ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA ĐỊA LÝ – ĐỊA CHẤT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên & Môi trường
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
ThS. Bùi Thị Thu Trần Thị Hồng Giang
Huế - 05/2014
Lời Cảm Ơn
Đề tài khóa luận được hoàn thành bằng sự nỗ lực của
bản thân dưới sự hướng dẫn của Cô giáo, ThS. Bùi Thị Thu
cũng như quý thầy, cô trong ngành Địa lý, khoa Địa lý – Địa
chất, trường Đại học Khoa học.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Các Thầy, Cô trong khoa Địa lý – Địa chất đã nhiệt
tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc hoàn
thành đề tài khóa luận.
- Các cán bộ của Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng; Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, Minh
Hóa, Quảng Ninh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Bình, đã tận tình giúp đỡ trong việc giới thiệu và
cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài.
- Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự trực tiếp
hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô giáo, ThS. Bùi Thị Thu
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
- Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người
thân cùng toàn thể anh chị, bạn bè đã động viên, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Hồng Giang
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
Hình 3.2. Bản đồ định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng iii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Nhiệm vụ của đề tài 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
5. Cấu trúc của đề tài 2
Chương 1 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4
1.1.1. Khái niệm chung về du lịch sinh thái 4
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái 5
1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái 6
1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 6
1.2. TIỀM NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 9
1.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam 9
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 10
1.2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Bình 12
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 12
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực 13
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực 13
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA 15
1.4.1. Vai trò của các vườn quốc gia đối với du lịch sinh thái 15
1.4.2. Bản chất của du lịch sinh thái và mục tiêu quản lý của Vườn Quốc gia 16
1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn tự nhiên 17
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 20
1.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu 20
1.5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp 21
1.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa 21
1.5.4. Phương pháp bản đồ 21
1.5.5. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 22
Chương 2 23
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 23
2.1. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 23
2.1.1. Vị trí địa lý 23
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 23
2.1.3. Lịch sử hình thành và đặc điểm kinh tế - xã hội của Vườn Quốc gia 30
2.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ
BÀNG 35
2.2.1. Giới thiệu về các điểm du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 35
2.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 42
Chương 3 49
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ
BÀNG 49
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI. 49
3.1.1. Tiềm năng và kết quả đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 49
3.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 49
3.1.3. Kế hoạch phát triển, quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 58
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG
NHA – KẺ BÀNG 59
3.2.1. Quan điểm định hướng 59
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng59
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 65
3.3.1. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch sinh thái 65
3.3.2. Quản lý phát triển du lịch sinh thái 66
3.3.3. Quảng bá và tiếp thị 67
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực 67
3.3.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 68
3.3.6. Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái 68
3.3.7. Chính sách phát triển du lịch sinh thái 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. KẾT LUẬN 71
2. KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT – CSVCKTDL : Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
CSHT : Cơ sở hạ tầng
DLST : Du lịch sinh thái
ĐDSH : Đa dạng sinh học
GDMT : Giáo dục môi trường
KT – XH : Kinh tế - xã hội
VQG : Vườn Quốc gia
VQG PNKB : Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tổng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2003 - 2013 12
Bảng 2.1. Các đặc trưng khí hậu của địa bàn nghiên cứu 26
Bảng 2.2. Diện tích các vùng trong VQG PNKB 31
Bảng 2.3. Dân số của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 33
Bảng 2.4. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá 44
Bảng 2.5. Thang đánh giá tổng hợp 47
Bảng 2.6. Điểm đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của các điểm du lịch ở 47
VQG PNKB 47
Bảng 3.1. Lượt khách du lịch đến VQG PNKB giai đoạn 2003 - 2013 51
Bảng 3.2. Tổng khách du lịch đến Quảng Bình và VQG PNKB 51
Bảng 3.3. Doanh từ hoạt động du lịch tại VQG PNKB 2003 - 2013 53
Bảng 3.4. Tóm tắt ước tính lượng du khách và tỉ lệ đối với các phân khúc thị trường54
Bảng 3.5. Lượng khách các tháng trong năm của các năm 2007, 2009, 2011 55
Hình 3.1. Tính thời vụ của du khách tham quan khu vực VQG PNKB trong năm 2008. 57
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ vị trí Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Hình 2.2. Bản đồ du lịch và phân vùng chức năng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Hình 3.1. Tính thời vụ của du khách tham quan khu vực VQG PNKB trong năm 2008
Hình 3.2. Bản đồ định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch nói chung và DLST nói riêng đang là những lĩnh vực có xu thế phát
triển tất yếu. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, đi kèm với thu
nhập ngày càng cao hơn thì tính chất công việc ngày càng căng thẳng khiến nhu cầu
nghỉ ngơi, thư giãn trở nên cần thiết. Đồng thời, quá trình đô thị hóa diễn ra trên diện
rộng, con người tập trung sinh sống trong môi trường bê tông hóa, ô nhiễm, khói bụi,
tiếng ồn,…ít có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, nhất là thiên nhiên hoang dã nên rất
nhiều người có mong muốn tìm đến những nơi có thể hòa mình vào thiên nhiên, để
nghỉ ngơi thư giãn và tăng thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường.
DLST là loại hình du lịch khá đa dạng về tài nguyên du lịch và hình thức. Nhìn
chung, DLST gắn với đặc trưng của một khu vực về tự nhiên và các giá trị văn hóa, du
khách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, cảnh đẹp của tự nhiên, vừa có
thêm hiểu biết về khu vực đó và có trách nhiệm hơn nhờ mảng GDMT. Đây là loại
hình du lịch giàu tiềm năng phát triển vì có nhu cầu lớn và vốn bỏ ra không nhiều, hứa
hẹn là một lĩnh vực đem lại lợi ích kép to lớn: lợi ích kinh tế cho khu vực phát triển
loại hình này và lợi ích về nâng cao ý thức cho những ai tham gia. Ở Việt Nam, đây là
một loại hình du lịch khá mới mẻ, so với tiềm năng thì chỉ mới khai thác được một
phần nào đó. Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, cần rất nhiều nguồn lực
để phát triển, DLST có thể đem lại một nguồn thu lớn cho đất nước. Vì vậy, phát triển
DLST là cần thiết.
Quảng Bình thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, là một tỉnh nghèo và phát triển ở
mức trung bình. Năm 2013, trong khi GDP bình quân đầu người của cả nước là 1.960
USD/người thì Quảng Bình chỉ đạt mức 1071 USD/người. Du lịch Quảng Bình phát
triển chưa cao, lượng khách du lịch trung bình từ 500.000 đến 800.000 lượt mỗi năm.
Tỉnh Quảng Bình có tiềm năng DLST rất lớn, trong đó được đánh giá cao nhất là VQG
PNKB với đặc trưng là địa hình Karst, rừng nguyên sinh và bản sắc độc đáo của các
dân tộc thiểu số trong ranh giới Vườn. VQG PNKB đã và đang được biết đến với các
điểm du lịch nổi tiếng là động Phong Nha, động Thiên Đường, suối Nước Moọc, hang
Tám Cô, và hình thức du lịch chủ yếu vẫn là du lịch tham quan hang động. Đây chỉ
là một số ít các điểm du lịch trong tổng số hơn 300 hang động và các thắng cảnh khác
1
trong khu vực Vườn. Gần đây, danh hiệu “Kỳ quan đệ nhất động” của động Phong
Nha với 7 tiêu chí đã bị “đánh bại” một số tiêu chí bởi một động mới được khám phá
là hang Sơn Đoòng. Với tình hình như vậy, tiềm năng DLST của VQG PNKB vẫn
chưa được khai thác hết. So sánh với Huế, trung tâm du lịch gần Quảng Bình nhất,
cách Quảng Bình chưa đến 200km về phía Nam, trong năm 2013 Huế đã đón 2,6 triệu
lượt khách tham quan, trong đó có khoảng 748.000 lượt khách quốc tế đến tham quan.
Cùng là những tỉnh có Di sản Thế giới, vị trí địa lý tương đối gần nhau thế nhưng
lượng khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế cao gấp hơn 30 lần số lượng khách
quốc tế đến với Quảng Bình. Tại sao khách quốc tế đến Huế mà không đến Quảng
Bình hoặc chưa đến Quảng Bình? Làm thế nào để khai thác, để thu hút những đối
tượng này đến và dừng chân ở Quảng Bình trong tương lai? Để khai thác tốt tiềm năng
và phát triển DLST ở Quảng Bình, việc nghiên cứu và đề xuất “Định hướng phát
triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tiềm năng DLST để đề xuất định hướng phát
triển DLST ở VQG PNKB, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Thu thập, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc
nghiên cứu DLST.
- Đánh giá tiềm năng DLST ở VQG PNKB.
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch ở VQG PNKB.
- Đề xuất định hướng phát triển DLST ở VQG PNKB.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Toàn bộ lãnh thổ vùng lõi và vùng đệm của VQG PNKB.
- Về nội dung: Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của VQG PNKB rất
phong phú và đa dạng, trong đó có cả những điểm du lịch tâm linh, mang giá trị lịch
sử cao. Đề tài tập trung vào định hướng phát triển DLST nên chỉ tập trung đánh giá
điểm du lịch tự nhiên và văn hóa bản địa.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội
dung chính được trình bày trong 3 chương:
2
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha
– Kẻ Bàng
3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm chung về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau
chóng thu hút được sự quan tâm của xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một
khái niệm rộng, được hiểu khác nhau theo những góc độ khác nhau. Hiện nay, trên thế
giới cũng như Việt Nam có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST, song nhìn chung đều
có những điểm giống nhau trong việc làm nổi bật bản chất của loại hình du lịch này là
“Du lịch dựa vào tự nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có GDMT”.
DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Về nội dung,
DLST là loại hình tham quan, thám hiểm, đưa du khách đến với môi trường còn tương
đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các
hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và
trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Định nghĩa đầu tiên về DLST (DLST) được Hector Ceballos Lascurain đưa ra
năm 1987: “DLST là du lịch vào những khu vực tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm
hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng phong
cảnh và muôn thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong khu vực này
”. Theo hiệp hội DLST Anh thì “DLST là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên
nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế
kỷ XX và hiện nay có 2 quan niệm khác nhau về DLST. Trong hội thảo “Xây dựng
chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam” (tháng 9/1999) đã đi đến thống
nhất định nghĩa DLST ở Việt Nam: “DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa có tính GDMT và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Mặt khác, có
nhiều học giả cho rằng DLST không phải là một loại hình du lịch mà là một quan điểm
phát triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường
4
tự nhiên. Theo quan điểm này, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang còn thấp
kém, CSHT chưa đảm bảo, nhất là còn có sự chênh lệch quá lớn giữa thu nhập của
người dân trong nước và thế giới, nếu chạy theo số lượng khách mà không chú ý bảo
tồn tài nguyên thì chính sự phát triển hôm nay phá hoại sự phát triển ngày mai của
bản thân ngành du lịch, một ngành kinh tế đầy triển vọng của đất nước.
Nhìn chung, có thể coi DLST là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng
bền vững, lựa chọn những mặt tích cực của một số loại du lịch, và có thể biểu diễn
bằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịch
ủng hộ bảo tồn, du lịch có GDMT và du lịch hỗ trợ cộng đồng.
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái
DLST có những đặc trưng sau đây:
- DLST phát triển trên địa bàn có hệ sinh thái tự nhiên điển hình và các yếu tố
văn hóa bản địa. Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và những
nét văn hóa bản địa đặc sắc.
- Đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn: Do DLST phát triển trên
môi trường phong phú về tự nhiên nên trong hoạt động DLST, hình thức, địa điểm và
mức độ sử dụng nó cho các hoạt động du lịch phải được duy trì quản lý cho sự bền vững
của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Đặc trưng này được thể hiện ở quy mô
nhóm khách tham quan, yêu cầu sử dụng các phương tiện dịch vụ và tiện nghi của khách
thường thấp hơn các yêu cầu về việc đảm bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng
- Có GDMT: Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin,
truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên. Đặc điểm có
GDMT trong DLST là một yếu tố cơ bản, có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ
của khách, cộng đồng và chính ngành du lịch.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động
DLST: cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương trên cơ sở
cung cấp các kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng
tham gia vào việc quản lý, vận hành dịch vụ DLST. Đây cũng là cách để người dân có
thể trở thành người hỗ trợ bảo tồn tích cực.
- Cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách: thỏa mãn
những mong muốn của du khách là sự nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du
5
lịch lý thú là sự tồn tại sống còn và lâu dài của DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch
trong DLST tập trung vào đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn là
dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi.
1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
DLST được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới phát triển bền
vững. Đây là những nguyên tắc không chỉ sử dụng cho các nhà quy hoạch, nhà quản
lý, nhà điều hành mà còn cho cả đội ngũ nhân viên hoạt động trong DLST được
Cochrane (1996) tổng kết như sau:
- Sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên, hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu các
nguồn gây ô nhiễm.
- Phát triển ở mức độ nhỏ và hợp lý nhất với các ngành kinh tế khác hoặc với
các chiến lược sử dụng lãnh thổ.
- Tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương.
- Các chiến dịch thị trường cần tôn trọng môi trường, du lịch không nên làm tổn
hại đến nền văn hóa và xã hội địa phương.
- Có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch ngày càng tăng và thường xuyên
đáp ứng cho du khách những kinh nghiệm du lịch lý thú.
- Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực
đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao.
1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái
Để phát triển DLST cần thiết phải có một số điều kiện cơ bản bao gồm:
Điều kiện thứ nhất cần thiết để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các
hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý tự nhiên,
khí hậu và sinh vật bao gồm: sinh thái tự nhiên, sinh thái động vật, sinh thái thực vật,
sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu và sinh thái nhân văn.
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của ĐDSH ngoài thứ
cấp đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của
các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với
các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa
hình, khí hậu. Đó là các hệ sinh thái và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều
6
loài sinh vật (Theo công ước ĐDSH được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio De
Janeiro về môi trường).
Như vậy, có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên chỉ có thể
tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái
cao. Điều này giải thích tại sao hoạt động DLST thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn
thiên nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính ĐDSH cao và
cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình
DLST phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
Điều kiện thứ hai có tính liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở
2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST, người
hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt cần phải là người am hiểu các đặc điểm
sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST khác với các loại hình du lịch tự
nhiên khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về hiểu biết này ở
người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân
địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất về tự nhiên, văn hóa bản địa. Lúc đó,
người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.
- Đối với hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành đúng nguyên
tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và
không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn
giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóa
trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại với các nhà điều
hành du lịch truyền thống, các nhà điều hành DLST phải có được sự cộng tác với các
nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương với mục đích đóng
góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện
cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch.
Điều kiện thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động
DLST đến tự nhiên và môi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sự tuân thủ
chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
7
Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã
hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào
cùng một thời điểm.
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du
lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không
gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã
hội, KT - XH của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm
giác bị phá vỡ, xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du
lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý
( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý ) của khu du lịch sẽ không
đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động
của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể
xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ
có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối
bằng phương pháp thực nghiệm.
Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về
sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt là trong những điều
kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước Châu Á và châu Âu, giữa các
nước phát triển và đang phát triển). Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến
hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết
định về quản lý. Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị
trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ. DLST không thể đáp ứng
được các nhu cầu của mọi loại khách.
Điều kiện thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du
lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu biết
mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết
đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du
khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
8
DLST bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó không
có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn
mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch.
1.2. TIỀM NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
VIỆT NAM
1.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
a. Tiềm năng tự nhiên
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ
với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn
hòn đảo. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm
dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng,
nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển DLST.
Tiềm năng tự nhiên cho phát triển DLST ở Việt Nam là có sự ĐDSH cao. Về
thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần
300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như cây Tuế phát triển từ Đại
Trung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn
1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được Về động vật có tới 11.217 loài và
phần loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng
cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn
thể và thủy sinh vật khác. Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới:
Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt,
trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam. Điều này
chứng tỏ tính ĐDSH của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới
có mặt tại Việt Nam.
Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm của
cây trồng nhân tạo. Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở
Đông Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương -
Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt Nam đã có hơn 200 loài
cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây
trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến. Đây là tiền đề cho tổ chức DLST canh nông.
Về các hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm:
9
1. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
2. Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá.
3. Hệ sinh thái rừng khô hạn.
4. Hệ sinh thái núi cao.
5. Hệ sinh thái đất ngập nước.
6. Hệ sinh thái ngập mặn ven biển.
7. Hệ sinh thái đầm lầy.
8. Hệ sinh thái đầm phá.
9. Hệ sinh thái san hô.
10. Hệ sinh thái biển - đảo.
11. Hệ sinh thái cát ven biển.
12. Hệ sinh thái nông nghiệp.
b. Tiềm năng nhân văn
Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và
phong phú. Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với
nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặc
biệt có giá trị. Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì
hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng. Tiêu biểu nhất gồm Cố Đô
Huế; đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống
với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân
gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật
ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học
phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch.
Với các tiềm năng tự nhiên và nhân văn như vậy, Việt Nam rất thích hợp để
phát triển DLST, đặc biệt là tại các VQG và KBTTN.
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
DLST đang ngày càng phát triển. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế
giới (WTO) trên phạm vi toàn cầu khối lượng khách hàng tham gia vào loại hình
DLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã chiếm 10%, khoảng 50 triệu lượt khách và
10
doanh thu khoảng 30 tỉ USD. Tỷ lệ tăng hàng năm từ 10-30%, trong khi du lịch
truyền thống (du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thư giãn, vui chơi giải trí, kinh doanh,
hội họp) tăng trung bình khoảng 4%. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã
có nhiều chuyển biến tích cực đáng kể. Số lượng khách tăng đều đặn qua các năm
từ 30-40%. Tuy nhiên, các loại hình du lịch phổ biến vẫn là du lịch truyền thống.
Xu hướng mới từ cả phía cầu và cung du lịch đã dẫn tới loại trình du lịch lựa chọn
(alternative tourism), dần dần thay thế cho loại hình du lịch đại trà truyền thống
(mass tourism). Trong số đó, phải kể đến DLST một lựa chọn cho phát triển du lịch
bền vững. Nếu các loại hình du lịch truyền thống tập trung cao độ vào việc thoả
mãn các nhu cầu của khách du lịch thì DLST tập trung cao vào hoạt động của
khách du lịch với những ảnh hưởng tích cực của họ tới môi trường và cư dân ở nơi
khách đến du lịch.
Nhận thức rõ tiềm năng và xu hướng cũng như khả năng phát triển, DLST đã
và đang trở thành một hướng đi chủ đạo trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia.
Những định hướng ban đầu trong phát triển DLST đã phát triển các loại hình du lịch
như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch văn hóa – lễ hội gắn với bản địa,
du lịch tắm biển, du lịch xanh,… là những loại hình du lịch rất được ưa thích.
Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện công tác điều tra
cơ bản quy hoạch những vùng tiềm năng như Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phương, Nam Cát
Tiên, Yok - Đôn, Côn Đảo, Bình Châu - Phước Bửu
Một số mô hình DLST đã gặt hái thành công ở Việt Nam: Hiện tại ở Việt
Nam, VQG Cúc Phương, VQG Bạch Mã là các Vườn Quốc thành công trong việc
tổ chức các chương trình DLST đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương.
DLST tại VQG Bạch Mã được tổ chức theo mô hình đường mòn diễn giải:
1. Đường mòn trĩ sao
2. Đường mòn thác Đỗ Quyên
3. Đường mòn thác Ngũ Hồ
4. Đường mòn khám phá thiên nhiên
5. Đường mòn đỉnh Bạch Mã
6. Tuyến tham quan làng Khe Su
(Nguồn: />11
DLST tại VQG Cúc Phương được tổ chức theo mô hình tuyến du lịch theo
chuyên đề:
1.Tuyến khám phá bí ẩn thiên nhiên Cúc Phương
2.Tuyến tìm hiểu các giá trị khảo cổ Cúc Phương
3. Tuyến tìm hiểu văn hoá Cúc Phương
4. Tuyến tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử Cúc Phương
(Nguồn: />1.2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Bình
DLST tại Quảng Bình còn khá mới mẻ. Với tiềm năng và lợi thế về tự nhiên,
DLST tại Quảng Bình đang có nhiều bước tiến đáng kể, trong đó, phát triển nhất là ở
khu vực VQG PNKB dưới hình thức du lịch tham quan hang động và một số chuyến du
lịch thám hiểm hang động. Trong 2 năm 2012, 2013, VQG PNKB liên tục đưa vào hoạt
động 3 tuyến du lịch mới khám phá mới, thu hút một lượng đáng kể khách du lịch.
Ngoài ra còn một số điểm du lịch khác có khả năng kết hợp với DLST ở VQG PNKB
như Suối Bang (Lệ Thủy), Đèo Ngang, Hầu hết khách du lịch đến với Quảng Bình là
đến với các điểm du lịch này. Điều đáng nói ở đây là DLST ở Quảng Bình chưa phát
triển, loại hình này chỉ mới xuất hiện ở khu vực VQG PNKB và chưa hoàn thiện.
Bảng 1.1. Tổng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2003 - 2013
Năm
Tổng khách du lịch đến Quảng Bình
Số lượng (người) Tốc độ tăng trưởng (%)
2003 399.799
2004 615.522 53,9
2005 510.594 -18,1
2006 551.894 8,0
2007 593.062 7,4
2008 527.960 11,0
2009 652.551 23,6
2010 857.748 31,4
2011 1.044.303 21,7
2012 1.065.000 1,9
2013 1.139.335 6,9
[Nguồn: VQG PNKB, Sở VHTT & DL Quảng Bình và tính toán của tác giả]
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CỘNG ĐỒNG ĐỊA
PHƯƠNG
12
DLST không chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở các nguồn tài
nguyên thiên nhiên được bảo vệ, mà nó còn có mối quan hệ với các cộng đồng địa
phương trong phạm vi lân cận các VQG.
Những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du lịch với cộng đồng địa
phương rất đa dạng như: các yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, văn hóa,
văn nghệ, truyền thống, tập quán sinh hoạt, trang phục, âm nhạc, tôn giáo, ngôn
ngữ, ngành nghề truyền thống, và các món ăn địa phương… Thêm vào đó, khi
khách du lịch đến tham quan, cộng đồng địa phương lại cung cấp các dịch vụ như:
nơi ăn, chốn nghỉ và các dịch vụ du lịch khác…
Vì vậy, khách DLST, dù chỉ đi tham quan, khám phá thiên nhiên mà vẫn không
tránh khỏi những ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Mối quan hệ này nên được
duy trì tốt sẽ tạo ra những ích lợi đối với cả khách và địa phương, và ngược lại.
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực
Du lịch nói chung và DLST nói riêng có thể mang lại những lợi ích cho những
cộng đồng đón khách thông qua cơ hội việc làm, làm thay đổi chất lượng cuộc sống
của người dân và khiến họ trở thành những nhà bảo tồn có hiệu quả. Những thay đổi
tích cực này được thể hiện qua các mặt sau:
- Du lịch tạo cơ hội việc làm, trực tiếp trong ngành du lịch, trong các ngành hỗ
trợ khác và cả trong lịch vực quản lý nguồn tài nguyên.
- Du lịch có ý nghĩa rất lớn trong việc thu ngoại tệ, làm đa dạng hóa nền kinh tế
địa phương theo kiểu “cấp số nhân”, tạo ra những lợi ích trực tiếp và gián tiếp.
- Du lịch cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc,
các cơ sở y tế địa phương, cả phương tiện và điều kiện giải trí, mang lại lợi ích chung
cho cộng đồng sở tại.
- Du lịch tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách du lịch và dân địa
phương, giới thiệu những giá trị và truyền thống địa phương, góp phần nâng cao dân
trí, cải thiện nhận thức, tạo mối quan hệ xã hội gày càng tiến bộ hơn…
- Tạo khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch với chất lượng cao, trong
khi đảm bảo lợi ích của địa phương. Đó là việc cung cấp các sản phẩm tinh thần và vật
chất – những đặc trưng của địa phương cho khách du lịch. Đồng thời, tạo cơ hội để
dân cư cộng đồng địa phương tham gia hoặc được hưởng lợi ích từ du lịch. Lợi ích này
thể hiện rất rõ trong DLST.
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
13
Bất kể loại hình du lịch nào, nếu phát triển quá tải, không có kiểm soát, có thể
nảy sinh những tác động tiêu cực về kinh tế và phá vỡ trật tự xã hội, và là hầu hết dân
cư phải gánh chịu.
a. Ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế
Du lịch có thể góp phần vào quá, phát triển và kém phát triển, làm tăng thêm
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Du lịch góp phần tạo ra sự bất ổn định
về thu nhập cho người lao động và cho xã hội.
Du lịch tập trung gây ra sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như: khả năng
cung cấp nước, điện, nhiên liệu, xử lý chất thải… Ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng được
thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu thì mức sử dụng thấp, sẽ dấn đến thua lỗ hay
dấn đến gia tăng giá cả bất hợp lý.
Thực chất, sự mở rộng du lịch đã gây nên sự lạm phát giá đất và được coi như
là một tác động lâu dài. Việc mở rộng các vùng đất được sử dụng cho du lịch đánh
gofl ở Thái Lan, đã nảy sinh các “cơn sốt” đất kéo dài.
b. Ảnh hưởng tiêu cực về mặt văn hóa – xã hội
Trong du lịch, các ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa – xã hội bản địa đã trở nên
khá phổ biến ở nhiều quốc giá. Sự phát triển du lịch quá mức gây ảnh hưởng đến lối
sống truyền thống của người dân địa phương, và thường không phải tốt hơn. Ví dụ,
những người dân ở thị trấn Fuenterrebia của Tây Ban Nha có nguy cơ mất đi truyền
thống văn hoá của mình khi buộc phải biểu diễn những điệu nhảy dân tộc vì sức mạnh
của đồng đô la. Các ví dụ tương tự có thể thấy ở nhiều nơi, trong đó đặc biệt ở các
nước đang phát triển như Tháo Lan, Malysia, Indonesia, và cả ở Việt Nam.
Các hành vi cờ bạc, nghiện hút và mại dâm là những tệ nạn mà du lịch có thể là
một trong những nguyên nhân gây nên hoặc dung túng. Ví dụ về “du lịch tình dục” có
thể thấy ở nhiều nơi, trong đó điển hình như Băng Cốc – Thái Lan, Sydney (Australia)
với phố King Cross,…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ và thời gian “đối mặt” với du lịch qua các
hoạt động du lịch của dân địa phương có thể dẫn đến sự thay đổi thái độ của họ với du
khách. Mối quan hệ giữa khách du lịch và dân địa phương sẽ trở nên “bức bối, khó
chịu” đối với cả hai khi số du khách vượt quá mức có thể chấp nhận được.
DLST, với mục tiêu cải thiện mức sống cho đa số người dân địa phương, có khả
năng hạn chế những ảnh hưởng xấu về văn hóa – xã hội. Đây là một mục tiêu không
thể xem nhẹ trong DLST, song song với mục tiêu bảo tồn.
14
Để tránh khỏi những tác động tiêu cực của du lịch thông thường, việc thiết kế
một kế hoạch phát triển DLST, đảm bảo các yêu cầu cơ bản là rất cần thiết trước khi
khuyến khích ở một khu tự nhiên.
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA
1.4.1. Vai trò của các vườn quốc gia đối với du lịch sinh thái
a. Khái niệm Vườn Quốc gia
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản
lý VQG. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã cố gắng đưa ra một định nghĩa chuẩn
như sau:
Một VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:
- Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc
chiếm lĩnh của con người. Các loài động thực vật, các đặc điểm hình thái địa mạo và
nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong đó có mối quan
tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí.
- Ở đó có Ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng
nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tôn trọng những đặc
trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.
- Ở đó có cho phép khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt cho
các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lòng ngưỡng mộ.
Việc thiết lập các VQG và các khu bảo tồn nhằm vào ba mục tiêu chủ yếu là
bảo tồn ĐDSH và tính toàn vẹn lãnh thổ; phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục;
tạo môi trường du lịch. Như vậy, VQG là những địa bàn khá phù hợp cho sự phát
triển DLST.
b. Khả năng hấp dẫn du lịch sinh thái của các Vườn Quốc gia
Các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm
trong việc sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa
dạng của hệ sinh thái và các cảnh quan đẹp. Chúng được coi như là nền tảng cho sự
phát triển DLST và mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội.
Ngược lại, một trong những yếu tố để kích thích việc thành lập các VQG chính
là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên. Bởi vậy, trong nhiều
15
quốc gia, khả năng hấp dẫn du lịch là một trong những động lực quan trọng trong việc
quyết định thành lập các VQG và các khu bảo tồn.
Các yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách du
lịch rất đa dạng và bao gồm:
- Vị trí ở gần hay xa sân bay quốc tế, nội địa hay một trung tâm du lịch lớn.
- Khả năng đến khu vực tham quan, dễ hay khó?
- Các đặc điểm sinh thái tự nhiên: sự đa dạng, các loài quý hiếm, điển hình, các
loài đặc hữu, sự hấp dẫn và khả năng để quan sát chúng (bằng cách nào, thường xuyên
hay mang tính mùa), sự an toàn khi quan sát.
- Các yếu tố hấp dẫn khác như: bãi biển, sông, hồ nước với các thiết bị giải trí;
thác nước hoặc bể bơi; và các loại hình giải trí khác.
- Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách.
- Mức độ đảm bảo các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác.
- Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác.
- Mức độ gần/xa các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của các điểm này đối với
du khách, khả năng kết hợp tham quan.
Thông thường, khách DLST mong muốn tìm đến những nơi có đặc điểm khác
biệt, và có thể kết hợp với những hoạt động giải trí khác như tắm nắng, bơi lội, mua
hàng hóa… Vì vậy, một khu tự nhiên hay một VQG sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn
khách du lịch khi có nhiều yếu tố trên kết hợp.
Việc khai thác các tiềm năng du lịch vủa các VQG hay các khu tự nhiên còn
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
1.4.2. Bản chất của du lịch sinh thái và mục tiêu quản lý của Vườn Quốc gia
Bản chất của DLST, mối quan hệ với VQG là vai trò của nó với mục tiêu bảo
tồn, hỗ trợ cộng đồng là những cơ sở lý luận khoa học cho việc khuyến khích phát
triển DLST trong khu vực VQG. Chức năng của VQG với yêu cầu bảo tồn được đặt
lên hàng đầu, và tạo môi trường cho các hoạt động du lịch cũng à những cơ sở cho
DLST phát huy vai trò ở VQG PNKB. Vì vậy, các hoạt động du lịch cần đảm bảo tôn
trọng những mục tiêu quản lý của VQG đã được quy định chung như sau:
- Bảo vệ các khu cảnh quan và tự nhiên có tầm vóc quan trọng quốc gia và quốc
tế nhằm phục vụ cho mục đích du lịch, giải trí, giáo dục, khoa học và tín ngưỡng.
16
- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên, đảm bảo tính đa dạng và bền vững của
hệ sinh thái. Duy trì đặc tính thẩm mỹ, tôn giáo, địa mạo và sinh thái nhằm đảm
bảo quy hoạch.
- Cho phép khách tham quan với mục đích gây hứng thú, giáo dục văn hóa và
giải trí ở mức độ có thể duy trì khu vực trong điều kiện tự nhiên.
- Loại trừ và ngăn cản sự khai thác hay các hành động trái ngược với mục
đích đã định.
- Chú ý đến nhu cầu địa phương, bao gồm cả việc sử dụng tài nguyên lâu dài và
không gây ảnh hưởng có hại đối với các mục tiêu quản lý.
Như vậy, hoạt động du lịch không những phải đảm bảo không làm tổn hại đến
môi trường VQG mà còn là phương tiện để GDMT và hỗ trợ bảo tồn mọi giá trị của
VQG. Rõ ràng, với mục tiêu trên, DLST theo đúng nghĩa đích thực của nó sẽ là loại
hình du lịch phù hợp nên được khuyến khích phát triển trong môi trường của VQG
1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn tự nhiên
c. Các dạng quan hệ chủ yếu
Budowski là người đi đầu trong việc đưa ra quan điểm về mối quan hệ giữa
phát triển DLST và bảo tồn tự nhiên, và sau đó được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên
cứu. Mối quan hệ đó được thể hiện ở một trong ba dạng chính như sau:
- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa DLST và bảo tồn tự nhiên
hoặc cả hai cùng tồn tại một cách độc lập.
- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả DLST và bảo tồn tự nhiên đều nhận được
những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Quan hệ mâu thuẫn: Khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, là
hại đến bảo tồn tự nhiên.
Những mối quan hệ này tồn tại ở dạng nào tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề, song
trong đó, mức độ sử dụng và quản lý tài nguyên của DLST đóng vai trò quan trọng. Điều
nàu thường được phản ánh thông qua các giai đoạn phát triển của du lịch sinh thái.
Ở giai đoạn đầu, du lịch mới bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối
quan hệ thường được thể hiện ở dạng quan hệ cùng tồn tại, nghĩa là, cả DLST và bảo
tồn ít ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc
17