Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục vụ quản lý vườn quốc gia phong nha kẻ bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

TRẦN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ THỊ XÁO TRỘN
MÔI TRƯỜNG KARST PHỤC VỤ QUẢN LÝ VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

TRẦN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ THỊ XÁO TRỘN
MÔI TRƯỜNG KARST PHỤC VỤ QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA - KẺ BÀNG

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Đặng Văn Bào

TS. Vũ Thị Minh Nguyệt

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn "Nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phục
vụ quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" được hoàn thành sau một thời
gian nghiên cứu, khảo sát thực địa và thu thập tài liệu tại khu vực Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng. Luận văn là kết quả của sự nỗ lực học tập và nghiên cứu của
bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Minh Nguyệt. Qua đây tôi
xin gửi tới Cô lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Xin trân trọng cảm ơn sự tận tình và chu đáo của Thầy Cô giáo tại Khoa Địa
lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sinh thái Cảnh quan, Ban lãnh đạo Viện
Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ.
Xin trân trọng cảm ơn Chủ nhiệm Đề tài VAST-CTG.07/14-16 đã hỗ trợ và tạo
điều kiện cho tôi tham gia đề tài, triển khai các đợt khảo sát thực địa tại Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng và cho phép tôi sử dụng kế thừa nguồn tài liệu.
Trân trọng cảm ơn các thành viên Đề tài VAST-CTG.07/14-16 đã có những trao
đổi và tư vấn cho học viên về chuyên môn, trong quá trình đi thực địa và suốt quá trình
học viên hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, lãnh
đạo, chính quyền và các hộ gia đình tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Nhung

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3
5. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài.................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KARST VÀ CHỈ SỐ
XÁO TRỘN MÔI TRƯỜNG KARST .................................................................... 7
1.1. Tổng quan về môi trường karst và KDI.................................................................. 7
1.2. Tổng quan về Chỉ số xáo trộn môi trường karst trong nước và trên thế giới................... 8
1.2.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 8
1.2.2. Tổng quan về nghiên cứu chỉ số xáo trộn môi trường karst trên thế giới .............. 9
1.2.3. Nghiên cứu chỉ số xáo trộn môi trường karst tại Việt Nam ........................ 10
1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chỉ số xáo trộn môi trường tại khu
vực Phong Nha - Kẻ Bàng .................................................................................... 12
1.3. Cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị KDI VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ................ 14
1.3.1. Các chỉ thị xác định KDI của Beynen and Townsend và các chỉ thị tại vùng
karst khác trên thế giới .......................................................................................... 14
1.3.2. Nguyên tắc xây dựng bộ chỉ thị xác định KDI tại Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng ....................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG ...................................................... 19
2.1. Giới thiệu chung về Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng .............................. 19
2.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 21
2.2.1. Đặc điểm địa chất, địa mạo ......................................................................... 21
2.2.3. Thủy văn ...................................................................................................... 25
2.2.4. Đặc điểm tài nguyên sinh vật ...................................................................... 26
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 30
2.3.1. Dân số và dân tộc ........................................................................................ 30
ii


2.3.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 32
2.3.3. Hiện trạng phát triển kinh tế........................................................................ 32
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường karst trong khu vực Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng. .............................................................................................. 36
2.4.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................................ 36
2.4.2. Hoạt động dân sinh ..................................................................................... 37
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN BỘ CHỈ THỊ XÁO TRỘN MÔI TRƯỜNG KARST
KHU VỰCVƯỜN QUỐC GIAPHONG NHA - KẺ BÀNG ................................ 45
3.1. Lựa chọn bộ chỉ thị môi trường karst khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng .......................................................................................................................... 45
3.1.1.Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí địa chất địa mạo ........................................ 45
3.1.2. Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí thủy văn.................................................... 61
3.1.3. Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí khí quyển.................................................. 69
3.1.4. Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí sinh vật ......................................................... 74
3.1.5. Các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí phát triển kinh tế xã hội ........................... 84
3.2. Lượng hóa các chỉ thị cho nhóm tiêu chí sinh vật ............................................. 93
3.2.1. Lượng hóa các chỉ thị xáo trộn môi trường của Van Bayen ....................... 93
3.2.2. Lượng hóa các chỉ thị cho nhóm tiêu chí sinh vật tại VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng ...................................................................................................................... 95

3.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý bền vững môi trường karst khu vực
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng .................................................................................... 103
3.3.1. Giải pháp giáo dục cộng đồng ................................................................... 104
3.3.2. Giải pháp về quy hoạch, quản lý (xây dựng và sử dụng đường sá, công
trình nhân sinh trên karst ) .................................................................................. 105
3.3.3. Giải pháp về quản lý các hoạt động du lịch .............................................. 105
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 111
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 113

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ thị xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst ............................. 16
Bảng 2.1: Thống kê các loại đất chính trong khu vực VQG ..................................... 22
Bảng 2.2: Kết quả quan sát khí hậu ở 3 trạm gần VQG Phong Nha- Kẻ Bàng ........ 23
Bảng 2.3: Lớp phủ rừng khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ................................ 26
Bảng 2.4: Bảng thống kê các hoạt động nhân sinh trong khu vực ............................ 43
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ...................................................................................... 43
Bảng 3.1: Chỉ thị cho nhóm địa chất địa mạo theo phương pháp Van Baynen ........ 45
Bảng 3.2: Đề xuất các chỉ thị cho nhóm tiêu chí địa chất, địa mạo .......................... 50
tại VQGPhong Nha - Kẻ Bàng .................................................................................. 50
Bảng 3.3: Chỉ thị cho nhóm thủy văn theo phương pháp của Baynen ..................... 61
Bảng 3.4: Đề xuất các chỉ thị cho nhóm tiêu chí thủy văn khu vực VQG PN - KB . 62
Bảng 3.5: Thống kê kết quả phân tích thành phần hóa học mẫu nước mặt VQG .... 65
Bảng 3.6: Chỉ thị cho nhóm tiêu chí khí hậu theo phương pháp Van Baynen ......... 70
Bảng 3.7: Đề xuất các chỉ thị cho nhóm tiêu chí khí quyển VQG PN - KB ............. 70
Bảng 3.8: Chỉ thị cho nhóm tiêu chí sinh vật theo phương pháp Van Baynen ......... 74
Bảng 3.9 : Đề xuất các chỉ thị cho nhóm tiêu chí sinh vật VQG PN - KB ............... 75

Bảng 3.10: Thống kê thảm phủ VQG giai đoạn 2002-2013 ..................................... 76
Bảng 3.11: Mức độ nguy hại của các loài thực vật ngoại lai tại khu vực nghiên cứu78
Bảng 3.12: Chỉ thị cho nhóm tiêu chí phát triển kinh tế xã hội theo phương pháp
Van Baynen ............................................................................................................... 84
Bảng 3.13 : Đề xuất các chỉ thị cho nhóm tiêu chí phát triển kinh tế xã hội ............ 85
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. ..................................................................... 85
Bảng 3.14:Bộ chị thị xáo trộn môi trường karst cho khu vực VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng .......................................................................................................................... 91
Bảng 3.15: Phân loại mức độ xáo trộn môi trường karst ......................................... 93
Bảng 3.16. Cơ sở cho điểm đối với các chỉ thị theo nhóm tiêu chí sinh vật ............. 94
của Van Bayen năm 2005 ......................................................................................... 94
Bảng 3.17. Cơ sở cho điểm đối với các chỉ thị theo nhóm tiêu chí sinh vật ............. 96
tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ................................................................. 96
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá các chỉ thị thuộc nhóm tiêu chí sinh vật ................... 100

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Minh họa mối liên hệ giữa index, Indicator và Information ........................ 9
Hình 2.1. Bản đồ hành chính khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bảng........................... 18
Hình 2.2:Hiện trạng rừng khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. ......................................... 29
Hình 2.3: Bản đồ mật độ dân số các xã VQG Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2015.............................. 30
Hình 2.4:Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịchđến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từ
2011 - 2015. ................................................................................................................ 35
Hình 3.1. Minh họa sự khác nhau giữa bề mặt karst dạng đỉnh tháp và đồng bằng karst ........... 47
Hình 3.2: Một số điểm khai thác đá nhỏ dọc đường Hồ Chí Minh............................. 52
Hình 3.3: Hoạt động chăn thả gia súc tại các xã vùng đệm ........................................ 53
Hình 3.4: Rác thải dọc bờ sông Son ............................................................................ 54
Hình 3.5: Phương thức thu gom và xử lý rác thải của một số người dân khu vực

vùng đệm Vườn Quốc gia ........................................................................................... 54
Hình 3.6: Bãi rác thị trấn Phong Nha trên bề mặt địa hình karst. ............................... 55
Hình 3.7. Rừng bị người dân phá làm rẫy tại bản Đoong .......................................... 57
Hình 3.8: Hoạt động nhân sinh ảnh hưởng tới thạch nhũ ......................................... 57
Hình 3.9: Minh hoạ một số lối đi trong hang Phong Nha bị san lấp và làm cố kết .. 57
Hình 3.10: Hàm lượng COD (mg/l) trong nước mặt sông Son qua các năm ............. 64
Hình 3.11: Hàm lượng PO43- trong nước mặt sông Son qua các năm....................... 64
Hình3.12: Bản đồ biến động lớp phủ thực vật VQG PNKB giai đoạn 2002- 2013 ... 77
Hình 3.13: Thực vật hang động phát triển do hệ thống đèn chiếu trong hang ............ 82
Hình 3.14 : Bản đồ phân bố các loài ngoại lai xâm hại khu vực VQG PNKB ........... 82
Hình 3.15: Công trình nhân sinh trong hang Va ......................................................... 89
Hình 3.16: Minh họa công trình dân sinh được xây dựng trong hang ........................ 90
Hình 3.17. Bản đồ lượng hóa các chỉ thị theo nhóm tiêu chí sinh vật khu vực VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng ................................................................................................ 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

1

VQG

Vườn Quốc gia

2


PN-KB

Phong Nha-Kẻ Bàng

3

KDI

Chỉ số xáotrộn môi trường karst

4

KTXH

Kinh tế xã hội

5

BQL

Ban quản lý

6

GIS

Hệ thông tin địa lý

7


LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

8

DSTG

Di sản thế giới

STT

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cảnh quan karst độc đáo quyến rũ với những hang động và những dòng
sông ngầm bí ẩn đẹp mê hồn cùng với những giá trị khác như đa dạng sinh học,
nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc ....đã và đang là những điểm đến hấp dẫn thu
hút khách du lịch. Ngoài ra cảnh quan karst còn có nhiều tiềm năng kinh tế to
lớn về tài nguyên khoáng sản, đất cho nông nghiệp, cảnh quan, sinh thái phục vụ
phát triển kinh tế du lịch. Karst rất đặc biệt và có giá trị quan trọng về khoa học
và trong đời sống nhân sinh. Do vậy vấn đề nghiên cứu bảo tồn trong các khu
vực karst đã và đang rất được quan tâm.
Khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vùng sinh thái
Bắc Trường Sơn, đây là một vùng karst rộng lớn (khoảng 200.000 ha) và được
đánh giá là vùng karst rộng nhất Việt Nam với đặc điểm về cấu trúc địa chất, địa
hình, địa mạo đa dạng, phức tạp tạo nên quần thể hang động kỳ vĩ, độc đáo khác

thường cùng sự đa dạng sinh học, nhiều động thực vật, nguồn gen quý hiếm và
đặc hữu.Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được thành lập năm 2001 nhằm bảo
vệ toàn vẹn nguồn tài nguyên thiên nhiên giá trị bậc nhất này, đồng thời khai thác
phát triển du lịch, sinh kế cho cư dân trong vùng, được UNESCO công nhận là di
sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất , địa mạo năm 2003, và được
UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh
học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Khu vực karst là một trong những cảnh quan đa dạng nhất của trái đất với
nguồn tài nguyên trên và dưới mặt đất phong phú. Tuy nhiên cảnh quan karst là môi
trường vô cùng mong manh và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động nhân sinh.
Chính vì vậy, cùng với xu hướng chung của các nghiên cứu trên thế giới, ở Việt
Nam những nghiên cứu về vùng karst đang ngày càng được chú ý. Tuy nhiên các
nghiên cứu thường mang tính đơn lẻ và thường nghiên cứu về một khía cạnh nào đó
của vùng karst như: địa chất, địa mạo, thủy văn.... Thêm nữa, giá trị nổi bật toàn cầu
về “Lịch sử Trái đất , đặc điểm địa chất” và “đa dạng sinh học” của Vườn Quốc gia
1


Phong Nha-Kẻ Bàng khiến cho sự chú ý chỉ phần nhiều tập trung chuyên biệt vào
hai yếu tố trên mà bỏ qua môi trường karst rộng lớn hơn. Xét ở phạm vi khu vực,
việc bảo vệ và quản lý môi trường karst rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến
việc bảo vệ yếu tố địa chất, đa dạng sinh học hay bất kỳ yếu tố nào khác trong hệ
sinh thái karst. Vì vậy, nghiên cứu về môi trường karst Phong Nha - Kẻ Bàng là thật
sự cần thiết nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý xác định phương thức
cân bằng giữa bảo tồn, khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế cho cư
dân trong khu vực, là cơ sở thông tin hữu dụng cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách trong việc bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới.
Chỉ số xáo trộn môi trường karst (KDI- karst Disturbance Index) là phương
pháp đánh giá tổng thể tác động của các hoạt động nhân sinh tới môi trường cảnh
quan karst được Beynen and Townsend đề xuất năm 2005. Phương pháp này đã và

đang được ứng dụng hiệu quả tại một số khu vực karst trên thế giới và hiện được
coi là công cụ chuẩn đề đối chiếu và so sánh giữa các vùng karst với nhau.
Việc nghiên cứu xây dựng chỉ số xáo trộn môi trường karst (KDI) theo tiêu
chí liên ngành địa-sinh thái với cách tiếp cận tổng thể sẽ là một trong những bước đi
khắc phục hạn chế về công tác nghiên cứu bảo tồn tại Vườn. KDI sẽ cung cấp bức
tranh toàn cảnh về tình trạng bảo tồn của hệ thống karst Phong Nha- Kẻ Bàng
Nhằm áp dụng KDI phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của VQG
PN - KB, học viên chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định bộ chỉ thị xáo trộn môi
trường karst phục vụ quản lý vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ” để nghiên
cứu. Bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst này cũng chính là cơ sở và là tiền đề để
xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst (KDI) tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng, là cơ sở thông tin hữu dụng cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong
việc bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới VQG PN - KB
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu
- Phân tích, lựa chọn các chỉ thị xáo trộn môi trường karst phù hợp cho khu
vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng

2


- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường karst khu vực
b. Nhiệm vụ
- Thu thập, phân tích và đánh giá hệ thống tư liệu đã có (tài liệu, số liệu về tự
nhiên, kinh tế xã hội, các bản đồ hợp phần. . . . ) Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng tỉnh Quảng Bình.
- Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc lựa chọn bộ
chỉ thị xáo trộn môi trường karst
- Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng

- Lựa chọn được bộ chỉ thị xáo trộn môi trường karst phù hợp với VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng theo 5 tiêu chí là địa chất địa mạo, khí quyển, thủy văn, sinh
học và kinh tế xã hội
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên
vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
3. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi không gian:
Khu vực nghiên cứu là VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, nằm trong phạm vi địa lý
từ: 17°21’12’’-17°39’44’’ VĐB và 105°57’53’’-106°24’19’’ KĐĐ.
b. Phạm vi khoa học:
Khóa luận chỉ đề cập đến các yếu tố do hoạt động nhân sinh có ảnh hưởng
tới môi trường karst khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Không đề cập tới các yếu
tố tự nhiên có ảnh hưởng tới môi trường karst.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận tổng thể và hệ thống: Để xây dựng được bộ chỉ thị xác định KDI,
học viên sẽ áp dụng cách tiếp cận tổng thể và hệ thống. Cụ thể là sẽ xem xét môi
trường karst là một hệ thống nhất, gồm nhiều yếu tố (đất, nước, không khí, địa chấtđịa mạo, thủy văn-địa chất thủy văn và sinh vật), vừa liên kết và vừa có tính tương
tác cao; trên cơ sở đó phân tích và luận giải tác động của các hoạt động nhân sinh
tới môi trường karst.

3


- Tiếp cận liên ngành: Khác với các nghiên cứu đã triển khai trước đây chỉ
tiến hành với cách tiếp cận theo ngành dọc và nhóm yếu tố riêng lẻ, học viên sẽ
triển khai cách tiếp cận liên ngành (sinh thái, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo, thủy
văn...) và liên kết các nhóm yếu tố trong môi trường karst. Sử dụng nhiều công cụ
và phương thức khi đánh giá xáo trộn môi trường karst do các hoạt động nhân sinh.
b. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xác định KDI do Beynen and Townsend đề xuất sẽ được học
viên áp dụng và có cải biến phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng Phong Nha - Kẻ
Bàng và nội dung cũng như mục tiêu đã đề ra của luận văn. Quy trình lựa chọn và
lượng hóa các tiêu chí ( lấy thí điểm cho nhóm tiêu chí sinh vật) được thực hiện với
các bước như sau:

Trình tự thục hiện các bước được thực hiện với các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Các tài liệu, thông tin, số liệu
và bản đồ đã có về môi trường karst và các vấn đề liên quan như địa chất-địa
4


mạo, thủy văn-địa chất thủy văn, khí hậu, sinh vật và mức độ phát triển kinh
tế-xã hội sẽ được thu thập, tổng hợp và xử lý nhằm nhằm đánh giá tổng quan
hiện trạng môi trường karst và đánh giá các hoạt động nhân sinh ảnh hưởng
tới cảnh quan môi trường karst Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin ngoài thực địa: Vạch tuyến điều
tra dọc các tuyến đường dân sinh và vùng lõi để lấy mẫu và phỏng vấn người dân,
cụ thể như sau:
+ Tuyến thứ nhất bắt đầu xuất phát từ Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng-->Đường 20 -->Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây -->Đường Hồ Chí
Minh -->Đỉnh đèo Đá Đẽo. ( tiến hành thu thập thông tin, phỏng vấn, lấy mẫu từ
điểm dừng đầu tiên là đèo Đá Đẽo ngược trở lại theo tuyến đường vừa đi).
+ Tuyến thứ hai đuợc khảo sát theo đường 20 hướng đi bản 39 ( bao gồm bản
ARem và bản Đoong).
+ Tuyến 3: Vòng quanh khu dịch vụ hành chính và thị trấn Phong Nha.
+ Tuyến 4: Trà Áng --> xã Trường Sơn
Phương pháp khảo sát gồm tập hợp các phương pháp nghiên cứu điều tra,
khảo sát, đo đạc ngoài thực địa áp dụng cho 05 nhóm tiêu chí đánh giá KDI (bao
gồm: địa chất-địa mạo, thủy văn - địa chất thủy văn, khí hậu, sinh vật và mức độ

phát triển kinh tế-xã hội) nhằm xác định thông tin cần thiết.
- Phương pháp bản đồ và GIS: Phương pháp viễn thám và GIS được áp
dụng triệt để và hiệu quả trong việc xác định các tiêu chí xáo trộn từ việc giải
đoán ảnh,bản đồ sử dụng đất, bản đồ lớp phủ thực vật, bản đồ các khu vực phát
triển kinh tế-xã hội.
- Phương pháp chuyên gia: học hỏi và xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh
vực karst
5. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài
- Các tài liệu về kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu: Niên giám thống kê tỉnh
Quảng Bình năm 2014.
- Các dữ liệu bản đồ hợp phần tỉnh Quảng Bình(Bản đồ địa chất,bản đồ địa
mạo, bản đồ đất,bản đồ hiện trạng sử dụng đất).
5


- Các thông tin, tài liệu về bảo vệ, bảo tồn, các hoạt động du lịch và quản lý
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng từ Ban Quản lý Vườn
- Học viên là một trong những thành viên chính tham gia đề tài: "Nghiên cứu
xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha -Kẻ
Bàng góp phần bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên"nên có điều kiện đi
thực địa vùng nghiên cứu, thu thập thông tin một cách khách quan dưới sự hỗ trợ từ
đề tài và được kế thừa những tài liệu có liên quan.
6. Cấu trúc của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 19 bảng, 11 hình và 03 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KARST VÀ CHỈ SỐ XÁO
TRỘN MÔI TRƯỜNG KARST
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VQG
PHONG NHA - KẺ BÀNG
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN BỘ CHỈ THỊ XÁO TRỘN MÔI TRƯỜNG KARST
KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG


6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KARST
VÀ CHỈ SỐ XÁO TRỘN MÔI TRƯỜNG KARST
1.1. Tổng quan về môi trường karst và KDI
Cảnh quan karst được hình thành từ hiện tượng phong hóa đặc trưng của những
miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải do cơ chế lực cơ học,
mà chủ yếu là do khí CO2 trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương
của hyđro (H+) tạo thành axit cacbonic (H2CO3), đây chính là nguyên nhân chính ăn
mòn đá vôi. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động với các
nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm....
Đặc điểm tự nhiên của cảnh quan karst như các hang động với sông suối ngầm,
các nhũ đá măng đá là đặc trưng của vùng núi đá vôi. Cảnh quan karst thường tạo nên
những danh lam thắng cảnh ngoạn mục. Ví dụ như đồng bằng với điểm đặc biệt là các
trang trại ngựa của Inner Bluegrass và hang động của trung tâm Kentucky (Kentucky là
khu vực núi đá vôi nổi tiếng nhất trên thế giới),những con suối lớn trong vắt của
Florida, và hang động đẹp mắt của New Mexico. Có thể thấy cảnh quan karst bao phủ
khoảng 10% diện tích bề mặt Trái đất và được phân bố khắp nơi trên thế giới.Cảnh
quan karst trên thực tế là những khu vực rất đặc biệt, mang rất nhiều giá trị khác nhau,
có nhiều nơi trong số này là những khu vực được bảo vệ, hiện nay 50 khu vực karst
trên thế giới đã được công nhận là Di sản thế giới.
Ngoài vai trò rất quan trọng trong việc lưu giữ những giá trị điển hình của
quá trình hình thành địa mạo karst và tính đa dạng địa chất của Trái đất, các vùng
karst còn mang nhiều giá trị kinh tế, giá trị nhân sinh và khoa học. Quá trình thành
tạo karst còn là một phần của chu trình thành tạo cacbon trên thế giới. Quá trình
karst hóa này diễn ra trên bề mặt trái đất và chịu ảnh hưởng của môi trường khí
quyển, sinh quyển, thạch quyển và cả yếu tố nhân sinh trong đó. Môi trường karst

đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử phát triển Trái đất, là môi trường của
một hệ thống địa mạo, động thực vật, nước, không khí, đất đai và đá phức tạp và

7


luôn vận động. Tuy nhiên môi trường karst lại rất nhạy cảm, trạng thái xáo trộn của
bất cứ yếu tố nào cũng gây tác động lên phần còn lại của hệ thống (Daoxian, 1998).
Việc khôi phục môi trường karst trở về trạng thái ban đầu là công việc vô cùng khó
khăn và đòi hỏi đầu tư rất lớn về tài chính.
Công tác nghiên cứu bảo tồn các khu vực karst cần được quan tâm và chú trọng.
Trong đó, việc đánh giá toàn bộ tác động của con người tới cảnh quan và môi trường karst
tại một khu vực mang tính quyết định là tiền đề cho công tác bảo tồn karst và Chỉ số xáo
trộn môi trường karst (KDI) -) được đề xuất bởi Beynen and Townsend năm 2005 là công
cụ và phương pháp hữu hiệu mang tính khách quan và khả thi cho hoạt động này.
1.2. Tổng quan về Chỉ số xáo trộn môi trường karst trong nước và trên thế giới
1.2.1. Một số khái niệm
Indicator (trong tiếng Anh, Pháp, Nga ...) nếu được dịch ra tiếng Việt là "chỉ
thị" hoặc "chỉ báo".Gần đây nhất Trần Văn Ý (2015) và Bộ Tài nguyên và Môi
trường (Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT) đã thống nhất sử dụng thuật ngữ
"indicator" là "chỉ thị". Indicator (chỉ thị) là các thông số định tính hoặc định lượng
đặc trưng có thể mô tả hoặc đo lường để chứng minh cho một thuộc tính, một vấn
đề hay một xu hướng nào đó. Đây là công cụ quan trọng trong việc truyền đạt thông
tin quan trọng vì chúng có thể chuyển những kiến thức phức tạp của tự nhiên, xã hội
thành các thông tin đơn giản và dễ hiểu.
Index (chỉ số) là một loại chỉ thị đặc biệt dùng để trình bày các thông tin, dữ liệu
trong một hình thức kết hợp cao. Chỉ số là một tổ hợp các thông số từ các chỉ thị, đạt
được nhờ kết hợp và cân nhắc từ các chỉ thị đã được lựa chọn trước đó.
Giữa nguồn thông tin khổng lồ về những tác động của các yếu tố xung quanh
làm xáo trộn môi trường karst vốn đã rất nhạy cảm thì việc chọn ra những chỉ thị đặc

trưng nhất và có sức ảnh hưởng nhất tới sự xáo trộn của môi trường karst để từ đó
bằng nhiều phương pháp khác nhau để có thể tính toán ra được chỉ số xáo trộn môi
trường karst. Các chỉ số này có thể hoạch định những kế hoạch phù hợp trong bảo tồn
và phát triển khu vực karst.

8


Index
(chỉ số)
Indicator
(chỉ thị)
Information
(thông tin)
Hình 1.1: Minh họa mối liên hệ giữa index, Indicator và Information

1.2.2. Tổng quan về nghiên cứu chỉ số xáo trộn môi trường karst trên thế giới
Phương pháp xác định Chỉ số xáo trộn môi trường karst (KDI) là phương
pháp mới để đánh giá toàn bộ tác động của con người tới cảnh quan karst - môi
trường karst tại một khu vực. KDI được xác định theo 05 nhóm tiêu chí trong hệ
thống karst gồm: địa chất- địa mạo, khí quyển, thủy văn, sinh vật và phát triển kinh
tế-xã hội; với tổng số 30 chỉ thị cho mức độ xáo trộn được cho điểm từ 0 tới 3 một
cách định lượng hoặc định tính. Số lượng các chỉ thị xác định mức độ xáo trộn có
thể giảm đi hoặc tăng lên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của khu vực. Các chỉ thị
được lựa chọn phải dễ xác định và đánh giá lại theo thời gian và không gian cũng
như đại diện tiêu biểu cho các thay đổi của môi trường. Thông tin để đánh giá, cho
điểm các chỉ thị bao gồm phân tích, đánh giá các số liệu thu thập ngoài thực địa và
các thông tin thu thập từ các tài liệu đã có. KDI tại một khu vực sẽ được tính bằng
tổng số điểm của các chỉ thị lựa chọn và cho điểm(theo thang điểm từ 0 tới 3) chia
cho tổng số điểm cao nhất có thể của các chỉ thị. KDI sẽ có giá trị nằm trong

khoảng từ 0 đến 1 tương ứng với mức độ xáo trộn của môi trường karst như sau: 00.19 (nguyên sơ); 0.2-0.39 (xáo trộn thấp), 0.4-0.59 (xáo trộn trung bình), 0.6-0.79
(xáo trộn mạnh) và 0.8-1 9 (xáo trộn rất mạnh). KDI được coi là công cụ chuẩn để
đối sánh, phân tích, đánh giá tác động của con người tới môi trường karst của một
khu vực theo không gian và thời gian và giữa các khu vực karst với nhau. Ngoài ra
phân tích KDI còn cho phép các nhà quản lý xác định được tiêu chí tác động, yếu tố
cụ thể nào cần được khắc phục, giảm thiểu để giảm thấp mức độ xáo trộn môi

9


trường karst góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Với những ưu việt trên, KDI đã được áp dụng tại một số các khu vực karst ở
Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Jamaica… (van Beynen et al 2007, Calo and Parise, 2006;De
Waele, 2009; Angulo et al, 2012; Day et al 2011). Trong các nghiên cứu áp dụng
này về phương pháp, một số tác giả như De Waele (2009) đã có cải biến và linh
hoạt nhất định như xác định biểu hiện mức độ xáo trộn trực tiếp và gián tiếp thay vì
đánh giá theo tiêu chí xáo trộn cụ thể nào đó mà trong thực tế rất khó xác định và
không có đủ thông tin. Gần đây, Angulo et al (2012) khi phân tích điều kiện thực tế
tại khu bảo tồn thiên nhiên Aralar của Tây Ban Nha đã lựa chọn 12 chỉ thị trong 04
nhóm tiêu chí địa chất-địa mạo, thủy văn, sinh vật và mức độ phát triển kinh tế-xã
hội khi thành lập bản đồ phân đới chỉ số xáo trộn KDI. Allen et al (2011) đã thử
nghiệm phương pháp xác định KDI trực tuyến cho khu vực karst thuộc địa hạt
Warren (bang Kentucky, Mỹ) - một trong những khu vực có đầy đủ thông tin về
karst nhất nhằm phổ cập rộng rãi tới cộng đồng phương thức đánh giá và quản lý tài
nguyên karst theo cách tiếp cận hệ thống này [23,24,26].
1.2.3. Nghiên cứu chỉ số xáo trộn môi trường karst tại Việt Nam
Việt Nam có diện tích địa hình đá vôi trực tiếp trên bề mặt có khoảng 60.000
km2,chiếm khoảng 12% diện tích bề mặt trong đất liền, tạo nên các kiểu địa hình
karst độc đáo, phong phú, điển hình cho vùng có khí hậu nhiệt đới - ẩm. Trong đó
tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà

Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và một vài điểm nhỏ ở Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Nam,
Kiên Giang [14].
Cảnh quan karst đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội văn hóa tâm linh. Các vùng karst nhiệt đới của Việt Nam còn chứa đựng các giá trị
độc đáo, nổi bật về mặt khoa học về lịch sử Trái đất, về điều kiện cổ khí hậu - môi
trường, về đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử. Một số khu vực karst đã được công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong NhaKẻ Bàng, Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, Khu di tích Tràng

10


An Ninh Bình. Việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này hết sức cần
thiết và rất cần được đầu tư. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tốc độ phát triển kinh
tế nhanh cùng với nhu cầu sử dụng và khai thác tài nguyên karst lớn, nhiều hoạt
động nhân sinh đang diễn ra hàng ngày trên bề mặt và dưới sâu địa hình karst đe
dọa và dẫn tới nguy cơ phá vỡ môi trường karst và phá hủy nguồn tài nguyên này.
Trước các thách thức trên, nhiều nghiên cứu về địa chất-địa mạo, đa đạng
sinh học, thổ nhưỡng, sinh kế, du lịch và quy hoạch phát triển biền vững đã được
triển khai tại nhiều khu vực karst ở Việt Nam.
Các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn các vùng đá vôi ở
Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới hiện còn gặp nhiều khó khăn do
những mâu thuẫn về lợi ích đến từ nhiều phía. Những vùng này thường có phong
cảnh đẹp, hữu tình, truyền thống văn hoá dân tộc giàu bản sắc, tài nguyên phong
phú, hệ sinh thái, môi trường cũng như các đặc điểm địa chất-địa mạo đa dạng v.v.
Sự phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng karst mới chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh
tế mà chưa chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường, bảo tồn các di sản văn hóa, tự
nhiên v.v. Kết quả một số dự án nghiên cứu liên ngành ở một số vùng đá vôi Việt
Nam cho thấy để phát triển bền vững, cần hiểu biết đầy đủ không chỉ các điều kiện
tự nhiên mà còn cả các vấn đề về tổ chức xã hội, truyền thống văn hoá, tập quán
kinh tế, hệ thống giáo dục cộng đồng v.v. Cần giải quyết một cách tổng thể các mâu

thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn với sự tham gia của các ngành khoa học
cả tự nhiên lẫn xã hội.
Tại Hội nghị Quốc tế Liên ngành về Phát triển và Bảo tồn các vùng đá vôi
đã được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội từ 13 đến 18 tháng 9 năm 2004,hơn 150
đại biểu từ các tỉnh có đá vôi của Việt Nam và hơn 100 đại biểu quốc tế từ 42
nước đã tham gia Hội nghị, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển và bảo tồn các
vùng đá vôi. Đến tháng 10 năm 2005 Ủy ban Unesco tại Việt nam hợp tác với
Viện Địa chất khoáng sản đã xuất bản cuốn "Phát triển bền vững các nguồn đá
vôi ở Việt Nam" với nội dung chủ yếu về phát triển và bảo tồn các vùng đá vôi ở
Việt Nam trong đó có khu vực nghiên cứu là Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng. Cuốn sách đã giúp cho nhà quản lý và người dân có cái nhìn tổng quan về

11


bảo tồn núi đá vôi, tuy nhiên chưa có sự phân tích và giải pháp cụ thể cho môi
trường ở mỗi vùng karst
Đi sâu hơn trong việc nghiên cứu đánh giá môi trường karst có thể kể đến
công trình nghiên cứu của TS Phạm Khả Tùy chủ nhiệm đề án "Nghiên cứu,
đánh giá môi trường karst trên một số vùng trọng điểm ở miền Bắc Việt Nam"
cùng tập thể các tác giả là chuyên gia đầu ngành về địa chất và karst, đề án được
thực hiện từ năm 2002 đến năm 2004. Đề án được thực thi đã nâng cao sự hiểu
biết về đặc điểm môi trường karst của các vùng trọng điểm với sự đa dạng về
cảnh quan, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử... hiện trạng tác động của quá trình
tự nhiên và nhân sinh ảnh hưởng tới chất lượng môi trường karst, góp phần đẩy
mạnh khai thác giá trị kinh tế, công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý môi trường
này tuy nhiên chưa nêu được những ảnh hưởng và tác động của nhân sinh nguyên nhân chính tác động có thể làm thay đổi môi trường karst.Ngoài ra, còn
nhiều công trình, dự án nghiên cứu và hợp tác về du lịch, phát triển bền vững,
sinh kế, văn hóa bản địa trong các khu vực karst.
Dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Khu vực

Phong Nha - Kẻ Bàng, có cơ quan uỷ thác là Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên
bang Đức, cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Bình. Dự án được triển khai thực
hiện tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và 13 xã vùng đệm, trải qua 3 giai
đoạn: giai đoạn I (10-2007 đến 9-2010), giai đoạn II (10-2010 đến 9-2013) và giai
đoạn III (5-2014 đến 4-2016). Mục tiêu của dự án là giảm áp lực lên nguồn tài
nguyên thiên nhiên của, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đồng thời cải thiện
các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhóm đối tượng sinh sống trong và xung
quanh Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chỉ số xáo trộn môi trường
tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng
Trước các thách thức về công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên
karst, nhiều nghiên cứu về địa chất-địa mạo, đa đạng sinh học, thổ nhưỡng, sinh kế,
du lịch và quy hoạch phát triển biền vững đã được triển khai tại nhiều khu vực karst

12


ở Việt Nam nói chung và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt công tác nghiên cứu bảo tồn đã được chú trọng tại
các khu vực karst trọng điểm ở nước ta thể hiện trên một số lĩnh vực sau:
Các nghiên cứu cơ bản về địa chất - địa mạo đã được triển khai tại các vùng
karst trọng điểm nói riêng và karst Việt Nam nói chung đã thu được nhiều kết quả
quan trọng. Đặc điểm và giá trị địa chất, địa mạo karst đã được mô tả, phân tích,
đánh giá và nhìn nhận cung cấp các thông tin độc đáo và đặc sắc về karst Việt Nam
như trong các công trình của Đỗ Tuyết và nnk (1998), Lại Huy Anh và nnk (1999),
Trần Nghi và nnk (2003), Phạm Khả Tùy và nnk (2004). Tiếp đến là các nghiên cứu
phát hiện về hang động tại Việt Nam của Nguyễn Quang Mỹ (1993), Dusar et al
(1994), Nguyễn Quang Mỹ và Limbert (2001) đã một lần nữa khẳng định giá trị độc
đáo về khoa học và du lịch của hang động Việt Nam. Ngoài ra, một số nghiên cứu
khác của Batelaan et al (2004), Vũ Thị Minh Nguyệt (2006), Nguyễn Văn Lâm và

nnk (2010) đã đề cập đến đặc điểm địa chất thủy văn karst, đặc điểm nước karst,
đồng thời đã ít nhiều đề cập đến tính tương tác và nhạy cảm của môi trường karst
làm cơ sở đề đề xuất các giải pháp bảo vệ chúng.
Nghiên cứu về đa dạng sinh học trong các vùng karst ở Việt Nam rất được
quan tâm, chú ý đặc biệt và được tiến hành rất sớm với số lượng lớn các công trình
của các tác giả trong và ngoài nước (cổng thông tin điện tử Vườn quốc gia PN-KB,
Vườn Cúc Phương, Vịnh Hạ Long, Công viên địa chất Toàn cầu cao nguyên đá
Đồng Văn ...). Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này đã cũng cấp nhiều thông
tin giá trị về tính đặc hữu, đa dạng sinh học và là những cơ sở dữ liệu hết sức quan
trọng để xây dựng quy hoạch, chiến lược về quản lý, bảo tồn các vùng karst. Tuy
nhiên, các nghiên cứu lại chỉ tập trung vào hệ động thực vật và chưa xét đến tính hệ
thống của môi trường karst. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về du lịch,
phát triển bền vững, sinh kế, văn hóa bản địa trong các khu vực karst.
Như vậy, nghiên cứu bảo tồn trong các khu vực karst ở Việt Nam đã và đang
thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Các kết quả
nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực đã có đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn và khai

13


thác hiệu quả các giá trị cũng như phát triển bền vững trong các vùng karst Việt
Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhìn chung mới được tiến hành với cách tiếp cận
giải quyết từng phần của vấn đề trong môi trường karst theo một cách riêng biệt
hoặc với cách tiếp cận theo ngành dọc và ít có sự gắn kết, hợp tác liên ngành nên
chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể hơn, các khu vực karst Việt Nam
nói chung và tại khu vực PN-KB nói riêng chưa có nghiên cứu nào về chỉ số xáo
trộn môi trường karst. Tuy nhiên gàn đây nhất có đề tài nghiên cứu khoa học cấp
viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam "Nghiên cứu xác định chỉ số xáo
trộn môi trường karst khu vực Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng góp phần bảo
vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên" do TS. Vũ Thị Minh Nguyệt chủ

nhiệm đã có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề xác định chỉ số xáo trộn môi trường
tại khu vực VQG Phong Nha Kẻ Bàng. Nghiên cứu bảo tồn trong các khu vực karst
ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề khoa học cần được quan tâm giải quyết và cần
cách tiếp cận tổng thể, liên ngành.
1.3. Cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị KDI VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
1.3.1. Các chỉ thị xác định KDI của Beynen and Townsend và các chỉ thị
tại vùng karst khác trên thế giới
Lựa chọn chỉ thị theo tiêu chí và thuộc tính
Chỉ số xáo trộn môi trường karst đề xuất trong phương pháp này của Baynen
and Townsend (2005)được tích hợp từ 5 tiêu chí, mỗi nhóm tiêu chí được phân chia
theo hệ tự nhiên và hệ nhân sinh. Những tiêu chí này bao gồm cả điều kiện tự nhiên,
sinh thái và xã hội và tương tác qua lại với nhau. Việc định khung thuộc tính tạo ra
cách tiếp cận tổng thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và đơn giản hóa về hệ
thống karst nhằm nghiên cứu dễ dàng các hợp phần và phương thức xác định chúng
với các thông tin liên quan có thể thu thập và lượng hóa được [24][26].
Lựa chọn chỉ thị theo tiêu chí phạm vi
Sự xáo trộn của môi trường cần được xem xét ở nhiều phạm vi/quy mô
khác nhau. Trước hết, xem xét ở toàn bộ khu vực karst và phân cấp chúng ở phạm
vi lớn hay vĩ mô. Ở cấp độ này cần nhìn nhận ở mức vùng và cần đánh giá các quá

14


trình tác động đến toàn bộ khu vực karst. Các hiện tượng như khai thác mỏ lộ
thiên, các đập chứa nước thủy điện, mưa axit, chặt phá rừng và khai thác nước
ngầm từ tầng chứa nước karst là các quá trình có quy mô lớn. Mức độ tiếp theo là
xem xét ở phạm vi trung bình; phạm vi này tập trung hơn và có tác động ở nhỏ
hơn ví dụ như các hố sụt, ô nhiễm đất, xây dựng công trình bao phủ lên bề mặt
karst, hay sự phá hủy hoặc di dời những đặc điểm sẵn có ở các khu vực karst cụ
thể. Mức độ cuối cùng là phạm vi nhỏ hay vi mô, bao gồm các sinh vật hang động

đơn lẻ và tình trạng của chúng. Việc xác định ở phạm vi vi mô chỉ giới hạn trong
phạm vi các đường dẫn, hang có thể khảo sát được [24][26].
Tập hợp chỉ thị (indicators)
Các nghiên cứu trước đây (Spencer and others 1998, Nations 2004) đã sử dụng
các chỉ thị mang tính đại diện cao để đánh giá trình trạng môi trường cụ thể và thuật
ngữ chỉ thị (indicator) được sử dụng để thể hiện giá trị của một vài yếu tố hay thành
phần trong một hệ sinh thái.
Trong khóa luận, thuật ngữ chỉ thị được sử dụng theo nghĩa để xác định trực
tiếp tác động của các hoạt động nhân sinh có ảnh hưởng tới hệ thống karst. Như vậy,
thuật ngữ chỉ thị trong phương pháp xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst thể hiện
mức độ nhiễu loạn hay xáo trộn của một yếu tố cụ thể [23].
Chỉ số xáo trộn môi trường karst
KDI được xác định nhằm đánh giá toàn bộ tác động của con người tới cảnh
quan karst -môi trường karst tại một khu vực. KDI được xác định theo 05 nhóm tiêu
chí trong hệ thống karst gồm: địa chất- địa mạo, khí quyển, thủy văn, sinh vật và phát
triển kinh tế-xã hội; với tổng số 30 chỉ thị cho mức độ xáo trộn được cho điểm từ 0
tới 3 một cách định lượng hoặc định tính, số lượng chỉ thị có thể nhiều hơn hay ít
hơn tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể [23].

15


Bảng 1.1: Các chỉ thị xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst
Tiêu chí

Thuộc tính

Quy mô

Bề mặt địa hình


Vĩ mô
Vĩ mô/Trung
bình
Trung bình

Chỉ thị
Khai thác
Lũ lụt (Ảnh hưởng gián tiếp các
cấu trúc do con người tạo ra)
Hệ thống thoát nước mưa (tổng

Địa chất địa mạo

% nước mưa đổ về các hố sụt)
Trung bình
Vi mô

Sự bồi đắp
Sự sụt xuống (% ảnh hưởng của
các hố sụt)

Đất

karst ngầm

Vĩ mô

Sự xói mòn


Vi mô

Nén bề mặt đất đai

Vĩ mô

Lũ lụt

Vi mô

Quang cảnh tự nhiên bị thay đổi

Vi mô

Sự phá hủy các khoáng vật và
trầm tích

Vi mô

Sự phá hủy và sự nén ép của

quyển

Khí

trầm tích bền mặt
Chất lượng không

Vĩ mô


Khô

khí trong hang

Vi mô

Sự ăn mòn, ngưng tụ do con người

Chất lượng nước
bề mặt

Trung bình
Vi mô

Công nghiệp và tràn dầu hay
khác tác dầu

Thủy

Chất lượng nước

Ở tất cả các quy

văn

dưới đất



Trữ lượng nước


Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ

Xuất hiện các tảo nở hoa

Vĩ mô

Thay đổi lượng nước ngầm

Vi mô

Sự thay đổi nước nhỏ giọt trong hang

16


Thuộc tính

Tiêu chí

Sinh vật

Sự xáo trộn thực vật

Quy mô
Ở tất cả các quy

Chỉ thị
Sự di dời thực vật (Tổng %)




Sinh vật dưới đất

Vi mô

Sự phong phú loài (Sự giảm %)

(hang động)

Vi mô

Mật độ dân số (Sự giảm %)

Sinh vật dưới đất

Vi mô

Sự phong phú loài (Sự giảm %)

(trong nước ngầm)

Vi mô

Mật độ dân số (Sự giảm %)

Các hiện vật của

Tất cả các quy


con người



Phá hủy hoặc di dời các hiện vật
con người (%)

Knh tế-xã hội

Ở tất các quy mô Bảo vệ quản lý
Sự quản lý các
vùng karst

Ở tất cả các quy

Thi hành mức độ quản lý


Ở tất cả các quy

Sự giáo dục cộng đồng


Vĩ mô
Xây dựng cơ sở hạ
tầng

Trung bình
Vi mô


Xây dựng đường
Các công trình trên khu vực karst
Công trình trong hang động

(Nguồn: Van Beynen and Townsend, 2005)
Một số tác giả như: Calo & Parise (2006), Van Beynen và cộng sự (2007),
Waele & cộng sự (2009), Agulo & cộng sự (2013) đều đã sử dụng phương pháp
của Van Beynen (2005) để đánh giá mức độ xáo trộn môi trường karst bằng cách
sử dụng chỉ số KDI cho các vùng khác nhau và có những cải biến cho phù hợp
với từng khu vực nghiên cứu. Kết quả KDI thu lại cơ bản có sự trùng hợp và
tương đồng giữa các vùng karst khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở để học viên
có những điều chỉnh nhất định đối với phương pháp đã được Van Beyen sử dụng
từ năm 2005.

17


×