Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

DTM chăn nuôi lợn công ty cổ phần CP Việt Nam ( bài tập lớn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.18 KB, 42 trang )

BÀI TẬP LỚN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CHĂN HEO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI
CP VIỆT NAM
Nhóm thực hiện:
Lê Thị Thoa
1453101254
Phạm Thị Thảo
1453101249
Hoàng Thị Vân
1453101275
Bùi Huy Công
1453091292
Hoàng Quang Trung 1453100693
Tạ Việt Đức
1453100908
Lý Quốc Tân
1453091219
Quách Khương Duy
1453101078
Lớp: K59A_QLTNTN©


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
✓ BTN&MT: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
✓ BOD: Nhu cầu ôxy hóa sinh học
✓ COD: Nhu cầu ôxy hóa hóa học
✓ ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
✓ PCCC: Phòng cháy chữa cháy


✓ TSS: Chất rắn lơ lửng
✓ SS: Tổng lượng chất rắn lơ lưởng
✓ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
✓ QCVN: Quy chuẩn Việt Nam


MỞ ĐẦU
TÓM TẮT DỰ ÁN
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông
thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế-xã hội
nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn
quy mô. Nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cũng như nguồn lao động dồi dào của
địa phương.Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng trang trại lợn quy mô ở xã An
Lạc,huyện Lạc Thủy,tỉnh Hòa Bình.
Với phương châm phát triển kinh tế phải gắn liền với công tác bảo vệ Môi
trường, tuân thủ tinh thần Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ,
các chủ đầu tư, chủ quản dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc
tế đầu tư, viện trợ hoặc cho vay, liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, các
dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội... phải thực hiện đánh giá tác động
môi trường. Báo cáo này được thực hiện nhằm phân tích trên cơ sở khoa học, dự
báo các tác động gây ảnh hưởng có lợi và có hại, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt
cũng như lâu dài của dự án xây dựng nhà máy nói trên đến môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội và phương diện kinh tế - xã hội. Từ đó tìm ra các phương án tối
ưu để hạn chế các tác động có hại đồng thời phát huy những mặt tích cực, có lợi
của dự án đối với địa phương nói riêng cũng như với cả nước nói chung. Báo cáo
Đánh giá tác động môi trường “Dự án chăn nuôi heo cho công ty cổ phần chăn

nuôi CP Việt Nam” được thực hiện nhằm các mục đích chính sau đây:
Phân tích, đánh giá các tác động tiềm ẩn trong suốt quá trình thi công xây
dựng dự án, hoạt động và phát triển của dự án, đánh giá các mặt lợi/hại và phân tích
lợi ích/chi phí của dự án về mặt xã hội – môi trường;


Làm rõ các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội
trong suốt tiến trình thực hiện dự án và sau khi đưa dự án vào hoạt động;
Đề xuất các biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác
động tiêu cực của dự án đến môi trường, phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư chăn nuôi heo cho công
ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam ” được xây dựng dựa trên các nguồn tài liệu và
số liệu có liên quan đến dự án như sau:
-

-

-

Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc Hội Nước.
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 tại kỳ họp thứ 7.
Nghi đinh 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định về quy hoạch bảo vệ
môi trường, đánh giá môi trường chiến lươc, đánh giá tác đông môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường.
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.

Các số liệu điều tra khảo sát: số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường (nước
và không khí), các số liệu liên quan đến “Dự án đầu tư chăn nuôi heo cho
công ty cổ phần chăn nuôi heo CP Việt Nam”.
Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn...)
và tài liệu về quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH DTM
-

Phương pháp liệt kê số liệu thông số môi trường
Phương pháp danh mục điều kiện môi trường
Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm
Phương pháp ma trận môi trường
Phương pháp sơ đồ mạng lưới
Phương pháp chập bản đồ mạng lưới
Phương pháp mô hình hóa môi trường
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng


4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Báo cáo ĐTM là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có những nội
dung yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài phương pháp thích hợp
nhất để đi tới mục tiêu đặt ra.
Quá trình tiến hành ĐTM đối với “Dự án chăn nuôi cho công ty cổ phần chăn
nuôi CP Việt Nam” này được thực hiện qua các bước chính sau đây:
Bước 1: Xây dựng đề cương đánh giá tác động môi trường chi tiết
Bước 2: Đánh giá hiện trạng, xác định nguồn gây tác động và đối tượng bị tác
động
Bước 3: Đánh giá mức độ và ý nghĩa của tác động
-


Giai đoạn vận hành xây dựng
Giai đoạn vận hành

Bước 4: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
Bước 5: Vai trò của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường
Bước 6: Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường


CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 TÊN DỰ ÁN,CHỦ DỰ ÁN.
“Dự án chăn heo cho công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam”
- Chủ dự án: Ông Nguyễn Văn A
- Địa chỉ : Xã An Lạc- Huyện Lạc Thủy – Tỉnh Hòa Bình
1.2 QUY MÔ DỰ ÁN
 Quy mô : 5000m2
 Số lượng heo là 1000 con heo
 Tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng
 Thời gian xây dựng 8 tháng

1.3 GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN
Quy hoạch tổng thể : Cải tạo đất nông nghiệp thành khu chăn nuôi sản xuất tập
trung
Căn cứ diện tích khu đất, yêu cầu công nghệ sản xuất và diện tích xây dựng các
hạng mục của dự án “Dự án đầu tư trại nuôi heo cho công ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam” bao gồm:
Khu nhà nuôi heo chính: gồm 4 dãy nhà nuôi heo chính, trong các dãy nhà có
lắp đặt các quạt thông gió.
Khu nhà quản lý và sinh hoạt cán bộ công nhân và các công trình phụ trợ gồm:

nhà điều hành, nhà chứa thứ ăn cho heo, nhà để xe, khu nhà ở của công nhân,
khu nhà ăn, nhà vệ sinh.
- Khu xử lý chất thải gồm: thùng trộn hóa chất, bể điều hòa, bể lắng, bể aeroten,
công trình biogas, ao sinh học, sân phơi bùn, nhà ủ phân.
Khu vườn trồng cây ăn quả.
- Phương án bố trí mặt bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành công
việc dễ dàng, đảm bảo yêu cầu vệ sinh công việc, an toàn lao động và phòng
chống cháy nỗ.


-

Trên diện tích 8000m2,dự kiến quy hoạch sử dụng đất như sau
Bảng 1: cơ cấu sử dụng đất của dự án
T
T

Chức năng sử dụng

Diện tích

MĐXD

(m2)

(%)

1

Đất xây dựng


2260

45.2%

2

Đất sân đường nội
bộ

1430

28.6%

3

Đất trồng cây xanh

1310

26.2%

5000

100%

Tổng cộng
1.3.1 Các hạng mục công trình của dự án
-


Các công trình chính.bảng 2
TT
1
2
3
4
5
6
7

Các hạng mục công trình
Khu nhà nuôi heo chính 4 dãy
Nhà bảo vệ
Nhà điều hành
Nhà kỹ thuật
Nhà sát trùng
Nhà nghỉ cho công nhân
Nhà kho cám

Đơn vị
2

m
m2
m2
m2
m2
m2
m2


Diện tích
2000
20
30
30
40
90
50

Tổng diện tích 2260 m2 Cao tối đa 5.21m
Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông cốt
thép, thép hình, nền bê tông (1x2) vữa xi măng mác 200, tường xây gạch vữa xi
măng mác 75 kết hợp với vách tôn, lợp tôn màu xanh lá cây đậm.
-

Các công trình phụ trợ.bảng 3
TT
1

Các hạng mục công trình

Đơn vị

Diện tích

Bể nước

m2

500


2

Nhà để xe

m2

40


3

Trạm biến áp 250 KVA

m2

50

4

Trạm bơm nước 800 m3

m2

40

5

Sân, đường nội bộ


m2

800

6

Cổng ra vào

m2

7

Xây tường bao quanh
m2
Tổng diện tích 1430m2 cao tối đa 5m
Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông
cốt thép, thép hình, nền bê tông (1x2) vữa xi măng mác 200, tường xây
gạch vữa xi măng mác 75 kết hợp với vách tôn, lợp tôn màu đỏ

-

Các công trình phục vụ bảo vệ môi trường.bảng 4
TT
1

Các hạng mục công trình

Đơn vị

Bể tự hoại 3 ngăn (xây ngầm)


m2

Diện tích
10

2

Hệ thống xử lý Biogas

m2

500

3

Hồ lắng sau biogas (2 hồ)

m2

200

4

Hồ sinh học (5 hồ)

m2

500


5

100
Nhà chứa chất thải (3 gian
chứa: ủ phân, rác
m2
thải, chất thải nguy hại)
Tổng diện tích 1310m2
Kết cấu: móng bê tông cốt thép đá (1x2) vữa xi măng mác 200, cột bê tông
cốt thép, thép hình, nền bê tông (1x2) vữa xi măng mác 200, tường xây gạch
vữa xi măng mác 75 kết hợp với vách tôn, lợp tôn màu đỏ
1.3.2 Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 8.000.000.000 đ. Trong đó:
+ Chi phí xây dựng các công trình: 4.000.000.000 đ.
+ Chi phí mua giống: 1.500.000.000đ
+ Vốn lưu động: 2.500.000.000đ.
Nguồn vốn: Vốn đầu tư do công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đầu tư 100%


1.3.3 Hình thức đầu tư

Để thực hiện tốt mục tiêu của dự án và chiến lược chăn nuôi, hình thức đầu tư
là chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu khu vực để đem lại hiệu quả tốt và
thiết kế trang trại chăn nuôi lợn mô hình công nghiệp.

1.3.4 Tổ chức và tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án kể từ khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đầu tư: Chia làm 3 giai đoạn

-

Giai đoạn 1: Cải tạo đất nông nghiệp thành khu chăn nuôi sản xuất tập trung, san ủi
mặt bằng: 2 tháng.
Giai đoạn 2: Xây dựng chuồng và các hạng mục công trình.5 tháng
Giai đoạn 3: Lắp đặt máy móc, kiểm tra và đưa vào vận hành: 1 tháng

 Thời

gian hoạt động chính thức: từ tháng thứ 9 trở đi, 4 tháng 1 vụ(mỗi vụ nuôi
1000 con lợn)

1.3.5 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Sản phẩm: Sản phẩm chính của dự án là lợn thịt
Thị trường: Sản phẩm của dự án sẽ được Trang trại CP Việt Nam tiêu thụ ở thị
trường: + Nội địa: 70%
+ Xuất khẩu: 30%.
Sản lượng dự kiến: Lợn thịt: 1000 con lợn thịt
1.3.6 Nhu cầu về nhiên liệu và năng lượng
a) Nhu cầu về nguyên liệu
Bảng 5: Nhu cầu nguyên liệu
STT
1

Danh mục (chủng loại) Số lượng, con/lứa
Heo giống

1.000


Dự kiến nguồn cung cấp
Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam


2

Thức ăn gia súc

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam

3

Vắc xin

Công ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam

4

Thuốc thú y

Công ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam

b. Nhu cầu điện, nước

Xác định nhu cầu sử dụng điện và nước



Điện:
Nhu cầu điện sử dụng cho mỗi trang trại là: 220/380V, 50Hz. Sử dụng điện lưới
quốc gia.
Nhu cầu điện sử dụng trong trang trại thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của
lợn, thay đổi theo mùa trong năm. Giai đoạn lợn còn nhỏ, lứa nuôi vào mùa đông
nhu cầu điện sẽ cao vì phải tiêu thụ điện cho việc sưởi ấm. Trung bình lượng điện
tiêu thụ là 4.000 – 4.500 KW/tháng để phục vụ bơm nước, thắp sáng, sưởi ấm và
vận hành các máy móc khác.



Nước:
+ Nước sinh hoạt:
Nước thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt như: tắm, vệ sinh, từ khu nhà ăn,
nhà bếp... Lượng nước dùng cho tắm rửa vệ sinh của công nhân sơ bộ được tính
như sau:
QshVS = 15người * 100Lít/người.ngày = 1500lít/ngày ≈ 1500m3/ngày
Nước dùng cho nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của công nhân viên tại trang trại lợn
theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474 - 87, lượng nước sử dụng cho nhà ăn tập thể,
tính cho 1 người trong 1 ngày là 25 lít. Lượng nước thải từ nhà ăn được tính như
sau:
QshNA = 15người * 20 lít/ngày = 300lít/ngày ≈ 0,3 m3/ngày.


Tổng lượng nước thải sinh hoạt của Dự án là:
QSH = 0,3 m3/ngày + 1,5 m3/ngày = 1,8 m3/ngày

+ Nước sản xuất:
Lượng nước sử dụng cho các nhu cầu của trại chăn nuôi được tính định mức

trung bình là 2.66 m3/100 con lợn/ngày. Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho nhu
cầu chăn nuôi của trang trại một ngày là:
1.000 lợn x 2.66 m3 : 100 con = 26.6 m3/ ngày Như vậy, tổng cộng lượng nước
thải sử dụng cho nhu cầu sản xuất của dự án được dự tính khoảng 26,6m3/ngày.
Nguồn cung cấp nước:
Sử dụng nước giếng khoan trong khu vực trang trại. Hiện tại, trang trại đang
sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và chăm sóc cây trồng từ nguồn
nước giếng khoan trong khu vực (Độ sâu khoảng 40 – 50 m) có chất lượng rất tốt,
đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất. Dự kiến sẽ sử dụng 01 giếng khoan
và 01 hệ thống xử lý nước an toàn cho sinh hoạt và chăn nuôi. Cụ thể,chúng tôi dự
kiến quy mô khai thác của trang trại như sau
Bảng 6. Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày sẽ là:
STT

Loại nước sử
dụng

Lượng nước thải,
m3/ngày

1

Nước sản xuất:

26,6

2

Nước sinh hoạt


1,8

Tổng cộng

28.4

+ Nước chữa cháy: Nước này được lấy trực tiếp từ giếng khoang.


1.3.7 Quy trình công nghệ

Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất là heo con giống do Công ty CP Việt Nam
cung cấp, tùy vào thời điểm tiêu thụ trên thị trường. Con giống được chọn sẽ là con
giống chất lượng cao. Quy trình công nghệ chăn nuôi được trình bày như sau:
Mô tả công nghệ:
- Loại hình sản xuất: Chăn nuôi lợn theo mô hình công nghiệp
- Quy mô của dự án: Chăn nuôi 1000 con lợn thịt
- Quy trình chăn nuôi heo thịt hâụ bị và heo nái sinh sản bị như sau:
+ Nuôi trước 100 con lợn nái: Nhập con nái giống 5 – 6 tháng tuổi từ Công ty
TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam. Loại lợn nái giống này có khả năng sinh sản cao.
+ Heo thịt : Nuôi lợn nái rồi lấy con khoảng 0.5kg cách li chuồng nuôi lợn thịt.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng: Đơn vị quản lí chịu trách nhiệm chính trong chăn
nuôi và công ty CP chi trả mọi chi phí: con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, lương
chuyên gia, bác sỹ thú y, lương công nhân…. Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt
Nam hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
+ Tiêu chuẩn heo xuất chuồng: Heo con xuất chuồng vào khoảng 21 ngày tuổi
có trọng lượng khoảng 05 kg. Heo thịt xuất chuồng có trọng lượng khoảng 95 kg/
con.
* Quy trình chăn nuôi cụ thể như sau:
Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản

Heo nái giống
Chăm sóc, chăn nuôi
Phối giống
Sinh sản
Heo con 21 ngày tuổi
Xuất chuồng


Quy trình chăn nuôi heo thịt:
Heo con giống
Chăm sóc, chăn nuôi
Heo thịt thành phẩm
Xuất chuồng

1.3.8 Máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị được đầu tư bằng vốn đầu tư của công ty cổ phần chăn nuôi
CP Việt Nam. Đa số các máy móc, thiết bị hoàn toàn do các đơn vị có năng lực
trong nước cung cấp, lắp đặt, hiệu chỉnh, tư vấn, bảo hành. Các thiết bị đảm bảo
được tính cần thiết của dự án đề ra.
1.3.9 Tổ chức, lượng lao động sản xuất

Trang trại chăn nuôi heo cho công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cơ cấu
nhân sự của dự án gồm:
- Ban Giám đốc trang trại: 01 người.
- Nhân viên hành chính văn phòng: 01 người.
- Nhân viên kỹ thuật, quản lý sản xuất: 3 người.
- Lao động trực tiếp: 10 người.
Tổng số nhân sự của trại là: 15 người.
a. Chế độ lao động


Công ty sẽ tuyển lao động theo hình thức lâu dài giữa Giám đốc công ty với
người lao động theo các quy định của bộ luật lao động Việt Nam.
Nguyên tắc tuyển dụng là ưu tiên cho người lao động địa phương có trình độ,
tay nghề. Ngoài ra có thể tuyển dụng lao động phổ thông tại địa phương và tiến
hành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của công ty.
Công ty sẽ trả lương theo tháng.


b. Lương bình quân là: 3,8 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Công ty sẽ tạo điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức đoàn thể
như Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,… nhằm phát huy tính sáng tạo trong
đội ngũ cán bộ, nhân viên đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao
động.


CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH
TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
2.1 ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN
Huyện Lạc Thuỷ nằm về phía đông nam tỉnh Hoà Bình, có ranh giới phía đông
giáp huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam), phía tây giáp huyện
Yên Thuỷ (tỉnh Hoà Bình), phía bắc giáp huyện Kim Bôi (tỉnh Hoà Bình), phía
nam giáp huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình).
Lạc Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên 293 km2 (chiếm 6,3% diện tích toàn tỉnh),
dân số trung bình 49.460 người (chiếm 6,2% dân số cả tỉnh), mật độ dân số trung
bình khá thưa, chỉ đạt 169 người/km2 (bằng 0,9 lần mật độ dân số toàn tỉnh).
Địa hình huyện Lạc Thuỷ mang tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung
du và miền núi. Nhìn tổng thể, địa hình Lạc Thuỷ có xu hướng thấp dần theo hướng

từ tây bắc xuống đông nam, tương đối phức tạp với nhiều đồi và núi đá vôi, xen kẽ
là hệ thống sông, suối.
Khí hậu Lạc Thuỷ mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm
có hai mùa khá rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10. Trong mùa mưa, lượng mưa tương đối cao: 1.681 mm, chủ yếu tập trung
vào tháng 6 và 7. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4
năm sau. Vào mùa mưa, do điều kiện mặt đệm và địa hình chia cắt mạnh kết hợp
với mưa lớn dễ gây ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của
người dân. Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 86%, cao nhất vào các tháng 7 và 8.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, cao nhất là 28oC, thấp nhất là 17,2oC. Khí
hậu Lạc Thuỷ lạnh nhất từ giữa tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Cơ cấu đất của Lạc Thuỷ gồm: diện tích đất nông nghiệp là 5.455 ha (chiếm
18,6% diện tích của huyện), đất lâm nghiệp có rừng là 12.766 ha (chiếm 43,51%).
Về mặt chất lượng, nhìn chung tầng đất canh tác nơi đây mỏng, có nguồn gốc hình
thành từ đá vôi, granít, sa thạch, trầm tích... Kết quả phân tích định lượng cho thấy:
lớp đất ở Lạc Thuỷ có độ phì khá, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp
và cây ăn quả.


Nguồn tài nguyên khoáng sản đáng kể nhất của Lạc Thuỷ là cát vàng, đá, sỏi.
Cát vàng được khai thác chủ yếu ở ven sông Bôi; sỏi tập trung ở các xã Phú Lão,
Đồng Tâm và An Lạc; đá tập trung ở các xã Phú Lão (với trữ lượng khoảng
195.000 m3), Đồng Tâm (33.000 m3), Khoan Dụ (20.000 m3). Ngoài ra, ở Lạc
Thuỷ còn có một số mỏ khoáng sản khác, nhưng trữ lượng nhỏ như: mỏ than đá ở
Lạc Long, thị trấn Chi Nê, Đồng Môn mỗi năm có thể khai thác khoảng 2.000 tấn;
mỏ ăngtimoan, thuỷ ngân ở xã An Bình với trữ lượng không đáng kể.
Huyện Lạc Thuỷ được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên và có
nhiều di tích kỳ thú như chùa Tiên (xã Phú Lão), hang Đồng Nội (xã Đồng Tâm),
hồ Đá Bạc (xã Phú Thành)... là những địa danh hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước đến tham quan. Bên cạnh đó, Lạc Thuỷ còn có cảnh quan môi trường độc đáo

của một huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có nhiều cảnh đẹp có thể
phát triển thành những khu điều dưỡng có giá trị
2.1 KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
Dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và một số ngành nghề nhỏ lẻ. Nhìn
chung, đời sống người dân trong huyện ở mức trung bình. Hoạt động của Dự án sẽ
tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người trong huyện, thúc đẩy kinh tế khu vực phát
triển từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực.
 NÔNG NGHIỆP:

Ở Lạc Thuỷ, sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm đến 45%
tổng giá trị thu nhập quốc dân trên địa bàn. Trong giai đoạn 1996 - 2000, giá trị sản
xuất nông nghiệp có sự gia tăng đáng kể, từ 47,47 tỷ đồng năm 1996 tăng lên 67 tỷ
đồng năm 2000. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trong những năm gần đây
tương đối ổn định và có chiều hướng tăng. Năm 1990, giá trị sản xuất nông nghiệp
chỉ tăng 3% so với năm 1989, đến năm 1995 đã tăng lên 4,1% so với năm 1994 và
đến năm 1997 tăng lên 5,2% so với năm 1996
Loại cây công nghiệp ngắn ngày ở Lạc Thuỷ, đáng chú ý nhất là cây đậu
tương và cây lạc. Diện tích lạc năm 2002 là 481 ha, sản lượng đạt 606 tấn. Cây đậu
tương có diện tích 175 ha, sản lượng đạt 193 tấn. Đất đai, khí hậu ở Lạc Thuỷ cho


phép phát triển mạnh hai loại cây này, không những có thể đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng về thực phẩm tại chỗ mà còn có thể tạo ra nông sản hàng hoá, trao đổi với bên
ngoài. Ngoài đậu tương và lạc là cây chủ lực, trong những năm qua, Lạc Thuỷ còn
đẩy mạnh việc phát triển thêm một số loại cây khác như mía, vừng...
Trong các năm gần đây, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở Lạc Thuỷ có chiều
hướng tăng khá nhanh: năm 1996 đạt 10,23 tỷ đồng; năm 2000 là 11,52 tỷ đồng.Â
Đến thời điểm năm 2002, toàn huyện có tổng đàn trâu là 6.130 con, đàn bò là 3.763
con, đàn lợn là 16.942 con, đàn dê là 7.436 con, ngoài ra còn có đàn gia cầm.

Cây công nghiệp dài ngày nổi bật ở Lạc Thuỷ là chè. Hàng năm, sản lượng
búp chè tươi đạt 624 tấn. Các loại cây ăn quả ở Lạc Thuỷ chủ yếu được trồng trong
các vườn tạp, ít được cải tạo theo hướng thâm canh. cây ăn quả ở Lạc Thuỷ vẫn có
sản lượng thấp, chất lượng chưa cao. Các loại cây ăn quả tương đối điển hình,
mang lại lợi nhuận cao ở Lạc Thuỷ hiện nay gồm nhãn, vải, cam, quýt. Năm 2002,
diện tích các cây nhãn và vải đạt 156 ha, cam và quýt là 16 ha.
Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của huyện Lạc Thuỷ, chiếm một tỷ
trọng khá lớn cả về diện tích và lao động. Sản xuất lâm nghiệp có thể được coi là
một trong những thế mạnh của huyện. Năm 1996, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp
huyện Lạc Thuỷ đạt 8,1 tỷ đồng, năm 2000 tăng lên 14,68 tỷ đồng (trong đó trồng
rừng mới và chăm sóc bảo vệ rừng đạt 2,246 tỷ đồng, chiếm 15,3%; khai thác rừng
là bộ phận chính, đạt 11,916 tỷ đồng, chiếm tới 81,4%)
 CÔNG NGHIỆP:

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp nhà nước đã được huyện sắp xếp lại
theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường. Giá trị sản lượng và các sản phẩm
chủ yếu của ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều
tăng. Tuy vậy, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện còn thấp (chiếm
khoảng 10% tổng giá trị sản xuất toàn huyện). Năm 2001, giá trị sản xuất công
nghiệp, xây dựng đạt 6,857 tỷ đồng. Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của
Lạc Thuỷ còn manh mún và nhỏ, chưa có sản phẩm mang tính hàng hoá, chủ yếu là
tiêu thụ tại chỗ.


THƯƠNG MẠI - DỊCH VU – DU LỊCH:


Hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn đã được bố trí, sắp xếp lại theo
hướng phù hợp hơn với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa. Theo đó, hệ thống các dịch vụ đã phát triển về loại hình, nhanh gọn về

thủ tục. Đặc biệt, huyện đã thành lập được Trung tâm Thương mại ở thị trấn Chi Nê
Tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp tục phát triển hệ thống mạng lưới chợ
nông thôn. Quản lý, khai thác các chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn hoạt động
có hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường, chống gian lận
thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


XÃ HỘI:
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác an ninh chính trị; phối hợp với các ban, ngành,
đoàn thể vận động nhân dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc; tăng cường chỉ đạo đấu tranh phòng chống và đẩy lùi các loại tội phạm và
tai tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nghiêm các giải pháp đảm
bảo an toàn giao thông; quản lý vũ khí vật liệu nổ; thực hiện công tác phòng cháy,
chữa cháy và phòng chống cháy nổ trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện bảo vệ an toàn Đại hội Đảng các cấp. Các ngành và nhân dân các dân tộc
trong huyện ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế-xã hội và hoàn
thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.


CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
3.1 TÓM TẮT TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG GIAI ĐOẠN
Bảng 7: tác động của từng giai đoạn dự án

Giai đoạn

Giai đoạn
xây dựng


Các hoạt
động

Thay đổi sử
dụng đất,
San lấp mặt
bằng

Xây dựng
các công
trình cơ sở
hạ tầng

Lắp đăṭ

Tiến đô
thực hiện

Công
nghê/cách
thức thực
hiện

Các yếu tố môi trường có
khả năng phát sinh

1 tháng

Thuê nhà
thầu thi

công san
lấp mặt
bằng.

- Nước thải sinh hoaṭ phát sinh
do đơn vị thi công
- Bụi trong quá trình san lấp mặt
bằng.
- Bụi, khí thải do máy móc thi
công
- Các sự cố tai nạn lao động

3 tháng

1 tháng

Thiết bị máy
móc

Vâṇ hành

Vâṇ hành
thử máy
móc

1 tháng

Thuê nhà
thầu thi
công


Thuê nhà
thầu thi
công

- Chất thải răn xây dưṇ g
- Chất thải nguy haị: thùng sơn,
găng tay dính sơn, con lăn sơn,…
- Nước thải sinh hoaṭ phát sinh
do đơn vị thi công.
- Buị phát sinh do quá trình vận
chuyển nguyên,vật liệu xây dựng
- Chất thải rắn
- Nước thải sinh hoaṭ phát sinh
do đơn vị thi công
- Buị và khí thải phát sinh do
phương tiêṇ giao thông chuyên
chở máy móc

- Khí thải sinh ra bao gồm : buị ,
Ông
ồn, CO, NO2, SO2, CH4, NH3…
Nguyễn Văn - Nước thải chăn nuôi
A
- Chất thải rắn sinh hoaṭ
- Nước thải sinh hoaṭ


Vâṇ hành


3.1.1

Trong suốt
quá trình

- Khí thải sinh ra bao gồm : buị ,
ồn, CO, NO2, SO2,H2S

Sử dụng phương pháp ma trận môi trường ta có: bảng 8

STT

Công đoạn sx
NTMT

Nhân
công

Vận
chuyển

Nước
thải

Xây
dựng

Tổng
số


1

Không khí

2

4

6

2

14

2

Tiếng ồn

2

3

-

3

8

3


Hệ thống
biogas

-

-

7

4

Cảnh quan
môi trường

1

-

-

2

3

5

Sức khỏe
người LĐ

-


1

5

1

7

6

Sức khỏe

-

1

4

7

5

dân cư
7

Cơ sở hạ tầng

-


-

-

3

3

8

Giao thông

-

5

-

1

6

9

Tổng số

5

14


22

12

53

3.1.2

Phương pháp sơ đồ mạng lưới


Phương pháp danh mục môi trường.

3.1.3

Bảng. Danh mục các nhân tố môi trường dùng cho đánh giá tác động môi trường của dự
án. Bảng 9
TT

Tác động tiêu cực tiềm tàng

1

Thay đổi mục tiêu sử dụng đất

2

Thay đổi cảnh quan khu vực

3


Ảnh hưởng đối với dân cư do các nguồn khí, nước, tiếng ồn, ô nhiễm do sử
dụng đất hoặc kế bên gây ra

4

Phá hoại địa điểm các khu vực xung quanh do việc phá vỡ hệ tự nhiên cơ bản,
đặc biệt là đất, thực vật.

5

Suy giảm hoặc ô nhiễm các nguồn nước ngầm địa phương

6

Thay đổi kết cấu đất do đầm chặt

7

Mất hoặc suy giảm thực vật, động vật

8

Trục trặc trong giai đoạn xây dựng

9

Nguồn xả thải trong quá trình xây dựng thi công và vận hành

10


Khói và bụi trong quá trình thi công

11

Mùi trong quá trình vận hành


12

Ô nhiễm nước mặt

13

Tạo môi trường sinh nở cho muỗi, vi sinh vật và vi khuẩn

14

Bệnh truyền nhiễm

15

Thay đổi hệ thống thủy văn

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.2.1 Tác Động Trong Giai Đoạn Thi Công Xây Dựng Các Hạng Mục Công
Trình Cơ Sở Hạ Tầng.
Các hoạt động chủ yếu được tiến hành trong giai đoạn này bao gồm:
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công;
- Bố trí lán trại cho công nhân và khu vực tập kết nguyên vật liệu thiết bị;

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng chuồng trại chăn nuôi và các công trình phụ
trợ. Tất cả các hoạt động này đều phát sinh chất thải gây ảnh hưởng tới môi trường
và khu vực xung quanh triển khai dự án.
Bảng 10. Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động


Các hoạt động

Cá c chất thải có
khả năng phát
sinh

Đối tượng chịu tác
động

San lấp mặt bằng,
vận chuyển nguyên
vật liệu xây dựng,
hoạt động của các
động cơ, thiết bị thi
công trên công
trường

- Bụi , khí thải phát sinh từ hoạt
động của phương tiện vận tải và
phương tiện thi công
- Chất thải rắn xâydựng
- Chất thải nguy hại: giẻ lau dính
dầu mỡ, dầu mỡ thải


- Môi trường không
khí
- Môi trường nước,
đất trong khu vực
- Sức khỏe công
nhân làm việc tại
công trường

Hoạt động xây lắp
các công trình

- Bụi từ hoạt động tập kết vật liệu
- Nước thải thi công
- Rác thải xây dưṇ g
- Chất thải nguy hại
- Nước mưa chảy tràn

- Môi trường không
khí
- Môi trường nước,
đất.
- Sức khỏe công
nhân làm việc tại
công trườ ng

Lắp đăṭ máy móc
thiết bị

- Chất thải rắn


- môi trường nước,
môi trường đất,

- Môi trường không
- Nước thải sinh hoạt
khí
- Môi trường nước.
- Ngoài ra còn gây tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công, an ninh và
các vấn đề xã hội khác, biến động giá cả hàng hóa, các sự cố và tai nạn giao thông.
Hoạt động của công
nhân xây dựng

Tác động tới môi trường nước
Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc vào số lượng
công nhân làm việc tại công trường và cách thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự
án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân
ước tính khoảng 1 - 2m3/ngày đêm (ước tính có khoảng trên dưới 5 công nhân lao
động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không
cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi
sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu
gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý. Cũng giống như nhiều công trình
thi công khác, các tác động này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và
hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp.


Với cường độ mưa tương đối cao vào mùa mưa, lượng nước mưa này có thể bị
nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có
phương án quản lý tốt.



Việc tập kết đất đắp, vật liệu xây dựng và phương tiện thi công đến hiện
trường khu vực dự án sẽ có ảnh hưởng tới ô nhiễm và tác động đến môi trường
nước, có thể làm tăng độ đục, độ màu của nước, có thể làm xáo trộn dòng nước ảnh
hưởng đến một số loài thủy sinh sống trong nước. Tải lượng ô nhiễm bụi và khí thải
khác nhau sẽ tác động đến môi trường không khí ở những mức độ khác nhau.
Các hoạt động đào, đắp đất trong khu vực dự án trong quá trình thi công san
lấp mặt bằng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi công trường
và có thể lan truyền ô nhiễm đến khu vực xung quanh, tuy nhiên phạm vi ảnh
hưởng của việc lan truyền ô nhiễm ở mức độ thấp.
Tác động đến môi trường không khí
Các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là do quá trình san lấp mặt
bằng, vận chuyển nguyên vật liệu như cát, đá, bê tông, sắt thép và các hoạt động
của thiết bị thi công đổ bê tông tại măṭ bằng…
Trong giai đoạn xây dựng dự án, chất thải dạng khí, bụi phát sinh trong quá
trình vận chuyển vật liệu xây dựng và thiết bị. Thành phần các chất ô nhiễm gồm:
bụi giao thông do vật liệu rơi vãi hoặc sẵn có trên đường bị cuốn lên khi có xe tải
chạy qua; bụi, khí thải (SO2, CO, NOx, muội khói…) phát sinh do hoạt động của
phương tiện vận chuyển sử dụng xăng dầu như các loại xe tải và thiết bị thi công cơ
giới.
Các ô nhiễm về bụi, khí sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân
trực tiếp xây dựng và khu dân cư lân cận khu vực dự án. Hai tác hại chủ yếu có thể
xảy ra đối với sức khoẻ công nhân là: Bệnh bụi phổi và các loại bệnh khác như:
bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản…), các loại bệnh ngoài da
(nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da…), các loại bệnh về mắt (bụi bắn vào mắt
gây ra kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt...), các loại bệnh đường tiêu hoá
v.v… Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi
công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo. Tính chất
tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán
bụi không xa.





Tác động đến tài nguyên – môi trường đất

Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, quá trình thi công dự án sẽ gây tác
động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch (chuyển
đổi đất nông nghiệp hiện tại sang mục đích sản xuất công nghiệp). Điều này sẽ làm
tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi
công công trình nếu không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập
trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng


như môi trường đất. Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của
một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công
nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 5 người thì lượng rác thải ra khoảng
hơn 2,5 kg rác/ngày.
-

Các tác động khác
Tác động tới giao thông, tai nạn lao động khả năng cháy nổ trong quá trình thi
công dự án.

-

Tiếng ồn: Bảng : Mức tiếng ồn của một số nguồn thường gặp




Các loại nguồn ồn

Mức tiếng ồn

– Tiếng nói chuyện vừa

60 – 70 dBA

– Máy nghiền

86 – 94 dBA

– Cưa vòng

94 – 98 dBA

– Máy đầm bê tông

75 – 80 dBA

– Máy đóng cọc diezel, đo cách 10 m

90 – 108 dBA

– Máy phát điện 75 kVA, đo cách 3 m

80 – 95 dBA

– Máy khoan đá dùng khí nén, đo cách 1 m


104 – 110 dBA

– ô tô vận tải

70 – 80 dBA

Tiếng ồn lan truyền trong không khí tắt nhanh theo khoảng cách (theo hàm
logarit), diện tích khu qui hoạch dự án rộng nên mức độ ảnh hưởng đến khu vực
xung quanh hầu như không đáng kể.


×