Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số biện pháp giúp hs học nhóm trong môn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.23 KB, 16 trang )

1.Tên đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHO HỌC SINH
LỚP 3 HOẠT ĐỘNG NHÓM CÓ HIỆU QUẢ KHI GIẢNG DẠY MÔN
TIẾNG VIỆT
2. Đặt vấn đề:
2.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
có hiệu quả khi giảng dạy môn Tiếng Việt
Hoạt động nhóm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giảng dạy ở bậc
Tiểu học. Hoạt động nhóm trở thành một đòi hỏi cơ bản của lớp học. Đầu tiên
học sinh phải học, sau đó các em biết hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm giúp
các em thể hiện tư tưởng, trao đổi với bạn bè tư duy của mình. Hoạt động
nhóm là cơ sở để học sinh mạnh dạn tiếp thu, diễn đạt tốt tất cả các môn học.
Nhóm còn là cầu nối giữa giáo viên và học sinh, là sợi dây liên kết giữa hoạt
động chủ đạo của giáo viên với từng hoạt động của học sinh. Hoạt động nhóm
tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, góp phần
vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Hoạt động nhóm còn rèn
cho các em được một số kĩ năng cơ bản: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ, kĩ năng xây dựng niềm tin....Trong các tiết dạy, nhất là trong môn
Tiếng Việt nếu được tổ chức đúng lúc và đúng phương pháp thì hình thức hoạt
động nhóm sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao cho tiết học.
2.2 Thực trạng:
a. Về phía giáo viên:
Tuy thời gian gần đây, hình thức tổ chức học theo nhóm đã được tổ
chức rộng rãi trong trường Tiểu học và giáo viên đưa vào giảng dạy hầu hết
các phân môn trong môn Tiếng Việt (và cả những môn học khác). Nhưng thực
tế, tôi cũng như một số anh chị em đồng nghiệp vẫn thấy còn ít nhiều lúng
túng khi tổ chức cho học sinh học theo nhóm. Do chưa có kinh nghiệm nhiều
và chưa làm tốt bước chuẩn bị nên khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
thì kết quả không đồng bộ: có nhóm hoạt động tích cực, có nhóm hoạt động
một cách hình thức. Hoặc trong cùng một nhóm thì có một số em không tham
gia làm việc cùng với các bạn hoặc có tham gia nhưng lại không tích cực.
Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả nhóm và những nhóm khác.


Khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, giáo viên thường ít chú ý đến độ khó, dễ
của các câu hỏi đã dẫn đến hiệu quả là có nhóm làm việc ít, có nhóm làm việc
nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng mất trật tự trong lớp học và những ý kiến
trình bày của mỗi nhóm sau khi làm việc có thể không phản ánh được mức độ
hiểu bài của học sinh. Hoặc khi hướng dẫn cho học sinh hoạt động nhóm, do
nêu nội dung chưa rõ ràng, chưa cụ thể nên học sinh không biết mình phải
làm gì và làm như thế nào.


b.Về phía học sinh:
Tuy rằng học sinh lớp 3D do tôi chủ nhiệm đã quen với hình thức hoạt
động nhóm từ các lớp dưới, đã được rèn luyện cách làm việc trong nhóm,
nhưng do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em còn ham
chơi nên khi hoạt động nhóm các em hay nói chuyện, làm việc riêng, có em
còn trêu chọc bạn làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm. Nếu không quản lí
chặt chẽ và giao việc cụ thể trong quá trình hoạt động nhóm thì lớp sẽ ồn ào,
mất trật tự. Hoặc khi các nhóm nhận nhiệm vụ học tập, có thể do nhiệm vụ
đưa ra đối với các em là quá dễ hoặc những nội dung mà các em đã biết nên
có thể các em không cần suy nghĩ, trao đổi thảo luận và tìm cách giải. Vì vậy
các em không còn hào hứng tích cực khi tham gia hoạt động nhóm.
2.3 Lí do chọn đề tài:
Từ những vấn đề nêu trên, tôi nhận thấy rằng: Dạy học theo nhóm là
một hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực và có
nhiều hiệu quả. Dạy học theo nhóm giúp học sinh được hoạt động tự nhiên
thoải mái cũng như phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo và linh hoạt của
học sinh trong học tập. Trong một tiết dạy, ngoài việc tổ chức học theo lớp,
học cá nhân thì hoạt động của lớp sẽ sôi nổi và tích cực hơn khi có tác động
của hình thức hoạt động nhóm. Tuy nhiên, làm thế nào để tổ chức cho việc
"học nhóm" thật sự mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy và tạo hứng thú học tập
cho học sinh mà nhất là trong môn Tiếng Việt? Đây là một câu hỏi mà mỗi

giáo viên luôn trăn trở, suy nghĩ. Để làm tốt được vấn đề đặt ra này, tôi đã suy
nghĩ và tìm ra: “Một số biện pháp tổ chức cho học sinh lớp 3D trường Tiểu
học Hồ Phước Hậu hoạt động nhóm có hiệu quả khi giảng dạy môn Tiếng
Việt”. Đó cũng là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học này.
2.4 Giới hạn của đề tài: Việc tổ chức hoạt động nhóm trong môn
Tiếng Việt tại lớp 3D trường Tiểu học Hồ Phước Hậu năm học 2015- 2016.
3. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta biết, mục tiêu môn Tiếng Việt cấp Tiểu học là hình thành
và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)
để học tập và giao tiếp, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, bồi
dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của Tiếng Việt cho học sinh. Mặt khác, vì là môn công cụ giao tiếp nên
phương pháp dạy học tích cực, trong đó học sinh đóng vai trò chủ đạo trong
học tập là yêu cầu rất cần thiết.
Vì vậy, hoạt động nhóm là một kĩ năng vô cùng quan trọng. Khi nói về
rèn kĩ năng hoạt động nhóm chúng ta hãy nghĩ nhiều đến việc trao đổi, trình
bày, ý kiến, thảo luận....là dạy học giao tiếp, học sinh với học sinh cùng trao
đổi.


4.Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy việc hoạt động nhóm đòi hỏi học
sinh phải tự nêu ý kiến, nhận xét, thảo luận, trình bày,...Hoạt động nhóm là
thước đo chính xác về năng lực tư duy, bày tỏ ý kiến, trình bày về tổng hợp
của các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện...Và thực
tế giảng dạy lớp 3, tôi thấy hoạt động nhóm là một hoạt động xuyên suốt năm
học cũng như trong tất cả các môn học, các em phải hoạt động nhóm để giải
quyết được các bài tập, các câu hỏi khó,...
Mặt khác, tại trường tôi có giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương
pháp theo cách tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, thiếu tự tin khi giao

việc cho các em. Vẫn còn giảng giải nhiều khi tổ chức cho học sinh hoạt động
nhóm. Hơn nữa mấy năm qua, trường tôi chưa có giáo viên nào nghiên cứu đề
tài này nên bản thân tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi của lớp để khắc phục
những hạn chế trong việc học và hoạt động nhóm của học sinh mình.
5. Nội dung nghiên cứu:
Để làm tốt việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, tôi đã thực hiện
tốt một số biện pháp sau:
5.1 Soạn bài: Bản thân tôi nghiên cứu chọn những bài, những câu hỏi
trong bài học có độ khó tương đối, có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian
và nhiều người tham gia thảo luận, tranh luận để chuẩn bị nội dung câu hỏi
cho học sinh hoạt động nhóm.
5.2 Việc chia nhóm: Tùy theo từng nhiệm vụ giao cho học sinh mà
chia nhóm. Có nhiều cách chia nhóm:
- Chia nhóm cố định suốt một học kì hoặc cả năm "Chia nhóm theo tổ".
Hình thức nhóm này giáo viên có thể áp dụng thực hiện khi tổ chức trò chơi
tiếp sức hoặc khi củng cố bài. Áp dụng thực hiện khi tổ chức trò chơi tiêp sức
hoặc khi củng cố bài. Ví dụ: Trò chơi tiếp sức: Tìm từ có tiếng "trâu" hoặc
"châu" khi dạy bài chính tả "Đôi bạn" SGK/trang 132.
Cách chơi như sau: Giáo viên tổ chức cho 3 nhóm thi đua. Lần lượt
từng em trong mỗi nhóm ghi vào cột của nhóm mình một từ chứa tiếng "trâu"
hoặc "châu". Sau thời gian quy định nhóm nào ghi được nhiều từ đúng là
thắng.
- Chia nhóm tạm thời trong một tiết học hoặc trong một bài tập để thực
hiện nhiệm vụ học tập nào đó tùy vào mục đích hoạt động dạy và học. Chẳng
hạn, để tổ chức việc đọc theo nhóm trong tiết tập đọc, tùy theo nội dung bài
mà giáo viên áp dụng việc chia nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4,..hay khi tìm nội
dung bài của tiết Tập đọc thì thường cho học sinh hoạt động theo nhóm 2.
- Chia nhóm ngẫu nhiên: Khi cần học sinh thảo luận để tìm câu trả lời
đúng cho một bài tập trắc nghiệm hay trao đổi về một tình huống,.... Và nội
dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó, dễ. Những lúc này



tôi đã áp dụng cách chia nhóm ngẫu nhiên. Có nhiều cách chia nhóm ngẫu
nhiên như:
+ Chia nhóm theo cách đánh số: Nếu dự định chia lớp thành 5 nhóm,
giáo viên cho học sinh đếm từ 1 đến 5 sau đó lặp lại. Khi chia nhóm tất cả học
sinh mang số 1 vào nhóm 1, học sinh mang số 2 vào nhóm 2 ...hoặc chia lớp
theo nhóm 5 thì 5 học sinh từ số 1 đến số 5 vào một nhóm...
+ Chia nhóm theo địa bàn cư trú.
+ Chia nhóm theo đặc điểm tâm sinh lí học sinh: Những em nào thường
chơi với nhau, có thói quen đặc điểm tâm sinh lý giống nhau thì được ghép
vào một nhóm. Những em trong nhóm này thường là dễ gần, dễ hiểu nhau nên
dễ trao đổi với nhau hơn. Song để tạo thêm hứng thú cho học sinh, tôi đặt
thêm những cái tên rất ngộ nghĩnh cho mỗi nhóm hoặc các em tự chọn
"Nhóm thỏ trắng, Nhóm mèo đen, Nhóm hoa hồng,....”để xưng hô, gọi tên, trả
lời với nhau.
- Chia nhóm theo đối tượng: Bản thân tôi phải nghiên cứu nội dung bài,
phân loại câu hỏi trước để giao cho từng nhóm. Những câu khó giao cho
nhóm học tốt, những em chậm thì giao những câu hỏi vừa sức. Cách làm này
sẽ giúp các em tận dụng hết mọi năng lực của bản thân. Do câu hỏi sát đối
tượng nên đa phần các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chính vì thế,
các nhóm làm việc rất hào hứng và tự tin.
Ngoài ra, khi nội dung kiến thức cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên
chia nhóm cùng trình độ. Khi nội dung kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau
như các bài ôn tập thì nên chia nhóm đủ trình độ để các em học tốt giúp đỡ
những em chậm.
Tôi thường xuyên thay đổi việc chia nhóm như vậy trong quá trình dạy
học môn Tiếng Việt. Để cho học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả, phải luôn
tổ chức cho tất cả các thành viên trong nhóm đều hoạt động như nhau, có vai
trò như nhau. Trong một nhóm dù ít hay nhiều cũng phải có nhóm trưởng, thư

kí, báo cáo viên, nhóm viên,... để các em có ý thức được nhiệm vụ của mình
mà hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời, tôi cũng chú ý luân phiên thay đổi
chức danh để tất cả các em học sinh có tham gia một trong các vai trò trên.
VD: Trong tiết Tập đọc này em A làm nhóm trưởng nhưng sang tiết sau thì em
B làm nhóm trưởng. Hoặc trong tiết Luyện từ và câu này em số 1 làm thư kí,
sang tiết Luyện từ và câu khác tôi lại cho em số 2 làm thư kí...
5.3 Việc giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Để nhiệm vụ giao từng nhóm không quá đơn giản hoặc không quá
khó, khi soạn bài giáo viên nên dành thời gian đầu tư, suy nghĩ nhằm tìm ra
các bài tập hoặc các nhiệm vụ học tập phù hợp với học sinh đồng thời tạo
hứng thú cho các em để việc hoạt động nhóm có hiệu quả hơn. VD: Trong tiết
2 bài tập đọc "Môi Côi xử kiện" (sách Tiếng Việt 3/1 trang 139) ở phần tìm


hiểu bài giáo viên chia nhóm học sinh thảo luận theo câu hỏi. Giáo viên có thể
biên soạn lại 5 câu hỏi trong SGK thành các vấn đề:
1. Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
2. Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?
3. Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
4. Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên tòa?
5. Em hãy đặt tên khác cho truyện?
Cách làm này sẽ lôi cuốn tất cả học sinh cùng tham gia tìm hiểu bài
một cách hào hứng, tích cực và khi các nhóm trình bày sẽ thấy các em đưa ra
rất nhiều ý kiến hay.VD: Các em đã chọn được tên khác cho bài văn nhưng
mỗi nhóm lại nêu được lí do chọn khác nhau. Từ đó, giáo viên sẽ nhận thấy
những hiểu biết này đều là do sự khám phá của tất cả các thành viên trong
nhóm. Khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, tùy theo cách chia nhóm mà lựa
chọn nội dung phù hợp.Và để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả giáo viên
cần lưu ý một điều nữa là: Tùy theo nội dung hoạt động mà giáo viên chuẩn bị
đầy đủ phiếu giao việc, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, nội dung bài tập...và phải

lên kế hoạch hoạt động nhóm thật chi tiết. Việc làm này tuy mất thời gian của
giáo viên nhưng đem lại nhiều hiệu quả rất cao. Các nhóm sẽ hoạt động một
cách hợp lí, khoa học và không lãng phí thời gian. Bởi trong một tiết dạy, cần
tổ chức xen kẽ nhiều hình thức dạy học và thời gian dành cho hoạt động nhóm
cũng không nhiều. Ví dụ : Khi dạy phân môn "Luyện từ và câu" trong bài "Từ
ngữ về thành thị và nông thôn. Dấu phẩy" ở bài tập 2 "Hãy kể tên các sự vật
và công việc thường thấy ở thành phố và nông thôn" giáo viên sẽ chuẩn bị thẻ
chữ, bảng cài, bảng nhóm, bút dạ...Đầu tiên giáo viên giới thiệu yêu cầu bài
trên thẻ chữ và bảng cài để đỡ thời gian ghi vì đề bài tương đối dài và cũng để
các em hình dung sơ lược cách làm. Tiếp đó, giáo viên chia nhóm 4, giao
nhiệm vụ cụ thể rồi phát bảng nhóm cho các nhóm làm bài. Sau khi các nhóm
đã trình bày xong bài của nhóm mình, giáo viên yêu cầu thêm " Ngoài các câu
trên bảng, các em tìm xem có câu nào khác nữa?" lần này những câu mà các
em tìm được giáo viên thực hiện trên bảng cài và thẻ chữ. Cách làm này vừa
tiết kiệm thời gian vừa kích thích thêm sự suy nghĩ động não của học sinh
đồng thời cũng tạo thêm hứng thú cho tiết học. Bên cạnh đó, đặc điểm của
học sinh Tiểu học rất say mê với cái mới nhưng cũng rất chóng chán. Cho nên
trong tiết dạy, giáo viên cần thực hiện xen kẽ nhiều hoạt động dạy học khác
nhau: học trên lớp, học cá nhân, học theo nhóm...và cả việc thay đổi không
gian lớp học: học ngoài trời, học trong lớp. Giáo viên không nên lạm dụng, tổ
chức quá nhiều hoạt động nhóm trong một tiết dạy. Đồng thời phải luôn tạo ra
một không khí chân tình, cởi mở, dí dỏm trong lớp học nhằm giúp các em học
tập một cách tự nhiên không bị gò ép. Và khi đó, hiệu quả của việc hoạt động
nhóm cũng như các hoạt động khác sẽ tăng lên rất nhiều.


5.4 Việc điều hành lớp của giáo viên
Để bao quát lớp, khi các nhóm hoạt động giáo viên thường xuyên đến
với các nhóm giúp các em làm việc, đồng thời động viên các em hay lơ là
cùng tham gia hoạt động với cả nhóm. Em nào mải chơi, mải nghịch giáo viên

nên nhắc nhở ngay và khuyến khích các em hãy làm việc vì nhiệm vụ chung
của nhóm. Điều quan trọng là giáo viên luôn tìm cách tổ chức để các nhóm
hoạt động có hiệu quả. Các thành viên trong nhóm phải hiểu được nhiệm vụ
của nhóm mình cũng như nhiệm vụ riêng của từng người.Ví dụ: Khi dạy bài
tập làm văn ở bài tập 2: "Kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị"
giáo viên có thể tổ chức cho các em hoạt động nhóm như sau: Trước hết, giáo
viên giao nhiệm vụ: Bây giờ các em sẽ hoạt động theo nhóm 4" thực hiện
cách chia nhóm theo số thứ tự", các em trong nhóm kể cho nhau nghe......Sau
đó, đại diện các nhóm sẽ lên kể, thời gian cho các em là 5 phút. Trong khi các
nhóm làm việc, giáo viên có thể đến với các nhóm, chú lắng nghe cũng như
để xem mức độ làm việc của các nhóm, kịp thời giúp đỡ khi có em lúng túng.
Ở phần các nhóm thi kể, ngoài việc nhận xét giáo viên nên khuyến khích các
em kể theo ý tự chọn của mình có thể thêm hoặc bớt từ nhưng vẫn đảm bảo
nội dung của câu chuyện. Không chỉ đến với các nhóm động viên giúp đỡ các
em mà để cho hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao, giáo viên cũng nên sử dụng
nhiều biện pháp để kiểm tra kết quả làm việc của nhóm như: thái độ, tác
phong làm việc, phương pháp điều hành...Trong quá trình học sinh hoạt động
nhóm, giáo viên phải hạn chế tối đa việc nói của mình trong khi các em đang
làm việc.
5.5 Tổ chức báo cáo: Khi đại diện các nhóm lên báo cáo, để tránh việc
các nhóm chỉ chọn những bạn có khả năng nói tốt lên trình bày, còn các em
khác biết mình sẽ không phải nói nên thường không tích cực tham gia hoạt
động, có em sẽ tủi thân vì cảm thấy mình bị bỏ rơi. Vì vậy, việc này cũng nên
cho học sinh luân phiên lên trình bày. Đối với học sinh Tiểu học, khi được cô
giáo giao nhiệm vụ, được quan tâm, được hoạt động cùng các bạn và nhất là
khi thể hiện được ý kiến của nhóm mình, các em sẽ phấn khởi. Tất cả thành
viên của nhóm sẽ hoạt động tích cực hơn để mang lại kết quả tốt nhất cho
nhóm mình. Vì vậy, giáo viên thường tổ chức cho các nhóm thi đua. Ngoài ra,
tôi cũng luôn khuyến khích các nhóm cần hoạt động tích cực trên cơ sở tôn
trọng ý kiến của nhau. Đồng thời cũng rèn cho các em thói quen lắng nghe khi

các nhóm báo cáo để đưa ra lời nhận xét, tránh nhận xét chung chung.
VD: Trong tiết Tập đọc, ở bước thi đọc giữa các nhóm, nếu có em nhận
xét: Thưa cô, bạn đọc to, rõ, nhưng ngắt nghỉ hơi chưa đúng. Thì giáo viên
yêu cầu em chỉ ra bạn đó ngắt hơi chưa đúng ở câu nào và theo em phải đọc
như thế nào là đúng? Hoặc trong tiết Kể chuyện, khi nhận xét đại diện các
nhóm kể, tôi cũng yêu cầu các em nhận xét cụ thể về nội dung, cách thể hiện,
cách diễn đạt....Bản thân giáo viên thì lựa lời nhận xét để nhóm nào cũng thấy


được cái hay của mình, ví dụ: Nhóm 2 kể tốt lắm, nhóm 3 thể hiện vai rất tốt,
nhóm 5 có cách dùng từ hay,...
Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm lên báo cáo.
Không chỉ trích cá nhân mà chỉ phân tích ý tưởng và suy nghĩ hợp lí hay chưa
hợp lí. Khi nhận xét, đánh giá luôn động viên nêu thành tích chung của nhóm.
5.6 Xếp mô hình lớp: Đây cũng là một yếu tố góp phần cho hoạt động
nhóm có hiệu quả. Khi xếp mô hình lớp phải phù hợp với yêu cầu tổ chức
hoạt động dạy - học. Xếp thế nào phải đảm bảo có lối di chuyển để giáo viên
có thể tiếp cận giúp đỡ các nhóm, học sinh có thể xoay trở dễ dàng, không bị
ngồi sai tư thế. Giáo viên không nên cố định vị trí của học sinh hoặc cố định
nhóm để học sinh có cơ hội thay đổi hướng nhìn.
6. Kết quả nghiên cứu:
Với những giải pháp trên, tôi đã giúp cho học sinh hoạt động nhóm có
hiệu quả khi dạy môn Tiếng Việt cũng như các môn khác theo chương trình
mới. Sau một thời gian, với nề nếp hoạt động tốt, với nỗ lực của các em cùng
với sự nhiệt tình trong giảng dạy của tôi, học sinh ngày càng tích cực hơn
trong việc hoạt động nhóm và đạt được kết quả ngày càng cao. Một số em
trước kia thường lơ là không tham gia hoạt động nhóm thì dần dần các em
cũng đã hứng thú, ham mê hoạt động cùng các bạn. Các em đã khắc phục
được tính rụt rè, thụ động và rất mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến. Đến bây
giờ, tôi đã thực hiện một số tiết dạy được tổ, hội đồng cũng như đồng nghiệp

dự giờ học hỏi lẫn nhau. Việc tổ chức hoạt động nhóm như vậy, tôi nhận thấy
tiết học nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn rất nhiều. Giáo viên chỉ đóng vai trò
người điều hành, hướng dẫn, còn các em chủ động làm việc theo yêu cầu.
Những kĩ năng giao tiếp của các em cũng đã được nâng lên rõ rệt. Chất lượng
học tập môn Tiếng Việt theo nhóm của cả lớp ngày càng chuyển biến tốt,
không khí lớp học sôi nổi hẳn lên. Từ đó mà chất lượng học tập của lớp tôi
đạt yêu cầu theo từng giai đoạn, cụ thể:
Kết quả khảo sát đầu năm, kiểm tra cuối kì I vừa qua của lớp tôi đạt
được như sau:


Các năng lực và phẩm
chất

Môn học và hoạt động giáo dục
Giai
đoạn

Khảo
sát đầu
năm
Kiểm
tra
cuối kì
I

Môn

Điểm
dưới 5


Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TV

6 20.0

11

36.7

9


30.0

4

13.3 30

Toán

11 36.7

12

40.0

4

13.3

3

10.0 30

TV

26 86.7

4

13.3


0

Toán

28 93.3

2

6.7

0

TL

Đạt
SL

Chưa đạt

TL

SL

TL

0

100.0


30

100.0

0

100.0

30

100.0

7. Kết luận:
Như vậy có thể nói, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm là một hình
thức học tập mang lại hiệu quả cao. Nó giúp cho học sinh hình thành kỹ năng
giao tiếp, khả năng hợp tác với bạn bè, giáo dục tinh thần tập thể và phát huy
tính tích cực trong học tập. Từ đó, hình thành và phát triển kỹ năng sống cho
học sinh. Qua hoạt động nhóm, các em sẽ được học tập, trao đổi và chia sẻ
những kinh nghiệm về nhiệm vụ học tập của mình và của bạn. Để việc hoạt
động nhóm có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu nội dung từng bài học để chọn phương pháp hoạt động.
- Chú ý đến cách chia nhóm phải phù hợp từng tiết học.
- Hướng dẫn cho học sinh cách điều hành nhóm làm việc.
- Hướng dẫn cách tổ chức báo cáo.
- Sắp xếp mô hình lớp cũng rất quan trọng.
Việc học theo nhóm nếu giáo viên biết tổ chức, điều hành tốt sẽ đem lại
hiệu quả rất cao trong giảng dạy. Còn ngược lại, nếu giáo viên không bao quát
và điều hành được hoạt động của nhóm thì sẽ không mang lại hiệu quả như
mong muốn.
Tùy từng tiết học, từng nội dung bài mà giáo viên lựa chọn những

phương pháp hoạt động phù hợp và cũng không nên máy móc, lạm dụng tiết
dạy nào cũng hoạt động nhóm. Điều quan trọng là khi giảng dạy chương trình
Tiểu học mới, giáo viên cần phải khéo léo phối hợp những hình thức dạy học
khác nhau để tạo sự mềm dẻo, linh hoạt trong quá trình dạy nhằm mang lại
hiệu quả cao.


8. Đề nghị:
Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi xin đề nghị:
Giáo viên Tiểu học nên mạnh dạn tổ chức dạy học theo nhóm vào thời
điểm thích hợp của tiết học để giúp học sinh quen dần với hoạt động nhóm, có
kĩ năng thảo luận nhóm.
Thời lượng dành cho học sinh hoạt động nhóm phải thích hợp để hoàn
chỉnh các bước: Làm việc độc lập, thảo luận trong nhóm, trình bày kết quả và
thảo luận chung.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết trong những
năm làm công tác giảng dạy. Đồng thời tôi cũng chia sẻ cùng đội ngũ giáo
viên của mình và đã thực hiện có hiệu quả. Tôi rất mong được sự đóng góp
của tất cả quý thầy cô để tôi có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần vào
công tác giáo dục- đào tạo trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cao
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đại Đồng, ngày

tháng 3 năm 2016

Người viết
Huỳnh Thị Trung


10. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006
2. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006
3. Những tài liệu liên quan đến việc hoạt động nhóm: Thế giới trong ta,
báo giáo dục và thời đại.
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 3Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2009


11. Mục lục:
Thứ tự
1
2

3
4
5

6
7
8
9
10
11

Tiêu đề
Tên đề tài
Đặt vấn đề
- Tầm quan trọng của vấn đề
- Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề
- Lí do chọn đề tài
- Giới hạn

Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
5.1. Soạn bài
5.2. Chia nhóm
5.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
5.4. Việc điều hành lớp của giáo viên
5.5. Tổ chức báo cáo
5.6. Xếp mô hình lớp
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Mục lục

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
6

6
7
7
8
9
10
12
13


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ PHƯỚC HẬU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LỚP 3 HOẠT ĐỘNG NHÓM CÓ HIỆU
QUẢ KHI GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
Năm học: 2015 – 2016

Na

Họ và tên: Huỳnh Thị Trung
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Ba

Tháng 03 năm 2016








×