Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý tài chính cho công ty EXP thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau quãng thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, bằng sự nỗ lực học tập của bản thân, sự giúp
đỡ của bạn bè và đặc biệt là sự dìu dắt đầy tâm huyết của các thầy cô trong trường, kết
thúc chặng đường 5 năm em thấy mình đã trưởng thành hơn và với kiến thức đã tích
lũy được trong quá trình học tập, em sẽ cố gắng sống và làm việc thật tốt, trở thành
một người có ích cho gia đình và xã hội.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Th.S
Nguyễn Quang Hiệp đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho em, tận tình giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện
đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các thầy cô trong trường Đại học
Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực hiện đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Sau cùng em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe, luôn tràn đầy tâm
huyết để tiếp tục vững tay chèo lái con thuyền đưa thế hệ sinh viên cập bến bờ tri thức.
Trong phạm vi khả năng cho phép, em đã cố gắng để hoàn thành đề tài một
cách tốt nhất. Xong, với kiến thức còn có hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến tích cực từ phía
các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cám ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Em tên là: Phạm Mạnh Tùng – sinh viên lớp CNTT-K11A, ngành Công nghệ
thông tin, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền
thông Thái Nguyên, khóa 2012-2017.
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm đồ án một cách khoa học, chính
xác và trung thực.


Toàn bộ kết quả của quá trình làm đồ án là thành quả của quá trình học tập,
nghiên cứu của em, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Quang Hiệp. Nội dung trong
đồ án nếu có tham khảo, sử dụng tài liệu thông tin từ một số nguồn khác đều được
trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo.
Em xin chịu trách nhiệm toàn bộ trước bài báo cáo của mình!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2017.
Sinh viên

Phạm Mạnh Tùng

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... 5
TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ .............................................................................. 7
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN .............................. 9
1.1 Mô tả bài toán ................................................................................................... 9
1.2 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 9
1.2.1 Vấn đề cần giải quyết.................................................................................. 9
1.2.2 Tìm hiểu về quản lý tài chính .................................................................... 10
1.3 Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề .......................................................... 11
1.4 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 13
1.4.1 Tổng quan Laravel .................................................................................... 13
1.4.2 Hệ quản trị CSDL MySQL ....................................................................... 16
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................... 18

2.1 Khảo sát hiện trạng ......................................................................................... 18
2.1.1 Giới thiệu về đơn vị khảo sát .................................................................... 18
2.1.2 Khảo sát thực tế bài toán quản lý tài chính tại công ty............................... 19
2.1.3 Nhận xét, đánh giá thực trạng ................................................................... 19
2.1.4 Xác định các yêu cầu, chức năng của website ........................................... 20
2.2 Phân tích thiết kế hệ thống .............................................................................. 20
2.2.1 Xác định các thông tin vào/ ra của hệ thống .............................................. 20
2.2.2 Các tác nhân và chức năng ........................................................................ 20
2.2.3 Phân tích các chức năng của hệ thống ....................................................... 22
2.3 Phân tích, thiết kế CSDL ................................................................................. 47
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ DEMO ................................................ 48
3.1 Công nghệ và công cụ ..................................................................................... 48
3.2 Một số hình ảnh giao diện của hệ thống .......................................................... 48
3.2.1 Giao diện đăng nhập ................................................................................. 48

3


3.2.2 Giao diện chung ........................................................................................ 49
3.2.3 Đối với Quản trị ........................................................................................ 50
3.2.4 Đối với Thủ quỹ........................................................................................ 52
3.2.5 Đối với Nhân viên..................................................................................... 54
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 56

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tỉ lệ người sử dụng Laravel năm 2015 ....................................................... 12

Hình 1.2: Laravel theo Google Trends ....................................................................... 12
Hình 1.3: Biểu đồ luồng hoạt động Laravel................................................................ 13
Hình 1.4: Middleware ................................................................................................ 14
Hình 1.5: Request và Response .................................................................................. 14
Hình 2.1: Biểu đồ UseCase ........................................................................................ 21
Hình 2.2: UC Đăng nhập ........................................................................................... 22
Hình 2.3: Biểu đồ trình tự – Đăng nhập ..................................................................... 23
Hình 2.4: Biểu đồ cộng tác – Đăng nhập .................................................................... 23
Hình 2.5: UC Cập nhật thông tin cá nhân ................................................................... 24
Hình 2.6: Biểu đồ trình tự – Cập nhật thông tin cá nhân............................................. 25
Hình 2.7: Biểu đồ cộng tác – Cập nhật thông tin cá nhân ........................................... 25
Hình 2.8: UC Quản lý nhân viên ................................................................................ 26
Hình 2.9: Biểu đồ trình tự – Thêm nhân viên ............................................................. 27
Hình 2.10: Biểu đồ trình tự – Sửa thông tin ............................................................... 28
Hình 2.11: Biểu đồ cộng tác – Thêm nhân viên.......................................................... 28
Hình 2.12: Biểu đồ cộng tác – Sửa thông tin .............................................................. 29
Hình 2.13: UC Quản lý thu chi .................................................................................. 29
Hình 2.14: Biểu đồ trình tự – Thêm thu chi................................................................ 30
Hình 2.15: Biểu đồ trình tự – Sửa thu chi ................................................................... 31
Hình 2.16: Biểu đồ cộng tác – Thêm thu chi .............................................................. 31
Hình 2.17: Biểu đồ cộng tác – Sửa thu chi ................................................................. 32
Hình 2.18: UC Tìm kiếm ........................................................................................... 32
Hình 2.19: Biểu đồ trình tự – Tìm kiếm ..................................................................... 33
Hình 2.20: Biểu đồ cộng tác – Tìm kiếm.................................................................... 34
Hình 2.21: UC Xuất báo cáo ...................................................................................... 34
Hình 2.22: Biểu đồ trình tự – Xuất báo cáo ................................................................ 35
Hình 2.23: Biểu đồ cộng tác – Xuất báo cáo .............................................................. 36
Hình 2.24: UC Quản lý chức vụ ................................................................................. 36
Hình 2.25: Biểu đồ trình tự – Thêm chức vụ .............................................................. 38
Hình 2.26: Biểu đồ trình tự – Sửa chức vụ ................................................................. 39


5


Hình 2.27: Biểu đồ trình tự – Xóa chức vụ................................................................. 39
Hình 2.28: Biểu đồ cộng tác – Thêm chức vụ ............................................................ 40
Hình 2.29: Biểu đồ cộng tác – Sửa chức vụ ............................................................... 40
Hình 2.30: Biểu đồ cộng tác – Xóa chức vụ ............................................................... 41
Hình 2.31: UC Quản lý khoản mục ............................................................................ 41
Hình 2.32: Biểu đồ trình tự – Thêm khoản mục ......................................................... 43
Hình 2.33: Biểu đồ trình tự – Sửa khoản mục ............................................................ 44
Hình 2.34: Biểu đồ trình tự – Xóa khoản mục ............................................................ 44
Hình 2.35: Biểu đồ cộng tác – Thêm khoản mục........................................................ 45
Hình 2.36: Biểu đồ cộng tác – Sửa khoản mục ........................................................... 45
Hình 2.37: Biểu đồ cộng tác – Xóa khoản mục .......................................................... 46
Hình 2.38: Biểu đồ lớp............................................................................................... 46
Hình 2.39: Cơ sở dữ liệu ............................................................................................ 47
Hình 3.1: Giao diện đăng nhập .................................................................................. 48
Hình 3.2: Giao diện đăng ký ...................................................................................... 49
Hình 3.3: Đổi mật khẩu.............................................................................................. 49
Hình 3.4: Cập nhật thông tin cá nhân ......................................................................... 49
Hình 3.5: Theo dõi tài chính ...................................................................................... 50
Hình 3.6: Quản lý tài khoản ....................................................................................... 50
Hình 3.7: Thêm tài khoản .......................................................................................... 50
Hình 3.8: Sửa tài khoản ............................................................................................. 51
Hình 3.9: Quản lý chức vụ ......................................................................................... 51
Hình 3.10: Thêm chức vụ .......................................................................................... 51
Hình 3.11: Quản lý chức vụ ....................................................................................... 52
Hình 3.12: Quản lý tài chính ...................................................................................... 52
Hình 3.13: Giao diện trả lương .................................................................................. 52

Hình 3.14: Quản lý khoản mục .................................................................................. 53
Hình 3.15: Thêm thu chi ............................................................................................ 53
Hình 3.16: Thêm khoản mục...................................................................................... 53
Hình 3.17: Sửa khoản mục......................................................................................... 54
Hình 3.18: Xem lương cá nhân .................................................................................. 54

6


TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
STT

Từ khóa

1

UC

2

Actor

Diễn giải
Use Case – Trường hợp sử dụng
Tác nhân

7


LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài
chính của một doanh nghiệp, công ty để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nói và lập
các kế hoạch kinh doanh.
Việc quản lý tài chính hiệu quả giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với doanh
nghiệp, công ty. Điều này mang lại sự phát triển bên vững của doanh nghiệp, công ty,
sự nể phục của các đối tác về một công ty nghiêm túc và mở thêm nhiều cơ hội hợp tác
cho công ty, doanh nghiệp.
Vì vậy, cùng với những gợi ý của Thầy Nguyễn Quang Hiệp, em đã chọn đề tài:
“Xây dựng hệ thống quản lý tài chính cho công ty EXP Thái Nguyên”.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Quang Hiệp, là giảng viên
hướng dẫn em trong bài đồ án tốt nghiệp này. Cảm ơn thầy đã tạo cho em những điều
kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt bài luận này. Bên cạnh những kết quả
khiêm tốn mà em đạt được, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế
trong nội dung báo cáo và chương trình. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2017
Người viết báo cáo

Phạm Mạnh Tùng

8


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN
1.1 Mô tả bài toán
 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý tài chính cho công ty EXP Thái
Nguyên.
 Nội dung bài toán đặt ra yêu cầu xây dựng một hệ thống đáp ứng chức năng

của một website quản lý tài chính gồm:
 Một website cho phép người dùng có thể quản lý tài chính của công ty,
doanh nghiệp cũng như quản lý tài khoản người dùng.
 Một website cho phép người dùng sử dụng thiết bị như máy tính cá nhân,
máy tính để bàn, . . . có kết nối Internet là có thể truy cập vào hệ thống thông qua tài
khoản cá nhân
1.2 Đặt vấn đề
1.2.1 Vấn đề cần giải quyết
 Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng
tài chính của một doanh nghiệp, công ty để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nói và
lập các kế hoạch kinh doanh.
 Việc quản lý tài chính hiệu quả giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với doanh
nghiệp, công ty. Điều này mang lại sự phát triển bên vững của doanh nghiệp, công ty,
sự nể phục của các đối tác về một công ty nghiêm túc và mở thêm nhiều cơ hội hợp tác
cho công ty, doanh nghiệp.
 Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và công ty vẫn quản lý tài chính bằng hình
thức thủ công như ghi chép trong sổ sách, biên lai, giấy tơ mà chưa có một hệ thống
quản lý tài chính trực tuyến hoặc hệ thống chưa đáp ứng hết được các yêu cầu, chức
năng của quản lý tài chính.
 Vì vậy đề tài "Xây dựng hệ thống quản lý tài chính cho công ty EXP Thái
Nguyên" hướng đến mục tiêu sau:
 Hỗ trợ quản lý tài chính trực tuyến.
 Hệ thống có thể chạy trên các thiết bị laptop, computer, tablet…
 Tạo ra một hệ thống dễ sử dụng đơn giản, phù hợp với yêu cầu người dùng.

9


 Giúp người dùng có thể quản lý tài chính trực tuyến thay vì ghi chép trên sổ
sách, giấy tờ.

 Khi người dùng gửi một yêu cầu lên hệ thống, hệ thống sẽ gửi về cho
Controller xử lý các yêu cầu của người dùng. Trong quá trình làm việc đó, Controller
sẽ phải thông qua lớp Model nếu muốn làm việc với Cơ sở dữ liệu (DataBase). Sau khi
xử lý xong, Model sẽ đưa dữ liệu về cho Controller, Controller tiếp tục đưa sang View
và View hiển thị lại cho người dùng kết quả cuối cùng.
1.2.2 Tìm hiểu về quản lý tài chính
 Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng
tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế
hoạch kinh doanh.
 Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và
ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công
việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức
và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng
công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên
liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công
ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính,
bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần.
 Quản lý vốn sử dụng thực của công ty: Vốn sử dụng thực của công ty là
chênh lệch giữa tài sản hiện có của công ty và các khoản nợ phải trả, thường được gọi
là vốn lưu chuyển trong công ty. Các nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi
trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi
đó đối với tình hình hoạt động của công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong
công ty, hãy xem xét các bộ phận cấu thành sau đây:
 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt (các loại chứng khoán và tiền
gửi ngắn hạn). Khi lập các kế hoạch tài chính bạn phải trả lời được những câu hỏi liên
quan đến tiền mặt như: lượng tiền mặt của công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không?
Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phí như thể nào? Khi nào thì công ty cần
đến các khoản vay ngân hàng?

10



 Các khoản phải thu: chủ yếu bao gồm các khoản tín dụng mua hàng cho
khách hàng. Nhà quản trị phải quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả
chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với họ.
 Tồn kho: khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có của công ty do
đó nhà quản trị phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét xem
lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không
có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng
hàng tồn kho.
 Các khoản phải trả và các tín phiếu đến hạn chủ yếu là các khoản tín dụng
mà các nhà cung cấp cho công ty hưởng.
 Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho
vay khác. Nhà quản trị phải quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù
hợp với tình hình phát triển của công ty, khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả?
 Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm: các khoản trả lương, lãi phải trả đối với
các tín phiếu, phí bảo hiểm…
1.3 Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề
 Hiện nay có rất nhiều PHP Framework hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống
website như Phalcon, Zend, Symfony2, CodeIgniter, Laravel, CakePHP… Việc lựa
chọn PHP Framework để xây dựng hệ thống nào, cho đối tượng nào cũng cần phải lựa
chọn thích hợp và hướng đi đúng đắn.
 Theo nhiều nguồn thống kê và so sánh thì Laravel hiện là một framework
đứng đầu trong những framework phổ biến nhất và nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà phát triển. Laravel là một bộ mã nguồn PHP Framework hoàn toàn miễn phí,
được thiết kế và xây dựng theo chuẩn mô hình MVC. Phiên bản mới nhất hiện nay là
Laravel 5.4. Đây là một framework khá mới mẻ và dễ tiếp cận, được rất nhiều lập trình
viên ưa thích và sử dụng.

11



Hình 1.1: Tỉ lệ người sử dụng Laravel năm 2015

Hình 1.2: Laravel theo Google Trends
 Vì vậy việc lựa chọn xây dựng hệ thống quản lý tài chỉnh sử dụng Laravel có
thể tận dụng nhiều điểm mạnh như hướng tiếp cận dễ dàng từ framework này để xây
dựng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

12


1.4 Cơ sở lý thuyết
1.4.1

Tổng quan Laravel

1.4.1.1

Luồng hoạt động của Laravel

Hình 1.3: Biểu đồ luồng hoạt động Laravel
 Khi người dùng gửi một yêu cầu lên hệ thống, hệ thống sẽ gửi về cho
Controller xử lý các yêu cầu của người dùng. Trong quá trình làm việc đó, Controller
sẽ phải thông qua lớp Model nếu muốn làm việc với Cơ sở dữ liệu (DataBase). Sau khi
xử lý xong, Model sẽ đưa dữ liệu về cho Controller, Controller tiếp tục đưa sang View
và View hiển thị lại cho người dùng kết quả cuối cùng.

13



1.4.1.2

Middleware

Hình 1.4: Middleware
 Route đến và muốn đi vào Controller, Route này sẽ phải checkin ở
Middleware. Nếu hợp lệ thì Middleware cho Route đi tiếp, còn không thì không cho
phép. Có thể hiểu Middleware sẽ bảo vệ các Controller.
1.4.1.3

Request và Response trong Laravel

Hình 1.5: Request và Response

14


 Khi mà chúng ta gửi dữ liệu thông qua các đường dẫn trên route, thì cách đó
chỉ có tác dụng với phương thức GET, còn nếu khi cần sử dụng POST, chúng ta sẽ
không đưa được dữ liệu lên đường dẫn đó được. Chính vì vậy mà Laravel tạo ra một
thứ gọi là Request, Requet này sẽ quản lý các dữ liệu được gửi lên Route và truyền dữ
liệu đó sang bên Controller. Dữ liệu Request có thể là một mảng, một đối tượng hoặc
là một JSON
 Sau đó Controller sẽ xử lý Request và tạo ra một lớp Response rồi trả
Response đó về máy tính cho chúng ta. Response đảm nhiệm việc chuyển đổi giữa các
kiểu dữ liệu Request và gửi về cho người dùng.
1.4.1.4

Database

 Schema: lớp này cung cấp cho chúng ta các hàm để tạo bảng, chỉnh sửa

bảng, thêm bảng, xóa bảng…. trong Laravel
 Migrate và Seed: quản lý cơ sở dữ liệu trong Laravel, backup hay reset lại cơ
sở dữ liệu hay là tạo một bộ cơ sở dữ liệu mẫu để chúng ta làm việc với database một
cách dễ dàng hơn
 Migrate sẽ lưu lại thứ tự công việc mà bạn làm ở trong bảng Migrations trong
database, rất thuận lợi cho chúng ta làm việc nhóm khi mà hôm nay người này tạo
bảng, ngày mai người khác tạo bảng khác hay là sửa xóa bảng của bạn.
 Seed là bộ dữ liệu mẫu, giúp chúng ta insert dữ liệu mẫu vào bảng đó.
 Query Builder: là các câu lệnh truy vấn đến cơ sở dữ liệu trong Laravel, nó
có tác dụng thay thế cho các câu lệnh truy vấn thông thường bằng các phương thức
trong lớp DB.
 Eloquent –Model: Model trong Laravel có thể lưu ở bất kỳ đâu để nạp tự
động tùy theo file composer.js nhưng thông thường mặc định tất cả model sẽ được lưu
trong thư mục app. Còn Eloquent ORM sẽ cung cấp cho chúng ta cách thức chuyển
đổi cơ sở dữ liệu quan hệ sang mô hình hướng đối tượng. Eloquent ORM làm việc trên
cơ sở Active Record. Mỗi Bảng cơ sở dữ liệu của chúng ta sẽ được “ánh xạ” thành một
file Model tương ứng, và chính Model này chúng ta sẽ sử dụng nó để tương tác với
bảng.
 Relationship: liên kết dữ liệu giữa các bảng trong Laravel
 Một-Một: liên kết từ bảng cha tới bảng con: câu lệnh: ->hasOne();
15


 Một-Một: liên kết từ bảng con tới bảng cha: câu lệnh: ->belongsTo();
 Một-Nhiều: câu lệnh: ->hasMany();
 Nhiều-Nhiều: câu lệnh: ->belongsToMany();
 Liên kết qua trung gian: câu lệnh: ->hasManyThrough();
1.4.1.5


Các phần hỗ trợ trong Laravel
 Helper: là những hàm đã được xây dựng sẵn để hỗ trợ chúng ta. Helper có

thể gọi ở bất cứ đâu và tùy ý sử dụng.
 Hashing: là hàm mã hóa dữ liệu, sử dụng thuật toán Blowfish (Bcrypt)
 Events: Event trong laravel cũng tương tự theo kiểu ta có một sự kiện và
trong sự kiện đó có nhiều hành động.
 Errors & Logging: Các hàm xử lý lỗi và Log. Các Logging trong laravel
cung cấp một lớp đơn giản trên đầu trang của thư viện Monolog. Mặc định các tập tin
hàng ngày được tạo ra và lưu lại trong storage/logs
 Error Detail: Các lỗi ứng dụng của bạn sẽ được hiển thị thông qua các trình
duyệt, và được điều khiển bởi app.debug trong file config/app.php
 Handling Errors: Tất cả các trường hợp ngoại lệ được xử lý trong lớp
App\Exceptions\Handers. Lớp này có 2 phương thức là Report và Render
 Report: (báo cáo): được sử dụng để đăng nhập các ngoại lệ hoặc gửi chúng
đến một dịch vụ bên ngoài
 Render: (trả lại): được sử dụng để chuyển đổi các ngoại lệ vào phản hồi
HTTP mà phải được gửi lại trình duyệt.
1.4.2
1.4.2.1

Hệ quản trị CSDL MySQL
Tổng quan MySQL
 MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và

được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL
là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên
nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ
và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên

internet. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên bạn có thể tải về MySQL từ trang chủ.
Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ

16


điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell
NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,...
 MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu
quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
 MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, nó
làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl...
1.4.2.2

Một số đặc điểm của MySQL
 MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based (gần tương

đương với SQL Server của Microsoft).
 MySQL quản lý dữ liệu thông qua các CSDL, mỗi CSDL có thể có nhiều
bảng quan hệ chứa dữ liệu.
 MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có thể
được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có một tên truy cập
(user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến CSDL.
 Khi ta truy vấn tới CSDL MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật khẩu
của tài khoản có quyền sử dụng CSDL đó. Nếu không, chúng ta sẽ không làm được gì
cả giống như quyền chứng thực người dung trong SQL Server vậy.

17



CHƯƠNG 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Khảo sát hiện trạng
2.1.1 Giới thiệu về đơn vị khảo sát
 Tên công ty : EXP CO., Ltd
 Địa chỉ : Tổ 6, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Việt Nam
 Số điện thoại : 0915 122 722
 Lĩnh vực hoạt động : Phát triển ứng dụng web và thiết bị di động
 Cơ cấu tổ chức của công ty

 Ban giám đốc: Điều hành công ty, quản lý các bộ phận bên dưới, định hướng
cho công ty phát triển vững mạnh.
 Bộ phận kinh doanh: Tiến hành định giá, tìm hiểu nhu cầu thị trường, . . .
 Bộ phận Phát triển: Xây dựng, phát triển các ứng dụng trên web và thiết bị di
động
 Bộ phận Kiểm thử : Kiểm thử ứng dụng trước khi bán
 Bộ phận Bán hàng: Quảng bá, bán sản phẩm của công ty trên các trang web
uy tín
 Bộ phận Kế toán: Thu thập các hóa đơn mua bán sản phẩm để tiến hành báo
cáo tổng kết tình hình tài chính của công ty.
 Tổng quan về công ty: EXP Co., Ltd là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ
phát triển trên web và điện thoại di động. Công ty cũng cung cấp các sản phẩm
Wordpress, Joomla và Drupal. Sản phẩm của công ty đã được phê duyệt lần đầu tiên

18


tại Themeforest vào năm 2012. Hiện tại, công ty có hàng trăm sản phẩm có sẵn trên
Themeforest, Mojo và các thị trường khác. Và những sản phẩm này phục vụ hơn
20.000 khách hàng với sự hài lòng đến từ khắp nơi trên thế giới, và vẫn đang phát

triển.
2.1.2 Khảo sát thực tế bài toán quản lý tài chính tại công ty
 Bộ phận Kế toán ghi chép vào sổ sách những khoản thu chi của công ty như
doanh thu dự án, tiền lương trả cho nhân viên, các khoản chi tiêu khác . . .
 Báo cáo thường xuyên cho ban Giám đốc về tình hình tài chính của công ty
để ban Giám đốc nắm bắt được tình hình tài chính công ty và có kế hoạch kinh doanh
hợp lý.
2.1.3 Nhận xét, đánh giá thực trạng
 Ưu điểm:
 Cơ cấu quản lý của công ty chặt chẽ và logic, nếu thực hiện đúng các nguyên
tắc của quy trình quản lý thì công việc được tiến hành chính xác đảm bảo yêu cầu.
 Bên cạnh đó phương tiện để quản lý là giấy tờ sổ sách nên có thể lấy và xem,
tra cứu sửa chữa được tiến hành không cần những điều kiện cầu kỳ như máy móc,
trang thiết bị hiện đại…
 Nhược điểm:
 Việc lưu trữ thông tin tài chính cũng như các thông tin khác trong việc quản
lý tài chính đều được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các chứng từ với một số
lượng lớn, chính vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, tốn nhiều thời
gian và công sức cho nhân viên quản lý với những công việc kiểm tra, tra cứu, kiểm kê
phức tạp.
 Khi lưu trữ thông tin bằng phương pháp này nếu cần tìm kiếm thì sẽ gặp
nhiều khó khăn.Chẳng hạn muốn tìm thông tin một khoản chi cách đây khác lâu thì
phải tìm trong sổ sách giấy tờ rất lâu.
 Vậy từ đây ta có thể nhận ra con đường quản lý tài chính trực tuyến thông
qua website sẽ là giải pháp tối ưu cho việc quản lý và phát triển công ty vì nó giải
quyết hầu hết các tồn đọng các vấn đề về lưu trữ thông tin. Việc quản lý tài chính được
cập nhật nhanh chóng hơn hỗ trợ tối đa cho công ty.

19



2.1.4 Xác định các yêu cầu, chức năng của website
 Đăng ký, đăng nhập
 Quản lý nhân viên
 Quản lý chức vụ
 Thêm, sửa và theo dõi các bản ghi tài chính
 Quản lý khoản mục
 Trả lương cho nhân viên
2.2 Phân tích thiết kế hệ thống
2.2.1 Xác định các thông tin vào/ ra của hệ thống
– Thông tin vào:


Thông tin nhân viên



Thông tin chức vụ



Thông tin khoản mục



Thông tin thu chi

– Thông tin ra:



Thông tin tra cứu, tìm kiếm.



Báo cáo tổng hợp.



Theo dõi tài chính



Xem khoản mục, chức vụ

2.2.2 Các tác nhân và chức năng
2.2.2.1
STT

Danh sách tác nhân
Tên tác nhân

Mô tả

1

QuanTri

Quản trị hệ thống, Quản trị thu chi, Quản lý chức vụ

2


ThuQuy

Quản lý thu chi, Quản lý khoản mục

3

NhanVien

Nhân viên trong công ty

20


2.2.2.2

Biểu đồ UC

Hình 2.1: Biểu đồ UseCase
2.2.2.3

Danh sách chức năng
STT

Tên chức năng

1

Đăng nhập


2

Đổi mật khẩu

3

Cập nhật thông tin cá nhân

4

Quản lý nhân viên

5

Quản lý thu chi

6

Tìm kiếm

7

Xuất báo cáo

8

Quản lý chức vụ

9


Quản lý khoản mục

21


2.2.3 Phân tích các chức năng của hệ thống
2.2.3.1 Chức năng Đăng nhập
 Biểu đồ UC

Hình 2.2: UC Đăng nhập
 Đặc tả UC
Tên UC

Đăng nhập
Sau khi truy cập trang web, người dùng sẽ cần phải đăng nhập

Mô tả UC

bằng cách nhập email và mật khẩu để sử dụng các chức năng
hệ thống được phân quyền theo quyền hạn của tài khoản đó

Actor kích hoạt

QuanTri, ThuQuy, NhanVien

Actor liên quan

HeThong

UC khởi động

UC liên quan

DangNhap

Luồng sự kiện chính
1

Người dùng truy cập trang web

2

Hệ thống hiển thị giao diện đăng nhập

3

Người dùng nhập email và mật khẩu. Nhấn Đăng nhập

4

Hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản đăng nhập có hợp lệ và đúng hay không

5

Nếu đúng hệ thống sẽ chuyển đến trang chủ được phân quyền theo tài khoản

6

Nếu sai hệ thống sẽ hiển thị thông báo đăng nhập thất bại

22



 Biểu đồ trình tự

Hình 2.3: Biểu đồ trình tự – Đăng nhập
 Biểu đồ cộng tác

Hình 2.4: Biểu đồ cộng tác – Đăng nhập

23


2.2.3.2 Chức năng Cập nhật thông tin cá nhân
 Biểu đồ UC

Hình 2.5: UC Cập nhật thông tin cá nhân
 Đặc tả UC
Tên UC

Cập nhật thông tin cá nhân
Sau khi đăng nhập, người dùng có thể thay đổi một số thông tin

Mô tả UC

cá nhân của bản thân

Actor kích hoạt

QuanTri, ThuQuy, NhanVien


Actor liên quan

HeThong

UC khởi động

DangNhap

UC liên quan
Luồng sự kiện chính
1

Người dùng chọn chức năng Cập nhật thông tin cá nhân

2

Hệ thống hiển thị giao diện cập nhật thông tin cá nhân

3

Người dùng sẽ nhập thông tin cần cập nhật và nhấn Cập nhật

4

Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin vừa nhập có hợp lệ hay không

5
6

Nếu hợp lệ hệ thống sẽ cập nhật thông tin người dùng vào CSDL và hiển thị

thông báo cập nhật thông tin cá nhân thành công
Nếu không hợp lệ thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo không thể cập nhật

24


 Biểu đồ trình tự

Hình 2.6: Biểu đồ trình tự – Cập nhật thông tin cá nhân
 Biểu đồ cộng tác

Hình 2.7: Biểu đồ cộng tác – Cập nhật thông tin cá nhân

25


×