Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 121 trang )

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ
VĨNH HẢI – VĨNH HÒA
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang nằm sát bờ biển Đông, nơi cửa sông Cái đổ ra vịnh Nha
Trang, về phía Bắc cách Hà Nội 1350km, Đà Nẵng 520km, phía Tây cách Đà Lạt
220km và phía Nam cách TP. Hồ Chí Minh 450km, có tọa độ địa lý 12,15° vĩ Bắc và
109,12° kinh Đông, là một thành phố nằm
ở điểm cực Đông của đất nước, gần hải
phận Quốc tế nhất.
Khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa có
quy mô diện tích là 445 ha, nằm ở giới hạn
phía Bắc của khu vực nội thành thành phố
Nha Trang, được kết nối với trung tâm
thành phố vè phía Nam thông qua 2 tuyến
đường chính là đường 2/4 và đường Phạm
Văn Đồng. Có giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp với núi Cô Tiên và đèo
Rù Rì.
- Phía Nam giáp với núi Hòn Sạn.
- Phía Tây giáp đường sắt Bắc Nam.
- Phía Đông giáp biển.

Hình 1.1: Vị trí KDC Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa
trong tổng thể quy hoạch cấu trúc Thành Phố

1.1.2. Địa hình
Khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa nằm giữa núi Cô Tiên (phía Bắc) và núi Hòn


Sạn (phía Nam), có hướng dốc từ phía Bắc và phía Nam vào khu vực trung tâm rồi dốc
về phía Tây ra hướng đường sắt.
- Khu vực chân núi Cô Tiên đến đài phát xạ, khu vực Đông Bắc đường 2/4 và khu
vực chân núi Sạn có mật độ xây dựng công trình dày đặc, cao độ nền 3,3m – 14,0m.
- Khu vực 2 bên đường Nguyễn Khuyến có mật độ xây dựng thấp, cao độ nền xây
dựng các nhà 3,0m – 4,5m, ao hồ hiện trạng 0,7m – 1,2m.

1.1.3. Khí hậu
Khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa nằm trong Thành phố Nha Trang, thuộc vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ nên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của biển
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

Đông nên mát mẻ, ôn hòa quanh năm và có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô dài hơn, mùa mưa rất ngắn.
1.1.3.1. Nhiệt độ
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 – tháng 8, nắng nhiều khô hạn kéo dài.
Thiếu nguồn nước cho sinh hoạt và cây trồng.
- Nhiệt độ trung bình năm: 26,5°C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 34,6°C
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 19,2°C
1.1.3.2. Gió
Hướng gió thịnh hành: Bắc, Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió
trung bình: 2 – 5 m/s.
1.1.3.3. Giông

Trung bình hàng năm có 30 – 40 ngày có giông vào tháng 5 – tháng 9.
1.1.3.4. Bão
Số cơn bão hàng năm trung bình 0,75 cơn thường gây ra mưa lớn ở thượng
nguồn sông Cái, gây ngập lụt ở vùng đồng bằng và Thành phố Nha Trang, xói lở bờ
sông, bờ biển. Tốc độ gió trong bão 30 m/s (100 km/h).
1.1.3.5. Sương mù
Số ngày có sương mù trung bình hàng năm 10 – 15 ngày. Xảy ra trong các
tháng 12, 1, 2.
1.1.3.6. Độ ẩm
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80%
- Độ ẩm cao nhất vào các tháng 9, 10, 11 là các tháng có mưa nhiều, đạt 100%
- Độ ẩm thấp nhất vào tháng 5 là 37%.
1.1.3.7. Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm là 1,424 mm; gần bằng lượng mưa trung bình
năm. Tập trung vào mùa khô, các sông ao hồ bị cạn kiệt, không có nguồn nước bổ
sung.
1.1.3.8. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2.200 giờ.
Nhận xét: Những năm gần đây khí hậu thất thường, mùa Đông lạnh hơn, độ chênh
lệch nhiệt độ giữa ban đêm và ban ngày > 10°C.
1.1.3.9. Mưa
Thành phố Nha Trang nằm trong khu vực có lượng mưa thấp nhất trong tỉnh
Khánh Hòa.
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030


- Lượng mưa trung bình năm: 1643 mm
- Lượng mưa lớn nhất năm: 2650 mm
- Lượng mưa thấp nhất năm: 670 mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 334,1 mm (3/11/1978)
- Lượng mưa 3 ngày lớn nhất: 340,3mm (1−3/11/1978).
1.1.4. Thủy văn
Khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn
sông Cái Nha Trang.
- Lưu lượng lớn nhất: P1% = 4.551,0 m3/s
- Mực nước HMax = + 2,02 m
- Mực nước HMin = + 0,48 m
- Mực nước lũ tại đường sắt với tần suất 1% = 2,02 m.
(Theo đồ án quy hoạch chỉ giới bờ sông Cái Nha Trang – Công ty Tư vấn Xây dựng
Thủy Lợi – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông tỉnh Khánh Hòa).
1.1.5. Hải văn
- Mực nước triều cao nhất: HMax = + 1,2 m
- Mực nước triều trung bình: HTb = + 0,1 m
- Mực nước triều nhỏ nhất: HMin = - 1,37 m.
1.1.6. Địa chất thủy văn
Khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa có mực nước ngầm cao. Lưu lượng phong
phú, nhưng chất lượng nước bị nhiễm mặn nên không thể dùng cung cấp cho dân sinh.
- Mực nước ngầm vào mùa mưa: 3 m
- Mực nước ngầm vào mùa khô: 6 m.
1.1.7. Địa chất công trình
- Vùng ven biển đại bộ phận mặt phủ là cát, lớp tiếp theo là sét.
- Vùng đồi núi chủ yếu là Granit, rionit và macma, lớp phủ là đất thịt pha sạn sỏi,
chân núi là đá dăm, đá tảng dày 30 – 50 m, sâu 4 m dưới là lớp tàn tích phong hóa dày
2 – 3 m đến 5 – 7 m. Mức độ cát chảy ít. Nhìn chung đất có khả năng chịu lực tốt R =
2 kg/cm2.

- Vùng trũng thấp có cấu tạo đặc trưng:
+ Lớp bùn và sét pha: Màu xám đến xám đen, trạng thái dẻo, nhão, bề dày từ
0,5 – 1,5 m. Cường độ chịu tải K < 0,8 Km/cm2.
+ Lớp sét pha màu vàng đến vàng nhạt, xen lẫn nâu đỏ, đen, trạng thái dẻo
mềm, chiều dày 2,5 – 4,2 m. R > 1,0 kg/cm2.
+ Thấu kính cát pha màu vàng nhạt, lốm đốm nâu đỏ, trạng thái dẻo.
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

1.1.8. Địa chất vật lý
Khu vực Nha Trang nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6 (Theo tài liệu
phân vùng động đất của Viện vật lý địa cầu).
1.2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích khu vực nghiên cứu thiết kế là 445 ha, có tuyến đường 2/4
(đường chính của thành phố) chạy qua chia khu vực thành 2 khu rõ rệt và được bọc bởi
hai ngọn núi, đó là núi Cô Tiên ở phía Bắc và núi Hòn Sạn ở phía Nam, với tổng hiện
trạng sử dụng đất như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng (Năm 2010)
Loại đất

Diện tích
(ha)


Tỷ lệ (%)

m2/người

Tổng diện tích đất

445.0

100.0

146.1

I

Đất đơn vị ở

240.5

54.04

79.0

1.1

Đất sử dụng hỗn hợp
nhóm nhà ở, dịch vụ đô
thị, TTCN sạch

155.3


34.90

51.0

5.93

1.33

1.9

TT

1.2

Đất công trình phúc lợi
công cộng và dịch vụ
trong đơn vị ở

1.3

Đất cây xanh, sân chơi,
TDTT trong đơn vị ở

1.67

0.38

0.5


1.4

Đất giao thông nội bộ

11.6

2.61

3.8

1.5

Đất các khu vực đang
triển khai dự án

46.0

10.34

15.1

II

Đất ngoài đơn vị ở

204.5

45.96

67.1


2.1

Đất công trình dịch vụ
ngoài đợn vị ở

15.7

3.53

5.2

2.2

Đất công nghiệp, kho
tàng

12.7

2.85

4.2

2.3

Đất cơ quan, trường
chuyên nghiệp

14.3


3.21

4.7

2.4

Đất tôn giáo, di tích

4.0

0.90

1.3

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 4


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

2.5

Đất giao thông đô thị và
khu vực

23.7

5.33


7.8

2.6

Đất giao thông đối ngoại

8.3

1.87

2.7

2.7

Đất quân sự

10.65

2.39

3.5

2.8

Đất vườn

6.1

1.37


2.0

2.9

Đất nghĩa địa

3.38

0.76

1.1

2.10

Đất cây xanh sinh thái và
cách ly, đất trống, mặt

85.67

19.25

28.1

nước
1.2.2. Hiện trạng công trình xây dựng
Trong khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh
Hòa, các công trình kiên cố, bán kiên cố
tập trung nhiều hai bên trục đường chính
2/4 và đường Trần Phú. Trong đó, có một

số nhà chung cư mới xây dựng với hình
thái kiến trúc tương đối đẹp, nhưng chỉ là
những cụm nhỏ lẻ nên còn bị hạn chế về
tổ chức không gian đô thị.
Công trình xây dựng nhà ở lấn Hình 1.2: Chung cư cao tầng mới xây dựng
chiếm sát chân núi Hòn Sạn và núi Cô
Tiên hầu hết là nhà tạm.
1.2.3. Hiện trạng dân cư

Hình 1.3: Mặt đứng công trình trên trục đường 2/4

Tổng dân số hiện trạng trong khu vực thiết kế là khoảng 33.800 người, thuộc
phường Vĩnh Hải (khoảng 22.500 người) và phường Vĩnh Hòa (khoảng 11.300 người).
Mật độ dân cư trung bình là 127 người/ha đất nhóm nhà ở, hay 118 người/ha đất đơn
vị ở. Ngoài một số khu vực đặc biêt, mật độ dân cư trung bình trong khu vực vẫn ở
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

mức độ thấp (mật độ tối ưu để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động và dịch vụ đô thị là
200 người/ha đất các đơn vị ở).
Dân cư tập trung mật độ cao ở phái Đông thuộc phường Vĩnh hải và dọc trục
đường 2/4.
1.2.4. Hiện trạng thoát nước mặt
Trong khu vực có 2 tuyến kênh thoát nước hiện trạng đảm bảo nhận việc thoát
nước về hai phía đường sắt và về phía biển.

- Tuyến mương số 1: Bắt đầu từ chân núi Hòn Khô là mương đất rộng 7m; sâu 1,5
– 2 m, chảy qua khu dân cư gần trường Lý Thái Tổ, chảy xuống qua phía Tây công ty
cổ phần nhựa Nha Trang, chảy qua làng SOS, xuống gần đài phát xạ được bê tông hóa
có kích thước 6m × 2m, đoạn cuối mương đất nối ra cầu đường sắt, sau đó thoát ra hồ
công viên phía Đông đường sắt, cuối cùng ra sông Cái Nha Trang.
- Tuyến mương số 2: Bắt đầu từ đường Nam hòn khô (núi Cô Tiên), chảy theo
mương đất hiện có, rộng 6 m sâu 2 m, chảy ra phía Đông trường sĩ quan thông tin
(thuộc khu Ba Làng), đổ ra biển tại cửa Ba Làng bằng 2 cống 1,5m, cốt đáy cống
0,2m.
1.2.5. Hiện trạng giao thông
1.2.5.1. Giao thông đối ngoại
- Tuyến đường sắt Bắc – Nam nằm ở phái Tây khu dân cư, không ảnh hưởng lớn
đến mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu.
- Các trục giao thông chính của khu vực là đường 2/4 nối trung tâm thành phố với
Quốc lộ 1A, đoạn đi qua khu vực nghiên cứu có chiều dài 3560m, lộ giới rộng 32m,
mặt đường bêtông nhựa. Đoạn phía Bắc, khu vực phía Tây núi Cô Tiên chưa xây
dưng, lộ giới có vị trí chỉ 6,0m.
- Trục đường ven biển Phạm Văn Đồng (nối tiếp đường Trần Phú) có lộ giới
25,5m, đường bêtông nhựa. Đoạn qua khu vực nghiên cứu dài 975m.
1.2.5.2. Giao thông đối nội
- Các tuyến đường nhánh từ đường 2/4 có lộ giới rộng từ 11,0m đến 20,3m, mặt
đường rộng 5,7 đến 12,8m, một số tuyến như Điện Biên Phủ, Bắc Sơn, Nguyễn Quyền
tương đối hoàn thiện. Kết cấu mặt đường chủ yếu là bêtông nhựa.
- Các tuyến đường nhỏ có chiều rộng 5,6 đến 7,3m, chủ yếu là đường bêtông, một
số ít là đường đất.
- Các tuyến hẻm có chiều rộng từ 2,5 đến 4,7m kết cấu mặt đường chủ yếu là
bêtông. Ở các khu vực ít dân cư chủ yếu là đường đất.

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT


Trang 6


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

1.2.6. Hiện trạng cấp nước
Nguồn nước cấp cho khu vực nghiên cứu nằm trong hệ thống cấp nước chung
của thành phố Nha Trang.
Hiện tại hệ thống cấp nước Nha Trang có tổng công suất hơn 73.000 m3/ngđ,
trong đó được cấp chủ yếu từ Nhà máy nước Võ Cạnh với công suất 58.000 m3/ngđ,
ngoài ra còn được cấp bởi Nhà máy nước Xuân Phong công suất 15.000 m3/ngđ.
1.2.7. Hiện trạng cấp điện
- Nguồn điện: Khu vực Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang hiện được cấp
điện từ lưới điện trung thế phía Bắc Nha Trang. Trực tiếp cấp điện là trạm 110KV
Đồng Đế: 110/22 KV – 25 MVA.
- Các tuyến điện có trong khu vực:
+ Tuyến điện 22KV lộ 476 – 478 Đồng Đế – Vĩnh Hải: Tuyến này lộ kép cùng
cột đoạn từ trạm 110kV Đồng Đế đến đường 2/4. Trên truyến 476 có nhánh đi các cụm
dân cư rải rác phía Bắc đường Trần Phú. Tuyến 478 chạy dọc theo đường 2/4, cấp điện
cho phía Bắc phường Vĩnh Hải.
+ Tuyến điện 22KV lộ 472 – 474 Đồng Đế – Vĩnh Hải – Vĩnh Phước: Tuyến
này lộ kép cùng cột đoạn từ trạm 110kV Đồng Đế đến đường 2/4. Trên tuyến 474 có
nhánh đầu nối với lộ 476 Đống Đế đến. Lộ 472 và 474 cấp điện cho các phụ tải dọc
đường 2/4 thuộc khu vực nghiên cứu.
- Lưới điện hạ thế: Khu vực nghiên cứu nằm trong ranh giới thành phố Nha Trang,
đã được đầu tư cải tạo lưới điện hạ thế. Tuy nhiên địa bàn dân cư còn nhiều chỗ có mật
độ thấp, bán kính lưới điện hạ thế dài.
- Lưới điện chiếu sáng: Đã có trên các trục đường chính đô thị. Tuy nhiên chất
lượng chiếu sáng còn hạn chế.

1.2.8. Hiện trạng thông tin liên lạc
1.2.8.1. Viễn thông
- Chuyển mạch: Hệ thống chuyển mạch trong khu vực nghiên cứu nằm trong hệ
thống chuyển mạch chung Thành phố Nha Trang. Hiện tại Khu dân cư Vĩnh Hải –
Vĩnh Hòa đang sử dụng chuyển mạch RLC Đồng Đế có dung lượng 4.500 lines và một
số bộ tập trung thuê bao.
- Truyền dẫn: Khu vực Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa đang sử dụng tuyến sau
Bảng 1.2: Tuyến truyền dẫn hiện trạng

TT

Tên trạm

Hướng đ.nối

Loại truyền dẫn

DL lắp

DL sử dụng

1

Đồng Đế

Host FETEX

FLX600A(Quang)

63


43

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 7


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

- Mạng cáp thuê bao: Mạng cáp chính dung lượng lắp đặt đang sử dụng các loại
sau: 1000×2,800×2,600×2,500×2,400×2,300×2,200×2,150×2,100×2.
-Mạng cáp phối: Dung lượng lắp đặt đang sử dụng các loại sau: 200×2,100×2,50×2,
30×2,20×2,10×2.
- Mạng thông tin di động: Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 5 nhà cung cấp mạng điện
thoại di động là Vinaphone, Viettel, Mobiphone, EVN telecom và Sphone. Các nhà
cung cấp dịch vụ trên đang khai thác công nghệ GSM và CDMA.
- Mạng Internet:
Mạng Internet của Nha Trang nói chung và khu vực Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa nói riêng có
mật độ thuê bao cao.
1.2.8.2. Bưu chính
- Mạng bưu cục, điểm phục vụ, mạng vận chuyển bưu chính: Mạng Bưu chính hiện
nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh cũng như trong khu vực nghiên cứu,
đáp ứng đầy đủ các dịch vụ bưu chính cơ bản. Các điểm Bưu điện Bưu cục và các
điểm phục vụ thông tin – văn hóa đã đi vào hoạt động rất hiệu quả, nhằm phục vụ
khách du lịch và người dân.
- Dịch vụ: Bưu điện Nha Trang (VNPT) cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính có
trên mạng. các điểm bưu điện văn hóa xã đã và đang triển khai cung cấp các dịch vụ
công ích, cung cấp sách, báo chí, báo thông tin cho người dân và khách du lịch. Song

chất lượng của một số dịch vụ chưa đảm bảo cần khác phục.
1.2.9. Hiện trạng thoát nước thải
Công ty cấp thoát nước Khánh
Hoà quản lý hệ thống thoát nước khu
vực. Công tác quản lý hệ thống thoát
nước rất yếu, hiện tại không có đủ tài liệu
về các tuyến cống, thậm chí có nhiều
tuyến cống mà đơn vị quản lý không nắm
rõ kích thước, hướng dòng chảy, năm xây
dựng,… Trang thiết bị phục vụ cho công
việc nạo vét cống không có, công việc nạo

Hình 1.4: Kênh thoát nước

vét thực hiện bằng thủ công.
Khu vực nghiên cứu hiện đang sử dụng hệ thống cống chung, nước thải chưa
được xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Các tuyến thoát nước chính trong khu vực có thể kể đến là:
- Tuyến mương số 1: Xuất phát từ núi Hòn Khô chảy qua khu dân cư Nam
Hòn Khô, cắt ngang qua đường 2/4 rồi đi qua cánh đồng của phường Vĩnh Hải và khu
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 8


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

dân cư Bắc Vĩnh Hải, qua khu vực đài phát xạ và tiếp tục cắt qua tuyến đường sắt Bắc
Nam và cuối cùng xả vào sông Cái ở phía thượng lưu cầu đường Sắt. Đây là tuyến

mương rất quan trọng đảm bảo thoát nước cho lưu vực rộng lớn của khu vực phía Bắc.
Hiện nay chủ yếu vẫn là mương đất trừ đoạn chảy qua khu đô thị Nam hòn Khô đã
được thay bằng cống tròn 2 D2000 và cống hộp (6×2) m.
- Tuyến mương số 2: Xuất phát từ núi Hòn Khô, chạy xuyên qua khu dân cư
Nam Hòn Khô, khu vực quân sự cuối cùng xả ra biển tại cửa cống Ba Làng. Hiện vẫn
còn là mương đất, bề rộng từ 3 – 4 m chỗ cắt qua đường Nam Hòn Khô là cống tròn
2D2000. Tổng chiều dài tuyến mương khoảng 850m. Về mùa khô dòng chảy nhỏ
nhiều chỗ bị rác thải lấp đầy, mùi thối bốc lên gây ô nhiễm cho nhân dân trong khu
vực. Dòng chảy xả vào biển qua cửa cống Ba Làng được đánh giá là một điểm ảnh
hưởng đến bãi tắm ở khu vực này.
1.2.10. Hiện trạng quản lý CTR
Chất thải rắn đang được thu gom bằng 2 phương pháp: Thủ công và cơ giới. Hầu hết
các đường lớn đã có hệ thống thu gom, tuy nhiên tại các khu vực ngõ hẻm tỷ lệ thu
gom rất thấp.
Chất thải rắn sau khi thu gom được đưa về bãi chôn lấp CTR đèo Rù Rì, diện
tích bãi rác khoảng 3 ha, cách Quốc lộ 1 khoảng 1km, cách trung tâm thành phố
khoảng 14 km về phía Bắc.
Bảng 1.3: Thực trạng thu gom rác ở khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa (năm 2010)

STT

Tên
phường

Thực trạng thu gom rác
(% thu gom được)
Đường phố
(%)

Ngõ hẻm

(%)

Lý do chưa thu gom
được

1

Vĩnh Hải

100

70

Núi cao, ghồ ghề, hẹp

2

Vĩnh Hòa

60

20

Chưa có điểm tập kết

1.2.11. Hiện trạng nghĩa trang
Khu vực nghiên cứu hiện đang sử
dụng nghĩa trang thành phố tại khu vực chân
đèo Rù Rì. Tuy nhiên trong khu vực nghiên
cứu còn tồn tại nhiều khu nghĩa địa rải rác

tại khu vực chân núi Hòn Sạn và tại các nhà
thờ công giáo. Ngoài ra còn có các mộ xen
kẽ trong khu dân cư.

Hình 1.5: Nghĩa trang xây dựng kiên cố
trên nền đất cao, sát chân núi

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

1.2.12. Đánh giá tổng hợp hiện trạng khu dân cư
Khu vực nghiên cứu là khu đô thị hiện trạng có mật độ dân cư khá cao, có nhiều
các dự án đang triển khai.
Mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng thiết yếu cho khu dân cư như:
trường PTTH, THCS, tiểu học, mầm non, chợ, công trình sinh hoạt văn hoá,... còn
thiếu và chưa đảm bảo bán kính phục vụ.
Hệ thống cây xanh công viên, sân chơi cho đơn vị ở hoàn toàn không có.
Khu nghĩa địa do dân cư tự xây vẫn còn tồn tại trong khu dân cư, cần có
phương án di dời về nghĩa trang thành phố.
Khu vực thiết kế là khu đô thị quy mô tương đối lớn ở phía Bắc thành phố
nhưng chưa có các không gian công cộng lớn và chưa có các trung tâm dịch vụ đô thị
tương đối tập trung để tạo ra các trung tâm hoạt động và động lực phát triển cho toàn
khu vực phía Bắc thành phố.
Khu vực có nhiều thuận lợi để kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của
thành phố, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện trạng chưa đạt tiêu chuẩn, đặc biệt chưa

phù hợp với một đô thị du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh nên bị ngập úng cục bộ, hệ thống thoát
chung gây ô nhiễm môi trường đô thị, nhất là thành phố phát triển du lịch.
1.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KDC VĨNH HẢI – VĨNH HÒA
1.3.1. Tính chất, chức năng của khu dân cư
Là khu đô thị nằm phía Bắc thành phố, có quy mô tương đối lớn, có cảnh quan
biển về phía Đông, cảnh quan núi về phía Bắc và phía Nam nhưng chất lượng đô thị về
mặt cảnh quan cũng như điều kiện môi trường sống của dân cư hiện vẫn còn nhiều bất
cập, cần được cải tạo nâng cấp và đặc biệt cần khai thác tiềm năng tham gia vào thị
trường dịch vụ du lịch chung của toàn Thành phố.
1.3.2. Các định hướng phát triển chính
Chiến lược phát triển chung toàn thành phố đã xác định khu vực thiết kế thuộc
khu đô thị có cấu trúc hướng biển theo hướng Đông - Tây nhằm phát huy tốt hơn tính
hướng biển của thành phố và khai thác tốt hơn tiềm năng dịch vụ du lich biển.
Phân vùng chức năng xác định khu vực Vĩnh Hải - Vĩnh Hải thuộc khu đô thị
có chức năng ưu tiên là dịch vụ du lịch kết hợp với các chức năng khác của đô thị.
Không gian dịch vụ ven biển thuộc khu vực thiết kế được xác định là không gian dịch
vụ du lịch mang tính dân dã, ấm cúng.

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

1.4. TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KDC VĨNH HẢI – VĨNH HÒA
ĐẾN NĂM 2030
1.4.1. Quy mô dân số

Dự báo dân số được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 1.4: Dự báo dân số khu vực đến năm 2030

TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

tính

2008

Dự báo
Năm

Năm

2010

2030

1

Tăng tự nhiên

%


1.6

1.3

1.1

2

Tăng cơ học

%

0.7

0.7

0.9

3

Tăng tổng hợp

%

2.3

2.0

2.0


4

Dân số toàn khu vực

Người

27000

33837

50280

Tóm lại dân số đến năm 2030 toàn thành khu vực khoảng 50.280 người, cần
kiểm soát tỷ lệ tăng cơ học đến năm 2030 không được vượt quá 1%. Cần khống chế tỷ
lệ tăng dân số trung bình 2% trong đó tăng tự nhiên 1,1-1,2%.
1.4.2. Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 1.5: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

Tổng (Năm 2030)
Loại đất

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

m2/người

Tổng diện tích đất


445.0

100.0

99.0

Đất đơn vị ở

266.3

59.84

59.2

Đất sử dụng hỗn hợp
nhóm nhà ở, dịch vụ đô
thị, TTCN sạch

189.9

42.67

42.2

Trong đó: - Dự báo đất
nhóm nhà ở

160.7

36.11


35.8

- Đất dịch vụ,
văn phòng, TTCN sạch

46.1

10.36

10.3

1.2

Đất công trình phúc lợi
công cộng và dịch vụ
trong đơn vị ở

16.7

3.75

3.7

1.3

Đất cây xanh, sân chơi,
TDTT trong đơn vị ở

13.5


3.03

3.0

TT

I

1.1

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

1.4
1.5

Đất giao thông nội bộ

29.3

6.58

6.5


Đất các khu vực đang
triển khai dự án

II

Đất ngoài đơn vị ở

178.7

40.16

39.8

2.1

Đất công trình dịch vụ
ngoài đợn vị ở

43.6

9.80

9.7

20.5

4.61

4.6


2.2
2.3

Đất công nghiệp, kho
tàng
Đất cơ quan, trường
chuyên nghiệp

2.4

Đất tôn giáo, di tích

4.0

0.90

0.9

2.5

Đất giao thông đô thị và
khu vực

60.7

13.64

13.5

2.6


Đất giao thông đối ngoại

8.3

1.87

1.8

2.7

Đất quân sự

11.9

2.67

2.6

2.8

Đất vườn

2.9

Đất nghĩa địa

2.10

Đất cây xanh sinh thái và

cách ly, đất trống, mặt
nước

29.7

6.67

6.6

1.4.3. Quy hoạch giao thông
- Mạng lưới đường giao thông được thiết kế đảm bảo giao lưu nhanh chóng, tiện
lợi, và an toàn giữa các khu chức năng và với các khu trung tâm của đô thị và các
phường lân cận.
- Mạng lưới đường được tổ chức hợp lý, trên cơ sở kế thừa hợp lý các tuyến đường
hiện trạng và các dự án đã và đang triển khai.
- Quy mô và phân cấp các tuyến đường:
+ Đường Phạm Văn Đồng: Là tuyến đường ven biển Nha Trang, được nối từ
Cam Ranh đến phía Bắc Nha Trang (Khu du lịch Bãi Tiên). Đoạn tuyến qua khu vực
nghiên cứu thiết kế có chiều dài 975 m, mới được xây dựng, mặt cắt ngang 26m:
+ Đường 2/4: Là tuyến đường chính nối trung tâm thành phố Nha Trang với
QL 1 ở phía Bắc (đèo Rù Rì). Tuyến đường qua khu vực nghiên cứu thiết kế có chiều
dài 3560m, theo quy hoạch có mặt cắt ngang rộng 28m.

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030


+ Tuyến đường Mai Xuân Thưởng nâng cấp, mở rộng lộ giới 20m và thông
tuyến nối với đường của dự án Nam Vĩnh Hải sát với đài phát xạ hướng về khu đô thị
tây nam Hòn Nghê.
+ Các tuyến đường nội bộ: Các tuyến này được nâng cấp từ các đường hẻm
hoặc xây dựng mới, có mặt cắt ngang rộng từ 4-10m.
1.4.4. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
1.4.4.1. Quy hoạch san nền
Căn cứ mực nước thủy triều tại cửa sông Cái Nha Trang Hmax là +1,2m và mực
nước lũ sông Cái +2,02m. Và căn cứ cao độ nền hiện trạng của một số dân cư hiện
trạng, chọn cao độ nền thiết kế xây dựng cho khu vực >3,5m (3,5m15m).
+ Khu vực ven các sườn núi có độ dốc lớn chỉ san cục bộ giật cấp từng công
trình, sau khi san phải kè các mái ta luy, trồng cây và hoàn trả mặt bằng các khu vực bị
ảnh hưởng xung quanh.
+ Khu vực bằng phẳng có cao độ ≥3,5m khi xây dựng giữ nguyên hoặc san gạt
cục bộ tạo độ dốc thoát nước tự chảy vào hệ thống cống thoát trên các đường phố.
+ Khu vực xen cấy cao độ nền lấy bằng cao độ xung quanh khu vực, đảm bảo
thoát nước tốt không bị ngập úng cục bộ.
+ Khu vực nằm hai bên đường Nguyễn Khuyến, giáp đài phát xạ, giáp đường
sắt cao độ hiện trạng < 3,0m, phải đắp nền lên ≥ 3,5 m .
1.4.4.2. Quy hoạch thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự chảy. Hết sức tận dụng địa
hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ nơi cao đến thấp theo lưu vực thoát nước.
1.4.5. Quy hoạch cấp nước
- Nguồn nước:
Nguồn nước cấp cho khu vực thiết kế nằm trong hệ thống cấp nước chung của
thành phố Nha Trang.
- Tổ chức mạng lưới đường ống:
+ Mạng lưới đường ống phân phối chính được tổ chức một số vòng khép kín để
bảo đảm an toàn cấp nước và mạng đường ống cụt có đường kính từ 50mm đến

150mm .
+ Không được lấy nước từ đường ống 80 mm trở lên để cấp cho một hộ gia
đình (phải cấp cho một nhóm hộ).
+ Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 0,7m.
+ Vật liệu ống: Sử dụng ống PVC hoặc ống HDPE tuỳ theo vật liệu địa phương.
- Giải quyết khi có cháy:
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

Chữa cháy áp lực thấp. Khi có cháy xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu
hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m. Họng cứu hoả được bố
trí trên các tuyến ống 100mm trở lên. Trên toàn bộ khu vực dự kiến đặt 60 họng cứu
hoả.
- Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước:
Bảng 1.6: Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước

TT

Thành phần dùng nước

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

1


Nước sinh hoạt

180

l/người.ngđ

2

Trường học

25

l/hs.ngđ

3

Mẫu giáo

100

l/cháu.ngđ

4

Dịch vụ và công trình công công

2

l/m2sàn.ngđ


5

Nước tưới cây

3

l/m2.ngđ

6

Nước rửa đường

0,5

l/m2.ngđ

1.4.6. Quy hoạch cấp điện
- Nguồn điện
Căn cứ quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Khánh Hòa, khu vực TP.
Nha Trang thì KDC Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa được cấp điện từ trạm 110kV Đồng Đế và
được hỗ trợ công suất từ trạm 110kV Mã Vòng.
- Lưới trung áp và trạm biến áp (22)/0,4kV
Lưới điện trung áp khu vực được đảm bảo cung cấp đầy đủ công suất cho các
phụ tải và đảm bảo vận hành an toàn. Hình thức lưới điện trung áp ưu tiên cho phương
án đi ngầm nhằm đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị và sẽ thực hiện từng bước theo điều
kiện kinh tế cụ thể.
- Lưới điện hạ thế
Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V. Các khu quy hoạch ổn định nên chuyển
từ hệ thống đi nổi thành cáp ngầm. Với các khu đang trong quá trình đô thị hóa và

chưa định hình có thể sử dụng đường dây nổi bằng cáp vặn xoắn ABC. Bán kính cấp
điện lưới hạ thế từng trạm không quá 300m.
- Hệ thống chiếu sáng đường phố
Chiếu sáng đường phố dùng đèn natri cao áp, thấp áp hiệu suất cao làm nguồn
sáng để chiếu sáng đường đi. Cột đèn sử dụng loại cột thép mạ kẽm nhúng nóng. Bán
kính cấp điện của mỗi tuyến chiếu sáng dài không quá 1km nằm tránh độ sụt áp trên
đui đèn quá mức cho phép. Điều khiển vận hành mạng lưới chiếu sáng nên áp dụng
theo dạng điều khiển tập trung, nhiều mức công suất.
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

- Chỉ tiêu cấp điện
Bảng 1.7: Chỉ tiêu cấp điện

TT
1
2
3
4

Tên hộ sử dụng điện
Nhà ở
Dịch vụ, văn phòng, công
cộng
Trường học, nhà trẻ

Chiếu sáng đường

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

kW/hộ

2–4

W/m2sàn

20 – 40

W/hs

100

2

W/m

1

1.4.7. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
- Chuyển mạch:
Với nhu cầu thuê bao khoảng 30350 (tính cả nhu cầu thông tin internet và điện
thoại cố định) thì trạm chuyển mạch Đồng Đế là nguồn tín hiệu chính cấp cho khu vực
này. Tương lai sẽ nâng cấp và mở rộng dung lượng trạm chuyển mạch Đồng Đế thành
Host trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin rất lớn này.

- Truyền dẫn:
Tuyến cáp quang hiện có, dự kiến sẽ cải tạo từng đoạn để đảm bảo lộ giới mở
đường và các nút giao thông. Tuyến cáp quang này sử dụng loại FLX-600A(Quang),hạ
ngầm trên vỉa hè, độ sâu trong hào cáp, khoảng cách đến chân các công trình phảI đảm
bảo quy chuẩn của nghành.
- Mạng ngoại vi:
+ Mạng cáp chính: Cải tạo các tuyến cáp chính hiện có, đồng thời xây dựng
mới các tuyến cáp chính mới phục vụ cho các dự án mới đang triển khai. Hạ ngầm
toàn bộ mạng cáp chính hiện có, và được bảo vệ bởi ống nhựa PVC.
+ Mạng cáp phối: Dung lượng lắp đặt khu vực thiết kế nên sử dụng các loại cáp
phối sau: 200×2,100×2, 50×2, 30×2,20×2,10×2.
- Mạng di động:
Lắp đặt mới 1 trạm thu phát sóng phía Bắc khu vực nghiên cứu, nhằm nâng cao
tính ổn định và phạm vi phủ sóng thông tin di động trong khu đô thị. trạm thu phát
sóng này có quy mô từ 150-200m2.
- Mạng Internet:
Mạng Internet Nha Trang đang khai thác dịch vụ VNN-1260, 1260P, 12681269, XSDL Tiếp tục phát triển mạng internet băng thông rộng. Đồng thời triển khai
các dự án của tỉnh đề ra nhằm phục vụ quản lý nhà nước.

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 15


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

1.4.8. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường
1.4.8.1. Quy hoạch thoát nước thải
Quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ

nước thải của khu dân cư sẽ được thu gom tập trung về trạm xử lý nước thải của khu
vực để xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả ra biển.
Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu vực. Đảm bảo xử lý được
toàn bộ lượng nước thải trong khu vực đạt tiêu chuẩn xả thải.
Tiêu chuẩn và nhu cầu thoát nước thải:
Bảng 1.8: Tiêu chuẩn và nhu cầu thoát nước thải

TT

Thành phần dùng nước

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

1

Nước sinh hoạt

160

l/người.ngđ

2

Trường học

20

l/hs.ngđ


3

Bệnh viện

450

l/giường.ngđ

4

Khách sạn

300

l/người.ngđ

1.4.8.1. Thu gom và xử lý chất thải rắn
- Đến năm 2030 bảo đảm 100% khối lượng chất thải rắn của thành phố được
thu gom và xử lý bằng công nghệ thích hợp.
- Tiêu chuẩn thải rác:
Bảng 1.9: Tiêu chuẩn thải rác

TT

Thành phần thải

Tiêu chuẩn

1


CTR sinh hoạt (Rsh)

1,3 kg/người.ngđ

2

CTR y tế

2,0 kg/giường.ngđ

1.4.9. Quy hoạch nghĩa trang tập trung
- Nhu cầu đất nghĩa trang phục vụ cho khu vực thiết kế: khoảng 1 ha.
- Sử dụng nghĩa trang chung toàn thành phố.

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC
2.1. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN
Thành phố Nha Trang là một trong những đô thị loại I của nước ta. Trong đồ án
này, ta chỉ xem xét khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa của thành phố Nha Trang, căn cứ
vào:
+ Bản đồ quy hoạch khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa đến năm 2030.

+ Các số liệu về dân số, diện tích đất, tiêu chuẩn thải nước và các số liệu liên
quan khác.
Ta có các số liệu cơ bản của khu dân cư đến năm 2030 như sau:
+ Dân số: 50.280 người
+ Tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực: 445 ha
+ Diện tích đất nhóm nhà ở: 266,25 ha
+ Mật độ dân số trung bình: 113 người/ha
+ Mật độ dân số đất nhóm nhà ở: 189 người/ha
+ Tỉ lệ tăng dân số trung bình: 2 %
+ Tiêu chuẩn thải nước: 160 l/người.ngđ.
2.2. LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
Tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của thành phố, thị
xã, thị trấn, do nhu cầu kỹ thuật vệ sinh và việc xả các loại nước thải vào mạng lưới
thoát nước mà người ta phân loại các loại hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước
chung, hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát nước riêng một nửa và hệ thống thoát
nước hỗn hợp.
2.2.1.1. Hệ thống thoát nước chung
- Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất, nước mưa…) được
xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình làm sạch.
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh vì toàn bộ nước bẩn đều được qua
công trình làm sạch trước khi xả ra sông, hồ.
+ Tổng chiều dài mạng lưới bé.
- Nhược điểm
+ Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao.
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 17



Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

+ Chế độ làm việc của hệ thống không ổn định, mùa mưa nước chảy đầy ống có
thể gây ngập lụt, mùa khô độ đầy và tốc độ dòng chảy nhỏ gây lắng đọng cặn làm
giảm khả năng chuyển tải.
+ Do nước chảy tới trạm bơm, TXL không điều hoà về lưu lượng và chất lượng
do đó công tác điều phối trạm bơm và TXL phức tạp (Trong thực tế, không thể xây
dựng TXL đủ công suất để xử lý cả nước mưa).
- Phạm vi áp dụng:
+ Phù hợp với giai đoạn đầu xây dựng của hệ thống riêng, trong nhà có xây
dựng bể tự hoại.
+ Phù hợp với những đô thị hoặc khu vực đô thị xây dựng nhà cao tầng.
2.2.1.2. Hệ thống thoát nước riêng
- Có hai hay nhiều mạng lưới cống riêng biệt: một dùng để vận chuyển nước bẩn
nhiều trước khi xả vào nguồn cho qua xử lý, một dùng để vận chuyển nước ít bẩn hơn
(nước mưa) thì cho xả thẳng vào nguồn.
- Ưu điểm
+ Do có nhiều hệ thống nên công tác quản lý thuận lợi đơn giản.
+ Chế độ thuỷ lực của hệ thống ổn định.
+ Giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu và có thể xây dựng chia làm nhiều
đợt.
- Nhược điểm
+ Về phương diện vệ sinh kém (vì nước mưa không xử lý).
+ Tồn tại song song một lúc nhiều hệ thống thoát nước dẫn đến giá thành và
quản lý cao.
- Phạm vi áp dụng:
+ Hệ thống riêng hoàn toàn phù hợp cho những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi
và cho các xí nghiệp công nghiệp: Có khả năng xả toàn bộ lượng nước mưa vào nguồn

tiếp nhận, điều kiện địa hình không thuận lợi đòi hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm
nước thải khu vực, cường độ mưa lớn.
+ Hệ thống riêng không hoàn toàn thì phù hợp với những vùng ngoại ô hoặc
giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của các đô thị.
2.2.1.3. Hệ thống thoát nước riêng một nửa
- Thường có hai hệ thống cống ngầm, trong đó một mạng lưới để thoát nước sinh
hoạt, nước sản xuất và nước mưa bẩn, còn mạng lưới khác để dẫn nước mưa sạch xả
trực tiếp ra sông hồ.

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 18


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

- Ưu điểm
Vệ sinh tốt hơn hệ thống thoát nước riêng vì trong thời gian mưa ban đầu các
chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn.
- Nhược điểm
+ Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao vì phải xây dựng song song hai hệ thống
đồng thời.
+ Nhiều chỗ giao nhau của hai mạng lưới phải xây dựng giếng tách nước mưa
thường không đạt hiệu quả mong muốn vệ sinh.
- Phạm vi áp dụng:
+ Những đô thị có dân số trên 5 vạn người.
+ Nguồn tiếp nhận nước thải trong đô thị công suất nhỏ và không có dòng chảy.
+ Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao.
+ Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải

mang vào.
2.2.1.4. Hệ thống hỗn hợp
Là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên.
2.2.2. Cơ sở thực tế
- Hiện trạng hệ thống thoát nước.
- Các điều kiện khí hậu, địa hình.
- Diện tích toán và đặc điểm của lưu vực.
2.2.3. Mục tiêu quy hoạch thoát nước của khu vực
- Mục tiêu chính thu gom và xử lý nước thải nhằm nâng cao chất lượng môi
trường và tạo điều kiện phát triển đô thị thuận lợi.
- Các giải pháp kỹ thuật lựa chọn phải bền vững và tương thích với yêu cầu vệ
sinh môi trường, các tiêu chuẩn và tập quán địa phương.
- Công tác quản lý phải thuận lợi, không phức tạp và có thể chia ra nhiều đợt
xây dựng để tạo điều kiện kết hợp tốt với công tác xây dựng phát triển đô thị.
Từ các điều kiện trên, lựa chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho thành phố BN
là phù hợp nhất.
Dựa vào ưu, nhược điểm của các hệ thống thoát nước và mục tiêu quy hoạch thoát
nước của khu vực, ta nhận thấy lựa chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho khu
vực tính toán là thích hợp nhất, vừa đảm bảo tính kinh tế, quản lý đơn giản vừa đảm
bảo thu gom được toàn bộ lượng nước thải trong khu vực.

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

2.3. THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI

2.3.1. Xác định lưu lượng NTSH tính toán của khu vực
Mạng lưới thoát nước và các bộ phận của mạng lưới được tính toán theo lưu lượng
giây lớn nhất được gọi là lưu lượng tính toán của nước thải.
tb
2.3.1.1. Lưu lượng NTSH trung bình ngày đêm: Qngđ
(m3/ngđ)
tb
Qngđ


Trong đó:
N
qo

N  qo 50280 160
= 8044,8 (m3/ngđ)

1000
1000

: Dân số tính toán, N = 50280 (người).
: Tiêu chuẩn thải nước, qo = 160 l/(người.ngđ).

2.3.1.2. Lưu lượng NTSH trung bình giây: q stb (l/s)
q stb 

tb
Qngđ

3,6  24




8044,8
= 93,11 (l/s)
3,6  24

Từ lưu lượng trung bình giây tính được trên, tra Bảng 2 – [1], ta có hệ số không
điều hoà chung Kch = 1,61.
2.3.1.3. Lưu lượng NTSH lớn nhất giây: q smax (l/s)
qsmax  qstb  K ch  93,111,61= 150 (l/s)

Trong đó:
q stb

: Lưu lượng nước thải trung bình giây, (l/s).

Kch

: Hệ số không điều hoà chung.

2.3.2. Xác định lưu lượng tập trung
2.3.2.1. Bệnh viện
- Tổng số bệnh viện
: 02
+ Bệnh viện Đa Khoa (BV1)
: 800 giường
+ Bệnh viện Lao (BV2)
: 300 giường
- Tiêu chuẩn thải nước bệnh viện

: qo = 450 l/giường.ngđ.
- Hệ số không điều hoà
: Kh = 1 (Theo QCVN 28:2010/BTNMT)
- Số giờ thải
: T = 24 giờ/ngày
(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải bệnh viện xem Bảng 1.1 – Phụ lục1)
2.3.2.2. Trường học
- Tổng số trường học
: 08
+ Trường Cao đẳng Du lịch (TH1)
+ Trường PTTH Heman Greneiner (TH2)
+ Trường THCS Lý Thái Tổ (TH3)
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

: 2500 học sinh
: 1680 học sinh
: 970 học sinh
Trang 20


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

+ Trường THCS Mai Xuân Thưởng (TH4)

: 1130 học sinh

+ Trường SOS Nha Trang (TH5)
+ Trường Tiểu học Vĩnh Hòa (TH6)


: 1720 học sinh
: 920 học sinh

+ Trường Tiểu học Vĩnh Hải 1 (TH7)
+ Trường Mầm non Hướng Dương (TH8)

: 680 học sinh
: 530 học sinh

- Tiêu chuẩn thải nước
- Hệ số không điều hoà giờ
- Số giờ thải nước

: 20 l/người.ngđ
: Kh = 1,8
: 12 giờ/ngày.

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải trường học xem Bảng 1.2 – Phụ lục1)
2.3.2.3. Khách sạn
Khu vực có 2 khách sạn lớn, còn lại là các nhà nghỉ có qui mô nhỏ, lưu lượng
không đáng kể, có thể tính chung với nước thải sinh hoạt.
- Tổng số khách sạn
+ Khách sạn Saint Paul (KS1)
+ Khách sạn Lamy (KS2)
- Tiêu chuẩn thải
- Hệ số không điều hòa giờ
- Số giờ thải

: 02
: 160 phòng – 320 người

: 106 phòng – 212 người
: 300 l/người.ngđ
: Kh = 2,5
: 24 giờ/ngày

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải khách sạn xem Bảng 1.3 – Phụ lục1)
2.3.2.4. Chợ
- Tổng số chợ lớn
: 02
+ Chợ TTTM Vĩnh Hòa (CH1) : 1000 hộ kinh doanh
+ Chợ Vĩnh Hải (CH2)
: 600 hộ kinh doanh
- Tiêu chuẩn thải
: 30 l/người.ngđ
- Hệ số không điều hòa giờ
: Kh = 1
- Số giờ thải
: 12 giờ/ngày
(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải các chợ xem Bảng 1.4 – Phụ lục1)
2.3.2.5. Trung tâm thể dục thể thao
- Số khách
- Số nhân viên

: N1 = 1350 người/ngày
: N2 = 100 người

- Số giờ thải
: 12 giờ/ngày
- Tiêu chuẩn thải
+ Khách

: q1 = 5 l/người.ngđ
+ Nhân viên
: q2 = 30 l/người.ngđ
- Hệ số không điều hoà : Kh = 1
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

(Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải trung tâm TDTT xem Bảng 1.5 – Phụ lục1)
* Cơ quan, nhà văn hóa: Do lưu lượng thải nhỏ nên ta xem những khu vực đó như khu
dân cư.
2.3.3. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
2.3.3.1. Nguyên tắc vạch tuyến
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước nên tiến hành theo thứ tự sau: Xác định vị trí
trạm xử lý và vị trí xả nước vào nguồn, vạch tuyến cống góp chính, cống góp lưu vực,
cống đường phố và tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phải hết sức lợi dụng địa hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất
cao đến phía đất thấp của lưu vực thoát nước, đảm bảo lượng nước thải lớn nhất tự
chảy theo cống, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm lãng phí.
- Phải đặt cống thật hợp lý để tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh trường hợp
nước chảy vòng vo, tránh đặt cống sâu.
- Các cống góp chính vạch theo hướng về TXL và cửa xả nước vào nguồn tiếp
nhận. TXL đặt ở phía thấp so với địa hình đô thị nhưng không bị ngập lụt, cuối hướng
gió chính về mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách vệ sinh tối thiểu 500m
đối với khu dân cư và xí nghiệp chế biến thực phẩm.
- Giảm tới mức tối thiểu cống chui qua sông hồ, cầu phà, đường giao thông, đê

đập và các công trình ngầm.
- Việc bố trí cống thoát nước phải biết kết hợp chặt chẽ với các công trình ngầm
khác của đô thị.
2.3.3.2. Cách thức vạch tuyến
- Dựa vào địa hình của từng lưu vực mà vạch tuyến cho phù hợp.
- Đối với địa hình tương đối bằng phẳng và diện tích ô phố lớn hơn 5 ha thì vạch
tuyến thu gom nước thải theo hình khối nổi để thu gom triệt để nước thải.
- Đối với địa hình dốc về một phía thì vạch tuyến thu gom nước thải về phía thấp
các ô phố.
Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng ở trung tâm khu vực và dốc về
phía Bắc (núi Cô Tiên), phía Nam (núi Hòn Sạn) và phía Tây đường sắt. Do đó, khu
vực trung tâm ta vạch tuyến theo hình khối nổi, đảm bảo thu gom nước thải triệt để
nhất. Còn các khu vực dốc núi, lợi dụng địa hình ta vạch tuyến theo sơ đồ nghiêng về
phía thấp.
2.3.3.3. Lựa chọn môi trường tiếp nhận sau xử lý
Do đặc điểm của khu vực nghiên cứu là khu dân cư sát biển. Do đó, theo quy
hoạch nước thải sau khi xử lý sẽ được đổ ra biển.
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

2.3.3.4. Vị trí đặt TXL
Việc lựa chọn địa điểm đặt TXL phải đảm bảo không gây các ảnh hưởng bức xúc
đến cư dân sống ở khu vực xung quanh, đồng thời dựa vào địa hình của khu vực nên
dự kiến sẽ xây dựng 1 TXL ở vị trí: Phía Bắc đường Mai Xuân Thưởng, nằm giữa
trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật thông tin và Biển.

2.3.3.5. Các phương án thoát nước thải
Dựa trên nguyên tắc vạch tuyến và phù hợp với quy họach, đồ án này đưa ra 02
phương án vạch tuyến thoát nước thải sinh hoạt.
Sơ đồ thoát nước: xem Bản vẽ 01, 02/16.
2.3.4. Tính toán mạng lưới thoát nước thải
2.3.4.1. Xác định lưu lượng đơn vị hay môđun lưu lượng
Phương pháp theo môđun lưu lượng (lưu lượng đơn vị) được xây dựng trên cơ sở
cho rằng nước thải của khu dân cư thường trú tỷ lệ với diện tích. Giả thiết là toàn bộ
lượng nước từ diện tích mà đoạn ống phục vụ đều đổ vào điểm đầu, thì lưu lượng nước
ở trên đoạn cống là không đổi
Khi tính toán mạng lưới thoát nước, từng đoạn cống thoát nước phục vụ thoát nước
cho một diện tích Fi xác định, đoạn ống càng về sau thoát nước cho một diện tích càng
lớn, vì yêu cầu phục vụ của các đoạn ống khác nhau nên cần phải xác định lưu lượng
đơn vị để việc tính toán mạng lưới chính xác hơn.
Môđun lưu lượng đối với từng khu vực phụ thuộc vào mật độ dân số và tiêu chuẩn
thải nước.
- Môđun lưu lượng được xác định theo công thức:
q dv 

qo  P
86400

(l/s.ha)

Trong đó:
+ qo: tiêu chuẩn thải nước của một người trong 1 ngày đêm.
+ P: mật độ dân số đất nhóm nhà ở (người/ha).
Với khu dân cư Vĩnh Hải – Vĩnh Hòa, ta có:
qo = 160 l/ng.ngđ
P = 189 người/ha

Vậy môđun lưu lượng là:
q dv 

160 189
= 0,35
86400

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

(l/s.ha)

Trang 23


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

2.3.4.2. Cơ sở lý thuyết
Để tính toán các yếu tố thủy lực đường ống cấp thoát nước, ta sử dụng các công
thức cổ điển đã biết của Maning
Q

1
 A  R 2/3  i1/2
n

Trong đó:
Q

: Lưu lượng (m3/s).


A
R

: Diện tích ướt (m2).
: Bán kính thủy lực.

i

: Độ dốc thuỷ lực, lấy bằng độ dốc đặt cống.

n

: Hệ số nhám Manning (lấy theo Bảng 8 – [1]).

* Một số vấn đề cơ bản về tính toán thủy lực tuyến cống thoát nước:
- Tốc độ tính toán:
Tốc độ tính toán V(m/s) là tốc độ tự rửa sạch cống. Khi nói tốc độ dòng nước
trong cống thoát nước là nói đến tốc độ trung bình mặt cắt ngang cống, nó là tỷ số giữa
lưu lượng q đối với tiết diện ướt  .
Tốc độ dòng nước trong cống thoát nước:
V=

q



Người ta phân ra hai loại tốc độ là tốc độ vận chuyển và tốc độ tự rửa sạch
cống.
Tốc độ vận chuyển là tốc độ dòng nước có một số hạt rắn chuyển động trong

tình trạng lơ lửng, còn số hạt khác nặng hơn chuyển động lăn theo lòng cống hoặc lắng
đọng lại. Để cùng được một lượng cặn từ lòng cống lên không để xảy ra lắng cặn thì
tốc độ chảy của nước phải lớn hơn so với tốc độ để vận chuyển cùng một lượng cặn ấy
gọi là tốc độ tự rửa sạch.
Nói cách khác tốc độ tự rửa sạch là tốc độ dòng nước không những không để
lắng cặn mà còn có đủ khả năng mang đi một lượng cặn đã lắng lại khi lưu lượng chảy
trong cống bé.
V > Vkl 

Công thức trên đây chỉ mang tính lý thuyết bởi vì trong đó không phản ánh một
số yếu tố quan trọng như số lượng chất lơ lửng và thành phần hạt.
Gọi tốc độ lắng của hạt trong nước tĩnh là W, muốn cho hạt đó không bị lắng
xuống trong dòng chảy rối thì cần có:
W  Uy
Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý nước thải & vệ sinh môi trường khu
dân cư Vĩnh Hải - Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến năm 2030

Trong đó: Uy : Tốc độ lơ lửng, do tốc độ mạch động đứng tạo nên. Trị số tốc độ
mạch động này coi gần đúng tỷ lệ thuận với tốc độ trung bình Uy=  V.
Do đó áp dụng đối với hạt có kích thước lớn nhất, ta được
Theo số liệu thực tế,  max = 0.065  i

1/ 4

Wmax


 max

 Vkl

, từ đó rút ra được biểu thức tính vận tốc

không lắng:
Vkl=

Wmax
0,065  i 1 / 4

Công thức tính vận tốc không lắng được sử dụng trong phần mềm Hwase để
đưa ra lời nhắc và cảnh báo đối với người sử dụng.
Người thiết kế cần lưu ý, theo [1] quy định tốc độ nhỏ nhất ứng với độ đầy lớn
nhất tính toán của cống thoát nước thải và nước mưa như bảng 3-4, [14].
Vận tốc tính toán không được vượt quá tốc độ lớn nhất gây phá hoại ống. Nước
thải nước mưa có mang theo nhiều hạt rắn vô cơ, hạt kim loại và nhiều thành phần rắn
khác, tốc độ chảy lớn có thể làm vỡ cống hoặc làm hỏng các mối nối và bào mòn vật
liệu cống.
Qui định tốc độ nước chảy lớn nhất trong ống kim loại là 8m/s, trong ống phi
kim là 4m/s. [1]
- Độ dốc tối thiểu:
Để có được tốc độ không lắng, nói chung trong một số trường hợp phải tăng độ
dốc của cống lên. Trong thiết kế có những trường hợp (nhất là những đoạn cống ở đầu
mạng lưới, cống trong tiểu khu hay sân nhà), nếu tăng độ dốc sẽ tăng chiều sâu chôn
cống và làm tăng giá thành xây dựng đáng kể. Điều này nảy sinh vấn đề là người thiết
kế có xu hướng giảm độ dốc đặt cống. Hậu quả của xu hướng này sẽ đưa đến việc
mạng lưới thường xuyên bị tắc, tốn kém trong quá trình vận hành và không đảm bảo

vệ sinh trong khu dân cư. Chính vì vậy đưa ra khái niệm độ dốc tối thiểu.
Độ dốc tối thiểu là độ dốc mà khi ta tăng lưu lượng đạt mức đầy tối đa thì sẽ
đạt. Trong thực tế thiết kế có thể chấp nhận công thức kinh nghiệm để xác định độ dốc
tối thiểu như sau:

i min =

1
d

Trong đó:
d : Đường kính tính bằng mm.
Do điều kiện thi công trên công trường, độ dốc đặt ống không lấy < 0.0005.
Quy định về độ dốc tối thiểu của cống thoát nước lấy theo bảng 3-5, [14].

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Cẩm Lai – Lớp: 06MT

Trang 25


×