Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tư tưởng nữ quyền trong thơ hồ xuân hương (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.84 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

TRƯƠNG THỊ THU HÀ

TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận Văn học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng nữ quyền
trong thơ Hồ Xuân Hương, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu
từ phía nhà trường, các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới ThS. Nguyễn Thị Vân Anh, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện để tôi kịp hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
cạnh, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Tác giả khóa luận

Trương Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thị Vân Anh, sau
một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng nữ
quyền trong thơ Hồ Xuân Hương. Tôi xin cam đoan rằng số liệu nghiên cứu
trong khóa luận này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng
xin cam đoan rằng tất cả những thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả khóa luận

Trương Thị Thu Hà


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ PHÊ BÌNH

NỮ QUYỀN ..................................................................................................... 7
1.1. Chủ nghĩa nữ quyền - nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển ........... 7
1.2. Phê bình nữ quyền .................................................................................... 10
1.3. Văn học nữ quyền .................................................................................... 14
1.4. Khuynh hướng nữ quyền trong văn học Việt Nam .................................. 17
Chương 2: NHỮNG DẤU HIỆU BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG ............................................................ 21
2.1. Ngợi ca, khẳng định bản lĩnh người phụ nữ ............................................ 21
2.2. Hạ bệ đàn ông........................................................................................... 28
2.3. Tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã người phụ nữ ............. 33
Chương 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG ............................................................ 43
3.1. Thể loại..................................................................................................... 43
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 46
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Xuân Hương - nữ sĩ tài năng và độc đáo bậc nhất trong lịch sử văn học
Việt Nam, bà từng được thi sĩ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm”. Sáng
tác thơ của Hồ Xuân Hương đã góp phần làm cho đời sống văn học từ xưa tới
nay trở nên sôi nổi và đa dạng với hàng trăm bài nghiên cứu, hàng trăm ý kiến
trái chiều về thơ bà. Ý kiến về thơ của bà, đặc biệt là mảng thơ Nôm, dù khen
hay chê, tất thảy đều tạo nên diện mạo độc đáo cho kho tàng văn học Việt Nam.
Thơ của bà được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, đưa người đọc đến gần hơn với
văn chương của bà, từ những rung động mạnh trong ngôn từ độc giả chuyển dần
sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng, hiểu được tính nhân văn trong từng vần thơ của

nữ sĩ. Cũng từ đó tài năng của Hồ Xuân Hương được nhìn nhận và đánh giá một
cách khách quan. Tài năng của bà được khẳng định hơn nữa khi tên tuổi Hồ Xuân
Hương được đặt cạnh những đại thi hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Hơn
thế, cái tên Hồ Xuân Hương đã trở nên quen thuộc với độc giả quốc tế khi thơ
của bà được chọn dịch và giới thiệu ra nước ngoài, thơ ca dân tộc nói chung và
tên tuổi Hồ Xuân Hương nói riêng đã có cơ hội sánh vai cùng các thi sĩ nổi tiếng
với các thi phẩm xuất sắc. Sở dĩ nữ sĩ họ Hồ có vị trí đặc biệt trên văn đàn là vì
những tư tưởng, những vấn đề mà bà đề cập luôn mới lạ và gây hứng thú vô cùng
đối với người đọc.
“Nữ quyền” đang là một trong những vấn đề nóng được giới nghiên cứu
quan tâm. Tiếp cận vấn đề phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn lý
thuyết phê bình nữ quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
Thứ nhất, tiếp cận dưới góc nhìn lý thuyết phê bình nữ quyền vừa mang ý
nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, mặt khác nó giúp cho người nghiên
cứu tiếp cận vấn đề phụ nữ với hướng tiếp cận mới so với cách tiếp cận khác,
từ lý thuyết phê bình nữ quyền.

1


Thứ hai, tiếp cận vấn đề nữ giới trong văn học dưới góc nhìn lý thuyết phê
bình nữ quyền giúp người nghiên cứu cũng như người đọc thấy được tính đặc
thù của ý thức nữ quyền trong văn học. Tiếp cận lý thuyết nữ quyền phần lớn
chủ yếu khảo sát mảng văn học đương đại, những giai đoạn văn học trước đây
rất ít công trình nghiên cứu. Việc tiếp cận ý thức nữ quyền trong văn học dưới
góc nhìn lý thuyết phê bình nữ quyền cho thấy đây là ý thức, tư tưởng mang tính
chất dòng chảy, liền mạch, xuyên suốt, tiếp nối từ giai đoạn trước đến giai đoạn
sau. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn văn học ra đời trong bối cảnh lịch sử văn hóa khác
nhau, vì vậy mà tư tưởng nữ quyền, tiếng nói đấu tranh bình đẳng giới, giải phóng
phụ nữ ở mỗi chặng đường văn học được thể hiện khác nhau. Ngoài ra, tiếp cận

vấn đề nữ giới từ lý thuyết phê bình nữ quyền còn góp phần thấy được tư tưởng
nữ quyền là vấn đề mang tính chất nội sinh. Nó có nguồn gốc từ trong ý thức,
tâm thức cộng đồng người Việt, phát sinh từ chính nôi văn hóa dân tộc, xuất phát
trong bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội Việt Nam.
Vấn đề Tư tưởng nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương chưa được nghiên
cứu như một công trình riêng biệt. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này nghiên
cứu để thấy được ý nghĩa của việc tiếp cận vấn đề phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương dưới góc nhìn lý thuyết phê bình nữ quyền, đồng thời góp phần khẳng
định tài năng của nữ sĩ.
Hồ Xuân Hương là tác giả văn học được đưa vào giảng dạy từ bậc Trung
học cơ sở, Trung học phổ thông đến bậc Cao đẳng, Đại học. Lựa chọn và thực
hiện đề tài này góp phần giúp cho người viết làm quen với các thao tác tư duy
trong nghiên cứu văn học. Mặt khác, đề tài còn gắn với ý nghĩa thực tiễn giảng
dạy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ của thơ ca dân tộc. Bà được coi là
nhà thơ nữ tiêu biểu bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Tuy nhiên, cho

2


đến nay, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của bà vẫn còn là ẩn số cần tìm hiểu
và lý giải. Dù số lượng tác phẩm để lại không nhiều, trong đó có những tác
phẩm vẫn chưa xác định được chính xác ai là tác giả, nhưng qua nhiều thời đại,
tên tuổi của bà dần được khẳng định và có chỗ đứng vững chắc trên thi đàn dân
tộc cũng như trong lòng độc giả yêu thơ. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
nữ sĩ nhận được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu với nhiều luồng
đánh giá, nhận định khác nhau. Thậm chí có cả những tranh luận, ý kiến trái
chiều gay gắt.
Bàn về thơ Hồ Xuân Hương đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều

hướng tiếp cận khác nhau như phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều
khuynh hướng như phân tâm học, văn bản học, xã hội học, văn hóa học... Có
thể kể đến:
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, đầu những năm hai mươi của thế kỉ XX, phê
bình: “Thơ Hồ Xuân Hương thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê
người” [3, tr.2].
Lê Hoài Nam viết về Hồ Xuân Hương trong cuốn Lịch sử văn học Việt
Nam, tập 3, thời kì I (GS. Lê Chí Viễn chủ biên) nhấn mạnh rằng thơ Hồ Xuân
Hương thể hiện một khía cạnh đầy cá tính, đó là ý thức về giá trị của mình. Ông
cho rằng muốn nhận định về nội dung một tác phẩm nghệ thuật “trước hết phải
căn cứ vào thái độ, mục đích của tác giả khi sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật,
phải tìm bắt cho được cái nỗi niềm kín, cái rung động sâu xa mà người nghệ sĩ
muốn thổ lộ với người đời” [19, tr.3-4].
Tìm hiểu về thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến công trình nghiên
cứu của Nguyễn Lộc: “Đối với phụ nữ, Xuân Hương không chỉ có cảm thương
và bênh vực. Đặc biệt hơn nữa là nhà thơ còn hết sức đề cao và ca ngợi họ.
Xuân Hương tìm thấy vẻ đẹp chân chính ở họ” [13, tr.176]. Hay trong bài Lời
giới thiệu in trong tập Thơ Hồ Xuân Hương (1982), Nữ sĩ họ Hồ hiện lên trong

3


bài viết như là hình tượng đại diện cho toàn thể người phụ nữ bị áp bức trong
xã hội phong kiến Việt Nam. Vì vậy, đối với ông, những nội dung trữ tình trong
thơ Hồ Xuân Hương cũng phản ánh nội dung tình cảm của những người phụ
nữ bị áp bức.
Trong bài phê bình Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Đỗ Đức Hiểu nhận
định: “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất thơ. Nó mang nhiều chất nổ của thời đại,
thời đại kinh kỳ, phố Hiến, của trào lưu văn học nghệ thuật đòi giải phóng con
người, ngợi ca tài năng, cái đẹp, nhất là của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương

góp tiếng thơ đầy nhạc, biểu đạt sức sống và cái đẹp của cơ thể, của tấm thân
và trái tim rất trẻ của người phụ nữ, trong định mệnh đầy cay đắng” [7].
Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân đưa ra ý kiến của mình trong bài
viết Tinh thần Phục Hưng trong thơ Hồ Xuân Hương như sau: “Trong số những
tác gia lớn của văn học Việt Nam đương thời, Hồ Xuân Hương dân chủ nhất.”
[1]. Ông cho rằng Hồ Xuân Hương khác với những nhà thơ cùng thời, bà có
hướng đi riêng, điều đó tạo nên nét độc đáo trong sáng tác của bà.
Tác phẩm Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương (2008) của Lê Thu
Yến đã đem đến cho người tiếp nhận văn học những khám phá mới mẻ về nội
dung nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ góc nhìn trần thế của con
người.
Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu khoa học trên ít nhiều đã đi sâu
vào nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những lí giải khá sâu sắc, thú vị về một
phương diện cụ thể trong thơ Hồ Xuân Hương. Xét về góc độ tìm hiểu tư tưởng
nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương, các bài viết trên mới chỉ đề cập đến hình
tượng người phụ nữ đơn thuần, hay xem xét thơ Hồ Xuân Hương ở góc nhìn
tính dục mà chưa có bài viết nào đi sâu tìm hiểu và phân tích cụ thể tư tưởng
nữ quyền trong thơ bà. Để hiểu về tư tưởng nữ quyền trong thơ bà cần có cái
nhìn đa chiều, toàn diện hơn về cả mặt nội dung và hình thức. Trên cơ sở đó,

4


chúng tôi lựa chọn đề tài này, nhằm mục đích góp một cách nhìn, cách hiểu cụ
thể về tư tưởng nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương. Qua đó phần nào lý giải
sức hấp dẫn đặc biệt của thơ Hồ Xuân Hương.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nắm vững kiến thức về lý thuyết phê bình nữ quyền.
- Vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền vào tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương
nhằm làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật các tác phẩm

của bà.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm ra những phương diện thể hiện tư tưởng nữ quyền trong sáng tác của
Hồ Xuân Hương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận, trong quá trình thực hiện khóa luận này, chúng
tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp thống kê mô tả
Những phương pháp và thao tác trên sẽ được chúng tôi vận dụng một cách
linh hoạt trong quá trình nghiên cứu.
6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tư tưởng nữ quyền
trong thơ Hồ Xuân Hương.
6.2. Phạm vi nghiên cứu

5


Khóa luận này có tên gọi Tư tưởng nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương,
chúng tôi chọn mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương để khảo sát.
Chúng ta đều biết, cho đến nay sáng tác được coi là của Hồ Xuân Hương gồm
hai bộ phận: thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán. Ở đây người viết chỉ tiếp cận những
tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
7. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở những khái niệm được xác lập, khóa luận đi sâu tìm hiểu sự

biểu hiện tư tưởng nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương, từ đó chỉ ra giá trị của
tư tưởng nữ quyền trong việc biểu đạt quan niệm thẩm mỹ của nhà thơ. Với
khóa luận này, chúng tôi hy vọng góp phần làm rõ những nét độc đáo trong tư
tưởng nữ quyền của Hồ Xuân Hương nói riêng, đồng thời khẳng định sức mạnh
và ưu thế của dòng văn học nữ Việt Nam nói chung.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được cấu trúc theo 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền
- Chương 2: Những dấu hiệu biểu hiện tư tưởng nữ quyền trong thơ Hồ
Xuân Hương
- Chương 3: Phương thức thể hiện tư tưởng nữ quyền trong thơ
Hồ Xuân Hương

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
VÀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN
1.1. Chủ nghĩa nữ quyền - nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển
Lịch sử phát triển của loài người mở đầu bằng chế độ mẫu hệ. Sau khi tồn
tại được một thời gian ngắn, chế độ mẫu hệ dần được thay thế bằng chế độ phụ
hệ. Người đàn ông trở thành trụ cột của gia đình, có tiếng nói và có quyền quyết
định tất cả mọi việc. Việc người đàn ông nắm mọi quyền hành trong tay đã đem
đến nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội nhưng đồng
thời cũng đem đến sự thống trị hà khắc đối với cuộc sống người phụ nữ. Sự bất
bình đẳng về giới ngày càng trở nên gay gắt vì nữ giới chịu áp bức về mọi mặt,
về chính trị bị đè nén, về xã hội bị chèn ép nhấn chìm, về kinh tế thì cam chịu

nghèo khổ, về văn hóa bị nam giới tước đoạt, đàn bà con gái ít được đi học, tư
tưởng tình cảm rơi vào trạng thái mất tự chủ, ngay cả trong vấn đề hôn nhân gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt. Trong xã hội cũ phụ nữ chỉ
sống với bản năng của một người đàn bà là sinh con và chăm lo cho gia đình.
Bản năng đó gắn liền với người phụ nữ một cách bất di bất dịch. Sự áp bức
ngày càng nặng nề đã dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới giữa
nam và nữ, nó diễn ra trong nhiều thời kì, ở nhiều quốc gia và cho đến nay
những cuộc đấu tranh như vậy vẫn chưa kết thúc. Cuộc cách mạng tư sản Pháp
thời cận đại, phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người phụ nữ phát triển
rầm rộ với tên gọi là Chủ nghĩa nữ quyền (Feminies). Đến nay, nhu cầu đấu
tranh và khẳng định vị trí của người phụ nữ diễn ra trên nhiều mặt của đời sống
xã hội. Người phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình.

7


Hiểu theo nghĩa từ nguyên “nữ quyền” là quyền lợi của người phụ nữ. Tư
tưởng nữ quyền là tư tưởng về quyền lợi của người phụ nữ.
Nói một cách khái quát, khái niệm nữ quyền chỉ quyền lợi về chính trị và
xã hội của người phụ nữ, là các quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là
dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới. Tại một số nơi,
những quyền này được định chế hóa hoặc hỗ trợ bởi luật pháp, phong tục và
tập quán địa phương. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội,
giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với
nam giới. Ở phương Tây, nơi khai sinh ra phong trào nữ quyền, phụ nữ đặt
mình trong thế đối lập với nam giới để đấu tranh giành quyền bình đẳng và dấy
lên những hoạt động chính trị - xã hội mang tính nữ quyền thuần túy. Trong khi
đó, ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam, phong trào nữ
quyền gắn liền với phong trào cứu quốc và nữ giới sát cánh cùng nam giới có
tư tưởng tiến bộ để vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, vừa cởi trói cho giới của
mình khỏi những ràng buộc cũ của xã hội. Chính vì vậy, trào lưu nữ quyền ở

phương Đông không diễn ra một cách mạnh mẽ, độc lập và có tính đối kháng
với nam giới quyết liệt như ở phương Tây. Đây không phải là cuộc đấu tranh
của một giới phản kháng lại một giới mà là cuộc đấu tranh chung của một cộng
đồng xã hội có tư tưởng cấp tiến về giới chống lại những hệ tư tưởng cổ hủ áp
bức người phụ nữ.
Đây là một khái niệm khá quen thuộc với con người thời hiện đại, có mức
độ phổ biến rộng trong phạm vi xã hội. Tuy nhiên, với nội hàm và ngoại diện
của nó, khái niệm này lại gây nên những phản ứng khác nhau. Do đặc thù lịch
sử, văn hóa, chính trị, xã hội… vấn đề nữ quyền ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
lại khác nhau.
Chủ nghĩa nữ quyền là một hiện tượng hết sức phức tạp, mang tính lịch
sử, dân tộc. Nó bao gồm nhiều xu hướng và giai đoạn đấu tranh khác nhau.

8


Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền thì quá trình phát triển của chủ
nghĩa nữ quyền có thể được khái quát thành ba xu hướng tương ứng với ba làn
sóng nữ quyền, đó là:
Làn sóng nữ quyền thứ nhất (The First Wave of feminism) diễn ra vào
cuối thế kỉ XIX. Ở giai đoạn này, phụ nữ đấu tranh chủ yếu đòi các quyền lợi
như: đòi trả lương ngang bằng với nam giới, đòi tăng lương và giảm giờ làm,
quyền được bầu cử, quyền được mở rộng ngành nghề đối với phụ nữ... Giai
đoạn "tiên phong và nữ quyền nguyên sơ” với minh chứng về quyền của phụ
nữ (1792) của Mary Wollstonecraft "tổ mẫu" của chủ nghĩa nữ quyền. Bà phản
đối thẩm quyền xác lập nữ tính của các tác giả nam. Bà coi nhà văn nữ là người
có lý trí đạo đức nhân hậu phản đề của thói ủy mị giả tạo. Luận điểm của
Wollstonecraft là về bản chất của giới tính được kiến tạo như một lợi thế: viết
và nghĩ không thể vượt khỏi thân xác và không thể loại phụ nữ ra khỏi vị trí xã
hội. Tác phẩm "Một căn phòng cho riêng mình" (1929) của Virginia Woolf

được coi như "sách vỡ lòng" của phê bình nữ quyền. Nhờ Woolf mà các tác giả
nữ ngày nay có những khái niệm gợi mở về cách suy nghĩ lùi thông qua người
mẹ về ý kiến của đàn bà và về tinh thần song giới (dung hoà cả hai giới tính)
Làn sóng nữ quyền thứ hai (The Second Wave of feminism) diễn ra từ năm
1918 đến 1968 với tác giả tiêu biểu là Marie olympe de Gouge (1748 - 1793)
người Pháp là tác giả của bản tuyên ngôn nhân quyền về giới nữ. Bà là người
đầu tiên trên thế giới đòi quyền qiải phóng người da đen. Tác giả tiếp theo
là Simone de Beauvoir (1908 -1986) với tác phẩm "Deuxièmesexe" (Giới
nữ) (1949) được đáh giá là "bản tuyên ngôn nữ quyền". Cuốn sách là một công
trình lý luận triết học về phụ nữ xuất phát từ quan điểm nam nữ bình quyền.
Cuốn sách xoay quanh vấn đề: Phụ nữ bị kẹt trong tình trạng bị áp bức lâu dài
qua sự loại bỏ mình nên trở thành giới ít quan trọng hơn (giới thứ hai) trong mối
quan hệ với nam giới. Đây là công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu phụ

9


nữ từ góc nhìn giới (gender). Nó đưa đến một phong trào đấu tranh chống lại
những áp chế phi lý của nền văn hóa phụ quyền bấy lâu đối với phụ nữ. Theo
Simone de Beauvoir, sự bất bình đẳng này không xuất phát từ nét khác biệt sinh
học giữa cơ thể nam và nữ mà chính là do những nguyên tắc văn hóa, xã hội nam
quyền buộc người phụ nữ rơi vào tình thế "tòng thuộc".
Làn sóng nữ quyền thứ ba (The Third Wave of feminism) diễn ra từ thập
niên 1990 đến nay. Đây là giai đoạn quan trọng hình thành và phát triển những
vấn đề chủ yếu của chủ nghĩa nữ quyền. Tác giả tiêu biểu là Doris
Lessing. Công trình có thể coi là vĩ đại nhất trong sự nghiệp văn học của bà
là The Golden Notebook (Cuốn sổ tay vàng) xuất bản năm 1962. Tác phẩm
được coi như tuyên ngôn của chủ nghĩa nữ quyền.
1.2. Phê bình nữ quyền
Tư tưởng nữ quyền hay chủ nghĩa nữ quyền biểu hiện ở rất nhiều lĩnh vực

khác nhau, ở các mặt: chính trị, văn hóa, tư tưởng… Trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật, ý thức nữ quyền được biểu hiện trước hết ở phương diện phê bình
văn học. Phê bình nữ quyền đã sớm được hình thành và phát triển thành một
trào lưu có sức ảnh hưởng rộng rãi. Điều này làm cho thực tiễn lịch sử văn học
buộc phải công nhận nó như một trường phái phê bình chính thống, có lý luận
riêng, phương pháp riêng.
Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu
thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu
cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một
bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu
trước đó: Virginia Woolf và Simone de Beauvoir. Trong cuốn Le deuxièmesexe,
xuất bản lần đầu năm 1949, Beauvoir phê phán gay gắt nền văn hoá phụ hệ đã đẩy
phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn
hoá ấy, nam giới đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì

10


bị nhìn như một “cái khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào
nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình.
Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều góc độ khác nhau, với
những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm
tin chung. Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm
cả bản sắc của nữ giới - thường được gọi là nữ tính - không phải là những gì tất
định và bất biến, hay nói như Beauvoir, “người ta không sinh ra là phụ nữ, người
ta trở thành phụ nữ”. Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính
là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được
gọi là nền văn hoá duy dương vật (phallocentric culture). Và ba, nhiệm vụ của
các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới
mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập

nên những điển phạm riêng, và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong
việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học.
Nói đến những khác biệt giữa giới tính nam và nữ, người ta thường căn cứ
trên năm yếu tố chính: sinh lý, kinh nghiệm, vô thức, các điều kiện kinh tế, xã
hội và diễn ngôn. Ngày xưa (và hiện nay vẫn còn, ở một số nơi nào đó trên thế
giới), người ta căn cứ chủ yếu vào yếu tố sinh lý để chứng minh phụ nữ là
những “người đàn ông bất toàn” (imperfect men), là những kẻ không có gì cả,
trừ... tử cung (tota mulier in utero / woman is nothing but a womb); sau, dưới
ảnh hưởng của Freud, người ta xem phụ nữ là những kẻ không có cu và không
lúc nào không bị day dứt bởi mặc cảm bị thiến (castration complex). Một số
nhà nữ quyền luận muốn chứng minh ngược lại: chính nhờ một số đặc điểm
riêng biệt về sinh lý, như việc có kinh, có thai, có sữa và sinh đẻ, người phụ nữ
có quan hệ gần gũi và mật thiết với thế giới vật lý và với hiện thực nói chung
hơn hẳn đàn ông. Những phân tích này dẫn một số nhà nữ quyền luận đến với
phân tâm học: trong khi nam giới, khi chớm có ý thức, đã phải tách ra khỏi mẹ

11


của mình để nhập vào thế giới phụ quyền của bố, phụ nữ, ngược lại, ở mãi với
mẹ, xây dựng bản sắc của mình bên cạnh mẹ. Những chọn lựa ban đầu này hằn
trong vô thức của hai giới những dấu ấn không dễ gì phai nhạt: nam giới hay
nghĩ đến quyền, nữ giới hay nghĩ đến trách nhiệm; nam giới thích những sự
thay đổi, nữ giới thích sự ổn định; nam giới thích thứ trật tự phân cấp
(hierarchical orders), nữ giới thích sự hài hoà. Các nhà Mác-xít tìm cách giải
thích những khác biệt và nhất là cách biệt giữa nam và nữ ở các điều kiện kinh
tế và xã hội, từ hệ thống giáo dục đến cách phân công lao động và cách tổ chức
gia đình, vốn có truyền thống nằm trong tay nam giới và ưu tiên dành hẳn cho
nam giới.
Năm 1968, trong cuốn Sex and Gender: On the Development of Masculinity and

Femininity (Giống và giới tính: Về sự phát triển của nam tính và nữ tính),
Robert Stoller phân biệt hai khái niệm giống (sex) và giới tính (gender): trong
khi giống gắn liền với đặc điểm sinh lý, giới tính là yếu tố do văn hoá quy định,
gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện hoá đối với cách nhìn của xã hội
về tính cách của nam và nữ. Ðây là một trong những nền tảng tư tưởng của các
nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ hai: trong khi những khác biệt về sinh lý là
những điều không thể tránh khỏi, họ tập trung vào những sự bất bình đẳng xuất
phát từ văn hoá, gắn liền với những phạm trù giới tính như “nam tính”
(masculinity) và “nữ tính” (femininity). Từ cuối thập niên 1980, dưới ảnh
hưởng của hậu cấu trúc luận và chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà nữ quyền thuộc
thế hệ thứ ba cho vấn đề giới tính thực chất là vấn đề thể hiện (representation),
một hệ thống biểu trưng hay hệ thống ý nghĩa nối liền các giống với những nội
dung văn hoá tương ứng với những giá trị và đẳng cấp xã hội tương ứng. Theo
Barbara Johnson, vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ; theo Dale
Spender, cái ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay vốn là ngôn ngữ do nam
giới tạo ra: bà gọi đó là “man-made language”; theo Judith Butler, cả giống lẫn

12


giới tính đều có tính chất trình diễn (performance), sản phẩm của một ma trận
tính dục dị giới (heterosexual matrix); và theo Hélène Cixous, khái niệm “Từ
tâm luận” (logocentrism), vốn được xem là nền tảng của văn minh Tây phương,
gắn liền chặt chẽ với chủ nghĩa duy dương vật (phallocentrism), ở đó, nam giới
luôn luôn đóng vai trò thống trị.
Trong lĩnh vực văn học, Annis Pratt cho phê bình nữ quyền luận nhắm đến
bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm văn
học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản của
các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam
nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên quan đến huyền

thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học. Tuy nhiên, không
phải ai cũng đồng ý với những mục tiêu này. Lillian S. Robinson lý luận là bốn
mục tiêu ấy xác lập trên cơ sở bốn cách tiếp cận quen thuộc dựa trên: thư mục,
văn bản, chu cảnh (hay xã hội học) và phê bình theo khuynh hướng cổ mẫu
(archetypal criticism), và cả bốn đều là sản phẩm của nam giới. Bởi vậy, nhiệm
vụ của các nhà phê bình nữ quyền luận là phải xa lánh thay vì đi theo các cách
tiếp cận ấy. Elaine Showalter cổ xuý cho sự ra đời của cái bà gọi là “nữ phê
bình gia” (gynocritics), bên cạnh loại phê bình nữ quyền (feminist critique) đã
có, ở đó, phụ nữ chỉ tham dự với tư cách người đọc. “Nữ phê bình gia” có nhiệm
vụ xác lập cái khung lý thuyết và mỹ học riêng để phân tích các tác phẩm văn
học của phụ nữ, để phát triển những mô hình phê bình dựa trên kinh nghiệm
riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mô hình và lý thuyết do nam giới
dựng nên. Trên thực tế, tham vọng thoát ra ngoài các lý thuyết được xem là
mang dấu ấn phụ quyền đã có không phải là điều dễ. Bản thân cách tiếp cận
dựa trên văn bản của Showalter cũng chỉ là một sự thừa kế muộn màng của Phê
bình mới vốn thịnh hành mấy thập niên trước đó mà thôi. Hầu hết các nhà phê
bình nữ quyền luận khác đều nằm trong những cái khung quen thuộc khác: hoặc

13


phân tâm học hoặc hậu cấu trúc luận hoặc Mác-xít (còn được gọi là chủ nghĩa
nữ quyền duy vật, materialist feminism). Một lý thuyết và một phương pháp
luận thực sự riêng biệt dành cho nữ giới hình như vẫn còn là một hoài bão.
Như vậy, trong phê bình văn học, tư tưởng nữ quyền thể hiện qua phong
trào phê bình nữ quyền, các nhà phê bình thuộc trường phái này chủ trương, dù
là nam hay nữ hãy lấy thân phận của người phụ nữ để đọc tác phẩm thì mới
thấy hết được những vấn đề tiềm ẩn cả hai mặt văn học và chính trị.
1.3. Văn học nữ quyền
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, bất kì cuộc đấu tranh xã hội,

giai cấp nào cũng được phản ánh trung thực trong văn học, trong đó cuộc đấu
tranh vì quyền bình đẳng, vì tự do, hạnh phúc của người phụ nữ đã được nhiều
tác giả văn học, thuộc nhiều quốc gia khác nhau lấy làm nguồn cảm hứng. Sự
cộng hưởng rầm rộ này đã góp phần hình thành và phát triển dòng văn học nữ
quyền trên thế giới. Một trào lưu thường được nhắc đến trong thời gian gần đây
là “văn học nữ quyền” hoặc “văn học mang âm hưởng nữ quyền”, trong đó
nhấn mạnh “văn chương mang tính nữ” với ngụ ý đề cập đến những tác phẩm
cất cao tiếng nói nghệ thuật để đứng về nữ giới, bảo vệ nữ giới và thể hiện
những đặc tính riêng, những khát khao hạnh phúc của “phái yếu” và những
người cầm bút chính là những người phụ nữ.
Có nhiều nhà phê bình cho rằng chúng ta cần nói về văn học nữ, nhưng
không phải trong ngữ cảnh “phân chia” thành văn học nam hay nữ, mà chỉ nên
ngầm hiểu đó là “sự mở rộng di sản văn học khi khẳng định tính độc đáo và cá
tính sáng tạo của những người phụ nữ viết văn” [5]. Nhà nghiên cứu O.Gavrilina
gắn khái niệm “văn học nữ” với hai ý nghĩa cơ bản: “… trong nghĩa rộng, đó là
tất cả những tác phẩm được viết bởi phụ nữ, không phụ thuộc vào việc tác giả
khi sáng tác đứng trên quan điểm nữ quyền hay vẫn tuân theo những truyền thống
phụ quyền. Trong nghĩa hẹp, đó là nhóm những văn bản trong đó thể hiện cái

14


nhìn riêng của phụ nữ đối với những vấn đề truyền thống của nhân loại (sự sống
và cái chết, tình cảm và nghĩa vụ, mối quan hệ qua lại giữa con người với thiên
nhiên, gia đình và nhiều vấn đề khác)” [5].
Tư tưởng nữ quyền khai sinh ở phương Tây, người phụ nữ đấu tranh quyết
liệt với nam giới đòi quyền bình đẳng, những cuộc đấu tranh của họ mang tính
nữ quyền thuần túy trên phương diện chính trị - xã hội, tư tưởng nữ quyền ở
phương Đông tồn tại trong trạng thái thầm lặng, kín đáo và “nhu mì” hơn, có
tính chất của một ý thức xã hội hơn là một hệ tư tưởng. Đồng thời, cũng chính

vì lẽ đó, các nhà văn thường có tâm lý ngại khái niệm “nữ quyền” với sắc thái
chính trị. Nhiều nhà văn nữ của Trung Quốc và Việt Nam khước từ hai chữ “nữ
quyền” và thậm chí cả “hậu tố nữ” trong việc định danh họ và trong khi sáng
tác, họ không có ý thức rõ ràng về cảm thức nữ quyền, dẫu cho tác phẩm của
họ đề cập đến thân phận người phụ nữ với cái nhìn sâu sắc. Trước tình hình
trên, Wang Ning, giáo sư chuyên ngành Tiếng Anh và Văn học so sánh, đồng
thời là Giám đốc Viện Văn học So sánh và Nghiên cứu Văn hoá thuộc Đại học
Ngôn ngữ và Văn hoá Bắc Kinh đã đề ra hai khái niệm để phân định cấp độ ý
thức nữ quyền trong sáng tác của nữ giới: Văn học nữ (Women’s literature) là
văn học do phụ nữ sáng tác, không quan tâm có mang cảm thức nữ quyền hay
không và Văn học nữ quyền (Female literature) bao gồm những sáng tác của
phụ nữ có ý thức nữ quyền mạnh mẽ.
Tương tự như vậy, Elaine Showalter cũng phân chia thành các khái niệm
văn học nữ tính (Feminine phase), văn học nữ quyền (Feminist phase) và văn
học nữ (Female phase), dựa trên ý thức về nữ giới theo tiến trình lịch sử, quan
niệm lịch sử phát triển của văn học nữ như là lịch sử phát triển của ý thức hệ,
gắn chặt với sự chuyển đổi trong ý thức về vai trò, vị trí của bản thân đối với
xã hội của người phụ nữ. Elaine Showalter đã phân kỳ lịch sử văn học nữ thành
3 giai đoạn, tương ứng với 3 thời kỳ phát triển ý thức hệ đặc trưng của nữ giới:

15


1. Giai đoạn văn học nữ tính: giai đoạn các tác giả nữ phỏng mẫu văn học
truyền thống của nền sáng tác nam quyền từ năm 1840 đến năm 1880.
2. Giai đoạn văn học nữ quyền: giai đoạn các nhà văn nữ đứng lên đấu tranh
bênh vực cho các thành phần thiểu số và bộc lộ tiếng nói kháng cự lại những giá
trị và truyền thống văn chương nam giới từ năm 1880 đến năm 1920.
3. Giai đoạn văn học nữ: giai đoạn phụ nữ khẳng định bản thể đặc trưng
của mình, cưỡng lại sự phụ thuộc vào nam giới, đi tìm truyền thống văn học nữ

và hình thành nên một nền văn học nữ tự trị. Đây là thời kỳ văn học nữ cắt đuôi
các hậu tố “tính” trong nữ tính và “quyền” trong nữ quyền để người phụ nữ
hiện hữu trong vai trò chủ thể với nguyên thể nội tại của chính họ. Thời kỳ này
kéo dài từ năm 1920 đến nay.
Như vậy, khái niệm nữ quyền khi bước từ địa hạt chính trị sang địa hạt
văn chương và thậm chí cả những lĩnh vực khác đã có sự chuyển biến và phân
cấp về tính chất và mức độ. Trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu, phê bình
văn học, nữ quyền không chỉ là một ý thức chính trị mà còn là ý thức về giới
nữ từ góc độ văn hóa, lịch sử, xã hội, tôn giáo… Bên cạnh đó, với việc xác lập
và phân định các khái niệm để định tính đặc trưng ý thức nữ quyền của văn học
nữ, có thể thấy rằng một tác phẩm, một trào lưu, một giai đoạn văn học có ý
thức nữ quyền hay không không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tồn tại hay không
tồn tại ý thức nữ quyền của nhà văn khi sáng tác tác phẩm, mà ý thức này còn
nằm trong nội tại bản thân tác phẩm và tồn tại từ góc nhìn của Phê bình văn
học Nữ quyền (Feminist Literary Criticism) như một phương thức tiếp nhận
văn học.
Trên cơ sở tham chiếu các quan niệm kể trên, đồng thời xuất phát từ chính
thực tiễn sáng tác của bộ phận văn học này, tôi hiểu: Văn học nữ quyền là các
tác phẩm văn học có thể do tác giả nam hoặc tác giả nữ sáng tạo ra nhằm bộc
lộ tư tưởng đấu tranh vì sự tự do, bình đẳng và quyền lợi của phụ nữ trên tất cả
mọi lĩnh vực đời sống của xã hội. Văn học nữ quyền đứng về phía giới nữ, thể

16


hiện những nghĩ suy, khát vọng bình quyền của phụ nữ đồng thời đó còn là cái
nhìn đối với nền văn hóa phụ quyền đã trói buộc và biến người phụ nữ thành
kẻ lệ thuộc, thậm chí thành nô lệ trong suốt trường kì lịch sử nhân loại.
Các tác phẩm thuộc dòng văn học nữ quyền xoay quanh các vấn đề: Lấy
người phụ nữ làm trung tâm của tác phẩm văn học, đòi quyền sống, quyền được

hưởng hạnh phúc tự do cho người phụ nữ, tôn vinh vẻ đẹp thân xác và tâm hồn,
trân trọng những khát vọng của người phụ nữ…
1.4. Khuynh hướng nữ quyền trong văn học Việt Nam
Ở Việt Nam, tinh thần nữ quyền lên ngôi và dần trở thành một khuynh
hướng văn học nổi bật kể từ sau 1986, đặc biệt là từ đầu thế kỉ XXI. Đây cũng
là một xu thế tất yếu của thời đại khi phụ nữ trở thành “chủ thể ngôn từ, chủ thể
trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ” [10].
Văn học nữ quyền ở Việt Nam không phát triển thành một chủ lưu trong
dòng chảy chung của văn học hiện đại như ở Pháp, Mĩ (những nơi phong trào
bình đẳng giới diễn ra mạnh mẽ). Tuy vậy, với nhu cầu “nhận thức lại”, hướng
đến giải phóng phụ nữ trên nhiều phương diện, nhiều cây bút nữ Việt Nam đã
phần nào khẳng định quyền của phụ nữ thông qua văn chương.
Ở Việt Nam, vấn đề phụ nữ được quan tâm từ khá sớm, ngay từ những
năm đầu thế kỉ XX. Văn học Việt Nam, các giai đoạn, từ văn học truyền miệng
đến văn học chữ viết cũng đều ghi nhận đối tượng được phản ánh và chủ thể
sáng tạo là nữ. Theo nhà lý luận phê bình Nguyễn Đăng Điệp, cho dù là tiếng
nói hồn nhiên nhất, ít bị áp chế bởi tính quy phạm nhất, văn học dân gian vẫn
xác nhận vai trò kẻ mạnh của đàn ông so với đàn bà. Sang đến văn học trung
đại đã bắt đầu xuất hiện những tài danh văn học là nữ giới như Đoàn Thị Điểm,
Bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hương.
Văn học nữ quyền ở Việt Nam vẫn đang là vấn đề nhận được nhiều ý kiến
trái chiều từ nhà văn - chủ thể sáng tạo và các nhà lý luận phê bình:

17


Nhà phê bình Trần Thiện Khanh, trong Kháng cự tình trạng mất tiếng nói
đã chỉ ra: “Chỉ khi nào nữ giới xuất hiện như một chủ thể ngôn từ, chủ thể thẩm
mỹ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn học thì khi đó mới
có văn học nữ. Và chỉ khi nào phụ nữ sáng tác như một chủ thể - tác nhân chống

lại sự tỏa chiết của nam quyền, sự đặt định, kiến tạo của nam giới về tính nữ; phủ
nhận kiểu diễn ngôn giả tạo, gán ghép và thiên kiến “đàn bà là…”, công khai
chống lại sự nhào nặn hình ảnh người nữ trong nền văn minh của đàn ông; đòi
hỏi phải đặt đàn ông thành một vấn đề cần được nhận thức lại và diễn giải lại…
thì khi đó mới có văn học nữ quyền…Văn học nữ quyền là thứ văn học kháng
cự lại tình trạng mất tiếng nói của nữ giới (trước nhiều vấn đề bị cấm kỵ, trong
đó có vấn đề tình dục một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Nó cho thấy địa vị của
nam giới không vững chãi và không thể cứ phủ mãi một lớp huyền thoại về nam
tính; tính nữ không phải là cái gì tất định, tiên thiên, bất biến. Nó khẳng định nữ
giới là một cá nhân tự mình, cần sống cho mình, tự công nhận mình như đàn ông
đang sống, đang làm; thậm chí sống độc lập, tự chủ về mọi mặt và không cần
đàn ông, chứ không phải sống vì người khác, cho người khác, theo người khác,
phục vụ người khác, không thể sống mãi trong tư cách “là người đàn bà thực sự”
như đàn ông đã kiến tạo, ấn định, tuyên truyền hoặc đợi đàn ông thừa nhận/ hợp
thức hóa” [9].
Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái lại đưa ra ý kiến đánh giá: “Trong
nền văn học hiện đại thế giới, có một số nước có vấn đề nữ quyền rất rõ: Đấu
tranh cho nữ quyền và những người phụ nữ khi viết văn thì họ ý thức về nữ
quyền rất lớn và rất mạnh theo kiểu ý thức hệ phương Tây. Ví dụ như bà
Simonne de Beauvoir - Pháp viết tiểu thuyết nhiều bộ mà bà đặt tên là “Nữ
giới” tức là “Giới là phụ nữ”. Trong thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn, phần
ông viết day dứt nhất, kinh khủng nhất, khắc khoải nhất chính là số phận của
người phụ nữ. Nhưng ở Việt Nam, nền văn học Việt Nam hiện đại mặc dù được

18


hiện đại hóa theo trào lưu của phương Tây và dùng chữ quốc ngữ để viết thì rõ
ràng có một hiện thực không thể phủ nhận được là: có rất nhiều nhà thơ và nhà
văn hiện đại nhưng việc thành công của họ không phải là thành công gắn chặt

với ý thức nữ quyền”.
Trong bài Các lý thuyết nghiên cứu văn học và tính khả dụng, nhà lý luận
phê bình Nguyễn Văn Dân đã đưa ra một luận điểm rất đáng lưu ý: “Ở phương
Tây, phong trào nữ quyền thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực, như việc đòi quyền
tham gia chính trị của phụ nữ mà ở nhiều nước hiện nay vẫn chưa được quan
tâm thoả đáng. Còn trong văn học, phong trào nữ quyền ở phương Tây hiện nay
chủ yếu thể hiện ở việc phát hiện, phục hồi và quan tâm đến tác phẩm của các
nhà văn nữ. Vậy ở Việt Nam thì sao? Chúng ta có vấn đề nữ quyền trong một
số lĩnh vực xã hội, nhưng trong văn học thì như thế nào?... có phải cứ viết về
phụ nữ thì là văn học nữ quyền không? Có phải cứ nghiên cứu về phụ nữ trong
văn học thì là phê bình nữ quyền không?” [2]. Nguyễn Văn Dân tiếp tục khẳng
định: “Thực tế là phải có vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ thì chúng ta
mới có thể nói tới nữ quyền trong văn học. Hiện nay ở nước ta mới chỉ có giới
thiệu các bài viết của nước ngoài về nữ quyền mà chưa thấy nói văn học nữ
quyền ở Việt Nam là gì. Phải chăng vì nó không có vấn đề nên người ta không
nói ra được. Mà không có vấn đề thì không thể nghiên cứu được. Nếu không
xác định được vấn đề thì việc nghiên cứu nữ quyền trong văn học cũng chỉ là
gắn một cái nhãn mới cho những công việc vẫn làm lâu nay, hoặc là du nhập
vấn đề nữ quyền của phương Tây vào nước ta một cách gượng ép. Cái đó trong
khoa học người ta gọi là “ngụy vấn đề”. Từ ngụy vấn đề đến ngụy khoa học chỉ
là một bước nhỏ. Đó là điều rất cần cân nhắc kỹ lưỡng” [2].
Ý kiến của các nhà lý luận phê bình đã góp phần khiến giới phê bình cũng
như độc giả quan tâm hơn đến văn học nữ quyền, giúp họ có cái nhìn khách

19


quan và nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn về văn học nữ quyền nói chung
và văn học nữ quyền ở Việt Nam nói riêng.
Tóm lại, những làn sóng đấu tranh của phong trào nữ quyền, các lý thuyết

phê bình nữ quyền trên thế giới xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII và kéo dài cho
đến tận ngày nay như là một minh chứng cho công cuộc đi tìm lại chính mình,
tìm lại bản ngã của một nửa nhân loại. Nghiên cứu về nữ quyền trong văn học
ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải là
một hướng đi mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ bởi tính hấp dẫn và cả sự phức
tạp của vấn đề. Để khám phá tư tưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam, đặc
biệt là qua sáng tác của chính giới nữ vẫn luôn cần một hướng nghiên cứu đầy
triển vọng, có ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

20


Chương 2
NHỮNG DẤU HIỆU BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
2.1. Ngợi ca, khẳng định bản lĩnh người phụ nữ
Phụ nữ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng muôn thuở cho thi, ca, nhạc,
họa. Khi nền văn học viết xuất hiện, người phụ nữ được chú ý và trở thành đề
tài lớn của văn học. Họ được khắc họa ở nhiều khía cạnh, đa dạng và phong
phú ở mọi phương diện. Do ảnh hưởng của Nho giáo, ý thức hệ phong kiến
Việt Nam, chế độ nam quyền, tất cả những thế lực đó tham gia vào việc khống
chế người phụ nữ, kiến tạo nền văn hóa và đặt ra hàng loạt quy tắc ràng buộc
đối với người phụ nữ. Người phụ nữ phải chịu nhiều bi kịch, cay đắng với số
kiếp bị lệ thuộc, không được làm chủ cuộc đời mình. Ta bắt gặp nhiều mảnh
đời, số phận người phụ nữ trong các sáng tác thuộc văn học trung đại như:
Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Cung oán Ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Chinh
phụ Ngâm (Đặng Trần Côn), Truyện Kiều (Nguyễn Du), trong các sáng tác của
Bà Huyện Thanh Quan... Nữ sĩ Hồ Xuân Hương với những vần thơ sôi nổi, đầy
nhục cảm đã cất cao tiếng nói bênh vực cho người phụ nữ. Trong một xã hội
mà người ta coi ''nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô'', thân phận người nữ luôn

bị rẻ rúng, không có giá trị thì những vần thơ của bà Chúa thơ Nôm như một
dòng nước mát lành đầy sảng khoái tưới lên cái mảnh đất khô cằn vì những
giáo lí của cửa Khổng sân Trình.
Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương viết bằng tất cả tình cảm và sự trân
trọng. Người phụ nữ trong thơ bà hiện lên với vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tâm hồn
và vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ.
Người phụ nữ xuất hiện trong thơ bà không còn khép nép trong mô thức
“tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” hay “công, dung, ngôn,

21


×