gian, địa điểm:
- Quy mô: Tổ chức Hội thi cấp liên đội.
- Thời gian: Kết hợp với các ngày lễ lớn, ngày nghỉ, tổ chức một năm từ 01 đến
02 lần.
- Hội thi tổ chức vào ban ngày, cuộc thi có thể tổ chức trong một buổi sáng
hoặc cả ngày.

- Địa điểm: Sân trường hoặc một địa điểm sân bãi rộng, đẹp có đủ cho các chi
đội tham gia Hội thi, sân bãi có chỗ cho các đội viên xem Hội thi.
- Bố trí cho Khách mời và Ban giám khảo Hội thi vào vị trí trung tâm nơi khán
đài để tiện quan sát.
3) Nội dung:
a) Công tác chuẩn bị:
- Họp phụ trách các chi đội, phổ biến nội dung thi cho các chi đội luyện tập.
- Lên kế hoạch Hội thi trình cho Ban giám hiệu, chi đoàn nhà trường duyệt.
11


- Thành lập Ban giám khảo, thư ký hội thi.
- Dự trù kinh phí Hội thi ( Có cả kinh phí phát sinh)
- Chuẩn bị cho Hội thi trước khi khai mạc:
+ Phân công người trang trí, khánh tiết, treo băng rôn.
+ Chọn khán đài, cờ trống để tạo nên không khí của ngày Hội.
b) Tập hợp các chi đội để tổ chức lễ khai mạc Hội thi:
- Lễ diễu hành vào vị trí (Các chi đội đều có biển tên của chi đội mình và có lời
thuyết trình kèm theo thành tích)
- Lễ chào cờ ( Sử dụng hình thức kéo cờ tăng phần long trọng)
- Phút sinh hoạt truyền thống ( Tuỳ theo điều kiện của từng liên đội, nên làm
ngắn gọn, đủ nội dung)
- Tổng phụ trách đội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng (nếu hiệu trưởng đi vắng) đọc lời khai mạc
Hội thi
- Ban giám khảo công bố nội quy, quy chế và nội dung thi ( Có thể mời các chi
đội lên đại diện bốc thăm)
- Lời chúc mừng của đại biểu ( Nếu có)
c) Tiến hành nội dung thi:
- Chỉ huy các chi đội cho các chi đội tham gia thi theo thứ tự đã bốc thăm. Chi

đội nào vào thi tập hợp trước Ban giám khảo để báo cáo sĩ số.
- Ban giám khảo cho phép các đơn vị lần lượt thực hiện các nội dung thi theo
kết quả đã bốc thăm.
- Thực hiện xong nội dung thi, chỉ huy tập hợp chi đội vào vị trí báo cáo với
Ban giám khảo và cho về vị trí tập kết.
d) Tổng kết đánh giá:
- Trưởng Ban giám khảo thay mặt Ban giám khảo và Ban tổ chức nhận xét đánh
giá những thành công của Hội thi.

12


- Công bố kết quả và trao giải thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc
trong hội thi.
- Lời cảm ơn của trưởng ban tổ chức đối với đại biểu tham gia Hội thi.
Lưu ý:
- Nội dung thi nghi thức nên thi làm 2 phần:
+ Phần I: Thi Nghi lễ nghi thức.
+ Phần II: Thi hiểu biết và kỹ năng chỉ huy.
Ví dụ:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2014 - 2015
Theo kế hoạch năm học, lễ khai giảng năm học 2014– 2015 sẽ được tổ chức vào
ngày 05/9/2014. Đây là công việc quan trọng khởi đầu cho năm học mới và là ngày
hội của toàn thể thầy cô giáo và học sinh.
I. Thời gian khai giảng: Buổi sáng, từ 7 giờ ngày 05/9/2014.
II. Địa điểm: Tại sân trường Tiểu học ……………………...
III. Thành phần:
Khách mời (Đại diện Đảng ủy UBND xã, hội cha mẹ học sinh và lãnh đạo các
thôn)

Toàn thể các thầy cô giáo và học sinh nhà trường
IV. Tổ chức thực hiện
1. Công tác chuẩn bị:
Thời gian
TT
Nội dung
Người phụ trách
hoàn
Yêu cầu
thành
Tập luyện nghi lễ: ĐC , …….. , GV
Đội đốt đuốc: 10 em
Trống, diễu hành, đốt lớp 1
1
3/9/2014 nam, áo quần theo
đuốc, đón học sinh lớp
nghi lễ Đội.
1
Bài viết: Diễu hành, ĐC
dâng hoa, đốt đuốc, ……………....
2
3/9/2014
cảm tưởng của học
sinh, đón học sinh lớp 1
13


3

Tập các tiết mục văn Đ/c từ Lớp 1 – 5 +

nghệ học sinh
GVCN Phụ trách
Tập bài múa dâng hoa
Đ/c Tú

/8/2014

4

5

6

7

8

9

Băng rôn, khẩu hiệu, Đ/c ĐV Đoàn viên
market khai giảng,
trang hoàng khán đài,
loa máy
Cờ Tổ quốc (Đội), bảng GVCN
tên lớp, ghế ngồi HS
Bóng bay, cờ xéo nhỏ
HS lớp 1 đến lớp 5
Trang trí lại trống
trường,
Cờ vui

Đuốc của học sinh, đài
đuốc, xăng.
+ chậu hs dâng hoa
- Hoa tươi, cắm hoa.
- Khăn trải bàn.
- Hoa tặng hs lớp 1

Sắp xếp khán đài, văn
phòng
Đọc bài diễu hành, đón
11 hs lớp 1, dâng hoa, đốt
đuốc
Trang phục (múa dâng
12 hoa, văn nghệ), trang
điểm văn nghệ,
10

3/9/2014

5/9/2014

Mỗi lớp 1 lá, cán
cờ, bảng tên cùng
kích cỡ, nền đỏ, chữ
trắng viền xanh.
HS chuẩn bị

/9/2014

20 cán nhỏ dài 1,5m

(HS khối 5 nộp)

/9/2014

08 đuốc, trang trí lại
đài đuốc, chậu hoa

/9/2014

Đ/c ………..

Lớp 5A, lớp 5B

08 hs nam,nữ (lấy
trong tiết mục vn tốp
ca)

/8/2014

Đ/c ĐV

GV khối1,2
GV khối 3
Đ/c …………

05 tiết mục

- Mỗi GV chuẩn bị
01 nắm hoa tươi trí
05/9/2014 văn phòng, khán đài.

- Mua 02 bó hoa
tặng hs lớp 1
05/9/2014

Đ/c ………….

GV (1 nam + nữ)
05/9/2014

Đ/c ………
GVCN, GV
chuyên biệt

Trang phục Đội.
05/9/2014 Mua 1 hộp son phấn
trang điểm đội vn.
14


13 Tiếp tân
Đ/c .................
Quà tặng cho các đội Đ/c ………….
14
văn nghệ
Văn nghệ của giáo viên Toàn bộ GV
17

05/9/2014 Ly, nước uống
Cơ cấu 5 giải: 2
05/9/2014

nhất, 2 nhì, 1 giải ba
GV chuẩn bị 02 tiết
/9/2014
mục.

2. Nội dung, chương trình lễ khai giảng:
tt
1
2
3

Nội dung
ổn định tổ chức
Đón đại biểu (Lễ duyệt đội)
Lễ đón HS lớp 1

4

Nghi lễ: chào cờ, sinh hoạt
truyền thống, dâng hoa

5

Tuyên bố lý do, giới thiệu
đại biểu, thông qua chương
trình buổi lễ
Đọc thư của Chủ tịch nước
gửi các thầy cô giáo, HS,
SV
Đọc diễn văn khai giảng

năm học mới
Đánh trống khai trường

6

7
8
9

10
11
12
13
14

Phát biểu của lãnh đạo
huyện, Phòng GD, Địa
phương
Phát biểu của đại diện Hội
cha mẹ học sinh.
Phát biểu của đại diện GV
Phát biểu của đại diện HS
Lễ “Hội”: Văn nghệ chào
mừng
Đồng diễn múa hát sân

Phương tiện

Bài viết đón HS lớp 1
(Đ/c Hiệu phó), cờ, hoa

Đội cờ, đội trống, đội
đốt đuốc, đội múa, đội
dâng hoa
Chương trình buổi lễ

Thực hiện
Đ/c Phúc , GVCN
Phó hiệu trưởng
Đội nghi lễ, GV lớp 1
Đ/c GV-TPT, đ/c, đội
nghi lễ, GVCN
Phó hiệu trưởng

Thư của Chủ tịch nước

Bí thư Chi bộ

Bài diễn văn

Hiệu trưởng

Trống trường

Đại diện lãnh đạo
UBND xã
Đại diện lãnh đạo

Bài phát biểu

Bài phát biểu

Bài phát biểu
Bài phát biểu
Đàn, lời dẫn

Đại diện Hội cha mẹ
học sinh.
Đ/c …….
Liên đội trưởng
GV và HS

Băng đĩa

Đ/c…….., GVCN
15


trường bài “Tiến lên Đoàn
viên” Văn Nghệ
15 Trò chơi: Nhảy bao bố, Kéo
co, Đổ nước vào chai
16 Bế mạc, chào cờ kết thúc
buổi lễ
17 Toạ đàm thân mật

Bao bố, dây dù, chậu
nước, chai bảy
Bài bế mạc
Văn phòng nhà trường

HS, Tổ trọngtài,

GVCN
Ban tổ chức, Đội nghi
lễ
Đại biểu, BGH, GV,
NV

Giải pháp 3. Triển khai thực hiện tốt Chương trình rèn luyện đội viên.
Phối kết hợp với anh chị phụ trách để nắm bắt hoàn cảnh của từng Đội viên để
có phương pháp rèn luyện, giúp đở kịp thời,
Tổ chức cho các đội viên đăng ký đôi bạn cùng tiến , đăng ký các chuyên hiệu
như An toàn giao thông, chăm học, nhà sử học nho tuổi , nghi thức đội ...
Thường xuyên tổ chức các hoạt động có ý nghĩa nhăm ôn lại các truyền thống
Đội, Đoàn, Đảng, Bác Hồ kính yêu, vê quê hương đất nước...bắng các hình thức sân
khấu hóa tiết chào cờ.
Rèn luyện được kỹ năng sống cho các em qua các hoạt động tuyên truyền
giáo dục như; giáo dục các em về truyền thống nhà trường , truyền thống quê hương
đất nước thông qua các cuộc thi tìm hiểu ,các chương trình phát thanh măng non,
chăm sóc các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử ( L Đội đã nhận và chăm sóc ……………. ).
Hướng dẩn các em biết nói lời hay, làm việc tốt như biết yêu thương chăm sóc bạn
bè, người thân, người già, những gia đình có công với cách mạng…Biết đoàn kết ,
giử kỹ luật, phòng tránh những tệ nạn và bạo lực học đường thông qua các môn học
GDCD , tuyên truyền , học tập luật ATGT hay các tiết học ngoại khóa, thông qua các
hoạt động tập thể , các hội thi, các phong trào hoạt động như; Đàn ga khăn quàng
đỏ ,Giúp bạn đến trường Phong trào góp đá xây dựng Trường sa….
Tham mưu đắc lực cho Ban giám hiệu nhà trường để thành lập Ban chỉ đạo
thực hiện chương trình RLĐV xuyên suốt cả năm học.
Giải pháp 4. Xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá công tác thi đua
Dựa trên kế hoạch hoạt động Đội trong năm học để xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá công tác thi đua, nhăm tạo cho các em hứng thú trong các hoạt động. Phát huy tối
đa sức mạnh tập thể giưa các chi đội.

16


Tổ chức các hội thi (Thi báo tường, thi Nghi thức), các sân chơi trí tuệ ( Rung
chuông vàng, Kính vạn hoa), tổ chức các hoạt động vui tơi lành mạnh như văn nghệ ,
thể dục thể thao , trò chơi dân gian để lôi cuốn các em tham gia ,và yêu thích được
đến trường để tham gia. Qua các hoạt động đó phải làm tốt công tác thi đua và phong
trào thi đua phải mang tính thiết thực, công bằng, khách quan. Điều này sẽ khuyến
khích được sự tham gia chủ động, phát huy được tính tự giác của các em Đồng thời
qua đó giúp các em đỡ căng thẳng , mệt mỏi sau mỗi tiết học , mỗi buổi học (Lưu ý :
trong khi tổ chức các hoạt động này không được gây áp lực, quá tải mà phải sát với
điều kiện nhà trường , điều kiện học sinh)
Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể theo ngày ,tuần , tháng , học kỳ , ca năm.
Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiện thông qua các tiết chào cờ, sơ kết, tổng
kết... nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm, khắc phục kịp thời cho các hoạt động tiếp
nối.
Ví dụ:
TIÊU CHÍ THI ĐUA HÀNG NGÀY
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC ................
1. Sĩ số:
- Đầy đủ: 2 điểm
- Vắng không phép: - 2 điểm
- Đi học muộn: - 1 điểm/ĐV-NĐ
2. Tư cách Đội viên. (khăn quàng đỏ, mũ cà lô, ghế ngồi):
- Đầy đủ: 2 điểm
- Thiếu: -1 điểm/ĐV-NĐ.
3. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ (xếp hàng vào lớp, đọc 5 điều Bác Hồ dạy,
truy bài đầu buổi):
- Tốt: 2 điểm
- Không sinh hoạt: -5 điểm.

- Sinh hoạt không có chất lượng: - 2 điểm.
4. Sinh hoạt 15’ giữa giờ:
- Tốt: 2 điểm
- Lộn xộn: - 1 điểm.
5. Vệ sinh lớp và khu vực được phân công:
- Tốt: 5 điểm.
17


- Không trực: -5 điểm.
- Trực muộn và bẩn: - 3 điểm.
6. Quạt điện và điện sáng:
- Sử dụng phù hợp: 2 điểm.
- Sử dụng không phù hợp: - 3 điểm
7. Chăm sóc hoa:
- Tốt: 2 điểm.
- Cỏ nhiều, rác ở bồn hoa: - 3 điểm.
8. Các lỗi vi phạm khác:
- Nói tục, chửi thề, ngồi lên bàn ghế; viết vẽ bậy lên bàn ghế, cửa sổ, tường: 5 điểm.
- Đánh nhau, chơi các trò chơi nguy hiểm, mang các đồ chơi nguy hiểm: - 10
điểm
- Đi xe đạp, xe máy vào sân trường (kể cả phụ huynh của học sinh): - 10 điểm.
Thành lập Đội cờ đỏ chấm điểm hàng ngày:
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 TÂN THUỶ
DANH SÁCH ĐỘI TRỰC SAO ĐỎ
TT

Họ và tên


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nguyễn Thi K Trang
NguyễnThịMinh Phương
Nguyễn Danh Lưu
Nguyễn Trọng Học
Lê Thuận Phi
ĐinhThịHồng Phượng
Ngô Thị Thảo May
Dương Công Hiển
Nguyễn Thị Thu Uyên
Dương Thị Diệu Thúy

Chi đội

Nhiệm vụ

Nguyễn Bá Ngọc
Vừa A Dính

Kim Đồng
Phan Đình Giót
La Văn Cầu

LĐT
UV
LĐP
UV
UV

Nguyễn Bá Ngọc
Vừa A Dính
Kim Đồng
Phan Đình Giót
La Văn Cầu

UV
UV
UV
UV
UV

Địa chỉ
(điện thoại)
Tân lực
Tân Thịnh
Tân Truyền
Tân Đa
Tân Truyền
Tân Truyền

Mỹ Thủy
Tân Thịnh
Tân Lực
Tân Thịnh

18


13
Giải pháp 5. Tranh thủ sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, phối hợp chặt chẽ với lực lượng phụ trách công tác Đội trên địa bàn dân
cư.
1. GV-TPT Đội tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường:
TPT Đội là một cán bộ nằm trong hệ thống cán bộ quản lý, vì vậy TPT có nhiệm
vụ tham mưu cho Hiệu trưởng về hoạt Đội,về kế hoạch công công tác Đội trong năm
học, đưa kế hoạch đó trở thành một bộ phận kế hoạch trong kế hoạch chung của Nhà
trường. Đề xuất yêu cầu nhà trường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết cho công
tác Đội.
Ví dụ: Hoạt động 26/3 cần 500.000 đ hỗ trợ
Trong đó 300.000 đ cho phần thưởng, 200.000 đ cho cắt dán, trang trí, cơ sở vật
chất
Sau khi được nhà trường đồng ý, TPT sẽ phối hợp với Hiệu trưởng nhà trường
trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cụ thể cho Liên đội theo kế hoạch đã duyệt.
2. Tranh thủ sự chỉ đạo của Chi đoàn trường:
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn Liên đội là khâu then chốt trong
toàn bộ chuỗi hoạt động của Đội. Vì vậy TPT phải kiên quyết chỉ đạo thực hiện,
tránh tình trạng “ Đầu voi đuôi chuột”. Muốn thực hiện, chỉ đạo tốt trước hết:
+ Tôi vận động, truyên truyền làm cho Đội viên hiểu biết tin tưởng, phấn khởi và
tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra
+ Tạo được sự đồng tình ủng hộ của tập thể giáo viên nhà trường, của đội ngũ

phụ trách chi đội
Để tổ chức thực hiện tốt tôi đã chú trọng các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức, chỉ đạo và hình thành được mối quan hệ hợp tác giữa TPT Đội, gây
được niềm tin cho các em đối với chương trình kế hoạch đã đề ra
+ Tổ chức tốt các đợt thi đua và làm tốt công tác chỉ đạo điểm và nhân điển hình
Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ vai trò tự quản của Đội và từng đội viên.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời uốn nắn, khen thưởng từng
tập thể chi đội và từng đội viên
Ví dụ: Tổ chức Hội thi Nghi thức Đội; sau khi được nhà trường đồng ý, tôi thông
qua trước Hội đồng sư phạm được Hội đồng sư phạm nhất trí. Tôi triển khai kế
19


hoạch lên bảng ké họch Đội, họp BCH Liên đội triển khai công việc, truyên truyền
về từng Chi đội và tiến hành thực hiện. Sau khi tổ chức xong hội thi, tôi tổng kết
đánh giá và khen thưởng kịp thời cho các Chi đội đạt kết quả cao và các em chỉ huy
đạt chỉ huy giỏi
Trong quá trình thực hiện tôi phát hiện ra rằng; muốn làm tốt công tác Đội tôi
không thể ôm một mình mà cần tham mưu phối hợp với các tổ chức Đảng, chính
quyền, các ban ngành, đoàn thể và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
3. Phối hợp phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Với suy nghĩ làm gì để cho toàn trường đều làm công tác Đội, các tổ chức ngoài
nhà trường ( Đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…) đều tham gia công tác Đội,
tôi đã trăn trở và biết rằng muốn làm được điều đó mình cần phải:
+ Xây dựng được kế hoạch phối hợp đồng bộ, toàn diện phải thiết kế, xây dựng
được các hoạt động chung với các phương thức linh hoạt, phong phú vừa đáp ứng
được nhiệm vụ của nhà trường, vừa hỗ trỗ tích cực cho công tác giáo dục của địa
phương.
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch tổ chức Tết trung thu tại xã cho thiếu nhi
+ Tham mưu với BCH xã Đoàn, Chi đoàn trường các hoạt động trong năm,

trong tháng và đặc biệt là các hoạt động nhân các ngày lễ lớn để cùng giúp đỡ,chỉ
đạo thực hiện có kết quả
+ Gặp, vận động phụ huynh các em quan tâm, tạo điều kiện để các em được
hoạt động Đội ngoài giờ lên lớp
+ Giao lưu với Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh của xã nhân các ngày lễ
Ví dụ: Ngày 8/3, Liên đội cử đội truyên truyền Măng non, đội văn nghệ và BCH
Liên đội đến giao lưu văn nghệ, truyên truyền về hoạt động đội trong Nhà trường với
các cô, các chị phụ nữ.
Với những việc làm đó tôi đã làm cho các tổ chức trong và ngoài nhà trường
biết đến công tác Đội và bắt tay cùng giúp đỡ hoạt động Đội có hiệu quả
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
* Kết quả sau một năm hoạt động và tổ chức các phong trào thu được như sau:
Thời gian
Câu hỏi

Tổng số
Đội viên

Đầu năm
học

Giữa

Cuối

Năm học

năm học
20



Không thích tham gia vào các
phong trào hoạt động Đội.

113

47

12

0

Thích tham gia vào các phong
trào hoạt động Đội.

113

46

67

113

Rất thích tham gia vào các
phong trào hoạt động Đội.

113

20


67

113

Đánh giá Chi đội so với năm trước
TT

Chi đội

Kết quả xếp loại
Chi đội năm học
2013-2014

Kết quả xếp loại
Chi đội năm học
2014-2015

1

Nguyễn Bá Ngọc

VMXS

VMXS

2

Vừa A Dính

VMXS


VMXS

3

Kim Đồng

K

VMXS

4

Phan Đình Giót

K

VMXS

5

La Văn Cầu

K

K

Kết quả tập thể:
Đánh giá xếp loại đội viên: Hoàn thành tốt 100%
Thực hiện các chương trình RLĐV: Đạt 99%

Tổ chức, tham gia các phong trào thực hiện tốt và có hiệu quả 7/8 phong trào lớn.
Đánh giá xếp loại Chi Đội: 5/5 Chi đội mạnh - đạt 100%
Xếp loại liên Đội – Đề nghị Hội đồng Đội Huyện khen thưởng – Liên Đội Vững
mạnh xuất sắc.
Kết quả cá nhân: Đề nghị HDĐ khen thương Tổng phụ trách Đội Giỏi
Học sinh được khen: Chỉ huy Đội giỏi: 40 Đội Viên
21


Hoàn thành chương trinh Đội viên; 113 đội viên đạt 100%
PHÂN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Việc tổ chức các hoạt động phong trào để thu hút và tập thiếu nhi trong nhà
trường phổ thông tại liên đội trường Tiểu học là rất cần thiết và bổ ích. Nó góp phần
tích cực trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em
học sinh, làm tốt được công tác này, chúng ta sẽ tạo ra một tiền đề, cơ sở vững chắc
trong hoạt động của liên đội. Thông qua các hoạt động này chúng ta đã đào tạo một
lớp cán bộ Đội năng động, nhiệt tình, có tri thức về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội,
đảm bảo tính kế thừa là đội kế cận trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào
cho thanh thiếu nhi, góp phần làm nên thắng lợi mục đích, lý tưởng của Đảng và
Bác Hồ kính yêu.
Về cơ bản việc tổ chức các hoạt động để tập hợp và thu hút thiếu nhi đã tạo nên
bước chuyển biến mới - Một không khí thi đua đầy hứng khởi ở các em học sinh và
trong các hoạt động của liên đội trong năm học vừa qua. Nó giúp cán bộ Đội biết tổ
chức, phát huy năng lực trước tập thể, qua đó các em luôn tu dưỡng, phấn đấu trở
thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ rèn luyện mình trong các phong trào
hoạt động Đội.
Thông qua các hoạt động tập thể trong nhà trường đã đi vào nề nếp, đạt hiệu
quả cao. Các nội dung hoạt động của liên đội cũng trở lên phong phú, sinh động và
hấp dẫn với nhiều màu sắc, học sinh nâng cao vai trò tự quản trong các buổi hoạt

động phong trào của Đội góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đội thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh.
Việc tổ chức hoạt động phong trào để thu hút và tập hợp thiếu nhi trong năm
qua ở trường Tiểu học ngày càng có hiệu quả, điều quan trọng cần chú ý đến nội
dung và hình thức hoạt động của các phong trào - Đó vừa là sân chơi vừa cũng là nơi
để các em rèn luyện và trao đổi kiến thức.
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
nhà trường, bạn bè đồng nghiệp sự nhiệt tình tham gia của các em học sinh.

22


Tôi nhận thấy đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có tác dụng rất tốt tới các hoạt
động tập thể của liên đội. Kết quả đội ngũ cán bộ Đội – các hoạt động phong trào
cuối năm học so với đầu năm học đã có rất nhiều tiến bộ. Từ chỗ các em chỉ biết
tham gia thụ động vào các hoạt động thì nay các em đã biết lên kế hoạch và tổ chức
các hoạt động phong trào nâng cao dần về kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội.
Hướng mở rộng của đề tài: Nhân rộng các chi đội trên toàn huyện và công tác
nhi đồng.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao các hoạt động phong trào thu
hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
Người giáo viên Tổng phụ trách Đội phải xác định được vị trí vai trò của mình
trong công tác giáo dục học sinh thông qua các hoạt động Đội nhằm thu hút đông
đảo thiếu nhi tham gia, tạo sân chơi thực sự bổ ích cho các em.
Thường xuyên phải tổ chức các phong trào hoạt động cho thiếu nhi trong suốt
năm học theo “Chủ đề, chủ điểm của tháng”, “Về nguồn”, “Thi cắm hoa”, “ Thi thể
dục thể thao”, “ Văn hóa văn nghệ”…
Động viên khuyến kích kịp thời các em trong quá trình tham gia các hoạt động – Lấy
các em làm trung tâm trong mọi phong trào hoạt động, phát huy vai trò làm làm chủ

của các em.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của riêng bản thân tôi trong quá trình làm
công tác Đội, bản thân tôi đã đúc kết được trong năm học 2014 - 2015. Kinh nghiệm
trên chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu xót, mong các quý đồng nghiệp, các anh chị đi trước
đóng góp, bổ sung để cho sáng kiến này ngày càng được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

23



×