Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.8 KB, 43 trang )

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Khoa học, công nghệ
1.2 Nghiên cứu khoa học
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
1.4 Phƣơng pháp luận và tiến trình nghiên cứu khoa học
1.5 Thống kê trong nghiên cứu khoa học
1.6 Đặc thù nghiên cứu khoa học của sinh viên
CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm và quy mô của đề tài
2.2 Xuất phát điểm của một đề tài nghiên cứu
2.3 Xác định đề tài nghiên cứu
2.4 Các hƣớng nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học và giáo dục
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG ĐỀ CƢƠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu
3.2 Xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu
CHƢƠNG 4. TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
4.1 Thu thập và quản lý thông tin
4.2 Lƣu ý khi thực hiện nghiên cứu và xử lý số liệu
CHƢƠNG 5. CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Công bố một báo cáo khoa học
5.2 Cách trình bày và bảo vệ đề tài, chuyên đề tốt nghiệp đại học
ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU

Lƣu hành nội bộ

Page 1




PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Khoa học, công nghệ
* Khái niệm về khoa học
Hệ thống tri thức chung của con ngƣời về TGTN (Con ngƣời sống cần có những
hiểu biết tối thiểu về tự nhiên. Khoa học là tập hợp của các quy luật tự nhiên, xã hội và
tƣ duy mà con ngƣời tìm hiểu và tích lũy đƣợc trong quá trình phát triển của mình).
E.g.
Tìm hiểu quy luật biến đổi của thời tiết
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tƣợng cá nổi đầu vào sáng sớm
Tìm hiểu mối liên quan giữa oxy hòa tan và năng suất tôm
Tìm hiểu nguyên nhân tôm kéo thành đàn chạy quanh ao khi trời mƣa
* Dạng tồn tại (của thông tin khoa học)
Các dẫn liệu về thế giới tự nhiên (e.g. bản mô tả, ghi chép, số liệu)
Các nguyên lý, qui luật đúc kết từ nhiều quan sát hoặc đã được thực nghiệm
Các phương pháp nhận thức
Các thông tin về công nghệ, qui trình sản xuất (i.e. dạng ứng dụng của thông tin
khoa học).
* Phân loại khoa học
Có tính linh động cao (Khoa học càng phát triển, nghiên cứu càng sâu thì nhất thiết
phải chia thành nhiều ngành nhỏ “i.e. quy luật phân hóa”. Nhƣng để giải quyết những
yêu cầu lớn lại phải tập hợp một nhóm các ngành nhỏ thành một ngành mới, rộng hơn
“i.e. quy luật tích hợp”).
UNESCO chia khoa học thành 5 lĩnh vực:
- Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác (bao gồm sinh học)

- Khoa học kỹ thuật
- Khoa học nông nghiệp (bao gồm NTTS)
- Khoa học sức khỏe
- Khoa học xã hội và nhân văn (bao gồm kinh tế, giáo dục)
* Khái niệm công nghệ
Là tập hợp của nhiều biện pháp kỹ thuật (techniques) nhằm thực hiện một công
việc/ vấn đề lớn.
E.g. Công nghệ sản xuất nhân tạo tôm sú giống là tập hợp của nhiều kỹ thuật như:
vận chuyển và nuôi vỗ tôm bố mẹ, cắt mắt, ương nuôi ấu trùng, thay nước, cho ăn, thu
hoạch, v.v.
Là kết quả quá trình áp dụng các thành tựu của khoa học vào đời sống và sản
xuất. C.nghệ mới xuất hiện sẽ tạo ra các ngành nghề lao động mới.
Lƣu hành nội bộ

Page 2


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

Công nghệ gồm có 4 phần chính và quan trọng như nhau:
+ Quản lý
+ Kỹ thuật (máy móc, thiết bị)
+ Thông tin (hƣớng dẫn sử dụng, sản xuất …)
+ Con người (đƣợc đào tạo để vận hành)
Chuyển giao c.nghệ (q.sở hữu, sử dụng)
- Vì thế phải thực hiện đầy đủ cho cả 4 phần trên
- Chuyển giao dọc và chuyển giao ngang
* So sánh khoa học & công nghệ

Công nghệ

Khoa học
NC mang tính xác suất

Đ.hành mang tính xđịnh

Hđộng luôn đổi mới

Đƣợc lặp lại theo chu kỳ

Khó định hình trƣớc đƣợc sản phẩm

Định hình đƣợc theo thiết kế

Thông tin cao

Tùy thuộc đầu vào

Linh hoạt, mang tính sáng tạo cao

Lao động định khuôn theo Qđịnh

Có thể mang mục đích tự thân

Có thể không mang mục đích tự thân

P.minh tồn tại mãi với tg

Sáng chế tồn tại nhất thời


1.2 Nghiên cứu khoa học
* Khái niệm
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động sáng tạo, nhằm tìm hiểu và cải tạo
thế giới tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của con người.
* Vai trò
Khả năng tồn tại và khai thác thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết về thiên
nhiên và những qui luật của nó.
Khoa học là hệ thống tri thức chung của nhân loại về thế giới tự nhiên.
Thông tin khoa học được hình thành từ hoạt động tìm hiểu, khám phá thế giới tự
nhiên (gọi là nghiên cứu khoa học) của con người và tích luỹ qua các thế hệ.
* Chức năng (Mức độ)
NCKH có 3 chức năng chính: mô tả, giải thích và dự báo. Thể hiện trình độ phát
triển khoa học.
Mô tả: định tính (màu da) và định lƣợng (sức SS)
Giải thích: làm rõ nguyên nhân, bản chất quy luật chi phối
Dự đoán: Dự báo đƣợc xu thế vận động, phát triển
(Sức mạnh của nghiên cứu khoa học là ở sự sáng tạo - C.Năng dự báo)
* Các loại hình (giai đoạn nghiên cứu)

Lƣu hành nội bộ

Page 3


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

Cơ bản (thuần tuý và có định hƣớng); Ứng dụng; Triển khai; Dự báo.

- Tính kết nối giữa các loại hình NCKH
- Xu hướng tập trung vào các NCKH cơ bản có định hướng (ví dụ: cơ chế điều
khiển hoạt động sinh sản của tôm He, công nghệ sinh học).
Loại hình Mục đích/ nhận dạng
NCCB

Ví dụ

Khám phá q.luật, b.chất của hiện tƣợng (k

Sự phân bố của các tế bào sắc

nh.thiết ph.đi kèm với ƣ.dụng)

tố trên biểu bì của cá

Có thể là NCCB thuần túy hoặc NCCB có

Gen của các virus gây bệnh

định hƣớng

ng.hiểm ở tôm

Tốn kém, đòi hỏi phƣơng tiện nghiên cứu và Các loại hormone th.gia vào
trình độ cao

kiểm soát q.trình thành thục

Sản phẩm: tri thức, thƣờng không dự kiến


đẻ trứng ở tôm he

hết đƣợc do trình độ khoa học đƣơng thời
NCUD

Vận dụng kết quả của nghiên cứu cơ bản

Sử dụng PCR để phát hiện

vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội

bệnh do virus trên tôm nuôi

Thời gian nghiên cứu ngắn, phù hợp với các

Sản xuất antibodies để kích

nƣớc kém phát triển

dục thành thục buồng trứng

Sản phẩm: giải pháp (kỹ thuật, công nghệ

và đẻ trứng ở tôm he

hoặc quản lý)
NCTK

Áp dụng đại trà kết quả nghiên cứu ứng


Test kits để kiểm tra bệnh

dụng vào thực tế

tôm

Quan hệ mật thiết với hoạt động chuyển

Quy trình sản xuất sử dụng

giao công nghệ

thuốc dục đẻ tôm

Sản phẩm: Quy trình sản xuất
NCDB

Phát hiện triển vọng, đánh giá khả năng xu

Dự báo sản lƣợng nuôi trồng

hƣớng của một hoạt động nào đó trong

TS cho khu vực Châu Á

tƣơng lai

(FAO)


Phụ thuộc vào hiện trạng phát triển của khoa Dự báo tình hình ô nhiễm
học

môi trƣờng tại khu vực nuôi

Sản phẩm: dự báo

TS ở Quing Dao (CFD)

* Yêu cầu
Tính mới

NC sau phải mới hơn NC trƣớc (nội dung, phƣơng pháp, bối cảnh
…)

Tính thông tin

Kết quả phải đƣợc công bố, thông tin có thể chỉ mang tính nhất thời

Tính rủi ro

NCKH có thể thất bại (thất bại = thành công?)

Lƣu hành nội bộ

Page 4


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


August 6, 2016

Tính tin cậy

Phƣơng pháp đúng, NC lặp lại đƣợc

Tính khách

Không để chủ quan ảnh hƣởng đến kết quả, mọi nhận xét - kết luận

quan

đều phải có cơ sở

Tính cá nhân

Khả năng dẫn dắt, tính độc lập, quyền tác giả

Tính kế thừa

Kế thừa, phát triển kết quả NCKH trƣớc; tạo tiền đề cho NCKH sau

Tính phi kinh tế Khó đánh giá lao động khoa học, đầu từ hiện tại - hiệu quả tƣơng lai
* Hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời thực
hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên
cứu khoa học, chẳng hạn nhƣ: Chƣơng trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình
thức NCKH nầy nhƣ sau:
Đề tài: đƣợc thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chƣa để
ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

Dự án: đƣợc thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả
về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Chƣơng trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án đƣợc tập hợp theo một mục đích xác
định. Giữa chúng có tính độc lập tƣơng đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong
chƣơng trình không nhất thiết phải giống nhau, nhƣng nội dung của chƣơng trình thì
phải đồng bộ.
Đề án: là loại văn kiện, đƣợc xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho
một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó nhƣ: thành lập một tổ chức;
tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án đƣợc phê chuẩn, sẽ hình thành những
dự án, chƣơng trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những PPKH khác nhau. Ngành
khoa học tự nhiên nhƣ vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng PPKH thực nghiệm, nhƣ
tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận. Còn ngành khoa
học xã hội nhƣ nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng PPKH thu thập thông tin từ
sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Tuy nhiên, PPKH có những bƣớc chung nhƣ: Quan
sát sự vật hay hiện tƣợng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số
liệu để rút ra kết luận. Nhƣng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và
phân tích số liệu.
* Khái niệm
PPNCKH là cách thức, phƣơng tiện hoặc công cụ để NCKH.
Cách thức

Lƣu hành nội bộ

Page 5


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


August 6, 2016

- Cách thức tiếp cận (lựa chọn chổ đứng để quan sát đối tượng khảo sát, xem xét
đối tượng nghiên cứu)
Theo Vũ Cao Đàm, 2008 (PPNCKH, trang 96):
Nội quan (theo ý mình)/ Ngoại quan (ý người khác);
Quan sát (quan sát, mô tả để giải thích, không tác động lên đối tượng- sử dụng đối
với nhiều loại hình nckh)/ Thực nghiệm (sử dụng trong khoa học thực nghiệm);
Chuyên biệt (quan sát sự vật độc lập với sự vật khác)/ So sánh (đặt trong tương
quan=> làm đối chứng);
Lịch sử (có cái nhìn toàn cảnh sự xuất hiện, phát triển, diễn biến và kết thúc đối
tượng. Từ lịch sử tìm ra logic)/ Logic (phân tích logic dựa trên lịch sử);
Phân tích (chia nhỏ sự vật có bản chất khác biệt nhau)/ Tổng hợp (thiết lập mối
liên hệ tất yếu, đánh giá tổng hợp đối với sự vật được xem xét);
Định tính/ Định lượng (Kết hợp ĐT&ĐL?);
Hệ thống (xem xét đối tượng toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng
thái vận động và phát triển, trong hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và quy luật)/ Cấu
trúc.
- Cách thu thập (Quan sát, điều tra hoặc thực nghiệm “TN là linh hồn của NCKH
hiện đại, QS làm cơ sở cho TN, TN tạo đk QS kỹ hơn”) và xử lý (&P.tích) số liệu để trả
lời một câu hỏi hoặc chứng minh một giả thiết.
Quan sát

Thực nghiệm

Thông dụng, phổ biến

NCKH hiện đại

Dựa vào khả năng cảm nhận để đo đạc, mô tả


Kiểm chứng giả thiết, NC sâu về cơ chế

Mang tính chủ quan

Phụ thuộc vào mức độ tương quan
giữa đk thí nghiệm và tự nhiên

Thực hiện trong tự nhiên (người NC khó can Cho phép chia nhỏ vấn đề cần nghiên
thiệp được)

cứu, khả năng can thiệp, lặp lại

Là tiền đề rất quan trọng cho các nghiên cứu Có thể nghiên cứu, quan sát vấn đề
sâu hơn

một cách sâu hơn

- Phải chuẩn, đƣợc thừa nhận, lặp lại đƣợc (xử lý thống kê)  đảm bảo độ tin cậy.
Phƣơng tiện, công cụ sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc thu thập, xử lý số liệu và trình
bày kết quả (P.tiện > C.cụ).
E.g. Nghiên cứu bệnh thủy sản
Bài tập: Xác định C.thức, CC, P.tiện của các đề tài sau
E.g.1 Thành phần loài và độ che phủ của thực vật đáy trong vịnh Nha Trang

Lƣu hành nội bộ

Page 6



PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

- Điều tra cơ bản tại hiện trƣờng (x.định loài, thu mẫu k.định lại, ƣớc tính m.độ che
phủ…)
- Khóa phân loại; máy chụp ảnh quay phim dƣới nƣớc; thiết bị lặn; máy định vị;
thiết bị thu mẫu, đo đạc môi trƣờng nƣớc. – PP thu và xử lý mẫu; PP hiệu chỉnh và use
các thiết bị
E.g.2 Xác định hàm lƣợng lipid tối ƣu trong thức ăn viên cho cá bớp Rachycentron
canadus
- Thực nghiệm (bố trí thí nghiệm cho cá ăn thức ăn viên có hàm lượng lipid khác
nhau để xđ hl tối ưu)
- Thiết bị xác định hàm lượng lipid; phối chế & sx th.ăn; lồng, bể nuôi; th.bị q.trắc
m.trường. – PP ph.tích h.lượng lipid; PP thu mẫu, xử lý SL
E.g.3 Khả năng sử dụng tảo khô Spirulina trong sản xuất con giống tôm he
Penaeus vannamei
- Kết hợp quan sát (i.e. điều tra các cơ sở sx giống) và thực nghiệm
- Phiếu đ.tra, máy ghi âm, chụp hình, kính hv, bể ƣơng nuôi… - PP đ.tra, PTS.liệu;
k.thuật pha chế tảo khô, chăm sóc, q.lý ấu trùng, PP x.định TLS
* Phân loại phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Gồm 2 loại: phương pháp chung (sử dụng trong nhiều nghiên cứu) và phương
pháp cụ thể (đặc thù cho nghiên cứu).
PP chung: thu thập và quản lý thông tin, xây dựng đề cương NC, điều tra, bố trí
thí nghiệm, thống kê, viết báo cáo khoa học.
PP cụ thể (sử dụng chuyên biệt cho từng ngành, thường đi kèm với thiết bị chuyên
dụng): phân tích thành phần amino acids, đo đạc DO, sử dụng hormone để chuyển đổi
giới tính của cá rô phi.
1.4 Phƣơng pháp luận và tiến trình nghiên cứu khoa học
1.4.1 Một số thuật ngữ

* Khái niệm
Khái niệm là quá trình nhận thức hay tƣ duy của con ngƣời bắt đầu từ những tri
giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. Nhƣ vậy,
“khái niệm” có thể hiểu là hình thức tƣ duy của con ngƣời về những thuộc tính, bản
chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. Ngƣời NCKH hình
thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau, để phân
biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lƣờng thuộc tính bản chất của sự vật hay
hình thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận.
* Phán đoán

Lƣu hành nội bộ

Page 7


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

Trong nghiên cứu, ngƣời ta thƣờng vận dụng các khái niệm để phán đoán hay
tiên đoán. Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc tính,
bản chất của sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các
sự vật đó.
* Giả thuyết
+ Định nghĩa: Giả thuyết là câu trả lời ƣớm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời
cho câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu. Chú ý: giả thuyết không phải là sự quan sát,
mô tả hiện tƣợng sự vật, mà phải đƣợc kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực
nghiệm.
+ Các đặc tính của giả thuyết:
- Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình

nghiên cứu.
- Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.
- Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.
- Giả thuyết có thể đƣợc kiểm nghiệm và mang tính khả thi.
Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.
- Phải có mối quan hệ nhân - quả.
- Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.
+ Mối quan hệ giữa giả thuyết và “vấn đề” khoa học
Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu khoa học, ngƣời nghiên cứu
hình thành ý tƣởng khoa học, tìm ra câu trả lời hoặc sự giải thích tới vấn đề chƣa biết
(đặt giả thuyết). Ý tƣởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học hay giả
thuyết giúp cho ngƣời nghiên cứu có động cơ, hƣớng đi đúng hay tiếp cận tới mục
tiêu cần nghiên cứu. Trên cơ sở những quan sát bƣớc đầu, những tình huống đặt ra
(câu hỏi hay vấn đề), những cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến thức đã có,…),
sự tiên đoán và những dự kiến tiến hành thực nghiệm sẽ giúp cho ngƣời nghiên cứu
hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết khoa học.
Thí dụ, khi quan sát thấy hiện tƣợng xoài rụng trái, một câu hỏi đƣợc đặt ra là
làm thế nào để giảm hiện tƣợng rụng trái nầy (vấn đề nghiên cứu). Ngƣời nghiên cứu
sẽ xây dựng giả thuyết dựa trên cơ sở các hiểu biết, nghiên cứu tài liệu, … nhƣ sau:
Nếu giả thuyết cho rằng NAA làm tăng sự đậu trái xoài Cát Hòa Lộc. Bởi vì
NAA giống nhƣ kích thích tố Auxin nội sinh, là chất có vai trò sinh lý trong cây giúp
tăng sự đậu trái, làm giảm hàm lƣợng ABA hay giảm sự tạo tầng rời. NAA đã làm
tăng đậu trái trên một số loài cây ăn trái nhƣ xoài Châu Hạng Võ, nhãn …, vậy thì

Lƣu hành nội bộ

Page 8



PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

việc phun NAA sẽ giúp cây xoài Cát Hòa Lộc đậu trái nhiều hơn so với cây không
phun NAA.
+ Cấu trúc của một “giả thuyết”
- Cấu trúc có mối quan hệ “nhân-quả”
Cần phân biệt cấu trúc của một “giả thuyết” với một số câu nói khác không phải
là giả thuyết. Thí dụ: khi nói: “Cây trồng thay đổi màu sắc khi gặp lạnh” hoặc “Tia
ánh sáng cực tím gây ra đột biến”, câu này nhƣ là một câu kết luận, không phải là
câu giả thuyết.
Đôi khi giả thuyết đặt ra không thể hiện mối quan hệ ƣớm thử và không thể
thực hiện thí nghiệm để chứng minh. Thí dụ: “tôi chơi vé số, vậy thì tôi sẽ giàu” hoặc
“nếu tôi giữ ấm men bia, vậy thì nhiều hơi gas sẽ sinh ra”.
Cấu trúc của một giả thuyết có chứa quá nhiều “biến quan sát” và chúng có mối
quan hệ với nhau. Khi làm thay đổi một biến nào đó, kết quả sẽ làm thay đổi biến
còn lại. Thí dụ: Cây trồng quang hợp tốt sẽ cho năng suất cao. Có quá nhiều yếu tố
ảnh hƣởng đến khả năng quang hợp của cây.
Một cấu trúc “giả thuyết” tốt phải chứa đựng “mối quan hệ nhân-quả” và
thƣờng sử dụng từ ƣớm thử “có thể”.
Thí dụ: giả thuyết “Phân bón có thể làm gia tăng sự sinh trƣởng hay năng suất
cây trồng”. Mối quan hệ trong giả thuyết là ảnh hƣởng quan hệ giữa phân bón và sự
sinh trƣởng hoặc năng suất cây trồng, còn nguyên nhân là phân bón và kết quả là sự
sinh trƣởng hay năng suất cây trồng.
- Cấu trúc “Nếu-vậy thì”
Một cấu trúc khác của giả thuyết “Nếu-vậy thì” cũng thƣờng đƣợc sử dụng để
đặt giả thuyết nhƣ sau:
“Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) … có liên quan tới (nguyên nhân hoặc hệ
quả) …, “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hƣởng đến hệ quả.

Thí dụ: “Nếu vỏ hạt đậu có liên quan tới sự nẩy mầm, vậy thì hạt đậu có vỏ
nhăn có thể không nẩy mầm”.
Một số nhà khoa học đặt cấu trúc này nhƣ là sự tiên đoán và dựa trên đó để xây
dựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết. Thí dụ: Nếu dƣỡng chất N có ảnh hƣởng đến
sự sinh trƣởng của lúa, vậy thì bón phân N có thể làm gia tăng năng suất lúa.
+ Cách đặt giả thuyết
Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt nhƣ thế nào để có thể thực
hiện thí nghiệm kiểm chứng “đúng” hay “sai” giả thuyết đó. Vì vậy, trong việc xây
dựng một giả thuyết cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Giả thuyết nầy có thể tiến hành thực nghiệm đƣợc không?
Lƣu hành nội bộ

Page 9


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

(2) Các biến hay các yếu tố nào cần đƣợc nghiên cứu?
(3) Phƣơng pháp thí nghiệm nào (trong phòng, khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi,
phỏng vấn, …) đƣợc sử dụng trong nghiên cứu?
(4) Các chỉ tiêu nào cần đo đạt trong suốt thí nghiệm?
(5) Phƣơng pháp xử lý số liệu nào mà ngƣời nghiên cứu dùng để bác bỏ hay
chấp nhận giả thuyết?
Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây:
- Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện
tại (kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tƣơng tự trƣớc
đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo), nhƣng ý tƣởng trong giả thuyết là phần
lý thuyết chƣa đƣợc chấp nhận.

- Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai
(thí dụ, một tỷ lệ cao những ngƣời hút thuốc lá bị chết do ung thƣ phổi khi so sánh
với những ngƣời không hút thuốc lá. Điều này có thể tiên đoán qua kiểm nghiệm).
- Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng hay
chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).
Tóm lại, giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý,
kinh nghiệm trƣớc đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu
tƣơng tự trƣớc đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng chứng để giải thích,
chứng minh câu hỏi nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết đƣợc đặt ra từ việc
xem xét bản chất riêng, chung của sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá
trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sở hình thành giả thuyết khoa học.
Thí dụ: khi quan sát sự nẩy mầm của các hạt đậu hoặc dựa trên các tài liệu
nghiên cứu khoa học ngƣời nghiên cứu nhận thấy ở hạt đậu bình thƣờng, hạt no, vỏ
hạt bóng láng thì nẩy mầm tốt và đều (đây là một kết quả đƣợc biết qua lý thuyết, tài
liệu nghiên cứu trƣớc đây,…). Nhƣ vậy, ngƣời nghiên cứu có thể suy luận để đặt ra
câu hỏi đối với các hạt đậu có vỏ bị nhăn nheo thì nẩy mầm nhƣ thế nào? (Đây là câu
hỏi). Giả thuyết đƣợc đặt ra là “Nếu sự nẩy mầm của hạt đậu có liên quan tới vỏ hạt,
vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”. Đây là một giả thuyết mà có thể
dễ dàng làm thí nghiệm để kiểm chứng.
+ Kiểm chứng giả thuyết qua so sánh giữa tiên đoán với kết quả thí nghiệm
Bên cạnh việc kiểm nghiệm, một yếu tố quan trọng là đánh giá sự tiên đoán.
Nếu nhƣ sự tiên đoán đƣợc tìm thấy là không đúng (dựa trên kết quả hay bằng chứng
thí nghiệm), ngƣời nghiên cứu kết luận rằng giả thuyết (một phần giả thuyết) “sai”
(nghĩa là bác bỏ hay chứng minh giả thuyết sai). Khi sự tiên đoán là đúng (dựa trên
kết quả hay bằng chứng thí nghiệm), kết luận giả thuyết là “đúng”.
Lƣu hành nội bộ

Page 10



PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

Thƣờng thì các nhà khoa học vận dụng kiến thức để tiên đoán mối quan hệ giữa
biến độc lập và biến phụ thuộc. Thí dụ: giả thuyết đặt ra trên sự tiên đoán là “Nếu gia
tăng phân bón, làm gia tăng năng suất, vậy thì các cây đậu đƣợc bón phân nhiều hơn
sẽ cho năng suất cao hơn”. Nếu sự tiên đoán không dựa vào kiến thức khoa học, tài
liệu nghiên cứu đã làm trƣớc đây thì sự tiên đoán có thể vƣợt ra ngoài kết quả mong
muốn nhƣ thí dụ “Đáp ứng của năng suất theo liều lƣợng phân N cung cấp ở cây
đậu”.
* Luận đề
Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Luận đề là
một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần đƣợc chứng minh. Thí dụ: Lúa đƣợc bón
quá nhiều phân N sẽ bị đỗ ngã.
* Luận cứ
Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đƣa ra các bằng chứng hay
luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan
sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà
khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ
đƣợc sử dụng trong nghiên cứu khoa học:
Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật,
qui luật đã đƣợc khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng
đƣợc xem là cơ sở lý luận.
Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
* Luận chứng
Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đƣa ra phƣơng pháp
để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả
lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”. Trong nghiên cứu khoa học, để chứng
minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng luận

chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui
nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phƣơng pháp tiếp cận và
thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm
hay trong các loại nghiên cứu điều tra.
* Phép suy luận:
Phép SL có thể coi là công cụ phục vụ NCKH. Có 2 cách suy luận thƣờng sử
dụng trong nghiên cứu khoa học đó là suy luận “suy diễn” (từ qui luật chung, suy diễn
cho từng hiện tƣợng đơn lẻ) và suy luận “qui nạp" (từ nhiều hiện tƣợng đơn lẻ, tìm ra
các qui luật chung). Trình độ của ngƣời làm NCKH phụ thuộc vào khả năng tổng hợp

Lƣu hành nội bộ

Page 11


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

(qui nạp) và phân tích (diễn dịch) vấn đề của họ. Ngoài ra, ngƣời nghiên cứu còn dùng
phép suy luận “loại suy”.
Cách suy luận suy diễn: Theo Aristotle, kiến thức đạt đƣợc nhờ sự suy luận.
Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền đề đó đã đƣợc chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề
có mối quan hệ với kết luận rất rõ ràng. Suy luận suy diễn theo Aristotle là suy luận
đi từ cái chung tới cái riêng, về mối quan hệ đặc biệt. Thí dụ về suy luận suy diễn của
Aristotle.
Tiền đề chính: Tất cả sinh viên đi học đều đặn.
Tiền đề phụ: Nam là sinh viên.
Kết luận: Nam đi học đều đặn.
Suy luận qui nạp: Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon đã đƣa ra một

phƣơng pháp tiếp cận khác về kiến thức, khác với Aristotle. Ông ta cho rằng, để đạt
đƣợc kiến thức mới phải đi từ thông tin riêng để đến kết luận chung, phƣơng pháp
này gọi là phƣơng pháp qui nạp. Phƣơng pháp nầy cho phép chúng ta dùng những
tiền đề riêng, là những kiến thức đã đƣợc chấp nhận, nhƣ là phƣơng tiện để đạt đƣợc
kiến thức mới. Thí dụ về suy luận qui nạp.
Tiền đề riêng: Nam, Bắc, Đông và Tây tham dự lớp đều đặn.
Tiền đề riêng: Nam, Bắc, Đông và Tây đạt đƣợc điểm cao.
Kết luận: Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt đƣợc điểm cao.
(Suy luận khoa học phải dựa trên luận cứ và luận chứng để chứng minh cho
luận điểm, luận đề).
1.4.2 Cấu trúc của phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: bao gồm chọn phƣơng pháp thích hợp
(luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với
luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phƣơng pháp thu thập
thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề.
1.4.3 Các cấp độ lý luận trong phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học biểu hiện ở 3 cấp độ: (i) Phƣơng pháp luận, (ii)
Phƣơng pháp cụ thể, (iii) Logic của tiến trình thực hiện hoạt động nghiên cứu.
Ba vấn đề này có mối quan hệ theo cấp độ lý luận và tính cụ thể để tổ chức nghiên
cứu. Trong đó, cấp độ (i) thể hiện mức độ lý luận cao nhất còn cấp độ (iii) là mức độ cụ
thể cao nhất.
Trong nghiên cứu khoa học, hai khái niệm phƣơng pháp luận và phƣơng pháp cụ
thể là gần gủi với nhau nhƣng không đồng nhất. Phƣơng pháp luận là hệ thống quan
điểm, nguyên tắc chỉ đạo để xác định phƣơng hƣớng tiếp cận để giải quyết vấn đề
nghiên cứu; vì vậy nó thuần túy lý luận. Phƣơng pháp cụ thể là cách thức, thủ thuật cụ
Lƣu hành nội bộ

Page 12



PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

thể; vừa có tính lý luận vừa thực tiễn. Phƣơng pháp luận chỉ đạo phƣơng pháp cụ thể,
phƣơng pháp cụ thể xuất phát từ phƣơng pháp luận trong sự thống nhất chung.
1.4.4 Cơ chế sáng tạo khoa học
- Cơ chế trực giác (xuất hiện ở những nhà khoa học nổi tiếng). Các ý tƣởng nghiên
cứu hoặc giải pháp xuất hiện một cách đột ngột trong suy nghĩ của họ, khiến cho các vấn
đề nan giải trở nên đơn giản.
- Cơ chế thứ hai - Agorithm hay còn gọi là thuật toán (tuân thủ các bƣớc đi theo
trình tự logic hợp lý).
- Cơ chế thứ ba - Heuristics lại tập trung chủ yếu vào việc xây dựng và kiểm chứng
giả thuyết nghiên cứu. Nói cách khác, quá trình nghiên cứu khoa học đƣợc thực hiện
bằng cách đề xuất và kiểm chứng giả thuyết về một sự kiện, hiện tƣợng quan sát đƣợc
gọi là sáng tạo theo cơ chế Heuristics.
1.4.5 Trình tự của nghiên cứu khoa học (Tham khảo thêm ở Hoàng Tùng, 2006,
Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, Chƣơng 2)
Nghiên cứu khoa học nhất thiết phải tiến hành theo một trình tự. Ngƣời làm nghiên
cứu cần thu thập thông tin, viết đề cƣơng nghiên cứu, làm thí nghiệm hoặc tiến hành
điều tra, đo đạc, thu thập, ghi chép số liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo. Tất cả những
hoạt động này đều có liên hệ logic với nhau và nhằm phục vụ một mục đích duy nhất đó
là kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu (một phán đoán cụ thể dựa trên các lập luận khoa
học), làm sáng tỏ các vấn đề - hiện tƣợng nghiên cứu và tƣơng tác giữa chúng.
Ngƣời làm nghiên cứu cần xây dựng cho mình một mô hình lý thuyết (tức là
những lập luận, suy đoán khoa học để giải thích một hiện tƣợng quan sát đƣợc) và tiến
hành kiểm chứng tính hợp lệ của mô hình đó. Các thông tin thu thập đƣợc trong quá
trình quan sát hiện tƣợng, kết hợp với những hiểu biết đã đƣợc xác lập sẽ giúp cho ngƣời
làm nghiên cứu đặt ra các giả thuyết để giải thích mô hình lý thuyết đã xây dựng và tiến
hành kiểm chứng những giả thuyết này. Những hoạt động tiếp theo nhƣ viết đề cƣơng

nghiên cứu (e.g. bố trí thí nghiệm), đo đạc thu thập các thông số cần thiết, xử lý số liệu
và diễn giải kết quả để đi đến kết luận chỉ tập trung vào một mục đích duy nhất là kiểm
chứng giả thuyết nghiên cứu. Tuỳ theo kết quả (giả thuyết đƣa ra sai hay không sai) mà
mô hình lý thuyết sẽ đƣợc điều chỉnh, phát triển hoặc loại bỏ. Các giả thuyết mới sẽ hình
thành và tiếp tục đƣợc kiểm chứng. Tiến trình nghiên cứu này là một vòng xoay không
có điểm dừng. Các giả thuyết và mô hình lý thuyết đặt ra ngày càng phức tạp hơn và giải
thích rõ ràng hơn hiện tƣợng quan sát đƣợc.
Phƣơng pháp luận chính là tính logic trong việc lựa chọn cách tiếp cận vấn đề và
tổ chức các công đoạn của đề tài nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận đã lựa chọn. Ngƣời
làm nghiên cứu nếu không xây dựng đƣợc cho mình một khung logic chặt chẽ khi thực
Lƣu hành nội bộ

Page 13


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

hiện nghiên cứu khoa học sẽ khó nêu các lý lẽ xác đáng bảo vệ cho cách thức triển khai
nghiên cứu của mình và làm cho các hiện tƣợng sinh học, vốn đã phức tạp, trở nên rắc
rối hơn.
Tiến trình nghiên cứu khoa học

- Tiến trình nghiên cứu: Quan sát => xây dựng mô hình lý thuyết => phán đoán,
giả thuyết => Thí nghiệm và phân tích kết quả => Định hƣớng tiếp theo.
(1) Quan sát: Mô tả  khẳng định có thực  giải thích thông qua đƣa ra mô hình
giả thuyết  quan sát có mục đích để tăng thêm hiểu biết.
(2) Xây dựng mô hình lý thuyết: PP loại suy để chọn cách giải thích có lý nhất và
kiểm chứng (tránh nghiên cứu theo kiểu thử - sai)  thu thập đầy đủ thông tin  xử lý

khách quan.
(3) Phán đoán, giả thuyết: dùng phép chứng minh sai (chứng minh giả thuyết vô
hiệu).
(4) Thí nghiệm và phân tích kết quả: Phỏng đoán số liệu thu thập  kiểm chứng
giả thuyết đối nghịch.
(5) Định hƣớng tiếp theo: Tiến trình nghiên cứu khoa học là một vòng xoay không
có điểm dừng.
Các công đoạn của tiến trình nghiên cứu khoa học trên đây có thể áp dụng cho mọi
nghiên cứu. Điểm quan trọng cần phải nhấn mạnh chính là:
(i) mối liên hệ logic giữa các thành phần của nó: từ quan sát, đến mô hình lý
thuyết, đến giả thuyết, số liệu thu thập và kết luận và

Lƣu hành nội bộ

Page 14


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

(ii) sự rõ ràng trong lập luận và mô tả thí nghiệm (để ngƣời đọc biết vì sao ngƣời
nghiên cứu làm nhƣ vậy mà không làm khác đi, để biết số liệu thu đƣợc trong những
điều kiện nhƣ thế nào nhờ đó mà học hỏi đƣợc cũng nhƣ phát hiện đƣợc các sai sót mà
ngƣời nghiên cứu không thấy đƣợc). Khi công bố kết quả hay trình bày về nghiên cứu
của mình, ngƣời làm nghiên cứu phải làm nổi bật đƣợc trình tự logic nêu trên. Nên tránh
chỉ chú tâm công bố kết quả nghiên cứu mà trình bày quá sơ lƣợc phần Mở đầu (dẫn dắt
ngƣời đọc vì sao có nghiên cứu này, để làm gì? mới ở chỗ nào? đóng góp đƣợc gì cho
khoa học, cho thực tiễn sản xuất?), bỏ qua những chi tiết quan trọng trong phần mô tả
Phƣơng pháp nghiên cứu và trình bày thiếu các lập luận cơ sở cho cách thức bố trí thí

nghiệm, thu mẫu của mình.
1.5 Thống kê trong nghiên cứu khoa học
* Vai trò
Số liệu thu được từ NCKH phải được xử lý bằng thống kê (sinh học), bố trí thí
nghiệm phải đạt yêu cầu thống kê.
Thống kê chỉ là công cụ. Khả năng đọc kết quả thống kê và diễn giải kết quả đó về
mặt kỹ thuật/chuyên môn quan trọng hơn rất nhiều.
Tham khảo thêm ở Trần Công Trung (2015) Bài giảng Phƣơng pháp thí nghiệm và
phân tích số liệu. Lƣu hành nội bộ Trƣờng Đại học Quảng Bình.
1.6 Đặc thù nghiên cứu khoa học trong từng lĩnh vực chuyên ngành
- Khoa học phát triển nông thôn nghiên cứu các vấn đề chủ yếu về kinh tế xã hội
nông thôn:
Ở tầm vĩ mô như: toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, đảm bảo sự phát triển tổng hoà
trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường, thể hiện mối quan hệ phát
triển tương hỗ giữa các khu vực đô thị và nông thôn trong phạm vi vùng nghiên cứu
Ở tầm vi mô về kinh tế xã hội nông thôn như: xã, bản, làng, thôn, xóm đến các hộ
gia đình nông thôn.
Đó thƣờng là các nghiên cứu điều tra, xác định thực trạng, đề xuất giải pháp, xây
dựng chiến lƣợc, dự báo xu thế; Có sự tƣơng tác giữa nhiều ngành nghề, lĩnh vực,
nhiều đối tƣợng; Nghiên cứu trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội nông thôn với
nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp.
- Đặc thù nghiên cứu khoa học trong khối ngành Sinh học ứng dụng và Nông –
Lâm – NTTS:
Thường là NCKH ứng dụng (sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh
vực …) hoặc triển khai.
Chịu tác động của thị trường. Thiếu tính đón đầu, chiến lược.
Tính mùa vụ cao.
Lƣu hành nội bộ

Page 15



PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

Phức tạp, tốn kém, khó bố trí thí nghiệm trong thực tiễn sản xuất.
- Đặc thù nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục
Ngành khoa học có nét đặc thù riêng, không những nó tận dụng được mọi thành
tựu của các ngành khoa học xã hội, tự nhiên và kĩ thuật mà nó còn là nơi nghiên cứu để
tạo ra những lớp người trở lại làm việc thúc đẩy các ngành khoa học ấy phát triển;
Thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan sát, điều tra, tổng kết kinh
nghiệm và thực nghiệm sư phạm.
- Nghiên cứu khoa học của sinh viên
Nghiên cứu sinh: thông tin mới, phương pháp chuẩn, lập luận khoa học chính xác,
công bố kết quả đúng cách  đào tạo người nghiên cứu độc lập, có khả năng xác định
vấn đề NC và tổ chức triển khai.
Học viên cao học: giống như cho NCS nhưng yêu cầu về tính mới thấp hơn, độ khó
không cao bằng (do thời gian và trình độ)  đào tạo cán bộ NC có khả năng thực hiện
các nội dung nghiên cứu nhỏ một cách chính xác.
Sinh viên đại học: bước đầu làm quen với phương pháp NCKH, tập xác định vấn
đề, lựa chọn phương pháp, biết cách xử lý số liệu và viết báo cáo.

Lƣu hành nội bộ

Page 16


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


August 6, 2016

CHƢƠNG 2 XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Đề tài nghiên cứu và quy mô của đề tài
- Khái niệm
Là một nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và/hoặc khoa học.
Thực hiện bởi cá nhân hoặc một nhóm nghiên cứu.
Thời gian cụ thể, địa điểm xác định.
- Quy mô
Qui định bởi nội dung và độ khó.
Chƣơng trình nghiên cứu (research program): nhằm giải quyết những vấn đề mang
tính chiến lƣợc, gồm nhiều đề tài nhánh.
Đề tài nghiên cứu các cấp (nhà nƣớc, bộ, sở, đơn vị) - research project.
Đề tài nghiên cứu của NCS, học viên cao học, sinh viên đại học (thesis research).
2.2 Xuất phát điểm của một đề tài nghiên cứu
- Ý tƣởng nghiên cứu (đi kèm với giả thiết nghiên cứu)
Hội nghị khoa học/ Quan sát thực tiễn/ Nghiên cứu tài liệu/ Đơn đặt hàng
- Phát triển ý tƣởng nghiên cứu (kiểm chứng tính hợp lệ của ý tƣởng)
Quan sát thêm; Tham khảo tài liệu liên quan; Thảo luận với đồng nghiệp, ...
Kiểm chứng tính hợp lệ thông qua: cơ sở khoa học của ý tƣởng nghiên cứu, ý
nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của ý tƣởng.
- Cụ thể hóa ý tƣởng nghiên cứu
Cụ thể hóa lý do thực hiện đề tài: Xuất phát từ quan sát nào? Dựa trên lập luận gì?
Tính cấp thiết của đề tài?
Cụ thể hóa mục đích của đề tài: Đề tài nếu thành công sẽ giúp giải quyết vấn đề gì
cho thực tiễn, khoa học?
2.3 Xác định đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cụ thể đƣợc xác định với:
Tên đề tài; Lý do thực hiện, mục đích; Nội dung nghiên cứu; Phƣơng thức giải

quyết, tiếp cận; Dự kiến kết quả; Kế hoạch thực hiện; và Đánh giá tính khả thi (Quỹ thời
gian, ngƣời hƣớng dẫn, trang thiết bị cần thiết, kinh phí nghiên cứu):
☺ Tên đề tài
 Ngắn gọn, chính xác
 Phản ánh đƣợc nội dung nghiên cứu chính
 đối tƣợng NC, địa điểm
 Hấp dẫn, lôi cuốn
VD: Thử nghiệm nuôi luân trùng bằng tảo Spirulina khô
Lƣu hành nội bộ

Page 17


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

VD: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm he Rằn (Penaeus
semisulcatus de Hann) nhằm xây dựng qui trình ƣơng nuôi thƣơng phẩm tại địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế
☺ Lý do thực hiện, mục đích (lƣu ý phân biệt mục đích và mục tiêu)
VD: Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ/ Đặc điểm sinh học của đối tượng/ Công nghệ
nuôi nhân tạo tôm sú bố mẹ.
 Mục đích: Cái hƣớng đến (Để làm gì?)
 Mục tiêu: Cái cần đạt đƣợc (Làm cái gì?)
Ví dụ: Ao nuôi tôm bị bỏ hoang nhiều do tôm hay bị bệnh. Đề tài nghiên cứu khả
năng đƣa cá rô phi vào nuôi ở các khu vực này.
Mục đích: tận dụng các ao nuôi tôm, tăng thu nhập cho ngƣời nuôi, giảm thiểu
các tác động bất lợi lên môi trƣờng, phát triển nghề NTTS, …
Mục tiêu: xem xét khả năng sinh trƣởng của cá trong môi trƣờng nƣớc lợ và nƣớc

mặn, đánh giá hiệu quả kinh tế.
☺ Nội dung nghiên cứu (nhằm trả lời cho câu hỏi hoặc kiểm chứng giả thiết
nghiên cứu đặt ra)
 Càng cụ thể càng tốt (nhằm trả lời các câu hỏi đã đặt ra hoặc kiểm chứng giả
thiết nghiên cứu)
 Có thể thực hiện đƣợc
Ví dụ: muốn nuôi cá rô phi trong ao tôm. Câu hỏi đặt ra là:
Độ mặn tối đa cá có thể sống là bao nhiêu?  xác định ngƣỡng độ mặn của cá rô
phi.
Khoảng độ mặn nào là thích hợp nhất để nuôi cá?  xác định tỉ lệ sống và tốc độ
tăng trƣởng của cá rô phi nuôi ở các độ mặn khác nhau.
 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu (Research question vs. hypothesis)
Đề tài điều tra: cùng một lúc trả lời nhiều câu hỏi (thƣờng không có giả thiết) cái
gì, ở đâu, khi nào, nhƣ thế nào?
Thí nghiệm: câu hỏi dƣới dạng giả thiết nghiên cứu (cần phải chứng minh bằng số
liệu thu thập đƣợc là đúng hay không đúng – quan hệ nhân quả, có hay không có –
tƣơng quan) trả lời câu hỏi tại sao?
 Giả thiết nghiên cứu
NCKH dù ở bất cứ trình độ nào đều bắt đầu với một phỏng đoán (vƣợt ngoài giới
hạn của sự hiểu biết và suy luận logic) hoặc tƣởng tƣợng về chân lý” – (Medawar 1972)
Giả thiết đƣa ra nhận định về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu

Lƣu hành nội bộ

Page 18


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016


Phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc xây dựng sao cho giả thiết đƣa ra có thể kiểm
nghiệm đƣợc  lựa chọn thông tin cần thu thập, tránh lãng phí thời gian.
☺ Phƣơng thức giải quyết, tiếp cận (kiểm nghiệm đƣợc giả thiết đƣa ra khả thi
nhất, sơ đồ hóa)
 Cách thức mà ngƣời nghiên cứu sẽ sử dụng để thực hiện (các nội dung của) đề
tài nghiên cứu
 Khái quát, ngắn gọn, có thể dùng sơ đồ
Ví dụ: để xác định ngƣỡng độ mặn của cá rô phi tiến hành nâng dần độ mặn của
môi trƣờng nuôi từ 0 ppt đến 35 ppt với tốc độ 5 ppt/ngày và xác định LD50 và LD100.
Thực hiện nghiên cứu trên nhiều nhóm kích thƣớc: hƣơng, giống, tiền trƣởng thành.
Để biết khoảng độ mặn nào là thích hợp nhất để nuôi cá: thử nghiệm nuôi cá ở các
độ mặn: 5, 10, 15, 20 và 25 ppt trong thời gian 2 tháng, xác định tỉ lệ sống và tốc độ tăng
trƣởng của cá, hệ số chuyển đổi thức ăn.
☺ Dự kiến kết quả
 Quy trình, bản vẽ kỹ thuật, con giống, bảng số liệu, báo cáo khoa học
 Tƣơng ứng với từng nội dung
 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Cụ thể các điều kiện nghiên cứu
Khả năng ứng dụng kết quả, i.e. độ tƣơng đồng giữa điều kiện nghiên cứu và điều
kiện thực tế nơi muốn áp dụng kết quả
Chỉ rõ các hạn chế của đề tài, e.g. chỉ nghiên cứu giai đoạn cá hƣơng - giống hay
chƣa có điều kiện phân tích thành phần sinh hoá của luân trùng nuôi bằng tảo khô
☺ Kế hoạch thực hiện (Thời gian nào thực hiện nội dung gì?)
☺ Đánh giá tính khả thi
 Quỷ thời gian (hạn chế nội dung, lên kế hoạch),
 Ngƣời hƣớng dẫn,
 Trang thiết bị cần thiết,
 Kinh phí nghiên cứu
 Tóm tắt các việc cần làm để xây dựng một đề tài nghiên cứu

TT
1
2
3

Việc cần làm
Liệt kê danh mục các ý
tƣởng nghiên cứu
Chọn lấy một ý tƣởng
hay nhất
Xác định cụ thể trọng
tâm nghiên cứu

Lƣu hành nội bộ

Hƣớng dẫn thực hiện
Từ quan sát thực tiễn, tham khảo tài liệu, thảo
luận, hội nghị, …
Thảo luận với người hướng dẫn về kết quả dự kiến
của đề tài và xác định trọng tâm nghiên cứu
Lập danh mục các câu hỏi, nghi vấn muốn giải đáp
thông qua đề tài

Page 19


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4


5

Xác định mục đích, mục
tiêu của đề tài, xây dựng
giả thiết
Lập đề cƣơng nghiên
cứu sơ bộ

August 6, 2016

Suy nghĩ thật kỹ và quyết định cái gì cần nghiên
cứu, cái gì không.
Lý do thực hiện, mục đích - mục tiêu, các câu hỏi
đặt ra, phương pháp, kế hoạch, tài liệu tham khảo
chính. Thảo luận với người hướng dẫn.

2.4 Các hƣớng nghiên cứu
 Trong PTNT
- Những đặc điểm và hiện trạng của nông thôn (Lao động; ứng dụng khoa học
công nghệ; nguồn vốn; tài nguyên; ngành nghề phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng;
chính sách; quản lý; đời sống tinh thần, văn hóa xã hội, bản sắc dân tộc; đời sống vật
chất, an ninh xã hội…) nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
phát triển nông thôn.
- Lý luận phát triển: nhằm hƣớng đến phục vụ cho công tác hoạch định các mục
tiêu, chỉ tiêu phát triển, nguyên tắc phát triển, kế hoạch và chiến lƣợc phát triển nông
nghiệp, nông thôn...
- Nghiên cứu các chiến lƣợc và chính sách phát triển; tài chính và tín dụng nông
thôn; cơ cấu và thành phần kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Chiến lƣợc phát triển ngành (chăn nuôi, thủy sản, chế biến thực phẩm, chế biến
gỗ...) góp phần định hƣớng phát triển bền vững các ngành nông nghiệp và nông thôn

- Nghiên cứu về lĩnh vực phát triển: tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn, phát
triển dịch vụ nông thôn (DVNT), du lịch nông thôn, phát triển công nghiệp nông thôn
- Các hệ thống nông nghiệp; mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
(các ngành nghề nhƣ chăn nuôi, thủy sản, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ... các mô
hình hợp tác xã kiểu mới, kinh tế trang trại, nông hộ, các mô hình sản xuất theo chuỗi,
mô hình dự báo giá cả…).
 Trong NTTS
- Nghiên cứu về đối tƣợng nuôi
- Nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật hoặc qui trình kỹ thuật
- Bệnh học thủy sản
- Dinh dƣỡng
- Nghiên cứu về môi trƣờng nuôi
- Tìm hiểu hiện trạng, các khó khăn của nghề nuôi, dự báo xu thế phát triển.
 Trong sinh học

Lƣu hành nội bộ

Page 20


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học các đối tƣợng sinh vật: nghiên cứu về cây
(botany); nghiên cứu về động vật (zoology); và nghiên cứu về các vi sinh vật
(microbiology).
- Nghiên cứu về các quá trình sinh hóa cơ bản của sự sống (biochemistry);
- Nghiên cứu các tƣơng tác phức tạp giữa các hệ thống của các phân tử sinh học
(molecular biology);

- Tìm hiểu các cấu trúc cơ bản tạo thành mọi sự sống (cellular biology), sinh lý học
tế bào (physiology), giải phẫu học và mô học.
- Sinh học phát triển nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau
hoặc phát triển cá thể (ontogeny) của sinh vật.
- Phong tục học (ethology) nghiên cứu nhóm hành vi của một tập hợp cá thể.
- Di truyền học quần thể (population genetics) xem xét toàn bộ quần thể và hệ
thống học quan tâm đến sự tiến hóa của nhiều loài thuộc các nhánh tiến hóa (lineage).
- Sinh Thái Học và sinh học tiến hóa xem xét mối quan hệ qua lại giữa các quần
thể với nhau và với ổ sinh thái của chúng.
- Sinh Học Vũ Trụ (astrobiology hoặc xenobiology) nghiên cứu về khả năng tồn
tại sự sống ngoài Trái Đất.
 Trong khoa học giáo dục
Nhà trƣờng trên thế giới phát triển rất nhanh cho nên việc nghiên cứu KHGD
không bó gọn trong môi trƣờng trƣờng học nữa mà tự nó cũng thấy đƣợc, quá trình
giáo dục, quá trình dạy học phải nằm trong một hệ thống giáo dục thống nhất của một
quốc gia, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những ngƣời quản lí giáo dục. Hay nói khác đi,
những vấn đề vĩ mô của giáo dục phải đƣợc nghiên cứu cặn kẽ mang tính chiến lƣợc
giáo dục quốc gia. Vì vậy có 4 hƣớng nghiên cứu KHGD hiện nay:
- Nghiên cứu hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong sự phát triển của xã hội cũng nhƣ sự tăng lên theo cấp số nhân về tri thức,
hệ thống trƣờng, lớp cũng phải thay đổi theo. Nhu cầu của xã hội về số lƣợng ngƣời
đào tạo, sự phát triển tâm sinh lí của học sinh... cũng làm cho các nhà KHGD suy nghĩ,
tìm tòi các loại hình trƣờng, các dạng đạo tạo, số năm đào tạo v.v... Ðó là các đề tài
của hƣớng nghiên cứu 1.
- Nghiên cứu quá trình giáo dục.
Quá trình giáo dục (QTGD) hiểu theo nghĩa hẹp: các hoạt động của giáo viên chủ
nhiệm cũng nhƣ việc tổ chức phong trào thi đua của lớp, trƣờng. Hoặc có thể hiểu theo
nghĩa rộng: Các mối liên kết giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc xây dựng

Lƣu hành nội bộ


Page 21


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

toàn diện một nhà trƣờng (kể cả trong dạy học) song không đi sâu vào phƣơng pháp
dạy học.
Ðối với ngƣời giáo viên, việc nghiên cứu giáo dục học sinh cá biệt (kém, giỏi) và
tổ chức phong trào của lớp chủ nhiệm là hai mảng đề tài thƣờng gặp và cần thiết nhất.
Cơ sở cho các công trình nghiên cứu này là tâm lí học, các nguyên lí giáo dục, các
quan niệm về con ngƣời trong xã hội.
- Nghiên cứu quá trình dạy học.
Hƣớng đề tài này có nội dung rất phong phú. Quá trình dạy học là quá trình chính
yếu của mọi nhà trƣờng. Các nội dung nghiên cứu sẽ là:
Nghiên cứu nội dung dạy học;
Nghiên cứu các phƣơng pháp dạy học;
Nghiên cứu sử dụng, cải tiến, chế tạo dụng cụ dạy học;
Nghiên cứu đào tạo học sinh giỏi, nâng cao kết quả học tập của học sinh kém;
Nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học.
- Nghiên cứu quản lí giáo dục.
Hƣớng đề tài này cũng bao gồm các công việc nghiên cứu mang tầm vĩ mô. Quản
lí giáo dục không tốt sẽ không đem đến kết quả theo ý muốn đối với bất cứ nền giáo
dục nào. Nội dung nghiên cứu không những nhằm vào các trƣờng học mà còn vƣợt ra
ngoài chúng, nghĩa là nhằm vào các cơ quan quản lí giáo dục cũng nhƣ cán bộ quản lí
giáo dục các cấp.
Theo sự phân chia trên, các nhà nghiên cứu giáo dục dễ dàng định cho công việc
nghiên cứu cũng nhƣ trao đổi thông tin với nhau. Tuy nhiên, mọi sự phân chia trong

khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục đều mang tính tƣơng đối, dù cho cơ sở để phân
chia là giống nhau. Có nghĩa là, có những đề tài liên kết hai hoặc nhiều hƣớng nghiên
cứu với nhau, đặc biệt là các chƣơng trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tìm hệ thống giáo dục phù hợp cho một quốc gia thì không
thể tách rời việc nghiên cứu về cơ sở vật chất ở các trƣờng học, nội dung sách giáo
khoa cũng nhƣ không thể không nói đến đội ngũ quản lí giáo dục....

Lƣu hành nội bộ

Page 22


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG ĐỀ CƢƠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đề cƣơng nghiên cứu (đề cƣơng sơ bộ, chi tiết & đề cƣơng viết báo cáo)
ĐCSB
Lý do, ý nghĩa

ĐCCT

ĐCV CĐ / KL

Mở đầu

Mở đầu

Tổng luận


Tổng luận

Mục đích
Mục tiêu & Các nội dung
PPNC (Cách tiếp cận, PPNC (cách thức tiếp PPNC (nhƣ bên nhƣng
trình tự logic các bƣớc)

cận, PP cụ thể, thiết bị chỉ lấy các đề mục chính)
yêu cầu...) trong thu thập
và xử lý số liệu

Dự kiến kết quả

Dự đoán dạng kết quả và Kết quả nghiên cứu
cách xử lý đối với từng
kết quả thu đƣợc

Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch thực hiện

Dự kiến thảo luận

TLTK (chỉ nêu tài liệu TLTK (liệt kê tất cả tài TLTK (liệt kê tất cả tài
chính)

liệu đã sử dụng)

liệu đã sử dụng)

Phụ lục

2 trang

10-15 trang

2-3 trang

Những lƣu ý trong cách viết các phần chính của đề cƣơng chi tiết chuyên đề/ khóa
luận
- Mở đầu
- Tổng luận
- Phƣơng pháp nghiên cứu
- Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Kế hoạch thực hiện
- TLTK
3.2 Xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tốt (SMART)
- Đơn giản (Simple)
- Đo lƣờng đƣợc (Measurable)
- Đƣợc thừa nhận (Agreedable)
- Có cơ sở, có thể lặp lại (Reasonable, repeatable)
- Có đủ thời gian để thực hiện (Time-allowed)
3.2.2 Câu hỏi đƣợc dùng khi xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu

Lƣu hành nội bộ

Page 23



PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

- Nghiên cứu nội dung gì? (What?)
- Lý do? (Why?)
- Để làm gì? (What for?)
- Ai thực hiện? (Who?)
- Ở đâu? (Where?). Khi nào? (When?)
- Bằng cách nào? (How?).
Hãy tự hỏi:
- Mình cần biết thông tin gì? Vì sao?
- Thu thập thông tin đó bằng cách nào là tốt nhất? (độ tin cậy và giá trị của thông
tin)
- Một khi đã có những thông tin đó, mình sẽ phải xử lý, phân tích ra sao?
PPNC (yêu cầu cần tuân thủ)
- Quy định bởi nội dung nghiên cứu
- Đảm bảo có thể trả lời đƣợc câu hỏi đặt ra hoặc kiểm định đƣợc giả thiết nghiên
cứu
- Thu thập thông tin cần thiết
- Xử lý, phân tích thông tin đúng cách
- Chuẩn, đƣợc thừa nhận và lặp lại đƣợc
3.2.3 Các bƣớc cần xem xét khi xây dựng PPNC
- Cụ thể hoá câu hỏi (giả thiết) nghiên cứu, chia nhỏ câu hỏi nếu có thể.
- Có câu nào lặp đi lặp lại theo thời gian không?
- Cách thức để trả lời các câu hỏi này là gì? Đo những biến nào? Cách đo? Kích
thƣớc mẫu?
- Nếu là so sánh thì có “đối chứng” chƣa?
- Các khó khăn có thể gặp phải khi tiến hành phép đo?
=> Liệt kê tất cả các PP có thể và lựa chọn PP phù hợp nhất (điều kiện, thời

gian, kinh phí)
3.2.4 Tham khảo PPNC
- Từ các nghiên cứu tƣơng tự: Xem phần “Vật liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu” –
Materials and Methods
- Từ các môn học có liên quan. Ví dụ: phƣơng pháp thu, cố định mẫu, xác định
sinh khối và phân loại sinh vật phù du  tham khảo từ môn Thủy sinh vật (Aquatic
Organisms) hoặc Quản lý chất lƣợng nƣớc (Water quality management)
3.2.5 Dự đoán kết quả khi xây dựng PPNC
- Dự báo kết quả (các khả năng có thể xảy ra)
- Sử dụng kết quả thu đƣợc (theo từng khả năng) để làm gì?
Lƣu hành nội bộ

Page 24


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

August 6, 2016

- Liệu số liệu thu thập đƣợc có giúp trả lời đƣợc câu hỏi đặt ra không?
- Thông qua việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu (trong đợt này), liệu chúng ta sẽ
gặp phải những câu hỏi gì khác?
- Có thể điều chỉnh bố trí thí nghiệm để trả lời luôn những câu hỏi phát sinh
không?
3.2.6 Mƣời nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng PPNC
- (1) Có câu hỏi nghiên cứu rõ ràng (ngƣời khác hiểu đƣợc. Kết quả nghiên cứu sẽ
tốt nếu xác định vấn đề đúng.
- (2) Lặp lại phép đo cho mỗi điểm nghiên cứu hoặc nghiệm thức, i.e. sự khác biệt
giữa các điểm hay nghiệm thức chỉ có thể đƣợc phát hiện nếu ta biết sự khác biệt giữa
các phép đo tại 1 điểm hay trong cùng một nghiệm thức

Pooling data (số liệu thô): nên cẩn thận. Ví dụ: so sánh các yếu tố môi trƣờng giữa
2 hệ thống nuôi, xác định khối lƣợng trung bình của cá theo kiểu cân toàn bộ, rồi chia
cho số con (phải cân từng con).
- (3) Số lần lặp lại của các phép đo cho mỗi điểm nghiên cứu hoặc nghiệm thức
nên bằng nhau, i.e. phân tích thống kê sẽ dễ dàng hơn, chính xác hơn.
- (4) Phải có đối chứng khi nghiên cứu tác động của một yếu tố, hiệu quả của một
biện pháp kỹ thuật mới, …. Thu mẫu tại các điểm có sự hiện diện của yếu tố nghiên cứu
và không có.
- (5) Nên thử nghiệm phƣơng pháp nghiên cứu hay thu mẫu trƣớc khi thực sự tiến
hành  giúp ta phát hiện các sai sót, khó khăn để điều chỉnh kịp thời (tránh việc thu
đƣợc số liệu nhƣng lại không sử dụng đƣợc).
- (6) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị đo đạc hay cách thức thực hiện phép
đo là nhƣ nhau giữa các điểm, giữa các nghiệm thức.
- (7) Nếu đối tƣợng nghiên cứu có những khác biệt đáng kể giữa các cá thể hay
trƣờng hợp đơn lẻ thì phải phân nhóm. Chia số lƣợng mẫu lấy theo tỉ lệ với độ lớn của
từng nhóm.
- (8) Số lƣợng mẫu phải đủ, mang tính đại diện.
- (9) Lựa chọn phƣơng pháp xử lý thống kê cho phù hợp.
- (10) Một khi đã chọn phƣơng pháp thống kê, nên trung thành với kết quả nghiên
cứu.
3.2.7 Phƣơng pháp điều tra
+ Khái niệm
- Nhắm vào việc khái quát thực trạng sản xuất, môi trƣờng, nguồn lợi hoặc tình
hình kinh tế xã hội. Nếu thực hiện tốt sẽ giúp thu thập thông tin cần thiết một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Lƣu hành nội bộ

Page 25



×